Thất bại ư? Tôi chưa bao giờ gặp phải. Với tôi, chúng chỉ là những bước lùi tạm thời.

Dottie Walters

 
 
 
 
 
Tác giả: Phượng ca
Thể loại: Kiếm Hiệp
Upload bìa: Tiên
Số chương: 61
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6081 / 145
Cập nhật: 2015-03-16 08:39:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 48 - Thuần Dương Quyển
gày hôm sau, thế núi đã dần bằng phẳng, hai người ra khỏi khu Quát Thương Sơn, tiếp tục đi về phía bắc. Dọc đường cũng có cao thủ của Thiên Cơ cung xuất hiện, nhưng Minh Quy xảo kế trăm đường, luôn chạy được trước. Lão vì lấy lòng Lương Tiêu mà hết mực quan tâm, thậm chí giúp y vận công trị thương, thỉnh thoảng lại thăm dò khẩu khí của y, quanh co hỏi về những điều huyền bí trong Tam Tài Quy Nguyên chưởng và võ công trong thạch trận. Lương Tiêu đoán ra tâm ý của lão, một mực giả câm giả điếc, Minh Quy âm thầm tức giận: “Xú tiểu tử, để xem ngươi được bao nhiêu năng lực, có chống lại được công phu nhẫn nại của lão phu không. Hừ, đợi khi xong việc, lão tử sẽ xé ngươi làm tám mảnh ném xuống sông cho cá ăn.” Lão trong lòng cay độc nhưng ngoài mặt lại tỏ vẻ tươi tỉnh, tuyệt không lộ ra chút nào.
Hai người đều có ý định quỷ quyệt, cứ đi như vậy hơn một tháng đã vượt qua sông Phú Xuân, làn sóng của Thái Hồ hiện ra trước mắt. Hai người thuê thuyền qua hồ rồi đi dọc sông lên phía bắc. Minh Quy vì muốn tránh sự truy lùng của Thiên Cơ cung nên đi thuyền mấy ngày liền không lên bờ. Lương Tiêu nhàn rỗi vô sự liền nói chuyện phiếm với Minh Quy. Minh Quy ngoài toán học không bằng Lương Tiêu, còn thì sở học vô cùng phong phú, Tam phần, Ngũ điển, Bát sách (tám quẻ), cửu khâu (chín đồi)(người dịch: đây đều là những sách cổ, là nền tảng của Nho học, cũng là nền tảng của các sách khác sau này. Tam phần là sách của 3 vua Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Ðế, Ngũ điển là năm quyển sách của Thiếu hạo, Chuyên Húc, Cao Tân, Đường Ngu. 25 quyển sách này đến đời Ân thì bị phá hủy, sự kiện đó gọi là “khử tịch”, cũng là điều kiện ra đời của Kinh Thi) không gì không biết, nói gì cũng có dẫn chứng từ điển tịch, chương cú. Lương Tiêu nghe mà lặng lẽ gật đầu, cảm nhận được rõ người này bị Hoa Vô Xuy áp chế nhiều năm, quả thật là rất không được phát huy được tài năng của mình.
Hôm đó thuyền gần đến Tô Châu, Minh Quy nói:
- Qua khỏi Thái Hồ, thế lực của Thiên Cơ cung không còn đáng ngại, chúng ta có thể tạm ổn định tại Tô Bắc, cùng mưu đại sự.
Lương Tiêu thương thế đã thuyên giảm quá nửa, cả ngày chỉ ngồi tính kế chạy trốn, nghe vậy chỉ cười. Bỗng nghe lái thuyền đến báo tin, nói là lương thực đã cạn. Minh Quy không dám lộ mặt lúc ban ngày, bèn dặn dò người lái thuyền cuối ngày sẽ bàn lại.
Thời gian dần về đêm, chiếc thuyền nhỏ rẽ sương khói nhích lại gần bờ, bỗng nghe thấy trên bờ có tiếng huyên náo, Minh Quy lo lắng vội bảo lái thuyền quay lại giữa sông, đồng thời kéo Lương Tiêu vào trong khoang thuyền vén rèm nhìn ra, từ xa thấy trên bờ tối đen mờ ảo, có nhiều bóng người náo động, chợt nghe một giọng vừa thô vừa to nói:
- Mẹ kiếp, ở đây không có lấy một đại phu nào ra hồn à? Nuôi đám phế vật các ngươi có tác dụng thối tha gì chứ?
Tiếp đó liền nghe thấy hai tiếng đôm đốp giống như ai đó bị tát.
Lại nghe giọng một người phụ nữ hơi nghẹn ngào nói:
- Đại Lang, anh đừng trách họ, ở nơi hẻo lánh này kiếm đâu ra đại phu giỏi? Hơn nữa, vết thương này đâu phải đại phu tầm thường có thể chữa trị được?
