Forever is not a word…rather a place where two lovers go when true love takes them there.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Ma Văn Kháng
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Nhi Nho
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7941 / 138
Cập nhật: 2016-01-30 21:50:28 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14
ơn giông chiều đem mưa rào đến tưới mặt đất mới mẻ chỉ tới được nửa đêm. Nửa đêm về sang, không khí lại khô rang, oi nồng. Sớm mai bừng dậy đã lại thấy mặt trời như cái miệng lò lửa đỏ mgòm. Cảm giác bị thiêu đốt lại nung nấu con người.
Quan hệ thân mật của vợ chồng Tự còn ngắn ngủi hơn cả cơn giông chiều. Nhu cầu tính giao dẫu có trở nên cao cả hơn nhờ cảm xúc tinh thần từ phía Tự, cũng chỉ là kết hợp họ được trong chốc lát. Họ lại tách thành hai. Hai cá thể độc lập, không quan hệ và mỗi lúc một xa lạ nhau.
Tuy vậy, phải tới quá nửa đêm hôm đó, nhờ một sự việc bất thình lình xẩy ra. Tự mới nhận ra, anh đã ngu xuẩn và ngây thơ quá khi xây dựng hy vọng hòa hợp trở lại với Xuyến. Xuyến đã nhẩy cóc sang một bước phát triển nguy hiểm vô phương diện đạo đức; trong khi về mặt mưu sinh, Xuyến đã thiết lập quan hệ hội đoàn với những thương nhân chuyên nghề và rắp tâm liên minh với ồng Quỳnh lao vào công cuộc kinh doanh lớn.
Sau cuộc ái ân có cái kết thúc trơ trẽn nọ, Xuyến lạu bạu một hồi rồi tắt đèn đi ngủ. Tự leo lên gác xép, không ngủ được vì một ám thị nặng nề: sao mình lúc nào cũng hèn kém, thua thiệt? Anh nằm nghĩ lan man. Nghĩ tới Phượng với nỗi ân hận da diết. Anh đã lầm lẫn không thể tha thứ được. Vì cớ gì mà anh lại mắng Phượng là đồ phản bội. Chẳng lẽ chỉ vì Phượng tỏ ra lo sợ cho tình yêu. Anh rất tồi. Anh không có niềm tin ở con người do anh chỉ biết có mình mình. Khi bọn tự vệ tay sai của bí thư Lại ập vào giở trò vu khống anh, sao anh lại có thể nghi ngờ và đổ tội cho Phượng? Mất Phượng, anh mất đi nửa cái dẹp của một thời trai trẻ. Và không biết đến bao giờ anh mới có thể chuộc lại được lỗi lầm này.
Đời anh, một cuộc đời dang dở, mãi mãi dang dở. Anh nhớ tới quãng đời bộ đội tám năm thật vô nghĩa, vớ vẩn và buồn đau. Bí thư Lại, tên đồ tể ấy giấu cái chủ định đưa anh vào lò sát sinh dưới một danh nghĩa đẹp đẽ. Đòn trả thù mới ác hiểm làm sao! Người ngoài có thể nhầm chứ anh không thể nhầm. Song lẽ vấn đề không phải ở chỗ anh bị đoạ đầy hay anh có thể chết? Cay nhức tâm trí anh, nỗi đau bại hoại cả một đời anh là chỗ này kia: Vậy ra số phận anh lại có thể tùy thuộc vào một tên vô lại như thế? Một tên quan cai trị, một cường hào ác bá nắm quyền sinh quyền sát trong tay, nó có thể bức hại những người dân vô tội hiền lành... Anh vẫn dạy học trò vậy. Nhưng chẳng lẽ là để thỏa mãn thù riêng, ý muốn riêng, những danh hiệu cao quý nhất cũng có thể bị đánh tráo đến như vậy. Chua xót quá cho niềm tin yêu của anh, chua xót quá cho thân phận con người bé nhỏ không quyền lực.
Chống lại cái ám ảnh nặng nề vì số phận trớ trêu của mình, anh đã gồng mình lên. Anh quyết định vô hiệu hóa mưu toan đểu giả của tên đồ tể. Nhưng tiếc thay, anh thiếu một iều kiện quan trọng bậc nhất: sức khỏe. ốm yếu triền miên sau khi bị thương và do thể tạng “dài lưng tốn vải”. Anh cố gắng lắm thì cũng chỉ có thể khỏi trở thành một gánh nặng của chiến tranh thôi, chứ làm sao để những trang tiểu sử cá nhân hài hòa với trang sử kháng chiến chống Mỹ tráng lệ oai hùng của dân tộc được. Vào viện. Ra viện. Cuối cùng là trợ lý, là lính bảo vệ căn cứ, là cần vụ cho một sĩ quan cao cấp. Tám năm không sao tẩy xóa được, trái lại chỉ thấy mỗi lúc một tăng lên cái mặc cảm hèn hạ, vì đánh mất niềm tự tin, vì đánh mất cá tính. Một con tốt hin để sai khiến, ai sai khiến cũng dược. Chiến tranh tạo nên anh hùng nhưng cũng đẻ ra những con người như anh mang tâm lý một con tốt hin trong bầy đàn, không có giá trị riêng.
Nghĩ miên man tới nửa đêm, trong im ắng, xa vời, Tự bỗng nghe thấy tiếng gõ cửa như đánh tín hiệu và ai đó lào thào gọi Xuyến. Cùng lúc đó anh đưa tay quờ quạng thấy một mảnh vải mềm nhũn ở góc sàn, nhận ra đó là cái xilíp đỏ của Xuyến, thót mình kinh hãi, anh liền nằm im.
- Mình ơi!
