We read to know we are not alone.

C.S. Lewis

 
 
 
 
 
Tác giả: Độc Cô Hồng
Thể loại: Kiếm Hiệp
Upload bìa: Thái Long
Số chương: 92
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2204 / 29
Cập nhật: 2017-08-29 15:37:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 48 - Tin Dữ Đến Trường An
rường An Thành.
Được xem như là một Kinh sư thứ hai của Trung hoa suốt bao nhiêu triều đại.
Thành Trường An, ngoài đầu não trung khu về binh lực của năm tỉnh miền Tây, còn là một nơi có nhiều danh lam thấng cảnh, nhờ thế, nó cũng là nơi buôn bán làm ăn, khách thương tụ tập, cực kỳ phồn thịnh.
Nhưng trong mấy ngày liên tiếp, thành Trường An bỗng có nhiều chuyện lạ lùng.
Nhiều đoàn kỵ mã, tốp năm tốp ba ruổi về từ phương Bắc, người thì xơ xác, ngựa thì bụi hồng nhuộm đỏ màu lông...
Dân chúng trong thành rất ít ra đường, họ nhìn nhau bằng đôi mắt nghi ngờ sợ sệt, họ dự trữ lương khô, họ cột chặt hành trang như chuẩn bị cho một cuộc thiên cư...
Tiệm ăn quán rượu thì trái lại, khách có lại nhiều hơn, nhưng không phải thứ khách danh thời đến để vui say, họ toàn là người phương xa, phần đông là khách giang hồ.
Họ tụm năm tụm ba xầm xì bàn tán, họ không nói lớn và mắt họ láo liên, không khí vô cùng bí mật đầy hăm doạ.
- Lạ lắm, toàn đạo sĩ, đạo cô...
- Có giống như hôm trước không...
- Y hệt, tiện ngang ngọt xớt. "Tử Kim Đao" mà.
- Không thấy ngoài đường?
- Không, đâu phải như lần trước, lần này chết từng chỗ kín đáo. Đàn ông đàn bà trần truồng như nhộng, đang hú hí với nhau mà!
- Sao bảo là đạo sĩ đạo cô?
- Chớ sao, vậy mới nói.
- Đạo sĩ, đạo cô mà... làm bậy với nhau.
- Trời đất, "Bạch Liên Giáo" mà, đó là chuyện cơm bữa của họ chớ đâu mới mẻ gì!
- Sao nghe nói có áo vàng nữa?
- Thì đám thuộc hạ Lý Tự Thành.
- Họ làm gì bị giết vậy hé?
- Hỏi giả bộ hoài... (giọng người nói càng thấp xuống hơn nữa) thì theo Mãn Châu chứ còn làm gì?
- Vậy còn đám áo trắng?
- Đám Hải Hoàng của "Cúc Hoa Đảo".
- Cũng theo Mãn Châu?
- Ta đã nói thành Trường An này bây giờ tất cả mọi chuyện đều cũng do một gốc ấy thôi.
Người kể chuyện ngó dáo dác rồi xổm tới như muốn kề tai:
- Nè, đừng có bậy nghe hôn, tôi có thằng em họ làm với gián điệp Mãn Châu cho biết hình như người cầm đầu của chúng tại Trường An bị tội...
- Ủa, nghe nói người ấy là một cô gái Hoàng Tộc Mãn Châu tài ba quyền thế dữ lắm mà!
- Người dưới còn người trên chớ. Nghe nói còn một người "cộm" lắm, cũng có mặt tại Trường An rồi, "Cửu Vương Gia" lận nghe.
Như để đáp lại sự tiết lộ "thân tình", người nghe dòm quanh rồi thấp giọng:
- Nè đi rồi.
- Ai?
- Dương Đô Đốc.
- Đi đâu?
- Nghe nói nửa đêm có mật chỉ. Hình như mặt trận miền Bắc nguy lắm. Không biết có giữ nổi Trường An hay không?
- À nè, có biết người cầm đầu gián điệp Mãn Châu bị tội gì không?
- Nghe nói tư thông với một nghĩa sĩ Minh Triều, người đó tên là Lý Đức Uy, con nuôi của “Ngân Bài Lệnh Chủ” Bố Y Hầu, quyền thế dữ lắm, nghe nói Dương Đô Đốc giữ được Trường An và năm tỉnh miền Tây nầy mấy lúc nay nhờ người ấy đó.
- Dương Đô Đốc đi thình lình như vậy ai lo ở đây he?
Cả quán vùng im bặt, bên ngoài vó ngựa khua rập, một tốp kỵ sĩ đổ ngay trước quán.
Tiếng bước chân trên những đôi ủng cao tới gồi nặng nề và những thanh đao sáng loáng bên mình của họ mang theo vào quán một không khí hơi khó thở, thực khách lo đứng dậy trả tiền rồi lật đật bước ra ngay.
Còn lại những người hiếu kỳ, lỳ lợm vẫn ngồi lại, nhưng họ cắm đầu ăn uống, họ làm việc bằng hai lỗ tai.
Đêm đã về khuya, từ phía sau “Cựu Hoàng Cung” nơi mà gai gốc mọc cỏ hoang ngập lối, chợt vang lên nhiều tiếng rú, đàn ông cũng có, đàn bà cũng có, tiếng rú ngắn ngủn nhưng kéo dài từ chỗ này sang chỗ khác y như đường đao bay thật nhanh và “tiện” ngã nhiều người cùng một lúc ở khoảng cách xa nhau.
o O o Dương Mẫn Tuệ đã lau khô nước mắt, thế nhưng mí mắt của nàng hãy còn đỏ hoe.
Lý Đức Uy bước vào, hắn nói bằng một giọng bình tĩnh lạ lùng:
- Dương muội, đói quá rồi.
Tổ Thiên Hương liếc hắn bằng tia mắt vừa cảm thông và kính phục, nàng nói:
- Người làm của tiểu muội đã phân ra cả rồi, để tiểu muội đi làm cơm.
Trầm Ngọc Hà nói:
- Tôi biết làm để tôi phụ với Tổ cô nương.
Hai người đi rồi, Dương Mẫn Tuệ bước lại gần hỏi Lý Đức Uy:
- Sao không tiễn nàng một khoảng xa xa?
Với tay lên kệ sách, cầm lật lật trên tay, Đức Uy đáp:
- Tôi thấy không cần như thế.
Xếp quyển sách lại đặt trở lên kệ, giọng Đức Uy thật thấp:
- Tiểu muội, ngu huynh đâu phải thần thánh gì, nhưng hiện tại trong mình còn trách nhiệm quá nặng nề, không thể nào làm khác hơn được nữa!
Trầm ngâm một lúc khá lâu, Mẫn Tuệ ngẩng mặt lên nói:
- Thật không hiểu tại sao trời lại khiến cho anh đến Trường An, nỗi vui thì ít mà nỗi buồn quá nặng!
Đức Uy làm thinh, hắn qua mình ngồi trở xuống ghế lặng lờ...
o O o Cơm vừa xong là Lăng Phong đến. Người thanh niên ưu tú của “Cùng Gia Bang” mang đến hai tin:
Thứ nhất, đoàn nhân Mãn Châu đã rời Trường An đi về hướng về Tây Nam, hắn đi theo mãi đến tận Hàm Dương mới xác định và trở lại.
Tin thứ hai là chỉ thị từ tổng đàn "Cùng Gia Bang" bảo Phân Đường Trường An phải tìm cho kỳ được "Tử Kim Đao" La Hán để đòi cho xong món nợ mà hắn đã gia hại anh em "Cùng Gia Bang" hôm trước.
Ngồi im lặng nghe Lăng Phong nói, hình như cái tin sau làm Lý Đức Uy chú ý, hắn nói:
- Lăng huynh đệ, chỉ thị của tổng đàn thì do báo cáo trước của Phân Đường, riêng thơ của tôi thì chưa tới nên tổng đàn chưa phúc đáp, vậy Lăng huynh đệ hãy về nói lại, bảo rằng tôi yêu cầu Đào Đường Chủ nán lại vài hôm rồi sẽ thi hành chỉ thị.
Lăng Phong cúi mình:
- Thiếu hiệp đã dặn thế thì nhất định Đào Đường Chủ và anh em đều sẽ tuân theo.
Đức Uy gật đầu:
- Đa tạ Lăng huynh đệ, còn về tin thứ nhất thì huynh đệ thấy thế nào?
Lăng Phong đáp:
- Chuyện trọng đại quá nên tại hạ không dám phỏng đoán.
Mẫn Tuệ vụt hỏi:
- Lăng thiếu hiệp có thấy Thất Cách Cách không?
