Love, like a mountain-wind upon an oak, falling upon me, shakes me leaf and bough.

Sappho

 
 
 
 
 
Tác giả: Nam Hà
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Little rain
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3197 / 35
Cập nhật: 2015-11-22 17:00:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
HƯƠNG CHÍN
Đặt tổ hợp xuống bàn, Lê Nhu nhắm mắt lại. Anh hình dung như anh đang đem tình hình Đoàn Vũ vừa báo cáo "lắp" vào khu vực Tàu Ô, nơi anh đã hai lần đi nghiên cứu, một lần trước khi vào chiến dịch, lần thứ hai trước khi Trung đoàn 29 bước vào chốt giữ lâu dài.
Ai cũng bảo, trong những tình huống chiến đấu phức tạp. gay go. người trên cơ quan, hay người ở "ngoài cuộc" thường tỉnh hơn người ở đơn vị. Có lẽ vì người trên cơ quan hay người "ngoài cuộc " khách quan hơn mà thôi. Lê Nhu đang vận dụng ý kiến đó để xem xét tình hình mặt trận Tàu Ô, so sánh, đối chiếu những ý kiến của Đoàn Vũ, với những suy nghĩ đang rõ dần ra trong óc anh, xem có khác gì nhau không? Một lát Lê Nhu mở mắt, anh ngồi vào bàn, lật sổ ghi rất nhanh. Đối với Đoàn Vũ, anh không "tỉnh" hơn được. Đúng là Đoàn Vũ có những phát hiện sắc sảo. Lê Nhu đặt bút. Anh đưa tay xát mạnh lên thái dương. đặt cả lòng bàn tay lên mặt vuốt đi vuốt lại nhiêu lần. Anh xua đuổi sự căng thẳng. mệt mỏi. lấy lại sự
tỉnh táo để lên gặp Sư trưởng Đàm Lê.
Lê Nhu đứng dậy, lượng định tình hình và công việc cần báo cáo, cần đề cập thu xếp những tài liệu chủ yếu. rồi đi về phía góc hầm, nơi đặt máy điện thoại. Dưới ánh sáng lờ mờ. anh thấy cậu chiến sĩ thông tin đang ngủ, khuôn mặt cậu ta trông rất dễ thương, trẻ hơn thường ngày. Hình như có người đã nói lúc ngủ, con người thường biểu hiện đúng nhất bản tính vốn có của mình. Lê Nhu cúi xuống nhìn khuôn mặt cậu chiến sĩ thông tin, anh lùi ra thở một hơi nhẹ. Anh bỗng nhớ tới giấc ngủ của những đứa con anh. Buổi tối. lúc anh từ giã vợ con để lên đường vào Nam, đứa con trai sáu tháng của anh đang ngủ say. Anh bế nó trên tay, ôm nó vào lòng, áp môi lên mặt, lên tay, lên chân, lên bụng con. anh hít lấy hít để cái mùi thơm của da thịt đứa con, anh mong con thức dậy để anh " ầu à" tạm biệt nó, nhưng nó vẫn ngủ. Đến giờ đi, anh trao con trai cho vợ, anh bế con gái lên, nó ôm ghì lấy cổ anh. nói thỏ thẻ "Ba ơi, ba có về nhà bà nội không? Con cũng muốn về thăm bà nội. Ba đuổi thằng Mỹ đi cho con với mẹ, với em về nhà bà nội ba nhé!".
Vào chiến trường sáu năm. anh đã tìm cách móc nối, nhưng vẫn không được tin gì. Không hiểu má anh, những người thân ai còn ai mất? Ở ngay trên đất miền Đông, nhưng anh vẫn không biết được tình hình gia đình. Lê Nhu lắc đầu. anh nén tiếng thở dài. Anh nhẹ nhàng đặt tay lên vai cậu chiến sĩ thông tin. Cậu ta rời bàn. Lê Nhu nói chuyện với Đoàn Vũ không tới mười phút. Trong gần mười phút, cậu ta đã tranh thủ được một giấc.
Lê Nhu chỉ mới chạm tay vào vai, cậu chiến sĩ thông tin đã mở mắt, đứng phắt dậy, đáp gọn lỏn theo thói quen:
-Báo cáo thủ trưởng. tôi có mặt!
Lê Nhu mỉm cười, anh thấy thương cậu ta quá, anh thì thầm:
- Tỉnh hẳn chưa? Ra trực máy, mình đi làm việc với sư trưởng đây. Có gì lên gọi nhé!
- Rõ! Báo cáo thủ trưởng tôi hoàn toàn tỉnh táo.
Cậu ta nói như một lời tuyên bố, bước nhanh tới bàn, mắt thao láo tay sắp lại mấy chiếc tổ hợp cho ngay ngắn. chiếc nào vào máy đó
Lê Nhu yên tâm, anh bước lên hầm, Bóng đêm rình sẵn, chụp lấy mắt anh. Lê Nhu đứng lại. mắt nhắm hờ. đó là phương pháp đi đêm. Giấc ngủ ngắn ngủi của cậu chiến sĩ thông tin vẫn luẩn quẩn trong óc anh- Nếu như anh không phải lên gặp sư trưởng. thì cậu ta có thể ngủ thêm ít nhất nửa giờ. "Đêm trong chiến tranh không phải để ngủ!". "Câu ấy đúng thiệt - Giấc ngủ trong chiến tranh cũng thiệt lạ Tự nó đến. đến lúc nào không biết. rồi tự nó đi. đi lúc nào không hay. Tỉnh lại đã thấy ngay công việc đang chờ. Chiến tranh nhào nặn cơ thể và thói quen của người lính, tạo nên một cơ thể khác. một thói quen khác buộc người lính phải thích ứng với nó. Người lính đã trải qua hàng ngàn đêm như thế!
Tới hầm sư trưởng, Lê Nhu không thấy thắp đèn, anh vừa đặt tay lên dây võng, chưa kịp hỏi, cậu liên lạc ngồi bật dậy, giọng đã tỉnh như sáo:
- Báo cáo trưởng ban. sư trưởng ở bên hầm chính uỷ.
Cả cậu này nữa - Lê Nhu nghĩ - Chỉ nghe bước chân, nghe tiếng động ở dây võng cũng nhận ngay ra mình. Cậu ta thuộc rồi. Giờ này nếu có người đến hầm sư trưởng thì không ai ngoài trưởng ban tác chiến".
- Thủ trưởng sang từ bao giờ?
- Báo cáo trưởng ban, cách đây hai tiếng, lúc mười hai giờ.
Lê Nhu ghé sát mắt vào mặt chiếc đồng hồ đeo tay có dạ quang. Anh ngạc nhiên:
- Cậu không có đồng hồ sao đoán giờ giỏi thế?
Cậu liên lạc cười nho nhỏ:
- Giờ giấc ban đêm em thuộc rồi trưởng ban ơi! Cứ xem chừng là biết ngay thôi, có sai cũng mười lăm phút chứ không nhiều.
- Cậu tranh thủ ngủ đi, mình còn làm việc lâu với sư trưởng đấy.
- Rõ! Em ngủ rồi, trưởng ban cứ mặc em.
Giọng nói tỉnh táo, có trách nhiệm của cậu liên lạc bay theo anh. Lê Nhu lại gật đầu "Mỗi người lính, theo chức trách có một thói quen riêng. Hay thiệt!"
Lê Nhu đứng trước cửa hầm. Sư trưởng và chính uỷ ngồi im, mỗi người đều đang nhìn vào bóng đêm. Lê Nhu đánh tiếng, Sư trưởng Đàm Lê đứng ngay dậy. Lê Nhu chỉ đợi có thế, anh bước vào hầm.
- Có tin gì mới không?
- Báo cáo sư trưởng có
- Ở khu vực nào?
- Báo cáo có tất cả tin mới của các khu vực trên mặt trận.
- Hay lắm. ngồi xuống, bắt đầu đi. _
Lê Nhu lật ba cuốn sổ, mở bản đồ. bút chì cầm tay, mắt lướt qua trang giấy- Anh trình bày tình hình khu vực Tàu Ô. Đàm Lê, Phan Nguyên cũng mở sổ tay. thỉnh thoảng ghi chép. những vết gạch đầu dòng, những dấu hỏi thường đậm và rất to. Thỉnh thoảng hai người đeo kính. cùng Lê Nhu cúi sát xuống bản đồ, nhìn kỹ vào đầu nhọn chiếc bút chì Lê Nhu đặt trên bản đồ. Báo cáo xong diễn biến, Lê Nhu đặt bút, anh nói:
- Báo cáo hai thủ trưởng, theo anh Đoàn Vũ. sau một tuần dùng lối đánh ào ạt, tổng lực không được. Lê Văn Tư đã chuyển sang lối đánh mới, bằng cách mở rộng hai gọng kìm hai phía đông tây mỗi gọng kìm là một chiến đoàn đầy đủ. Hắn đang tìm mọi cách đẩy mũi nhọn hai gọng kìm ấy từ nam lên bắc, dùng chiến thuật lấn, dũi, bám sát đối phương theo kiểu gặm nhấm dần- Anh Đoàn Vũ bảo hắn đang dùng phương pháp "lấy độc trị độc".
Đôi lông mày rậm của Đàm Lê lập tức cau lại, rồi giãn ra. ông nhìn Phan Nguyên mỉm cười;
- Có lý phải không anh? Phan Nguyên gật đầu. nói:
- Thằng này chê Nguyễn Vĩnh Nghi không biết dùng sức mạnh. Hãn thử dùng sức mạnh theo cách của hắn nhưng không thành công. Tôi cho sau mấy trận vừa rồi. hắn đã hiểu chúng ta hơn Nguyễn Vĩnh Nghi. Hắn phát hiện ra lối đánh của chúng ta, cách bố trí lực lượng. sự phối hợp giữa lực lượng chốt giữ và lực lượng vận động, cách thức giải quyết hậu quả, mối quan hệ giữa phía trước, phía sau, đặc biệt là sự lợi hại của hầm hố, công sự. Việc dùi hai gọng kìm từ nam lên bắc, mỗi gọng một chiến đoàn, là để loại trừ lực lượng đánh vận động của ta. tìm mọi cách o ép, cô lập trận địa cơ bản của ta ở nam cầu Tàu Ô. Hắn quyết tâm thắng ta bằng cách phát huy chỗ mạnh của hơn về số quân đông, vũ khí nhiều, dựa vào hầm hố, công sự để loại dần sinh lực của ta trên trận địa "Lấy độc trị độc" như Đoàn Vũ nói. chắc là ở chỗ đó.
Đàm Lê hỏi Lê Nhu:
- Chắc Đoàn Vũ có ý kiến gì thêm nữa chứ?
- Báo cáo sư trưởng, có. Anh Đoàn Vũ bảo ta cũng "lấy độc trị độc" - Đàm Lê và Phan Nguyên bật cười, Lê Nhu cũng muốn cười to nhưng anh kìm lại được. khuôn mặt anh sáng hẳn lên – Anh Đoàn Vũ cho rằng Lê Văn Tư chấp nhận lối đánh đó, quyết tâm dùng lối đánh đó, hy vọng vào lối đánh đó, nhưng chỉ mỗi mình Lê Văn Tư thôi. nhiều lắm đến bọn chiến đoàn trưởng. Còn đối với bọn chiến sĩ cấp dưới, nhất là binh lính, chắc không thích thú gì lối đánh đó. Anh Đoàn Vũ cho đó là chỗ yếu cơ bản. Còn ta lại là chỗ mạnh cơ bản- Đây là cơ hội để anh em ta, người nào cũng lập công được-Cuộc chiến đấu sẽ không có giờ, không có ngày, không có đêm. Nếu ta giữ được quân số như hiện nay, được bổ sung thêm càng tốt nếu được tăng thêm hoả lực yểm trợ, thì Lê Văn Tư không thể thực hiện được quyết tâm của hắn. Anh Đoàn Vũ cho biết trung đoàn đã được chuẩn bị trước tình huống này. cán bộ chiến sĩ bình tĩnh, đã triển khai xong thế chiến đấu mới. Anh Đoàn Vũ đề nghị sư đoàn theo dõi và chú ý Chiến đoàn 49 đang trên đường sang Chơn Thành. Theo anh Đoàn Vũ, Lê Văn Tư sẽ sử dụng chiến đoàn này như một cú đấm mạnh, bất ngờ, nhưng chưa biết hắn sẽ đấm xuống chỗ nào.
Đàm Lê vạch con số 49 cùng dấu hỏi to lên sổ tay, ông gạch dưới hai gạch liền. khá đậm. ông nói:
- Đoàn Vũ phát hiện đúng sự việc, phát hiện đúng vấn đề, điều khác nhau là mức độ hiểu "độc" và sử dụng "độc" như thế nào thôi - ông quay sang phía Phan Nguyên tìm sự tâm đắc - Hiểu nhau đến mức đó cũng đặc biệt đấy phải không anh?
Phan Nguyên mỉm cười, gật đầu. Đàm Lê nhìn Lê Nhu:
- Cứ báo cáo tiếp đi. ta sẽ bàn một thể.
- Vâng, Ở Tân Khai - Đức Vinh. Nguyễn Vĩnh Nghi không có hoạt động gì đặc biệt- Trung đoàn 15, 33 Ở Đức Vinh nống ra tham dò, Trung đoàn 31 ở Tân Khai lo củng cố căn cứ. Điều chưa giải thích được tại sao trong lúc Lê Văn Tư ra sức đánh. thì Nguyễn Vĩnh Nghi lại hoạt động cầm chừng? Sự phối hợp giữa hai khu vực? Giữa hai viên tướng? Và kế hoạch của Nguyễn Văn Minh như thế nào? Xin đề đạt để hai thủ trưởng có ý kiến. Ngoài ra tin kỹ thuật phát hiện lữ dù 1 đang chuẩn bị rút về phía sau, một chiến đoàn của sư 18 sẽ lên thay thế.
Đàm Lê cựa quậy. cặp lông mày rậm hết cau lại, giãn ra, đôi mắt sắc phát ra từng dấu hỏi, ngón tay gõ nhè nhẹ lên mặt bàn, phải chú ý lắm mới nghe được những nhịp thở rất khẽ của ông. Trông ông giống như người đi săn phát hiện được tăm con thú.
Những câu hỏi Lê Nhu đặt ra. cũng là những câu hỏi Đàm Lê và Phan Nguyên vừa trao đổi. Tình hình diễn biến cho thấy, Bộ tổng tham mưu ngụy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Văn Minh. Khi đồng ý cho Nguyễn Văn Minh đưa Sư đoàn 25 sang Chơn Thành thay Sư đoàn 21. dồn hết Sư đoàn 21 lên Tân Khai - Đức Vinh. Giao cho Lê Vãn Tư khu vực Tàu Ô. Nguyễn Vĩnh Nghi khu vực Tân Khai - Đức Vinh. Với lực lượng đông như thế, nhiệm vụ của từng viên tướng gọn như thế, thì đó là thời cơ tốt nhất để chúng phối hợp hành động. Sau bữa xuống làm việc với Trung đoàn 29.
Đàm Lê về sở chỉ huy sư đoàn, họp Thường vụ xong, ông lên ngay Đức Vinh chuẩn bị kế hoạch đối phó với Nguyễn Vĩnh Nghi. Nhưng Nguyễn Vĩnh Nghi lại gần như án binh bất động. Trung đoàn 65, Trung đoàn 71. Trung đoàn 11 vẫn đang nằm im rình phục. Trận rình phục được sắp đặt, được tổ chức bằng sự đánh giá lại tình hình địch, tình hình ta mới nhất, và những kinh nghiệm sâu sắc rút ra được từ trong các trận trước- Đàm Lê và Phan Nguyên không có nhiều tin tức, tài liệu cụ thể về những viên tướng nguỵ đang đối đầu với họ. Đàm Lê và Phan Nguyên không hiểu được cụ thể về tình hình nội bộ của bọn tướng tá ngụy. Họ chỉ hiểu những nét lớn. những nét chung mà thôi.
Trong cuộc trao đổi vừa rồi. Phan Nguyên đưa ra một nhận xét táo bạo. khá có lý: Theo Phan Nguyên. Lê Văn Tư hiểu những, vấn đề chiến thuật ở Tàu Ô hơn Nguyễn Vĩnh Nghi. nhưng Nguyễn Vinh Nghi lại hiểu vấn đề của chiến dịch trên toàn mặt trận hơn Lê Văn Tư. Nguyễn Vĩnh Nghi là phụ tá số một của Nguyễn Văn Minh. người thực sự chỉ huy và đốc chiến trong suốt bốn tháng qua. Hắn nhìn thấy những vấn đề gai góc bằng mắt, qua những thực tế cuồn cuộn hàng ngày. Hắn hiểu những vấn đề gai góc ấy bằng chính mồ hôi. và tâm tư của hắn. Phan Nguyên cho rằng Nguyễn Vĩnh Nghi hiểu quyết tâm của đối phương, bởi lẽ từ đầu cuộc chiến tranh tới nay. chưa bao giờ đối phương mở một chiến dịch với quy mô lớn, lôi cuốn tất cả các sư đoàn chủ lực, các lực lượng dự bị chiến lược của Việt Nam Cộng hòa vào vòng chiến suốt một thời gian dài như chiến dịch này. Nguyễn Vĩnh Nghi hiểu được chỗ mạnh cơ bản của chúng là hoả lực, là binh khí kỹ thuật. Và nếu như trong chiến dịch này, trên mặt trận này, hắn đã dùng đã mức cao nhất mọi hoả lực, mọi binh khí kỹ thuật mà không khuất phục được đối phương thì điều tất yếu là hắn sẽ dao động, sẽ hoang mang.
Nguyễn Vĩnh Nghi hiểu vai trò của những người lính trong chiến đấu. Những người lính của sư 21 ở đồng bằng được ném vào đây suốt bốn tháng nay. nội tình thế nào Nguyễn Vĩnh Nghi chắc là người biết rõ nhất. Sự thật bao giờ cũng có sức thuyết phục ghê gớm. Hơn nữa, Nguyễn Vĩnh Nghi không phải là người của Quân đoàn 3. hắn và Sư đoàn 21 chỉ phối thuộc- Trong điều kiện cuộc chiến đấu đã đến nước đó, lại đang thay quân, thì việc Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ hoạt động cầm chừng là điều hiểu được, bởi vì cũng khá lô gích. Đó là chưa tính đến những mâu thuẫn nội bộ, điều thường xảy ra giữa bọn tướng tá ngụy trong các chiến dịch trước.
Đàm Lê tán thành lập luận của Phan Nguyên, ông cho rằng Nguyễn Vĩnh Nghi đã thấm đòn. Hắn không muốn gì hơn là đợi trực thăng đến bốc đi khỏi con đường máu và nước mắt này, rút chân ra khỏi bãi lầy ghê gớm này. Và nếu vậy thì phải thay đổi kế hoạch chiến đấu. Phải tổ chức lại một trận đánh bao vây, kết hợp chặt chẽ với một trận đánh đường không nhiều tầng, nhiều lớp. Có thể là: bộ binh siết vòng vây, cối 82 khống chế bãi đáp cửa trực thăng, cối 120 ly bắn thời cơ khi máy bay chuẩn bị cất cánh, đại liên K.53 và trọng liên 12 ly 8 bố trí vòng ngoài hạ máy bay chở quân... Hai người đang bàn đến đó thì Lê Nhu tới.
Bây giờ, được thêm tin lữ dù 1 chuẩn bị rút về phía sau. Đàm Lê ngồi không yên được là điều tự nhiên, ông đã để nó tuột mất ở Chơn Thành ngày 11 tháng 4. liệu bây giờ ông có đánh được nó không? Và nếu đánh được, ông có để nó tuột lần nữa không? Người Đàm Lê gần như nổi gai vì căng thẳng, vì xúc động- Nhưng cảm giác ấy chỉ lướt qua. ông hỏi Lê Nhu:
- Tin lữ dù 1 chuẩn bị rút từ đâu tới? Bộ lư lệnh mặt trận biết chưa? Có ý kiến gì không?
- Báo cáo thủ trưởng, phòng tham mưu mặt trận vừa thông báo lúc 12 giờ đêm nay. Tin đài kỹ thuật nhận được trước đó hai giờ. Chưa nhận được ý kiến gì của Bộ tư lệnh-
- Hai giờ - Đàm Lê nhẩm tính - Vậy là mười giờ đêm nay. Mình bắt được tin, bọn dù cũng nhận được lệnh, trừ phi tin này là tin nghi binh của địch- Hãy cứ cho là tin đích xác đi. vậy lúc nào bọn dù sẽ khởi sự rút quân? Rút đường bộ về Chơn Thành như lữ 3 dạo trước không được rồi, chúng sẽ rút bằng trực thăng. Bãi đáp sẽ ở đâu? Ngã ba Thanh Bình hay Đức Vinh?
Lê Nhu bám sát từng lời của sư trưởng. Đàm Lê vừa đứt câu hỏi. Lê Nhu tiếp theo ngay:
- Báo cáo sư trưởng, ở ngã ba Thanh Bình không có lực lượng nào bảo vệ vòng ngoài để lữ dù 1 rút quân. Chúng không thể cùng lúc đổ một chiến đoàn sư 18 xuống, rồi bốc lữ dù 1 lên. Làm như thế nguy hiểm. Tôi đoán lữ dù 1 sẽ cắt đường về Đức Vinh. Ở đó còn Trung đoàn 15, Trung đoàn 33 - Lê Nhu ngừng lại như suy xét thêm, anh nói tiếp - Theo tôi, bọn địch sẽ thay quân kiểu như thế, đơn vị này bảo vệ cho đơn vị kia rút quân.
Phan Nguyên gật đầu xác nhận dự đoán của Lê Nhu, ông nói thêm:
- Và Nguyễn Văn Minh sẽ cho đổ Chiến đoàn 49 xuống Tân Khai. Chúng nó không bỏ Tân Khai. Ở đó chúng còn chín chiếc M- 113 và M- 118, một trận địa pháo. Chiến đoàn 49 sẽ không hướng lên phía bắc. Sau khi bảo vệ cho Sư đoàn 21 rút hết, chiến đoàn này sẽ đánh xuống Tàu Ô từ phía sau, phối hợp với Chiến đoàn 46 – 50 ở phía trước, đặt Trung đoàn 29 ta vào cái thế trên đe, dưới búa, trong hai gọng kìm- Tôi cho đó là tình huống cuối cùng sẽ diễn ra ở Tàu Ô.
Đàm Lê nhìn Phan Nguyên rồi nhìn Lê Nhu. bổ sung:
- Lại phải có lực lượng chốt giữ bắc Tàu Ô, ít nhất một tiểu đoàn.
