Phần thưởng cho sự chịu đựng gian khổ chính là những kinh nghiệm bạn thu được.

Aeschylus

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Chung Nguyễn
Số chương: 98
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 345 / 10
Cập nhật: 2019-11-10 14:18:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần Thứ Nhất - Chương Một - Những Chiếc Ô-Tô Buýt Xanh
m bọc quần áo vào lòng, em bé ngồi trong hành lang nhà ga, nhìn ra đường… Những chiếc xe hơi rất đẹp chạy đến đón khách rồi lại lăn bánh đi, nhường chỗ cho những chiếc khác đẹp hơn. Những toa tàu điện chật ních người cũng đang rời bến. Tiếng loa phóng thanh từ trên cao thỉnh thoảng lại oang oang vọng xuống. Em bé đã nhiều lần nghe thấy giọng nói y hệt như thế ở câu lạc bộ công nhân mỏ vàng, chỉ có điều là loa ở đó nói nhỏ hơn.
Giá là một lúc nào khác, quang cảnh này hẳn sẽ làm em thích lắm, nhưng lúc này thì em làm sao mà vui được. Một cơn gió lạnh thổi ào tới đem theo những giọt mưa. Tấm áo khoác ngắn và chiếc quần mỏng không đủ ấm khiến em phải ngồi co ro, luồn đôi bàn tay rét cóng vào hai ống tay áo. Chắc em cũng chẳng dám tự hỏi mình xem bây giờ nên làm gì, bởi vì không còn cách nào khác nữa rồi.
Loa phóng thanh báo tin đoàn tàu lại chuyển bánh. Sân ga vừa yên tĩnh trở lại thì một anh công an đến bên em bé. Anh đã biết đầu đuôi câu chuyện và không hài lòng về cách xử sự của em.
- Nếu em không nói dối thì sao em lại dại dột thế hả? - anh nói với vẻ chê trách. - Đi tìm ông chú một cách hú họa, rồi lại để tiền và giấy tờ trong va-li nữa chứ. Thật là ngốc. Rốt cuộc, ông chú cũng chẳng gặp được, va-li thì bị mất, giờ mới sống dở chết dở. Nếu em không nói dối thì… Thôi được, em cứ ngồi đây nhé. Chốc nữa bác trung sĩ sẽ dẫn em đến nơi cần đến. - Anh công an quay người bước tiếp trên mặt đường nhựa ướt bóng loáng.
Nếu em bé can đảm hơn, em sẽ hỏi cho rõ “nơi cần đến” nghĩa là thế nào, những hôm ấy em đã mất hết cả can đảm, và gương mặt em trông chẳng tươi tỉnh gì hơn bầu trời u ám đang rắc mãi rắc hoài làn mưa bụi lạnh lẽo xuống sân ga.
Bỗng em giật mình. Có ba chiếc ô-tô buýt nối đuôi nhau chạy vào ga, cả ba đều sơn màu xanh như bầu trời mùa hè trong sáng. Ngay lúc ấy từ sau góc phố ùa ra một đám thanh thiếu niên, người xách va-li, người bê hòm, người đeo ba-lô. Nhiều người mặc áo ca-pốt đen, nhưng cũng có những người ăn mặc xuềnh xoàng như ở nhà. Tất cả tíu ta tíu tít tưởng như ai cũng muốn cùng một lúc ngồi vào cả hai chiếc ô-tô buýt vậy. Phụ trách việc sắp xếp đám thiếu niên lên xe là một ông già to béo, cao lớn, mặc áo khoác ngắn màu đen, đầu đội mũ lưỡi trai nhỏ.
- Các cháu trật tự nào, cháu nào rồi cũng khắc có chỗ ngồi! Đừng chen lấn nhau thế, các cháu! – ông vui vẻ nói to.
- Trật tự nào, trật tự đi chứ! – anh công an nhắc lại.
Khi đám thanh niên đã lên xe hết, anh công an mới giơ tay lên vành mũ chào ông già, nói với ông vài lời và hất đầu về phía em bé chúng ta đã quen biết. Ông già lại gần em.
