Think of all the beauty still left around you and be happy.

Anne Frank, Diary of a Young Girl, 1952

 
 
 
 
 
Tác giả: Jules Verne
Thể loại: Phiêu Lưu
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1727 / 73
Cập nhật: 2017-09-21 01:06:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
IX - Tai Họa
iện mất không bao lâu. Harry Killer là nạn nhân đầu tiên của cái thủ đoạn mà đầu tiên hắn cứ tưởng là rất khôn khéo. Của đáng tội, hắn không cung cấp năng lượng cho nhà máy, nhưng chính hắn cũng bị mất điện luôn. Các máy công nghiệp không chạy được, các máy bơm điện dùng để bơm nước từ dưới sông lên hai tháp nước – một cái bên nhà máy, một cái bên trại của đội vệ binh Đen, không hoạt động; cuối cùng khi đêm đến thì cả thành phố chìm trong bóng tối, hắn phát khùng, nhất là nhà máy lại được các ngọn đèn pha cực mạnh của nó chiếu sáng.
Tên chuyên quyền thấy thế yếu nên đã quyết định mở điện lại vào rạng sáng ngày 10 tháng Tư. Hắn gọi điện cho Marcel Camaret và các vị khách của kỹ sư lại nghe thấy ông nói “vâng”, “không”, “được thôi”, rồi như lần trước, ông bật cười và cắt ngang câu chuyện.
Ông báo rằng Harry Killer đề nghị một thỏa hiệp. Họ đã thỏa thuận với nhau là Killer sẽ lại cung cấp điện từ nhà máy điện, còn nhà máy sẽ tiếp tục phục vụ cho Blackland như mọi khi. Nhưng hiệp ước không hề thay đổi tình hình chung. Hòa hoãn chỉ được xác lập theo khuôn khổ của hiệp ước, ngoài những điều đó ra thì chiến tranh vẫn tiếp tục. Như trước, Harry Killer đòi phải nộp các tù nhân cho hắn, còn Marcel Camaret thì không chịu.
Cuối cuộc nói chuyện, Harry Killer đề nghị kỹ sư cung cấp khí lỏng của ông cho tàu lượn vì hắn không còn giọt nào và bốn mươi chiếc của hắn đã trở thành vô dụng.
Marcel Camaret không muốn phung phí năng lượng dự trữ của mình và cung cấp cho đối thủ vũ khí lợi hại nhất nên đã từ chối dứt khoát. Tên chuyên quyền lồng lộn và hắn đã thề là sẽ thuần phục nhà máy bằng cái đói. Lúc ấy ông kỹ sư bỏ ống nghe xuống và chế giễu sự đe dọa đó. Những người khác, trái lại, coi lời hăm dọa ấy rất nghiêm trọng. Nếu như nhà máy kiên cố được là nhờ các phương tiện bảo vệ do Camaret sáng chế ra, thì ông lại có rất ít phương tiện tấn công, hơn nữa, Camaret cũng không muốn sử dụng những thứ đã có trong tay. Với những điều kiện như thế, cuộc bao vây có thể sẽ kéo dài vô tận và sẽ đến ngày cái đói bắt nhà máy phải đầu hàng.
Barsac bày tỏ mối lo ngại của mình với Camaret. Camaret nhún vai.
— Chúng ta sẽ có đủ lương thực trong một thời gian dài, – ông quả quyết.
— Bao lâu? Barsac gặn hỏi.
— Tôi không biết chính xác. Trong mười lăm ngày, mà cũng có thể trong 3 tuần. Nhưng điều đó chẳng quan trọng gì đâu vì sau 48 giờ nữa chúng tôi sẽ hoàn tất chiếc tàu lượn đang ở trong hănga của chúng tôi. Tôi mời các ông đến dự cuộc bay thí nghiệm mà chúng tôi sẽ tiến hành vào ngày 12 tháng Tư, vào ban đêm để bọn bên cung điện không thể nhìn thấy được.