- Đúng - Phan Nguyên đập nhẹ bút chì lên bản đồ, quãng bắc Tàu Ô - Chúng ta mới chốt giữ dưới lên, bây giờ phải tính việc chốt giữ trên xuống anh Lê ạ.
Đàm Lê bỗng lật ngửa hai bàn tay ra. giọng quyết đoán:
- Như vậy. Nguyễn Văn Minh bỏ trống đoạn đường này. Vì Sư đoàn 18 chỉ đủ sức thay Sư đoàn 5 ở An Lộc - ông đưa mắt hỏi Phan Nguyên rồi hỏi Lê Nhu - Bỏ trống tức là bỏ cuộc? Có lô gích không?
Câu hỏi của Đàm Lê đặt ra khá bất ngờ. nhưng rất rõ ràng- Nếu như những lập luận. những ý kiến phân tích trên đây, và những tin tức nắm được là chính xác, thì tình hình nhất định sẽ diễn ra như Đàm Lê vừa nói. Nhưng để trả lời câu hỏi Đàm Lê vừa đặt ra, Phan Nguyên, Lê Nhu và cả Đàm Lê nữa cũng đang tự đặt ra cho mình những câu hỏi khác tương tự: Bọn địch đã bế tắc về chiến dịch chưa? Chúng đã sử dụng hết chỗ mạnh của chúng chưa? Trong cuộc đấu trí đấu lực chưa từng có này, cái gì là yếu lố quyết định sự thắng bại.
Phan Nguyên, Đàm Lê, Lê Nhu đều đã qua hàng chục năm đánh giặc, họ có kinh nghiệm. Kinh nghiệm lớn nhất đối với họ vẫn là vấn đề đánh giá địch trong mối tương quan cụ thể về chiến dịch. trong không gian và thời gian nhất định.
Phan Nguyên cựa mình, ông nhìn Đàm Lê, rồi nhìn Lê Nhu, vẻ nhìn của ông như thăm dò, như lượng định đồng thời ông cũng đang xét duyệt lại lần nữa xem những lập luận của mình, những ý kiến của Đàm Lê. Lê Nhu vừa nói. tất cả có lô gích không? Sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng. Phan Nguyên đặt tay lên cuốn sổ. ông nói:
- Chúng nó chưa bỏ cuộc trên cả hai mươi ki lô mét đâu, nhưng từ Tân Khai lên ngã ba Thanh Bình thì tôi tin là Nguyễn Văn Minh bỏ cuộc. Anh Đàm Lê nói đúng, Nguyễn Vĩnh Nghi và sư 21 đã ngấm đòn, hắn muốn để lại nguyên trạng cho Quân đoàn 3. Còn quân đoàn 3 thì không thể có lực để trám vào chỗ trống đó. Và nếu Trung đoàn 29 giữ chắc được Tàu Ô - Phan Nguyên nhô người ra. điềm tỉnh, cả quyết - Nếu mọi việc diễn ra đúng như ta phán đoán, thì rõ ràng thế trận đã thay đổi cơ bản, hoàn toàn có lợi cho ta, ta có điều kiện bước sang kế hoạch B.
Đàm Lê nhìn Phan Nguyên rất lâu- Phan Nguyên nói lên điều ai cũng mong đợi- Cái điều mong đợi ấy là tâm trí. sức lực và xương máu của cả sư đoàn, của cả mặt trận, chiến đấu suốt bốn tháng ròng đưa tới
- Rõ ràng lắm rồi! - Đàm Lê gãi đầu, mái tóc cắt cua chờm ra như chiếc lưỡi trai che vầng trán rộng. có nhiều nếp nhăn hằn ngang. ông vừa vuốt tóc vừa nói tiếp - Nhất định tình hình phải dẫn đến diễn biến đó. và đó là thời cơ. ông quay sang Lê Nhu
- Cậu có ý kiến gì không?
Lê Nhu mỉm cười:
- Từ nãy đến giờ tôi đã đặt mình vào địa vị Nguyễn Vĩnh Nghi, Nguyễn Văn Minh, báo cáo, không có cách nào khác, đành phải bỏ đoạn đường đó thôi. Đồng bằng sông Cửu Long đang rất bức xúc. Nguyễn Vĩnh Nghi cần ra khỏi đường 13 sớm ngày nào hay ngày đó.
Đàm Lê mỉm cười:
- Vậy ta triển khai công việc thôi - ông ngẫm nghĩ một chút rồi nói - Lấy một tiểu đoàn của Trung đoàn 11 chốt giữ bắc Tàu Ô. Báo cho các trung đoàn sẵn sàng nhận lệnh mới. Thông báo cho Đoàn Vũ những ý kiến của chúng ta vừa rồi. Tôi sẽ trực tiếp đề nghị với Tư lệnh mặt trận đánh lữ dù 1. Còn việc gì nữa không nhỉ?
Lê Nhu ghi vào sổ những ý kiến của Đàm Lê. Anh coi đó là mệnh lệnh.
Phan Nguyên chờ Lê Nhu ghi xong. ông nói:
- Tôi đồng ý. với Đoàn Vũ sẽ không thông báo bằng điện thoại. sợ bọn thám báo móc máy nghe trộm. Tôi có việc xuống Chơn Thành họp với cấp uỷ địa phương- Tôi sẽ ghé vào Trung đoàn 29 trực tiếp nói cụ thể, bàn cụ thể. Anh Đàm Lê nên gặp ngay tư lệnh mặt trận. Nếu tư lệnh đồng ý, anh triển khai kế hoạch chiến đấu luôn
Phan Nguyên cười nhìn Đàm Lê - Nếu tin lữ dù 1 rút là đúng, tôi e không đánh kịp, nước mã hồi, lại hồi bằng trực thăng thì nhanh lắm.
- Mã hồi!
Đàm Lê gật đầu, ông đứng lên trước. Đàm Lê nhìn đồng hồ, chợt kêu lên:
- Trời đất ơi! Bốn giờ sáng rồi! Thì giờ cứ như ngựa phi thế này chạy sao cho kịp.
Đàm Lê bước lên hầm. Bóng đêm đã mỏng dần, lối mòn hiện ra lờ mờ. Đàm Lê lắng nghe động tĩnh, rừng vẫn yên lặng. Đàm Lê đi nhanh, vừa đi vừa vung tròn hai tay như một vận động viên đang khởi động.
Tình hình mặt trận đường 13 đang bước vào giai đoạn hết sức căng thẳng.
Tư lệnh Hoàng Việt, theo thói quen, đang dạo trong hầm suy nghĩ, tính toán. Chiếc hầm thùng khá lớn, đủ cho ông đặt từng bước ngắn, tay chắp sau lưng, đầu lúc nghiêng lúc cúi, gió rừng lọt qua khe hầm, thổi vào mái tóc thưa, điểm bạc, xoa dịu bớt sự căng thẳng. Khuôn mặt Hoàng Việt trầm tỉnh, càng trầm tĩnh thêm, đôi mắt trông bên ngoài có vẻ mệt mỏi, nhưng trong cái nhìn lại chứa đựng vẻ kiên quyết.
Trên bàn, bên cạnh tấm bản đồ trải rộng, là bản kế hoạch "B" Bộ chỉ huy chiến trường vừa thông qua, những báo cáo về các trận đánh ở Tàu Ô, Đức Vinh - Tân Khai của Sư đoàn 267. những báo cáo về các trận đánh của Sư đoàn 290 ở An Lộc, báo cáo mới nhất về địch trên mặt trận, những bản tin tham khảo về tình hình chung. ông đã đọc kỹ và bây giờ, ông đang suy nghĩ về những vấn đề rút ra từ các tài liệu đó. Ở Tàu Ô, Tư lệnh Hoàng Việt không ngạc nhiên về trận đánh của địch. Nói cho đúng, ông đợi trận đánh đó. Ông hiểu viên tướng ngụy nào cũng hùng hổ, đứa nào cũng muốn ra oai với cấp dưới, lấy lòng tin với cấp trên, nên trận đánh đầu tiên của mỗi viên tướng ngụy khi tới mặt trận thường như thế. Đó là bản chất của chúng- Sau những trận đánh giằng dai của Sư đoàn 21 và khu chốt chặn không kết quả. Tư lệnh Hoàng Việt đã thảo luận, bàn bạc kỹ với Sư trưởng Đàm Lê, với Đoàn vũ, chuẩn bị cho Trung đoàn 29 đón nhận trận đánh này. Điều ông lo là con số tổn thất trung đoàn phải gánh chịu quá mức dự kiến. lo phi pháo địch sát thương hết từng cụm, từng đại đội, nếu chúng không làm được việc đó, dù mỗi đại đội còn dăm bảy tay súng, mỗi cụm chốt còn vài ba công sự chiến đấu, thì bọn địch cũng khó đánh chiếm được trận địa. Thế là Trung đoàn 29 đã vượt thêm được một thử thách nghiêm trọng. Không những anh em giữ vững hoàn toàn trận địa, lại còn loại Tiểu đoàn 1/46 ra ngoài vòng chiến đấu, bắt tù binh. thu vũ khí. đánh cho tiểu đoàn này khiếp sợ. Số còn lại chạy về Chơn Thành phản chiến, buộc Lê Văn Tư phải dùng máy bay lên thẳng đưa tàn quân về Tây Ninh củng cố. Hai Chiến đoàn 50, 46 phải chui rúc trong những hầm hố của Trung đoàn 32 để lại. Trận đánh của Trung đoàn 29 không có gì đáng chê trách, trái lại cần được khen thưởng thích đáng. Tuy nhiên, Tư lệnh Hoàng Việt không chỉ chờ đợi kết quả trận đánh ở những con số mà chính là chờ đợi kết quả của cuộc đọ sức mới, tất yếu phải diễn ra trong quá trình diễn biến của chiến dịch.
Do nắm được ý đồ, dự đoán được kế hoạch thay quân của địch. hiểu được bản chất của chúng, nên Bộ tư lệnh mặt trận có sự chuẩn bị trước cho bộ đội ở những nơi sẽ diễn ra cuộc đọ sức mới ấy. Sự thành
công của Trung đoàn 29 ở Tàu Ô là một thực tế sinh động. Lúc còn ở sở chỉ huy cũ, được sự chuẩn y của Bộ chỉ huy chiến trường, Bộ tư lệnh mặt trận đã có một quyết định quan trọng về nhiệm vụ của Sư đoàn 290 ở Thị xã An Lộc. Để hãm đà tiến. giảm bớt sự bức thiết phải giải toả gấp An Lộc của địch, buộc Sư đoàn 21 phải sa lầy ở Tân Khai - Đức Vinh. Bộ tư lệnh mặt trận quyết định rút các trung đoàn của Sư đoàn 290 đang vây chặt thị xã ra ngoài, tiến hành cuộc bao vây lỏng. Đó là một quyết định thực tế và sáng suốt- Sau khi các trung đoàn của Sư đoàn 290 rút ra ngoài. cuộc bứt phá của Sư đoàn 21 ở Đức Vinh không quyết liệt như trước Lữ đoàn dù số 1 nằm im, Sư đoàn 21 loanh quanh trong rừng. Các trung đoàn của Sư đoàn 290 được củng cố, và điều quan trọng hơn, các trung đoàn này có điều kiện bắt tay chuẩn bị đánh trả cuộc tiến công của Sư đoàn 18, chắc chắn sẽ diễn ra ở đồn điền Quản Lợi sát Thị xã An Lộc trong những ngày tới. Hôm qua Tư lệnh Hoàng Việt tới sở chỉ huy Sư đoàn 290, chính là để kiểm tra công việc chuẩn bị đó.
Tư lệnh Hoàng Việt không lo cuộc tiến công c ủa Sư đoàn 18 ở đồn điền Quản Lợi bằng cuộc tiến công của Sư đoàn 25 ở Tàu Ô. Ở Quản Lợi địa hình thuận lợi gần vùng giải phóng, việc tiếp tế lương thực, vũ khí nhanh hơn, việc triển khai lực lượng cũng dễ dàng hơn. Ở đó lực lượng pháo cơ giới yểm trợ trực tiếp, các cụm phòng không tầm thấp. chủ yếu là cao xạ. 37 ly vẫn khống chế được vùng trời An Lộc. Cho nên trận đọ sức tuy chưa diễn ra ở Quản Lợi. nhưng những điều kiện để đánh thắng trận đọ sức đó đã có, đã được đảm bảo chắc chắn. Kết quả kiểm tra kế hoạch sẵn sàng đánh trả thắng lợi cuộc tiến công sắp tới của Sư đoàn 18 ở Sư đoàn 290. nhất là sự thành công của Trung đoàn 29 ở Tàu Ô, đã là những căn cứ vững chắc cho tư lệnh Hoàng Việt cân nhắc thêm, phân tích thêm, để có thể kết luận dứt khoát về thời gian mở cuộc tiến công ở một hướng mới, đưa chiến dịch phát triển sang một giai đoạn khác. Kế hoạch tiến công này đã có sau khi tiến hành bao vây thị xã nhưng những điều kiện thực tế chủ quan. khách quan chưa có để thực hiện. thêm nữa thời cơ cũng chưa đến. Một tháng rưỡi qua, Tư lệnh Hoàng Việt vừa chỉ huy cuộc chiến đấu hàng ngày, vừa để tâm theo dõi, nghiên cứu tình hình các mặt trận, đặc biệt là mặt trận đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc tiến công của khối chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong khuôn khổ chiến dịch tổng hợp, khởi sự ngày 9 tháng 6, đang phát triển sâu xuống vùng Cai Lậy, Mỹ Tho, vùng đường 4, có ảnh hưởng trực tiếp đến mặt trận đường 13. Sự phối hợp của khối chủ lực miền Tây Nam Bộ trong chiến dịch này. buộc Bộ tổng tham mưu ngụy có kế hoạch trả Sư đoàn 21 về lại quân đoàn 4. Đó cũng là một yếu tố khách quan khá quan trọng để Bộ tư lệnh mặt trận đường 13 trù tính kế hoạch tiến công mới. Nhưng trước hết, do tinh thần kiên cường chiến đấu. phương pháp chiến đấu và kết quả chiến đấu của các sư đoàn, trung đoàn trong phạm vi mặt trận đường 13.
Sau khi rút Sư đoàn 250 đi. tiến hành bao vây thị xã, ngăn chặn. tiến tới bao vây toàn bộ khối chủ lực do Sư đoàn 21 làm nòng cốt lên giải toả An Lộc ở vùng Tân Khai - Đức Vinh, việc giữ vững khu chốt chặn chiến dịch ở Tàu Ô là những yếu tố cơ bản để mặt trận đường 13 giữ vững thế trận lúc đầu. Giữ vững được thế trận tức là giữ vững được những tiền đề, những điều kiện cơ bản để chuyển hóa thế trận. Đó là một công việc hết sức khó khăn, hết sức phức tạp, đòi hỏi đảng uỷ chiến dịch, những người chỉ huy chiến dịch phải phân tích thật kỹ lưỡng, phải đánh giá hết sức chính xác cả hai lực lượng đối đầu trong chiến dịch. Một sự chủ quan đơn giản, một sự dao động hoài nghi, đều có thể làm lung lay thế trận. đều có thể làm mất thế trận. Biết giữ vững thế trận cũng tức là biết chịu đựng mọi thử thách, biết điều hành cuộc chiến đấu, biết kiên trì quyết tâm, biết phát huy đến mức cao nhất sức sáng tạo và khả năng chiến đấu của cấp dưới. của chiến sĩ. Tạo thế trận đã khó, chuyển hóa thế trận rất khó, nhưng giữ vững thế trận lại càng khó hơn. Không có chiến dịch nào việc giữ vững thế trận lại không xuất hiện nhiều lần, bởi vì sự phát triển của chiến dịch không phải thời gian nào cũng thông đồng bén giọt. Kẻ địch có sự kháng cự, có sự phản ứng điên cuồng, kẻ địch có tiềm lực lớn là những khó khăn ghê gớm cho việc giữ vững thế trận. Vì vậy có nhiều chiến dịch.,việc giữ vững thế trận không thực hiện được. chiến dịch lâm vào tình trạng đầu to, đuôi nhỏ, đầu xuôi nhưng đuôi không lọt, phải kết thúc non, kết thúc vội. Cũng có chiến dịch dở dang. Tóm lại, giữ vững thế trận là công việc then chốt, công việc có tính chất bản lề của chiến dịch. Bộ tư lệnh mặt trận và Tư lệnh Hoàng Việt đã làm công việc đó trong tình hình. trong điều kiện hết sức khó khăn suốt gần hai tháng qua. Cho đến lúc này, có thể nói một cách quả quyết rằng, thế trận trên đường 13 đã được hoàn toàn giữ vững. rằng thời kỳ chuyển hóa thế trận có thể bắt đầu.
Tư lệnh Hoàng Việt đứng lại, ông đưa cả hai bàn tay vuốt vuốt mái tóc cắt ngắn, làm vài cử động cho đỡ mỏi, ông cảm thấy người nhẹ nhõm, sảng khoái. Rồi ông lại chắp tay sau lưng bước từng bước ngắn trong hầm. Trên chiếc bàn tre, những bản báo cáo nằm im, gió đi qua, những trang giấy lại nằm yên... Tư lệnh Hoàng Việt dừng trước bàn, ông nhìn đăm đăm vào các bản báo cáo rồi cầm bản báo cáo của Đàm Lê lên, với vẻ mặt dứt khoát. ông lấy đèn pìn đi sang hầm Phó chính uỷ Hồng Nam.
- Anh đã xem cái này chưa?
Tư lệnh Hoàng Việt vừa bước xuống hầm vừa hỏi, ông đặt bản báo cáo lên bàn. Phó chính uỷ Hồng Nam đang đọc bản tín tham khảo, vội đặt kính, đứng dậy:
- Anh chưa đi ngủ à? Bản báo cáo của Đàm Lê phải không anh? Tôi đọc rồi.
Tư lệnh Hoàng Việt ngồi xuống nghe, một tay tì lên bàn, một tay vuốt vuốt bản báo cáo, ông hỏi Phó chính uỷ Hồng Nam:
- Anh đã có ý kiến gì về hành động mới của Sư đoàn 25 chưa?
Tôi cũng đang suy nghĩ - Hồng Nam vừa rót nước vừa nói tiếp -Theo tài liệu nắm được, Lê Văn Tư là một tên tướng vừa hùng hổ, vừa quỷ quyệt, thua trận đầu hắn rất cay, nhưng hắn chưa chịu bó tay. Hắn lại đang có tham vọng lớn về danh vọng, địa vị: tôi cho mấy ngày nữa hắn sẽ điều nốt Chiến đoàn 49 sang. Vấn đề giải toả An Lộc lúc này không cấp thiết nữa, ở đó đã có Sư đoàn 21, vì vậy Nguyễn Văn Minh có thể chuyển trọng tâm giải toả An Lộc xuống giải toả Tàu Ô, và Lê Văn Tư sẽ ném Chiến đoàn 49 vào khu vực đó nhưng chưa biết là chỗ nào.
Tư lệnh Hoàng Việt gật đầu:
- Có thể như vậy, Lê Văn Tư đã suy nghĩ rất căng về trận thử sức vừa rồi, hắn đã tìm hiểu kỹ cách bố trí lực lượng, cách đánh của ta, hắn đã thay đổi cách đánh. Đây là vấn đề cần nghiên cứu, cần thảo luận ngay, giúp thêm cho Trung đoàn 29. Còn việc sư 21 về lại miền Tây chỉ là vấn đề thời gian, xem ra chúng cũng đuối sức rồi. chúng cần phải thay quân sớm để củng cố- Tôi cho rằng thời cơ đã đến. chúng ta có thể bắt đầu xúc tiến việc thực hiện kế hoạch B. Ý anh thế nào?
Phó chính uỷ Hồng Nam chăm chú nhìn Tư lệnh Hoàng Việt- ông hiểu tư lệnh đang đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng, ông với tay lấy tấm bản đồ, gấp hai mép lại đặt lên bàn. Con đường 13 từ Sài Gòn lên Lộc Ninh hiện ra dưới tầm mắt của hai người.Kế hoạch B được trù tính sau khi Tư lệnh Hoàng Việt chính thức nhận nhiệm vụ tư lệnh kiêm chính uỷ Bộ tư lệnh mặt trận. Kế hoạch này có nhiều điểm khác với kế hoạch B phác thảo từ đầu chiến dịch. Kế hoạch B trước dự định, sau khi giải phóng thị xã, Sư đoàn 290 tiến xuống cùng với lữ đoàn đặc công 49, giải phóng các quận lỵ. chi khu Chơn Thành, Dầu Tiếng, có thể cả Bến Cát. Kế hoạch đó lấy việc giải phóng chi khu quận lỵ làm trọng tâm. Do tình hình thay đổi, kế hoạch B lần này, lấy việc tiêu diệt sinh lực địch làm trọng tâm, mặt trận không phải diễn ra ở chi khu, quận lỵ chủ yếu vẫn diễn ra trên đường giao thông, bằng cách dùng một bộ phận đặc công của Lữ đoàn 49, phối hợp với tiểu đoàn đặc công của Sư đoàn 267 tiến công sở chỉ huy tiền phương của Quân đoàn 3 ở căn cứ Lai Khê, rút Trung đoàn 65, Trung đoàn 11 của Sư đoàn 267, trung đoàn độc lập 25 của mặt trận, biên chế thành một sư đoàn đầy đủ, tranh thủ củng cố ngắn ngày, bí mật rời khỏi vùng Tân Khai - Đức Vinh, tiến xuống đoạn đường 13, từ Bàu Lòng đến Lai Khê, bao vây vị trí Bàu Bàng, cắt giao thông đoạn thứ nhất Chơn Thành - Bàu Bàng, đoạn thứ hai Bàu Bàng - Lai Khê đánh thẳng vào liên đoàn 6 biệt động quân đang đóng giữ vùng này, vu hồi sâu vào phía sau đội hình cơ bản của địch, trực tiếp uy hiếp vùng ven Sài Gòn.
