Never judge a book by its movie.

J.W. Eagan

 
 
 
 
 
Tác giả: Không rõ...
Thể loại: Kinh Dị
Biên tập: Doom 007
Upload bìa: Doom 007
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2228 / 41
Cập nhật: 2016-04-12 16:57:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8: Hậu Họa Từ Năm Xưa
ừ khi ông K mất, làng em như thiếu mất một cái gì đó. Sáng sớm không còn nghe thấy tiếng đạp xe kẽo kẹt đi lên tỉnh, những đám giỗ, đám ma, bốc mộ,… không ai còn thấy bóng dáng một ông già mảnh khảnh, tóc bạch kim, mặc cái kaki đã sờn vai, tay bắt quyết, tay cầm kiếm như trước. Bọn trẻ con cũng thấy hụt hẫng vì giờ chẳng còn thấy những ông leng keng như ông A, ông N trong những đám việc trong huyện nữa. Chẳng còn bóng dáng một ông béo tốt, da đỏ au và một ông gầy gò, mặt hiền như bột hay đi cùng nhau trên đê nữa, chẳng còn hai ông mà ngày nào về đến đầu làng cũng cho chúng nó đủ thứ xôi oản, trứng gà như trước. Giờ đây, quê em không còn là cái làng quê mang màu nhiệm, huyền bí nữa. Đứng trước guồng quay của thế giới hiện đại, làng em cứ dần thay đổi từng ngày. Thanh niên trí thức giờ đã bỏ làng lên thành phố kiếm việc rồi ở luôn trên đấy hết, ở lại làng chỉ còn ba phần mười số thanh niên và toàn người già.
Chắc các thím còn nhớ quyển sách của lão L đã chỉ dẫn cho ông K cách giải yểm trong làng. Nhưng từ sau đợt trấn yểm lại núi Cô Yêu xong, tự nhiên quyển sách không cánh mà bay. Đó là vào ngày hội làng, cụ H và các cụ cao niên quyết định đem quyển sách đốt đi đẻ phòng trừ họa về sau. Nhưng khi mở dấu niêm phong, rồi cả mười người lần lượt mở mười cái khóa ra thì lúc mở hòm, các cụ ngớ người ra vì trong hòm rỗng không, quyển sách của lão L giờ đã không cánh mà bay, rõ ràng chính tay cụ H và cụ D đã đặt quyển sách vào hòm trước sự chứng kiến của cả mười cụ bô lão. Giả tỷ như có trộm lẻn vào thì cũng chẳng thể nào còn dấu niêm phong, mà dù là có con cháu của ai muốn lén lấy cũng chẳng được vì phải mở cả 10 ổ khóa thì cái hộp mới mở ra. Các cụ còn đang băn khoăn thì đùng một cái, một tiếng sét nổ giữa thinh không, rồi lại ùng oang thêm tám tiếng nữa mới dứt. Dân làng ngơ ngác nhìn nhau, lo lắng không biết chuyện gì sẽ lại xảy ra trên cái đất này. Mấy ngày sau thì hội tan, các cụ họp nhau bàn cách đối phó, có cụ bảo hay là liên lạc qua bên Trung Quốc xin gia tộc nhà ông K giúp, nhưng ngay lập tức các cụ khác gạt đi vì làng em đã nợ ông K quá nhiều, không thể bắt người ta lặn lội mấy ngàn cây sô sang đây chỉ vì chuyện của làng mình được. Bàn qua bàn lại thì các cụ cũng quyết định là sẽ xin với bên xã cho thêm dân quân tuần đêm, buổi tối ai mà đi đường thì phải đi theo nhóm, không được đi lẻ, thế là ổn.
