When you reread a classic you do not see more in the book than you did before; you see more in you than was there before.

Clifton Fadiman

 
 
 
 
 
Tác giả: Phượng ca
Thể loại: Kiếm Hiệp
Upload bìa: Tiên
Số chương: 61
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6081 / 145
Cập nhật: 2015-03-16 08:39:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 29 - Khả Thị Duy Ngã (3)
ương Tiêu nhịn không được hỏi: "Hiểu Sương, ta vốn đã muốn hỏi muội điều này...em rốt cuộc là bị bệnh gì vậy?" Hoa Hiểu Sương lắc đầu đáp: "Muội không biết, cha mẹ cũng không nói. Thời gian đầu bệnh hết sức trầm trọng, cha và cô cô đã đem em tới Lao Sơn gặp Ngô gia gia, Ngô gia gia đúng là bậc thần y, nhưng cũng hết sức lợi hại!" Cô vừa nói vừa cười rồi tiếp: "Khi về lại thì bệnh đã đỡ hơn nhiều, nhưng thỉnh thoảng thì hay bị chóng mặt, Ngô gia gia không muốn muội phải sợ hãi nên nói là sẽ chữa lành." Nói tới đây cô hiện lên vẻ suy nghĩ rồi hỏi: "Tiêu ca ca đã từng thấy biển chưa?" Lương Tiêu lắc đầu, vẻ không hiểu, Hoa Hiểu Sương mỉm cười: "Biển thật là lớn, nhìn không thấy bờ. Có câu ở trên ngọn Lao Sơn nhìn mặt trời mọc trên biển mới gọi là đẹp, nhưng cô cô nói sáng sớm gió lạnh không cho em đến đó." Nói đến chỗ này cô hơi cau mày có vẻ tiếc nuối, Lương Tiêu thương hại nói: "Không sao đâu, tương lai ta sẽ đưa muội đến đó xem."
Hoa Hiểu Sương sáng mắt lên cười: "Thật chứ?" Lương Tiêu đáp: "Thật, ta sẽ không quên lời hứa mà." Vừa nói vừa dùng ngón út móc ngón út của Hiểu Sương nói: "Ngựa vàng ngựa bạc, đứa nào nói mà không làm là con chó con." Hai đứa nhỏ nhìn nhau một lúc rồi buông tay ra cùng cười, Hiểu Sương tiếp tục giảng giải, nghiễm nhiên là một cô giáo nhỏ, Lương Tiêu thì ngoan ngoãn lắng nghe, nghiễm nhiên từ một đứa nhỏ ngang bướng phá phách đã biến thành một học sinh hết sức chăm chỉ.
Từ đó trở đi Hiểu Sương mỗi ngày đều đến "Thiên Nguyên Các", Lương Tiêu có gì không hiểu đều hỏi cô. Nhưng căn bản cũng là may mắn cho nó vì những điều này không phải thật khó, Hiểu Sương vốn gia học uyên nguyên, lại biết hết phần lớn các loại cổ triện minh văn nên đều giải được cả. Hai đứa nhỏ ngôn hòa ý thuận không hề gây gỗ, cứ như thế với nhau trải qua nhiều tháng, Lương Tiêu chung qui đã minh bạch sự tình, nguyên là trong Thiên Cơ thập toán, bốn đề đầu là cổ toán thuật, sáu đề sau là kim toán thuật, cả mười đề toán đều là tuyệt đại nan đề, không đề nào lại không gây khốn đốn cho các vị trí giả cổ kim.
