To sit alone in the lamplight with a book spread out before you, and hold intimate converse with men of unseen generations - such is a pleasure beyond compare.

Kenko Yoshida

 
 
 
 
 
Tác giả: Hồng Kim
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2734 / 7
Cập nhật: 2016-06-02 00:10:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
ue đan trong tay Uyên cứ cứng đơ, chỉ cỡ bằng chiếc đũa tre thôi, sao Uyên nghe nó nặng vô cùng. Chán nản, Uyên muốn vứt nó ghê. Chả bù với dì Bạch Hồng, đôi tay dì mới mềm mại làm sao. Dì cứ uyển chuyển nhịp nhàng từng mũi... chỉ trong tích tắc thôi, dì đã đan được cả thân chiếc áo rồi.
Thấy Hoàng Uyêu thừ người ra, dì nhẹ nhàng nói:
- Con không thích thì thôi, đừng tập nữa Uyên ạ.
Xoay xoay chiếc que, Hoàng Uyên buồn bã:
- Uyên ngu và dở quá phải không dì?
Chi mỗi việc học đan len mà cũng không làm được.
Dì Bạch Hồng cười:
- Mỗi người có một cái khiếu riêng. Ai dám bảo cháu dì tệ đâu. Uyên không làm được việc này thì làm được việc khác. Như việc vẽ tranh vậy. Dì có mê đến cỡ nào cũng chịu thôi. Cầm cây cọ khó hơn que đan này nhiều.
Hoàng Uyên chớp đôi mắt, cô nghe giọng mình cay cay:
- Nhưng cây que của dì thì làm ra tiền, còn cây cọ của con thì chẳng làm nên trò trống gì cả. Thật là vô tích sự. Dì Hồng ơi!
- Con cũng là một đứa vô tích sự, phải không dì?
Ngừng đan, dì Hồng xoa nhẹ lên bờ vai Hoàng Uyên như đang vỗ về một đứa con nít:
- Sao con lại hỏi ngở ngẩn như thế?
- Con không còn tự tin à? Ước mơ và hoài bão của con đâu rồi?
- Một giọt nước mắt lăn nhanh trên gò má, và giọng Hoàng Uyên cũng sũng nước:
- Hết rồi dì ạ. Hình như cũng hơn một năm rồi, con bỏ quên những điều đó.
- Tai nạn là chuyện rủi to không ai muốn. Hơn nữa nếu con chịu chữa chạy, biết đâu sẽ khỏi.
- Đừng nhắc chuyện đó nữa dì ạ. Con chấp nhận sự tàn phế. Hơn nữa, nhờ sự tàn phế mà lại giúp con sáng mắt ra, dì thấy rồi đó.
Hoàng Uyên nói những lời nói đó bằng sự cay dắng và thống khổ. Dì Hồng chép miệng:
- Con lại muốn nhắc đến Tiến Đạt và Kim Chi nữa à? Đồ thứ bội bạc, bội tình, bội nghĩa đó, không đáng để con nhở đâu. Mà cái thằng Tiến Đạt ấy, tuy dì chỉ mới gặp nó có một lần, nhưng dì nhận thấy ở nó một bộ mặt đểu cáng, giả tạo... Chẳng hiểu sao người như vậy mà chị Hai lại chọn làm rể tương lai. Dì giận mẹ con cũng vì chuyện ấy, Uyên ạ. Mẹ con rất dễ nhận lầm người.
Hoàng Uyên lặng lẽ thở dài. Cô nhìn vu vơ lên góc tường, nơl có bức ảnh gia dình mà dì Hồng rất quý. Bạch Cúc, Bạch Hồng... Bà ngoại rất thích loài hoa trắng nên đặt tên cho hai cơ con gál ''cúc trắng, hồng trắng''.