Ngoài cửa, dáng chừng sốt ruột, người gọi Xuyến cất cao giọng, rõ nét hơn. Xuyến bật ngay dậy, hơi hốt hoảng khiến cái giát giường kẹt mạnh, vội ngồi im, nín hơi, rồi sau đó mặt sàn nhón nhén những bước chân mèo.
- Xuỵt! Khẽ chứ!
- Xuyến ơi, sao bắt anh chờ lâu thế!
- Xuỵt!
- Anh vào nhé. Lên gác xép như mọi khi nhé!
-
- Hay là sang nhà anh? Vợ anh nó đi Sài Gòn rồi!
- Im đi! Bố cái Hoạt...
Tự có cảm giác mình như tội phạm nằm trên giàn lửa thiêu. Đó là một đêm nặng nề nhất trong đời anh. Lòng tự trọng khiến anh giả tảng, đui điếc, câm lặng. Nhưng anh hiểu, thế là từ dây đời anh sang một bước ngoặt u ám rồi.
Sáng hôm sau. Tự dậy, xuống nhà, Xuyến đã pha sẵn một ấm trà và mua cho anh một đĩa xôi lạc để anh ăn lót dạ. Xưa nay chưa bao giờ có chuyện ấy. Nhưng, Xuyến đã không thành công trong việc tạo lập một cảnh huống vui vẻ. Cả hai đều lúng túng, sượng sùng. Nhất là Tự. Mặt Tự cứng ráp như đóng một lớp vữa khô.
- Anh Tự này - Cuối cùng thì Xuyến cũng đã tìm dược chuyện để nói. - Tối qua, chị Quỳnh chị ấy lại nhắc. Chị ấy tìm được chỗ cho anh dạy thêm rồi đấy. Số nhà 21, phố Dân Chủ, hôm nay anh đến đi.
Ngừng lại đẩy đĩa xôi trước mặt Tự, Xuyến tiếp:
- Buổi sáng, họ cũng có người ở nhà đấy. Anh biết phố Dân Chủ chưa? Đi đường Nguyên Thái Học, tới ngã tư…
- Tôi biết rồi…
Tự đáp, mặt lì lì, ngột ngạt. Y hệt lúc lao thẳng từ bục giảng đến chỗ thằng Tuẫn ngồi. Nhưng, lúc này ngoài lòng căm phẫn vì bị xúc phạm, còn nỗi đau đời. Một nỗi đau đời không thể chịu dựng nổi. đã bị lừa dối, bị tước đoạt, bị sỉ nhục. Anh đã thua, thằng Quỳnh đĩ đực đã chinh phục được Xuyến rồi.
Đứng dậy, Tự lầm lì đến bên cái tủ li mới. Chưa bao giờ trong căn buồng này có cuộc nổi giận của Tự. Trong căn nhà đông hộ này. Tự sống trong tâm tưởng mọi người, dưới một bóng dáng gầy gò, mô phạm, hiền lành.
- Cô Xuyến! Đêm qua. ngủ với tôi xong, cô lại còn sang nhà Quỳnh à?
Dẫu nén mình, Tự cũng không thể không nói. Không thể tìm được một cách nói nào đỡ thô lỗ hơn.
Nhưng, nhạy cảm ngay với giọng nói khác thường của Tự, hiểu ra những chi tiết hớ hênh của mình, đang bê tủ thuốc lá đi ra cửa, Xuyến dừng phắt lại, dẩu môi, hốt hoảng:
- Cái gì? Anh hỏi cái gì?
- Hỏi để biết thôi. Có phải cô định chung vốn làm ăn với Quỳnh không? Cái thằng Quỳnh đĩ đực ma cô ấy mà!
Cái tủ thuốc buột khỏi tay, đổ nghiêng cánh cửa, vỡ toang mặt kính. Xuyến rít:
- Định giở giọng, hả? Nào, định nói gì thì nói toạc ra xem. Hừ, sao cái lúc ấy thì ngọt ngào thế. Một điều xin lỗi. Hai điều xin lỗi. Thỏa mãn xong là lật mặt, quẹt mỏ, hả!
Trời! Thật là điếm nhục. Mồ hôi tháo ra ướt đầm cổ áo. Mặt Tự như mất máu. Nghiến răng. Tự đấm mạnh xuống mặt tủ ly. Nhưng chưa kịp cất ting thì Xuyến dã chu chéo:
- Đừng có phá phách! Ăn tàn phá hại như thế là đủ rồi. Tiền mua tủ không phải là của ông đâu. Tiền của con này đánh đĩ kiếm được dấy.
- Thôi, cô im di!
- Im đi để ông vu vạ tôi, hả? Sao cái thân tôi khốn khổ, khốn nạn thế này! Một thân tôi lo toan gánh vác. Một thân tôi đầu tắt mặt tối để cái quân ăn cháo đá bát nó chửi rủa, móc máy tha hồ. Này, tôi truyền đời báo danh cho ông biết, từ nay ông đi đâu thì đi! Của anh anh mang. Của nàng nàng xách. Ông đừng có bén mảng đến cái nhà này nữa!
Người đàn bà giành ngay được thế chủ động.
Tự chết đứng cạnh đáy tủ ly. Trớ trêu. Xuyến đang biến anh thành một trò hề, một gã đàn ông xuẩn ngốc. Những tình cảm chân thành, trong sáng nhất của anh đã bị bêu riếu. Anh gắng gỏi hòa hợp thật sự, nhưng kết cục anh chỉ là con dã tràng. Anh suốt đời ngay thẳng, thiện chí, thiện tâm, vậy mà suốt đời anh bị lừa lọc, phản bội.
Chỉ ít phút đứng bên cạnh cái tủ giống hình cái quan tài như gã trai sún lăng nói hôm qua, nhận những lời rủa xả tai ác của Xuyến, mặt Tự dòng dòng mồ hôi như mưa dội. Đau đớn, khổ nhục đến thế này là cùng cực rồi. Không đủ hơi sức để phẫn uất nữa, anh lảo đảo đi ra cửa, để lại trên mặt tủ ly một nắm vải đỏ nhẽo nhèo - cái xilíp của Xuyến tình cờ anh nhặt được trên gác xép tối qua.
