Trong mỗi khó khăn đều ẩn chứa một cơ hội.

Albert Einstein

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Chung Nguyễn
Số chương: 98
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 345 / 10
Cập nhật: 2019-11-10 14:18:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Kẻ Phá Máy
hưa bao giờ mọi người lại yêu quý máy móc thiết tha như trong những năm chiến tranh nguy nan ấy. Những người Xô-viết biết rằng mỗi khẩu đại bác, mỗi cây súng trường bắn vào đầu giặc ở ngoài mặt trận đều đã được máy móc ở tít sâu trong lòng hậu phương làm ra, họ hiểu rằng nếu không có những cỗ máy của họ thì các bao đạn và hòm đạn sẽ cạn dần, máy bay không cất cánh nổi, còn tàu chiến thì không rời cảng được. Đó là lý do vì sao họ lại giữ gìn máy móc như con ngươi của mắt họ, và những người sử dụng máy móc một cách cẩu thả, làm hỏng máy móc, bị gọi bằng một cái tên nhục nhã - kẻ phá máy.
Ở nhà máy có ba trường hợp làm hỏng thiết bị, nhưng vụ do học sinh học tiện Cô-xchi-a gây ra là vụ nặng nhất: một người đứng máy không có quyền sửa lại máy, không có quyền tự tiện như thế. Sự việc thật quá nghiêm trọng. Các công nhân trẻ lén chạy tới sau hàng cột để nhìn những chiếc bánh răng đã bị gãy vụn. Các cô gái thốt lên những tiếng kêu sợ hãi, còn các cậu con trai thì huýt sáo ngụ ý muốn bảo: không bao giờ chúng tôi để xảy ra những chuyện như thế đâu. Di-na đến, cô nói nhưng không nhằm vào ai cả:
- Thật là một dấu hiệu đáng lo ngại!
Khi mọi người đang chê bai kẻ phá máy, thì Ca-chi-a và Lê-na co túm người lại và tròn xoe mắt nhìn nhau khiếp sợ, còn Xê-va… Xê-va không trông thấy gì và không nhận thấy gì hết, cậu ta vẫn làm việc, mặt tái mét, thậm chí còn xám ngắt nữa là khác. Về phần thủ phạm gây ra sự cố này thì hắn không có ở đây. Cái vật bé nhỏ đang chúi ở một góc kia hoàn toàn không phải là Cô-xchi-a. Đó chỉ là một cái gì nhỏ nhoi vô giá trị đã bị gạt ra khỏi cuộc sống.
Ông Chi-mô-sen-cô bận rộn, sôi nổi kia đang nói gì với kỹ sư trưởng cơ khí thế nhỉ? Kỹ sư trưởng trả lời ra sao nhỉ? Cuối cùng, hai người thoả thuận với nhau sẽ lấy mấy bánh răng của máy Bu-sơ ít dùng đến ở phân xưởng sửa chữa để lắp cho cỗ máy bị hỏng này, rồi sau đó, khi nào rảnh tay, sẽ cắt bánh răng mới.
Cô-xchi-a vô cùng đau xót. Em đã gây bao thương tích cho cỗ máy tuyệt vời, cỗ máy yêu quý của em! Em chỉ muốn giấc mơ nặng nề biến này tan biến ngay lập tức, dù em có mất gì cũng được!…
Có ai đó cúi xuống Cô-xchi-a, che khuất em đi làm mọi người không trông thấy nữa:
- Đừng thất vọng, Cô-xchi-a…
Người nói câu ấy là Nhi-na Páp-lốp-na. Nước mắt nghẹn trong cổ họng, Cô-xchi-a cúi đầu càng thấp hơn nữa. Khi trở về phân xưởng, gặp Ca-chi-a, Nhi-na Páp-lốp-na nói một điều gì đó. Cô bé ngạc nhiên ngước nhìn người mẹ kế và trông thấy một gương mặt nghiêm nghị, hốc hác, đôi mắt hiền hậu.
- Con đừng bỏ mặc Cô-xchi-a nhé! – Nhi-na Páp-lốp-na nhắc lại. - Bạn ấy làm chuyện vừa rồi không phải vì ý xấu đâu.
Đến tận bữa ăn trưa vẫn không ai đả động gì đến Cô-xchi-a, nhưng ông đốc xông không cho phép em tiếp tục làm việc nữa. Đến tận bữa ăn trưa… Nhưng bữa ăn trưa là cái gì nhỉ? Khi Ca-chi-a bảo: “Ta đi ăn đi, Cô-xchi-a “, em không hiểu nổi bạn muốn gì.
- Cậu ấy mất trí rồi! – Lê-na thì thầm, suýt nữa em bật khóc.