Nhưng tính mẹ thì trái ngược. Mẹ chỉ thích làm đóa hải đường klêu sa. Mẹ độc tài, độc đoán, kể cả chuyện gả chồng cho dì Hồng, chính vì thế mà dì Hồng đã chọn cho mình một cuộc sống tự lập từ lúc bước vào lứa tuổi đôi mươi. Tự lập để rồi bây giờ bước vầo tuổi trung niên, dì phải sống trong sự cô độc.
Uyên thương dì Hồng lắm. Và khi tai nạn xảy ra, khi người yêu phản bội, khi người bạn gái vong ân... Uyên ngán ngẩm rời bỏ Sài Gòn để lên đây với dì Hồng. Bây giờ chưa quên, nhưng Uyên tin rằng rồi mình sẽ quên được thôi. Và Uyên càng phải làm gì đó để quên, để thời gian qua mau. Nghĩ vậy nên Uyên với tay lấy cuộn len để tập tiếp.
Nhưng dì Hồng đã giữ cuộn len lại, giọng rành rọt:
Con không cần phải cố sức vì một điều chăng nên. Bây giờ con có muốn ra ngoài không, dì đẩy xe cho.
- Thôi dì ạ.
Dì Hồng nghiêm giọng:
- Hoàng Uyên. Nói cho dì biết đi. Hai hôm nay sao con không ra đồi mà lại ở miết trong nhà vậy?
Hoàng Uyên bộc bạch:
- Vì khoảng trời riêng đó đã bị khuấy động rồi, dì ạ.
Như hiểu ra hàm ý trong câu nói đó, dì Hồng lắc đầu:
- Con không muốn đối diện sự thật, và cứ mãi trốn chạy sự thật, đó là cách sao Uyên?
Hoàng Uyên nức nở:
- Con không biết. Nhưng dì ơi! Con không muốn để mọi người trông thấy và nhận ra con chl là một cô gái tật nguyền, tàn phế.
Giọng đi Hồng như trách móc:
Nếu nghĩ như vậy, tại sao con lạo không chịu đi chữa trị?
Uyên cười buồn:
- Con vốn không muốn gặp mọi người.
Hơn nữa, con sợ phải dối diện với sự thật đau lòng một lần nữa. Có lẽ, con sẽ không chịu nổi nếu như bác sĩ khăng định con không thể hồi phục. Thà con chấp nhận thu mình vào bóng tối như thế này mãi còn hơn.
- Dì nghĩ là con quá bi quan đấy thôi.
Hoàng Uyên lặng thinh. Có ai ở vào trường hợp cô mà lạc quan vui vẻ nổi chứ.
Vừa nghe phong phanh tin chân nàng bị liệt không thể đi đứng như xưa thì anh chàng người yêu đã quay ngoắt một trăm tám mươi độ. Đã vậy còn kết đôi luôn vớí cô bạn gái thân thiết của nàng, bảo sao Uyên không bị sốc chứ. Bây giờ trong lòng Uyên chỉ có nỗi trách hận ngút ngàn, và Uyên đã bỏ phố lên đồi để chôn vết thương lòng và để che đậy vết thương bên ngoài. Bao lâu nay, ngôi nhà nhỏ của dì Hồng trên đồi hoa vắng vẻ này là một nơi ẩn náu khá kín đáo êm ả.
Đồi hoa chỉ có nàng và giá vẽ. Thế mà sự xuất hiện của cha con Vũ Phong lại làm lòng nàng xáo trộn hẳn. Vừa muốn lẩn tránh họ, lại vừa hiếu kỳ gặp họ.
Hoàng Uyên đang tự mâu thuẫn với mình chăng?
- Con nên ra đồi dạo mát cho thư giãn đi, Uyên ạ.
Dì Bạch Hồng lên tiếng cắt đứt dòng suy nghĩ của Hoàng Uyên. Cô gượng cười mỉm.
Sợ dì phát hiện nét buồn trên mặt mình, Uyên nói:
- Phải nói là ''nhìn cảnh cho khuây khỏa'' mới đúng, chở con đi đứng bình thường được đâu mà dạo, mà thư giãn hả dì.