Và mọi chuyện vẫn cứ ổn cho đến một ngày. Đợt đó, dân chài liên tục than vãn vì dạo này sông chẳng kéo được mấy cá, chỉ toàn kéo được cá bé tí ti, chẳng bõ sức quăng lưới. Còn bọn trẻ con chăn bò, chăn dê trong núi thì bảo dạo này cái khoảng sông ngầm sát núi cứ đục ngầu như có ai khoắng, không dám thả trâu bò ra uống nước. Nghe đến khoảng nước đục là những bác trung niên lại giật mình nghĩ về vụ con cá trê đợt nọ, một số thanh niên thì lại càng ghế bởi chính họ là những đứa trẻ năm nào đã gặp con cá trê ở đó. Thế là dân làng cấm không cho trẻ con ra chỗ sông ngầm sát núi kia chơi, ngay cả người lớn mỗi khi có chuyện đi đò qua cũng thấy rợn cả người, lúc đò cập bờ rồi mới yên tâm là mình còn sống.
Thế rồi một hôm, dân kéo vó đêm huyên náo cả lên, họ kéo được một con lươn to chưa từng thấy, nhìn cứ trùi trũi, to bằng cái phích, dài tầm mét rưỡi. Dân làng đổ ra xem thì thấy đó chẳng phải lươn cũng chẳng phải rắn, nó có vây, có da trơn láng như lươn nhưng lại có mồm như mồm thạch sùng, nhìn quái dị vô cùng, mà mắt nó tuy cũng vào loại ti hí nhưng cũng chẳng đến mức híp như mắt lươn. Con này lên bờ rồi mà khỏe vô cùng, quấy rách tấm lưới ý như xé một tờ giấy vậy. Lúc nó há mồm ra thì có cảm tưởng chỉ đớp một cái là lủm luôn tay mình, mặc dù nhìn mồm nó chẳng có tý răng nào. Nhưng dân làng không dám giết thịt, cứ để đấy, đợi xã đến giải quyết. Chờ được hai tiếng thì trên xã cử một anh phiên dịch và một ông tiến sĩ người Nga xuống. Xem xong thì ông này nói không biết con này là còn gì, nhưng nếu đếm vân trên đầu nó thì ước lượng được nó chỉ là con non được vài tháng. Nghe đến đây thì dân làng dựng tóc gáy, con non đã thế này thì ắt phải có con mẹ, mà con mẹ thì còn lớn tới cỡ nào. Ông tiến si Nga liền mổ con lươn, mặc cho sự phản đối của dân làng vì họ sợ bị con mẹ trả thù. Mổ xong con lươn, ông Nga và anh phiên dịch bỏ hết vào thùng đá ướp lạnh rồi đem lên phà chở về nghiên cứu. Phà đang chạy ngon thì tự nhiên chao nghiêng một cái, ông Nga và anh phiên dịch suýt nữa lăn xuống nước. Đi thêm một quãng thì phà lại rung lên, đi thêm quãng nữa đến giữa hồ thì phà bị lật ùm một cái. Anh phiên dịch sợ quá lóp ngóp bơi vào bờ, ông Nga to khỏe bơi đằng sau, bơi nhanh gấp mấy anh phiên dịch, nhưng đang bơi thì ông Nga bị kéo thụt xuống nước, anh phiên dịch khiếp, bơi nhanh vào bờ, vào đến bờ thì dân làng kéo lên được. Còn ông Nga bị thụt xuống chẳng biết sống chết ra sao, mấy ông dân chài vội đẩy thuyền ra cứu thì thấy ông Nga lại trồi lên rồi hụp xuống mấy lần, hét lên toàn tiếng Nga, xua tay ra hiệu bảo mọi người không được xuống. Mấy ông dân chài mặc kệ, cứ đẩy thuyền ra, thuyền ra gần đến nơi, sắp túm được tay ông Nga rồi thì sóng cồn lên, thuyền dạt hết cả ra, còn ông Nga thì thụt xuống không thấy cả sủi tăm. Một vài ông chài đánh bạo, thò đầu xuống nước nhìn thì tất cả cùng rụt lại, hét lên kinh hãi rồi thúc cho thuyền vào bờ nhanh. Lúc lên bờ, mấy ông đều kẻ là thấy dưới nước có một cái bóng to hơn cả thuyền mình đang bơi lừ lừ ở dưới, mắt đỏ ngầy nhìn lên chỗ mình. Nhưng mà nước đục nên mấy ông không nhìn rõ là con gì, vội bơi thuyền vào bờ.