- Lăng Phong trố mắt:
- Thất Cách Cách?
Biết Lăng Phong không hay việc Thất Cách Cách không chịu ở đây, nên Mẵn Tuệ nói cho hắn biết chuyện nàng cương quyết trở về với Mãn Châu dầu có đền tội chết cũng không chịu ở, vì nàng đã là Hoàng Tộc Mãn Châu mà lại mang trọng trách trong mình, chuyện tư giao giữa nàng và Lý Đức Uy không thể xoá được giới tuyến.
Lăng Phong lắc đầu:
- Không thấy, đoàn người của họ nhiều cổ xe lắm, mà xe nào cũng mui phủ bít bùng, chắc Thất Cách Cách ngồi trên một trong những cổ xe ấy.
Mẫn Tuệ hỏi:
- Các hạ theo đến Hàm Dương?
Lăng Phong gật đầu:
- Qua khỏi Hàm Dương thấy chúng rẽ về hướng Tây Nam và tôi trở lại.
Mẫn Tuệ quay hỏi Đức Uy:
- Lý ca, phải chăng chúng triệt binh?
Đức Uy trầm ngâm:
- Cũng có thể, nhưng có điều lạ là không lẽ chúng lại đi không về rồi, lại buông bỏ Trường An và Tây Ngũ Tỉnh như thế hay sao?
Mẫn Tuệ nói:
- Chúng đã bị thất bại quá nhiều, hao tổn quá nhiều.
Đức Uy nói:
- Cũng mong như thế, tuy nhiên, sự việc trọng đại, chúng ta có những chứng cứ thiệt chắc chắn rồi mới dám quyết đoán.
Tự nhiên là Lăng Phong phải có đủ chứng cứ như Đức Uy vừa nói, vì chính hắn cũng thấy vấn đề trọng đại, hắn từ giã lui ra.
o O o Sáng ngày thứ hai, Lăng Phong lại mang đến hai tin:
Thứ nhất, đã có chỉ thị tiếp của tổng đàn "Cùng Gia Bang", ra lịnh cho Phân Đường Trường An huỷ bỏ hiềm thù với "Tử Kim Đao" La Hán, để cùng chung lo đại sự. Tất cả mọi việc đều phải theo ý kiến cua Lý Đức Uy.
Thứ hai, tất cả người của Mãn Châu quả nhiên triệt thoái, không những trong ngoài thành Trường An mà cho cả những vùng phụ cận chúng cũng không lưu lại một người nào.
Cả hai tin đó đều là tin vui, một là nội bộ của nghĩa sĩ giang hồ không vì chuyện nhất thời bị mê loạn của "Tử Kim Đao" La Hán mà làm cho sứt mẻ, nhất là về tin triệt thoái của Mãn Châu thì lại càng là tin khiến cho bất cứ ai cũng phấn chấn tinh thần.
Cái mối nặng trĩu bên lòng những người ái quốc bấy lâu nay tại Trường An là đoàn quân gián điệp hùng hậu của Mãn Châu mua chuộc đám thế phiệt mạnh nhất trong giang hồ để mưu đồ khuynh đảo, uy hiếp Tây Ngũ Tỉnh, trong khi tại biên thùy miền Bắc đại quân của chúng ào ạt tràn sang. Cái thế "lưỡng đầu thọ địch" đó đã làm cho triều đình và đám nghĩa sĩ giang hồ ăn ngủ không yên.
"Cùng Gia Bang" là số người có khả năng thu lượm tin tức nhiều nhất và chắc nhất, tin của họ đưa ra thì toàn chuyện không hề sai suyển.
Như vậy chuyện nặng như cục đá treo trong tim được xem như đã vứt ra, không biết nó được bao lâu, nhưng cũng như những người làm một công việc nặng nhọc suốt ngày, họ phải có thì giờ xã hơi, nếu không, trên đời chắc chắn không còn ai sống nổi.
Đêm tối đó Tổ Thiên Hương làm một buổi tiệc khá là thịnh soạn.
Là một cô con gái nhà phú hộ địch quốc, nhưng vốn là một người rất chuộng nữ công, bởi thế tuy chưa từng cực khổ, nhưng với một bữa cơm ngon lành nhất định là nàng rất đảm đang, huống chi bên cạnh nàng còn có Trầm Ngọc Hà, Dương Mẫn Tuệ, hai người này không thể một mình làm nên, nhưng vẫn phụ vào công việc lặt vặt mà bất cứ người thợ giỏi nào không thể thành công được một mình.
Trên bàn có thêm một bầu rượu để cho có vẻ gọi là "khánh chúc".
Cả bốn người bây giờ coi như tạm gác bỏ mọi vấn đề ưu tư, họ cùng ngồi vào bàn bằng tất cả vẻ mặt của sự hân hoan ở trong lòng.
Trần Ngọc Hà từ khi lìa Bạch Liên Giáo, được sự thương yêu thật tình của Mẫn Tuệ và Thiên Hương, bao nhiêu cái gì nhơ nhớp của bọn Bạch Liên Giáo tạo ra cho nàng kể như đã hoàn toàn rửa sạch.
Rượu tuy chỉ có một bầu nho nhỏ, nhưng vì không quen uống, phần vì sự vui mừng về tình hình cộng với lòng thương nhớ Thất Cách Cách, đã làm cho Thiên Hương và Mẫn Tuệ cũng có phần chếnh choáng.
Cả hai cùng với Trần Ngọc Hà, sau khi tiệc tàn, cùng đưa nhau vào phía hậu phòng, đó là chỗ dành riêng cho ba người con gái, chỉ có Lý Đức Uy là ở phía ngoài.
Cả một tư dinh của một Đô Đốc, thống lãnh toàn quân vụ miền Tây, bây giờ chỉ có bốn người, chỉ nghe qua cũng đủ thấy là hiu quạnh, nhưng thực sự thì khi còn Dương Đô Đốc ở đây, ngoài những tên cận vệ và đám quân sĩ gìn giữ bên ngoài, trong thơ phòng của ông ta cũng không bao giờ thấy ồn ào, cuộc sống của vị võ quan này thật là đạm bạc, kẻ hầu người hạ không có mấy người, tỳ thiếp cũng không.
Có thể nói là Dương Tông Luân là vị quan có cuộc sống đơn sơ nhứt của triều đại nhà Minh, ngoài một Bố Y Hầu đã lui về ẩn dật.
Giá như trong tay không nắm quyền binh của một Hữu Quân Đô Đốc thì ông ta không khác một vị chân tu là mấy.
Bây giờ thì chỉ có một mình Lý Đức Uy tại thơ phòng.
Hắn không uống rượu bao nhiêu, hơi rượu chưa có gì làm cho buồn ngủ mà hắn cũng chưa muốn ngủ.
Tình hình về ngoại xâm nội loạn tại Trường An đã lắng dịu, nhưng lòng hắn vẫn nằng nặng...
Chuyện tâm tình là một vấn đề làm cho không ai khỏi ray rức về đêm, thêm vào đó, tin tức về Dương Đô Đốc vẫn chưa thấy đưa về.
Bỗng lúc đó có người đưa tin là Lăng Phong bên Cùng Gia Bang sang cần gặp.
Lăng Phong vào gặp Đức Uy, hai người to nhỏ hồi lâu, lâu lâu lại thấy Đức Uy biến sắc.
Lát sau Lăng Phong vừa về thì Mẫn Tuệ bước vào, nàng hỏi:
- Ai vừa đến gặp Lý ca đó?
Đức Uy đáp:
- Lăng Phong vừa tới.
Mẫn Tuệ nhướng mắt:
- Thế mà chúng tiểu muội trên này lại không haỵ..
Đức Uy nói:
- Hắn cho tin bọn Mãn Châu đã đóng quân ở phía Bắc kinh thành, hình như chúng có một mưu định gì đó, thế nên ngu huynh phải thân hành đi xem sao.
Mẫn Tuệ hỏi:
- Lý ca định bao giờ mới khởi hành?
Đức Uy đáp:
- Đi ngay bây giờ.
Mẫn Tuệ ngạc nhiên:
- Sao lại gấp thế? Sáng mai không được sao?
Đức Uy lắc đầu:
- Dụng binh là thần tốc, trong trường hợp này lại càng phải gấp hơn vì sự an nguy chưa có gì bảo đảm, trễ đi nửa giờ là chuyện không thể nào cứu vãn.
Mẫn Tuệ nói:
- Chúng đang đi thì có gì cần phải xem xét, có thể dừng lại để tạm nghỉ, thế tại sao Lý ca không cho anh em "Cùng Gia Bang" tiếp tục theo dõi rồi sẽ định sau?
