Thất bại rất cần cho sự trải nghiệm và trưởng thành của mỗi chúng ta. Tất cả những gì tôi đạt được ngày hôm nay đều do trước đây tôi dám cho phép mình phạm sai lầm.

Rick Pitino

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Chung Nguyễn
Số chương: 98
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 345 / 10
Cập nhật: 2019-11-10 14:18:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
“Cô-Xchi-A – Năm Chiếc…”
ừ hôm ấy, Cô-xchi-a không sang nghe Ca-chi-a đọc sách nữa, mặc dù em cũng thấy tiếc. Nhưng em vẫn học tập. Em Xtu-ca-tsép, em xem xét cách làm việc của những người công nhân lớn tuổi ở phân xưởng hai, ngoài ra, đầu em luôn cố gắng để hai bàn tay em làm việc được tốt hơn. Em học như vậy đấy. Khoảng mươi ngày sau, Xtu-ca-tsép dẫn bác Ba-bin ra phía sau hàng cột.
- Thưa thủ trưởng, xin đồng chí tiếp nhận cho tốp thợ tiện mới!
Không ai chú ý đến ông đốc công. Các em giả vờ như ngoài công việc đang làm ra, các em không trông thấy gì hết. Ở cỗ máy ngoài cùng, Xê-va đang bình tĩnh làm việc.
Vẻ mặt lo âu, Cô-xchi-a đang vừa làm vừa thở phì phò ở cỗ máy bên cạnh. Khi lấy chi tiết ra khỏi mâm cặp, em quay chìa vặn rất dè dặt, nhiều lắm cũng chỉ ba phần tư vòng. Lúc đưa ụ sau ra, em quay cần gạt cũng dè dặt như thế. Sau khi lấy thành phầm ra, em nhặt một miếng phôi ở dưới sàn lên và cho ngay được vào mâm cặp. “Khá lắm! – ông đốc công thầm khen. - Thằng bé rất cố gắng, bàn tay nó lại cứng cáp.”
Cỗ máy thứ ba là của Lê-na. Em đo chi tiết ngay khi cỗ máy vừa mới tắt xong, còn đang quay những vòng cuối cùng. “Mình phải bảo nó chuyện ấy mới được, - ông đốc công nghĩ. – Làm như vậy sẽ hỏng mất cữ đo…” Cỗ máy của Ca-chi-a đang gọt phôi, trong khi đó, em tranh thủ dọn dẹp. “Cẩn thận thật, nó sẽ trở thành một công nhân tốt đây!” - ông đốc công vui mừng.
- Ngừng lại đã! – ông ra lệnh, và khi các cỗ máy đã tắt hẳn, ông tuyên bố: - Đến cuối Cassie làm việc bác sẽ hỏi các cháu cặn kẽ mọi việc. còn ngày mai, bác sẽ theo định mức. Mức đã định là hai mươi ống. Có làm được nhiều hơn cũng không ai mếch lòng cả. Nếu giữ vững ở mức hai mươi ống, sẽ được xếp bậc. Các cháu hiểu chưa? Cả Xê-va nữa, cháu hiểu chưa?
- Tại sao cháu lại không hiểu ạ? – Xê-va đỏ mặt. – Cháu chỉ nghĩ rằng định mức như vậy cao quá. Ở phân xưởng hai, người ta chỉ…
- Hiểu biết gớm nhỉ! – ông đốc công ngạc nhiên. - Đối với cháu, hai mươi là nhiều à? Được, vậy cháu hãy làm hai ống thôi! – ông nổi giận. - Đừng có mặc cả với bác! Cháu hãy hỏi các chiến sĩ ngoài mặt trận xem cần phải làm bao nhiêu ống… Ca-chi-a, cháu làm hai mươi chiếc được không?
- Cháu không biết ạ, Ca-chi-a thờ ơ đáp. – Nói chúng cháu không quan tâm đến con số hai mươi. Cháu cần ba mươi cơ, tức là một trăm năm mươi phần trăm định mức. Cháu đã cam kết sẽ đạt mức đó.
- Thế mới đúng chứ! – ông Ba-bin khen. – Cháu cứ cố gắng là khắc làm được ba mươi chiếc. Chỉ có điều là phải mong muốn, chứ không phải cứ rình mò xem định mức ở khắp nhà máy ra sao! - Rồi ông đi, sau khi đã ra lệnh cho các em tiếp tục làm việc.
- Nếu cháu muốn, cháu sẽ làm được một trăm năm mươi phần trăm thừa sức, mặc dù hôm nọ cháu không cam kết, - Xê-va nói theo ông đốc công. – Còn Ca-chi-a thì để rồi xem bạn ấy sẽ cụp đuôi lại một trăm năm mươi lần ra sao, sau đó cháu khắc cho bạn biết thế nào là làm việc thực sự.
- Đồ lười nhác! – Ca-chi-a dõng dạc nói. - Cậu khoe khoang cái tài của cậu khắp nhà máy, khoe khoang với tất cả mọi người, thế mà khi làm việc lại chẳng ra sao… Ông đừng sợ, ông Xê-va trốn việc ạ, ông sẽ không phải dạy tôi đâu…
Xtu-ca-tsép đi tiễn ông đốc công đã quay trở lại. Anh ra lệnh:
- Nghiêm! Lần cuối cùng đấy nhé. Anh không đùa với các em nữa đâu. Anh còn phải đào tạo mười sáu thợ tiện nữa mới được ông giám đốc cho đi học trường lái xe tăng kia. Hãy phấn đấu đạt định mức, còn các cuộc chuyện trò tranh cãi thì anh yêu cầu chấm dứt ngay. Nếu có xích mích, anh sẽ hết sức giúp đỡ để giải quyết cho… Thôi, tạm biệt nhé!