Cô Trình đang nhem nhẻm ăn bánh dầy cặp chả quế ở cổng căn nhà, thấy Tự liền nhoen nhoẻ
- Thầy Tự ơi, thầy có cái lốp xe nào bán nữa không? Loại hai, loại ba, phế phẩm cũng được. Em sẽ trả thầy chín chục một chiếc!
Cái con ranh tiên thiên bất túc này nó nói vậy là có ẩn ý gì? Tự không đáp, lầm lầm bước. Nhưng nó lại bám theo anh, nheo nhéo gọi anh và lặp lại những câu nói nọ:
- Đừng hỏi nữa? - Anh gắt.
Nó nhướng hai cái vòi lông mày, răng nhe ra trắng ởn:
- Thế thầy không có cái chi bán thật à?
Tự cắm mặt, bước chuếnh choáng như say. Con ranh đuổi theo anh. Anh có cảm giác nó là con yêu nữ hiện lên để trêu chọc khách qua đường. Quả nhiên, nó xổ một tràng cười lạnh rởn cả sống lưng anh:
- Thầy Tự ơi, sao bảo nhà thầy có cái đĩa cổ quý lắm, đang rập rình muốn bán đứt và trả bằng vàng mà!
o O o
Nỗi đau đời lớn nhất của Tự là khi anh nhận ra mình chỉ là một quân cờ thấp hèn trong bàn tay bạo tàn của tên Lại. Nỗi đau đời thứ hai trong đời anh là lúc này đây.
Lúc này giá có một lớp học trò trước mặt, thì anh sẽ nói với chúng rằngời đúng là một vại dưa muối hỏng rồi, các em ơi!
Anh bước lảo đảo, xiêu vẹo trên hè đường. Nhìn trời xanh thấy màu xanh thật vô duyên. Nhìn hoa phượng thấy sắc đỏ của nó thật ngoa ngoắt, đĩ thõa. Không có gì là đẹp đẽ, là thơm tho cả. Ôi, cái cuộc đời đã lên mùi khú khắm này. Cái cuộc đời nó chẳng ưu ái gì anh hết. Nó đẩy anh đến tình trạng phải đem bán cả những cuốn sách quý, công cụ phát triển tri thức và hành nghề, của gia bảo của anh. Nó đẩy anh vào cảnh ngộ một ông giáo nghèo kiệt. Vì, trí khôn của nó cũng chỉ đạt tới trình độ một con mụ buôn thôi. Tri thức, năng lực tiến hóa của toàn xã hội, bị coi là loài ký sinh. Bộ não bị dạ dày và chân tay chỉ là quân ăn bám. Khốn khổ thân anh, tên trí thức quèn, bị bọn con buôn căm ghét, bị mụ vợ khinh rẻ và cắm sừng.
Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau này! Vợ chồng là cái quan hệ trao xương gởi thịt cho nhau. Là sự dính liền, cộng sinh của hai nửa cơ thể. Là sự gửi gắm thể xác và linh hồn cho nhau. Là mối quan hệ thiêng liêng, độc quyền, cá biệt cao độ. Là sự tồn tại mang tính người đặc sắc. Nỗi đau này động tới nơi tận cùng sâu thẳm là trái tim anh. Có cách nào có thể làm dịu nguôi nỗi đau này của anh. Phải, còn một cách. Anh đã nghĩ ra rồi. Không! Anh không bị phản bội. Không có tình yêu trong ngoại tình. Xuyến và Quỳnh chỉ có quan hệ xác thịt. Chúng chỉ có ham muốn nhục dục. Chúng trao cho nhau thể xác như kiểu mua bán một thứ hàng hóa, theo thói quen buôn bán của chúng thôi.
Nhưng Tự lại thấy mình lầm. Nghĩ đến cảnh cặp gian phu dâm phụ ấy đang làm tình trên cái gác xép của anh, gia cho nó tất cả sự ô uế bẩn thỉu, anh lại càng thêm đau long. Không, ngay cả cái xác thân ô trọc của Xuyến anh cũng phải được độc quyền chiếm hữu. Vợ và chồng là sự sở hữu lẫn nhau, không thể chia bôi, trước hết là phần thể xác. Thể xác cũng phải thiêng liêng như linh hồn. Hành động tính giao là bữa tiệc giữa hai người dọn riêng cho hai người. Loài ngườihi thoát khỏi cảnh quần hôn chồng chung vợ chạ, ký vào hôn thú, khế ước, kết liên tạo nên đời sống chồng một vợ một, là đã công nhận điều tối sơ và cao cả đó rồi!
o O o
Không chủ động, Tự rẽ vào quán nước anh và Kha đã ngồi hôm nào và lòng anh lại rực lên căm uất. Lão chủ quán hình như còn nhớ mặt anh nên tảng lờ không rót nước cho anh. Lão gãi cái đầu mốc, quay sang đấu hót với một lũ choai choai. Cái đầu mốc, đúng, không thể gọi là cái đầu muối tiêu, đầu hoa râm được. Kha ơi, ông rất giỏi khi gọi thằng Quỳnh là đĩ đực. Còn mình, mình sáng tạo ra từ này. Đúng là mốc vì trắng, đen lem nhem bẩn.