Lương Tiêu vốn thuộc loại người cực thông minh, bất luận kể về vũ công hay học vấn, đã không học thì thôi nhưng một khi đã nhập môn thì lại học rất nhanh, đến mức như tự trói buộc lại với vấn đề thành một khối không thể thoát ra. Thời gian trôi nhanh, thấm thoát đã hơn nửa năm. Hoa Vô Xuy vốn dĩ cho là Lương Tiêu chỉ trong vòng mười ngày nửa tháng là biết khó mà lui, nào ngờ một năm đã trôi qua nhưng tiểu tử này lại vẫn chưa bỏ đi, lòng lấy làm ngạc nhiên thêm nên âm thầm phái người theo dõi, biết được Hiểu Sương thường đến Thiên Nguyên Các để giúp nó thì không khỏi nổi cơn đại nộ. Chỉ vì Hoa Hiểu Sương tuổi nhỏ đa bệnh không thể trừng phạt chỉ cấm cô gái nhỏ này không được phép tiếp cận Lương Tiêu nửa bước. Hiểu Sương tuy buồn bã vì bị ngăn cấm nhưng biết tổ mẫu ngôn xuất như sơn nên cô cũng không biết làm gì khác hơn.
Nhưng lúc này Lương Tiêu đã thoát li khỏi cảnh giới hoàn toàn không biết gì, bước ra khỏi vùng mây mù sâu thẳm và thấy trước mắt nó là một thế giới mới mẻ, nhưng không có Hiểu Sương làm nó thấy khó khăn bất lực. Nó vốn có khiếu về toán học, chỉ cảm thấy toán thuật kỳ diệu hơn vũ công nhiều, càng khó khăn thì lại càng cần phải vượt qua, nên trong một thời gian dài nó quên hết mọi ưu phiền và giải trí chỉ chuyên tâm vào đó. Vật đổi sao dời, lại bốn năm trôi qua, Lương Tiêu y theo lời của Hiểu Sương cứ tuần tự tiệm tiến, bắt đầu từ hà đồ lạc thư mà đọc, đọc tới Quỷ Cốc Toán Kinh của Quỷ Cốc Tử đời Chiến quốc, Tôn Tử Toán Kinh của Tôn Vũ, Dịch Kinh của Trịnh Huyền, đại hiền của bao nhiêu triều đại vương bật xưa, Thái Huyền của Dương Hùng, Tiềm Hư của Tư Mã Quang, Cửu Chương Toán Thuật của đời Hán, Ngũ Tào Toán Kinh, Trương Khâu Kiến Toán Kinh, Chuế Thuật của phụ tử Tổ Xung Chi, nó tuần tự từ cổ toán thuật tiến nhập kim toán thuật, trước sau đọc hết Tập Cổ Toán Kinh, Đỗng Uyên Cửu Toán, Số Thuật Cửu Chương, Trác Viên Hải Kính, lại có cả mấy chục quyển Thiên Cơ Bút Kí của tổ tiên Thiên Cơ cung lưu lại. Nhưng Thiên Cơ Thập Toán quả nhiên vẫn nan giải, nó phải tham duyệt qua cách làm lịch, cơ quan toán học, cách thôi diễn biến hóa của trời đất, vận hành của nhật nguyệt, nguyên lí của kiến trúc cấu tạo. Chỉ vì muốn giải một điều mà nó phải đọc vô số thứ khác.
Năm thứ năm, khi tiết trời đang vừa chớm đông, mai vẫn chưa tàn lụi thì Lương Tiêu giải được đề toán thứ nhất "Thiên Địa Sanh Thành Giải", từ "Thiên Địa Dĩ Hợp Chi Vị", phản lại là "Thiên Địa Vị Hợp Chi Số", rồi tính ra tới "Thiên Địa Sanh Thành Chi Số". Tam đại số này vốn đã có đồ hình truyền lại, nhưng làm sao để phản hồi để trở về dạng nguyên thủy, biến ngược lại thành "Thiên Địa Sanh Thành Chi Sổ" thì chưa ai biết tới, nói tóm lại cũng là từ trong chánh phản biến hóa của cửu cung bát quái mà ra.
