Đừng lo ngại cuộc sống sẽ kết thúc, hãy lo ngại cuộc sống chẳng bao giờ bắt đầu.

Grace Hansen

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Chung Nguyễn
Số chương: 98
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 345 / 10
Cập nhật: 2019-11-10 14:18:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cuộc Tranh Luận
rước khi xảy ra chuyện này, Cô-xchi-a và Xê-va chưa vào phòng làm việc của ông giám đốc bao giờ, nhưng qua các bạn khác kể lại, các em được biết rằng trên bàn của ông có đặt bốn máy điện thoại: một để nói chuyện với các phân xưởng, một để nói chuyện với tỉnh uỷ, một để nói chuyện với bổtưởng bộ quân khí, còn máy thứ tư, chiếc máy quan trọng nhất mà ngoài ông giám đốc ra, không ai dám động tới, để nói chuyện thẳng với điện Krem-li. Có thể đúng như vậy, cũng có thể hoàn toàn không phải như vậy, nhưng Cô-xchi-a quên bẵng không đếm các máy điện thoại.
Ngồi trong ghế bành da bên bàn là ông giám đốc, còn ngồi ở cạnh bàn, trong một chiếc ghế bành khác, duỗi dài bên chân bị thương là đồng chí bí thư đảng uỷ Ta-ghin-xép. Đồng chí dùng tay trái còn lành lặn lấy giấy tờ trên bàn để xem.
Ông giám đốc ra lệnh cho cô thư ký không để ai vào nữa rồi hỏi Nhi-na Páp-lốp-na xem chị cần gì.
- Tôi biết mấy cháu này… Tôi muốn được ngồi dự ở đây - chị nói.
- Được, - ông giám đốc cho phép. – Các cháu ngồi xuống kia, - ông chỉ mấy chiếc ghế tựa ở trước bàn của ông, rồi khi Cô-xchi-a, Xê-va và Cô-li-a vừa ngồi xuống, ông hỏi. – Cháu nào là Cô-xchi-a?
- Cậu ngồi ở giữa đấy, - đồng chí Ta-ghin-xép nói và nhìn ba thiếu niên bằng cặp mắt điềm tĩnh, nghiêm nghị.
- Bé nhất nhỉ, - ông giám đốc vừa nhận xét vừa châm thuốc ở chiếc bật lửa điện. –Tôi nhớ là tôi đã gặp cháu ở phân xưởng rồi. Đây có phải chính là cháu Cô-xchi-a đã làm việc xuất sắc ở đơn vị bên kia đấy không?
- Phải đấy ạ, ông Ba-bin xác nhận. - Cả ở đây, cũng có thể coi là rất xuất sắc, chỉ có điều là lại xuất sắc kiểu khác.
- Đúng, - ông giám đốc công nhận, - cậu ta đã phá hỏng cỗ máy. Phá hỏng một cách thô bạo, man rợ! – ông hỏi Cô-xchi-a: - Cô-xchi-a, cháu có thể vác được mấy pút? - Hỏi xong, ông giận dữ quát lên: - Đứng dậy, bác là người trên của cháu!… Vậy cháu vác được mấy pút?
- Thưa bác, cháu vác được hai pút ạ, - Cô-xchi-a lúng túng.
- Vác thế nào được cơ chứ.
- Được đấy ạ, cháu mang nặng giỏi lắm…
- Thế này nhé, cháu mang nặng giỏi lắm hả, vậy ngày mai, cháu phải vác mười pút đi qua sân nhà máy. Cháu nghe rõ chưa?
- Thưa bác, cháu không vác nổi đâu, - Cô-xchi-a bất giác mỉm cười. - Mười pút nặng lắm ạ.
- Xương sống gãy mất à?
- Vâng ạ, có thể sẽ gãy mất.
