Books are the quietest and most constant of friends; they are the most accessible and wisest of counselors, and the most patient of teachers.

Charles W. Eliot

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Chung Nguyễn
Số chương: 98
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 345 / 10
Cập nhật: 2019-11-10 14:18:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương Hai - Ai Làm Được Nhiều, Ai Làm Được Ít?
lối vào phân xưởng thanh niên có treo ba bảng chỉ tiêu như ở các phân xưởng káhc toàn người lớn. Phía bên trái bảng là cột họ tên, - trong đội có bao nhiêu công nhân thì có bấy nhiêu họ tên – và ghi rõ từng người hoàn thành bao nhiêu phần trăm định mức. Nếu hoàn thành dưới một trăm phần trăm, con số được viết bằng phấn trắng, còn nếu trên một trăm phần trăm, con số được viết bằng phấn đỏ. Hiện giờ trên bảng ghi Ca-chi-a hoàn thành 85, Lê-na 75, Cô-xchi-a 60, và Xê-va chỉ hoàn thành có 50 % định mức.
Nhưng Xê-va không phải bao giờ cũng làm kém nhất. Có khi trong một, hai ngày cậu ta làm việc rất tồi, hay bỏ máy đi với Cô-li-a, rồi sau đó bỗng nhiên cậu ta bám máy liên tục, làm việc hăng không thể tưởng được, luôn tìm dịp cãi nhau với Ca-chi-a, gọi Lê-na là “bốn mắt”, chọc tức Cô-xchi-a. Cậu ta vượt tất cả các bạn, ông đốc công khen gợi cậu ta, nhưng rồi cậu ta lại chán nản, đi đứng uể oải, luôn nói với Cô-xchi-a về chuyện trốn vào rừng tai-ga tìm vàng…
Người làm việc đều đặn, mỗi ngày một tốt hơn là Cô-xchi-a. Em hiểu rằng khi gia công thô ban đầu, lúc “Bu-sơ” đang bóc một lớp phoi dày, hoàn toàn không nhất thiết phải đo luôn đường kính của ống, vì cỗ máy giữ kích thước khá vững. Thật ra, điều đó Xtu-ca-tsép cũng đã nói tới, nhưng Cô-xchi-a lúc nào cũng lo không biết máy làm việc có đúng không, cho nên chốc chốc em lại ấn nút “tắt” màu đỏ, thế là em mất nhiều thì giờ..
Ngày nào em cũng tìm ra một điều có ích nho nhỏ, bởi vậy em nhìn bảng chỉ tiêu với thái độ hoàn toàn bình tĩnh, cố tính xem đến bao giờ con số của em sẽ được ghi bằng phấn đỏ.
Ca-chi-a dừng chân bên bảng chỉ tiêu.
- Đây chỉ là những bông hoa, chứ chưa phải là quả đâu! – em nói rồi ôm lấy Lê-na và thốt lên: - Gút mo-ninh, - đó là em chào Cô-xchi-a bằng tiếng Anh, bởi vì trước khi vào làm ở nhà máy, em đã nói thứ tiếng khó hiểu ấy ở trường phổ thông.
- Ôi, bông-giua. – Lê-na nói với Cô-xchi-a, bởi vì hồi học phổ thông ở U-cra-i-na, Lê-na học tiếng Pháp.
Còn về phần Xê-va thì cậu ra nhìn bảng chỉ tiêu với vẻ mặt như nhìn một trò trẻ con.
- Thật đúng là “cố sống cố chết, mà chiếc xe vẫn không hề nhúc nhích”[v], - Xê-va nói với Mác-kin bé nhỏ ở đội ba.
- Cậu chả oai lắm đấy! – Mac-kin phì cười. – Hôm qua Ca-chi-a làm được tám mươi lăm phần trăm, cậu được có năm mươi. Cậu thử nói xem tại sao cậu lại bị gọi là “Xê-va trốn việc”? Cách gọi hóm hỉnh thật!
- Thế hôm kia tớ bao nhiêu? - Rồi Xê-va chỉ tay vào chỗ ghi chỉ tiêu của cậu ra. - Mở mắt ra mà nhìn xem. Tám mưoi lăm phần trăm, không có phế phẩm, chứ không phải như Ca-chi-a đâu…
- Cậu nói dối, Ca-chi-a có làm ra phế phẩm đâu! – Cô-xchi-a phẫn nộ trước sự dối trá ấy, không ghìm nổi. – Có cậu làm hỏng hai chiếc “ống” hôm qua thì có, chứ Ca-chi-a làm gì có phế phẩm.
- Bênh ra mặt nhé! - Rồi Xê-va nháy Mac-kin. – Chúng mình biết tại sao cậu ấy bênh Ca-chi-a rồi. Cậu ấy còn giúp nó giấu đi con dao bị cháy nữa kia. Cậu hiểu không?
- Hiểu quá-á đi-i chứ-ứ! – Mac-kin kéo dài giọng. - Cậu ấy là Ô-nhê-ghin, nó là Ta-chi-a-na[vi] mà lại.
Trong những trường hợp như thế, Cô-xchi-a thường không tìm ngay ra được những lời cần thiết để nói, em chỉ mắng Xê-va:
- Cậu là đồ ngốc… Tức quá không biết làm thế nào đành đi nói xấu người khác chứ gì!
- À, một Hiệp sĩ mặt buồn[vii] đội mũ tai dài đấy nhé! - Rồi Xê-va đi ra sau hàng cột, để Cô-xchi-a ở lại nghe nốt những lời trêu chọc của Mac-kin.
Cô-Xchi-A Lùn Cô-Xchi-A Lùn - I-Ô-Xíp Lích-Xta-Nốp Cô-Xchi-A Lùn