Người ta sẽ học được nhiều hơn từ lỗi lầm của mình, nếu như họ không quá bận rộn chối bỏ lỗi lầm của mình.

J. Harold Smith

 
 
 
 
 
Tác giả: Jules Verne
Thể loại: Phiêu Lưu
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1727 / 73
Cập nhật: 2017-09-21 01:06:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
IV - Bài Báo Gửi Về Expansion Française
gày 1 tháng Giêng, độc giả của tờ Expansion Française đã được thưởng thức bài báo sau đây của Amédée Florence.
ĐOÀN THỊ SÁT BARSAC
(Bài của phóng viên đặc biệt của chúng tôi gởi về)
Trong rừng rậm ngày 1 tháng Mười hai. Như trong bức thư cuối cùng tôi đã viết cho các bạn, đoàn thị sát Barsac sẽ phải xuất phát hôm nay, vào lúc sáu giờ sáng. Mọi thứ đều đã chuẩn bị xong khi có hai người tự nguyện gia nhập đoàn. Một trong hai người đó là một thiếu nữ đẹp tuyệt trần, người Pháp, được nuôi dạy ở Anh nên nói tiếng Anh tuyệt vời. Tên cô là Jane Mornas. Người thứ hai là chú của cô ta, nếu như anh không phải là cháu của cô nọ vì tôi chưa thể hiểu được mối quan hệ họ hàng của họ. Anh tên là Agénor de Saint-Bérain. Đó là một con người kỳ quặc. Tính đãng trí của anh đã trở thành huyền thoại ở Conakry và tôi hy vọng rằng nó sẽ mang lại cho chúng ta không ít những phút giây vui nhộn.
Cô Mornas và de Saint-Bérain đi du lịch để tiêu khiển. Họ có hai người đầy tớ da đen, là những cựu xạ thủ Sénégal, làm công việc dẫn đường và phiên dịch, mặc dù hai du khách của chúng tôi nói được kha khá tiếng Bambara và mấy thứ tiếng châu Phi khác.
Thế là năm giờ rưỡi sáng ngày 1 tháng Mười Hai, chúng tôi đã tập trung đông đủ trên quảng trường lớn ở Conakry, cạnh dinh toàn quyền.
Sự thận trọng sơ đẳng nhất cũng đòi hỏi phải có một đội vũ trang tháp tùng đoàn và Barsac phải công nhận điều đó là cần thiết: đại úy Marcenay cùng hai trăm kỵ sĩ đi hộ tống chúng tôi.
Sáu giờ, đoàn xe ngựa xếp hàng theo sự hướng dẫn của một người da đen đã mấy lần đi từ Conakry đến Sikasso. Tên của anh là Moriliré. Đó là một chàng trai khỏe mạnh, trạc ba mươi tuổi, mặc quần cộc và áo khoác của lính bộ binh thuộc địa cũ, trên có cầu vai sờn bẩn. Chân trần, còn đầu thì đội chiếc mũ vải gai từng có màu trắng một thời. Mũ cắm lông chim ba màu rất đẹp.
Đoàn xe chúng tôi gồm năm mươi con lừa, do hai mươi lăm mục phu điều khiển và năm mươi phu khuân vác, mười người trong bọn họ là do cô Mornas thuê mướn. Các kỵ sĩ của đại úy Marcenay đứng thành hai hàng dọc theo đoàn xe.
Đúng sáu giờ lệnh phát ra. Lá cờ ba màu được kéo lên trên dinh thự và từ trên ban công, ông toàn quyền vẫy chào chúng tôi lần cuối. Tiếng kèn đồng và tiếng trống của đội bộ binh thuộc địa đóng tại Conakry vang lên. Chúng tôi bỏ mũ ra: phút nghiêm trang.
Mặt trời lên và những tia nắng đầu tiên hớn hở chiếu sáng đường chúng tôi đi.