Hồi đầu chiến dịch cũng đã có đợt cắt giao thông của Trung đoàn 6, đợt vu hồi của Trung đoàn 29, nhưng những hành động đó chủ yếu phục vụ cho việc giải phóng Thị xã An Lộc. Lần vu hồi này không những lớn hơn về lực lượng, mà ý định cũng quan trọng hơn, tức là dùng lực lượng cấp sư đoàn đánh thẳng vào quân địch bảo vệ vùng trung tuyến. Cô lập toàn bộ đội hình cơ bản của địch, trực tiếp uy hiếp các căn cứ lớn và vùng ven đô. Nó không mang ý nghĩa đơn giản của một tình huống vu hồi chiến dịch thông thường. Thực tế đó là sự chuyển hóa thế trận, là bước phát triển mới của chiến dịch. Bộ tư lệnh mặt trận và Tư lệnh Hoàng Việt tin tưởng một cách chắc chắn rằng, thực hiện tốt cuộc tiến quân này, nhất định Sư đoàn 25. đang đánh phá khu chốt chặn Tàu Ô sẽ phải từ bỏ ý định giải toả Tàu Ô, lùi về phía sau, giữ tuyến ven đô, bởi lẽ Sư đoàn 5 được rút ra khỏi Thị xã An Lộc, phải mất vài tháng nữa mới chiến đấu được. Nếu Sư đoàn 25 rút quân bằng đường bộ, thì Sư đoàn 267 được tăng cường Trung đoàn 25, sẽ có thời cơ tiêu diệt các chiến đoàn của sư đoàn này. Như vậy chiến sự trên đường 13 từ nam thị xã đến bắcChơn Thành sẽ không còn nữa. Trung đoàn 29 trở về đội hình sư đoàn chuẩn bị cùng sư đoàn thực hiện kế hoạch C của chiến dịch. tiến sâu xuống vùng ven đô, đánh phá bình định, phối hợp với mặt trận đấu tranh ngoại giao ở Pa ri. Đó là một kế hoạch rất hay, táo bạo và kiên quyết, nhưng chỉ có thể thực hiện thành công vào một thời điểm vừa chính xác, vừa tế nhị, vừa phức tạp, thời điểm mà bọn chỉ huy địch không nghĩ tới. tức là lúc toàn bộ Sư đoàn 25 bị cuốn hút vào dải chốt chặn Tàu Ô. lúc Sư đoàn 21 sẽ rút khỏi khu vực Tân Khai - Đức Vinh, và lúc Sư đoàn 18 lao vào cuộc phản kích ở đồn điền Quản Lợi. Sự xuất hiện một sư đoàn bộ binh có cao xạ và pháo cơ giới yểm trợ ở vùng trung tuyến, có ý nghĩa rất lớn về chiến dịch, về quân sự, về chính trị và cả tâm lý nữa. Sài Gòn không thể ngồi yên. Chiến sự sẽ đột nhiên nổ ra dữ dội ở vùng trung tuyến. Đồng bào Sài Gòn có thể nghe rõ tiếng đại bác 105 ly, 155 ly của Quân giải phóng. Nhưng kế hoạch có thực hiện thành công hay không, ngoài những điều kiện về địch kể trên, còn đòi hỏi kế hoạch nghi binh chu đáo, đòi hỏi các đơn vị làm nhiệm vụ nghi binh phải cố gắng hết sức mình và, điều cơ bản nhất, đòi hỏi Trung đoàn 29 phải giữ vững dải chốt chặn trong suốt thời gian Sư đoàn 267 rút các Trung đoàn 65, 11 ra củng cố, chuẩn bị chiến đấu ở phía sau, cho đến khi sư đoàn nổ súng thắng lợi trong những trận đầu tiên. Và nếu Trung đoàn 29 để mất dải chốt chặn sớm quá, Sư đoàn 21 của địch có thể nhào lên An Lộc, như thế kế hoạch sẽ mất chủ động, bất ngờ, thực hiện khó khăn, có khi không thực hiện được. Trung đoàn 29 sẽ phải gánh nặng lệch vai khi cả sư đoàn địch dồn áp lực vào một mình trung đoàn. Phó chính uỷ Hồng Nam lên tiếng sau một lúc im lặng suy nghĩ:
- Không biết tình hình vùng Tân Khai - Đức Vinh sẽ thế nào khi Sư đoàn 21 rút đi? Chúng bỏ trống đoạn đường ấy chăng? Sư đoàn 18 có thể đổ xuống đó không?
Tư lệnh Hoàng Việt cầm bút chì đập nhẹ lên bản đồ. ông nói:
- Tôi tin Lê Văn Tư sẽ cho Chiến đoàn 49 lên giữ Tân Khai. địa hình ở vùng Tàu Ô không cho phép triển khai cả ba chiến đoàn cùng một lúc. Sáng nay Đàm Lê cũng đã nói qua điện thoại với tôi như thế. Còn Sư đoàn 21 sẽ rút từng trung đoàn, rút một lúc làm đảo lộn sự so sánh lực lượng, bọn địch hiểu điều đó, còn Sư đoàn 18 chắc chắn phải xuống thị xã thay cho Sư đoàn 5. Vì vậy tôi cho rằng ta có thể từ từ rút hai trung đoàn của Sư đoàn 267, và rút Trung đoàn 25 ra củng cố. Dùng Trung đoàn 71 ở Đức Vinh. Đàm Lê đề nghị rút một tiểu đoàn của Trung đoàn 11 chốt giữ phía nam Tân Khai, để Trung đoàn 29 khỏi phải chịu cái thế hai phía ép lại. Còn căn cứ Tân Khai chủ yếu dùng hỏa lực. Ngoài lực lượng bộ binh, cần phải khắc phục khó khăn về đường sá để đưa pháo cơ giới và lúc cần cả xe tăng xuống sâu, củng cố vững chắc thế trận mới. Điều lo lắng của tôi là Tàu Ô - Tư lệnh Hoàng Việt gật đầu như xác nhận thêm điều băn khoăn của mình - Trung đoàn 29 chịu trận ở đó gần ba tháng rồi, nó hiểu địch. hiểu địa hình, có kinh nghiệm, đưa trung đoàn khác vào thay thế có lẽ không hay bằng cứ để nó ở đấy, nó đã chịu được những thử thách khá lớn vừa qua, không hiểu sắp tới nó có chịu đựng được thử thách mới chắc là rất lớn không? Tôi định sắp xếp công việc xuống tận nơi xem sao. Phải kéo bằng được một khẩu lựu pháo, hay khẩu 85 ly nòng dài xuống trực tiếp chi viện cho nó. - Về Tàu Ô, tôi vừa làm việc với anh Phan Nguyên hôm qua. sau mấy trận đánh với Sư đoàn 25 địch vừa rồi, anh em rất tin tưởng và quyết tâm. Anh em đã nhìn thấy âm mưu của chúng. Với sự giúp đỡ của sư đoàn. của mặt trận, tôi tin anh em sẽ đứng vững được.
- Nhưng ý anh thì bao giờ ta bắt đầu nổ súng ở dưới đó?
Tư lệnh Hoàng Việt xoè cả năm ngón tay. đặt ngón tay cái lên từng đốt của những ngón tay kia, ông nhẩm tính một chút, rồi nói:
- Làm sao những ngày đầu tháng 8 đặc công phải đánh được vào Lai Khê, những đêm ấy còn tối trời, chuẩn bị xong đánh ngay. để lâu sẽ đến tuần trăng thêm khó ra. Vào khoảng cuối tuần thứ nhất của tháng 8, bao vây xong Bàu Bàng, các trung đoàn phải đánh được những trận đầu tiên. Để muộn, áp lực của địch ở Tàu Ô sẽ nặng quá sức anh em, thế trận có thể xấu đi.
Phó chính uỷ Hồng Nam mím môi, ông cũng nhẩm tính:
- Như vậy chúng ta chỉ còn hơn nửa tháng để vừa rút bộ đội ra củng cố, vừa đi chuẩn bị chiến trường, phải khẩn trương lắm mới kịp, thời gian củng cố sẽ không nhiều. Nhưng được anh ạ - phó chính uỷ Hồng Nam tỏ vẻ dứt khoát - Bộ đội đã có kinh nghiệm củng cố, chừng ấy thời gian cũng tạm đủ. Bao giờ chúng ta họp đảng uỷ để thông qua kế hoạch này và xin chỉ thị cấp trên?
Tư lệnh Hoàng Việt đứng dậy:
- Để đêm nay tiếp tục suy nghĩ thêm, sáng mai ta quyết định. thống nhất được suy nghĩ và quyết tâm là điều quan trọng. chứ việc tổ chức thực hiện thì các đơn vị đều đã quen rồi. Còn cấp trên chắc chắn các anh sẽ chuẩn y ngay. Mấy giờ rồi nhỉ?
Hồng Nam liếc nhìn đồng hồ:
- Dạ, mười hai giờ.
- Nhanh quá, suy nghĩ một chút là hết đêm. Thôi anh nghỉ di. tôi về đây À Tư lệnh Hoàng Việt quay lại - Đàm Lê đề nghị cho đánh lữ dù 1 rút quân. Tôi đồng ý rồi, anh có ý kiến gì không?
Hồng Nam cười:
- Đàm Lê đang cay lữ dù 1, nhưng khó đánh gọn được. Bọn dù không hùng hổ như hồi đầu nữa. Chúng nó sẽ luồn lách. Không biết Đàm Lê có săn được không?
Tư lệnh Hoàng Việt về gần hầm, ông bông đứng lại nhìn lui nhìn tới, rồi đi thẳng về phía hầm tham mưu trưởng, ông muốn cân nhắc lần nữa những điều vừa bàn với phó chính uỷ, ông dừng trước cửa hầm Lê Khiêm. Trong hầm không có đèn, chắc Lê Khiêm ngủ rồi Hoàng Việt đi thẳng về hầm mình. Đến cửa hầm. ông khom người nhìn xuống, Lê Khiêm đang ngồi trước tấm bản đồ trải rộng. tay phải cầm bút chì màu, tay trái chống vừng trán bóng, bắt đầu hói, đang nghiêng xuống. ngón tay luồn vào mái tóc đã thưa đi nhiều, xoay tròn hết cụm này sang cụm khác. Hoàng Việt thở sâu. ông hiểu Lê Khiêm đang suy nghĩ vấn đề gì đó rất căng. Hoàng Việt bỗng nhớ tới hình ảnh Lê Khiêm cách đây bảy năm trong chiến dịch Đồng Xoài. Hồi đó Lê Khiêm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 72, có nhiệm vụ tiêu diệt chi khu Đồng Xoài. kẻo Sư đoàn 5 và lực lượng tổng dự bị chiến lược của ngụy lên đồn điền Quản Lợi cho trung đoàn 71 và Trung đoàn 73 tiêu diệt. Tư lệnh Hoàng Việt thấy Lê Khiêm ngồi trước bản đồ chi khu, cũng dáng điệu thế này, nhưng hồi đó Lê Khiêm ngồi trong nhà, trên mặt đất. còn trẻ, tóc đen mướt, vừng trán thẳng băng. Trận Đồng Xoài là trận công kiên lớn nhất, lần đầu nổ ra trên chiến trường Nam Bộ kể từ cuộc kháng chiến trước. Lê Khiêm là người trung đoàn trưởng đầu tiên ở Nam Bộ chỉ huy đánh công kiên- Đó là trận tiêu diệt xuất sắc. Cuối cuộc chiến tranh cục bộ, Lê Khiêm làm sư đoàn trưởng. Cùng với sự trưởng thành, vừng trán Lê Khiêm cao hơn, bắt đầu hói, tóc thưa đi, đã điểm bạc. Hoàng Việt mỉm cười. rồi bước xuống hầm. Lê Khiêm ngoảnh lại và đứng lên:
- Dạ, anh Ba đi đâu về?
- Ngồi xuống đi. tôi sang bên anh Hồng Nam. Anh đợi tôi lâu chưa? Có chuyện gì không Lê Khiêm?
- Dạ, tôi vừa mới sang. Định trình bày với anh Ba về kế hoạch B.
Hoàng Việt sung sướng đặt tay lên vai Lê Khiêm. ông cười:
- Kế hoạch B? Ngồi xuống đi. tôi sang bên anh Hồng Nam trao đổi chuyện đó, về tới hầm anh, tưởng anh ngủ rồi, té ra anh sang đây cũng là kế hoạch B- Những suy nghĩ của chúng ta gặp nhau rồi.
Lê Khiêm ngồi xuống, dịch bản đồ ra một bên bàn, rót ly nước đặt trước mặt Tư lệnh Hoàng Việt, rồi rót ly nước thứ hai cho mình. Chờ Tư lệnh Hoàng Việt uống xong, Lê Khiêm mới uống. Lê Khiêm kính trọng đồng chí sư đoàn trưởng đầu tiên của mình, một người có kinh nghiệm chiến đấu phong phú, trưởng thành trong quá trình phát triển quân chủ lực của đất nước, đã chỉ huy trung đoàn đánh chiếm bản doanh tướng Đờ Cát ớ Điện Biên Phủ. người trực tiếp dìu dắt, giúp đỡ, tạo điều kiện cho Lê Khiêm trưởng thành, cho trung đoàn Lê Khiêm lập được nhiều chiến công. Lê Khiêm quý mến tư lệnh còn bởi tính cần cù, giản dị, lòng nhân hậu với đông chí anh em: tác phong chan hòa, sâu sát, nghiêm túc. Những lúc có hai người, ít khi Lê Khiêm xưng hô theo điều lệnh, mà xưng hô theo tình anh em.
- Nào nói đi Lê Khiêm, đã đến lúc hạ quyết tâm được chưa?
Lê Khiêm phấn khởi nói ngay:
- Báo cáo anh Ba, tôi cho thời cơ đã đến, chúng ta hạ quyết tâm được rồi. Lý do là trong tuần tới Sư đoàn 18 sẽ xuống An Lộc thay cho Sư đoàn 5. Liên đoàn 5 biệt động quân thay liên đoàn 333 biệt động quân ở An Lộc cách đây hai hôm, đợt thay quân thăm dò, tin đó anh Ba biết rồi. Cũng trong tuần tới. theo tin kỹ thuật và tin của tình báo chiến lược, Sư đoàn 21 chỉ để lại Trung đoàn 31 Ở Tân Khai. còn hai Trung đoàn 33. 15 sẽ lần lượt rút khỏi Đức Vinh. Trung đoàn 31 cũng chỉ ở lại một thời gian chờ một chiến đoàn của Sư đoàn 25 vào thay thế. Chúng tôi dự đoán bọn này không tiến lên An Lộc, mà theo kiểu lữ dù 3 dạo trước. Chắc chắn Quân đoàn 3 đã bỏ ý định nối liền Tân Khai - Đức Vinh - An Lộc. Lực lượng ở vùng trung luyến rất mỏng, chỉ có biệt động quân mới chắp vá lại. đang phải đối phó với các lực lượng vũ trang địa phương của ta quanh Sài Gòn. Bọn dù bị kẹt ở Quảng Trị rồi, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 đang bị cuốn vào chiến dịch tổng hợp của ta ở đồng bằng sông Cửu Long - Lê Khiêm xoè hai bàn tay ra, như muốn khẳng định những lý do vừa nêu lên, rồi Lê Khiêm nắm hai bàn tay lại vẻ dứt khoát:
- Bắt đầu được rồi anh Ba. Tụi Quân đoàn 3 và cả Sài Gòn nữa, sẽ bị bất ngờ.
- Nhất định chúng nó bị bất ngờ! - Phó chính uỷ Hồng Nam vừa bước xuống hầm vừa nói. giọng sôi nổi.
Lê Khiêm dịch sang một bên. nhường chỗ cho Hồng Nam. Hoàng Việt đặt chén nước trước mặt Hồng Nam. ông hỏi:
- Anh không ngủ được à?
- Xôn xao quá các anh ạ! - Hồng Nam uống cạn chén nước, ông nói tiếp - Tâm trạng giống như nhà thơ tìm được ý thơ hay. không bật dậy đốt đèn viết ra giấy không yên. Tôi cứ lật đi lật lại xem bọn địch đang nghĩ gì về chúng ta? Chúng đánh giá tình hình hiện nay của chúng ta như thế nào? Căn cứ vào các nguồn tin khác nhau. vào những diễn biến trên toàn chiến trường, có thể đi tới điều này: Bọn địch cho cuộc tiến công của chúng ta đã hết đà, chúng ta đã kiệt sức, giỏi lắm chỉ có khả năng giữ những gì giành được trong mấy tháng tiến công vừa qua, không còn đủ sức mở trận tiến công tiếp theo. Ở mặt trận này lực lượng ta rút đi khá nhiều là một bằng cứ để địch đánh giá. Vì vậy chúng mới chủ trương thay quân. Chúng cho quyền chủ động chiến dịch đã chuyển sang tay chúng. Thay quân xong, chúng sẽ phản công lớn. Tuy nhiên trong việc thay quân. đã xuất hiện những lỗ hổng và những mâu thuẫn gay gắt. Nếu chúng để toàn bộ sư 21 ở lại Tân Khai, Đức Vinh, cả ba Sư đoàn 25. 21, 18 cùng phối hợp phản công, khả dĩ còn gây khó khăn cho ta. nhưng tình hình khốn quẫn ở đồng bằng đã buộc chúng phải rút Sư đoàn 21 ra khỏi đường 13. về chữa cháy ở miền Tây Nam Bộ. Ở Tân Khai - Đức Vinh, như ý kiến hai anh, giỏi lắm chỉ có một chiến đoàn của sư 25 - Hồng Nam lắc đầu - Một chiến đoàn không làm được chuyện gì lớn trong tình hình hiện nay. Do đó quãng Tân Khai - Đức Vinh - An Lộc là một lỗ hổng lớn. Các trung đoàn cơ động của ta lại ở chính khu vực đó. Ta nên nhanh chóng chớp thời cơ thực hiện quyết tâm của kế hoạch B.
Hồng Nam nhìn Lê Khiêm, rồi nhìn Tư lệnh Hoàng Việt, ông tiếp tục nhấn mạnh:
- Táo bạo và có chút ít mạo hiểm. Nhưng phiêu lưu thì không. Tôi tin như thế!
Những ý kiến của Hồng Nam làm cho Lê Khiêm quả quyết:
- Lô gích lắm anh Ba! Nếu anh ra lệnh. tôi xin đi chuẩn bị chiến trường ngay.
Tư lệnh Hoàng Việt lắc đầu, mỉm cười chỉ vào ngực mình:
- Tôi đi chuẩn bị chiến trường, Lê Khiêm phải ở nhà.
- Anh Ba đi sao?
Tư lệnh Hoàng Việt gật đầu:
- Ngoài kế hoạch B, phải chuẩn bị kế hoạch C, kế hoạch Xnữa. Tôi phải xuống dưới đó họp bàn với các tỉnh uỷ, tỉnh đội, phối hợp hoạt động. Mặt trận ngoại giao đang cần sự phối hợp có hiệu quả cao. Còn anh, phải bắt tay vào việc chuẩn bị đưa pháo 105. 122 và 85 nòng dài xuống dưới đó, phải cho Đoàn Vũ một khẩu 85. nhiều cơ số đạn, kế hoạch chiến đấu sẽ giúp thêm, nhưng nhất thiết phải có pháo chi viện cho anh em. Anh em đang khó khăn, đang hết sức vất vả. Phải đốc nhanh mới được. Rồi phải chuẩn bị đường sá cho xe tăng xuống nữa. Công việc không ít và không dễ - Tư lệnh Hoàng Việt đứng dậy, nét mặt rất vui - Chúng ta hãy tạm nhất trí với nhau như vậy, đêm nay đừng ngủ, tiếp tục suy nghĩ cân nhắc thêm. Sáng mai ta họp thường vụ quyết định dứt khoát. Này, Lê Khiêm, liên lạc ngay với Đàm Lê, chúng tôi đã đồng ý cho cậu ta đánh lữ dù 1 rút quân. Cố gắng giúp Đàm Lê. Hồng Nam và Lê Khiêm cùng đứng dậy, họ lần lượt bước lên hầm. Tư lệnh Hoàng Việt xem lại đồng hồ. Đêm đã về khuya, ông dạo từng bước ngắn, thong thả, đầu lúc cúi xuống, lúc ngẩng lên. ông thấy người khoẻ khoắn, ông nói một mình:
- Phải có kế hoạch nghi binh chu đáo. Phải nghi binh thật giỏi mới được.
Phan Nguyên đã hết sốt. Người ông gầy đi nhiều. Đợt sốt kéo dài và vết thương tình cảm làm ông gần như kiệt sức. Ông can đảm chống chọi với bệnh sốt rét, với sự đau khổ một cách lặng lẽ, kiên trì. Ông nhăn mặt cố nuốt vào bụng một bát cháo, một viên thuốc, cũng như cắn môi nuốt tiếng thở dài thường bật ra mỗi đêm khuya ngả lưng xuống võng. Ông đã vượt qua bệnh tật, vượt lên nỗi đau. Một trong những phương thuốc ông dùng là: nhớ rõ trách nhiệm, ra sức làm việc, nhớ đến anh em, nghĩ về chiến thắng. Phương thuốc ấy cùng với những phương thuốc khác giúp ông đẩy lùi bệnh tật, giúp vết thương chóng thành sẹo.