Uyên nói và cố di chuyển một cách khó nhọc chiếc chân bị liệt từ ghế sang chiếc xe lăn ở cạnh đấy. Dì Hồng vội đứng lên đỡ, nhưng Hoàng Uyên đã ngăn lại:
- Dì cứ để tự con xoay chuyển cho quen, dì ạ.
Nhìn vẻ mặt nhăn nhó, trán lấm tấm mồ hôi vì cố sức của đứa cháu gái, dì Hồng xót xa trong lòng. Hoàng Uyên đúng là sinh ra nhằm vì sao xấu. Tuy gia dình nó giàu sang nhưng ngay từ bé, Hoàng Uyên đã không được hưởng trọn điều may mắn, bởi vì cô trót sinh ra là đứa cháu gái trong dòng họ nội đang rất cần đứa cháu trai đích tôn để nối dõi tông đường. Trọng Hoàng và Bạch Cúc vì thế cũng không có tình thương yêu ấm áp, mặn mà cho đứa con gái vô tội này.
Tại sao tư tưởng ''trọng nam khinh nữ'' hẹp hòi, phong kiến này lại tồn tại trong đầu óc của đôi vợ chồng thời đại trí thức cơ chứ? Cả Bạch Hồng cũng không thể nào hiểu nổi và lấy làm bất mãn nữa kìa. Cũng may Hoàng Uyên không biết lý do đó, nếu không con bé sẽ tủi thân biết dường nào.
Bạch Hồng cố nén tiếng thở dài của mình, nhìn Hoàng Uyên đi chuyển chiếc xe lăn một cách thuần thục.
"Đà Lạt...
Chiếc áo ấm bốn mùa không được nghỉ.
Mây giăng giăng ôm núi chẳng rời nhau.
Ngày mặt trời thường bận việc đi đâu.
Đêm ít thấy những vì sao đến ngự.
Thành phố nở giữa. vòng anh biệt thự
Mỗi ngôi nhà mang một dáng hình riêng".
Vũ Phong đọc đi đọc lại bài thơ được cắt ra từ một trang báo mà có lẽ hôm nọ khi ra về, vì sơ ý, Hoàng Uyên đã làm rơi lại dưới gốc thông già, chỗ mà cô đã để chiếc xe lăn.
Một bài thơ viết về Đà Lạt rất bình dị, mộc mạc mà Vũ Phong nghĩ dù ai chưa được đến xứ sở mộng mơ này, nhưng nếu đọc những câu thơ trên thì cũng có thể cảm nhận được cả. Và với Hoàng Uyên, một cô gái ở vào thời đại công nghệ thông tin đang là trào lưu, là xu hướng mà còn thích việc sưu tầm thơ như thế, chứng tỏ cô có tâm hồn lãng mạn và nhạy cảm sâu sắc. Vũ Phong thầm cảm mến nàng vô cùng. Nhưng Hoàng Uyên là ai? Nàng từ đâu đến đây? Vũ Phong muốn đi tìm lời giải đáp đó, cho nên anh đã phải đến nơi này, và đã chờ, đã đợi... Vậy mà hai ngày qua, nàng không đến.
Đốt một điếu thuốc gắn lên môi, Vũ Phong ngồi tư lự, cho đến khi anh nghe có tiếng động thật khẽ. Chưa kịp quay lại, Vũ Phong đã nghe giọng Hoàng Uyên hơi tinh nghịch:
- Xin chào người mang giông gió bão táp!
- Chỉ có Hoàng Uyên mới gọi tôi như thế.
- Vậy vậy ông có thích không?
Vũ Phong cười tươi:
- Tôi chỉ không thích Uyên ban cho tôi tiếng ''ông'' già chát đó. Còn ''người giông gió'' à? Nghe cũng ngồ ngộ hay hay đó chứ. Nhưng nếu như mình là gió thì tôi thích sẽ là một làn gió nhẹ ấm áp thôi, Hoàng Uyên ạ.