Đó là tin vui và bất ngờ nữa. Tàu lượn cải thiện tình hình rất nhiều. Tuy vậy, liệu nó có cứu được họ hay không?
— Nhà máy có một trăm người, – Barsac nhận xét. – Chiếc tàu lượn của ông không thể chở đi hết tất cả mọi người.
— Nó chở được mười người, – Camaret trả lời, – như vậy cũng không tồi lắm đâu. Từ đây đến Saye xa ba trăm năm mươi km và đến Tombouctou xa bảy trăm km. Vì chúng ta sẽ bay vào ban đêm để tránh mìn bay nên mỗi đêm tàu lượn có thể thực hiện ba chuyến đến Saye hoặc là hai chuyến đến Tombouctou. Một trăm năm mươi người của nhà máy, nếu kể cả phụ nữ và trẻ em, sẽ được chở đi hết trong năm ngày đêm, nếu đến Saye và trong tám ngày đêm nếu đến Tombouctou.
Thông báo về kế hoạch hoàn toàn hiện thực này đã làm giảm bớt nỗi lo sợ do những lời đe dọa của Harry Killer gây ra và tất cả mọi người bắt đầu sốt ruột chờ dịp thực hiện nó.
Hai ngày đối với những người bị vây hãm dường như vô tận. Họ cố gắng hết sức để giết thời gian và thường dạo chơi trong khu vườn dưới sự che chở của các bức tường. Ngày 10 và 11 tháng Tư dần dần trôi qua.
Có một việc, tuy không quan trọng, đã phá vỡ tính đơn điệu của ngày cuối cùng ấy. Gần năm giờ chiều, người ta thông báo cho Camaret rằng máy bơm nước từ sông lên tháp bị hỏng. Theo lệnh của kỹ sư, công nhân tiến hành sửa chữa các van. Công việc không đáng kể nên chưa đầy hai ngày đêm đã làm xong.
Rạng sáng ngày thứ ba, sự mong đợi căng thẳng đã qua đi. Không ai chịu bỏ lỡ buổi biểu diễn, mặc dù trời còn rất sớm. Khi mọi người tập trung đông đủ trong vườn thì tàu lượn đã được công nhân chuyển đến đó rồi.
Viên kỹ sư bước lên sàn tháp và mở máy. Mấy phút dài đằng đẵng đối với người xem sợ bị thất vọng đã trôi qua. Họ mãn nguyện tức thì.
Chiếc máy cất lên nhẹ nhàng, rồi sau khi xòe cánh nó lao đi trên trời và quay trở lại chỗ xuất phát. Để cho mười người ngồi lên tàu lượn, Marcel Camaret lại cất cánh và bay ba vòng trên khu vườn. Cuộc thử nghiệm kết thúc.
— Hôm nay, lúc chín giờ tối, nhóm đầu tiên sẽ xuất phát, – Camaret tuyên bố khi bước từ sàn tháp xuống.
Và mọi sự đều đã được lãng quên: cảnh bị bao vây, tù tội, những ngày lo âu và buồn nhớ này. Mấy giờ nữa cơn ác mộng sẽ tiêu tan. Họ sẽ được tự do. Mọi người chúc mừng lẫn nhau. Các công nhân cơ khí đưa tàu lượn về hănga để chuẩn bị cho chuyến bay tối nay đến Tombouctou.
Công việc ở nhà máy không hề đình trệ. Ngày mười hai đã tháo xong chiếc bơm, nó không hư hỏng gì nên chỉ còn mỗi một việc là phải lắp lại. Tám giờ rưỡi tối, trời đã tối hẳn và Marcel Camaret ra lệnh xuất phát. Trước đấy, tám tù nhân và hai phụ nữ, là vợ công nhân, đã đứng đợi trong khu vườn mà tàu lượn sẽ phải cất cánh từ đó. Theo lệnh của thủ trưởng, mười hai công nhân cơ khí tiến về phía hănga. Họ mở cửa...