Thằng đầu mốc mặt đỏ phừng, lên giọng cha chú:
- Ê các bạn trẻ. Chớ có tin lịch sử. Láo khoét tuốt! Pêtanh là anh hùng, hiểu chưa! Thống chế mà không đầu hàng, chịu tiếng “phản quốc” một cách bất công thì thử hỏi kinh thành hoa lệ Pari có còn không? Hay là thành một đống nát vụn? Tao không phải là dân Pháp. Nhưng tao cũng biết ơn Maréchal. Chúng mày không được vinh hạnh hát bài này nhỉ? Maréchal, nous voilà, devant toi la jeunesse. Ấy thế! Phải theo cái hiệu quả mà xét xấu, tốt! Không thì là duy tâm. Ơ, tao di tản, tao bỏ Tổ quốc nhưng tao đem đôla về mua công trái. Còn mày, mày cặm cụi bới đất, nhặt cỏ ở nước này, thậm chí mày đi bộ đội cụt tay, cụt chân, nhưng nay bụng không một chữ, một tiền đóng góp. Vậy tao đáng quý hay mày? Hớ!
Bọn choai há hốc mồm nuốt từng lời của thằng đầu mốc.
Con sông Xen xanh lơ
Là duyên kiếp quá xa xưa
Nhạc di tản hải ngoại vượt biên nhập cảnh theo hộ chiếu đỏ đàng hoàng đấy nhé. Cô Trình quát:
- Buôn bán thời đại mới mà còn lằng nhằng. Muốn đỏ thì đỏ. Muốn xanh thì mẹ mày chi xanh. Ngậm hạt thị hay sao mà ú ớ không nói? Ơ kìa, cái gì đấy nhỉ?
- Alô! Alô! Đồng bào chú ý. Đây là đoàn xiếc môtô bay của thành phố chúng tôi! Chúng tôi xin hiến bà con những pha xiếc chóng mặt, đứng tim! Giá vẻ rất rẻ! Rất rẻ!
Tiếng loa rộ lên từ chiếc xe Jeep sơn trắng bắn ra những tiếng gào quá cỡ, càng đinh tai vì tiếng nổ của hai chiếc máy nhãn hiệu Honda không chắn bùn, không ống giảm thanh, hăm hở tiến theo sau. Cái ngã tư rã ra rồi lại như đám bèo trên ao khép kín lại.
- Máu bà lắm nữa. Đưa đây!
Cô Trình giật cái túi to bằng cái phích từ trên tay một gã trai ẽo ợt như đồng cô, kẹp vào nách rồi hênh hếch nhâng cao cái chân què. Pừng! Cái cạp quần chun căng, hở một khe nhỏ vừa đủ để lọt bàn tay vào. Tự quay đi. Giật mình, anh nhận ra Thảnh, cặp tay gã trai lưng khòng mặt bủng, nhăn nhó như đang đau thận. Mặt Thảnh nở to, méo mó như bị lở sơn, trong cái cười phớn phở.
- Này, em bộ đội ơi! Ở cái mông quần em bán sao lại có chữ C.T?
- C T. là công tác. Bộ bà chị không biết chữ à?
- Đừng có xạo nhé! C.T. là cải tạo thì có. Đến ký hiệu các chất hóa học chị còn đọc được là!
- Thế chị giả bao nhiêu?
- Mày bán thì mày phải hét lên chứ!
Bỗng Tự thấy máy mắt. Nhìn sang bên kia đường, Tự thấy cô Trình khoèo đã lại cặp một chiếc lốp đỏ giữa khoeo chân. Đứng trước cô là một ông già đội mũ lá cọ Phú Thọ, mặt nhàu nát, ảo não. Cái ví tọt ra từ bụng dưới cô Trình. Ông già sập vành mũ lá, quay mặt đi. Tự gọi to: “Bác Thống”.
Tiếng Tự tan trong tiếng chân người rầm rập. Hơn chục công an, cán bộ thuế... từ bên này đường tràn sang phía lề đường nơi cô Trình đang mua lốp xe, rừng rực như lửa bốc, các cuộc mua bán tranh cướp đủ các loại hàng hóa đang diễn ra dưới ánh nắng chói chang của mặt trời mùa hè. Bụi lầm. Nhốn nháo bóng người và tiếng la hét:
- Sư bố chúng mày, làm gì mà như cướp cháo thí thế?
- Câm ngay! Vừa trao tay cái gì? Đôla đâu?
- Bà đ. có. Bà chỉ có cái túi lày thôi.
- Đừng có làm mất thì giờ của người Nhà nước nhé!
- Mẹ mày giấu ỗ đẻ ra mày rồi, con ạ!
- Láo!
- Thì mày cứ thử khám xem!
Đám đông hỗn loạn đang tan biến. Chỉ còn lại một đám tuổi học trò đang đứng vơ vẩn dưới dãy đèn cao áp như những nốt nhạc chổng ngược. “Đèn cao áp thủy ngân như đền thờ thần tiêu thụ”. Khả viết vậy. Chủ nghĩa tiêu thụ, thói thực dụng tràn lan khắp chốn cùng nơi, đạp đổ mọi thần tượng, đi xuống dưới chân nó mọi giá trị tinh thần thiêng liêng. Chủ nghĩa tiêu thụ vào tình yêu, giết chết tình yêu; vào gia đình, phá phách gia đình. Con người là một đơn vị tiêu thụ. Nhưng trước hết hoặc sóng đôi, nó phải là một đơn vị lao động sáng tạo. Nhưng con người chỉ có thể lao động sáng tạo trong khung cảnh không bị cô đơn.
Chống lại cảm giác cô đơn, Tự lại gọi thất thanh: “Bác Thống ơi!”. Và chạy sang bên kia đường. Ông Thống đang đứng dưới lòng đường, tay xách cái túi vải nâu căng phồng, tay cầm cái mũ lá quạt múc từ dưới lên vào mặt. Nghe thấy tiếng xè xè sau lưng, Tự vội nắm tay ông già, kéo ông lên bờ hè. Không kịp. Vòi chiếc xe tưới nước đường chỉ xuýt nữa cho ông Thống tắm mát. Ông Thống rũ hai ống quần ta ướt đẫm. Cửa xe ló ra một cái mặt học trò.
