Meditation can help us embrace our worries, our fear, our anger; and that is very healing. We let our own natural capacity of healing do the work.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Chung Nguyễn
Số chương: 98
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 345 / 10
Cập nhật: 2019-11-10 14:18:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hai Người Còn Lại
ột toán thanh thiếu niên lỉnh kỉnh nào va-li, nào hòm, nào ba-lô đi nối đuôi nhau thành hàng dài trên một đường phố ngoại ô. Họ nói chuyện ầm ĩ:
- Ở đây y như nông thôn ấy.
- Nhà cũng tòan bằng gỗ cả, các cậu ạ.
- Chẳng thấy có xe điện gì cả.
Một người vóc dáng bé nhỏ, vẻ mặt lo âu, tay vung vẩy chiếc cặp dẫn toán thanh thiếu niên đi. Ông dừng lại bên mỗi ngôi nhà, nhìn vào bản danh sách rồi ra lệnh: “Ba em nam! Hai em nam!... Thế là năm nhé!...” Chọn đủ số người, ông đi cùng các em vào nhà rồi một phút sau lại bước ra. Khi toán thanh thiếu niên chỉ còn lại chừng mươi người, ông gọi: “Bảy em nhé!” – và mở tiếp cánh cổng cạnh đó ra cho các em vào sân rồi đếm:
- Một, hai… bảy! Đủ rồi. Cháu thứ tám kia gượm đã!
Người thứ bảy là Mi-sa, còn người thứ tám là Cô-xchi-a. Cánh cổng đóng sập lại ngay trước mũi em.
- Em ấy đi cùng với cháu! Em ấy muốn ở cùng với cháu đấy ạ! – Mi-sa kêu to.
- Đừng có lằng nhằng! – ông dẫn đường nghiêm khắc nói. – Vào nhà đi!
Cô-xchi-a bất lực nhìn cậu bé đang đứng tựa vào cột điện thoại, hai tay đút túi chiếc áo bành-tô đen đã sờn rách. Gương mặt tai tái thuôn dài của cậu ta nom rất bình tĩnh, còn đôi mắt thì như mỉm cười với Cô-xchi-a.
- Chúng mình đi đâu nhỉ? – Cô-xchi-a bối rối hỏi. - Hết phố mất rồi.
- Cậu sợ à? - Cậu bé kia nhếch mép cười. – Chúng mình không bị bỏ ngoài đường đâu. Có thể chúng mình sẽ ở cùng với nhau, - cậu ta đoán, suy nghĩ một lát rồi nói thêm: - Tớ không phản đối. Cậu có ích cho tớ đấy.
Như vậy nghĩa là thế nào nhỉ? Nhưng cánh cổng đã mở, ông dẫn đường bước ra, vui vẻ cung vẩy chiếc cặp da.
- Đúng quá, phòng kế toán tính khớp thật, còn lại hai chú bé đây, - ông nhận xét. - Khớp quá đi mất! Nào, các cháu, ta đi thôi! Nhanh chân lên!
- Cô-xchi-a ơi, đừng buồn, thể nào anh cũng kéo được em về ở với bọn anh! – Mi-sa từ trong cổng gọi với ra.
- Được rồi, được rồi! – ông dẫn đường mỉm cười. Gớm nhỉ, cứ làm như chỉ huy ấy! Bác không đưa hai em này đến chỗ tồi đâu mà sợ…
Sau một bãi rộng bỏ hoang và một gò đất, hóa ra vẫn còn đường phố. Ở đây có một số ngôi nhà nhỏ mới xây, còn chưa hoàn chỉnh: nhà thì chưa có hàng rào, nhà thì chưa lợp xong mái, nhà thì chưa lắp hết cánh cửa sổ. Ngôi nhà mà ông dẫn đường cùng hai em thiếu niên đi tới vừa có hàng rào vây quanh, vừa có cổng có mái che, lại có cả ghế dài làm bằng thân gỗ tròn.