Phan Nguyên chuyển sang làm công tác chính trị, bắt đầu bằng chức chủ nhiệm chính trị trung đoàn. Đến nay đang đảm nhận chức chính uỷ sư đoàn. Khoảng thời gian đó là mười hai năm. Mười hai năm ở trên chiến trường, ở giữa mặt trận. Có nghĩa là ông chưa được học một lớp đào tạo, hay một lớp bổ túc chính trị nào cả- Những chức trách ông lần lượt đảm nhiệm từ thấp lên cao, là do thành tích ông lập được, kết quả công việc ông đã làm, năng lực ông tự học tập, rèn luyện, kinh nghiệm ông thu lượm, uy tín ông xác lập Còn nhờ sự chỉ bảo của cấp trên, sự giúp đỡ dìu dắt của cấp uỷ, của đồng chí đồng nghiệp, và cả mồ hôi, xương máu của chiến sĩ nữa. Đúng, cả mồ hôi. xương máu của chiến sĩ! Bởi vì, không có một thành tích, một chiến công nào của đơn vị giành được lại khoẻ khoắn, dễ dàng. Thành tích và chiến công giành được đều là mồ hôi và xương máu. Có những thành tích, những chiến công phải trả giá đắt, có khi rất đắt. Phan Nguyên không thể quên con số thương vong trong mỗi trận đánh, sau một chiến dịch, cuối một năm tổng kết. Chỉ riêng đơn vị của Phan Nguyên thôi, nếu cộng con số thương vong của cả mười hai năm lại thì thật lớn và thật đau lòng. Đó là chưa tính tới bao nhiêu hy sinh. lặng lẽ, âm thầm, mà cái guồng máy chiến tranh, với những băng chuyền của nó đã từ mọi miền của đất nước đưa tới. Những thành tích cá nhân ông lập được. chức vụ ông đang đảm nhiệm, không thể nào tách khỏi sự hy sinh lớn lao đó. Và, chính sự hy sinh lớn lao đó đã giúp ông lập được thành tích, đưa ông tới chức vụ ông đang đảm nhận. Trong mười hai năm qua cũng có lần, có lúc, những lời khen. những tiếng hoan hô lọt vào tai ông, những ánh mắt nhìn ông với vẻ tò mò, kính nể, làm cho mắt ông lóa lên. Nhưng nhớ những con số thương vong của đơn vị, ông lại tỉnh hẳn ra. Sự thoả mãn, sự tự bằng lòng, cũng tức là bắt đầu sự dừng lại, bắt đầu sự kiêu căng. Không có sự hy sinh của mọi người, thì bản thân ông cũng chẳng có gì cả Để nhận ra được điều đó, bản thân ông cũng phải trả giá. Càng gắn bó với công việc chính trị, làm cán bộ chính trị làm một chính uỷ, ông càng thấy công việc và chức trách đó thật khó khăn. Ông chưa tìm thấy một hình mẫu nào hoàn chỉnh. Trong thực tế, ông thấy các bạn đồng nghiệp, người có ưu điểm này, người có ưu điểm khác, người mạnh mặt này, người yếu mặt khác, và ngay bản thân. ông cũng thấy mình có không ít nhược điểm. ông thấy tính hay nói dài, hay viết dài, viết nhiều, văn hoa, không được thiết thực là một nhược điểm của Nguyễn Tính, nhưng ông, ông lại nói ít quá viết ngắn quá, không thích ứng với cương vị và chức trách của ông. Có những báo cáo, những bài kết luận, đúng ra ông phải viết, phải soạn thảo, nhưng ông giao cho trợ lý, ông nói nội dung mục đích yêu cầu, trợ lý viết, ông đọc lại, thêm bớt, sửa chữa. Người trợ lý giỏi, nắm được vấn đề, có vốn sống, bài viết có chất lượng; trợ lý yếu kết quả thật đáng buồn. Những bài hay, những báo cáo tốt. được hoan nghênh, được tiếp thu. Ai cũng tưởng chính công sức của ông, nhưng đâu phải. Công sức của ông nhiều lắm một nửa, còn nửa kia của đồng chí trợ lý. Nhưng ông vì tự ái, vì sĩ diện - chưa nói được điều cụ thể ấy với mọi người. Nhiêu khi nghe anh em vỗ tay. ông đỏ mặt, ông đã một mình nhận hết lời khen của anh em. Đọc những bài hay, nói có chất lượng, những báo cáo tốt do những trợ lý giỏi soạn thảo, ông thấy những người trợ lý ấy biết nhiều hơn ông. có những vấn đề, những mục họ sắc sảo hơn ông. Phan Nguyên xấu hổ cả về những việc đó nữa. Ông đấu tranh với bản thân, ông hiểu. nếu không cố gắng học tập, không chịu khó rèn luyện thì một ngày kia, ông sẽ hết xấu hổ, ông sẽ trở nên ỉ lại, lười biếng, sống nhờ vào đầu óc và sức lao động của người khác.
Rất nhiều đêm Phan Nguyên tìm hiểu. suy nghĩ về bản chất công việc chính trị, chức trách của những người cán bộ chính trị. ông hiểu, nhưng ông chưa khái quát được súc tích, dễ nắm. Phải chăng công việc chính trị, công việc của những người cán bộ chính trị, là làm sao khơi lên những khả năng tiềm tàng, vô tận về mọi mặt trong quần chúng? Hướng mọi khả năng ấy vào nhiệm vụ, để giành thắng lợi trong mỗi nhiệm vụ, để giành thắng lợi cuối cùng? đó là cả một nghệ thuật! Nghệ thuật tìm sức mạnh của con người. nghệ thuật xây dựng và sử dụng sức mạnh của con người vào cuộc đấu tranh cách mạng! Đã là nghệ thuật thì không đơn giản, không dễ dàng chút nào cả. Phan Nguyên tâm niệm như vậy. Sự tâm niệm ấy góp thêm sức động viên ông, giúp ông vượt qua được những khó khăn của bản thân.
Phan Nguyên tới sở chỉ huy Trung đoàn 29 lúc mười hai giờ. Dọc đường ông phải dừng lại ba lần, hai lần máy bay ném bom, một lần pháo tầm xa từ Lai Khê bắn lên. Bọn địch đánh phá hậu cứ trung đoàn 29. Phan Nguyên gặp Nguyễn Tính ở ngã ba rẽ vào sở chỉ huy Biết Nguyễn Tính vừa ở chỗ địch oanh tạc về, ông hỏi ngay:
- Có bị tổn thất không?
- Báo cáo anh Tư. không có vong, chỉ bị thương hai đồng chí. có lẽ nhờ 12 ly 8 ở ngoài trận địa đánh trả, nên đã hạn chế được mức độ chính xác của máy bay ném bom.
- Có biết nguyên nhân vì sao không?
- Báo cáo vì không ngụy trang lối mòn vào cứ. "Đầm già" phát hiện được đường đi. - Phải đề phòng cả bọn biệt kích thám báo nữa. Địch. ta gần nhau thế này, chúng dễ thâm nhập lắm. Các đồng chí vẫn thường xuyên tuần tra lùng sục đấy chứ?
- Báo cáo vệ binh trung đoàn làm nhiệm vụ đó. Các tổ thay phiên nhau đi cả ngày đêm.
Vào đến hầm, chờ Nguyễn Tính ngồi xuống ghế. Phan Nguyên nói ngay, ông sợ quên, giọng nghiêm khắc:
- Phải kiểm thảo phê bình những thiếu sót đó. Những sự tắc trách, chủ quan ấy, không những không chấp hành mệnh lệnh, mà còn vi phạm việc chấp hành nghị quyết của đảng uỷ các cấp. Chúng ta phải chấm dứt cho được việc thương vong xảy ra ở hậu cứ vì vô kỷ luật, vì thiếu cảnh giác - ông nhìn Nguyễn Tính. nói tiếp - Cậu biết mỗi ngày sư đoàn tổn thất bao nhiêu không? Trên ba chục- Nếu ngày nào cũng vậy thì sao? Cuộc chiến đấu còn lâu dài, lấy đâu quân mà đánh? Lấy người đâu bổ sung cho kịp?
Ông nhìn chăm chăm vào Nguyễn Tính rồi nói tiếp:
- Miền Nam có mười bốn triệu dân, bộ máy chiến tranh của Thiệu đã trên hai triệu. chiếm tỷ lệ một trên bảy rồi. Mấy năm Việt Nam hóa chiến tranh, địch vơ vét hết người hết của. Nhiều vùng anh em miền Bắc phải xuống làm bộ đội địa phương, đội công tác và cả du kích xã nữa. Miền Bắc có mười bảy triệu, gánh trên vai cả bốn chiến trường, quân rải khắp Đông Dương, đâu phải lúc nào cũng có sẵn người bổ sung cho chúng ta. Hậu phương đâu phải là cái thùng không đáy. Ở chiến trường, mỗi việc làm thiếu trách nhiệm, mỗi xử trí sai lầm, mỗi quyết tâm không chính xác của người chỉ huy, đều lập tức phải trả giá. Cái giá ấy là xương máu của anh em, của chiến sĩ.. Cán bộ mình phải hiểu điều đó. Lãnh đạo phải đi vào những việc hết sức cụ thể, từ cái lá ngụy trang cho đến chiếc hầm, từ nắm cơm ăn cho đến cách đánh. Này, trong chỉ tiêu và kế hoạch thi đua, các cậu nêu vấn đề bảo đảm quân số, nhưng không thấy biện pháp cụ thể. Các cậu quên viết, hay chưa nghĩ ra. hay nêu lên câu chữ cho đầy đủ bài bản?
Những buổi gặp gỡ như thế này, dù là trao đổi công việc, thường Phan Nguyên dùng lối xưng hô thân mật, ông muốn tạo cho người nói chuyện với mình sự thoải mái nhất định- Nguyễn Tính chưa trả lời được câu hỏi bất ngờ ấy- Thấy vậy Phan Nguyên mỉm cười:
- Bí à? Này. đừng giận nhé. đọc bản quyết tâm thi đua của cậu gửi lên, mình thấy chưa có gì thay đổi lắm so với những bản báo cáo về công tác tuyên huấn của cậu. Sự suy nghĩ, cách đặt vấn đề, lối viết. Chúng ta đang là những con người chiến thuật, làm nhiệm vụ chiến thuật. Công việc chiến thuật là công việc cụ thể, hết sức cụ thể. Đừng có cái gì cũng bảo đảm, rồi bảo đảm, đâm ra khẩu hiệu suông. Sức mạnh tinh thần rất quan trọng, có cả vai trò vị trí hẳn hoi, nhưng không có vật chất bảo đảm, thì sức mạnh tinh thần đó sẽ bị xói mòn, không phát huy được đâu. Phải tránh sự trống rỗng. Phải chống lại sự trống rỗng. Chỉ tiêu nêu bảo đảm quân số chiến đấu, nhưng lại không bắt đầu từ nghiên cứu cách đánh, phát động quần chúng tìm ra lối đánh thích hợp, không tìm được cách chống M.79, chống đạn cối hóa học, thì làm sao bảo đảm quân số được? Còn ở hậu cứ thì để bị ném bom vì vô kỷ luật - Phan Nguyên lắc đầu - không được cậu ạ.
Phan Nguyên liếc mắt thăm dò thái độ Nguyễn Tính rồi hỏi:
- Còn chuyện Hậu đào ngũ. cậu đã làm gì chưa? Rút ra được vấn đề gì không?
Nguyễn Tính vuốt tóc. Anh hiểu chính uỷ đã không chịu để mất thì giờ, đột thẳng vào những vấn đê cơ bản. Nguyễn Tính nói:
- Chúng tôi đã thông báo cho toàn trung đoàn biết, có phê phán hành động tiêu cực xấu xa đó.
Phan Nguyên mở to mắt nhìn Nguyễn Tính:
- Chỉ phê phán thôi ư?
- Vâng.
Phan Nguyên lắc đầu:
- Không đủ, phê phán thôi không đủ. Ai chẳng biết hành động tiêu cực của Hậu là kém cỏi, xấu xa, nhưng người lãnh đạo phải biết nhìn xa hơn, phải biết tìm ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động tiêu cực ấy. Phải rút cho được những bài học nóng hổi về cách sống cho cán bộ và chiến sĩ. Chắc cậu nhận được thông báo về cậu Hậu rồi chứ?
- Báo cáo anh Tư. đã nhận được. Tin mới nhất, cậu ấy chết rồi. Hôm qua gặp đồng chí bác sĩ trạm phẫu tiền phương. đồng chí ấy bảo chân dập nát có thể lành. nhưng tay bị nhiễm trùng nặng, khi anh em tìm được - Tìm cũng là sự tình cờ thôi. anh em đi qua bãi bom gặp cậu ta đang nằm rên - thì người đã thâm tím lại, khiêng về phẫu, chỉ sống thêm được hai mươi giờ. Phải nói cho anh em biết chuyện đó. Phải chỉ cho anh em thấy trong thử thách ác liệt, tách khỏi tập thể là sai lầm nghiêm trọng, sẽ nhận lấy hậu quả không lường được. Trong chiến đấu đừng run sợ, nếu có chết cũng phải chết thật xứng đáng. Đó là đối với anh em. Còn các cậu? Cũng phải rút cho mình bài học về lãnh đạo chứ?
- Có, báo cáo anh Tư chúng tôi đã rút được bài học.
Phan Nguyên uống cạn chén nước, ông hỏi:
- Bài học gì?
- Chúng tôi thấy mình chưa sát quần chúng, chưa hiểu biết những diễn biến nội tâm phức tạp của quần chúng.
Phan Nguyên gật đầu. ông hỏi tiếp;
- Này, sao trong kế hoạch công tác chính trị không có mục chống chiến tranh tâm lý của địch? Cậu quên hay cho là không quan trọng, không cần thiết?
Nguyễn Tính giật mình, anh đỏ mặt ngồi im.
Phan Nguyên đoán hiểu, suy nghĩ một chút, ông nói:
- Cậu đọc nhiều chắc cậu nhớ câu của Lê Nin nói về chiến tranh và quân đội chứ? Cậu đọc câu đó chưa? Mình chưa được đọc. chỉ mới nghe Chính uỷ Hồng Nam nói một lần, nhớ đại ý thôi, không nhớ nguyên văn. Đoạn đầu Lê Nin nói về đường lối, về tổ chức chỉ huy, đoạn sau Lê Nin đặc biệt nhấn mạnh rằng: chiến thắng còn tuỳ thuộc vào tâm trạng người lính cầm súng trên chiến trường. Vấn đề ấy lớn lắm cậu ạ, là khoa tâm lý học quân sự đấy. Một trong chức trách của người cán bộ chính trị là phải để tâm, để sức nghiên cứu những vấn đề đó ngay trong đơn vị mình. Địch rải truyền đơn trắng rừng, máy bay phát loa chiêu hồi ra rả cả ngày êm, chiếc này chưa về, chiếc khác đã lên. Cuộc chiến đấu ác liệt như thế, gian khổ lâu dài như thế, có ai dám cả quyết rằng chiến tranh tâm lý của địch chỉ là một trò vô ích, không mảy may tác động tới bộ đội mình? Cậu bảo đã rút được bài học trong trường hợp của Hậu, nhưng nghe cậu nói, mình thấy chung chung quá. Rồi phải lần theo diễn biến của Hậu, để tìm cho đúng nguyên nhân. Có vậy mới rút được bài học cụ thể.
- Rõ! Báo cáo anh Tư tôi có khuyết điểm.
Phan Nguyên vẫn nhìn Nguyễn Tính, ông nói thong thả:
- Nhận khuyết điểm không khó vì khuyết điểm sờ sờ ra đó rồi, sửa chữa khuyết điểm mới khó. Khám phá, hiểu biết thế giới nội tâm của anh em là cả một công trình. Đó là một thế giới nội tâm hết sức phong phú, nhưng cũng không ít phức tạp, phức tạp vì hoàn cảnh và tính chất chiến tranh tạo ra. Lâu dài, gian khổ, ác liệt hơn rất nhiều so với cuộc chiến tranh trước. Chúng ta lại là một sư đoàn chủ lực tập trung. chuyên môn ở rừng. -Nhiều anh em không nhìn thấy mặt dân. xa hậu phương, thư từ tín tức gia đình quê hương không có, khát khao tình cảm. Phải đi sâu vào nghiên cứu, chứ không được giản đơn. Giản đơn là hỏng hết - Ngừng một chút ông hỏi:
- Tình hình đơn vị thế nào? Anh em có khó khăn. có thắc mắc, có đề nghị gì không?
Nguyễn Tính báo cáo tình hình các mặt trung đoàn với Phan Nguyên, ông chăm chú nghe, ghi chép, gạch dưới những điểm cần chú ý, đánh dấu những điểm cần hỏi. Cuối cùng Nguyễn Tính nói:
- Báo cáo chính uỷ, một số cán bộ chiến sĩ nơi này: nơi khác. lúc này, lúc khác, vẫn chưa thông suốt nhiệm vụ.
- Anh em nói sao?
- Anh em nói chiến dịch này giành dân, giành đất. Ở đây không có dân thì giữ đất làm gì. Anh em muốn xuống vùng ven, ở dưới đó cũng có đất lại đông dân. có chết cũng được nhìn thấy dân.
Phan Nguyên gật đầu:
- Có lẽ nói thế này đúng hơn: tư tưởng anh em thông rồi lại không thông, không thông rồi lại thông. Cứ lặp đi lặp lại kiểu đó- Có đúng thế không?
- Báo cáo rất đúng.
- Chúng ta hiểu tâm tư tình cảm anh em. Hơn hai năm chiến đấu trên chiến trường đông bắc Cam pu chia, không được nhìn thấy đồng bào mình, mong muốn xuống vùng ven, mong muốn giải phóng đồng bào, có chết cũng sướng. Đó là một tình cảm sâu sắc. đẹp đẽ. Nhưng với nhiệm vụ chiến đấu ở đây thì sao? Tại sao lại có hiện tượng thông rồi lại không thông? Đã có lúc nào cậu đi sâu vào vấn đề đó chưa?
Nguyễn Tính dè dặt:
- Báo cáo chính uỷ, chúng tôi cũng đã làm nhưng chưa có kết quả
Phan Nguyên nghiêng đầu nhìn Nguyễn Tính, chợt ông hỏi:
- Cậu còn nhớ mấy năm trước mỗi khi lên lớp chính trị. Các chính trị viên lần nào cũng lặp đi lặp lại "Đế quốc Mỹ sa lầy đến tận cổ không?" Anh em nghe mãi và bảo dưới chân đế quốc Mỹ không phải là bùn mà là đất sét rồi, nên nó chỉ sa lầy đến tận cổ, chứ không lút cổ lút đầu được Tại sao vậy? Tại sao năm nào cũng giải thích một cách đơn điệu như vậy? Tôi cho rằng sự hiểu biết của chúng ta về nhiệm vụ, tình hình chưa sâu sắc, sự hiểu biết của ta về địch còn đơn giản, còn nghèo nàn, sự hiểu biết của ta về anh em ta cũng rất chung chung, nên chúng ta chưa thuyết phục được anh em. Cơ sở của quyết tâm là từ đâu? Là sự hiểu biết. hiểu biết tạo ra nhận thức, nhận thức tình hình nhiệm vụ, nhận thức sự vật là cơ sở của quyết tâm. Những chiến sĩ có bản lĩnh chiến đấu thường là những chiến sĩ có nhận thức sâu sắc. Nhận thức cũng là cơ sở của giác ngộ cách mạng. Mà nhận thức thì thật không có giới hạn, nhận thức là một quá trình. Từ hiểu biết, nhận thức đến giác ngộ, đến quyết tâm chiến đấu, là cả một vấn đề lớn, là cả một khoa học. Khoa học về sức mạnh của con người, nhưng chúng ta lại thường đơn giản, lại không cơi đó là một khoa học. Chúng ta đã quen lối nói lấy được, nói cho xong việc, quen lối hô khẩu hiệu, quen tật chung chung. Để có một rừng cánh tay giơ lên. thay vì mượn, sử dụng từ ngữ bừa bãi, một tấc lên đến trời. huyên thiên, trống rỗng, thuận lợi thì thổi phồng lên, khó khăn thì vo viên cho nhỏ bớt, hoặc là ngược lại. Với địch thì lúc nào cũng coi như rơm rác, chỉ cần một mồi lửa là cháy trụi - Phan Nguyên cười khẩy - Nếu coi kẻ thù là rơm rác thì việc gì phải mất chín năm mới đuổi được thằng Pháp ra khỏi nửa nước. Việc gì phải mất mười tám năm mà chưa đuổi được thằng Mỹ ra khỏi miền Nam- Cuộc chiến đấu mà dễ dàng, trơn tru thì đâu phải hy sinh chịu đựng lớn lao đến như vậy_ Kết quả của những lời nói hoa mỹ ấy là gì? Là khi đụng vào thực tế, gặp phải khó khăn thì nắm tay không chặt nữa, cánh tay không giơ cao nữa. Tại sao vậy? Tại vì chúng ta không hiểu cặn kẽ. không phân tích được sâu sắc những vấn đề đặt ra. Như vấn đề tư tưởng các cậu đang gặp phải chẳng hạn. Tôi cho có nhiều nguyên nhân Có thể hình thức chiến đấu này mới lạ quá, lại diễn ra trên một khu vực nhất định trong thời gian dài. Mới lạ về hình thức chiến đấu. mới lạ về sự ác liệt, mới lạ về sự giành giật gay go giữa ta và địch. Cũng còn vì lý do bí mật, ta chưa nói hết, chưa nói rõ ý đồ chiến dịch cho anh em biết - Phan Nguyên dừng lại, ông ghi nhanh vào quyển sổ tay điều vừa nghĩ ra, gạch dưới. rồi nói tiếp:
- Có những thắc mắc trên, còn lý do này ta chưa nói với anh em, hoặc nói không sâu, đó là chức năng của bộ đội chủ lực. Phải nói cho anh em biết, để anh em đừng hiểu chiến tranh nhân dân một cách thô thiển rằng phải trực tiếp đánh vào bọn dân vệ, bọn bình định: bọn ác ôn mới là chiến tranh nhân dân, mới là tham gia vào phong trào nổi dậy của quần chúng. Chức năng chủ yếu của bộ đội chủ lực là đánh tiêu diệt. Phải tiêu diệt sinh lực cao cấp, sinh lực xương sống của địch. Có đánh sụp cái trụ cột ấy của địch mới giải phóng được đất, giải phóng được dân, mới đi tới được kết thúc chiến tranh. Nói như vậy không phải bộ đội chủ lực tiến hành cuộc chiến đấu của mình, hay mở chiến dịch một cách đơn độc. Sư đoàn ta đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng địa phương của Bình Long, Chơn Thành. Dầu Tiếng, Bến Cát, nhịp nhàng ăn ý. Chiến dịch của khối chủ lực đang tiến hành trên đường 13 này, là nằm trong bối cảnh chung. trong hoạt động chung của cuộc tiến công chiến lược năm nay, với sự tham gia của tất cả các lực lượng, những lực lượng nào có trách nhiệm đó. Chúng ta kéo Sư đoàn 21 lên đây, giữ chân chúng ở đây. tạo điều kiện cho miền Tây Nam Bộ tiến công và nổi dậy, kéo thêm Trung đoàn 15 của Sư đoàn 9 ở khu 8 lên đây. tạo thuận lợi cho đồng bằng đánh phá bình định là hay quá, tốt quá đi chứ- Mảnh đất hoang Tàu Ô này, vùng đất không người trên đường 13 này, và cuộc chiến đấu của anh em ta ở đây, có giá trị lớn lắm chứ. Một lý do nữa, tin tức về kết quả cuộc tiến công nổi dậy của các chiến trường, của phong trào đô thị, xung quanh mặt trận đường 13 này. anh em ít được nghe, ít được biết, cho nên anh em chưa thấy hết ý nghĩa, chưa thấy sâu sắc nhiệm vụ của mình đang làm. Việc thông báo tin tức của chúng ta chậm lắm, kém lắm, phải khắc phục nhanh. Nhưng sâu xa hơn, tôi cho rằng ta chưa làm sáng tỏ, chưa làm bật lên cái mới của
giai đoạn chiến lược này. Có phải mỗi giai đoạn lịch sử đều có một nhiệm vụ lịch sử cụ thể không? Và đều mang một tầm vóc lịch sử mới? Giai đoạn lịch sử mới quy định nhiệm vụ lịch sử cụ thể.