- Ngủ gật hả, bố già?
- Đồ mất dạy! - ông Thống chửi.
Mặt ông Thống xơ xác hơn mấy hôm trước. Hai mắt ông thâm quầng, lại xề xệ hai túi thịt. Ông kêu hai hôm nay mệt mỏi quá vì thức đêm khớp phách. Ông Cẩm không hiểu sao lẫn lộn hết cả dấu phách, số phách, ông phải soát xét từi một. Mất ngủ. Đầu ông váng vất. Ngực ông hay nhói đau. Cơn áp huyết cao ngày nào cũng hành hạ ông.
- Bác đi đâu về qua đây, bác Thống?
- À, ra phố thư giãn một tí cho đỡ căng đầu óc. Nhân thể mua ít đồ dùng vặt vãnh, mấy hôm nữa nghỉ hè, đem về cho bu cháu.
Tự nhìn cái túi vải nâu miệng hở. Cái vỏ phích đan bằng nan tre, hai cây đèn dầu nhỏ. Một xâu thông phong. Hộp xà phòng Tiệp. Nắm chun cao su. Mấy cái quai guốc. Dăm thẻ hương...
- Bác còn mua gì nữa không?
- Nhẵn củ kiệu tiền rồi! Chết, chết! Có đâu như bây giờ. Thi cử trở thành chốn đua tranh giành giật văn bằng, còn chợ búa trở thành nơi tranh đua móc túi người tiêu dùng. Cái gì cũng đắt. Không lấy được tiền ứng trước chữa trống, đành phải đem bán chiếc lốp phân phối, nhưng tiền cầm chưa ấm tay đã lạnh rượi.
- Tưởng bác lấy được tiền chữa trống rồi?
- Ông bí thư nói rất ngọt ngào: bác Thống ơi, bác có nhớ yêu cầu thứ ba đề ra khi đặt vấn đề chữa trống không? Người cách mạng chúng ta càng già, càng cần giữ danh giá. Thành ra, cũng là để giữ cho bác, tôi và anh Cẩm bàn nhau, không thể thanh toán cái hóa đơn viết tay của bác được. Bác thông cảm nhé!
Nhìn mặt Tự rầu rầu. Ông Thống tiếp:
- Buồn phiền vì mất dăm ba đấu gạo thì không. Nhưng đau buồn vì thói đời thô bỉ thì có, thầy ạ. Thôi, ta về trường đi, thầy.
Hai người đi theo một đường hè tráng xi măng. Tới cổng trường, cùng dừng lại. Trời đã xâm xẩm từ lúc nào. Nhìn mặt Tự, có lẽ đoán được tâm tư anh, ông Thống liền thở xòa một hơi:
- Xưa, thường nói: người đời thượng thọ 80, trung thọ 70, hạ thọ 60. Trong khoảng thời gian ấy, trừ ốm đau, lo nghĩ đi, còn riêng cười liệu có được một tháng không? Chả được. Thành ra mấy hôm nay cứ nghĩ: Quả là nhân thế hãn phùng khai khẩu tiếu. Người ta ở đời ít gặp khi hé cười.
- Có chuyện gì vậy, bác?
- Nhiều chuyện. Cũng là quanh cái cuộc thi thố, khảo hạch ở trường ta mà thôi. Ngay sáng nay, có một ông đi chiếc xe Lađa xanh rêu đến. Mở cửa xe bước ra, trợn trạo, hỏi: “Anh Cẩm, anh Dương đâu nhỉ?”. Hỏi trống không, nên tôi cũng lờ đi, coi như cái bụi rậm bên đường. Cuối cùng dáng biết là gặp tay chẳng vừa, nên dành xử nhũn, mời tôi lại. Tôi đáp: Còn phải họp hội đồng xét duyệt kết quả rồi mới công bố danh sách trúng tuyển được. Thế là ông ta sừng sộ, chỉ ngực mình, hất hàm hỏi tôi: “Cụ có biết tôi là ai không?”. Tôi đáp: “Dẫu ông là ông gì bà gì cũng không là cái gì lúc này, ông ạ!”.
Tự ưu uất:
- Lại còn thằng cha nào dám càn rỡ thế!
- Chưa hết. Nghe tôi nói vậy, ông ta liền quát: “Tôi nói cho cụ biết nhé. Tôi có thể ra lệnh cho lập hội đồng thi riêng cho con tôi!”. Tôi cười nhạt: “Thế đã ăn thua gì! Tên vô danh tiểu tốt Êrôsrtrat nó còn dám đốt cả cái đền Arơtêmiđ một trong bảy kỳ quan của thế giới kia”. Quân này không đọc sách nhưng có đi xem kịch “Kẻ đốt đền” để giải trí nên chắc cũng hiểu lơ mơ ý nghĩa câu tôi nói. Vì vậy, hắn liền hoạnh tôi và bảo một thằng ngồi trong xe ghi tên tôi lại.
Ông Thống cười chua chát:
- Nhân bất học bất tri lý. Mà học không đến đầu đến đũa, dở ông dở thằng, nhất là lũ thời lai đồ điếu thành công dị thì còn khổ cho dân hơn kia! Dùng lửa tâm đốt veo cái hòa khí trời cho là dẫn đến nguy tai cho xã hội đấy, thầy ạ. Buồn lo là vậy thôi, chứ tôi thì lo gì cho thân. Sắp ra khỏi vòng cương tỏa rồi! Mà sống được bao lâu nữa?