Bên kia chiếc cầu nối liền Conakry với đất liền là đoạn đầu của con đường rất tốt, rộng từ năm đến sáu mét, chặng đường đưa chúng tôi đến Timbo dài bốn trăm km. Nghĩa là chúng tôi có thể không phải lo gặp trắc trở gì trên đường tới Timbo. Thời tiết tốt, nhiệt độ bóng râm khoảng mười bảy độ và những trận mưa rào không thể đe dọa được chúng tôi: mùa mưa đã qua rồi.
Tiến lên! Mọi việc sẽ tốt đẹp trong cái thế giới tốt đẹp này!
Gần mười giờ, trời nắng gắt, đại úy Marcenay ra lệnh dừng lại. Chúng tôi đã đi cách xa Conakry hai mươi km, vậy là rất tốt. Lúc năm giờ chiều, sau khi đã ăn uống và nghỉ ngơi, chúng tôi lại lên đường và khoảng chín giờ tối thì hạ trại nghỉ đêm.
Đó là chương trình hàng ngày. Tôi sẽ không đề cập đến nó nữa vì không có ý định quấy nhiễu độc giả bằng những chi tiết nhỏ nhặt của chuyến đi. Tôi sẽ chỉ ghi lại những sự kiện thú vị mà thôi.
Moriliré trông nom bếp dã chiến. Cùng với Tchoumouki và Tongané – hai đầy tớ của cô Mornas – anh ta sẽ làm cơm cho chúng tôi ăn bởi vì chúng tôi đã thỏa thuận với nhau là phải tiết kiệm đồ hộp và lương thực mang từ châu Âu sang, đề phòng trường hợp không kiếm ra thức ăn tươi sống.
Bữa ăn sáng đầu tiên của chúng tôi rất ngon. Bạn hãy tự đánh giá lấy: thức ăn gồm có thịt cừu rán với tạp pí lù, bánh ga tô làm bằng bột ngô, vả, chuối và cơm dừa, đồ uống là nước sạch lấy từ con suối chảy qua ngay đấy, còn rượu cất từ nguyên liệu của cây cọ thì dành cho những ai ham thích.
Chúng tôi dừng chân và căng lều nghỉ đêm giữa rừng rậm. Tuy nhiên chỗ ấy không hoàn toàn vắng vẻ. Bên phải con đường có một túp lều của thổ dân, còn bên trái chúng tôi là một lều khác có người ở.
Cô Mornas đang thu xếp chỗ ngủ trong lều bạt thì Moriliré báo cho cô biết rằng thiếu nữ da đen, đầy tớ của một điền chủ da đen đang đi vắng, mời cô vào nghỉ trong căn nhà sạch sẽ, thậm chí có cả một vật rất khó tin là chiếc đi-văng Âu chính cống nữa cơ đấy! Cô Mornas nhận lời và chúng tôi long trọng đưa tiễn cô đến nơi nghỉ mới. Người hầu gái đang đợi chúng tôi. Đó là một cô bé, tuổi chừng mười lăm. Thấy chúng tôi đến, cô ta bước ra đón.
Chúng tôi rất ngạc nhiên vì cô ta nói tiếng Pháp khá đúng.
— Em, – cô bé da đen nói với Mornas, – được giáo dục ở trường Pháp, đã hầu hạ cho một bà da trắng có chồng là sĩ quan, rồi về làng khi xảy ra đánh nhau dữ dội và bị bắt làm nô lệ. Em biết sắp đặt giường chiếu như phụ nữ da trắng. Chị sẽ rất hài lòng cho coi.
Cô bé âu yếm nắm tay Mornas dẫn vào nhà. Chúng tôi hài lòng ra về vì cô bạn đường của chúng tôi đã được thu xếp một cách chu đáo. Nhưng cả cô lẫn chúng tôi đều chưa kịp chợp mắt.
Không đầy nửa giờ sau, cô Mornas đã cầu cứu chúng tôi. Chúng tôi chạy đến và nhờ ánh đuốc, chúng tôi nhìn thấy một cảnh tượng thật bất ngờ. Cô hầu gái da đen đang nằm thẳng cẳng dưới đất, gần ngưỡng cửa. Lưng cô bé đầy những vết máu. Cô bé bất hạnh đang khóc tức tưởi. Đứng trước cô, bảo vệ cho cô là Mornas, còn ở đằng xa là lão da đen tệ hại đang nhăn nhó mặt mày, tay vẫn cầm cái roi.