Sau khi giải xong đề số một thì Lương Tiêu giống như mũi tên bắn ra không thu lại được, liên tiếp giải luôn hai đề "Thái Huyền Lưỡng Nan", hai nan đề này xuất xứ từ Thái Huyền Kinh của Dương Hùng Đích, Trương Hành đời Hán theo căn cơ số thuật của Thái Huyền Kinh chế tạo ra "Hậu Phong Địa Động Nghi", nên phức tạp tinh thâm và hết sức khó khăn. Tháng sau nữa, Lương Tiêu giải ra luôn đề toán thứ tư "Song Thủ Thập Chỉ Đề" (Tác giả: Chính là cách chuyển đổi giữa hai hệ nhị phân và hệ thập phân của số học sau này do đại toán học gia người Đức Lai Bố Ni Tư [Leibniz] ba trăm năm sau đề xuất); Đề toán thứ năm là "Nhị Thập Bát Túc Chu Thiên Giải" (Tác giả: Nan đề về việc tính âm lịch). Sau đó là "Trì Hà Đồ", đây chính là toán đề về hình học, dùng Diễn Đoạn Pháp để tính thể tích của đất đá dùng để dùng trong việc trị thủy sông Hoàng Hà, sự tính toán vĩ đại không thể tưởng, Lương Tiêu phải tính toán ròng rả hơn bốn mươi ngày mới xong. Đề số bảy "Quỷ Cốc Tử Vấn" được giải nhanh chóng bằng Đóa Tích Thuật (Tác giả: Toán Học thời Tống Nguyên là phương pháp số học tinh diệu giải được số học cao cấp).
Đề số tám và chín đều thuộc về toán thiên văn, thập phần phức tạp và khó khăn, lúc này đã phải dùng đến toán học đương thời mà Thiên Nguyên Tứ Nguyên thuật đang ở ngôi vị tối cao, đề số tám là "Tử Ngọ Tuyến Chi Hoặc" phải tính ra chính xác chiều dài của tử ngọ tuyến, không những phải tính toán mà còn phải ra hiện trường để đo đạc thật là hết sức cực khổ; Đề số chín là "Nhật Biến Kì Toán", dùng Tứ Nguyên thuật để đơn giản hóa tốc độ xoay của mặt trời, nhưng sau đó khi tính lại phải vượt ra khỏi giới hạn của Tứ Nguyên biến thành Ngũ Nguyên, tính sao cũng không xong, Lương Tiêu đành phải tự mình tham ngộ, chuyên chú với đề toán này ròng rả ba tháng mới sáng tỏ, cuối cùng nó cũng đã giải tới đề số mười, "Nguyên Ngoại Chi Nguyên". Đại ý chính là muốn tìm một phương pháp giải dùng một chiều bất kỳ.
Lương Tiêu giải suốt ba tháng mà hoàn toàn không được gì, nhưng nó đã gần mức đến thì làm sao có thể cam tâm chịu thua nên liền vùi đầu ngày đêm vào việc đọc điển tịch, vừa nghiên cứu vừa tính toán. Thoáng chốc lại thêm nửa năm trôi qua, Lương Tiêu chỉ còn da bọc xương, chỉ cần dùng tí sức là tim đã đập thình thịch, hô hấp khó khăn, cuối cùng một ngày nọ nó ngã bệnh. Lúc này trong Thiên Cơ cung ai ai cũng đều biết về câu chuyện Thiên Cơ Thập Toán này, việc nó tận tâm tận lực để giải đề thì trừ Mai Ảnh là người đến để chăm sóc cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nó ngoài ra không một ai quan tâm tới cả ngược lại chỉ chờ cho tiểu tử này biết khó mà rút lui; Lương Tiêu tâm khí cực cao ngạo, cho rằng sẽ liên tiếp giải được hết cả mười đề Thiên cơ thập toán, lại vừa biết rõ lòng người, còn một đề chưa giải xong thì nó nhất quyết không hề tiết lộ ra một tí gì, vì thế nên không một ai biết nó đã liên tiếp giải xong chín đề. Huynh muội Hoa Thanh Uyên đến thăm viếng cũng cho là nó vì tận tâm tận lực trong thời gian dài lại không được gì nên uất ức quá sinh bệnh, hai người than vắn than dài, cứ khuyên dỗ nó hoài: "Ngươi chỉ mới vừa nhập môn thì có không giải được cũng là điều phải thôi mà." Hai người không tiện nói thẳng ra là Hoa Vô Xuy đã lập kế để gạt nó, nên phải cố nói thật khéo léo. Lương Tiêu thì không hiểu ý họ chỉ nói những bài thập toán này đều có thể giải được, lòng lại canh cánh, ngay cả khi đang nằm trên giường bệnh mà trong tâm nó thì đã ngấm ngầm tiếp tục tìm cách giải.