- Cháu bao nhiêu tuổi?... Có biết đọc biết viết không? Cháu có muốn vào làm ở nhà máy không, hay là vẫn thích đi lang thang thế này? – ông hỏi nhanh và không đợi em bé trả lời, nắm luôn lấy tay em, đặt em lên bậc ô-tô buýt.
Lũ trẻ trong ô tô buýt ồn ồn lên: “ Bạn này không phải ở tổ chúng cháu đâu ạ!” – nhưng ông già nói ngay: “Được, không ở tổ nào cũng chẳng sao”. Cửa ô-tô buýt khép lại, xe lắc lư làm cậu hành khách mới lên mất thăng bằng, ngồi phịch xuống chiếc ghế da mềm mại. Nhà ga từ từ lùi về phía sau xe rồi xa dần. Bên ngoài các ô cửa sổ, những ngôi nhà đồ sộ như bập bềnh trôi qua. Phía trước, mấy toa xe điện đang lăn bánh tới. Đám hành khách ngồi trên ô-tô buýt lấy tay áo lau kính mờ hơi nước, hồi hộp nhìn ra ngoài.
- Thành phố to thật! - một thanh niên mặc áo ca-pốt đen thốt lên.
- Thấm gì, - cô bé ngồi phía trước phản đối ngay. – Thành phố Đơ-nhi-e-prô-pê-tơ-rốp-xcơ của chúng em to hơn nhiều.
- Em đo thành phố của em bằng gì, bằng cái bím tóc của em, phải không? Thế thì phải mất bao nhiêu năm ấy nhỉ! - anh thanh niên mỉm cười, rồi ngay lúc ấy quay sang hỏi em bé ngồi lù rù bên cạnh: “Còn cậu cũng là dân sơ tán hay ở trên trời rơi xuống đấy?”
- Chúng em ở U-ran, làng Ru-mi-an-xép-ca, - em này trả lời giọng khàn khàn, mắt chăm chú nhìn thẳng phía trước.
- “Chúng em” ở đây là số nhiều hay số ít đấy? – anh thanh niên hỏi và không được trả lời, vì cậu bé ngồi bên cạnh không hiểu lối nói bí hiểm ấy. – Tên em là gì?
- Cô-xchi-a Ma-lư-sép, - cậu bé dõng dạc, mắt vẫn nhìn ra phía trước.
- Tên oai gớm nhỉ! Nhưng người em ngắn có một mẩu thế này, cứ gọi là Cô-xchi-a Lùn cho xong! - Rồi anh thanh niên vui tính đưa khuỷu tay thân mật hích khẽ Cô-xchi-a.
Vẻ hồ hởi trên gương mặt xương xương rám nắng của anh thanh niên với chiếc mũi hơi bị nẻ và đôi mắt nhỏ dài tươi cười khi nhìn Cô-xchi-a khiến em bất giác cũng mỉm cười với anh bạn mới.
- Có lẽ chẳng bao giờ chúng mình đến nơi được đâu! – anh bạn mới của Cô-xchi-a làm như chợt nhớ ra và kêu lên: - Các cậu ơi, ô-tô của chúng ta lạc đường rồi!
Tất cả cười ầm ĩ, một em làm trò kêu meo meo tài hơn cả mèo thật, còn cô bé ở Đơ-nhi-e-prô-pê-tơ-rốp-xcơ thì khinh khỉnh nhận xét:
- Anh Mi-sa Pô-li-an-trúc lại giở cái món pha trò nhạt thếch ấy ra.
- Chắc bạn ấy ám chỉ anh đây! – anh thanh niên ngồi bên cạnh Cô-xchi-a vui vẻ nhận. – Mi-sa là anh. Pô-li-an-trúc nữa thì đích thị là anh rồi còn gì.
Thế là Cô-xchi-a biết được tên họ anh thanh niên ngồi bên cạnh mình, một người mà em thấy mến ngay vì anh ấy không có thái độ kênh kiệu, mặc dù hơn em ba tuổi.
Cô-Xchi-A Lùn Cô-Xchi-A Lùn - I-Ô-Xíp Lích-Xta-Nốp Cô-Xchi-A Lùn