Đức Uy lắc đầu:
- Cứ theo Lăng Phong, thì không phải như thế, xem tình hình thì không giống có tạm nghỉ chân. Vả lại chúng đột ngột triệt thoái khỏi Trường An đã làm một vấn đề đáng nghi ngờ, nếu không đến tận nơi quan sát thì khó mà đối phó, một khi âm mưu của chúng bung ra.
Nói xong là hắn đứng lên.
Mẫn Tuệ vội hỏi:
- Bao giờ thì Lý ca trở lại?
Đức Uy đáp:
- Tôi cũng định nói để chư muội yên tâm, nếu có phát hiện được gì thì có lẽ mất đôi ba hôm.
Mẫn Tuệ nói:
- Chúng quá đông lại thêm có bọn Cúc Hoa Đảo cùng đi, trong tình thế đó Lý ca phải hết sức cẩn thận mới được...
Đức Uy cười:
- Ngu huynh đã có dự liệu rồi, chuyện đó không ngại lắm, vì đối với chúng, mình chỉ cần dùng trí chớ không dùng sức, vả lại nếu cần thì chạy chớ dại gì lại để cho chúng bắt được hay sao.
Mẫn Tuệ, Thiên Hương và Trần Ngọc Hà cùng cười, thật ra thì họ biết đó là lời nói thật.
Một khi mà Đức Uy định chạy thì nhất định chúng cũng không làm gì được chàng.
Đức Uy trầm ngâm một chút rồi nói tiếp:
- Trường An hiện tại xem bên ngoài thật là yên ổn, ẩn chứa nhiều bất trắc, nhất là không thấy bọn Lý Tự Thành động tịnh, điều đó càng khiến cho mình đáng phải lo âu, khi không có mặt ngu huynh chư muội phải hết sức đề phòng, nếu không có gì cần thì tốt hơn hết là Dương muội nên triệt để áp dụng "Sanh Khắc Mai Phục" để cố thủ Đô Đốc Phủ chớ đừng nên khinh động.
Mẫn Tuệ gật đầu:
- Tiểu muội biết, tại Trường An bây giờ cái yên tịnh có vẻ bất thường lắm, chúng tiểu muội không bao giờ bất ý đâu...
Đức Uy gật đầu:
Thật ra thì chỉ cần đề phòng cho đến mức tối đa, chớ ngay bây giờ thì còn có "Cùng Thần" Mông lão và "Tử Kim Đao" La hán cùng với Triệu Nghê Thường đang bí mật hổ trợ, chuyện ấy xảy ra chắc cũng không đến nỗi gấp trong vòng năm mười bữa gì đâu.
o O o Đồng Quan.
Trải qua không biết bao nhiêu triều đại từ trước đến nay, Đồng Quan vẫn là nơi hiểm địa.
Từ Linh Đài về hướng Tây, Đồng Quan toa. lạc xeo xéo phương Đông, từ Sơn Hào chạy dọc về Tây vòng qua Đồng Tân bao hết phía Nam thì gọi là Hàm Cốc. Cả một vùng rộng lớn như thế mà toàn là địa khu hiểm trở, các nước đánh nhau từ cổ đại đều ngán Đồng Quan, nơi đó vào đã khó, mà ra cũng không phải dễ.
Ngày xưa, Hớn Bát Công đã đánh lần vào Hàm Cốc, mà chỉ đánh Võ Quan, rồi khi từ Quang Trung đánh vào thì lại phá Tam Tần chiếm lấy Hàm Dương, làm cho binh của Hạng Võ đại bại, trong hai trận đó đủ nói lên thế Đồng Quan hiểm địa.
Lý Đức Uy chấp tay sau đít đứng bên bờ phía Bắc, nhìn thẳng ra giang khẩu, quần áo bám đầy lớp bụi đỏ đường xa.
Bên kia bờ là một bến đò nổi tiếng:
Bến Phong Lăng.
Nó là một trong năm bến lớn dọc dãy Hoàng Hà.
Bến "Phong Lăng" là một hợp lưu của Vị Hà và Đồng Thủy, nơi đây có một cái vịnh thật gấp, nước tuôn xoáy mạnh, qua sông thật khó khăn.
Đáng lý những chổ như thế người ta không dựng bến đò, nhưng vì địa thế giữa hai vùng Tân Thiểm quá ư cần thiết nên từ ngày xưa đến nay không ai có thể nghĩ đến thay đổi khác hơn.
Tất cả những người lái đò nơi bến này chỉ cần dũng mãnh, cần giỏi về bơi lội để có khả năng bảo đảm cho khách qua sông, chớ không như ở những bến khác, những khúc sông phẳng lặng mà lái đò là những cô gái xinh tươi để cho thi nhân cảm tác.
Nhìn qua phía bên kia, Đức Uy thấy có phần vắng vẻ, nơi đây, bây giờ chỉ lưa thưa một số thuyền chài lưới và một vài ngôi lều tranh sơ sài dành cho khách qua sông tạm dừng chân giải khát thế thôi.
Quan sát một lúc khá lâu, Đức Uy quay lại hỏi Lý Hoá Nghĩa:
- Tại đây phải không?
Hai người đứng cách bến đò còn độ hơn mười trượng, trên một cái bãi khá sạch, dấu cát phẳng lỳ, có lẽ vì những bàn tay chài lưới và nước dâng lên xuống đã xoá mờ dấu giao tranh chỉ cách đó mấy hôm.
Nhưng thi thể của kẻ chết trong trận này đâu phải ít, không lẽ họ đã bị cuốn theo dòng nước?
Trầm ngâm một lúc, Đức Uy nói:
- Đi, chúng ta lại bến đò xem sao.
Khi còn cách bến chừng vài trượng là đã có hai tên đại hán trung niên đon đả đón mời:
- Nhị vị khách quan, xin mời vào lều ngồi nghỉ chân một lát, thuyền qua sông sẽ trở lại ngay.
Đức Uy lắc đầu:
- Tôi không có qua sông, tôi đến để hỏi thăm một chuyện thôi. Mấy hôm nay nhị vị có ở đây chớ?
Người đại hán chèo đò vội nói:
- Có, có... chẳng hay khách quan muốn hỏi chuyện chi? Hỏi thăm bạn hữu sang sông à?
Đức Uy lắc đầu:
- Không, trước đây hai ngày, tại bến đò này có hai tốp giao đấu với nhau...
Đức Uy chưa nói dứt câu là gã lái đò đã biến sắc, hắn lắc đầu quầy quậy...
- Cái... cái đó thì tôi không được biết, lúc chuyện xảy ra tôi không có ở đây.
Đức Uy nói:
- Không có ở tại đây, nhưng nhị vị có biết chuyện xảy ra từ lúc nào không?
Một tên ngồi ngậm miệng, xem chừng dáng sắc của hắn thật vô cùng sợ sệt, một tên thì có vẻ lém lỉnh hơn, hắn nói:
- Không có mặt ở đây, nhưng... nhưng khi về có nghe người nói lại.
Đức Uy hỏi:
- Nhị vị nghe như thế nào?
Tên lái đò nói:
- Người thuật chuyện ấy đã qua sông rồi, sợ bữa nay hắn chưa trở lại... hắn thuật cũng không rõ lắm... Khách quan nghĩ coi, chúng tôi nhờ vào bến đò này mà độ bồ khẩu, sống cơ sống cực, chuyện giang hồ đâu có dám nghe, dám biết.
Đức Uy điềm đạm mỉm cười:
- Các người khéo nói thì thôi, chúng tôi là người của công môn, hôm rồi đám giang hồ đánh nhau có làm hại đến một vị quan nhân, chúng tôi đến đây để điều tra tự sự, theo tôi thấy thì tất cả người sống trên khoảng sông này, bất cứ nghề gì cũng khó mà tránh khỏi quan nha.
Tên lái đò càng xanh mặt:
- Oan lắm... tội nghiệp chúng tôi, xin quan nhân rộng xét, chúng tôi là bá tánh thiện lương, suốt đời ông đến đời cha, đều sống nhờ vào khoảng sông này...
Đức Uy chận hỏi:
- Đã là thiện lương bá tánh thì không bao giờ che dấu cho bọn đạo tặc phải không?
Tên lái đò phát run:
- Nhị vị quan nhân rộng xét... thật tình chúng tôi không biết.
Đức Uy nói:
- Tôi tin các người, chỉ có điều tôi vốn là công sai, tôi cũng sống nhờ công môn, cũng như các người sống nhờ vào bến đò này vậy, vì thế chúng tôi không thể không đưa các người về phủ đường, vậy có gì cần kêu oan, thì xin các người chờ về đến phủ đường rồi sẽ tính.