Thấy nàng lặng thinh khôug nói gì, Vũ Phong ngần ngại hỏi:
- Cô giận tôi à?
- Vì sao tôi lại giận anh khi anh nói chuyện hay như thế?
- Cám ơn Uyên.
Ánh mắt tròn xoe đầy vẻ ngạc nhiên, Hoàng Uyên nhìn anh:
- Vì sao lại cám ơn tôi?
Vũ Phong hóm hỉnh:
- Thứ nhất vì cô đã hạ bậc cho tôi khiến tôi cảm thấy mình vẫn còn trẻ trung, chưa phải là bố già cho dù đã là bố. Thứ hai, cô khen tôi nói hay... điều này tôi thật sự chưa nghe ai nói với mình cả.
Vũ Phong đứng dậy bước đến cạnh chiếc xe lăn. Hoàng Uyên có vẻ bối rối, gương mặt nàng đượm vẻ buồn bã. Vũ Phong nói ngay:
- Để tôi giúp Uyên ngồi xuống chỗ kia nhé!
Hoàng Uyên lắc đầu:
- Không cần đâu. Vì hôm nay tôi không có ý định vẽ
- Tôi biết đã hai hôm rồi, Uyên không ra đây vẽ tranh.
- Sao anh biết? Chẳng lẽ mấy hôm rồi, ngày nào anh cũng ra đây để ngắm cảnh à?
Nhìn thẳng vào đôi mắt đẹp của Hoàng Uyên, Vũ Phong trầm giọng:
Anh không ngắm cảnh, anh chỉ muốn gặp Uyên và anh đã đợi. Anh muốn được trò chuyện với Uyên.
Dí dí chiếc chân không bị tật trên bàn đạp để chân, Hoàng Uyên chua chat nói:
- Đợi để trò chuyện với một người què quặt như tôi à? Anh muốn xem đó là trò tiêu khiển thú vị hay là muốn biểu lộ sự thương hại đây?
- Hoàng Uyên!
- Vũ Phong kêu lên với một chút bất bình trong đó. Anh không biết phải nói thế nào để tránh tự ái, tránh sự mặc cám của cô. Con người, khi mà rơi vào một hoàn cảnh khắc nghiệt nào đó đều rất ghét sự thương hại. Vũ Phong cũng biết lắm chứ. ở họ cần có sự đồng cảm hơn, cho nên Vũ Phong nhất định sẽ xóa bỏ khoảng cách ấy để đến với cô bằng sự chia sẻ. Vũ Phong tin như thế. Giọng anh thâm trầm:
- Mỗi người đều có một hoàn cảnh, một nỗi đau riêng, Uyên ạ. Tôi cũng vậy thôi. Tôi cũng mang trong lòng tâm sự nặng nề mà chẳng dám bày tỏ cùng ai.
Hoàng Uyên nhìn anh e ngại:
- Thế ư?
- Vâng! Chúng ta có thể kết bạn không Uyên? Vũ Phong hơi đùa - Thêm bạn bớt thù đấy, Uyên ạ.
Hoàng Uyên ởm ờ:
- Tôi ở Dà Lạ t này không có lấy một người bạn... sẽ chẳng có kẻ thù đâu.
Anh bắt chuyện ngay:
- Uyên không phải người Đà Lạt?
Hoàng Uyên gật đầu, giọng cô run nhẹ:
- Anh có muốn biết sao tôi ''trốn chạy'', tôi bỏ phố lên rừng không? Và chắc anh cũng thắc mắc vì sao tôi phải ngồi xe lăn như thế này chứ gì?