Phan Nguyên dừng lại nhìn Nguyễn Tính như thăm dò, một lát ông nói tiếp:
- Đây là cuộc đọ sức, chưa phải cuối cùng, nhưng rất quyết định. Cuộc đọ sức mang tính chất giai cấp gay go, quyết liệt, một mất một còn. Việc hết lính dù, hết sư 21, sư 25, sư 18, quân biệt động nhào tới con đường đẫm màu này, nói lên tính chất và giá trị chiến lược của giai đoạn này, của cuộc chiến đấu. Vì thế, cán bộ chiến sĩ phải tự nâng mình lên ngang với tầm vóc và nhiệm vụ lịch sử Chúng ta phải tìm mọi lời lẽ đúng đắn nhất, sáng tỏ nhất giải thích cho anh em hiểu những vấn đề mới mẻ và phức tạp đó. Cái mới trong chiến lược, cái mới trong chiến dịch, cái mới trong chiến thuật và trong chiến đấu, đòi hỏi từ người chỉ huy đến người chiến sĩ cũng phải có cái mới về mọi mặt. Nâng mình lên cũng là phát hiện và xây dựng cho được cái mới. Đều là những vấn đề bắt buộc chúng ta tìm cho ra, nhìn cho thấy. Nếu không thì công việc lãnh đạo của chúng ta ít thành công, hay nói một cách nghiêm khắc hơn là sẽ thất bại.
Phan Nguyên hạ giọng nói như một lời tâm sự:
- Này, Nguyễn Tính, cậu có thấy một số cán bộ mình thường có cái tệ hể được đề bạt lên một cấp lại xa quần chúng thêm một chút không? Xa quần chúng cũng tức là xa thực tiễn, tệ quan liêu phát sinh từ đó. Quan liêu dẫn tới nghèo nàn về hiểu biết, đầu óc còn lại một mớ toàn là khái niệm chung chung. Phải hết sức cảnh giác với điều tệ hại đó cậu ạ!
Phan Nguyên im lặng, Nguyễn Tính cũng im lặng. Phan Nguyên đang suy nghĩ lại lần nữa những điều mình vừa nói, còn Nguyễn Tính đang cố hiểu về những lời Phan Nguyên vừa nói. Phan Nguyên bổng, mỉm cười, ông gật đầu với Nguyễn Tính:
- Này, mình không phải là một giảng viên của Học viện đâu nhé, mình cũng không muốn lên lớp, mình chỉ muốn tâm sự, đúng, tâm sự với cậu thôi. Chà - Phan Nguyên thở một hơi dài - Cuộc chiến đấu có rất nhiều chuyện đặt ra, buộc chúng ta phải không ngừng suy nghĩ, có biết bao nhiêu chuyện cần nói, cần trao đổi nhưng chúng ta lại ít có điều kiện, công việc hàng ngày hút hết thì giờ. Cậu đừng cho mình lên lớp nhé. Anh Đàm Lê nói hôm nọ cậu bảo qua một lớp chỉnh huấn cấp tốc phải không?
Nguyễn Tính đỏ mặt:
Đúng đấy anh Tư ạ, sư trưởng nhằm vào tôi cấp tập. Rát lăm
Có chịu được không?
- Chịu được, anh Tư đừng lo.
- Tốt, phải biết chịu, vui vẻ mà chịu, chỉ tốt hơn chứ không xấu đi Cuộc chiến đấu có những đòi hỏi lạ lắm, nó không chờ đến ngày anh em mình ngồi lại với nhau, kiểm thảo phê bình, ca ngợi lẫn nhau, hoặc là để những sự việc, những vấn đề đi qua rồi mới nói. Cuộc chiến đấu đòi hỏi phải nhìn mọi vấn đề, mọi sự việc cho sớm, cho đúng, cho nhanh. Muốn nhìn được, không gì khác ngoài dũng cảm. Phải, đúng là phải dũng cảm cậu ạ. Từ trong trận đầu ở bắc Chơn Thành, bọn mình đã rút ra kết luận như thế.
Phan Nguyên nhìn Nguyễn Tính vẻ đắn đo, nhưng rồi ông quyết định nói:
- Này Nguyễn Tính, cậu có tự ái mình cũng nói, chuyện tranh luận với anh Đàm Lê hôm nọ ấy mà. Tranh luận là để tìm ra chân lý, đi tới chân lý, thuyết phục nhau là bằng lý lẽ. Người không có lý lẽ bao giờ cũng vội vàng đem nguyên tắc, tư tưởng, tính Đảng một cách thô kệch để người khác phải sợ. Cứ tự cho mình là người nắm chắc, nắm vững, là người có trách nhiệm bảo vệ những vấn đề quan trọng đó. Nhưng cái cách như thế, thực ra là để che giấu sự hiểu biết nông cạn, sự nghèo nàn về trí thức mà thôi. Việc bảo vệ nguyên tắc, tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng là trách nhiệm trước hết của mỗi người đảng viên, bất kỳ đảng viên đó là cán bộ quân sự hay chính trị. Đường lối, chủ trương, tư tưởng quân sự, những nguyên tắc của Đảng, là những vấn đề khoa học, không được hiểu bằng cảm tính, mà phải hiểu bằng tri thức, bằng khoa học. Cậu đừng giận, mình thấy cái tật ấy của cậu từ hồi ở sư bộ đến nay. Chưa sửa chữa được bao nhiêu. Hiểu đúng mình cũng gian lao lắm. Cậu có giận mình không?
Lúc này mặt Nguyền Tính không đỏ nữa, lại hơi tái, trán anh lấm tấm mồ hôi, đói mắt nhỏ chớp liên tục, đôi môi mỏng lúc nói vốn như múa nhưng lúc này đã nhợt nhạt hẳn ra. Anh thở nặng, cố nói rõ từng tiếng:
- Báo cáo anh Tư, tôi không giận, tôi xin tiếp thu để nghiên cứu sửa chữa.
Phan Nguyên nhìn đồng hồ, ông gật đầu:
- Cậu không tự ái, không giận là đúng. Phải can đảm cậu ạ. Thôi, tâm sự vài điều, còn bây giờ tôi nói sang tình hình nhiệm vụ.
Phan Nguyên truyền đạt lại những điều ông, Đàm Lê, Lê Nhu đã bàn đêm qua. ông nhấn mạnh vấn đề công sự, thế bố trí, những cơ số đạn, thực phẩm, gạo sấy, thuốc men dự trữ cho những cụm chốt cơ bản, dự trữ ngay tại trận địa. đề phòng địch cắt đường tiếp tế. Ông nhấn mạnh vị trí và nhiệm vụ rất quan trọng của hai Tiểu đoàn 17, 18 ở hai bên sườn hai gọng kìm của địch. Cái đầu nhọn của hai mũi dùi này có thọc lên sát cầu Tàu Ô hay không, là tuỳ thuộc phần lớn vào việc hai Tiểu đoàn 17, 18 có kìm, có chặn được xương sống của chúng hay không? ông nhấn mạnh khả năng Lê Văn Tư đưa Chiến đoàn 49 xuống Tân Khai, đánh thốc sau lưng trung đoàn, ông nhắc việc hiệp đồng chiến đấu với tiểu đoàn của Trung đoàn 11 ở khu vực bắc cầu Tầu Ô. Ông kết luận:
- Trong vật nhau, điều quan trọng và quyết định là hai chân phải bám được đất, rồi tìm cách nắm lấy chỗ hiểm của đối thủ mà quật để đối phương nhấc được chân mình lên khỏi mặt đất coi như sẽ đo ván. Ở đây cũng như vậy, dù tình huống thế nào cũng bám trụ cho được, bởi vì từ một đại đội, một chốt, một công sự chiến đấu, ta sẽ tìm cách và sẽ có cách khôi phục lại tình hình. Đồng chí có đồng ý như vậy không?
Sực nhớ, Phan Nguyên nói:
- Này, tin vui đây, Tư lệnh Hoàng Việt thông báo sẽ cho kéo xuống gấp một khẩu 85 ly nòng dài, trực tiếp yểm trợ cho các đồng chí đấy. Lựu pháo 105, hay 122 uy lực lớn hơn, nhưng tầm bắn gần, đạn lại ít. Hậu cần Miền đang huy động lực lượng lùng sục các hầm đạn pháo của địch ở những căn cứ ta vừa giải phóng. Cây 85 ly có ưu điểm bắn xa hơn, đạn lại sẵn. Đồng chí báo ngay với Đoàn Vũ, bắt liên lạc với pháo binh, cần thì phụ công sức vào kéo nó xuống. Thích chứ?
Nguyễn Tính mừng quá, nói ngay:
- Vâng, không còn gì hơn anh Tư ạ!
- Trên hiểu các cậu, hiểu anh em. Hiểu lắm, lo và thương. Các cậu phải hết sức cố gắng để trên có thêm thời gian tạo thời cơ, sử dụng thời cơ. Nguyễn Tính này, phải biết nghiến răng lại mà chịu nghe không?
- Báo cáo anh Tư tôi hiểu. Tôi sẽ báo cáo lại cho đảng uỷ biết, chúng tôi thảo luận mọi biện pháp cụ thể để làm tốt nhiệm vụ.
Phan Nguyên nhìn đồng hồ rồi đứng dậy:
- Tôi xuống họp với cấp uỷ địa phương bàn việc phối hợp chiến đấu, làm việc với Trần Thơ và Đinh Công - ông ghé miệng vào tai Nguyễn Tính - Xúc tiến kế hoạch B. Hãy vững vàng, tin tưởng, kế hoạch B nổ ra là chúng nó nhả Tàu Ô ngay, tháo chạy ngay. Nhưng chỉ anh với Đoàn Vũ biết thôi đấy. Đó là nguyên tắc nhớ không?
- Báo cáo chính uỷ tôi lấy tư cách đảng viên xin bảo đảm vấn đề đó
- Từ bây giờ cho đến khi những trận đánh dưới đó nổ ra, các cậu phải chịu đựng nhiều áp lực rất nặng của sư 25, của quân đoàn 3. Phải động viên sức manh mọi mặt của toàn trung đoàn, phải biết nghiến răng lại khi cần thiết.
Phan Nguyên mím môi, mặt ông đanh lại, đôi mắt nhìn xoáy vào một điểm trên nền hầm, tất cả ở ông đang hiện lên vẻ kiên quyết Sực nhớ, ông ngửng đầu nhìn Nguyễn Tính, nét mặt trở lại bình thường
- Công tác phát triển đảng của các đồng chí làm không tốt, chậm, ì ạch. Vì sao vậy? Anh em chiến đấu đến mức này, chịu đựng mọi thử thách đến mức này, nhưng sao kết nạp được rất ít? Các đồng chí có hẹp hòi không? Có cầu toàn không? Quần chúng hiến dâng tất cả những gì mình có cho nhiệm vụ, cho cuộc chiến thắng lợi đó là tiêu chuẩn và yêu cầu cơ bản nhất. Những khuyết điểm, nhược điểm còn có của từng quần chúng thì phải giúp anh em tiếp tục sửa chữa. Trong thực tế không có con người nào hoàn thiện hoàn mỹ rồi mới vào Đảng cả. Vào Đảng để tiếp tục chiến đấu tốt hơn, để rèn luyện mình tốt hơn, và Đảng cũng chỉ có thể mạnh lên thông qua đấu tranh và rèn luyện. Cầu toàn, hẹp hòi là điều không chấp nhận được. Nhớ như thế.
- Rõ! Báo cáo chính uỷ chúng tôi đã kiểm điểm, chúng tôi sẽ báo cáo sau
Phan Nguyên lại nhìn đồng hồ rồi hỏi:
- Này, cậu có nhận được thư nhà không? Cô ấy và các cháu vẫn mạnh khoẻ chứ? Vùng ấy Mỹ có ném bom không?
Nguyễn Tính lắc đầu:
- Hai năm nay tôi không nhận được tin tức gì anh Tư ạ. Vùng tôi có đường sắt đi qua, không hiểu giờ ra sao?
- Còn anh em? có nhận được nhiều thư không? Nghe nói trên đường Trường Sơn có hàng bao tải thư quên trong kho, để mối xông, mưa nắng dập vùi, có xe thư bị bom đánh trúng, thư vung vãi khắp rừng - Phan Nguyên tặc lưỡi - Thế đấy, nỗi chiến sĩ đều có một gia đình, một vùng quê. Gia đình và quê hương là một trong những nguồn gốc tạo nên sức mạnh chiến đấu của mỗi chiến sĩ. Trong sư đoàn có rất nhiều anh em sáu bảy năm nay không được tin tức gì. Thật tội nghiệp.
- Trường hợp đó có nhiều anh Tư ạ. Cũng vì thế rất nhiều anh em không muốn viết thư về nhà - Nguyễn Tính nhìn Phan Nguyên anh hỏi với vẻ dè dặt
- Anh Tư có nhận được tin tức gì mới về gia đình không?
Phan Nguyên mỉm cười, nụ cười phảng phất nỗi buồn:
- Tin tức thì như các cậu đã biết. Các cháu cũng đã lớn, mình nghĩ nhiều tới ông cụ. Chỉ mong sao cụ đừng nằm xuống lúc mình đang ở chiến trường - ông nuôi cháu nghĩ thật tội, nhiều đêm không ngủ được cậu ạ.
Phan Nguyên nhìn Nguyễn Tính với ánh mắt thông cảm, ông nhếch mép vẻ mệt mỏi:
- Tóc chúng ta rồi sẽ chóng bạc cậu ạ, nào căng thẳng vì bom đạn, nào căng thẳng vì đấu trí đấu lực với địch, nào căng thẳng về tình cảm riêng tư. Mỗi con người, ngoài cái chịu đựng chung như nhau, đều có những vấn đề riêng của mình. Điều quan trọng là suy nghĩ về những vấn đề đó như thế nào cho đúng, chịu đựng và giải quyết những vấn đề đó như thế nào cho tốt mà thôi. Các cậu ở sát anh em hơn, cần phải thường xuyên hiểu cho được cái thế giới phong phú đó của anh em, để lãnh đạo cho đúng, lãnh đạo cho tốt.
Phan Nguyên nhìn đồng hồ lần nữa, ông đứng dậy:
- Thôi, mình đi, nói mãi không hết chuyện được. Cho mình gửi lời thăm Đoàn Vũ, thăm tất cả anh em. Chúng ta sẽ gặp nhau vào 1úc khác.
Nguyễn Tính cũng nhìn đồng hồ, anh giữ lấy ba lô Phan Nguyên:
- Anh Tư ăn cơm đã rồi hãy đi.
Phan Nguyên nhìn ra ngoài. Cậu liên lạc từ đâu đó đã hiện ra, bồng sau lưng, súng trên vai, vẻ sẵn sàng xuất phát. Phan Nguyên cười:
- Bọn mình có cơm rồi. Đi đã, tiện đâu ngồi ăn ở đó.
Anh Tư định đi đường nào? Đi theo đường trục không an toàn, pháo Chơn Thành kiểm soát ngặt lắm
Phan Nguyên lắc đầu, ông mang ba lô lên vai:
Không lo, bọn mình sẽ cắt rừng. Đi ít người cắt rừng là tốt nhất.
Phan Nguyên nắm chặt tay Nguyễn Tính, ông gật đầu, rồi quay ra lối mòn. Dáng người mảnh khảnh của ông thấp thoáng sau những hàng cây trụi lá. Phan Nguyên đã đi khuất, nhưng Nguyễn Tính vẫn còn đứng nhìn theo.
Phan Nguyên làm việc xong với cấp uỷ địa phương. ông từ chối lời mời ở lại ăn cơm vì lý do công việc gấp rút, ông sang ngay tiểu đoàn đặc công của sư đoàn đóng quân ở khu rừng phía tây quận lỵ Chơn Thành.
Trần Thơ và Đinh Công, tiểu đoàn trưởng đặc công về làm việc, Chính uỷ Phan Nguyên mở xắc cốt lấy ra hai bản sơ đồ căn cứ Lai Khê, một bản vẽ trên giấy đánh máy. Bản này sao lại của ban tham mưu lữ đoàn đặc công do chính các chiến sĩ của lữ đoàn đặc công vẽ trong thời gian đi chuẩn bị mục tiêu, được bổ sung thêm sau trận đánh của đặc công vào Lai Khê hồi mở màn chiến dịch.
Bản thứ hai vẽ trên giấy học trò bằng bút chì bi, do một cơ sở trong quận lỵ Chơn Thành vẽ, cơ sở này vẽ xong, chuyển cho cơ sở thứ hai là một cụ già sáu mươi lăm tuổi, nghe nói sống độc thân, làm vườn và chăn nuôi gia súc ở khu vực xưởng cưa, cách quận lỵ Chơn Thành chừng cấy số rưỡi. Không hiểu cơ sở vẽ tấm bản đồ là người như thế nào, làm nghề gì và đã vẽ bằng cách nào. Nhưng đó là bản vẽ rất kỹ, có nhiều chi tiết bản sơ đồ của đặc công không có. Sư đoàn không liên hệ trực tiếp với cơ sở, cách đây nửa tháng, nhân gặp bí thư huyện uỷ Chơn Thành, Chính uỷ Phan Nguyên đã nhờ làm việc đó.
Chính uỷ Phan Nguyên xem bản sơ đồ, ông không nghĩ về cách đánh, ông nghĩ tới người vẽ sơ đồ và ông cụ chuyển tấm sơ đồ cho anh em. Người vẽ sơ đồ anh em chưa gặp, nhưng ông cụ anh em gặp nhiều lần, hỏi lai lịch, ông cụ lắc đầu, hỏi đời sống, ông cụ bảo tạm đủ, hỏi gia đình, ông cụ cười, bảo đến ngày kết thúc chiến tranh mới nói được. Nhưng hỏi bất cứ tình hình nào về địch, thì ông nói kỹ, nói nhiều, nói cả những điều anh em không hỏi. Phan Nguyên chưa gặp anh em để hỏi thêm về ông cụ, nhưng ông đã chỉ thị cho anh em phải bảo đảm an toàn cho ông cụ, nhất là hạn chế việc đi lại rất nguy hiểm, việc đề ra những yêu cầu quá cao đối với ông cụ, có thể làm bọn địch nghi ngờ.
Hai bản sơ đồ tỷ lệ khác nhau, cách biểu hiện cũng khác nhau. Bản của đặc công ghi bằng ký hiệu, bản của cơ sở ghi bằng chữ, ví dụ: mìn, lô cốt, hàng rào lưới, hàng rào vướng chân, tường đất v v.. Chỗ nào không rõ tính chất, người vẽ ghi “không biết". Người vẽ còn ghi cả những chữ "Chỗ này khó vô, chỗ này dễ vô" bên cạnh là một nét gạch.
Việc Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định điều tiểu đoàn đặc công của sư đoàn chịu trách nhiệm một hướng đánh vào Lai Khê, ít nhiều làm Đàm Lê và Phan Nguyên băn khoăn. Tiểu đoàn lập công trong trận đánh vào sân bay Téc Ních hồi mở màn chiến dịch, tiếp theo trong suốt hai tháng qua, tiểu đoàn cũng lại đã lập công xuất sắc trong nhiệm vụ đánh phá các trận địa pháo, các bãi xe tăng, các sở chỉ huy ở khu vực Chơn Thành, chi viện đắc lực cho bộ binh chốt chặn. Đó là vũ khí và là chỗ mạnh mà sư đoàn đã biết sử dụng một cách có hiệu quả cao. Nay rút đi, ngoài một số hoả lực ít ỏi, sư đoàn không còn gì trong tay để trực tiếp chi viện cho Trung đoàn 29.
Đàm Lê và Phan Nguyên hiểu sâu sắc những gian nan, khó khăn Trung đoàn 29 đang phải chịu đựng. Trung đoàn đã giữ vững dải chốt chặn được hơn hai tháng rồi. Đó là thành tích nổi bật nhất, không trung đoàn nào sánh kịp. Tàu Ô thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và thế giới. Đó là nơi các sư đoàn địch đang phải bó tay. Nó nghiễm nhiên trở thành một thách thức lớn. Về dư luận nó như là một sự đánh cuộc theo kiểu nói của các hãng thông tin phương Tây. Về phần sư đoàn và Trung đoàn 29, Tàu Ô như cái mốc mới trong khả năng chiến đấu, trong các chiến công và truyền thống của sư đoàn. Chiến công Tàu Ô là niềm tự hào, là danh dự thiêng liêng. Trong phạm vi hướng chiến lược này, trong phạm vi chiến dịch này, thì Tàu Ô rõ ràng là cái chìa khóa, là cái bản lề quyết định thế trận đôi bên. Toàn mặt trận, từ vị tư lệnh, đến người chiến sĩ dưới chiến hào, đến người chiến sĩ. nuôi quân, tiếp tế, đều ý thức được vai trò vị trí chiến dịch của nó, ý thức được giá trị tinh thần của nó. Vì vậy để cho địch nắm được chìa khóa, đập gãy bản lề, phá tung cánh cửa Tàu Ô thì thế trận chiến dịch sẽ đảo lộn, về tinh thần, về tình cảm sẽ rất đau đớn. Tự trong đáy lòng, những người đứng đầu sư đoàn đều mong muốn chiến công Tàu Ô hoàn toàn trọn vẹn. Nghĩa là Tàu Ô phải được giữ đến cùng, để tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch phát triển, cho đến khi quân địch phải hoàn toàn bó tay, phải chịu cúi đầu trước bức tường sắt đó. Tàu Ô phải là một chứng minh hùng hồn, đầy đủ rằng, bom đạn dù có nhiều, có ác liệt đến đâu, cũng không khuất phục được, không đè bẹp được ý chí của một quân đội cách mạng, dù đó chỉ là một phân đội chiến thuật. Rằng nghệ thuật quân sự của địch không thể thắng được nghệ thuật quân sự của quân đội cách mạng, dù chỉ trong phạm vi chiến dịch.
Phan Nguyên biết Tư lệnh Hoàng Việt, Phó chính uỷ Hồng Nam thông cảm sâu sắc sự lo lắng băn khoăn của các đồng chí chỉ huy sư đoàn. Tư lệnh Hoàng Việt giải quyết bằng cách phải kéo cho được khẩu pháo 85 ly nòng dài, có tầm bắn xa mười sáu cây số tới khu vực phía tây Tàu Ô, tập trung đạn cho khẩu pháo đó, để nó có thể kiềm chế và phá hoại một cách có hiệu quả các trận địa pháo của địch. Còn sự chi viện cơ bản quan trọng nhất là phải đánh thật tốt đánh thật đau vào căn cứ Lai Khê, vào bọn địch đang bảo vệ vùng trung tuyến.
Phan Nguyên hoàn toàn nhất trí? nhưng sự băn khoăn lo lắng không phải đã hết. Dựa vào cách giải quyết của Tư lệnh Hoàng Việt các thủ trưởng sư đoàn muốn làm việc kỹ với Đinh Công, trước khi tiểu đoàn đặc công rời khu vực Chơn Thành tiến xuống Lai Khê.