Và quay qua Lý Hoá Nghĩa, Đức Uy ra lịnh:
- Dẫn họ đi.
Biết đó là cách doa. cho họ nói, nên Lý Hoá Nghĩa càng làm hùm làm hổ bước tới chụp lấy vai tên lái đò một cái thật mạnh...
Tên lái đò vội quì thụp xuống nói lia:
- Tôi nói... xin để cho tôi nói....
Đức Uy dịu giọng:
- Nói đi, nói rồi ta sẽ tha cho.
Tên lái đò nói:
- Hôm đó, sau khi chuyện xảy ra một chút, có một người áo vàng đến đây dặn nếu có người đến hỏi thì bảo vào thành, đến ngay khách điếm Vân Tập hỏi người họ Đinh.
Đức Uy hỏi:
- Có thấy bọn áo vàng đó đi về đâu không?
Tên lái đò đáp:
- Không thấy, chúng tôi sợ đến muốn ngất xỉu thì làm sao thấy họ đi đâu...
Có thể đó là câu nói thật.
Đứy Uy bảo:
- Thả hắn ra.
Biết không thể hỏi gì hơn nữa được vì tên lái đò cũng chỉ biết đến mức đó thôi nên Đức Uy dẫn Hoá Nghĩa vào thành.
o O o Con đường lớn phía Đông thành Đồng Quan quả đúng như người ta đồn đãi, đó là khoảnh đất đã làm nghiêng ngữa toà thành.
Gần như mọi tiệm buôn lớn, quán rượu lớn và nhà giàu lớn đều tập trung vào con đường đó.
Gần ngoài đầu đường, tiệm thuốc "Phục Thái", cách đó một khoảng là hiệu buôn "Đồng Thịnh", chính giữa khoảng đó là một khuông đất trống, cây cỏ um tùm.
Trên khoảng đường được gọi là "giàu có" giữa thị thành mà lại có khoảng đất bỏ trống cho cỏ xanh lên như thế thật quả là lạ mắt, thế nhưng không có một ai cho là lạ vì chính giữa khoảng đất trống ấy còn có một cây hoè thuộc vào hàng cổ thụ, dưới gốc cây hoè lớn đó lại có một cái lổ khoét sâu vào nửa thân cây, thường thường người ta gọi đó là bộng cây, nhưng bộng cây này rất đặc biệt, không phải đặc biệt vì hình thù quái mà là đặc biệt về nguồn gốc của nó.
Thường thường những cổ thụ dể có bộng, vì cây lâu đời bị khô, bị sâu cây ăn thủng một chổ nào đó, rồi nước mưa thấm mục lần thành bộng, còn bộng cây hoè này thì không phải như thế. Người ta truyền thuyết rằng thời Tam Quốc phân tranh, hồi "Mã Siêu Phục Hận" đã rượt Tào Tháo chạy đến đây, Tào Tháo chạy lanh quanh xung quanh cây hoè và mũi thương của Mã Siêu đâm trúng gốc cây, nhờ đó mà Tào Thừa tướng được một phen chết hụt, cởi áo, vứt râu chạy tuốt.
Nhưng đó thuộc về truyền thuyết, ngoại sử cũng có ghi, ai cũng có nghe biết, nhưng văn và chuyện có hay không thì không một ai dám chắc. Người ta gọi cây hoè đó là "Hoè Thương", vì... nghe đâu sau khi về tới chỗ an nhàn, Tào Thừa tướng đã hạ sắc chỉ phong cho cây hoè lên ngang hàng vua chúa.
Khách điếm "Vân Tập" cách "Hoè Vương" chừng một đỗi, chỗ tương đối rất là dễ kiếm.
Vừa ngoặc qua đầu đường lớn của phía Đông thành thì đã thấy bảng hiệu.
Lý Đức Uy và Lý Hoá Nghĩa vừa bước vào chỗ quày hàng vừa hỏi:
- Tôi muốn kiếm người họ Đinh?
Tên tiểu nhị đứng kế bên không đáp, nhưng sau lưng hắn có người lên tiếng:
- Họ Đinh đây.
Lý Đức Uy quay lại thấy nơi dãy hành lang có một gã trung niên cao ốm, hắn có bộ mặt dài như mặt ngựa, đôi mắt ti hí nhưng sáng ngời ngời, nơi lưng hắn, bên trong chiếc áo choàng có một vật ló ra cồm cộm, hình như đó là binh khí.
Lý Đức Uy nhìn hắn thật nhanh và hỏi lại:
- Các hạ họ Đinh?
Gã mặt dài cũng quan sát Lý Đức Uy thật nhanh và trả lời:
- Họ Đinh là họ của tôi, nhưng không biết nhị vị tìm người họ Đinh có phải là tôi không thôi?
Đức Uy nói:
- Cái đó lại càng cần xem các hạ Ở đây đợi người từ đâu đến?
Gã mặt dài gật đầu:
- Đúng, nhị vị từ đâu đến?
Lý Đức Uy đáp:
- Trường An.
Gã mặt dài cười:
- Như vậy là đúng rồi, chính tôi cũng đang đợi người ở Trường An. Xin mời, mời ra ngoài đây nói chuyện ổn hơn.
Nói xong hắn bỏ đi thẳng ra phía sau dọc theo dãy hành lang.
Không một chút do dự, Lý Đức Uy bước theo ngay.
Dọc theo dãy hành lang là những phòng nối tiếp nhau, gã mặt dài bước đến gian đầu ở phía trong.
Chủ khách vừa vào xong là gã mặt dài đóng ngay cửa phòng lại và hỏi:
- Nhị vị cho biết quý danh?
Lý Đức Uy đáp:
- Chúng tôi đều là họ Lý, Đô Đốc đại nhân có bình yên không?
Như không nghe câu hỏi, gã mặt dài cười nói:
- À... thì ra nhị vị cũng họ Lý, nhưng chẳng hay nhị vị thuộc nha môn nào ở Trường An?
Lý Đức Uy đáp:
- Chúng tôi đều là Hộ Vệ tại Đô Đốc phủ.
Gã mặt dài lại "a"ø một tiếng nữa:
- Nhị vị là "Hộ Vệ" Đô Đốc phủ? Hừ như vậy xem chừng tôi đã uổng công chờ đợi.
Thật là thất vọng!
Đức Uy hỏi:
- Các hạ chẳng phải đợi người ở Trường An đến sao?
Gã mặt dài đáp:
- Tự nhiên là đợi người ở Trường An, nhưng không phải đợi "Hộ Vệ" của Đô Đốc phủ.
Đức Uy điềm đạm mỉm cười:
- Ý của các hạ tôi biết, nhưng tôi có thể cho các hạ biết rằng chức "Hộ Vệ" của tôi không giống như những Hộ Vệ khác, vì tôi có quyền đại diện Đô Đốc đại nhơn để giải quyết mọi việc, không phân biệt chuyện lớn hay nhỏ. Nghĩa là tôi có thẩm quyền hạ "Tướng Lịnh".
Gã mặt dài cười:
- Các hạ nói hình như hơi "lớn", tôi chưa bao giờ nghe một "Hộ Vệ" lại có quyền hành như thế.
Đứy Uy nói:
- Chắc người của chư vị biết trong Đô Đốc phủ có một người mang "Ngân Bài Lịnh" chớ? Người đó là tôi.
Gã mặt dài bắt đầu chú ý, nhưng hắn vẫn không có vẻ tin, hắn nói:
- Thật thế sao? Tôi không thấy có chút gì đáng gọi làm tin được cả.
Móc “Ngân Bài Lệnh” đưa ra, Đức Uy nhướng mắt:
- Có thể tin được chớ?
Gã mặt dài hơi đổi sắc, môi hắn điểm nụ cười gian xảo:
- Đúng, đúng, như vậy là được rồi, các hạ mang “Ngân Bài Lịnh” thì tôi tin rằng chắc chắn có quyền, tôi tin các hạ có quyền thay mặt Dương Tông Luân để bàn mọi sự.
Xin thỉnh ngồi chơi một chút, tôi sửa soạn xong là mình sẽ lên đường.
Nói xong, hắn đứng lên bước lại phía bên giường.
Đức Uy đưa tay cản lại:
- Khoan, chúng ta sẽ đi đâu?
Gã mặt dài cười hì hì:
- Tại hạ chỉ là kẻ vâng lịnh ở đây để đón người, nhiệm vụ chỉ có thế thôi, không có tư cách nào để nói bất cứ chuyện gì, tôi sẽ đưa các hạ đến người có thẩm quyền nói chuyện, có thẩm quyền quyết định.
Đứy Uy nói:
- Tại đâu?
Gã mặt dài lại cười:
- Đừng vội, chờ đến nơi là biết ngay.