- Đi ăn đi nào! – Ca-chi-a nhắc lại thật to. - Phải ăn chứ, cậu hiểu không?
Em nắm lấy tay bạn kéo đi. Cô-xchi-a chịu theo.
Ở cổng phân xưởng, bên cạnh các bảng chỉ tiêu, nhiều thanh niên đang chuyện trò ẫm ĩ. Họ cười, họ la hét váng lên. Trong số đó có hoạ sĩ của ban chấp hành công đoàn nhà máy, một thanh niên cao lênh khênh chỉ biết có mỗi một việc là vẽ tranh. Anh đang dựng bức tranh cổ động mới ở phía trên bảng chỉ tiếu của đội một và xem chừng rất tự hào về tác phẩm của mình. Quả thật anh vẽ khá đạt: trên bức tranh này anh vẽ một thiếu niên đội mũ bịt tai dài đang vừa nhảy cỡn lên vừa đập phá một cỗ máy kết cấu rất kỳ lạ. Đinh ốc, đai ốc và bánh răng bay tung toé ra tứ phía. Phía trên bức tranh có hàng chứ lớn màu đen: “Xấu hổ thay cho Cô-xchi-a, kẻ phá máy!”
Hàng chữ ở dưới còn tệ hại hơn nữa: “Kẻ phá máy là trở ngại cho sản xuất và cho tiền tuyến “.
- Ôi, tớ không thể chịu được nữa! – Lê-na kêu lên.
Lập tức Cô-xchi-a quay ngay trở lại. Ca-chi-a nắm lấy khuỷu tay bạn, cố an ủi!
- Bức tranh vẽ chẳng giống cậu tí nào, chẳng giống cậu tí nào cả! Chỉ có mỗi cái mũ hơi giống một chút thôi. Chúng ta cứ đi ăn đi!
Cô-xchi-a không đáp lại. Em giật tay ra rồi đi về sau hàng cột. Em lại chúi xuống sau tủ dụng cụ, ngồi tựa vào tường, cúi đầu nhìn xuống chân… Xê-va đến gần bạn, dừng lại và im lặng hồi lâu, không dám nói một lời nào. Mặt cậu ta vẫn ỉu xìu như trước.
- Cô-xchi-a này… - cuối cùng, cậu ta mới nói được mấy lời đứt quãng và khàn khàn. - Tớ sẽ nhận toàn bộ trách nhiệm về tớ. Cậu không dính dáng gì đến chuyện này cả. Cậu hiểu không? Cậu hãy coi cỗ máy bị hỏng là của tớ chứ không phải của cậu.
- Bức tranh ngoài kia vẽ tớ cơ mà, - Cô-xchi-a nhếch mép cười chưa xót.
- Điều đó không Ca-chi-a nghĩa gì hết… Tớ là người trung thực… - không hiểu tại sao Xê-va lại nói thêm.
- Không có nghĩa gì ấy à? – Cô-xchi-a hỏi lại. - Thế mà lại có nghĩa đấy! – Đôi mắt em long lên tức giận. Em kết thúc câu chuyện: - Tớ sẽ đi khỏi nhà máy! Tớ không cần những người như thế nữa! Tớ sẽ đi… vào rừng tai-ga…Cậu hãy bảo Cô-li-a…
Đó chẳng phải là những lời Xê-va muốn được nghe thấy đã bao lâu nay, đó chẳng phải là những lời cậu ra vẫn tìm mọi cách để moi được ở Cô-xchi-a hay sao? Vậy tại sao bây giờ cậu ta lại bước đi như cố mãi mới nhấc nổi chân lên thế kia?
Ca-chi-a và Lê-na ăn vội vàng rồi trở về phân xưởng. Ca-chi-a đưa Cô-xchi-a chiếc bát nhôm:
- Cậu ăn đi, tớ đã lấy bánh mì và cháo cho cậu đấy. Ăn đi, Cô-xchi-a, kẻo không lớn được đâu, - em mỉm cười dịu dàng.
Cô-xchi-a miễn cưỡng ăn. Hai bạn gái ngạc nhiên thấy mặt em vừa sầu não lại vừa bình tĩnh.
Bà chạy giấy của phân xưởng đến sau hàng cột và nói the thé:
- Cô-xchi-a, quản đốc phân xưởng gọi! Nhanh lên!
Ăn xong, Cô-xchi-a đứng dậy, lau tay, cài khuy áo ngoài lại rồi đi về phía phòng làm việc của quản đốc phân xưởng. Xê-va cũng đi theo bạn và Cô-li-a cũng nối gót theo luôn.
Cô-Xchi-A Lùn Cô-Xchi-A Lùn - I-Ô-Xíp Lích-Xta-Nốp Cô-Xchi-A Lùn