Sư đoàn tác chiến trên suốt chiều dài hai mươi ki lô mét, từ Chơn Thành lên phía nam Thị xã An Lộc. Số các đơn vị của địch trên đoạn đường này là: hai sư đoàn bộ binh, một lữ đoàn dù, một liên đoàn quân biệt động. bọn địch có hơn một trăm nòng pháo cỡ lớn, gần một sư đoàn xe tăng, xe bọc thép. Vì địa hình, bọn địch không tung hết một lần số xe tăng, xe bọc thép vào trận đánh, nhưng ngày nào xe tăng, xe bọc thép cũng thay nhau chi viện cho bộ binh bắn phá trận địa. Đó là lực lượng địch trực tiếp tham chiến, ngoài ra còn có các liên đoàn, chiến đoàn biệt động quân rải dài từ phía nam Chơn Thành đến Lai Khê. Các đơn vị trong biên chế của sư đoàn phải căng ra trên suốt hai mươi ki lô mét đó, mỗi đơn vị làm một nhiệm vụ khác nhau. Tiểu đoàn đặc công và các đơn vị hỗn hợp đánh phá khu vực tập kết của địch ở Chơn Thành. Trung đoàn 29 chốt giữ Tàu Ô, Trung đoàn 11 bao vây Tân Khai, Trung đoàn 65 đánh vận động ở Đức Vinh - ngã tư Thanh Bình. Do vậy nên cán bộ chủ chết của sư đoàn phân công nhau đi đốc chiến từng nơi, trực tiếp chỉ huy từng trận quan trọng. Người điều hành công việc hàng ngày, giữ vững và phối hợp mọi đầu mối liên quan là Lê Nhu, trưởng ban tác chiến sư đoàn. Lê Nhu như là một sư đoàn trưởng thứ hai vậy!
Phan Nguyên đang suy nghĩ từ chuyện này sang chuyện khác thì Đinh Công về. Anh tiểu đoàn trưởng lùn không kịp mặc quần dài, không cởi tấm dù ngụy trang, từ ngoài mười mét đã dõng dạc lên tiếng:
- Báo cáo chính uỷ. tôi, Đinh Công có mặt!
Phan Nguyên đứng dậy vẫy tay. Trước mặt ông không giống Đinh Công cách đây hai tháng. Cậu thanh niên thấp lùn, rất lực lưỡng này cũng gầy, cũng đen sạm đi thì ghê thật! Phan Nguyên
cười bắt chặt tay Đinh Công:
- Đi tới đâu rồi?
Đinh Công vừa cởi tấm dù vừa nói:
- Báo cáo chính uỷ ra tới mép rừng.
- Về nhanh vậy?
- Dạ, tôi chạy. Tôi đoán có việc gấp phải không ạ? Báo cáo chính uỷ cho tôi ra sau này một chút - Đinh Công lao ra phía sau hầm, thoáng cái, cậu ta trở lại quần áo tươm tất.
- Ngồi xuống đây - Phan Nguyên cũng ngồi xuống, ông muốn hỏi kỹ những hoạt động của tiểu đoàn, đó là những thành công được Bộ tư lệnh mặt trận đánh giá cao. ông muốn hỏi tin tức về cụ già cơ
sở người đã tích cực giúp đỡ đặc công, pháo binh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhưng thì giờ ít quá. Phan Nguyên bắt gặp ánh mắt chờ đợi của Đinh Công, ông nói luôn:
- Đồng chí và tiểu đoàn sẽ rời khu vực Chơn Thành ngay đêm nay.
- Thế nào ạ? - Đinh Công sửng sốt nhổm người dậy – Chúng tôi đã chuẩn bị xong ba mục tiêu, đêm nay kiểm tra, đêm mai đánh rồi. Chúng tôi đi đâu ạ?
Ngồi xuống đã - Phan Nguyên nắm tay Đinh Công kẻo xuống, ông cười - Chuyện ba mục tiêu bàn sau. Đồng chí và tiểu đoàn sẽ đi đến mục tiêu khác quan trọng hơn. Phải đi tối nay mới kịp.
Phan Nguyên lật hai bản đồ ra. Đinh Công không cần nghĩ ngợi, nói ngay:
- Lai Khê!
- Đúng, Lai Khê, sao đồng chí biết?
- Dạ, hồi phối hợp với bên 49 đánh Téc Ních, tôi nghe anh em bên đó kể, tôi còn nhớ.
- Nghe kể mà hình dung ra căn cứ địch, rồi nhớ được sao?
- Dạ, đó là một yêu cầu của chiến sĩ đặc công.
Chính uỷ Phan Nguyên gật đầu, vẻ như khen ngợi, ông nói tiếp:
- Tốt! Lần này đồng chí cùng tiểu đoàn cũng lại phối hợp với anh em 49, bên 49 chịu hai hướng, các đồng chí chịu một hướng.
- Báo cáo thủ trưởng, trên phân cho chúng tôi hướng nào ạ? -
Đinh Công vừa hỏi vừa nhìn cả hai bản sơ đồ với cặp mắt vừa tò mò vừa thích thú. Phan Nguyên bắt gặp vẻ nhìn đó, ông mỉm cười:
- Chưa phân, chỉ huy trận đánh do ban chỉ huy lữ 49, các đồng chí là một thành phần của trận đánh, nhưng đồng chí muốn đánh vào hướng nào, có thể đề nghị để tiện chuẩn bị.
- Báo cáo thủ trưởng, hướng nào cũng được, nhưng anh em chúng tôi thích đánh vào các trận địa pháo.
- Sao vậy? Đánh trận địa pháo dễ hơn à?
Dạ, không phải - Đinh Công bỗng đổ mặt lên - Đánh trận địa pháo cũng khó như đánh các mục tiêu khác, nhưng thích hơn vì anh em rất căm thù bọn lính pháo, chúng bắn suốt ngày suốt đêm, làm gì cũng phải chạy, đi vệ sinh cũng bị thương, lắm lúc không ngóc đầu lên được. Mỗi lần đánh trận địa pháo chúng tôi diệt sạch bọn pháo thủ, còn nòng pháo thì nhét bộc phá vào giật cho nổ toác ra mới chịu đi.
Phan Nguyên hoàn toàn thông cảm với tâm lý của anh em:
- Đánh trận địa pháo cũng tốt, nhưng căn cứ Lai Khê là đầu não của địch. Bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn 3 đang đóng ở đó, phá huỷ phương tiện cần thiết, nhưng diệt sinh lực địch, lại là sinh lực cao cấp càng cần thiết hơn. Vì vậy lần này Bộ tư lệnh mặt trận, thủ trưởng sư đoàn yêu cầu các đồng chí phải khắc phục khó khăn đánh cho sâu, đánh cho trúng sở chỉ huy quân đoàn 3. Có lẽ chúng nó ở khu vực này.
Phan Nguyên cầm bút chì đỏ vẽ một vòng tròn trên sơ đồ, ông nói tiếp:
- Trận này phải là trận thối động lớn, có ý nghĩa mở đầu cho một giai đoạn mới của chiến dịch. Vài tuần nay, bọn Sài Gòn huênh hoang nói chúng ta không còn khả năng tiếp tục tiến công nữa. Chúng tuyên bố sẽ phản công kịch liệt để chiếm lại những vùng đã mất. Chúng ta phải trả lời chúng bằng các trận tiến công mới. Với lại các đồng chí đánh tốt trận này, là hành động tích cực nhất chi viện trực tiếp cho anh em chết giữ Tàu ô. Đồng chí còn nhớ khẩu hiệu của sư đoàn " Tất cả cho chôt giữ Tàu Ô thắng lợi" không?
Đinh Công mở tròn mắt nhìn chính uỷ, vừng trán thẳng băng gợn lên một vệt nhăn mờ:
- Dạ nhớ, báo cáo thủ trưởng vì nhớ khẩu hiệu đó, nên chúng tôi đã chuẩn bị ba đòn cho Sư đoàn 25, chúng mới sang nên còn chủ quan, đánh là trúng ngay. Đề nghị sư đoàn cho chúng tôi đánh rồi đi có được không ạ?
Chính uỷ Phan Nguyên ngẫm nghĩ một lúc, ông lắc đầu:
- Không được, đánh xong, giỏi lắm cũng vài ngày sau mới xuống được, muộn mất. Nhưng thôi, giải quyết thế này. đồng chí Trần Thơ vẫn ở lại phụ trách chung. Đặc công rút, nhưng các binh chủng khác vẫn ở lại hoạt động. Trong ba mục tiêu đã chuẩn bị, chọn lấy một mục tiêu ngon nhất, để lại nguyên một đại đội, hoặc một đại đội chọn ra mấy người phối hợp lại, cách nào hay tuỳ các đồng chí quyết định, bỏ đi một mục tiêu, còn mục tiêu thứ ba giao hẳn cho bộ đội địa phương được không? Các đồng chí ấy đánh độc lập được chưa? Đồng chí nhất định phải đi trước rồi, giao cho tiểu đoàn phó trực tiếp chỉ huy, đánh xong xuống sau. Như vậy được
không?
- Dạ, được chứ ạ - Đinh Công nói như reo - Dạ như vậy chắc anh em đỡ buồn. Lê Văn Tư khoác lác quá thủ trưởng ạ, anh em muốn trị vài cú thật đau.
Sực nhớ câu hỏi của chính uỷ, Đinh Công hớn hở:
- Bên chị Ngọc Linh đánh khá lắm thủ trưởng ạ. Phải cái quân số hơi ít, nhưng không sao, nếu cần tôi bổ sung cho các đồng chí ấy
- Ngọc Linh ở gần đây à?
- Vâng, báo cáo chính uỷ, ở bên kia trảng, cách một cây thôi. Chính uỷ có cần gặp không ạ?
Phan Nguyên khoát tay:
- Khoan đã, này, cậu phải tuyệt đối giữ bí mật việc xuống Lai Khê. Chúng ta tin Ngọc Linh và các đồng chí bên đó. Nhưng đây là nguyên tắc bí mật. Cậu biết không?
- Dạ, tôi hiểu.
- Cả với anh em trong tiểu đoàn nữa. Nói với anh em, sư đoàn điều động lên Tân Khai. Phải đến lúc anh em vào vị trí tập kết mới được phổ biến nhiệm vụ. Còn số anh em ở lại, đồng chí Trần Thơ sẽ phổ biến hướng đi sau khi đánh xong, vì vậy việc giao hẳn một mục tiêu cho Ngọc Linh phải khéo.
- Rõ! báo cáo chính uỷ, tôi sẽ có cách nói - Đinh Công đứng dậy định xin phép đi, nhưng cậu ta bỗng chỉ tay về phía trảng
- Chị Ngọc Linh sang kia rồi thủ trưởng ạ.
Phan Nguyên nhìn theo tay Đinh Công. ông chợt nhớ bức thư dạo trước của Ngọc Linh. Phan Nguyên có vẻ lúng túng, ông nói:
- Thôi được, cậu ở lại ta bàn việc giao mục tiêu luôn.
Ngọc Linh đang bước nhanh. Cây AK níu chặt vào vai, mũ tai bèo hơi nghiêng, búi tóc tròn đeo chặt sau gáy, nịt cao su túm chặt ống quần, bên sườn, cạnh túi băng AK, lủng lẳng cái bao vải xanh. Có lẽ Ngọc Linh bỏ bộ "giáp trụ" trong đó. Sau đêm phối hợp đánh trận địa pháo, Đinh Công tấm tắc mãi về những bộ quần áo đặc biệt của các cô bên bộ đội địa phương. Đinh Công nghĩ mãi, cậu ta tìm ra chữ "giáp trụ" cái từ ấy được mọi người thừa nhận. Cả chị em bên Ngọc Linh cũng thích, hình như rất tự hào nữa. Đến gần hầm, Ngọc Linh dừng lại, cô nghiêng đầu hỏi lửng:
- Ai như anh Tư kìa?
Cô bước tới và lập tức đứng nghiêm, rất chính quy:
- Báo cáo chính uỷ. Tôi xin chào đồng chí!
Động tác, lời nói của Ngọc Linh làm cho Phan Nguyên và Đinh Công bật cười. Phan Nguyên đưa tay ra:
- Tôi cũng xin chào đồng chí Ngọc Linh. Đồng chí thực hiện đúng điều lệnh lắm, ngồi xuống đây.
Ngọc Linh liếc nhanh, cô tìm chỗ ngồi, trật mũ, AK tựa vào vai, Ngọc Linh nhìn Phan Nguyên, cô thay đổi cách xưng hô.
- Anh Tư xuống lâu chưa? - Cô không chờ câu trả lời, vì thói quen, hay vì sao đó, cô nói một hơi - Được gặp anh Tư, mừng quá. Mang tiếng đơn vị phối thuộc nhưng cả mấy tháng rồi, nay mới gặp thủ trưởng sư đoàn lần thứ hai. Con ghẻ, con xa thiệt thòi quá phải không anh Tư?
Phan Nguyên nghĩ nhanh: "Con gái thật lạ, bất cứ "trường hợp nào, hễ nói là có vẻ hờn dỗi, nùng níu, trách móc, họ luôn luôn giành lây quyền đó một cách rất nhanh, rất hợp pháp, nói không cho ai chen vào được nữa. Đặc biệt thật! "
Phan Nguyên chưa kịp trả lời, Ngọc Linh đã nói tiếp:
- Anh Tư đâu biết được nỗi mừng của tụi em. Mấy năm trước mấy anh ở xa, tụi em mong đêm mong ngày. Mấy anh ở trên đó quân tướng cả ngàn, cả vạn, tụi em ở dưới này leo teo mười lăm người, lúc nào cũng thấy lẻ loi anh Tư à! Trận này mấy anh về, tụi em mừng phát khóc!
Ngọc Linh khóc thật, cô để mặc cho hai dòng nước mắt tràn xuống hai má rám nắng. Phan Nguyên xúc động. Ngọc Linh nói đúng. ông hiểu những giọt nước mắt đó. ông nói nhè nhẹ:
- Mừng rồi thì phải làm ăn thật tốt chứ?
Ngọc Linh phấn khởi:
- Tốt quá chớ anh Tư! Nhờ mấy anh đặc công sư đoàn dìu dắt, giúp đỡ, tụi em trưởng thành hung, đánh được giặc, lập được công, lấy được người bổ sung, xây dựng thêm được cơ sở. Mặt nào cũng tốt hơn nhiều anh Tư ạ!
- Thế bây giờ đã đánh độc lập được chưa?
Ngọc Linh gần như reo lên:
- Được! Được chớ sao không anh Tư! Tụi em cũng muốn đề nghị đánh độc lập một mục tiêu trong một trận nhưng còn ngại, chưa dám nói. Bây giờ anh Tư giao, mấy anh giao, tụi em xin nhận.
Ngọc Linh đưa mắt nhìn Đinh Công như hỏi, nhưng Đinh Công không nghe gì cả. Từ nãy đến giờ đầu óc cậu ta tập trung vào căn cứ Lai Khê. Phan Nguyên đoán ra điều đó khi nhìn vào đôi mắt Định Công. ông thấy mình cần tham gia cụ thể.
- Này, cô Ngọc Linh.
- Dạ!
- Trận đánh tối mai có vài thay đổi. Sư đoàn điều bớt anh em đặc công lên Tân Khai để diệt cụm pháo lớn của địch. Mục tiêu đã chuẩn bị ở đây không đánh hết. Nếu các đồng chí nhận một mục tiêu cũng là dịp tốt để trưởng thành đấy.
Ngọc Linh đập tay lên lưng Đinh Công, làm Đinh Công giật mình:
- Mấy anh định giao cho bên này cái nào?
Đinh Công đáp gọn lỏn:
- Trận địa pháo Xưởng cưa, mục tiêu chị chuẩn bị rồi đấy.
- Còn mấy anh?
- Chúng tôi đang chọn giữa cụm xe tăng và khu kho sư 25.
Ngơc Linh nhẩm tính, cô nói:
- Một mình tụi tôi đánh cụm pháo thì quân số hơi ít.
Đinh Công nói nhanh:
- Tôi sẽ cho sang một tổ năm người, được không?
Ngọc Linh phấn khởi:
- Được vậy thì ngon rồi - Ngọc Linh cười - Nhưng ai chỉ huy?
- Tụi tôi hay mấy anh?
- Các chị chỉ huy.
- Biết mấy anh bổ sung có chịu không?
- Chịu chứ! - Đinh Công cười mỉm - Cánh đàn ông chúng tôi không ngại chức tiểu đội phó đâu chị Ngọc Linh ơi
Ngọc Linh lườm Đinh Công:
- Anh nói không đúng rồi, đàn ông các anh làm tiểu đội phó là khi về nhà với vợ con, còn ở đây chuyện đánh giặc các anh đâu chịu nhường chức chỉ huy cho phụ nữ.
Đinh Công cũng không phải tay kém:
- Nhưng với chị Ngọc Linh chúng tôi nhường đấy – Đinh Công quay sang Chính uỷ - Báo cáo thủ trưởng chị Ba Linh đủ sức chỉ huy một tiểu đoàn thủ trưởng ạ. Tiếc là miền Đông chưa có tiểu đoàn nữ.
Ngọc Linh lắc đầu, mặt đỏ lên:
- Đừng có nghe anh Tư à - Cô hỏi Đinh Công - Mục tiêu tụi tôi kiểm tra rồi, chỉ cần điều chỉnh lực lượng, tối mai có đánh không? Lúc nào mấy anh cho lực lượng sang?
Đinh Công nhìn Chính uỷ Phan Nguyên có ý hỏi, Phan Nguyên gật đầu, Đinh Công nói luôn:
- Tối mai vẫn đánh, chiều mai tôi cho anh em sang, hai bên chỉ cần thống nhất lại giờ nổ súng. Tôi phải đi Tân Khai chiều nay, anh Mười Thơ và đồng chí tiểu đoàn phó sẽ chỉ huy.
- Ô, vậy à! - Ngọc Linh hơi ngạc nhiên, nhưng cô đã mau mắn nói tiếp - Anh cứ yên tâm đi Tân Khai cho mạnh giỏi. Tụi tôi ráng mần trận này. Đừng lo nghe, ông "mê tín"!
Ngọc Linh cười. Đinh Công cũng cười. Phan Nguyên không biết chuyện gì. Thấy vậy Ngọc Linh kể lại chuyện ngần ngừ của Đinh Công lần trước, cô nói:
- Đặc công nòi mà mê tín nặng anh Tư à. Sau trận đó em bắt giải đáp nhưng ảnh cứ ngồi im, mắc cỡ như gái mới về nhà chồng.
Đinh Công phản công ngay:
- Chị Ba chưa lấy chồng sao biết gái mới về nhà chồng hay mắc cỡ?
Ngọc Linh không cần suy nghĩ nói ngay:
- Chỉ một mình chị Hai vợ anh Hai tôi về nhà chồng là tôi biết ngay mà... Chớ bộ không biết sao? - Cô vội quay sang phía chính uỷ, cô sợ mắc thêm vào những câu đối đáp kiểu đó. Cô nhìn Phan Nguyên với cặp mắt khẩn khoản: - Em mời anh Tư sang thăm đơn vị được gặp anh Tư, anh chị em đơn vị mừng lắm. Anh Tư nói chuyện, anh Tư động viên thêm đơn vị.
"Cái bà này khôn và nhanh thật - Đinh Công ngồi thầm - mình cùng định mời chính uỷ nói chuyện với đơn vị. chậm chân thua cả đàn bà! " Đinh Công ngồi thừ ra, mặt đỏ lên. Phan Nguyên không có lý do gì từ chối. ông cũng muốn gặp đơn vị phối thuộc, lại là lực lượng của địa phương. ông vui vẻ đứng dậy:
- Đồng ý, nào đồng chí giao liên, dẫn đường đi - ông nói với Đinh Công - Các cậu cứ tiến hành công việc, tối tôi về.
Ngọc Linh bước lên trước:
- Mời anh Tư theo đường này.
Ngọc Linh đi trước. Cô bước thong thả. Vóc người to cao nhưng bước đi lại nhẹ nhàng, có phần uyển chuyển nữa. Lần trước họp với địa phương, Phan Nguyên không chú ý mấy. Từ nãy tới giờ, Phan Nguyên có dịp quan sát, hiểu biết kỹ hơn về cô gái ai cũng bảo là dữ tướng.
- Anh Tư không được khoẻ bằng dạo xuống đây họp - Ngọc Linh lên tiếng - Anh Tư ốm nhiều, tóc anh Tư cũng bạc thêm, nghe anh Tư sốt luôn, tụi em lo nhiều. Đánh nhau liên tục, ác liệt thế này, mấy anh ốm, sốt thì gay lắm
Phan Nguyên nhận ra rất rõ sự chân thành và tình thương thực sự trong giọng nói của Ngọc Linh. Nó không khác gì sự chân thành và tình thương của một đứa em gái. Phan Nguyên đoán trước hướng phát triển của câu chuyện, ông hỏi:
- Bên các cô những lúc rỗi rãi có hay...
Không để Phan Nguyên hỏi hết câu, Ngọc Linh hiểu ngay, cô ngắt lời Phan Nguyên:
- Không có đâu anh Tư! Tụi em không uống nước trà, không nhậu nhẹt. Những lúc rỗi rãi tụi em học đủ thứ: học văn hóa, học hát, học may vá, và thêu đan. Tụi em không có thói đem chuyện riêng người này người khác làm chuyện đưa đà...
- Thế tại sao cô biết chuyện riêng của tôi?
Dạ, hôm sang họp, tình cờ em nghe mấy anh đặc công nói, mấy anh đặc công cũng rất lo cho sức khoẻ của anh Tư. Thủ trưởng sốt, yếu, gặp chuyện đau lòng ai mà không thương, không lo anh Tư?
- Mấy cháu giờ ở với ai anh Tư? Anh có được tin mấy cháu không?
Phan Nguyên không thể lái câu chuyện sang hướng khác được nữa. Sự chân thành, sự cảm thông của Ngọc Linh đã làm ông xúc động. ông thấy ở Ngọc Linh có một cái gì đó tin cậy được, ông cố kìm tiếng thở dài, giọng ông nói đủ nghe.
- Cảm ơn cô, hai cháu ở với ông nội. Bố tôi tuy có tuổi, nhưng ông cụ còn khoẻ, có anh em bà con giúp đỡ chắc không đến nỗi gì. Tin tức biết cũng chung chung vậy. Bố tôi không viết thư, có viết
chắc cũng không thấu, còn hai cháu tụi nó không viết đâu. Tụi nó biết ba đang ở ngoài mặt trận, báo cho ba chuyện đau lòng. Không phải là cách thương nhớ ba, cô Linh ạ, tôi biết tính hai đứa nhỏ.
- Thương mấy đứa nhỏ quá anh Tư à! - Ngọc Linh bất ngờ thốt lên, giọng cô như có nước mắt. Phan Nguyên bỗng mở to mắt nhìn vào búi tóc nặng của Ngọc Linh. Lòng dạ ông tự nhiên xốn xang. Ông muốn dừng lại một chút. Ông muốn nghe lại cái âm thanh chứa đựng tình cảm sâu sắc, chân thực của một người con gái, do vô tình đã hiểu được hoàn cảnh riêng tư và những nỗi khổ tâm của ông. Ông hiểu Ngọc Linh không phải an ủi ông cho có chuyện, không phải đưa đẩy trong tình cảm. Giọng nói, lối nói và tình cảm chứa chất trong câu nói làm cho ông bồi hồi. làm cho ông tin rằng Ngọc Linh muốn chia xẻ sự đau khổ ông đang chịu đựng.