Dân làng nhìn xuống sông rồi lại buồn buồn nhìn nhau, không hiểu lần này họ đã đắc tội với thần thánh phương nào để gây nên cái họa này.
Sau vụ ông tiến sĩ Nga gặp nạn ở sông làng em, người trên xã có xuống hỏi, dân làng thấy sao thì kể vậy. Cơ mà xã không tin, bảo mê tín dị đoan. Rồi lại điều tra này nọ suốt nửa tháng mà vẫn chẳng tìm rõ nguyên do cái chết của ông người Nga, thế là trong hồ sơ đánh luôn chữ tai nạn, xong thì không đả động gì nữa.
Nhưng từ đó, làng em cũng sinh ra lắm chuyện quái dị, ai đi đêm cũng kêu là nhìn thấy ma. Khởi đầu là từ nhà vợ chồng anh M, chiều hôm đó, anh M đi làm về, vào nhà thì thấy vợ đang đổ nước vào thùng, anh liền ra ôm lưng vợ, trêu cợt. Nhưng mà vợ anh chẳng phản ứng gì, như mọi khi là quay lại cười nói trêu lại chồng rồi. Nghĩ vợ mệt hay do mình trêu quá trớn nên anh xoay người vợ anh lại thì hỡi ôi, vợ anh đang cười, mồm ngoác rộng đến mang tai, anh giật mình buông chị vợ ra, gọi vọng lên nhà trên: "Bố ơi! Bố! Bố xuống cứu con với!". Lúc này, ông Q và cả chị U chạy từ nhà trên xuống, vừa nhìn thấy chị U thì anh M giờ lại càng thấy khiếp, không biết cái thứ mình vừa ôm là thứ gì. Ông Q và chị U chạy xuống thì thấy ngay cảnh tượng kì quái đó, chị U còn khiếp hơn vì không hiểu ai kia mà giống mình thế, nhưng mà cái mồm, cái mồm nó. Cả ba người cũng đứng ép vào một góc sân, cái thứ kia vẫn cứ đứng đó ngoác mồm cười. Ông Q liền chỉ vớ lấy cây chổi lúa, rút ra một sợi, rồi lại dứt tóc trên đầu quấn vào, ông bắt quyết, niệm chú, rồi thổi một cái vào sợi rơm, ném ngay trước mặt "nó". Nó thấy vậy thì gào lên một tiếng rồi chạy ra sau vườn, ông Q vội cầm lấy cái cuốc rượt theo. Cả tối hôm đó ông Q không về nhà, con cháu và hàng xóm liền đổ đi tìm, mãi đến tờ mờ sáng hôm sau, ông mới lững thững đi vào phong khách, ngồi phịch xuống ghế, mặt đăm đăm. Con cháu vội ùa ra xem ông có làm sao không, hỏi sao tối qua ông đi đâu mà không về. Ông Q chỉ nói đúng một câu: "Cái làng này đúng là hết phúc thật rồi! Thật là tuyệt đường sinh sống mà!".