- Ông trời thật là nghiệt ngã khi bắt tôi đang từ một cô gái tuổi xuân hồng phơi phới phải chịu tật nguyền như thế này. Nhưng tôi không trách bởi vì tai nạn này cũng do tôi quá kích động mà ra. Ai mà nhìn thấy người yêu mình ôm hôn người con gái khác trong tay mà còn bình tỉnh hả anh?
Giọng Hoàng Uyên chùng xuống và như nghẹn đi:
- Nhưng giá như chân tôi đừng bị tàn phế mà bị mù mắt thì hay hơn. Vì như vậy, tôi sẽ không đau lòng, không nhìn được... để không thấy rằng người yêu mình trơ tráo đến nổi âu yếm người hạn gái thân thiết của mình ngay trước mặt.
Vũ Phong! Anh có biết anh ta đã nói như thế nào với tôi không?
''Bác đã nói chân em bị liệt, cuộc đời của em từ đây sẽ gắn liền với chlếc xe lăn, với chiếc nạng gỗ... Tôi không thể chịu đựng nổi sự cười nhạo của mọi người khi tôi đi bên cạnh một người như vậy, cho dù đó là người bạn chứ đừng nói đến người yêu, người vợ...Hoàng Uyên! Mình chia tay đi. Em đừng ích kỷ mà hủy hoại luôn cả cuộc đời trai trẻ của tôi…"
Vũ Phong bàng hoàng. Anh nghe căm ghét gã đàn ông khốn kiếp đó. Nhìn Hoàng Uyên ủ rũ mà lòng Vũ Phong sự thương cảm dâng cao:
Tại sao Uyên không chữa trị? Tôi tin rằng với sự tiến bộ của y học hiện nay chân Uyêu rồi sẽ khỏi, Uyên sẽ đi lại bình thường.
Lắc đầu, Hoàng Uyên buồn bã:
- Có lẽ tôi đã mất hết lòng tin và nghị lực từ dạo ấy. Tâm sự của tôi nghe buồn quá phải không? Anh có còn muốn kế bạn với tôi nữa không? Anh không gượng ngùng, mắc cở khi phải nói chuyện với một người ngồi trên xe lăn sao?
- Thời gian sẽ cho Hoàng Uyên hiểu tôi là người như thế nào. Nhưng có một điều tôi sẽ nói ngay mà không phải chờ đợi thời gian, đó là tôi xin Uyên hãy đi khám chân lại và chữa trị. Ở Đà Lạt và cả ở Sài Gòn, tôi cũng có thể nhờ bác sĩ quen. Nếu không phải là bẩm sinh thì khả năng hồi phục rất cao. Uyên phải tin điều đó.
- Để tôi suy nghĩ lại.
Hoàng Uyên nói với giọng yếu ớt. Rồi nhìn Vũ Phong, cô bỗng hỏi:
- Ủa! Hôm nay anh đi thả diều có một mình à? Hai công chúa nhỏ của anh đâu rồi?
- ''Hai công chúa nhỏ''. Hoàng Uyên dùng từ nghe dễ thương quá nhì! Chỉ có nàng mới nhận thấy hai con gái của anh là thiên thần, là công chúa, chứ hình như từ khi chúng ra đời mọi người đã bở quên điều đó, thậm chí có người còn độc miệng nói rằng: ''Mẹ nó bệnh tâm thần chết. Hai đứa nhỏ này trước sau cũng có dòng máu điên loạn trong người''.
Vũ Phong biết rằng con anh chỉ thần trí lơ ngơ, èo uột khó nuôi chăng qua vì sinh ra đời thiếu tháng. Nhưng có lẽ một điều rất đúng là Vũ Phong đã quá tàn nhẫn với hai đứa trẻ lơ ngơ này, anh chưa hề yêu vợ, chưa hề yêu con khi nó còn là bào thai trong bụng. Lắm lúc anh cũng vò đầu bứt trán để thắc mắc vì sao có cuộc hôn nhân này?