Giọng vừa to vừa thô nói:
- Cô chỉ nói là giỏi, nếu không phải cô chọn đoạn đường thuỷ đó để truy cản nữ tặc kia thì Tinh nhi làm sao bị thương được? Lại còn tam thúc của cô nữa, bình thường toàn thổi phồng lên tận chín tầng mây, đến khi có việc thì đến cái bóng cũng chẳng thấy. Hừ, con mẹ nó mấy chục hán tử mà không bắt được một con bé.
Nữ tử tức giận nói:
- Được lắm, họ Lôi kia, ngươi giận cá chém thớt phải không? Tinh nhi là do tôi sinh ra, nó bị thương đến thế này, anh tưởng không đau lòng ư? Việc chia quân thành ba đường chính là anh đồng ý, đại ca dẫn người theo đường bộ, chúng ta đi đường thuỷ, tam thúc quen hành sự một mình một đường. Lại nói cha nào con nấy, hừ, nếu chẳng phải thằng con quý tử của anh thấy sắc đẹp nảy ý đồ, ra tay yếu ớt thì đâu bị người ta ra nông nỗi này?
Cái giọng vừa thô vừa to đó nói:
- Thế nào là cha nào con nấy? Cô thử nói xem, bao nhiêu năm qua ta đối xử không tốt với cô ở chỗ nào?
Nữ tử đó hừ lạnh nói:
- Nói ra thì bất tiện, chứ năm đó anh vừa nhìn thấy tôi chẳng phải đã trợn mắt há miệng ra, nước trà đổ hết cả ra tay đó sao, còn không biết…
Giọng nói vừa thô vừa to kia dường như hơi quẫn bách, vội ngắt lời, nói:
- Nhị nương, việc đó mà cô cũng nói ra trước mặt người khác làm gì?
Nữ tử lại hừ một tiếng, vừa định châm biếm tiếp, chợt nghe trong khoang thuyền bên mình truyền lại tiếng rên rỉ nho nhỏ, nữ tử đó thất thanh kêu lên:
- Trời ơi, lại phát tác rồi. Đại Lang, nếu vẫn không có cách gì thì Tinh nhi chỉ sợ… chỉ sợ khó qua được đêm nay…
Nói xong lại khóc thút thít.
Giọng vừa thô vừa to đó hơi trầm ngâm, nói:
- Ta có cách, Nhị nương, cô ở lại trên bờ, lái thuyền đâu, ra khơi.
Nữ tử đó ngạc nhiên nói:
- Anh định làm gì?
Giọng thô ráp đó nói:
- Cô đừng quan tâm, tạm thời chờ đợi.
Nói xong liền vội giục lái thuyền chống thuyền rời bờ. Không lâu sau thuyền đã ra đến giữ sông, chỉ còn cách thuyền mà Lương Tiêu và Minh Quy thuê rất gần, chỉ thấy trên chiếc thuyền đó ánh lửa chớp lên, trong khoang thuyền đã đốt đèn, vì rèm thuyền đã cuốn lên một nửa nên có thể nhìn rõ tình hình trong khoang thuyền. Chỉ thấy trên đệm gác một cái chân người, từ đầu gối trở xuống đều xanh lét, da thịt sưng phồng lên, nhìn to hơn chân người bình thường nhiều.
Lại nghe một nam tử nhỏ tuổi nói:
- Cha, người… người cầm đao làm gì vậy?
Giọng nói vừa thô vừa to kia thở dài nói:
- Tinh nhi, đã không còn cách nào khác nữa rồi.
Thanh niên kia đột nhiên tỉnh ngộ, kêu lên:
- Trời ơi, không được.
Giọng nói vừa thô vừa to thở dài nói:
- Tinh Nhi, huyệt Phục Thổ của con đã bị trúng “Thoa La chỉ” của Đại Tuyết Sơn, từ đầu gối trở xuống máu đã đông cứng lại, xem ra đã hỏng rồi, nếu cứ để như thế chỉ sợ không chỉ bắp chân mà cả chân cũng đều bị hư nát.
Thanh niên kia nói:
- Nửa chân cũng là chân, cả chân cũng là chân, có gì phân biệt?
Giọng nói vừa thô vừa to nói:
- Nói thì như vậy, nhưng thương thế cổ quái như vậy nếu để vỡ nát ra thì chỉ sợ thêm một canh giờ nữa ruột gan tim phổi của con cũng theo đó mà hỏng hết, lúc đó thì kể cả dù Đại La Kim Tiên cũng không thể cứu được con đâu. Con ngoan của ta, người ta nói: bị rắn độc cắn vào tay thì tráng sĩ chặt tay, con là đứa hảo hán tử của Lôi gia thì cũng phải ra vẻ hào kiệt chứ.