— Các ngài xem, – cô Mornas nói. – Tôi vừa mới đặt lưng xuống giường. Malik, tên của cô bé da đen – một cái tên hay đấy chứ? – đang quạt cho tôi và tôi bắt đầu thiếp đi thì lão chủ súc sinh của cô bé đột nhiên trở về. Thấy tôi, hắn điên tiết lên, lôi cô bé đáng thương ra đánh để dạy cho cô bé biết hậu quả của việc dám đưa người da trắng vào nhà của hắn như thế nào.
— Phong với chả tục! – Baudrières càu nhàu.
Ông nói đúng, cái ông Baudrières vui tính ấy, nhưng lại không đúng khi ông thừa cơ tỏ vẻ hùng biện thốt ra mấy lời hoa mỹ sau đây:
— Chúng đấy, thưa các ngài, cái bọn man rợ mà các ngài muốn biến thành những cử tri yêu chuộng hòa bình!
Có lẽ ông tưởng mình đang đứng trên diễn đàn.
Barsac giật nảy người như bị kiến đốt. Ông rướn thẳng lên rồi đáp, giọng khô khan:
— Ngài hãy nói với những ai chưa bao giờ nhìn thấy người Pháp đánh phụ nữ!
Ông Barsac cũng đúng.
Lẽ nào chúng tôi lại phải chứng kiến một cuộc đấu khẩu? Không, Baudrières không trả đũa. Barsac quay lại phía gã da đen đang cầm roi.
— Cô bé này sẽ không ở lại với ông nữa, – ông nói – Chúng tôi sẽ đem cô ấy đi theo.
Gã da đen phản đối vì cô bé đó là nô lệ của hắn.
— Tôi sẽ mua lại cô bé nô lệ của ông, – Barsac nói – Bao nhiêu?
Hoan hô ông Barsac! Ý định thật là tuyệt!
Gã da đen thấy có dịp vớ bở nên đã bình tĩnh lại. Gã đòi một con lừa, một khẩu súng và năm mươi franc.
— Năm mươi roi thì có! – Đại úy đáp lại. – Mi hoàn toàn xứng đáng với số roi đó.
Họ bắt đầu mặc cả. Cuối cùng, tên bợm chịu nhường cô hầu gái để lấy một khẩu súng hỏa mai cũ kỹ, một mảnh vải và hai mươi lăm franc.
Trong khi mọi người còn đang tranh cãi thì cô Mornas đã đỡ Malik dậy và băng bó các vết thương cho cô bé. Đến lúc việc mua bán đã xong, cô dẫn cô bé về trại của chúng tôi, mặc cho cô bé chiếc áo blu trắng và nói, sau khi đã đặt vào tay cô bé mấy đồng bạc:
— Em không phải làm nô lệ nữa. Tôi cho em tự do đi đâu thì đi.
Nhưng Malik òa lên khóc nức nở; cô không còn ai thân thích trên đời, cô không biết đi đâu và cô cũng không muốn xa “người phụ nữ da trắng tốt bụng đến thế”: cô bé muốn làm con sen cho cô Mornas.
— Giữ cô bé lại đi cháu, – Saint-Bérain bàn vào. – Dĩ nhiên, cô bé sẽ có ích cho cháu đấy. Cô ta sẽ đỡ đần cho cháu trăm nghìn việc vặt mà người phụ nữ nào cũng cần.
Cô Mornas vui lòng tán thành ý kiến này còn hơn cả ý muốn của cô.
Khỏi phải nói, cô Mornas không còn định tìm kiếm lòng mến khách của thổ dân nữa. Mọi người đã dựng lều cho cô và chẳng có gì làm xáo động giấc ngủ của cô nữa.
Ngày đầu tiên của chúng tôi là thế.
Amédée Florence
Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Lạ Của Đoàn Barsac Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Lạ Của Đoàn Barsac - Jules Verne Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Lạ Của Đoàn Barsac