Anh không hề biết Yến Nhi, và cô ấy tại sao cũng dễ dàng chấp nhận một người chồng không biết mặt, đang đi du học ở một phương trời xa xôi, để rồi chỉ quan hệ với nhau một lần duy nhất trong đêm tân hôn... và anh thì lại bị chuốc rượu say hí tỉ. Anh say không phải vì hạnh phúc có được mà say vì bị người yêu phụ bạc. Anh cưới Yến Nhi theo lời gia dình, nhưng một phần cũng muốn cho Hồng Thủy biết rằng, Vũ Phong này không phải là gã đàn ông si tình.
- Câu hỏi của tôi có phải đã chạm vào nỗi đau của anh không?
- Có lẽ thấy Vũ Phong im lậng khá lâu, Hoàng Uyên hơi chột dạ. Vũ phong vội lên tiếng:
- Hôm nay, chúng trở vào trường nội trú rời, Uyên ạ. Tôi bận rộn công việc tối ngày không có thời gian chăm sóc, nên có lẽ môi trường này tốt cho hai đứa trẻ hơn.
Mắt Hoàng Uyên mở to, cô nhìn anh trân trối:
- Nội trú à? Bộ gia dình anh không có ai sao?
Vũ Phong lắc đầu:
- Tôi sống với ông quản gia... Chuyện của tôi cũng buồn và dài dòng lắm. Cô có muốn nghe không?
Đan hai tay vào nhau, mắt Hoàng Uyên nhìn Vũ Phong như chờ đợi. Cô nói tỉnh tuồng:
- Anh đã nghe tâm sự của tôi rồi, thì không lý gì tôi từ chối nghe tâm sự của anh. Hơn nữa, nếu anh không nới cho tôi biết thì sẽ không công bằng chút nào.
Vũ Phong cười, nụ cười mới đẹp làm sau. Đã một năm nay, kể từ khi tai nạn, xảy ra, kể tư khi Tiến Đạt phũ phàng nói lời chia tay thì gần như Hoàng Uyên đã không còn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, ngoại trừ dì Bạch Hồng. Dù biết. bao lần dì Hồng khuyên can, dì nói rằng Uyên như vậy là không đáng chút nào cả. Dì cứ ngỡ rằng đứa cháu này si tình để rồi lụy tình, khổ vì tình... nhưng dì đâu hiết trong lòng Uyên là một nỗi chán chường, nỗi ghét hận. Uyên đã từng nhủ với lòng rằng sẽ không để trái tim mình sai nhịp với bất kỳ một người nào nữa... Thế mà giờ đây đối diện với Vũ Phong, người đàn ông đã có vợ con, Uyên lại thấy mình xôn xao một cảm giác thật lạ. Ánh mắt của Vũ Phong đầm
ấm lạ thường. Nhưng rồi Uyên lại chợt dừng trên vai áo của anh. Không được. Anh ta đang để tang vợ. Và ở vẻ đăm chiêu tư lự của anh cũng đã chứng tỏ anh ta cũng đang có uẩn tình chi đây. Lắc đầu, nàng xua nhẹ những ý nghĩ vu vơ để lắng nghe lời kể của Vũ Phong...
Nàng đã ngỡ ngàng, thương cảm lẫn xúc động mãnh liệt. Thì ra Vũ Phong cũng giống Hoàng Uyên, cũng từng bị người yêu phản bội. Bây giờ, họ là hai tâm hồn đau khổ đang đứng kề bên nhau nhưng không hề khóc than hay tiếc rẻ. Hình như nói ra được những lời này, họ cảm thấy nhẹ nhàng và có thể xích lại gần nhau hơn thì phải.
Chờ cho Hoàng Uyên lắng bớt sự xúc động, Vũ Phong ôn hòa:
- Xin lỗi Hoàng Uyên. Tôi đã để Hoàng Uyên nghe chuyện không vui của mình. Tôi biết Uyên xúc động về cái chết của Yến Nhi và có lẽ Uyên cũng trách tôi lắm. Chính tôi vì trả thù tình yêu với Hồng Thủy, để rồi chấp nhận cưới Yến Nhi một cách dễ dàng...Cưới để rồi sau ấy bỏ mặc nàng với cuộc sống vò võ.