Đúng vào lúc ấy tai họa xảy ra. Vang lên tiếng nổ khủng khiếp. Hănga sụp xuống như ngôi nhà làm bằng carton. Ở chỗ của nó là một đống đổ nát. Sau phút sững sờ hoàn toàn chính đáng, mọi người lao vào cứu công nhân. May thay, chỉ có một người trong bọn họ bị thương nhẹ, còn những người khác vẫn nguyên vẹn vì họ chưa kịp bước vào hănga.
Mặc dù là không phải khóc thương ai, song những người bị vây hãm đã bị một nỗi bất hạnh lớn lao, không sao cứu vãn nổi. Chiếc tàu lượn đã nổ tung thành những mảnh vụn.
— Rigo, – Camaret nói với vẻ điềm tĩnh không bao giờ mất trong tình huống nghiêm trọng nhất, – cần phải thu lượm hết các mảnh vụn và tìm cho ra nguyên nhân của vụ nổ.
Vì có nhiều người nên công việc được tiến hành một cách nhanh chóng. Đến mười một giờ đêm, mặt đất đã được dọn dẹp sạch sẽ và người ta phát hiện ra một cái hố sâu.
— Đó là thuốc nổ, – Camaret lạnh lùng nói. – Nhưng nó không thể tự đến đây được!
Các vết máu trên những mảnh vụn cho thấy vụ nổ đã gây ra chết người. Công việc vẫn tiếp tục. Chẳng bao lâu hiện ra mấy vật thật ghê rợn. Khoảng nửa đêm họ tìm thấy một cái chân bị đứt rời của một người da đen, rồi một cánh tay dập nát và cuối cùng là cái đầu.
Amédée Florence như một phóng viên tài ba đang chăm chú theo dõi công việc, anh nhận ra ngay con người đen đủi đó là ai.
— Tchoumouki! – anh kêu lên.
Mọi việc trở nên rõ ràng. Tchoumouki là thủ phạm và là nạn nhân đầu tiên của vụ nổ. Còn phải tìm hiểu xem hắn đã lọt vào nhà máy bằng cách nào. Cần phải làm cho kẻ địch cụt hứng và sợ hãi. Với mục đích đó, theo lệnh của Camaret, những phần cơ thể ít ỏi còn lại của Tchoumouki đã được ném qua tường ra bãi đáp, là nơi người của Harry Killer sẽ tìm thấy. Chúng sẽ biết rằng đi vào nhà máy sẽ rất nguy hiểm. Công việc nhặt nhạnh các mảnh vỡ vẫn tiếp tục.
— Còn người nữa đây! – một công nhân bỗng kêu lên.
Marcel Camaret đến gần. Giữa đống đất đã lộ ra một cái chân. Toàn thân nhanh chóng được bới ra. Đó là một người đàn ông da trắng, trung niên, vai bị dập nát. Bác sĩ Châtonnay cúi xuống người của kẻ bị thương.
— Hắn còn sống! – ông nói.
Tên bị thương được khiêng lại chỗ Camaret đang đứng; ở đó ông bác sĩ băng bó cho hắn. Ngày mai họ sẽ hỏi cung hắn, nếu hắn có thể nói được.
Cuộc thu lượm kết thúc. Các công nhân đi nghỉ. Viên kỹ sư và mấy vị khách của ông cũng về chỗ của mình. Bước mấy bước, Amédée Florence dừng lại hỏi Camaret:
— Bây giờ không có tàu lượn chúng ta sẽ làm gì?
— Chế tạo chiếc khác. Vật liệu vẫn còn.
— Thế cần bao nhiêu thời gian để làm việc này?
— Hai tháng.
— Hừ!... Florence chỉ nói thế thôi và nghĩ ngợi. Những hai tháng! Vậy mà lương thực của họ còn có mười lăm ngày.
Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Lạ Của Đoàn Barsac Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Lạ Của Đoàn Barsac - Jules Verne Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Lạ Của Đoàn Barsac