Tự rùng mình. Anh đau tê dại, đang có cơ trở thành điên khùng. Ông Thống buồn bi lụy, ông Thống nói gở, ông Thống u uẩn:
- Thầy Tự ơi. Chẳng lẽ thế tình hay dở, thân thể an nguy, việc đời vui buồn, xưa thế nào nay vẫn vậy? Chẳng lẽ cái dụng mãi mãi cứ che lấp mất cái văn vẻ? Chẳng lẽ thể chế cứ mãi mãi cạn lòng hẹp bụng không dụng được người tài? Bao giờ trường ốc không phải chốn bán mua kiến thức? Đời không phải là tranh giành miếng ăn, chức vị? Bao giờ hết thói đời hễ cứ giành được quyền thế là thỏa sức mạnh hạch sách, đọa đầy kẻ yếu nhược? Chẳng lẽ người hiền không bao giờ được vẻ vang? Người nhân không bao giờ ra về lại buồn thảm thế này!
Ngừng một hơi rất ngắn, không để Tự nói chen một tiếng, ông Thống nói tiếp luôn, giọng cay nhức:
- Thầy Tự, thầy trả lời tôi một chữ có hay là không thôi nhé. Thầy có tin là có kẻ bán đề thi không? Thầy có tin là thầy Thuật bị công an bắt không! Thôi! Nếu thế thì nghề thày hết thời rồi! Con bé út nhà tôi thế là cũng xong đời rồi!
o O o
Không ngờ, khi ví kỳ thi này như trăm mét cuối cùng của một cuộc chạy đua đường trường, ông hiệu trưởng Cẩm xuất thân ông giáo thể dục đã diễn tả được cái gay go của cuộc giành giật.
Thi tốt nghiệp không có nhất nhì, không hạn định số lượng, không phải là thi tuyển chọn. Nhưng, thi cử vẫn là thi cử. Vẫn là cuộc khảo sát, thị thực. Vẫn là nhằm tới đích có được một sự công nhận trình độ mang tính pháp lý. Đỗ và trượt. Hai sự phân loại giản dị ấy dẫn đến hai số phận khác nhau. Mảnh bằng trong xã hội hiện dại càng có ý nghĩa là cái bàn đạp để thực hiện những cú nhảy cao hơn.
Kỳ thi, cuối cùng vẫn là đấu trường quyết liệt của cả trò lẫn thầy. Vẫn mang sắc vẻ ăn thua cay cú với những kẻ đức kém, tài hèn.
Kỳ thi này, kỳ thi của cái năm học đầu tiên được làm hiệu trưởng, ngay khi chưa bắt đầu, Cẩm đã là kẻ lo lắng hơn bất cứ ông thầy nào. Tới buổi học sinh thi xong môn toán và sau đó môn hóa thì Cẩm đã sợ hãi lắm rồi. Suốt mấy hôm liền, khi thì Cẩm lồng lộn cuống quýt, khi thì Cẩm thần mặt tính toán lầm thầm. Đến nỗi vợ Cẩm không nén nổi nghi ngại, phải lên tiếng hỏi dò:”'Thầy em ốm đau hay có sự phiền não gì mà cơm bỏ bữa, đêm thao thức thế?”. Hết cách, Cẩm chỉ còn biết quát: “Im đi! Hỏi han vớ vẩn cái gì! Chết sặc gạch ra đến nơi rồi, chứ ốm đau bỏ cơm, không ngủ đã là phổ!”.
Chiều qua, khớp phách xong thì Cẩm thực sự choáng váng, kinh hoàng. Cái vực thẳm đen ngòm đã ở ngay trước vành bánh xe đạp của Cẩm. Vô phương rồi. Cẩm chỉ còn mỗi cách là lao cả thân mình xuống đó thôi. Với số học trò trượt ít nhất là năm chục phần trăm, Cẩm sẽ phải nhận một lời tuyên án nhục nhã nhất từ ngày được làm người tới nay. Sự kiện này có thể mở đầu một chặng đường mới của Cẩm. Cẩm sẽ bắt đầu trượt dốc, và đã nhìn thấy chữ HẾT ở cuối cuốn phim đời rồi.
Có cách gì có thể cứu vãn?
Có cách gì có thể lấp dược cái vực thẳm đen ngòm sắp nuốt chửng Cẩm?
Mưu kế là sản phẩm của thằng hèn. Vai Tô Tần, Trương Nghi trước ngày thi. Và bây giờ, sau một chuỗi thao tác tính toán, Cẩm đi tới một hành động liều lĩnh cuối cùng. Thiếu nền tảng gốc rễ, cũng như Xuyến, như bao người xuất thân từ đời sống chỉ có một đặc điểm duy nhất là nghèo khó, Cầm rất gần với thói bỉ tiện, thô phàm.
Mở cửa, len lén bước vào văn phòng, khi ông Thống đi vắng. Cẩm có dáng vẻ một lên khoét ngạch đào tường. Nhưng khá hơn loại đạo chích là Cẩm lơ lửng giữa hai vai và sẵn sàng trở thành vị chủ tịch hội đồng thi mẫn cán đi kiểm tra công việc của các thành viên, một khi phát hiện ra ông Thống có mặt trong văn phòng. Không thấy ông Thống, nhanh nhẹn tiến đến cái tủ hồ sơ, sững lại ngơ ngẩn mất mấy giây. Bây giờ y mới tiếc là đã đồng ý cho Tự lên đây ở cùng ông Thống để lúc này đây, sự an toàn thêm một lẽ bấp bênh. Bởi vì cả đến Thuật sừng sỏ Cẩm cũng có thể trị được, huống hồ ông Thống xo rụi thất thế nà
Nhưng mà hóa ra công việc ám muội lại có vẻ thuận chiều. Xấp bài thi bị điểm kém của môn toán, môn hóa được đánh dấu, cố ý để riêng, đã tìm thấy ngay khi mở cửa tủ. Tất cả đã sẵn sàng dưới ngọn điện một trăm oát rực rỡ. Việc mờ ám sẽ được thực hiện dưới ánh sáng điện, nhưng Cẩm không một cảm giác run sợ. Có lẽ là đã nhiều lần rồi. Tư thông với đàn bà, việc ấy xét ra đáng xấu hổ lắm chứ. Nhưng, không gì bằng quen. Y đã quen với cái hồi hộp khi động vào thân thể đàn bà lạ, khi xâm phạm những vùng cấm kỵ của đạo đức. Y quen cả việc đánh tráo như quen chạy tốc độ 100 mét vượt rào. Đặc quyền lớn nhất của y là đặc quyền gỡ tội. Thuật rất đáng bị trị tội khi hắn dám mở mồm nói rằng chiếm hữu quyền lực là sự chiếm hữu tinh tế, khôn ngoan hơn chiếm hữu tư liệu sản xuất nhiều lần. Hắn còn quái hơn khi khẳng định rằng không có cái chung nào hết. Nghĩa là hắn đang lột trần Cẩm ra. Cẩm đừng hòng núp dưới bất kỳ một danh nghĩa cao quý nào. Cẩm chữa điểm cho thí sinh là quyền lợi riêng của Cẩm, của riêng Cẩm mà thôi.