Anh bắt tay từng em một để tỏ ý rằng anh đang tiếp xúc không phải với mấy đứa trẻ con,, mà là với những người thợ tiện, rồi anh vẫy mũ và bước đi. Các em lưu luyến nhìn theo người thầy hiên hậu, vui tính của mình. Các em hiểu rằng bây giờ mọi chuyện đều do hai bàn tay các em quyết định và… công việc độc lập của các em không rõ rồi sẽ ra sao.
Hôm ấy Cô-xchi-a hoàn toàn tự mình làm được năm ống. Em có cảm giác như em đã làm được nhiều lắm, và mặc dù em mới hoàn thành có hai mươi phần trăm định mức, nhưng em cứ ngắm đi ngắm lại mãi những chiếc ống bóng loáng. Đó là những chiếc ông y hệt những chiếc ống phân xưởng hai sản xuất ra. Y hệt những chiếc em đã trông thấy ở “Bắc Cực”. Đúng, cũng y hệt như thế thôi, nhưng lại có một sự khác biệt lớn. Năm chiếc ống này đẹp hơn tất cả những chiếc khác, bởi vì chúng do hai bàn tay em làm ra. Chị nhân viên kiểm tra của phân xưởng hai đo những chiếc ống do các em làm ra, dùng phấn viết trên mỗi chiếc một chữ “Đ” - đạt - rồi nói:
- Phí công quá đi mất, vì mấy thứ vặt vãnh này mà mình cũng phải chạy sang phân xưởng một!
Nhưng Cô-xchi-a không thấy mếch lòng. Chị ấy nói thế nào tùy chị ấy, chứ những cái ống này thật tuyệt vời! Có tiếng chuông như giục giã. Đó là xe rùa điện đã tới. Chị lái xe rùa cũng dè bỉu:
- Ít thế này thì con muỗi mang đi cũng được!
Lại những lời khinh thường! Không hỏi ai, Cô-xchi-a chất tất cả các ống lên xe, cứ như em chỉ là thợ phụ chứ không phải là công nhân tiện.
Vừa xếp ống nọ lên ống kia, em vừa đếm:
- Cô-xchi-a năm…Xê-va bảy… Lê-na chín… Ca-chi-a mười hai…
- Ai nhiều nhất? – Ca-chi-a hỏi, em vừa đem phoi đổ ra băng tải về.
- Tất nhiên là cậu rồi! – Lê-na đáp. – Sau cậu là tớ, còn ít nhất là Cô-xchi-a.
- Lỗi tự cậu ấy đấy chứ! – Ca-chi-a nói thẳng thừng.
Ngay cả chuyện đó cũng không làm Cô-xchi-a bực. Khi xe rùa điện từ sau hàng cột đi ra, em chạy theo bên cạnh. Các ống của em nằm phía dưới. Ngoài Cô-xchi-a ra, bây giờ không ai có thể nói được trong lô ống này, những ống nào là do ai làm, vậy mà dù sao sản phẩm của em vẫn cứ tồn tại riêng biệt thế nào ấy. Rồi khi ở ngoài mặt trận, những quả đạn pháo bắn tung tóe ra hàng trăm mảnh, công sức lao động của em cũng không bị mất, bởi vì “Ca-chiu-sa” sẽ thiêu cháy bọn phát xít, còn các chiến sĩ sẽ cám ơn Cô-xchi-a mà không biết tên em.
Em trở về sau hàng cột, sắp xếp lại hòm dụng cụ và đã định ra về, bỗng Lê-na chạy tới.
- Ôi, tớ quên khuấy đi mất: - em nói, đưa mắt nhìn quanh rồi thì thầm hỏi: - Xê-va không có ở đây chứ?... Cô-xchi-a này, cậu có biết tớ quay lại làm gì không? Nó nhờ tớ bảo cậu hôm nay đến nghe đọc sách đấy. Hôm nay chúng tớ cũng bắt đầu học cả toán nữa. Nó rất thương cậu vì cậu làm được ít ống và thua kém Xê-va.
Mấy lời cuối cùng của Lê-na đã làm hỏng mọi chuyện.
- Tớ cần gì cơ chứ… - Cô-xchi-a đáp rồi tắt đèn.
- Các cậu đều khó tính thật! - Lê-na kêu lên. - Tớ chịu, không nói nổi các cậu.
- Cậu không phải lo, - Cô-xchi-a nói rồi đi.
Em không cần sự thương hại! Hôm nay em mới làm được có năm chiếc, nhưng tự em làm, ngày mai em sẽ làm nhiều hơn và cũng sẽ tự em làm thôi. Em sẽ đạt định mức và sẽ đạt một định mức rưỡi. Em sẽ chứng minh em là người thế nào. Nhưng việc Ca-chi-a bảo Lê-na đến gặp em để giảng hòa cũng khiến em thấy dễ chịu.
Cô-Xchi-A Lùn Cô-Xchi-A Lùn - I-Ô-Xíp Lích-Xta-Nốp Cô-Xchi-A Lùn