Kì thật Thiên Cơ cung tên gọi là Thiên Cơ, lấy toán học làm căn bản của việc lập cung. Chỉ cần nhìn lầu đài của tàng thư các được xây theo hình thái cực bát quái và Thiên Nguyên Các độc chiếm vị trí thái cực cũng đủ biết cung chủ đối với toán học xem trọng như thế nào rồi.
Thiên Cơ thập toán vốn là do các đại toán học tông sư các đời của Thiên Cơ cung để lại, mặc dù trong các danh đề có cả cổ lẫn kim, nhưng phần nhiều là những đề mà các vị tông sư này khi sinh tiền không tìm ra giải pháp, khắc lại trên thạch tượng để chờ cho người đời sau giải đáp. Nhưng khi bài thứ tám được khắc lên thì cả trăm năm sau vẫn không ai giải được cho mãi đến khi "Thương Minh Thần Toán" Hoa Nguyên Mậu ra đời. Hoa Nguyên Mậu là bậc thiên sinh kì tài sau khi giải bài số tám thì lần lượt cho ra hai đề toán, đề thứ chín do chính ông ra đề và sau đó tự giải lấy. Cho tới lúc ấy, tinh hoa toán học của Hoa Nguyên Mậu phải nói là tự cổ chí kim chưa từng có ai có thể sánh bằng nhưng ông vẫn không hài lòng, nghĩ ra "Nguyên Ngoại Chi Nguyên" muốn tìm ra phương pháp giải bằng một chiều bất kỳ, vốn không phải là toán, mà là một sự tự thách đố.
Hoa Nguyên Mậu khổ tâm suy nghĩ trước thạch bích hết năm năm, hao tổn tâm huyết cuối cùng vẫn không tìm ra giải đáp cho đề toán này, sau rồi tinh khí suy kiệt hộc máu mà chết lúc mới ba mươi tám tuổi, để lại hai người con, một trai một gái, lúc này trưởng nữ Hoa Vô Xuy mới tới tuổi cập kê. Lương Tiêu lúc mới đầu thấy trên thạch bích này một khối loang lỗ màu nâu chính là do khi Hoa Nguyên Mậu khi lâm tử ói máu ra phun lên mà thành. Do các tông sư đời trước sợ rằng người đời sau đầu cơ thủ xảo nên mới che lấp đi đường lối đã qua, rồi để lại lời tổ huấn: Giải đáp được toán đề trên thạch bích, chỉ được nói ra nghĩa lý của kết quả, nhưng không được nói ra phương pháp giải. Sau khi Hoa Nguyên Mậu chết, Hoa Vô Xuy lại bắt đầu, giải được tới đề thứ tám thì gặp phải Tứ Nguyên Chi Thuật thì cảm thấy vô cùng khó khăn sâu rộng không nghĩ là tiếp tục nổi. Giả như có ai biết được Lương Tiêu liên tiếp giải luôn chín đề thì chỉ sợ là Thiên Cơ cung sẽ xảy ra một cơn trời long đất lở.
Lương Tiêu không biết điều này, lòng nặng nề, suy nghĩ đến kiệt sức, bệnh tình mỗi ngày một nặng, châm cứu uống thuốc gì cũng không hiệu quả. Chúng nhân thấy vậy chỉ cho là số nó rồi sẽ phải chịu điều bất hạnh. Hoa Hiểu Sương nghe qua lời thị nữ kể lại thì tuy không hiểu rõ ngọn ngành nhưng lại đến khóc lóc với Hoa Vô Xuy, Hoa Vô Xuy tuy thiên tính lương bạc nhưng cũng bị lương tâm cắn rứt phần nào, cuối cùng cũng bằng lòng cho Lăng Sương Quân đưa Hiểu Sương sang thăm nó. Hoa Hiểu Sương vào phòng, thấy Lương Tiêu bệnh nặng đến độ chẳng còn hình dạng, thì không nhịn được, chụp lấy tay nó mà lệ tuôn như suối, Lăng Sương Quân lòng đau xót, quay lưng đi không nỡ nhìn.