Người thanh niên vội nói:
- Con… con thật không muốn làm thằng què, cha, con không lấy họ Lôi nữa, đổi tên thành Sở Tinh cũng được… cậu ba võ công cái thế, nhất định sẽ cứu được con…
Giọng nói vừa thô vừa to rít giọng nói:
- Con bà nó, tiểu tử bị thịt, bị thương một chút liền không nhận cả tổ tông ư? Ít nói lời lăng nhăng đi…
Lôi Tinh bất thình lình kêu lên:
- Mẹ… mẹ… cha muốn chặt chân con…
Tiếng kêu thảm thiết truyền ra xa trên mặt sông.
Nữ tử trên bờ nghe thấy vừa kinh hãi vừa tức giận, nhưng cô không giỏi bơi lội, không có cách nào ra đó ngăn cản, nóng này đến mức hai chân giậm thình thịch, cũng kêu lên:
- Tinh nhi, Tinh nhi… con không sao chứ… Lôi Chấn, anh gây tội nghiệt gì vậy? Còn không dừng tay…
Nói chưa hết thì đã nghe một tiếng kêu dài thảm thiết xé rách màn đêm trùng trùng. Nử tử đó chân lảo đảo, đột nhiên ngồi bệt xuống đất.
Lương Tiêu thấy trong khoang thuyền có ánh hàn quang, cái chân bị thương đó đã bị chặt làm hai, máu chảy ra xanh lét tràn ra đệm. Thanh niên Lôi Tinh đó kêu thảm một tiếng rồi ngất đi. Trong khoang thuyền nhất thời yên tĩnh, chỉ có tiếng thở phì phò của người có giọng nói thô kệch, hiển nhiên ông ta tự tay chặt chân con trai yêu, trong lòng đau đớn không ít.
Người có giọng nói thô ráp đó ngưng máu, trị thương cho con trai xong liền khua chèo trở lại bờ. Thuyền vừa cập bến đã thấy nữ tử kia nhảy ngay vào khoang thuyền, tai nghe mấy tiếng đôm đốp, chắc là đã tát cho người có giọng thô ráp kia mấy cái. Người đó bị tát cũng không nói gì. Nữ tử tát mấy cái xong cũng hiểu rõ nỗi khổ tâm của chồng mình, liền khóc lên ồ ồ:
- Sớm biết thế này… thì chẳng đi nữa, đều là tại cái Thuần Dương Thiết Hạp đó…
Lương Tiêu nghe đến bốn chữ “Thuần Dương Thiếp Hạp” tim đập thình thịch liền giỏng tai lên nghe ngóng.
Nữ tử đó chưa nói hết, giọng thô kệch kia đã chặn lại, tức giận nói:
- Nhị nương, cô nói lăng nhăng gì đó…
Tựa hồ nhất thời tức giận không nói tiếp được. Nữ tử đó biết mình đuối lý, bị chồng quát như vậy cũng không nói lại, chỉ khóc thút thít. Giọng thô kệch đó lớn tiếng gọi:
- Ta và Nhị nương tiếp tục đuổi theo con tiện nhân đó. Các ngươi hộ tống thiếu gia về bảo, nếu có sơ suất gì, hừ, cẩn thận cái đầu các ngươi đó.
Mọi người đồng thanh vâng lệnh. Lại nghe nữ tử đó hậm hực nói:
- Không sai, chính là tại con tiểu tiện nhân họ Liễu đó, không băm vụn nó ra thì tôi không thể hả giận.
Hai người bàn tính bỏ thuyền đi về phía bắc, còn đám người còn lại cũng lên ngựa lên xe bỏ đi.
Lương Tiêu chưa nghe được tin tức về Thuần Dương Thiết Hạp rất bực tức, nhưng hắn nghĩ lại, cả hòa thượng và Ngô Thường Thanh đều nói rằng chiếc hộp đó không đáng một đồng, chẳng có chút gì kỳ diệu cả. Nghĩ vậy liền quay đầu lại, chỉ thấy Minh Quy đang vuốt râu trầm ngâm, liền hỏi
- Lão già, ông có biết những người đó làm gì không?
Minh Quy cười nhạt nói:
- Bọn vụn vặt trên giang hồ, quản đến làm gì?
Lương Tiêu nghe vậy liền không hỏi thêm nữa. Minh Quy giục thuyền lên bờ, trù tính lương thực, hai người nghỉ lại cả đêm trên bờ sông.
Côn Luân Côn Luân - Phượng ca Côn Luân