- Thế tại sao cháu lại nghĩ rằng một cỗ máy làm ra để kéo hai pút chẳng hạn, lại phải kéo mười pút? Nhà máy giao phó cho cháu một máy Bu-sơ chắc chắn, chạy tốt, dù đã cũ chăng nữa nhưng mỗi ca cũng có thể sản xuất ra được hai mươic ống, vậy mà cháu lại làm hỏng. “Ống” là một bộ phận quan trọng của đạn pháo Ca-chiu-sa. Hai mươi Ca-chiu-sa là một loạt đạn pháo có thể tiêu diệt một đại đội hoặc một tiểu đoàn phát-xít. Cháu tưởng cháu chỉ làm gãy vài bánh răng thôi, nhưng có thể vì cháu mà ở ngoài mặt trận chúng ta không kịp đẩy lui một cuộc tấn công của quân địch… Có thể vì vậy mà một chiến sĩ nào đó của ta bị hy sinh… Cháu có hiểu cháu đã gây ra điều gì không?
Im lặng thật là nặng nề, nhưng trả lời lại còn nặng nề hơn.
- Cháu hãy kể lại đầu đuôi câu chuyện và hãy hứa là sẽ không bao giờ như thế nữa đi, - Nhi-na Páp-lốp-na nói.
- Cháu muốn làm việc tốt hơn, - Cô-xchi-a ấp úng nói, giọng khàn khàn, mặc dù em đã tự hứa với mình là sau khi có bức tranh sỉ nhục treo ngoài kia, em sẽ im lặng. –Cháu muốn năng suất cao hơn… Muốn đạt gấp rưỡi định mức. Nhưng máy lại cứ chạy chậm như rùa ấy!…
- Hoá ra thế! - đồng chí bí thư đảng uỷ sôi nổi lên tiếng. – Nhưng tại sao cháu không hỏi ý kiến những người trên? Ai cho phép cháu tự ý như vậy? Hình như bác Ba-bin có dạy cháu thế đâu.
- Cháu không phải là một trở ngại cho tiền tuyến! – Cô-xchi-a nói gay gắt, em lại cảm thấy vô cùng bực tức như ban nãy. – Cháu không phải là một trở ngại cho tiền tuyến, tại sao họ lại đem treo bức tranh viết những lời như thế. –Cháu sẽ đi khỏi nhà máy, cháu không cần những ngườinhư thế! – Em hét lên.
- Người ta đã viết gì về cháu này thế? – ông giám đốc hỏi.
- Trên bức tranh cổ động treo ở ngoài kia viết rằng Cô-xchi-a là kẻ phá máy, là một trở ngại cho tiền tuyến, - ông Ba-bin nói.
- Làm như thế là quá đáng, - đồng chí Ta-ghin-xép cau mày và đưa mắt nhìn sang phía Di-na.
- Đó là do đồng chí thư ký công đoàn phân xưởng lúc ấy nổi nóng lên đấy ạ, - cô vội đáp. – Tôi đã bảo đồng chí ấy rằng cần phải gỡ bức tranh xuống…
- Cháu sẽ đi khỏi nhà máy! – Cô-xchi-a bướng bỉnh nhắc lại.
- Cháu ăn nói ngốc nghếch thế, - ông giám đốc chặn em lại. – Cháu đã làm hỏng cỗ máy, bây giờ cháu định bỏ cả công việc nữa sao? Nếu cháu bỏ trôn, các bác sẽ bắt lại và sẽ xử như một kẻ đào ngũ khỏi sản xuất.
- Ở trong rừng tai-ga, các bác không bắt được cháu đâu, - Cô-xchi-a nhếch mép cười với cảm giác là em chiếm ưu thế trong chuyện này. - Ở trong rừng tai-ga cháu mới là người có thể bắt được bất cứ ai.
Nghe vậy, đồng chí bí thư đảng uỷ không chịu nổi nữa. Đồng chí tức giận, cau mày nhìn Cô-xchi-a.
- Lương tâm sẽ bắt được cháu! - đồng chí nói và gõ mạnh cây gậy xuống sàn. –Lương tâm sẽ bắt được cháu, cháu hãy tin như thế! Suốt đời cháu, cháu sẽ nhớ trong năm tháng gian nguy này cháu đã giúp đỡ các chiến sẽ ngoài tiền tuyến như thế nào… Làm hỏng máy, bỏ công việc, trốn vào rừng tai-ga. Thế mà bác vẫn tưởng cháu là một người vững vàng, đáng tin cậy, cơ đấy.