Sau cái vụ nhà ông Q, lại đến nhà anh T và anh A ở đầu xóm trong. Hai nhà này vốn là hàng xóm thân thiết, tối đến toàn sang nhà nhau chơi. Một bữa, hai nhà rủ nhau đi xem chiếu bóng, tối mịt mới về, về đến bụi tre đầu làng thì chị C vợ anh T và chị H vợ anh A tự nhiên hét lên, mặt trắng bệch. Hai ông chồng thấy vợ thế thì cuống cả lên, rối rít hỏi sao thì hai cô vợ chỉ vào bên đường, hai anh nhìn lại thì là một cái bóng đen, nhưng nhìn kĩ thì hóa ra là một đứa bé đang ngồi khóc. Hai anh vội trấn an vợ rồi ra xem đứa bé. Anh T lại gần đứa bé hỏi: " Cu con sao giờ này không ngủ ở nhà với bố mẹ mà lại ra đây làm gì?", đứa bé im không khóc nữa những cũng chẳng trả lời. Anh A bực mình xen vào: Thằng oắt này láo nhỉ, người lớn hỏi mà không nói, để tao xem mày là con nhà nào!" - nói rồi anh đưa tay ra định xốc đứa bé lên nhưng tay anh vội rút lại vì thấy hơi xung quanh thằng bé lạnh toát như sương. Đứa bé tự nhiên quát lại bằng cái giọng ồm ồm, rè rè: "Mày bảo ai là oắt?". Nói rồi "đứa bé" đứng lên, anh T và anh A cũng vội nhảy lùi lại, mặt cắt khong còn giọt máu. "Đứa bé" lúc ngồi thì bé tý mà đứng lên thì cao lêu nghêu, người gầy đét, tóc xõa dài xuống. Cả 4 người thấy vậy thì hồn vía lên mây, vội kéo nhau chạy một hơi về nhà, chạy được quãng thì sau lưng có tiếng cười thé thé từ xa vọng lại, chạy tiếp đến gần nhà mà tiếng cười vẫn cứ vang vang ở sau lưng.
Thế rồi làng em lại có biến, trong một tuần có tới năm người chết đuối, mà toàn là dân rái cá trong làng, chỉ có tắm gần bờ mà tự nhiên thụt xuống nước, người trên bờ thấy mà không kịp xuống cứu,mà xác cũng chẳng tìm được. Từ đó, dân làng tiệt không ra sông nữa, trâu bò uống nước cũng chỉ dẫn ra ao hoặc chỗ nước nông sát bờ hồ. Những lạ cái là thuyền buôn của người nói khác đi trên sông thì chẳng sao, vậy mà thuyền bè của làng em cứ xuống nước là lật, may có mấy thuyền buôn cứu chứ không thì phải chết đến mười mấy mạng là ít. Thế rồi lại có tai họa khác giáng xuống, chẳng hiểu sao chó mèo trong làng cứ chết dần, những con ốm yếu, già cốc thì chẳng nói làm gì, ngay cả những con khỏe mạnh cũng tự nhiên lăn ra chết sau một đêm. Dân làng giờ thấy sợ hãi hơn bao giờ hết, tai họa lần này nó không ào ạt, không dữ dội như những biến trước, nó cứ từ từ, từ từ giết đến một cách im lặng, bây giờ thì chỉ có chó chết, sau này chẳng biết còn cái gì xảy ra nữa. Nhiều người bỏ làng lên vùng rừng sim gần Tam Điệp để khai hoang, lập làng, lập xã mới, hi vọng sẽ thoát khỏi được tai kiếp lần này. Trong đó có nhà ông em, nhưng vùng đất mới này nó cũng chẳng thanh bình như mọi người mong đợi.
Lần này nhà ông em di cư lên vùng đồi sim gần Tam Điệp. Hồi đó, khắp cả vùng này đâu đâu cũng tím ngắt một màu hoa sim, nhưng đây cũng từng là một nghĩa địa cổ, đã hơn 300 năm trôi qua, mộ phần ngày trước bị bồi lấp, mưa gió giờ đã chẳng còn nhận được đâu vào với đâu. Lúc đó ông bà còn khỏe, phát hoang được hơn chục sào đất, rồi chia cho con cháu cắt đất làm ruộng xung quanh,còn ông bà thì cất một cái nhà ngói khang trang, sạch sẽ làm nơi an dưỡng tuổi già.
