Nghịch cảnh là thước đo giá trị của một con người. Tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau những khủng hoảng trong cuộc sống.

Lou Holtz

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Chung Nguyễn
Số chương: 98
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 345 / 10
Cập nhật: 2019-11-10 14:18:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Vinh Dự
a-chi-a nghỉ mười ngày ở khu gây rừng gần thành phố, và đó là những ngày thật buồn cười. Em được uống sữa, em bị ép phải hít thở không khí trong lành, và bác em, một phụ nữ không có con, cứ dỗ dành em dọn hẳn đến đó. Rồi Ca-chi-a kể chuyện rằng chiếc đồng hồ ở nhà ông coi rừng không chạy, mặc dù quả lắc vẫn đu đưa; còn lịch thì hoàn toàn chẳng có tấm nào. Em rất buồn, và trong những ngày nắng ráo em thường lên núi Éc-ma-cốp chơi. Từ trên núi, em nhìn thấy thành phố thân yêu. Ngồi trên một tảng đá, Ca-chi-a nghĩ tới tất cả mọi chuyện cùng một lúc: em nghĩ tới nhà máy, nghĩ tới bố em, nghĩ tới Nhi-na Páp-lốp-na và tới đội của em. Phải rồi, em vẫn nghĩ tới đội của em luôn, bởi vì em không thể hình dung được là làm sao em lại có thể sống nổi nếu thiếu đội sản xuất. Nếu Ca-chi-a biết đội sản xuất cũng không muốn chia tay với người công nhân ưu tú nhất của mình, thì có lẽ em đã chạy ngay về thành phố, không chào cả bác em nữa.
Ở nhà máy, thời gian cũng cứ thế nào ấy. Những giờ, những phút, những giây tan biến đi lúc nào không rõ. Lúc đầu Cô-xchi-a tưởng đồng hồ nhanh và còi sớm, nhưng không phải, chẳng qau đó là thời gian trôi vội vã. Việc nọ dồn đẩy việc kia và kéo theo sau là việc thứ ba. Lệnh của ông giám đốc đã được thực hiện; ba máy “Bu-sơ” nữa đã chuyển tới sau hàng cột. Ông Ba-bin giúp Cô-xchi-a bố trí khu vực cho hợp lý. Phải sơn lại máy, phải lo chuyện dụng cụ, phải theo dõi việc dẫn điện tới máy mới và chủ yếu là phải giục thợ chế tạo dụng cụ, làm họ đến phát bực lên, để họ nhanh chóng chế tạo các bộ phận trang bị cho máy gia công tinh theo bản vẽ của Ba-la-kin. Bản thân Ba-la-kin thì Cô-xchi-a không thể trông mong gì được: đồng chí đang chuẩn bị một món quà đón ngày Mồng một tháng Năm, đó là chiếc băng tải toàn bằng kim loại mà Nhi-na Páp-lốp-na đặt làm để chuyển “cốc”. Vì vậy, hầu như không lúc nào đồng chí rời phân xưởng nhiệt luyện.
Đầu óc Cô-xchi-a bận bịu bao nhiêu việc như vậy, cho nên Lê-na và Xê-va phải gánh lấy gần như toàn bộ kế hoạch sản xuất. Điều đó không dễ dàng gì, nhưng hai em luôn hoàn thành nhiệm vụ, không hề kêu ca phàn nàn.
Bên cạnh bảng chỉ tiêu có treo bản giao ước thi đua viết rất đẹp, dưới có hai chữ ký của Min-ga-rây và Cô-xchi-a. Đội của Cô-xchi-a không phải hổ thẹn về bản giao ước đó: ngày nào đội em cũng sản xuất được một trăm sáu mươi “ống”, tức là hai trăm phần trăm định mức chung.
Bây giờ tất cả các đội của phân xưởng thanh niên đã thi đua với các đội thanh niên của “Bắc Cực”. Họa sĩ của ban chấp hành công đoàn phải vẽ rất nhiều cho “Bản tin nhanh” thông báo sản lượng; Di-na đem những “bản tin nhanh” hay nhất sang “Bắc Cực” còn Mi-sa thì mang từ bên đó tới những “bản tin nhanh” đáp lại và thường đến sau hàng cột luôn.
Ngày lễ đang tới gần. Sau hàng cột lại xuất hiện ông phóng viên nhiếp ảnh có bộ râu hung hung. Ông nói: “Chào các bạn quan biết cũ!.. Tốt lắm, tốt lắm!” – rồi ông mở giá ba chân ra, vặn chặt máy ảnh vào, chĩa ống kính về phía tấm gỗ đối diện với cửa sổ và bảo:
- Các cháu lại gần đây, từng cháu ngồi xuống trước máy ảnh nhé. Cười thì được, cựa quậy là không được đâu. Bác sẽ không dùng ma-giê, cho nên phải đợi hình đấy…
Ông chụp Cô-xchi-a, Lê-na, Xê-va, khen các em tự chủ tốt.
- Còn cô bé hôm nọ đâu? – ông hỏi – Cái cô bé tóc vàng, mắt xanh, xinh xắn ấy. HÌnh như tên là Ca-chi-a phải không… Đúng rồi, đúng rồi: Ca-chi-a Gan-ki-na. Trí nhớ bác tuyệt vời lắm.
Lê-na giải thích ngay:
- Bạn ấy bị ốm nhưng sắp khỏe hẳn rồi ạ. Lần trước bác đến, bác hỏi về bố của bạn ấy, cho nên bạn ấy buồn, bạn ấy mới ốm đấy ạ.