Thử hỏi làm sao nàng không bị trầm cảm, uất ức, bị căn bệnh trầm kha dẫn đến điên loạn được chứ.
Tôi có lỗi với Yến Nhi, có lỗi với cả Yến Vy và Ý Quyên nữa. Đôi lúc, tôi muốn rời khỏi đây, đi thật xa để lãng quên mọi chuyện. Nhưng rồi tôi không thể ích kỷ. Tôi muốn chuộc lỗi với người đã khuất. Đã mãn tang rồi, nhưng tôi cứ muốn mang chéo khăn tang này mãi. Nó như bản án vừa cảnh cáo tôi, vừa lại là nguồn động lực giúp tôi... hoàn thiện.
Câu chuyện bi thương. Lời của Vũ Phong lại thâm trầm sâu lầng khiến Uyên không sao ngăn được gíọt nước mắt. Đôi vai cô run lên. Vũ Phong càng bối rối, lúng túng. Anh bước đến sát Hoàng Uyên, giữ lấy đôi bờ vai run rẩy của cô, vỗ về:
- Nín đi Hoàng Uyên! Những giọt nước mắt của em sẽ làm tôi thấy áy náy và nặng nề hơn.
Đưa tay chùi nhanh giọt lệ, Hoàng Uyên không chú ý đến tiếng ''em'' thật tự nhiên mà Vũ Phong vừa gọi. Cô buông gọn:
- Chị Yến Nhi thật là tội nghiệp!
- Và tôi thì đáng trách, đúng không?
Hoàng Uyên cao giọng:
- Đúng quá đi chứ. Anh thật là đáng trách, đáng nguyền rủa. Lý ra anh không nên cưới chị ấy. Và biết đâu như thế, chị Nhi đã có một mái gia dình êm đẹp rồi, đâu phải là cảnh ngục tù để dần đến thảm cảnh như vậy.
Vũ Phong nhướng mày:
- Chỉ đúng một vế thôi, bởi vì Uyên không biết đâu. Gia dình tôi rất thương cô ấy, nhất là mẹ tôi. Và khi nàng mất, mẹ tôi đã rất mực yêu thương, chăm sóc hai đứa bé.
Hoàng Uyên tò mò:
- Thế... sao bây giờ...
- Bệnh nhồi máu cơ tim đã đột ngột đến nỗi mẹ tôi không kịp có một lời trăng trối nữa là...
Uyên nghẹn lời, cô công nhận rằng Vũ Phong nói đúng. ''Mỗi người có một nỗi đau riêng, và chẳng có nỗi đau nào giống nhau cả".
Thấy Hoàng Uyên ngồi thừ người theo câu chuyện kể. Anh vội chuyển đề tài:
Không ngờ trên đồi cỏ này lại có nhiều hoa mimosa đến thế. Vạt hoa vàng thật là đặc biệt Uyên nhỉ!
Hoàng Uyên đồng tình:
- Vâng. Hồi còn bé, tôi đã mê các loài hoa, nhất là những bông hoa màu vàng. Ai cũng nói màu vàng là màu của vua chúa, ai thích màu vàng sau này sẽ sướng, sẽ có cuộc sống như những bậc đế vương. Vậy mà bây giờ với tôi, lại trái ngược tất cả.
Hoàng Uyên ngừng nói, ánh mắt nhìn về nơi cuối chân trời xa xăm như muốn tìm kiếm ở nơi ấy một cái gì đó. Vài giây sau, cô nhẹ tiếp:
- Nhưng không vì thế mà tôi hết yêu thích màu vàng đâu, nhất là những thảm hoa vàng rực rỡ như thế này đó.