Đức Uy làm thinh không nói nữa. Hắn biết nói thêm là vô ích vì rất khó lòng chủ động.
Tên mặt dài bước lại bên giường sửa soạn, hắn cho hành lý vào một gói quảy ngược lên vai cười nói:
- Đi, tại hạ xin dẫn đường.
Hắn bước nhanh ra cửa.
Lý Hoá Nghĩa đưa mắt hỏi ý. Đức Uy nói nhỏ:
- Bây giờ khó có hành động nào khác được, chúng trong tối, mình ngoài sáng. Đô Đốc đại nhơn lại còn trong tay chúng, mình không thể hành động khác được.
Vừa nói vừa đi theo ra cửa.
Hai người ra khỏi cửa thì thấy gã mặt dài đứng bên một cỗ xe ngựa, trên xe có một gã đánh xe mặt thẹo.
Gã mặt dài nói:
- Nhị vị lên xe sẽ được đưa đến nơi. Đến đây là hết nhiệm vụ của tại hạ, Tại hạ xin cáo lui.
Hai người lên xe thì cổ xe lao đi vùn vụt. Một hồi lâu sau cổ xe dừng lại dưới chân một quả núi.
Từ xa có hai người áo vàng bước lại.
Hai người ấy đến sát bên xe là Lý Đức Uy vụt nhớ đến Lệ Tam Tuyệt và vị “chủ nhơn” của hắn. Hai người này có lẽ cũng trong hàng “Đệ Nhất Kiếm Sĩ” của Lý Tự Thành.
Xe ngừng vững lại là tên mặt thẹo đánh xe nhảy xuống. Hắn nhảy thật gọn và bộ pháp đó cũng không phải là bộ pháp của những gã chuyên đánh xe mướn ở thị thành mà người ta thường thấy. Những tên đánh xe chở mướn thông thường, chỉ giỏi về đánh xe chớ không thể có được bộ pháp cao như thế ấy.
Hắn nhảy xuống xe, mặt hắn hất về phía Đức Uy, giọng hắn cũng lạnh băng:
- Đã đến nơi. Ở đây sẽ có người khác tiếp, hai người hãy xuống xe.
Câu nói có tánh cách thật dứt khoát. Hắn muốn tỏ ra rằng hắn không còn nhiệm vụ và cũng không muốn ai hỏi đến hay nói gì thêm.
Lý Đức Uy và Lý Hoá Nghĩa xuống xe.
Hai tên áo vàng chỉ dòm qua rồi quay mình đi trở vào trong núi không nói một tiếng nào.
Gã đánh xe lại nói:
- Hãy theo nhị vị ấy, người mà các người muốn gặp ở trong đó.
Không biết có trường hợp đối với hạng người nào, hoặc vợ hoặc con, hắn có giọng nói khác hơn hay không thì không biết, chớ từ khi bắt đầu lên xe cho đến bây giờ, hắn chỉ nói gần như “cố gắng” cho đủ ý thế thôi.
Thật họ “sắm” ra những con người dị kỳ.
Đức Uy khẽ vòng tay:
- Đa tạ.
Hắn ra hiệu cho Lý Hoá Nghĩa theo mình.
Tiến vào sơn khẩu, hai tên áo vàng cũng chẳng hề quay lại, họ đi song song với nhau, họ đi dáng đi thật nhẹ nhàng, thật vững, họ đi thẳng lên dốc núi.
Đức Uy tăng thêm cước bộ bám riết theo sau.
Lý Hoá Nghĩa bước trờ tới ngang hàng hỏi nhỏ:
- Lý gia, chắc có Đô Đốc đại nhân ở tại đây sao?
Đức Uy lắc đầu:
- Không thể chắc được, nhưng cũng mong thế. Cho dầu có chắc hay không, hoặc ở nơi khác, ta cũng cố tìm cách gặp mặt cho được.
Hai tên áo vàng đi càng nhanh, Đức Uy và Lý Hoá Nghĩa bước nhanh, chỉ trong khoảnh khắc họ đã lên tới lưng chừng núi và hai gã áo vàng rẽ vào một con đường hẹp quanh co. Cứ quanh qua lộn lại một lúc lâu, trước mặt, là trước một vách núi chắn ngang có một ngôi nhà mát cất theo lối Bát Giác Đình.
Nơi đây, đất bằng và rộng, chung quanh ngôi nhà có trồng hoa kiểng trông rất tao nhã.
Trong nhà mát đã ngồi sẵn một người, một lão già áo vàng, thân hình ốm nhách, mắt sáng mày dài, nhìn qua đã thấy lộ ngay cơ trí đầy trong óc lão.
Sau lưng lão già áo vàng này còn có hai tên ăn vận giống nhau mà cho đến khí sắc trầm trầm cũng y như đúc.
Hai tên áo vàng dẫn đường đứng vòng tay cúi đầu trước sân đình, họ cùng nói rập lên:
- Khải bẩm Tướng gia, người Trường An đã đến.
Bằng tất cả dung cách kiêu ngạo nhất trên đời, lão già áo vàng ừ nho nhỏ trong miệng, nhưng lão ta không hề nhướng mắt lên.
Lý Hoá Nghĩa bấm nhỏ:
- Thật là lớn lối.
Đức Uy “suỵt”:
- Đô Đốc còn trong tay chúng, mình phải hết sức ẩn nhẫn.
Chờ cho Đức Uy tới gần, tên dẫn đường quay lại nói:
- Hãy đến bái kiến, đây là Thừa Tướng của ta.
Đức Uy bước tới vòng tay:
- Trường An “Đô Đốc phủ” Lý Đức Uy xin tham kiến Thừa Tướng.
Lão già áo vàng nhìn Đức Uy bằng tia mắt nghiêng nghiêng:
- Ngươi là người chấp chưởng “Ngân Bài Lịnh”?
Đức Uy đáp:
- Phải, tôi đang chấp chưởng “Ngân Bài Lệnh”.
Lão già áo vàng nói:
- Để gọi là có nghĩ đến “Ngân Bài Lịnh” ta cho ngươi có một chổ ngồi, ngồi đi.
Đức Uy vòng tay:
- Đa tạ Thừa Tướng.
Hắn bước vào ngôi nhà mát, ngồi đối diện chủ nhân.
Lão già dừng tia mắt ngay mặt Đức Uy, giọng lão từng nhát một:
- Ta không thích dài dòng và chắc ngươi cũng đang sốt ruột, vậy thì ta nói thẳng, trước hết, ta hỏi, ngươi có đủ tư cách thay mặt Dương Tông Luân để giải quyết vấn đề không?
Đức Uy đáp:
- Bất luận lớn hay nhỏ, bằng vào “Ngân Bài Lịnh” tôi có đủ toàn quyền.
Lão già áo vàng gật đầu:
- Tốt, ta nói, hãy dâng hiến Thiểm Tây, ta sẽ thả Dương Tông Luân.
Đức Uy nói:
- Thừa Tướng, Dương Đô Đốc là một vị đại thần được “thác thổ phong cương”.
Lão già áo vàng chận ngang:
- Ta biết, và chính vì thế nên ta mới dụ hắn ra khỏi Trường An để bắt.
Đức Uy nhướng mắt:
- Thừa Tướng dẫn dụ?
Lão già nhếch môi:
- Ngươi không tin à? Chắc ngươi cho rằng chuyện “mật chiếu” là chuyện thật? Ta cho ngươi biết, tên Thái Giám Tào Hoá Thuần là do người của ta giả dạng, còn họ Tào thật chưa hề ra khỏi Kinh Sư.
Đức Uy nhướng nhướng mắt định nói một câu chắc khác, nhưng hình như hắn đổi ý nói ngay:
- Vâng, tôi tin chớ, là người trong giang hồ, tôi biết thuật hoá trang nhiều chổ rất cao minh và chuyện này khiến cho cả Đô Đốc đại nhân cũng không nhận ra, chứng tỏ còn cao minh hơn nữa.
Lão già áo vàng chớp mắt:
- Ngươi không tin?
Đức Uy đáp:
- Không, tôi tin chớ, tôi tin trong giang hồ thừa sức để làm chuyện ấy.
Lão già áo vàng cười nhạt:
- Như vậy là tốt, bây giờ hãy lo chuyện dâng hiến Trường An, nếu không ta sẽ cho tiến quân và đầu của Dương Tông Luân sẽ được bêu làm hiệu lịnh, ta bảo cho biết trước, nếu để quân ta tiến vào Trường An thì một con đỏ cũng không còn. Về đi mà lo liệu.
Đức Uy vẫn ngồi yên:
- Thừa Tướng đã nói xong, bây giờ tôi cũng có lời.