Được biết chuyện xảy ra với Ca-chi-a, ông phóng viên nhiếp ảnh hết sức phiền lòng:
- Không bao giờ bác tha thứ cho bác là đã làm cháu ấy phải buồn. Đáng tiếc, rất đáng tiếc…
- Bạn ấy cũng sẽ tiếc là không được bác chụp ảnh hôm nay. – Lê-na lễ phép nói.
- Không sao, Ca-chi-a đã có mặt trong tấm ảnh chung của cả đội các cháu, bác sẽ cố làm một bức chân dung thật đẹp… Bác không thể tha thứ cho bác vì đã nói chuyện với Ca-chi-a về bố của cháu ấy…
Khoảng ba ngày sau, lúc ăn trưa xong, Lê-na chạy như bay tới sau hàng cột và la váng lên:
- Các cậu ơi, ảnh chúng ta treo ở ngoài kia kìa! Ra mà xem! Ngoài ấy bao nhiêu là người, các cậu ạ!
Trong mảnh vườn nhỏ bên cạnh ban quản đốc nhà máy mới xuất hiện một công trình tuyệt đẹp. Đó là một tủ kính trưng bày có hình giống quyển sách để mở đặt trên bốn cái trụ. Ở phía trên lấp lánh hàng chữ làm bằng thép không gỉ: “Bảng danh dự”, và từ sau lớp kính, ảnh những người rất quen thuộc đang nhìn ra. Thoạt tiên là ảnh những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, những người lao động xuất sắc, tiếp đó là ảnh các thiếu niên đạt năng suất cao, và chiếm vị trí hàng đầu là ảnh Cô-xchi-a, Lê-na, Ca-chi-a và Xê-va. Bên cạnh “Bảng danh dự” rất đông người xem. Mọi người bàn tán về chuyện ảnh nào chụp giống, ảnh nào chụp không giống.
- Này, thế ảnh Xê-va trốn việc ra sao? – Xê-va hỏi, rồi nheo một mắt lại nhìn ảnh mình – Có lẽ cũng tàm tạm, cũng khá giống đấy. Tốt lắm, tốt lắm!
- Còn Ca-chi-a thì bác râu hung vẽ xoàng quá nhỉ. – Cô-xchi-a băn khoăn nhận xét – Trông hốc hác thế kia ấy à…
- Cậu chẳng hiểu gì cả! – Xê-va phì cười – Bác ấy dính dáng gì đến chuyện này? Ca-chi-a đúng như vậy thật khi bác ấy chụp tất cả chúng ta mà lại. Người chụp ảnh có vẽ đâu, chỉ chụp thôi.
- Lại còn không vẽ! Chắc hẳn bác ấy không vẽ tàn nhang cho chúng ta, còn mặt Ca-chi-a bác ấy chả loáng thoáng vẽ tàn nhang kia là gì.
- Ừ nhỉ! – Xê-va mừng rỡ - Chẳng có một nốt tàn nhang nào cả. Có lẽ bác ấy xáo hết cho mình rồi. Tốt lắm, tốt lắm!
- Chúc mừng em nhé! Bây giờ ai cũng thấy rõ em cứ bám chặt lấy cỗ máy không phải là vô ích nhé! – sau lưng Cô-xchi-a có tiếng nói rất quen thuộc.
Mi-sa vừa mang sang một tập “Bản tin nhanh” mới với nhiều tin tức sôi nổi. Anh siết chặt tay Cô-xchi-a.
- Được vinh dự thế này em có vui không?
- Nhất định là vui rồi anh ạ. – Cô-xchi-a mỉm cười.
- Chúc em được ở trên “Bảng danh dự” này suốt đời nhé. – Mi-sa chúc Cô-xchi-a – Nhưng coi chừng đấy, không phải là dễ đâu. Sau ngày lễ, anh Min-ga-rây sẽ ra tay tiến công mạnh cho mà xem. Đội của anh ấy nghĩ ra nhiều cái mới lắm. Chẳng hạn, các anh ấy dựng một cái bệ. Các anh ấy sẽ đóng gói “ca-chiu-sa” ngay ở trên bệ. Lúc xe goòng đến, chỉ việc xếp hòm không sang một bên, rồi đẩy luôn hòm đã chứa hàng từ bệ vào xe, thế là xong! Tiếp kiệm được vô khối thời gian, xe lại không phải chờ đợi. – Anh suy nghĩ một chút rồi nói – Cô-xchi-a này, anh nhờ em một việc nhé: em có thể nói với bác chủ nhà nhận thêm một người nữa đến ở không? Một người khỏe mạnh, trẻ tuổi, tầm vóc trung bình, không biết châm chọc, không biết chửi rủa. Có thể ngủ trên đá cuội cũng được. Em hỏi giúp anh chứ?
- Anh sẽ ở trong gian nhà phụ với chúng em! – Cô-xchi-a mừng rỡ trả lời ngay, em hiểu Mi-sa vừa nói tới ai.
- Em đã đoán ra rồi phải không? Đúng lắm. Anh được chuyển về nhà máy, làm ở đội điều chỉnh lắp ráp. Bây giờ anh đã thuộc làu quá trình lắp ráp. Nếu bà chủ nhà em đồng ý thì tuyệt!
Cô-Xchi-A Lùn Cô-Xchi-A Lùn - I-Ô-Xíp Lích-Xta-Nốp Cô-Xchi-A Lùn