Nhưng, nghĩ là nghĩ cho kiệt cùng vậy, chứ mọi việc sẽ êm xuôi mọi nhẽ. Ngày mai là ngày đọc điểm. Thuật, tất nhiên là không có mặt. Thảnh sẽ là người đọc, ông Thống là cái máy ghi. Dưới bốn con mắt tra soát của hai nhà lãnh đạo tối cao là Dương và Cẩm. Vậy thì còn gì mà phải lo ngại? Xong công việc, trong hội đồng có ai đó thắc mắc thì có thể nói thẳng: “À, cũng tương đối vầy vậy thôi. Ở chợ hàng trăm cái cân, có cái nào dám bảo đảm rằng chính xác trăm phần trăm không, cái vật thể cân đo được còn thế, huống chi…”.
Mười lăm phút trôi qua. Nửa tiếng đồng hồ trôi qua. Cẩm cắm cúi trong công việc gian dối, mỗi bước thời gian trượt là một mất đi cái cảm giác rằng mình liều mạng, gan chí mề. Y phăng phăng tiến tới tình phiêu lư
Tiếc thay, ngẫu nhiên thường là cái dạng mà quy luật hay tạo ra để con người gặp nhau và lật ngược tình thế. Vào lúc Cẩm đang tiến hành những thao tác cuối cùng của hành vi tội lỗi tày đình theo luật lệ xưa nếu bắt được ắt bị lên Bộ Lễ, Viện Đô Sát, bị tra tấn khốc hại và có khi còn bị xử trảm nữa, ông Thống đang tâm sự với Tự ở cổng sau nhà trường, bỗng kêu là thấy hoa mắt, váng đầu, nên rủ Tự trở về văn phòng.
Hai người đi qua sân, bước theo hành lang dãy buồng học đã niêm phong cánh cửa bằng hai vệt giấy trắng dán chéo. Khung cảnh trường ốc vào kỳ nghỉ hè khiến Tự chợt nhớ, anh định hỏi ông Thống cái câu ông đã đố anh: theo điển tích nào mà các trường học trên thế giới đều nhất loạt nghỉ hè vào tháng sáu? Nhưng đang đi ngang nhau, ông thư ký văn phòng bỗng gạt Tự lại dún chân phóng lên phía trước.
Chột dạ, Tự vội đuổi theo ông già. Rồi hai người cùng đứng lại trước hai cánh cửa văn phòng khép kín.
- Ai làm gì trong văn phòng đấy?
Cùng với tiếng quát hỏi, ông Thống giật mở hai cánh cửa. Ở đời, một sự an toàn tuyệt đối là không bao giờ có. Cái không dự tính bao giờ cũng nhiều hơn điều dự tính được! Không thoát khỏi trạng thái bị bắt quả tang, cái văn phòng thoáng một cái rùng mình sợ hãi. Ngọn đèn một trăm oát run rẩy mấy dây tóc vàng chói.
- Tôi... xếp lại mấy bài thi… vì hôm qua xếp lẫn.
Cẩm vừa ấp úng vừa gài cây bút bi ba màu vào túi áo ngực. Dẫu đã phòng bị, y vẫn rơi vào thế bị phát giác. Ông Thống dường như bao lay chỉ rình chờ có cơ hội này, sáp ngay tới cạnh Cẩm, chỉ tay vào mặt Cẩm. quát lớn:
- Thầy không dược phép thế! Dù thầy có là chủ tịch hội đồng thì thầy cũng không được phép vượt qua quy chế thi cử!
Tự đứng ở cửa văn phòng, hai chân nặng như đá. Nguồn gốc, nội dung sự việc đã hoàn toàn có thể đoán định được rồi. Mà dẫu tình có ngay thì lý cũng gian. Nữa là tang chứng dấu vết còn rành rành. Và ông Thống, cốt cách chính trực đã nhập vai vị quan tòa công minh, nghiêm khắc, bao nhiêu tinh anh lẫm liệt hiện hết lên tới sắc độ cuối cùng. Có lẽ tháng tám năm bốn mươi nhăm, cái lúc cầm mã tấu dẫn dầu đoàn biểu tình xông vào huyện đường cướp chính quyền, chàng Thống trai trẻ cũng quắc thước, oai hùng đến như vậy là cùng.
- Ông chủ tịch hội đồng cố tình vi phạm quy định niêm phong bài vở, tự tiện một mình mở bài thi đã khớp phách để chữa điểm.
Nghe lời tuyên bố sang sảng của ông Thống, Tự ngoảnh mặt ra sân. Vẫn cái thói tự trọng hộ người. Tự không muốn nhìn thấy Cẩm trong cơn tủi hổ.