Lão già áo vàng hỏi:
- Ngươi nói gì?
Đức Uy đáp:
- Tôi chấp chưởng “Ngân Bài Lịnh” tự nhiên có toàn quyền giải quyết mọi chuyện, nhưng từ Trường An đến đây không phải chỉ để cùng quý vị đàm phán không thôi.
Lão già áo vàng hỏi:
- Ngươi muốn gì?
Đức Uy nói:
- Tôi đến đây chủ yếu là để gặp mặt Dương Đô Đốc, sẵn đó sẽ hỏi ý kiến về vấn đề mà ông nêu ra.
Lão già áo vàng cười nham hiểm:
- Được, ta sẽ cho ngươi gặp hắn.
Lão vổ tay một tiếng, hai người áo vàng khi nãy xuất hiện. Lão chỉ họ và nói:
- Hai người này sẽ cùng đi với các hạ để dẫn đường.
Đức Uy thấy có hai người cùng đi nên cũng an tâm phần nào nhưng chàng nói:
- Chỉ một mình tôi đi thôi. Còn vị huynh đài này sẽ trở về báo tin.
Lão già áo vàng gật đầu đồng ý.
Lão hướng dẫn cả bọn đi đến một hang núi, hang này có vẻ bí ẩn lạ lùng.
Đức Uy quay lại nói:
- Hoá Nghĩa, ngươi quay về được rồi.
Hoá Nghĩa gật đầu rồi quày quả xuống núi. Chờ cho Lý Hoá Nghĩa đã xuống núi khuất dạng, lão già áo vàng lên tiếng:
- Bây giờ thì ngươi yên lòng rồi chớ?
Đức Uy lắc đầu:
- Không, tôi còn chờ hắn đi lâu hơn chút nữa rồi mới đi vào.
Lão già áo vàng cười lạt.
Lão cũng khá là trấn tĩnh, lão không nói thêm một tiếng.
Đức Uy cứ đứng như thế độ nguội một chén trà, lúc bấy giờ có lẽ Lý Hoá Nghĩa đã ra đường cái để trở lại Đồng Quan, hắn độ chừng như thế và quay mật bước vào cửa động.
o O o Bên trong cửa động rộng hơn ở ngoài nhiều lắm.
Vừa bước vào là Đức Uy đã cau mày, trong lòng hắn rúng động.
Không có gì cả, cảnh trí bên trong thật nhã, thật u tịnh, nhưng cũng thật là hiểm yếu.
Bên trong tuy rộng nhưng nó lại giống như một cái ống thông hơi trong một cái hầm, chung quanh vách núi bao bọc và cao thấu mây xanh, đứng dưới mà nhìn lên muốn trật ót.
Vách núi trơn như gọt, rêu đóng xanh um, cho dầu loài vượn khỉ cũng không mong gì trèo lên được.
Bốn bên độc chỉ có cửa vào nhỏ hẹp, ngoài ra không còn ngỏ nào khác nữa.
Cửa đó mà bị bít lại thì người bên trong kể như bị khép kín trong một cái quan tài, khác chăng là cổ quan tài này khá rộng, có khe nước và có lổ thông hơi.
Vách núi bên trái có một ngọn nước nhỏ. Nhỏ mà nước đổ thật mạnh, ngọn nước đổ vào miệng giống như một cái đầm, cũng nhỏ. Thác nước nhỏ, khoảng cách xa, thế nước thật mạnh, nghe thấy tiếng đổ của nó cũng đã đủ lạnh người.
Không có một ai.
Một linh cảm bất tường nảy ra thật nhanh, và cũng thật nhanh Đức Uay quay mình phóng ngược trở ra cửa động.
Hai gã áo vàng đã đứng khít vào nhau, giữa cửa, chắn hẳn lối ra, hai thanh kiếm sáng ngời chĩa vào trong động.
Một trong hai tên lên tiếng:
-Họ Lý, đã chậm mất rồi, đáng lý người đừng dại dột vào đây mới phải.
Đức Uy nhướng mắt và nói từ tốn:
- Nhị vị có thể cản được ta chăng?
Tên áo vàng bên trái nói:
- Chúng ta chỉ cần kéo dài với ngươi được mười chiêu là kể như đã thành công.
Đức Uy hỏi:
- Nhị vị muốn nói là sau mười chiêu thì ta sẽ không còn ra được nữa?
Tên áo vàng nói:
- Tướng gia của chúng ta đã chôn sẵn thuốc nổ kế bên đây, khi ngòi dây đã được cháy vào tới chỗ thì cũng không đến mười chiêu, cho dầu ngươi là thiên tiên, cho dầu ngươi có cánh cũng không mong gì thoát khỏi.
Đức Uy hơi rúng động, hắn hỏi:
- Thế còn nhị vị? Làm sao thoát được khi thuốc nổ phát lên?
Tên áo vàng bên phải cười, vẻ mặt của hắn có phần thê thiết:
- Chúng ta đều được Sấm Vương tiếp đãi trọng hậu, vì thế ta phải báo đáp, vì nếu không có chúng ta dẫn đường thì ngươi làm sao chịu vô.
Đức Uy nghiến răng nhưng hắn cố giữ bình tĩnh:
- Thế còn Dương Đô Đốc ở đâu? Người đã...
Tên áo vàng lắc đầu:
- Không cần phải hỏi, bây giờ ngươi lo cho ngươi cũng đã không xong, hỏi đến người khác làm chi.
Ngay lúc đó chợt nghe tiếng xèo xèo nổi lên từ phía bên ngoài.
Tên áo vàng nói:
- Ngòi dẫn hoa? đã cháy rồi. Ngươi chỉ có dược chừng mười chiêu, trong thời gian đó, nếu giết được chúng ta trước thì coi như ngươi đã có cơ hội tốt.
Quả thật, Đức Uy làm sao dám chậm trễ, chỉ chậm một giây là đầy hiểm hoạ, hắn rút thanh Ngư Trường Kiếm và lao tới thật nhanh.
Ba thanh kiếm chạm vào nhau một lượt và bây giờ thời Đứy Uy mới thấy hết cái nguy hiểm bên mình.
Hai tên áo vàng này, so với tên chủ nhân Lệ Tam Tuyệt không hơn không kém.
Tuy không có đủ thì giờ, nhưng Đức Uy cũng thoáng nhận ra lối "thí quân" không tiếc của đám Lý Tự Thành, đào tạo được hai tay kiếm như thế đâu phải là dễ, thế mà chúng vẫn thí như không vì muốn giết Lý Đức Uy, họ đã liều hai con một đắc giá.
Bị một kiếm đầu của Lý Đức Uy, hai tên áo vàng cùng lui một bước, và không để chậm trễ một giây, Đức Uy không dám để cho họ có thì giờ giữ bước chân ổn lại, hắn lao tới đánh luôn nhát kiếm thứ hai. Và cũng không để cho họ kịp xuất chiêu, kiếm thứ ba của hắn dồn hai tên áo vàng sát vào vách đá.
Hai tiếng khua thật nhẹ, thật êm, trên vai của hai tên áo vàng máu phún ra nhuộm đỏ nửa thân áo, khi Đức Uy vung đến kiếm thứ tư và tiếng rú lên khủng khiếp, tên áo vàng bên phải gập mình xuống, xương sống của hắn đứt ngang, chỉ còn mảnh da bụng nối liền hai khúc thân chồng lên, máu tuôn òng ọc.
Tên áo vàng còn lại, trên ngực mang ba vết kiếm, hắn loạng choạng thối lùi ra cửa động, Lý Đức Uy như một con cọp đứng sát bên cửa nọ, hắn lao tới bầng tất cả sức mạnh và trớn của đường kiếm trên tay và tiếp theo là mộttiếng khua chát chúa, nhiều tia lửa bắn lên.
Thanh kiếm của tên áo vàng bị tiện làm đôi, hắn dội ngược vào vách đá và ngồi bệt xuống.
Tay chân hắn đã run bần bật, nhưng hắn vẫn cười ngây dại:
- Họ Lý, ta không còn chống nổi, ngươi hãy đi đi, kịp hay không vẫn là số mạng.
Bây giờ thì mùi khói thuốc đã nồng nặc rồi, chứng tỏ thuốc đã cháy vào tới ổ, lý Đức Uy không còn nghe trọn câu nói của tên áo vàng, vì khi đối phương té ngồi xuống vách núi thì chân hắn cũng đã nhún mạnh bắn vọt người lên, bắn từ cửa động thẳng tuốt ra ngoài như một mũi tên xé gió.
Cũng ngay trong lúc đó, ngay trong lúc câu nói của tên áo vàng vừa dứt thì một tiếng nổ đã vang lên.