- Ra thế! – ông giám đốc ủng hộ đồng chí bí thư. Ông rút trong ngăn bàn một cặp giấy có buộc dây lụa rồi mở cặp giấy ra. – Cô-xchi-a, các bác sẽ nghiêm khắc với cháu, - ông quyết định. – Cháu sẽ giúp đỡ cho nhà máy được ít nhiều. Đơn vị bên kia đề nghị khen thưởng một số người đã làm việc có kết quả trong năm 1941, trong đó có cháu. Đây là đoạn viết về cháu: “Cô-xchi-a Ma-lư-sép, người khởi xướng phong trào “tay búa giỏi” ở phân xưởng đóng hòm, đã giúp đỡ nhiều cho đơn vị, trong việc hoàn thành nhiệm vụ tháng Chạp”. Bên đó đề nghị thưởng cháu huy chương “Lao động xuất sắc”. Cô-xchi-a, được huy chương là một điều tốt, đúng thế, nhưng tự cháu cũng hiểu đấy, bây giờ bác không thể và không muốn xin đồng chí Ca-li-nin cho cháu. Cháu hãy nghe đây. Bác sẽ đặt ngay vấn đề tặng thưởng cho cháu, nếu cháu thực hiện những điều kiện sau đây. Cháu phải mau chóng nắm vững kỹ thuật sử dụng máy và làm việc như cháu đã hứa, máy của cháu phải sạch sẽ nhất ở phân xưởng, còn dụng cụ đồ nghề của cháu phải bền nhất. Chi phí sửa chữa máy hỏng lần này sẽ trừ vào tiền lương của cháu. Hết tất cả bao nhiêu, đồng chí Chi-mô-sên-cô? Sáu mươig rúp à? Như vậy trong ba tháng, mỗi tháng cháu sẽ góp đúng một phần ba số tiền ấy. Còn về bức tranh thì phải gỡ đi…
- Đúng, phải gỡ đi, nhất là bức tranh lại không hoàn toàn đúng, bí thư đảng uỷ ủng hộ. – Cô-xchi-a, tất nhiên cháu không phải là một trở ngại cho tiền tuyến, nhưng cháu đã phạm khuyết điểm, mà kẻ địch thì luôn cố gắng lợi dụng từng thiếu sót của chúng ra. Đó là lý do vì sao không được phạm sai lầm. Cháu hiểu chưa? Cháu hãy cố gắng cùng các bạn phấn đấu làm việc xuất sắc, đạt năng suất tiên tiến. Cô-xchi-a, cháu hãy suy nghĩ thật kỹ điều đó.
Những lời ông giám đốc và đồng chí bí thư đảng uỷ nói khiến Cô-xchi-a rất ngạc nhiên, ý nghĩ của em chuyển hẳn sang một dướng khác. Em ngồi xuống ghế. Nhưng ngay lúc đó Xê-va đứng bật dậy. Từ lúc vào, cậu ta vẫn ngồi đờ đẫn, thờ ơ, như một người đã thầm giải quyết xong tất cả mọi chuyện rồi, thế mà kìa, cậu ta lại đứng bật dậy…
- Cô-xchi-a không có khuyết điểm gì đâu ạ! - cậu ta nói bằng một giọng cao như bị khản cổ. - Khuyết điểm ở cháu cả, chính cháu xúi giục bạn ấy. Bạn ấy ít tuổi hơn cháu. Thêm nữa, mặc dù chúng cháu có rút thăm, nhưng… Vì cháu mà bạn ấy.. bạn ấy bị mất huy chương.. Cháu yêu vầu chuyển tất cả khuyết điểm sang cháu, coi như cháu làm hỏng máy của cháu, chứ không phải máy của bạn ấy. Cháu yêu cầu tha thiết như thế! - Rồi cậu ta nín lặng thở hổn hển, Đầu tóc rối bù, thân thể gầy gò, cả người cậu ra run lên trong cơn kích động.
- Mọi người đã nghe thấy bài hát đó rồi! – ông Chi-mô-sên-cô phẩy tay.