Trong cuộc chiến đấu khốc liệt, con người mau hiểu nhau. Tình cảm của những con người cùng đang chiến đấu đến với nhau không màu mè, không vòng vèo. Nó thường đến nhanh, chân thực và mãnh liệt, sâu sắc và rõ ràng. Phan Nguyên biết vậy, nhưng ông không nói gì, một chút Ngọc Linh lại hỏi:
- Anh Tư biết anh Hai Sơn không ạ?
- Hai Sơn nào? Hai Sơn họ Lê. Lê Thanh Sơn người Biên Hòa, cao, gầy, có cái sẹo nơi đuôi mắt bên trái phải không?
- Đúng đó anh Tư. Anh Hai Sơn là anh ruột của em đó.
Phan Nguyên đứng lại. Ngọc Linh cũng đứng lại, hai người nhìn nhau. Phan Nguyên hỏi:
- Anh ruột cô?
- Dạ phải.
- Tôi với Hai Sơn quen nhau từ hồi đánh Pháp, hai đứa hoạt động ở miền Đông này, tập kết một chuyến tàu ra Bắc, ở một tiểu đoàn. Trở lại miền Nam một lần, nhưng khác đơn vị. Vào đây tôi ở chủ lực Miền? Hai Sơn về địa phương công tác. Mấy năm nay không gặp. Bây giờ Hai Sơn Ở đâu?
Mắt Ngọc Linh đỏ hoe, nước mắt tràn ra:
- Anh Hai em hy sinh rồi anh Tư!
Im lặng một chút, Ngọc Linh quay gót. Hai người tiếp tục đi.
Ngọc Linh nói tiếp:
- Anh Hai em làm việc ở tỉnh đội. Cuối năm 64 về công tác ở vùng Phước Sang. Anh Hai liên lạc được với gia đình. Má em giục chị Hai lên thăm ảnh. Má em cũng muốn đi thăm anh Hai, nhưng đang bịnh không đi được. Anh Tư nhớ trận bọn lính dù nhảy xuống Phước Sang cuối năm 64 không?
- Có tôi nhớ, rồi sao nữa cô Linh?
- Dạ, ở Phước Sang lúc đó mình đâu có lực lượng phải không anh? Anh Hai em gom một số anh chị em lại, toàn những người đi tải gạo, những người chờ móc gia đình. Vậy mà cũng đánh được mấy trận. Nhưng cả anh Hai, chị Hai đều hy sinh, hy sinh vì súng hết đạn. Hay tin em không khóc được, ruột đau, nhưng cổ nghẹn lại má em muốn phát điên, bịnh suốt hai năm liền. Năm 66 má em khỏi bịnh, em xin thoát ly.
- Bây giờ má ở với ai? Còn khoẻ không?
- Dạ, má em ở một mình, có dì Tư em má ở gần, chạy qua chạy lại, má cũng yếu nhiều.
- Từ ngày thoát ly tới giờ cô Linh có về thăm má lần nào không?
- Đâu về được anh Tư, mỗi năm một đi xa thêm, tin tức cũng chỉ chung chung' vậy thôi.
Phan Nguyên nghe một tiếng thở dài, nhưng cô gái lại nói tiếp giọng khác hẳn đi:
- Thằng giặc ác quá chừng anh Tư! Hắn gây biết bao đau khổ cho người mình. Cả chuyện đau buồn của anh Tư cũng là do thằng giặc. Cứ nghĩ tới y như ruột lại đau, cổ cứ nghẹn anh Tư à!
Phan Nguyên mở to mắt nhìn cô gái. ông không nhìn thấy mặt cô, nhưng ông thấy mũi AK bỗng nảy lên, bá súng áp chặt hơn vào vai cô. ông biết cô gái vừa nắm chặt thêm quai súng, siết chặt khẩu súng vào người.
Đã hơn một tuần nay, tình hình xung quanh Thị xã An Lộc, đến ngã ba Thanh Bình, xuống Đức Vinh, Tân Khai diễn ra hơi khác thường.
Phía sau vành đai bao vây thị xã, bộ đội bỗng dưng đi lại, di chuyển liên tục cả ngày cả đêm. Tiếng cưa cây, tiếng cuốc đào công sự từ nơi này, nơi kia kết dần lại với nhau, thành cả dây chuyền tiếng động. Ban đêm nhiều tiếng động cơ ô tô kéo pháo lúc ầm ì, lúc gầm rú, rồi lại tắt, rồi lại vang lên vài giờ sau đó..Cảnh tượng và không khí giống như hồi cuối tháng tư sang đầu tháng năm, chuẩn bị đánh An Lộc lần thứ hai. Còn ở vùng ngã ba Thanh Bình xuống đến Tân Khai, tình hình cũng diễn ra tương tự. Nhiều tốp bộ đội chừng năm, mười người ngụy trang cẩn thận xuất hiện công khai trên đường 13, ngay cả lúc L. 19 quần thảo. Súng cối các loại bắn vào Đức Vinh, vào Tân Khai không theo quy luật nào cả, nhưng khá nhiều lần trong ngày, liên tục ngày này qua ngày khác. Hễ có bóng L.l9, các loại máy bay lên thẳng, đến cả AD6, F.5, A.37 xuất hiện, là trọng liên 12, 8, đại liên K 53 dõng dạc lên tiếng.
Trong lúc Bộ tư lệnh quân đoàn 3 ở Lai Khê đang đau đầu vì những dấu hiệu, những hiện tượng đột nhiên xuất hiện, đột nhiên tăng lên khác thường, đang cố phân tích, phán đoán về một đợt tiến công lớn có thể diễn ra ở ngay Thị xã An Lộc và khu vực nam An Lộc, đang tìm cách đối phó, thì Trung đoàn 25, Trung đoàn 65, Trung đoàn 11 đã được lệnh lặng lẽ, lần lượt rút khỏi trận địa, lùi sâu vào dải rừng phía tây đường 13, tranh thủ củng cố. Kỷ luật hành quân, trú quân, đóng quân hết sức nghiêm ngặt.
Đàm Lê đã trở về Sở chỉ huy Sư đoàn, ông đang đợi Tư lệnh Hoàng Việt, các Trung đoàn trưởng trong Sư đoàn để đi chuẩn bị chiến trường, ông không được vui, nhưng cũng không đến nỗi buồn. ông đang suy nghĩ "Đánh địch tiên công đã khó, nhưng đánh địch rút chạy càng khó hơn"- Đàm Lê nhủ thầm - "Phan Nguyên nói rất đúng về nước mã hồi “!
Sáng hôm đó, ra khỏi khu vực sở chỉ huy, ông đến thẳng sở chỉ huy phía trước của sư đoàn, và qua dây nói, ông lệnh cho Trung đoàn trưởng Trung đoàn 65 bí mật, khẩn trương đưa trung đoàn từ đông đường 13 vượt sang tây đường chặn đánh lữ dù 1 tháo chạy. ông phán đoán lữ dù 1 trong cảnh tháo lui khỏi bãi lửa đường 13, se hết sức tránh né lực lượng ta, không nhận chiến, chúng có thể mạo hiểm cắt đường, cắt sâu vào tây đường, nghĩa là luồn lách sau lưng các đơn vị phía trước và trước mặt các đơn vị phía sau. Cái
quãng hở ấy khá bất ngờ. Nhưng khi Trung đoàn 65 bắt đầu xuất phát thì trinh sát báo tin phân đội đi đầu của lữ dù 1 đã không tới gần Đức Vinh, bọn chúng hành quân đúng như ông dự kiến. Đàm Lê nghĩ rất nhanh và quyết định ngay tức khắc, một mặt ông ra lệnh cho các đơn vị hoả lực đánh phá dữ dội Đức Vinh, một mặt ra lệnh cho Trung đoàn 11 rút ngay hai tiểu đoàn ra khỏi vành đai bao vây Tân Khai, cấp tốc hành quân ngược lên, chặn đánh lữ dù 1. Ông muốn bắt lữ dù 1 bỏ ý định vào Đức Vinh, buộc chúng phải nhận chiến ở khu vực giữa Tân Khai và Đức Vinh nơi theo tính toán của ông, Trung đoàn 11 trên đường tiến lên sẽ gặp lữ dù 1 ở đó. Chỉ cần bọn dù nhận chiến, Trung đoàn 11 cầm chân chúng độ vài giờ, ông sẽ cho Trung đoàn 65 vận động tới tiến công vào sườn, nếu không gọn thì bao vây chúng lại. Nhưng lữ dù 1 đang thực hiện "chước thứ 36 " - "tẩu vi thưọng sách ", nên chúng đã đi nhanh hơn. Khi Trung đoàn 11 vừa ra khỏi Tân Khai chừng 1 ki lô mét, đã tao ngộ với lữ dù 1. Bọn dù chỉ chống đỡ, đoạn giữa và đoạn đuôi tạt ngang rừng chạy một mạch về Tân Khai, bỏ lại vũ khí nặng và toàn bộ lính bị thương mang từ ngã ba Thanh Bình về. Trung đoàn 11 đuổi theo, trở lại thế bao vây Tân Khai như trước. Trong hai ngày sau đó Trung đoàn 11 và các đại đội 12 ly 8 bắn rơi 13 máy bay lên thẳng chở lính dù. Tính chung. hơn 300 lính dù bị loại ra ngoài vòng chiến. Đàm Lê ra lệnh cho Trung đoàn 65 trở về vị trí cũ. ông nhìn xuống Tấn Khai, nắm tay lại dứ mạnh:
- Tôi đã hai lần để anh Hai chạy vuột. Hy vọng gặp lại anh Hai trong thời gian tới nghe, anh Hai!
Đàm Lê đứng dậy, vuốt ngược mái tóc ngắn, ông đang định sang hầm tác chiến thì Lê Nhu chạy sang. chưa xuống hầm anh đã nói:
- Báo cáo sư trưởng, Chiến đoàn 49 sang hết Chơn Thành.
Đàm Lê ấn Lê Nhu ngồi xuống ghế:
- Hãy ngồi xuống đã - Đàm Lê dịch vào một chút, đối diện với Lê Nhu.
Nét mặt bình tĩnh của sư trưởng làm cho Lê Nhu trở lại bình thường, anh ngồi xuống, đưa tay gãi đầu, anh cảm thấy mình vừa không tự chủ được, đã bị xúc động không cần thiết, anh đỏ mặt nói tiếp:
- Báo cáo sư trưởng Trung đoàn 33 đã rút khỏi Đức Vinh, Chiến đoàn 43 của Sư đoàn 1 8 đổ xuống ngã ba Na Trạch, nhưng chúng không ở lại, chúng đi thẳng vào thị xã. Sư đoàn 21 còn lại Trung đoàn 31 vẫn ở Tân Khai.
- Tin kỹ thuật hay tin của trinh sát?
- Báo cáo tin của trinh sát, Tiểu đoàn 16 Trung đoàn 65 đang chờ lệnh.
- Rút luôn - Sư trưởng Đàm Lê nói nhanh - Ra lệnh rút luôn, bàn giao tình hình và trận địa cho Trung đoàn 71 Sư đoàn 290. Thông báo ngay cho Trung đoàn 29 biết tình hình ở Chơn Thành. Thông báo cho Tiểu đoàn 13 ở khu vực bắc Tàu Ô ( Tiểu đoàn 13 - Trung đoàn 11 đã bước vào chốt giữ khu vực bắc Tàu Ô - sau lưng Trung đoàn 29).
- Rõ!
Lê Nhu mở sổ hí hoáy ghi, ghi xong anh ngửng đầu báo cáo tiếp:
- Các đơn vị hoả lực vẫn tiếp tục đánh vào Tân Khai, hai tiểu đoàn của Trung đoàn 11 đã rút về củng cố.
Sư trưởng Đàm Lê gật đầu:
- Bọn địch có phản ứng, có nghi ngờ gì không?
- Báo cáo sư trưởng, Trung đoàn 31 cũng đang chờ đến lượt rút đi, nên chúng ở sâu trong căn cứ. Không thấy phản ứng gì. Trung đoàn 11 thiếu một tiểu đoàn là trung đoàn thứ ba rút ra khỏi trận địa về phía sau củng cố.
- Phải cảnh giác thằng Chiến đoàn 49. Không nay thì mai, chúng nó sẽ xuống Tân Khai. Tổ chức kiểm tra trận địa của Tiểu đoàn 13 ngay. Chuẩn bị trận địa thứ hai cho nó ở bắc cầu Tàu Ô một ki lô mét. Đề phòng trận địa 1 bị thằng 49 chọc thủng.
- Rõ.
- Bộ phận đi chuẩn bị chiến trường tới đủ chưa?
- Báo cáo còn thiếu trung đoàn trưởng Trung đoàn 25.
- Cho người đi đón ngay, đón cả anh Ba nữa.
- Báo cáo anh Ba đến rồi, đang ngồi nói chuyện với các trung đoàn trưởng bên hầm tác chiến.
- Báo cáo anh Ba tôi sang ngay. Mọi công việc như đã bàn, phải theo dõi chặt thằng 49, phải giử thật vững liên lạc với Đoàn Vũ, bằng mọi cách giúp đỡ Đoàn Vũ. Có tình huống gì báo ngay với anh Nguyên, rồi cho hoả tốc xuống chỗ tôi. Chú ý hết sức việc giữ bí mật. Tiếp tục nghi binh cho đến khi nổ súng ở hướng mới. Sẵn sàng, khi có lệnh đồng chí xuống ngay chỗ tôi.
- Rõ!
Lê Nhu vọt lên hầm. Đàm Lê đứng dậy, ông nhìn quanh hầm, nét mặt hơi sững sờ. Chốc nữa, ông sẽ từ giã khu vực này, cùng Tư lệnh Hoàng Việt, cùng các trung đoàn trưởng của sư đoàn (Trung đoàn 29 đang ở Tàu ô, Bộ Tư lệnh mặt trận đưa Trung đoàn 25 vào trong đội hình Sư đoàn 267) đi xuống phía nam chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị cho kế hoạch B, biến kế hoạch B thành hiện thực. Đây là chiếc hầm thứ năm ở sở chỉ huy sư đoàn chuyển dịch trên khu vực này trong gần bốn tháng qua. Chưa có chiếc hầm nào trúng bom, nhưng pháo thì bốn chiếc trước đã nếm mùi. Đối với một người lính già như ông, đã đi nhiều, đã ở trên nhiều vùng đất khác nhau từ Bắc vào Nam, ngoài vùng đất Ở Điện Biên Phủ, thì chưa có vùng đất nào để lại những ấn tượng mạnh mẽ, những kỷ niệm sâu sắc như vùng đất này, bởi lẽ chưa có chiến dịch nào dài ngày như chiến dịch này, chưa có trận đánh nào lại liên tục hết ngày sang đêm? lâu như trận đánh trên đường 13 này. Và cũng chưa bao giờ ông phải vật lộn, giày vò, đấu tranh gay go, vất vả, để thấy được mình, thấy được đơn vị mình, thấy được kẻ địch, hiểu được những vấn đề bí hiểm mỗi ngày mỗi nảy sinh, rất đa dạng, rất phong phú trong cuộc chiến đấu. Chưa bao giờ như vậy cả, nên bây giờ ông bồi hồi, ông xúc động. ông sẽ bí mật và cũng sẽ khôn ngoan đưa sư đoàn đã được bổ sung, củng cố xuống phía Nam, sẽ bất ngờ giáng những nhát búa khá đằm tay vào các đốt xương sống kẻ địch. Ông bồi hồi, ông xúc động, và còn băn khoăn, lo lắng nữa. Trung đoàn 29 ở lại một mình, gánh hết gánh nặng của cả sư đoàn - đành rằng Trung đoàn 71 của Sư đoàn 290 đã ghé vai vào đoạn đường này, nhưng gánh nặng chủ yếu vẫn ở trên vai Trung đoàn 29. Nhưng cũng vì Trung đoàn 29, ông sẽ hết sức cố gắng để đập những nhát búa thật sớm. Sớm ngày nào Trung đoàn 29 đỡ được gánh nặng ngày đó.
Đàm Lê nhìn gian hầm lần nữa rồi bước lên. Ông đứng lại nhìn vòm cây, nơi buổi sáng có những con chim thường đậu, thường hót. Vòm cây yên ả. Hẳn là những con chim đang đi ăn xa, ông cũng sắp đi làm ăn xa. Đàm Lê mỉm cười, ông thầm từ biệt lũ chim, ông bước nhanh sang hầm tác chiến. Vừa thấy bóng ông, Tư lệnh Hoàng Việt đã hỏi to:
- Làm gì mà lâu thế? Chúng tôi nói hết chuyện rồi. Nào đã đi được chưa? Có kịp vào Trung đoàn 29 không?
- Báo cáo anh Ba - Sư trưởng Đàm Lê đứng nghiêm - Chỉ mình anh với tôi vào Trung đoàn 29, còn các đồng chí trung đoàn trưởng đi trước. Vào làm việc với Trung đoàn 29 xong, chúng ta sẽ đuổi theo.
Tư lệnh Hoàng Việt đứng dậy:
- Thế thì được - ông quay sang bắt tay từng trung đoàn trưởng - Tạm chia tay các cậu, sẽ gặp nhau sau - Này Đàm Lê, anh có hai tay trung đoàn trưởng to con thật, có lẽ to nhất sư đoàn đấy - Ông chỉ trung đoàn trưởng Trung đoàn 65 - Cái cậu Lợi này bị thương chắc phải đến một tiểu đội khiêng - ông cười to - Anh phải giữ cẩn thận đấy, thời buổi quân số hiếm hoi này mà phải khiêng anh đi viện thì thật... Hà... hà... - Những người có mặt đều cười theo, làm cho Lợi đỏ cả mặt.
Chờ mọi người im, Tư lệnh Hoàng Việt nói tiếp:
- Nói cho vui vậy thôi, mong các cậu mạnh giỏi cả, ráng vật nhau với địch keo này, thắng keo này coi như chúng ta hoàn thành một nửa nhiệm vụ. Xuống đó, chúng ta phải có những trận Bàu Bàng mới, lừng lẫy như trận diệt hai nghìn tên ' Anh cả đỏ" năm 1965 - Hồi đó diệt xong chúng ta phải luồn đi nơi khác rình địch như cọp rình mồi, ở một chỗ không yên với chúng. Bây giờ xuống đó, diệt xong chúng ta vẫn ở lại đó, để rồi xuống sâu nữa. Những nơi chúng ta xuống mới là chặng đường đi qua của mũi tên, chứ chưa phải cái đích cuối cùng của chiến dịch tiến công năm 1972, để mà bền sức, bền chí. ông quay sang Sư trưởng Đàm Lê:
- Có đi cùng một đường không?
- Báo cáo anh Ba đi hai đường khác nhau.
- Vậy thì các cậu đi đi kẻo muộn, nội đêm nay bọn tớ sẽ đuổi kịp các cậu đấy. Phải nhớ là hết sức khẩn trương, hết sức tranh thủ
Sư trưởng Đàm Lê bỗng mỉm cười. Không phải chỉ có ông hay nói tới khẩn trương, tranh thủ, mà cả Tư lệnh Hoàng Việt cũng nói khẩn trương, tranh thủ. "Tứ thời tranh thủ, bốn mùa khẩn trương". Đúng thật! Đúng vô cùng!
Giao ban xong, Đoàn Vũ tới ngay bàn cát. Anh ngạc nhiên khi thấy bên cạnh bàn cát xuất hiện hai cái mô hình thu nhỏ kiểu hầm của anh em cấu trúc ngoài trận địa. Mô hình được làm bằng những cây con lớn hơn ngón tay, chuốt sạch vỏ, trông rất đẹp. Ngoài mô hình, một nổi trên mặt đất, một chìm dưới mặt đất, bên cạnh còn có một mớ cây cùng kích thước, chuốt vỏ sạch, ý chừng muốn để cho những ai tới nghiên cứu các kiểu hầm, có sẵn dụng cụ để bày sắp. Ngoài hai mô hình kiểu hầm và bó cây. Đoàn Vũ còn thấy hai lon đồ hộp đầy những ký hiệu đã được nhuộm xanh, nhuộm đỏ, cẩn thận. Đoàn Vũ đổ ra đất những chiếc xe tăng, những khẩu pháo, những khẩu cối, đại liên, ĐK, những vành chiến hào, những mũi tên mang ký hiệu tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn, những đường dây thông tin, những hình thù các sở chỉ huy, tất cả đều bằng gỗ, được cắt gọt rất khéo. Đoàn Vũ nhìn chăm chú những thứ đó, anh mỉm cười; vẻ mặt vừa bằng lòng, vừa xúc động. Không ai ngoài Tuệ, cậu liên lạc của anh đã làm việc này. Suốt một tuần qua, chỉ lúc nào gọi, cậu ta mới có mặt, còn thì suốt ngày lúi húi một mình trong bụi rậm. Vì bận công việc nên Đoàn Vũ không hỏi cậu ta làm gì. À cậu ta thấm nhuần khẩu hiệu “Tất cả cho chốt giữ thắng lợi” bằng những thứ này đây. Thế này thì khá thật, xong cái Tàu Ô nhất định phải giữ làm kỷ niệm
Đoàn Vũ nói thầm, rồi nhặt tất cả các ký hiệu bằng giấy có đất chặn lên trên để gió khỏi cuốn đi, thay vào đó các ký hiệu bằng gỗ Đoàn Vũ mở sổ tay ghi chép, tay trái dò từng hàng chữ, tay phải nhặt ký hiệu địch, ta, đặt xưống bàn cát, biểu hiện tình hình trận địa đôi bên mới nhất trong ngày. Đoàn Vũ nhìn bao quát một lượt rồi ngồi bệt xuống đất, cuốn thuốc hút.
Đoàn Vũ gầy đi nhiều, đôi má hõm sâu, gò má nhô cao, những nếp nhăn trên trán dường như hằn sâu thêm, chỉ còn đôi mắt, tuy thiếu ngủ, nhưng vẫn ánh lên cái nhìn quả quyết. Sau trận bẻ gãy cuộc tiến công của Chiến đoàn 46, Chiến đoàn 50 và bọn biệt động biên phòng. Đoàn Vũ xuống ngay các tiểu đoàn, ra tận trận địa xem xét kết quả, anh rút kinh nghiệm với anh em, trở về sở chỉ huy, anh ngủ một mạch mười hai tiếng liền. Anh thảnh thơi được vài ngày, tắm giặt, cắt tóc, cạo râu, uống trà, đi kiểm tra hậu cứ các tiểu đoàn, dự một buổi biểu diễn của nhóm văn công ở trung đoàn bộ. Cao hứng anh còn tham gia mấy trận tú lơ khơ với vệ binh, trinh sát, nơi nào anh cũng thua liểng xiểng. Nhưng rồi anh lại vùi đầu vào công việc. - Đoàn Vũ hút hết điếu thuốc, cuốn điếu thứ hai tiếp tục hút, khói thuốc toả mờ bàn cát như một đám mây nhỏ. Anh rít từng hơi dài, đôi mắt mở to, đầu óc căng đến mức động mạch hai bên thái dương giật liên tiếp.