Dạo này ở quê cũ cũng có lắm chuyện xảy ra, không hiểu sao cứ đến ngày mùng chín và ngày rằm hàng tháng là lại có một người chết, mà toàn là đột tử. Từ ông G nhà bán thịt, đang ngồi nghĩ thì chẳng hiểu sao con dao thái thịt rơi xuống, ông vội nhảy lùi ra thì tự nhiên trượt chân ngã đập đầu xuống đất chết, sau rồi lại đến cô H, anh S, chú D,… đều chết lúc ngủ. Cứ thế hơn 4 tháng rưỡi, chết mất 9 người, từ đó lại thôi, chẳng có ai chết nữa. Nhưng cứ đến đêm là trong làng lại có tiếng í ới gọi nhau, rồi tiếng rục rịnh, tiếng bước chân rầm rập kéo vào trong núi rồi lại kéo ra, cứ thế tới tận lúc mặt trời mọc thì hết. Đặc biệt là những nhà gần đường làng lại còn thấy như có bàn tay ai đập rầm rầm vào cửa sổ. Dân quê khiếp lắm, không ai dám ngó ra nhìn, ngay cả ho mạnh cũng không dám.
Bỗng một ngày, có một người đàn ông chừng 30 đến làng, nhìn thì biết là dân Trung Quốc sang, dân lang em thì ghét người Tàu lắm, duy chỉ có ông K là trường hợp đặc biệt nên khác, họ nghĩ rằng người tử tế như ông thì cả vạn người mới được một, còn bon Tàu còn lại thì toàn là lũ thâm nho khó lường. Vừa đến làng thì chú này vội đi gặp các cụ, tự giới thiệu mình là con út của ông Trương Thiết Bách, dạo này bên đó gia đình bị chính quyền địa phương làm khó nhiều điều nên muốn sang đây nương nhờ, mong làng rộng lượng cho phép ở lại. Các cụ nghe thấy là thân thích với ông K thì cũng bớt nghi ngại phần nào, bảo anh là chiều lên xã mà xin khẩu, các cụ không có quyền quyết đinh. Thế là chú đó lên xã ngay trong chiều xin cấp đất, chẳng biết làm từ bao giờ mà ông này đã nhập quốc tịch Việt Nam. Lằng nhằng giấy tờ mất vài tháng thì cũng xong. Chú này tên là Trương Thiết Sĩ, ở làng gọi tên Việt là S. Những ngày đầu ở làng, chú S mở một cửa hiệu thuốc Bắc ở trên thị xã và làm một cái nhà 3 tầng ở làng để cuối tuần về nghỉ. Nghe đâu trong làng có người bệnh là chú S lại đến thăm và cắt thuốc cho không lấy tiền. Mới đầu thì dân làng kì thị, nghi ngờ ghê lắm, lâu dần, thấy chú hiền hiền, lại tốt tính nên dân làng cũng dần hết ác cảm, lại quý chú. Nhìn chú, dân làng lại nghĩ đến ông K mà buồn. Chú S ở được chừng ba năm thì yêu một cô gái người Việt và cưới cô đó về làm vợ, cô này tên là M. Sau hai năm nữa thì cô M sinh cho chú S một thằng con trai, cả làng ai cũng đến chúc mừng, chú S quyết định đặt cho nó cái tên là Trịnh Thiết Việt để tỏ lòng biết ơn mảnh đất đã rộng vòng tay đón chú. Năm thằng Việt được 4 tuổi thì em về quê chơi, mới đầu gặp em nhìn nó bằng con mắt khác lạ, trông nó khác hẳn với bọn trẻ trong làng. Người nó mảnh khảnh, da trắng như da con gái, tóc thì láng mượt. Thấy em đi cùng bon trẻ trong làng đi chơi thì thằng Việt đi theo, nhưng nó cứ đứng ở ngoài mà không dám chơi, em rủ nó chơi cùng thì nó lại bảo:
- Mày chơi với tao à! Sao mày tốt thế?
Em đáp:
- Mày bị khùng à! Sao không ra kia chơi? Đứng đây cho chết nắng à!