Không ai nghe trọn tiếng nổ đó vì tên áo vàng đang ngồi nơi cử động, hắn chỉ thấy lửa nhoáng là hắn đã đứt hơi, Lý Đức Uy khi phóng vọt khỏi xa hơn nhưng hắn cũng nghe tiếng nổ phát lên, chỉ nghe phát lên thôi, chỉ nghe khói thuốc hắt vào mũi, chỉ nghe hơi gió tạt thật mạnh, rồi sau đó không còn biết gì nữa cả.
o O o Bất cứ một người bịnh nặng nào khi bị một giấc mê man, bất cứ người nằm mộng nào, khi giật mình tỉnh dậy cũng đều cảm thấy như mình đang ở một thế giớ nào xa lạ.
Đức Uy khi có được cảm giác là hắn ở trong trạng thái đó, nặng hơn một bậc, hắn nghe toàn thân ê ẩm, đầu nặng, ngực thở không ra hơi.
Hắn nghe môi mình đóng cứng, hắn đưa tay quẹt ngang chất nước nhầy với bụi cát, hắn đưa ra trước mặt:
máu!
Bây giờ thì hắn đã rõ rồi, sức dội của tiếng nổ vì địa lôi đẫ hất người hắn vào váchưa Thất Cách Cách vào hậu đường, Mẫn Tuệ nhìn Đức Uy bằng con mắt có đuôi:
- Từ sáng đến giờ tiểu muội nghe trong lòng như lửa cháy, nhưng bây giờ thì...
người ngọc đã được yên lành, tiểu muội và thư thư xin khánh chúc lương duyên.
Đức Uy nói:
- Hiền muội đừng đùa như thế, tuy Thất Cách Cách đã được bình yên, nhưng đây chỉ lo việc cứu người...
Đưa Thất Cách Cách vào phòng và tự nhiên câu chuyện về Trần Ngọc Hà được Mẫn Tuệ và Thiên Hương dễ dàng thông cảm, họ xoắn xít hỏi han làm cho nàng cảm động rơi nước mắt:
- Lý thiếu hiệp nói rất đúng, có lẽ câu nói khi nãy thiếp sẽ ghi nhớ trọn đời, người tốt không bao giờ bị cô đơn...
Mẫn Tuệ nói:
- Trần đại tỷ cứ việc ở đây, tiểu muội và Tổ thư thư rất cần bầu bạn, bây giờ thì Trần đại tỷ hãy yên tâm, bọn giáo đồ Bạch Liên Giáo cho dầu biết Trần đại tỷ ở trong này, chúng cũng chỉ đứng ngoài chứ không làm gì được đâu. Xin Trần đại tỷ hãy cứ xem đây như nhà của mình vậy.
Bây giờ thi Trần Ngọc Hà không phải rơi nước mắt mà nàng đã khóc lên thành tiếng:
- Dương cô nương, chắc trọn đời Ngọc Hà này không làm sao trả được ân sâu...
Một con người từ trong vũng sình tội lỗi bò lên, cái họ mong không phải được đãi ngộ mà là thông cảm và tha thứ, đó là sự an ủi hữu hiệu nhất trong đời.
Chính vì lẽ ấy cho nên nhiều người sắp chết, chỉ cầu xin hai tiếng “tha thứ” của người khác để rồi mỉm cười nhắm mắt.
Trần Ngọc Hà đã được sự tha thứ ấy và nàng coi như đã chết mất rồi bây giờ sống lại.
Giả như Trần Ngọc Hà làm một chuyện giả dối, mang chiếc mặt nạ lừa người để thâm nhập vào đây mưu toan ám hại người lanh, thái độ chân thành và sự khoan dung đó nhất định sẽ làm cho nàng hồi tâm tỉnh ngộ.
* * * Vẻ mặt tiều tụy của Thất Cách Cách bây giờ phủ thêm lên một lớp kinh hoàng, sau khi huyệt đạo được giải khai, mắt nàng vừa hé ra là đã tròn xoe hớt hải...
Tổ Thiên Hương và Dương Mẫn Tuệ nhìn nàng bằng tia mắt dịu dàng và giọng nói nàng thật dịu dàng:
- Thất Cách Cách!
Thất Cách Cách bàng hoàng:
- Sao... sao tôi lại ở đây?
Mẫn Tuệ nói:
- Đô Đốc phủ Trường An, mà cũng là nhà của tôi.
Thất Cách Cách biến sắc kêu lên:
- Trường An Đô Đốc phủ?
Nàng lóp ngóp ngồi lên bằng dáng cách kinh hoàng, nhưng Mẫn Tuệ đã dịu dàng vịn lấy vai, nàng nhỏ giọng:
- Thất Cách Cách hãy ngồi nghỉ cho khỏe, chúng ta bây giờ là bạn chứ đâu phải là thù...
Thất Cách Cách cau mặt:
- Nhưng sao tôi lại ở đây?
Mẫn Tuệ liếc về phía Đức Uy:
- Thất Cách Cách hãy hỏi Lý ca.
Thất Cách Cách quay nhanh lại:
- Lý giạ..
Đức Uy cố gắng bình tĩnh:
- Tôi đã nói trước rồi, nếu Thất Cách Cách vì Tổ cô nương mà liên lụy, thì bất cứ bằng giá nào tôi cũng phải gỡ cho xong. Nhưng thật sự thì không phải một mình tôi làm được chính có người đã giúp tôi đưa Thất Cách Cách về đây.
Thất Cách Cách hơi biến sắc, nhưng rồi nàng hòa hoãn lại ngay:
- Đa tạ sự thương tình chiếu cố của chư vị, nhưng tôi cũng đã có nói trước rồi. Gia có gia nghiêm, quốc có quốc pháp, tôi đã phạm vào quốc pháp mà cũng phạm gia nghiêm, tội đã đáng lắm rồi, xin cho tôi trở lại.
Đức Uy mím môi, hắn có vẻ vừa ngạc nhiên vừa thông cảm:
- Sao? Thất Cách Cách định về sao?
Thất Cách Cách gật đầu:
- Vâng, tôi là một Hoàng Tộc Mãn Châu, giữa chúng ta tuy có tư giao thâm hậu, nhưng lập trường đối địch vẫn là bất biến, tôi ở tại Đô Đốc phủ của Mình Triều là nghĩa lý làm sao?
Mẫn Tuệ nói:
- Có phải Thất Cách Cách vẫn còn đang phiền muộn về tôi lắm đó không?
Thất Cách Cách lắc đầu:
- Không, tôi hiểu rõ dụng tâm của Dương cô nương, nhưng nói càng mà nghe cho vui, nếu có giận chăng thì cũng chỉ là chuyện riêng tự..
Mẫn Tuệ hỏi:
- Thất Cách Cách quả thật muốn về sao?
Thất Cách Cách gật đầu:
- Vâng tôi phải về.
Mẫn Tuệ lắc đầu:
- Tôi không thể để cho Thất Cách Cách đi về như thế. Đừng nói đến chuyện Lý đại ca vì Thất Cách Cách mà liều mình vào hang cọp, thập tử nhất sinh mới cứu được Thất Cách Cách về đây, chỉ riêng một việc Tiểu Hỷ đã thoát từ trong cái chết, mang trọng thương chạy đi kiếm người cầu cứu, nội một sự hy sinh lớn lao đó, Thất Cách Cách cũng không thể đi về.
Thất Cách Cách kinh ngạc:
- Sao? Tiểu Hỷ đã chạy ra? Nó đâu?
Chỉ vào gian phòng bên cạnh, Mẫn Tuệ nói:
- Bên đó, Thất Cách Cách có cần vào thăm nàng không?
Thất Cách Cách đứng lên, thân hình nàng lảo đảo...
Nàng là người giỏi võ, đã từng lên ngựa cầm cương, bây giờ cũng không mang thương tích, thế nhưng bao nhiêu nỗi ma chiết trong lòng đã làm cho nàng khốn khổ, sự dằn vặt tâm tư khiếân cho nàng yếu đuối...
Mẫn Tuệ lật đật bước tới đỡ lấy nàng và dịu giọng:
- Thất Cách Cách, hãy bảo trọng...
Thất Cách Cách nở nụ cười khô héo:
- Đa tạ Dương cô nương, không sao đâu...
Nàng bước vào gian phòng nhỏ và thấy ngay Tiểu Hỷ.
Cô nữ tỳ đang ngủ trong mệt nhọc, da mặt hãy còn xanh.
Thất Cách Cách không lộ một vẻ gì trên mặt, nhưng tay chân nàng run run cố dằn cơn xúc động quay lại hỏi Mẫn Tuệ:
- Bây giờ Tiểu Hỷ có được khá không, Dương cô nương?