Tì cằm lên cán chiến ba toong, đồng chí Ta-ghin-xép nhìn Xê-va chăm chú nhưng không nghiêm khắc, thậm chí Cô-xchi-a còn có cảm giác rằng trong đôi mắt màu tro của đồng chí xuất hiện một nét cười, lúc đầu có vẻ kinh ngạc, nhưng sau là một nét cười đôn hậu. Nhưng rồi bí thư đảng uỷ đưa mắt sang phía Cô-xchi-a:
- Cô-xchi-a, cháu nghe thấy bạn cháu nói gì rồi chứ? Xê-va muốn nhận toàn bộ khuyết điểm về mình. Cháu có vui mừng không? Cháu đồng ý phải không? Cháu hãy nói rõ đi nào!
Cô-xchi-a cảm thấy mếch lòng. Vừa mới đây thôi đồng chí bí thư đảng uỷ gọi em là một người vững vàng, thế mà bỗng nhiên Xê-va xoay chuyển hẳn sự việc, làm như em là trẻ con ấy, và đồng chí Ta-ghin-xép lại như đồng ý với cậu ta. Nhưng trong thâm tâm, Cô-xchi-a hiểu rằng không phải như vậy.
- Máy là máy của cháu! – em bực tức nói. – Cháu có phải trẻ con đâu. Cháu làm hỏng, cháu phải chịu trách nhiệm! - Rồi em quay đi, không nhìn mọi người nữa, và trước hết là không nhìn Xê-va.
- Dù sao cậu bé này cũng khá lắm! – ông giám đốc nhận xét.
- Đúng, tự mình có lỗi để mất phần thưởng thì phải lấy lại bằng lao động của chính mình, - bí thư đảng uỷ nói. – Xê-va, cháu ngồi xuống. Đề nghị của cháu không được chấp nhận. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về sai sót của mình, thế mới đúng, nếu không, không thể làm cho tất cả các công nhân có ý thức trách nhiệm được. Cháu hiểu chưa?
Xê-va ngồi phịch xuống ghế như bị khuỵu ở đầu gối. Cậu ta cúi gục đầu, ỉu xìu xìu, hai bên má có những vết đỏ. Cô-xchi-a nhìn cậu ta, nhìn Cô-li-a từ nãy vẫn bàng hoàng há mồm ra nghe, rồi em cũng ngồi xuống. Khi ông giám đốc chỉnh Xê-va và Cô-li-a, khi ông nghiêm khắc khiển trách cả ba em, Cô-xchi-a chỉ nghe thấy loáng thoáng câu được câu chăng. Cuối cùng, các em được phép về.
- Cô-xchi-a, cháu sang phân xưởng một lát rồi tới phòng thí nghiệm gặp cô nhé, - Nhi-na Páp-lốp-na nói.
Câu chuyện giữa các cán bộ phụ trách ở phòng ông giám đốc kéo dài khá lâu. Mọi người nói tới việc phải dạy dỗ, giáo dục những thiếu niên chưa qua trường học nghề đã vào nhà máy làm việc, những thanh thiếu niên yêu nước, căm thù bọn phát-xít sâu sắc, muốn làm quá khả năng của mình nên đã làm hỏng thiết bị một cách dại dột.
- Đúng thế, - ông Ba-bin nói, - Cần phải dạy kiến thức kỹ thuật tối thiểu, cần phải có những lớp phổ biến cách lao động tiến tiến… Nếu bọn trẻ của tôi được dạy dỗ thêm, chúng sẽ như được chắp cánh ấy. Chúng đều là những thiếu niên đáng quý lắm!
- Còn Cô-xchi-a là một thiếu niên trung thực đấy, - đồng chí bí thư đảng uỷ nhận xét. - Cả cậu Xê-va cũng không phải tồi tệ lắm đâu. Cậu ta có thể có hành vi cao thượng. Nhưng dù sao cũng không nên để Cô-xchi-a phải chịu ảnh hưởng của cậu ta… Nhi-na Páp-lốp-na, đồng chí bảo đồng chí biết mấy thiếu niên này phải không? Chúng ta hãy bàn thêm về Cô-xchi-a và Xê-va một chút.
Cô-Xchi-A Lùn Cô-Xchi-A Lùn - I-Ô-Xíp Lích-Xta-Nốp Cô-Xchi-A Lùn