- Hoa màu vàng luôn toát lên vẻ cao sang và quý phải, dễ gì ai có được một góc riêng thơ mộng, và êlu ả như thế này
- Nhưng cha con anh đã khuấy động sự yên ả của tôi mất rồi.
- Có phải vì thế mà mấy ngày nay, Hoàng Uyên không ra đây vẽ tranh?
Hoàng Uyên lẳng lặng gật đầu thay cho lời giải đáp. Nhưng rồi cô nói ngay:
- Thú thật bây giờ nghe xong''. tâm sự của anh, tôi đã hết bực bội vì lý do vô cớ đó rồi. Tôi muốn anh thỉnh thoảng hãy đắt hai đứa bé lên đồi chơi... tôi cũng cô đơn lắm!
Tại Uyên mặc cảm và sống khép mình.
- Biết làm sao giờ hả anh, khi chân tôi bị như vầy.
Vũ Phong động viên:
- Cho nên Uyên phải đi khám chân và lo chữa chạy. Em phải có niềm tin và nghị lực Uyên ạ. Anh nhất, đính tin rằng chân Uyên sẽ khỏi sẽ đi dược.
Hoàng Uyên nhoẻn cười:
- Tôi sẽ suy nghĩ lại điều anh nói.
- Bạn tôi là bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình, nó đang tu nghiệp ở bên Pháp.
Để tôi điện thoại. nhờ nó. Nếu Uyên cảm thấy ngại thì phải đến bệnh viện.
Hình như nó sắp về rồi.
- Cám ơn anh.
- Đừng nói tiếng cám ơn nếu coi nhau là bạn.
Vũ Phong đẩy chiếc xe lăn đến tựa gốc thông già. Gió chiều đang vi vu như những khúc ca tự tình. Vũ Phong chợt nhở đến bài thơ Đà Lạt, anh nhẹ giọng đọc:
''Đà Lạt...
Chiếc áo ấm bốn mùa không được nghỉ
Mây giăng giăng ôm núi chẳng rời nhau
Ngày mặt trời thường bận việc đi đâu
Đêm ít thấy nhưng vì sao đến ngự
Thành phố nở giữa vòm xanh biệt thự
Mỗi ngôi nhà mang một dáng hình riêng".
Hôm nào, Hoàng Uyên cho tôi được diện kiến ngôi nhà mang dáng hình riêng của Uyên với nhé. Tôi nghĩ rằng nó phải độc đáo lắm.
Tươi cười, Hoàng Uyên lém lỉnh:
- ''Độc nhất'' nữa! Bởi vì anh sẽ không tìm được ngôi nhà thứ hai trên vườn đồi này. Nhưng nói trước, đây là nhà của dì tôi.
Cởi mở và thân thiện làm cả hai quên đi giờ giấc, cho đến khi chợt nhận ra bóng chiều đang dần buông xuống, Vũ Phong chặc lưỡi tiếc rẻ.
Ở Đà Lạt này, buổi chiều mau xuống quá. Nhưng nhờ sự hiện hữu của bong chiều tà mà Vũ Phong nhận ra vạt hoa mimosa vàng rực trong màu tím hoàng hôn đẹp hơn rất nhiều. Nó không còn rực tươi, nhưng lại lung linh huyền hoặc bới sắc tím hoàng hôn trên nền trời, khiến nó mang vẻ đẹp nên thơ, nhưng vô cùng sâu lắng.
- Chúng ta lại sắp ''chia tay hoàng hôn'' rồi. Ngày mai anh sẽ đến chứ Vũ Phong?
Tâm trạng vấn vương, cảm thông giấu kín trong đáy lòng. Cái ngoéo tay thay cho lời hứa hẹn.
Còn Hoàng Uyên cũng quên khuấy việc đòi lại bài thơ đánh rơi hôm trước...
Còn Tiếng Mưa Đêm Còn Tiếng Mưa Đêm - Hồng Kim