Sau đó một lát, trong gian bếp rộng rãi, sáng sủa của ngôi nhà này có một cuộc bàn bạc. Giọng nói kiên quyết nhưng niềm nở, du dương là của bà cụ có gương mặt tròn trịa, đôn hậu.
- Tôi suy nghĩ mãi, lúc đầu không muốn nhưng rồi tôi lại đồng ý, - bà vừa nói vừa mỉm cười với khách. - Cứ để cho các cháu đến đây ở cũng được. Chỉ có điều nếu các cháu nghịch ngợm thì bác phải đưa ngay đi nơi khác đấy: cháu Ca-chi-a nó bực tôi lắm, nó bảo tại sao tôi lại nhận bọn con trai đến ở. Bọn con trai bao giờ chẳng tinh nghịch, nó bảo thế. – Bà cụ thở dài rồi nói thêm: - Còn củi thì chở cho tôi nhanh lên, bác I-a-cốp Xê-mê-nô-víts ạ. Thằng Va-xi-li nhà tôi không kịp trữ củi cho mùa đông. Rét đến nơi rồi, phải đốt sưởi, nhưng bác thấy đấy, chỗ củi của nhà tôi khéo lắm sưởi được một lần là hết.
- Bà cứ yên tâm, bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na ạ. Trong tuần này, tự tôi sẽ đưa củi đến. Chúng rôi không để gia đình bộ đội phải chịu rét đâu. Còn về hai cháu này thì không phải do tôi quyết định. Ông giám đốc ra lệnh cho tất cả các cháu gái ở gần nhà máy, còn các cháu trai ra ở phố Na-gô-rơ-nai-a. Tôi chọn đến đây hai cháu đi sau cùng, trông có vẻ hiền lành, nhưng ai biết được, có thể chúng nghịch như quỷ sứ cũng nên. Nếu thế thật, bà hãy nghiêm khắc với chúng một chút nhé.
- Tôi chịu thôi! – Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na xua tay. - Đến cháu gái tôi, tôi cũng không bảo được nữa là. Nó định bỏ học để làm ở nhà máy, giúp đỡ tiền tuyến đấy bác ạ, mà nó vừa khỏi cúm chứ có khỏe mạnh gì cho cam. Bác nó bảo nó vào ở với bác ấy trong khu gây rừng để cho nó uống sữa, còn gì bằng nữa, thế mà nó cứ nằng nặc không nghe…
- Vâng, cháu Ca-chi-a cũng chẳng phải tay vừa thật, - ông I-a-cốp Xê-mê-nô-víts xác nhận. Ông vuốt lại chiếc mũ lưỡi trai đội lên mái đầu hói rồi vội vã dặn dò - Các cháu coi chừng đấy nhé! Gia đình đây là một gia đình trí thức, các cháu chớ làm những chuyện tầm bậy đấy. Hãy giúp đỡ gia đình xách nước hoặc chẻ củi. Ngoài hai cháu, nhà này không còn ai là nam giới đâu. Thôi, tôi về đây. Chẳng có thời gian ngồi chơi lâu đâu. Người sơ tán ở khắp nước Nga đang lũ lượt kéo về đây. Ban quản trị nhà cửa chúng tôi ai cũng bận túi bụi vì phải xếp chỗ ở cho cán bộ công nhân mới mà… - Ông mỉm cười, khẽ vỗ vào lưng Cô-xchi-a - Cũng công nhân kia đấy, một tráng sĩ lao động. Không hiểu cháu sẽ làm được cái gì…
Ông ra đi. Cô-xchi-a cảm thấy buồn. Cậu kia cũng ngao ngán, mắt nhìn xuống, vẻ ủ rũ.
Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na không vội vã tìm hiểu hai chú bé. Bà chỉ hỏi tên các em. Cô-xchi-a lí nhí xưng tên, còn cậu bạn em vẫn nhìn xuống đất, lúng búng:
- Cháu tên là Xê-va ạ.
- Nào, sang đây bà chỉ chỗ ở cho.
Cô-Xchi-A Lùn Cô-Xchi-A Lùn - I-Ô-Xíp Lích-Xta-Nốp Cô-Xchi-A Lùn