Nhưng hóa ra con người chẳng khi nào hết ngây thơ, khờ dại. Hóa ra, điều ta đã biết so với cái ta chưa biết, chẳng thấm tháp vào đâu. Còn rất nhiều khoảng trống con người chưa nghĩ tới. Thói đời nham hiểm không có giới hạn cuối cùng. Cơn gió cụt đầu trong chốc lát có thế lật ngược thời tiết. Tự nhiên, xã hội đều chứa đựng mọi khả năng không dự tính được.
Đang như chàm đổ, mặt Cẩm bỗng lạnh băng. Dấn lên một bước. Mặt Cẩm y hệt cái lúc đối mặt với Thuật, tàn bạo và sẵn sàng giở trò du đãng:
- Ông Thống! Ông định làm ầm ĩ để che giấu khuyết điểm, hả? Nhân danh chủ tịch hội đồng thi, tôi lên văn phòng, đột xuất kiểm tra không báo trước. Ông rời bỏ nhiệm sở đi đâu? Ai đã mở tủ và lục lọi bài vở? Tôi lập biên bản ông!
Ngạo ngược và vô sỉ làm sao! Đánh tháo mà lại ra đòn đánh trả! Trò thò lò thật siêu cỡ cao thủ này cách dây hai mươi năm Tự đã một lần hứng chịu. Đêm ấy Phượng đến cùng anh để giãi bày, chia xẻ... Thực tình là câu chuyện đã ra ngoài sức tưởng tượng. Ma quỷ đã hiện hình và chọc gậy vào việc của người. Anh đã rối trí, đã bị ma ám, nên đã chà đạp lên cả tấm tình trong trắng của Phượng. Kinh hãi quá, lần này, sự việc gần như là lặp lại!
Sau một hồi riếc móc ông Thống là kẻ vô ơn, Cầm quay sang Tự. gầm ghè. Tự không được Cẩm cho hưởng ân huệ là kẻ vô can:
- Cả anh nữa, anh Tự. Tôi đã mắc mưu đê hèn của anh, khi đồng ý cho anh lên văn phòng ở nhờ. Hóa ra anh và ông Thống là hai kẻ đồng lõa. Thế nào, các anh kiếm được bao nhiêu tiền qua công việc bẩn thỉu này?
Tự kêu đau đớn:
- Ông Cẩm đừng quá đáng thế!
Ông Thống há hốc miệng, thều thào, lạc chạc:
- Quân bất tài vô tướng, đồ chướng não bồ kết... Không dệt mà mặc... Không cấy mà ăn. Mi đừng có đặt lời bịa chuyện... Trời ơi! Tai tinh thì nguy cho tai. Mắt tinh thì nguy cho
Ý tứ mỗi một khủng khiếp, giọng nói mỗi lúc một chuệnh choạng, ông Thống đưa tay xoa xoa mặt. Hình như sẽ xảy ra một điều gì đó chưa đoán định dược. Cái túi nâu từ nãy như một vật dính liền với tay ông, bỗng tuột ra, rơi phịch xuống đất, nghe thấy tiếng rạn vỡ của xâu thông phong, và mấy thẻ hương tung tóe trên mặt đất.
- Bác Thống! - Tự thét với một dự cảm khiếp đảm.
Ông Thống đã xoay người, ép vào thành ghế, run rẩy bẩy hai bàn tay. Rồi bỗng nhiên như một kẻ đột ngột bị mù, mất phương hướng, ông đưa hai bàn tay quờ quạng xung quanh, lưng gập cong từ từ, đầu chúc xuống và chui chúi vào gầm bàn.
- Bác Thống! Bác Thống!
- Cái trống thủng... Con bé út... Đồ đạo chích... tên bần nông gian giảo…
- Bác nói cái gì thế?
Tự đưa tay ôm ngang lưng ông, sởn gai ốc, nghĩ tới căn bệnh cao huyết áp và câu nói gở hồi chiều của ông. Cái chung cục bi thảm của đời người đã tới rồi ư? Căn bệnh của tuổi già dã kịch phát vì không chịu đựng nổi thói đê mạt, đểu giả của người đời?
Tự cố xốc ông dậy. Mồ hôi lạnh toát trên trán Tự.
- Sao thế? Sao lại thế nhỉ? - Cẩm giật lùi, hai mắt thô lố đưa đi đưa lạ
Mặc tên gây án đó, Tự một mình quàng tay ông Thống lên vai mình, rồi dìu ông từng bước nhỏ đi vào căn buồng ngủ ở phía trong văn phòng.
Đặt ông già nằm xuống chiếc giường nhỏ. Tự cởi khuy áo cho ông. Anh kinh hãi thấy mắt ông trợn ngược như một người nhìn thấy ma quỷ. Râu xác xơ. Tóc lưa thưa, má hóp, lưỡng quyền gày. Diện mạo ông là diện mạo một kẻ khổ đau cùng cực vào lúc linh hồn yếu đuối đang chập chờn bay đi.
Có tiếng điện thoại quay số rè rè ở bên trong.
Lát sau, Cẩm đứng trước Tự, hai bàn tay áo xắn cao, chống nạnh:
- Gọi được xe cấp cứu rồi! Năm phút nữa họ tới. Có lẽ ông già bị gió độc. Hay là chiều nay quá chén ở đâu? Này, Tự, ông làm chứng cho tôi nhé! Tôi không hề động chạm dù chỉ là một tí đến thân thể ông ấy nhé! Khổ, yếu quá đấy mà! Ừ, đã yếu, mấy hôm nay lại liên miên công việc. Đến mình, khỏe như voi còn ngây ngất nữa là. Cái thời tiết đến là... đểu giả!
Đám Cưới Không Có Giấy Giá Thú Đám Cưới Không Có Giấy Giá Thú - Ma Văn Kháng Đám Cưới Không Có Giấy Giá Thú