Lương Tiêu nghe tiếng khóc mở mắt nhìn thì thấy một thiếu nữ đứng trước mặt mình đang khóc lóc, nhìn một hồi lâu mới nhận ra đó là Hoa Hiểu Sương. Hai bím tóc cô đã không còn, thân thể đã cao hơn nhưng ốm yếu, mặc chiếc váy bách điệp, sắc mặt vẫn trắng xanh như xưa, ngũ quan đã thay đổi và phát triễn trở thành phân minh hơn, không còn bé nhỏ nữa. Lương Tiêu thấy cô như vậy thì gắng gượng mỉm cười, môi hơi động đậy, Hoa Hiểu Sương trố mắt nhìn, Lương Tiêu lại động môi, Hoa Hiểu Sương cố gắng nhưng cũng chỉ nghe loáng thoáng: "Hiểu Sương, đỡ ta tới cạnh thạch bích." Hoa Hiểu Sương sa nước mắt than: "Tiêu ca ca, anh vẫn phải làm toán sao?"
Lương Tiêu than: "Không có đề toán...đã không làm toán, không...toán...ta...thật không vui." Hoa Hiểu Sương không nhịn được thất thanh khóc rống lên, cô khóc hồi lâu rồi mới gạt lệ, kể lại cho Lăng Sương Quân nghe điều Lương Tiêu nói. Lăng Sương Quân tuy thấy không ổn nhưng lại không muốn trái ý con gái, phải cho người mang Lương Tiêu tới trước thạch bích. Lương Tiêu tựa vào ngực Hoa Hiểu Sương, ngơ ngẩn nhìn lên phiến thạch bích, trong lòng trống rỗng, bỗng nhiên lại sinh ra một tư tưởng: "Nếu ta được chết dưới đề toán thứ mười này thì cũng không còn gì tiếc nuối nữa." Lúc này bao nhiêu cừu hận quá khứ đều bỏ sang một bên, nó run rẩy nhặt một nhánh cây khô rồi vạch lên mặt đất. Hoa Hiểu Sương không nhịn được hỏi: "Tiêu ca ca, đề này thứ mấy?" Lương Tiêu "A" lên một tiếng: "Đề mười." Hoa Hiểu Sương ngay khi còn bé đã yếu đuối nhiều bệnh nên Hoa Vô Xuy và mọi người sợ cô quá lao tâm nên không cho cô biết toán đề này có thể làm khô kiệt tâm huyết con người, chính vì vậy cô vẫn không biết Lương Tiêu đang rơi vào hoàn cảnh lợi hại này, nghe nói vậy thì chỉ thuận miệng đáp một tiếng, nghĩ một thoáng rồi cô lại nói: "Tiêu ca ca, trên đời này có chuyện gì mà thập toàn thập mĩ đâu?"
Lương Tiêu trố mắt lắng nghe Hoa Hiểu Sương nói: "Cứ theo như chuyện thời cổ xưa, thủy thần Cộng Công bị bại trong tay hỏa thần Chúc Dung, đã giận dữ phá núi, làm trời đất từ đó trở thành méo lệch đi. Chính vì vậy mà vầng thái dương lúc nào cũng trồi ra từ hướng đông rồi trượt về hướng tây. Huynh nhìn lại xem, vầng nguyệt thường chẳng tròn, thái dương lại cũng có lúc bị chuyện thiên cẩu nuốt mặt trời xảy ra. Đó tại vì do trời đất nghiêng lệch, nhật nguyệt còn có lúc khuyết, Tiêu ca ca, trên đời này có chuyện gì mà thập toàn thập mĩ đâu?" Điều cô nói này Lương Tiêu chưa hề được nghe qua bao giờ, bất giác nó run lên.
Côn Luân Côn Luân - Phượng ca Côn Luân