Nguyễn Tính từ hầm chỉ huy đi thẳng tới chỗ Đoàn Vũ ngồi, anh liếc nhìn bàn cát rồi nói ngay:
- Tư lệnh Hoàng Việt và sư trưởng sắp xuống, Lê Nhu vừa báo cho tôi biết.
Đoàn Vũ đứng dậy, anh xoa hai tay vào nhau, Nguyễn Tính nói tiếp:
- Lê Nhu không báo giờ, chỉ nói đã ra đi.
Đoàn Vũ ném mẩu thuốc xuống đất, gí gót giày lên, anh nói:
- Các cụ kiểm tra đấy, anh chuẩn bị phần chính trị đi, phần quân sự tôi sẽ báo cáo, tôi đang bí.
Nguyễn Tính nhìn xuống bàn cát gật đầu.
- Chúng ta sẽ báo cáo hết những khó khăn, thuận lợi, những yêu cầu, sẽ xin các cụ ý kiến. Chúng ta...
Nguyễn Tính chưa nói hết câu, thì từ con đường mòn bên phải bàn cát. Mẫn, Chủ nhiệm trinh sát sư đoàn hiện ra, chiếc mũ tai bèo đầy những mụn vải dù ngụy trang, trông như một cái nấm. Mẫn nhìn ngược nhìn xuôi, thấy Đoàn Vũ và Nguyễn Tính, Mẫn chạy tới:
- Bắt được hai anh đây rồi, thủ trưởng đã đến, các anh chuẩn bị tiếp các cụ đi.
Đoàn Vũ nắm lấy cánh tay Mẫn:
- Có chuyện gì gấp không?
Mẫn nháy mắt:
- Có đấy nhiều chuyện quan trọng lắm. Kia - Mẫn quay ra phía đường - Các cụ đi nhanh gớm, anh ra đón đi.
- Khách không mời mà đến đây - Tư lệnh Hoàng Việt nói to giọng ấm và vui - Ra đường mòn đón tư lệnh và sư trưởng có chính uỷ, trung đoàn trưởng và một rừng cây xơ xác - Ha... ha.. Các cậu đang làm gì đó? Khoẻ cả không? Cái gì đây? Bàn cát à? - Tư lệnh Hoàng Việt bắt tay Đoàn Vũ, Nguyễn Tính, ông nhìn kỹ bàn cát, rồi ngồi ngay xuống chiếc ghế tre dài bên phải, ông cầm chiếc mũ mềm quạt mạnh, gật đầu:
- Hay lắm, như thế này thì các cậu sẽ đánh nhau suốt ngày suốt đêm - ông quay sang hỏi Sư trưởng Đàm Lê - Anh thấy thế nào? - Các cậu ấy làm ăn có bài bản đấy chứ?
Đoàn Vũ đứng nghiêm:
- Mời hai thủ trưởng đến sở chỉ huy.
Tư lệnh Hoàng Việt xua tay:
- Ngồi đây thôi, sẵn bàn cát đây ta bàn công việc luôn, thảo luận trên bàn cát hay hơn thảo luận trên bản đồ, xuống hầm làm gì pháo bắn đã có hầm kia, kịp chán.
Sư trưởng Đàm Lê gật đầu nhìn Đoàn Vũ và Nguyễn Tính:
- Thôi không phải xuống nữa, các đồng chí chuẩn bị đi, ta làm việc.
Đoàn Vũ và Nguyễn Tính ngồi xuống chiếc ghế tre dài bên trái bàn cát. Mẫn chạy tới sở chỉ huy tìm nước uống. Tư lệnh Hoàng Việt nhìn quanh một lượt, ông rất hài lòng:
- Đâu cũng có hầm, tốt lắm, phải như thế này mới chống lại có hiệu quả bom pháo của địch, không thể tuỳ tiện và đơn giản được Rồi các cậu phải tính xem đến khỉ kết thúc nhiệm vụ ở đây, các cậu đã đào được bao nhiêu hầm, bao nhiêu thước khối đất, chiều dài của tất cả hầm hố là bao nhiêu, số lượng bom pháo của địch là bao nhiêu, tính như kiểu người ta tính ở Điện Biên Phủ ấy. Những con số đó rất có ý nghĩa, nó là ý chí, là mồ hôi xương máu của chiến sĩ. Nào Đoàn Vũ, đồng chí trình bày đi, tình hình mới nhất của địch như thế nào? Kế hoạch của các đồng chí ra sao?
- Báo cáo hai thủ trưởng...
Đoàn Vũ đứng dậy, anh lấy cây chỉ vào bàn cát giới thiệu kỹ địa hình, tóm tắt diễn biến vừa qua, so sánh lối đánh của Sư đoàn 21 và Sư đoàn 25, phân tích giá trị chiến thuật của từng trận địa chốt, và sau khi giới thiệu xong tình mới nhất, anh buông cái cây chỉ bàn cát ra rồi ngồi xuống, hai bàn tay nắm vào nhau.
- Báo cáo hai thủ trưởng chúng tôi đang nghĩ cách đối phó với ý đồ tiến công mới của địch.
Tư lệnh Hoàng Việt nghe một cách chăm chú, ông cầm cái cây Đoàn Vũ vừa buông xuống, chỉ lên đội hình của địch:
- Cách bố trí mới này, về bộ binh không khác cách bố trí của Chiến đoàn 46. Lê Văn Tư chỉ tăng thêm lực lượng, lần trước hai tiểu đoàn tiến hai bên, bây giờ hai trung đoàn tiến hai bên. Xe tăng và thiết giáp không phân tán, chúng tập trung lại để đột kích theo trục đường. Lê Văn Tư muốn loại bỏ chỗ mạnh của các cậu, muốn khoá chặt hai tay các cậu lại, dùng xe tăng tấn vào giữa ngực, dùng bộ binh móc vào bên sườn các cậu đấy. Có phải như vậy không anh Lê?
- Báo cáo anh Ba, đúng như vậy.
- Nhưng tôi cho Lê Văn Tư sẽ không đánh ồ ạt như vừa rồi. Sư đoàn 25 chạm trán với ta nhiều năm nay, chúng nó hiểu ta hơn Sư đoàn 21, chiến trường này là của bản thân chúng, tình hình Tây Ninh chưa có gì nguy hiểm đến độ câu thúc, chúng biết có đánh ồ ạt dù với hai ba chiến đoàn đi nữa cũng khó chọc thủng được trận địa chốt giữ của ta. Keo thử sức của Chiến đoàn 46 chắc đã làm Lê Văn Tư mở mắt. Chúng sẽ không đánh ồ ạt đâu. Điều đó các đồng chí đã biết. Tôi chỉ nhắc lại thôi.
Tư lệnh Hoàng Việt nhấn mạnh ý kiến đó, ông nói tiếp sau một phút im lặng
- Hiện nay phía sau lưng các đồng chí còn an toàn - ông chỉ xuống vùng cầu Tàu Ô và quãng đường từ Tàu Ô lên Tân Khai - ở đó chưa có địch, ở đó là chỗ mạnh và thế bố trí quân của các đồng chí, Lê Văn Tư còn muốn loại bỏ chỗ mạnh đó của các đồng chí rồi mới đánh, hắn không loại bỏ bằng phi pháo, điều đó Nguyễn Vinh Nghi và hắn đều đã làm nhưng không kết quả, hắn loại bỏ bằng cách kết hợp giữa bộ binh và phi pháo.
Tư lệnh Hoàng Việt dừng lại, ông đập nhẹ đầu cây xuống đất, đưa mắt nhìn Sư trưởng Đàm Lê như thăm dò ý kiến. Sư trưởng Đàm Lê nói ngay:
- Tôi nhất trí với ý kiến anh Ba. Lê Văn Tư sẽ đưa chiến đoàn 49 lên Tân Khai, có thể đổ quân bằng máy bay lên thẳng, cũng có thể hành quân bằng đường bộ, việc tháng trước trung đoàn thiết giáp số 9 lên được Tân Khai chứng minh khả năng đó, nhưng chúng cũng sẽ không đánh ồ ạt, vì phía bắc Tàu Ô chúng ta đã đặt thêm trận địa chốt. Tôi cho chúng sẽ bao vây rộng, cô lập phía trước, phía sau, bên đông, bên tây, tiến hành xong chúng mới bắt đầu đánh.
- Đúng - Tư lệnh Hoàng Việt bỏ cái cây xuống đất, phủi hai tay vào nhau như muốn kết luận những ý kiến phán đoán vừa rồi - Chúng bao vây, cô lập các cậu, chúng kết hợp đánh ồ ạt, với đánh câu dầm, đánh lấn từng bước, đánh tróc từng chốt, chúng có thể đánh lấn dần, dũi dần ở trước mặt. Kết hợp với..đánh vòng ở bên sườn, đổ bộ thẳng đứng ở sau gần đội hình chiến đấu của- các cậu, hãy đối phó đi, đối phó như thế nào nào? Kìa - Nguyễn Tính ngồi xuống đi, à, anh Lê, anh đã thông báo kế hoạch B cho các cậu ấy biết chưa?
- Báo cáo anh Ba, tôi định bàn xong kế hoạch đối phó mới thông báo.
- Thôi thông báo luôn rồi ta bàn một thể.
- Rõ!
Sư trưởng Đàm Lê nhìn quanh, thấy không có ai, ông cúi xuống nhặt cái cây chỉ bàn cát, ông nhìn Nguyễn Tính. rồi nhìn Đoàn Vũ, ông nói vừa đủ nghe:
- Vì nguyên tắc bí mật và tính chất nhiệm vụ, nên sư đoàn không triệu tập các đồng chí lên họp, sư đoàn trực tiếp phổ biến cho từng trung đoàn. ông tóm tắt những diễn biến lớn của chiến dịch, phân tích tình hình địch và ta, phân tích thế lực đôi bên, ông nói những nội dung yêu cầu của kế hoạch B, kế hoạch sử dụng lực lượng, những khả năng có thể xảy ra, những yêu cầu nhất thiết phải đạt được của các khu vực trong phạm vi chiến dịch, kể cả khu vực Tàu Ô. Ông kết luận:
- Lực lượng tổng trù bị của Sài Gòn đang mắc kẹt ở Quảng Trị, lực lượng chủ yếu của quân đoàn 3 đang sa lầy ở Tàu Ô và Thị xã An Lộc, vùng trung tuyến rất sơ hở, nhất định bọn địch sẽ bị bất ngờ lớn, hết sức lúng túng bị động. Bằng cái đòn hiểm yếu đó, chúng ta đưa chiến dịch phát triển sang giai đoạn mới, đưa chiến sự lớn xuống sâu vùng trung tuyến và ven đô. Cũng bằng cái đòn hiểm yếu đó sư đoàn chi viện trực tiếp cho các đồng chí. Các đồng chí phải giữ cho được Tàu Ô ít nhất là một tháng nữa. Đúng một tháng nữa thì tình hình sẽ xoay chuyển rất khác so với hiện nay. Đây là nhiệm vụ quan trọng, yêu cầu giữ bí mật hết sức gắt gao. Ngày mai anh Phan Nguyên xuống làm việc với các đồng chí. Anh sẽ bàn xem thời gian nào là thời gian thích hợp để phổ biến cho dưới, sẽ phải tổ chức sinh hoạt chính trị như thế nào? Phải đề ra khẩu hiệu gì cho phù hợp với yêu cầu mới? Tôi nói thêm là Tiểu đoàn 13 Trung đoàn 11 chốt ở bắc Tàu Ô một thời gian ngắn thôi, sẽ có một tiểu đoàn của Trung đoàn 71 xuống thay, Tiểu đoàn 13 về lại đội hình Trung đoàn 11 kịp thời chiến đấu, vì vậy khi tiểu đoàn của sư đoàn bạn đến, các đồng chí phải hiệp đồng ngay. Khi sở chỉ huy sư đoàn xuống hết vùng Bàu Lòng, các đồng chí sẽ đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của thủ trưởng Sư đoàn 290. Các đồng chí phải chấp hành mệnh lệnh triệt để. Sư đoàn cố gắng làm hết sức mình để rút ngắn thời gian khó khăn của các đồng chí.
Tư lệnh Hoàng Việt kín đáo thăm dò thái độ của Đoàn Vũ và Nguyễn Tính, ông đặt mình vào trường hợp họ. ông thông cảm sâu sắc sự suy nghĩ mà Nguyễn Tính và Đoàn Vũ đang trải qua. Trong chiến đấu có những trường hợp như thế, áp lực bỗng nhiên đè nặng xuống một điểm, một khu vực. Phải cắn răng lại chịu đựng những tổn thất cần thiết để đạt được mục đích lớn hơn, ngoài ra không có cách lựa chọn nào tốt hơn. ông thấy cần thiết phải nói rõ thêm để Đoàn Vũ và Nguyễn Tính có cơ sở tiếp thu:
- Chúng ta không thể ngồi nhìn và bằng lòng với tình thế hiện nay. Mục đích và yêu cầu của chiến dịch chưa đạt được. Chúng ta đã kiên nhẫn và chịu đựng tất cả để đưa địch vào sự sa lầy mới, để sáng tạo thời cơ. Nay thời cơ đã đến, không táo bạo, không quả quyết thì mất thời cơ, địch sẽ đẩy chúng ta về chỗ cũ. Đấy, ý nghĩa của nó là như thế, các đồng chí mạnh dạn thẳng thắn phát biểu đi.
Đoàn Vũ xin nói, giọng điềm tĩnh:
- Báo cáo hai thủ trưởng, trong hơn hai tháng chốt giữ Tàu Ô, cũng đã có lần chúng tôi nghĩ tới việc phải tìm cách nào đó đánh sâu đánh mạnh vào phía sau đội hình chiến dịch của địch, không phải đánh như lần chúng tôi vu hồi xuống Bàu Lòng, phải đánh với lực lượng lớn hơn, có như vậy mới kết thúc dứt khoát chiến sự vùng Tàu Ô được.
- Kết thúc dứt khoát? - Tư lệnh Hoàng Việt mỉm cười nhìn Đoàn Vũ với cặp mắt trìu mến - Các đồng chí cũng nghĩ như vậy phải không?
- Báo cáo thủ trưởng chúng tôi đã nghĩ và muốn như thế.
Tư lệnh Hoàng Việt nhìn từng người, nét mặt rất vui:
- Đúng, chúng ta gặp nhau ở điểm đó. Nghĩ như thế rất đúng, không những phải kết thúc chiến sự vùng Tàu Ô, mà phải kết thúc chiến sự trên suốt chiều dài hai mươi ki lô mét từ Thanh Bình xuống Chơn Thành, nghĩa là buộc quân địch phải bỏ hẳn vùng đó. Vùng đó sẽ là vùng giải phóng của ta, mặc cho hàng sư đoàn địch tiếp tục bị giam chân ở cái thị xã đã mất hết vai trò quân sự và chính trị của nó, đang chơ vơ như một hòn đảo. Các đồng chí có đồng ý như vậy không? Điều băn khoăn của chúng tôi là sợ các đồng chí không nhận thức được những vấn đề phức tạp của tình hình, thấy cục bộ không thấy toàn thể. thấy cái riêng không thấy cái chung: có phải vậy không anh Lê?
- Đúng ạ.
- Thì ra các đồng chí nghĩ tới vấn đề đó từ lâu, các đồng chí cũng đã tìm tòi nhiêu phương pháp: cuối cùng cũng chỉ có phương pháp như anh Đàm Lê vừa nói mới có khả năng kết thúc chiến sự ở vùng này. Hà...hà... - Tư lệnh Hoàng Việt cười lo - Các đồng chí nghĩ rát đúng, rất hay, đã làm cái việc của một tư lệnh mặt trận, còn chúng tôi tư lệnh mặt trận, thủ trưởng sư đoàn lại phạm vào tội chủ quan. không tin cấp dưới, cho là cấp dưới vì lí do này, lí do nọ không nhận thức được tình hình. Chúng ta nhận khuyết điểm chứ anh Lê?
Sư trưởng Đàm Lê mỉm cười:
- Rõ!
Tư lệnh Hoàng Viết rất phấn khởi. nói sôi nổi:
- Đáng lo nhất là cái đầu, bây giờ những cái đầu của chúng ta đều nghĩ như nhau, chúng ta sẽ tìm ra cách đối phó với âm mưu của địch. nào - ông đưa cái cây cho Đoàn Vũ - Đồng chí trình bày đi, xem đồng chí sẽ đánh lại Lê Vãn Tư như thế nào?
Đoàn Vũ cầm cái cây đưa mắt cho Nguyễn Tính, Nguyễn Tính gật đầu. Đoàn Vũ đứng lên:
- Báo cáo hai thủ trưởng. Vừa qua trong mối quan hệ giữa chốt giữ và vận động, chúng tôi lấy vận động là chủ yếu, nên trong sử dụng lực lượng. thành phân ớ chốt ít hơn nhiều so với thành phần vận động, các đơn vị vận động ban ngày, đánh vào sườn và phía sau đội hình địch. không cho bộ binh địch tới gần chốt. Cách đánh đó đã có hiệu quả. Nay quân địch tới đông hơn. với lối triển khai và âm mưu của chúng như vậy. tôi nghĩ mối quan hệ trong chiến thuật buộc phải thay đói cho phù hợp với tương quan mới:
- Nghĩa là lấy chốt giữ là chủ yếu? - Sư trưởng Đàm Lê nói chen vào.
- Vâng, lấy chốt giữ, giữ đất là chủ yếu. Tranh thủ mọi thời cơ để xuất kích. đánh vào sườn địch. không xuất kích xa thì xuất kích gần. tranh thú tập kích ban đêm. chặt đứt những cái vòi của địch thọc vào các kẽ hở giữa trận địa, không cho địch bao vây cô lập trận địa. điều quan trọng là phải bám riết. đánh riết hai cánh của địch. chúng tôi không lo nhiều về chính diện. Dù địch đã chiếm được chốt Mỹ, chiếm được chốt cống ông Tề, có thể lên sát Tàu Ô. Nhưng nếu kìm chặt hai cánh đông và tây, thì báo cáo các thủ trưởng. bọn địch vẫn không bước qua Tàu Ô được. Có điều, đơn vị bạn chốt ở bắc Tàu Ô cũng phải giữ vững chốt đến cùng.
Sư trưởng Đàm Lê thấy những ý kiến của Đoàn Vũ có lý. Nhưng Đoàn Vũ chưa đề cập tới một khả năng có thể xảy ra là địch vừa tiến hành bao vây rộng vừa luồn lách xen kẽ với ta. Trong trường hợp đó việc tiếp tế cho các chốt sẽ trở nên khó khăn. sự liên lạc giữa đông và tây đường có thể bị gián đoạn. Sư trưởng Đàm Lê nêu trường hợp đó lên và hỏi
- Nếu xảy ra như vậy các anh giải quyết thế nào?
Nguyễn Tính đứng dậy:
- Báo cáo hai thủ trưởng. đó là một trong những trường hợp xấu nhất. Ngay buổi giao ban sáng nay. chúng tôi dã cho các tiểu đoàn chuẩn bị trận địa mới. đề phòng có những cụm hầm bị bao vây Phải độc lập chiến đấu. Chúng tôi cho anh em dự trữ nước. bây giờ đang mùa mưa, không sợ thiếu nước lắm, dự trữ đạn, dự trữ gạo sấy. bố trí lại lực lượng y tá để có thể săn sóc thương binh ngay lại trận địa trong những đêm không đưa được về phía sau. Các tiểu đoàn đều phải có sẵn kế hoạch đánh giải vây cho các chốt, phải tập kích đêm liên lục. nếu có điều kiện thì bao vây công kích. tiêu diệt một điểm của địch có liên quan đến việc giữ vững thế trận của ta.
Tư lệnh Hoàng Việt hỏi Đoàn Vũ:
- Quân số trực tiêp chiến đấu của một đại đội được bao nhiêu?
- Báo cáo thủ trưởng đại đội ít là mười lăm. đại đội nhiều là hai mươi. Các đại đội hoả lực hai mươi lăm.
- Ít quá - ông quay sang Sư trưởng Đàm Lê - Đợt này các anh được bổ sung bao nhiêu?
- Báo cáo anh Ba, được ba trăm.
- Không nên chia đều, cho các cậu ấy hẳn một trăm. Làm sao mỗi đại đội bộ binh thêm được từ tám đến mười tay súng.
- Rõ, chúng tôi sẽ điều chỉnh.
Tư lệnh Hoàng Việt quay sang Đoàn Vũ và Nguyễn Tính:
- Các đồng chí cứ làm tốt những ý kiến vừa rồi, gắng tìm tòi sáng tạo thêm. Tôi tin Lê Văn Tư không làm được gì đâu. Chúng tôi rất yên tâm để đi xuống dưới đó - ông mỉm cười hỏi Sư trưởng Đàm Lê - Anh Lê còn ý kiến gì nữa không?
- Báo cáo anh Ba. đầy đủ rồi.
- Bọn mình phải đi cho kịp- Không có thì giờ xuống các tiểu đoàn. Được biết các cậu tổ chức đời sống rất tốt, mừng lắm – ông đứng dậy, nhìn bàn cát lần nữa. rồi nhìn xung quanh. giọng bỗng xúc động - Lòng yêu Tổ quốc, lòng yêu Đảng, yêu dân, lòng căm thù địch của chúng ta không phải là những khẩu hiệu suông. Phải là từng việc làm chi tiết và cụ thể như các cậu đã làm và sẽ tiếp tục làm. Nhìn thấy các cậu tôi rất mừng, nhưng lần này tôi chưa được gặp anh em, những người đã ở dưới hầm ngoài trận địa hơn hai tháng nay. Được nhìn, được gặp anh em chắc chúng ta càng phấn khởi và yên tâm hơn nhiều. Thôi tạm biệt, chúc các cậu thắng lợi hoàn toàn.
Tư lệnh Hoàng Việt dang rộng hai tay ôm chặt lấy Đoàn Vũ và Nguyễn Tính. bàn tay thô cứng của ông vuốt mạnh lên vai hai người.
Đất Miền Đông Đất Miền Đông - Nam Hà Đất Miền Đông