Thằng Việt trả lời:
- Nhưng mà chúng nó không cho tao chơi! Chúng nó bảo tao là thằng Tàu bay
Giờ thì em mới rõ là tại sao thằng Việt lại cứ lủi thủi một mình như thế, hóa ra là bon trẻ trong làng ghét thăng Việt vì bố nó là dân Trung Quốc.Em túm áo thằng Việt đi chỗ khác chơi, bảo:
- Kệ xác bọn nó, tao chơi với mày là được.
Thế là mấy ngày sau, em và thằng Việt toàn đi chơi cùng nhau, hai thằng cứ như hình với bóng, thế là thành bạn thân. Sau này, em còn phát hiện nhiều điều bí ẩn về thằng Việt mà mãi về sau bọn bạn cùng làng mới biết. Hết hè thì em lại về Hà Nội, lúc em lên xe, thằng Việt ra tiễn, nó đưa cho em một cái dây chuyển nanh hổ, bảo: "Lên thành phố thì đừng quên tao H nhé!". Đến bây giờ em vẫn đeo chiếc vòng như vật hộ mệnh. Hè năm sau về quê thì nhà thằng Việt đã về Thiểm Tây, chú S bảo phải cho nó về nhận mắt họ hàng và ghi tên vào gia phả, chú giao lại hiệu thuốc cho hai anh học việc trông coi rồi dặn là mười năm nữa chú về rồi ở luôn đây.
Mười năm sau, em và hai thằng bạn dưới quê lên ga tàu đón nhà thằng Việt. Đến 9h thì nhà thằng Việt xuống tàu, chú S vừa nhìn thấy em từ xa đã nhận ra, đưa tay chào. Em và hai thằng chạy đến, em vừa đến thì nhìn thấy cạnh chú S là một thằng người mảnh khảnh, da trắng, nhìn là em nhận ra ngay đấy là thằng Việt, thằng Việt nhìn thấy cái vòng cổ em đeo thì cũng nhận ra em, hai thằng chạy lại ôm chầm lấy nhau, đấm thùm thụp vào lưng nhau. Bây giờ để ý xung quanh thì em mới nhìn rõ là còn có ai đang đứng núp sau lưng cô M, em hỏi ai thế kia thì thằng Việt chạy lại kéo tay người đó ra. Suýt chút nữa thì em hét lên: " Âu mài gót! Con nhà ai mà xinh thế!". Thằng Việt nói:
- Đây là Ngọc Anh, em gái tao, lần trước mày về quê nó mới có 3 tuổi, toàn ở trong nhà nên mày không biết thôi. Con Ngọc Anh ra chào anh H đi kìa!
Em gái thằng Việt bẽn lẽn ra chào em, lúc đó phải nói là em cũng có chút rung động, nhưng đó là chuyện về sau. Sau khi sắp xếp xong xuôi, em lấy xe đèo thằng Việt và em gái nó về, còn cô M và chú S thì lên xe hai thằng bạn em. Lúc xách túi đồ của thằng Việt, em nghe thấy tiếng lích kích lạ lạ nên hỏi là cái gì thì thằng Việt chỉ cười bảo: "Đồ hành nghề". Trên đường đèo hai anh em nó về, em nhận thấy là thằng Việt có cái gì đó khang khác, về mặt bên ngoài thì không nói làm gì nhưng bên trong nó như toát ra một cái gì đó thật là mơ hồ, không rõ ràng.
Từ đợt nhà chú S về thì quê cũ nhà em cũng yên hẳn, buổi đêm chẳng còn gì làm người dân sợ được nữa, nhưng trên đất mới thì lại bắt đầu có chuyện. Đó là vào mùa hè năm em còn học lớp 9. Hè năm đó là hè em ở lại quê chơi lâu nhất và cũng là mùa hè có nhiều biến động nhất đối với em, từ đây mà em đã phát hiện ra nhiều điều mới về thằng bạn bạch diện thư sinh.
Đạo Sĩ Tản Mạn Kì Đạo Sĩ Tản Mạn Kì - Không rõ... Đạo Sĩ Tản Mạn Kì