Mẫn Tuệ nói:
- Tôi không có ý kể công, nhưng nói để Thất Cách Cách biết thương thế của nàng chính tôi đã phải hao tổn suốt ba tiếng đồng hồ chân khí...
Thất Cách Cách tặc lưỡi:
- Tôi cảm thấy như chính bản thân tôi đã được hấp thu chân khí ấy, xin đa tạ Dương cô nương.
Nàng nhìn vào mặt Tiểu Hỷ và hỏi:
- Không biết bây giờ Tiểu Hỷ đã có thể cử động được chưa?
Vốn rất sáng trí, Mẫn Tuệ đáp ngay:
- Chắc cũng phải mất thêm đôi ba ngày dưỡng sức.
Nàng nghĩ rằng Thất Cách Cách định mang cả Tiểu Hỷ về, nên nói như thế để cầm chân Thất Cách Cách, không ngờ Thất Cách Cách lại nói:
- Như vậy thì tôi không thể đợi nàng, nàng có thể không cần phải về, nhưng tôi thì không về không được. Nàng về là chết, nhưng tôi thì không sao...
Nói xong, nàng cúi mặt trở ra ngoài.
Mẫn Tuệ nói:
- Thất Cách Cách, tình hình như thế mà Cách Cách trở về, chúng tôi làm sao chịu nổi!
Thất Cách Cách nói:
- Đa tạ cô nương, tôi là kẻ địch của chư vị, chư vị không có cách nào lại quan tâm đến sự an nguy của tôi được.
Mẫn Tuệ nói:
- Thất Cách Cách, bản tính của con người vốn là hiền lương, giữa người với ngươi trời sinh ra không phải để cừu hận.
Thất Cách Cách nói:
- Bất luận ra sao tôi vẫn là Hoàng Tộc Mãn Châu, tôi cần phải giữ cho được lập trường của tôi, đổi lại nếu Dương cô nương là tôi, thì Dương cô nương có thể ở lại nơi này không?
Mẫn Tuệ cười buồn:
- Thất Cách Cách lời lẽ sắc bén quá, tôi không thể nói như thế...
Thất Cách Cách nói:
- Như thế là phải rồi, chư vị có lòng thương, tôi nguyện ghi tạc vào lòng, nhưng nếu chư vị thật tình thương tôi thì đừng để tôi phải bất trung, bất hiếu, bất nghĩa.
Lời lẽ của Thất Cách Cách quả thật là chí lý, bất cứ người nào cũng không thể nói làm sao hơn, tự nhiên, Dương Mẫn Tuệ cũng thấy rằng thật không có lý nào để lưu nàng lại.
Tổ Thiên Hương hỏi:
- Thất Cách Cách có vui lòng cùng tôi nói một vài câu chuyện riêng chăng?
Thất Cách Cách nói:
- Chúng ta là người quang mình chính đại, không có chuyện gì phải nói mà không dám cho người khác nghe cả.
Câu nói của nàng hơi nặng, nhưng Thiên Hương hình như không muốn để ý về chuyện nặng nhẹ đó, nàng cười:
- Tôi vì Thất Cách Cách đó mà.
Thất Cách Cách lắc đầu:
- Tôi không có một việc gì đáng giấu ai cả, có chi cô nương cứ nói trước mặt mọi người.
Thiên Hương cười:
- Như vậy cũng được, vậy xin mời ra bên ngoài ngồi nói chuyện cho thong thả.
Thất Cách Cách bước đi, mặt nàng lạnh băng băng.
Đi sau Thất Cách Cách, Thiên Hương đưa mắt ra hiệu cho Đức Uy và Mẫn Tuệ rồi bước theo ra.
Ra đến bên ngoài, Thất Cách Cách quay lại hỏi:
- Sao họ không ra?
Thiên Hương cười:
- Không lẽ Thất Cách Cách lại sợ một người trói gà không chặt như tôi sao?
Thất Cách Cách cười nhạt:
- Cho đến bây giờ, tôi chưa từng nói đến tiếng sợ là gì. Cô là phu nhân của một vị Hoàng Thân Mãn Châu, có mai mối có hôn lễ đàng hoàng, thế mà bây giờ cô lại bỏ đến ở đây, như vậy cô không thấy đối với chồng là thất tiết hay sao:
Thiên Hương nói:
- Thất Cách Cách quá nặng lời, Thất Cách Cách mắt thấy tôi bị Nam Cung Nguyệt cướp đi, được Lý thiếu hiệp và Dương cô nương cứu về đây, chứ đâu phải tự tôi ly khai Phúc An? Như vậy là sao có thể gọi là tôi thất tiết? Còn về hôn lễ có mai mối đàng hoàng mà Thất Cách Cách vừa nói, chẳng qua là một chuyện mua bán, chứ đâu phải theo ý nguyện của tôi? Tôi có đến ở nhà Phúc An, nhưng thật thì đâu có làm lễ thành hồn, đâu có làm lễ tơ hồng, luôn cả danh xưng chồng vợ cũng chưa bao giờ dùng đến, như thế thì làm sao Thất Cách Cách lại trách tôi?
Thất Cách Cách hình như không có lời nào nói lại, nàng làm thinh một chút rồi cười nhạt:
- Tôi biết cô giỏi nói chuyện lắm, cô muốn nói chuyện với tôi phải không, nói đi.
Thiên Hương nói:
- Tôi và Dương cô nương bây giờ là vị hôn thê của Đức Uy, ở đây vốn là nhà của chúng tôi, vì thế chúng tôi làm sao dám thất lễ với khách, xin Thất Cách Cách hãy ngồi.
Thất Cách Cách biến sắc, da mặt nàng tái mét, nàng ngồi xuống và nói ngay:
- Thật tôi không ngờ từ một phu nhân Hoàng Tộc Mãn Châu, cô chỉ lắc mình một cái trở thành vị hôn thê của Công Môn Ưng Khuyển Minh triều, thảo nào người ta lại chẳng nói lòng dạ đàn bà thường hay tráo trở.
Câu nói của nàng thật nặng, nhưng vốn hiểu xứ cảnh và tâm tình của người đối diện nên Thiên Hương không giận, nàng chỉ nghiêm mặt cho đúng theo ý nói của mình:
- Thất Cách Cách, tôi không tráo trở, tôi chỉ đem thân gửi cho người mình yêu thương, tôi chỉ tìm đến một chỗ về vốn được thuộc của tôi mà thôi. Một người con gái, trọng yếu nhất trong đời là chỗ gởi gắm tấm thân theo đúng ý nguyện của mình, đem chung thân gửi đúng vào người mình yêu, đó là hạnh phúc tối đại của người con gái, có lẽ Thất Cách Cách cũng phải thấy như thế chứ?
Thất Cách Cách cười nhạt:
- Bất luận cô nói thế nào chúng tôi vẫn xem cô là phu nhân của một vị Hoàng Tộc Mãn Châu. Lý Đức Uy lại đi cần một người đàn bà trốn chồng như thế thì hắn cũng là người chẳng ra gì.
Thiên Hương vẫn thản nhiên:
- Vấn đề Thất Cách Cách nói ra có hai phần, thứ nhất, tôi cần xác định thái độ nói chuyện giữa chúng ta, tôi muốn là thân con gái với nhau, cần phải thành thật, tôi không dùng lời lẽ của một người địch thủ, dùng lối ăn nói trả miếng với Thất Cách Cách mong Thất Cách Cách cũng đừng nói với tôi như thế. Bây giờ bình tâm mà nói, Thất Cách Cách là người chủ hôn giữa tôi và Phúc An, Thất Cách Cách có thấy đó là lương duyên hay là cuộc “hôn nhân chính trị”, nói là một sự kén rể đông sàng hay là vì sự tham lợi của cha tôi? Phúc An cưới tôi vì tình ái hay là muốn cưới một vấn đề “cấu kết”? Tôi không yêu cầu Thất Cách Cách giải đáp, tôi chỉ muốn chúng mình hiểu rõ lòng nhau, thế thôi.
Nàng ngưng lại và Thất Cách Cách cũng làm thinh.
Sau cùng, Thiên Hương tặc lưỡi lắc đầu:
- Còn phần thứ hai, tức lànói về Đức Uy, nếu Thất Cách Cách nhận vấn đề như thế thì tôi không làm được.
Thất Cách Cách hơi sửng sốt:
- Cô muốn nói với tôi chuyện gì?
Thiên Hương kéo ghế lại cho thật đối diện với nàng và nói bằng tất cả sự nghiêm trang:
- Thất Cách Cách, trong tận đáy lòng của tôi và Mẫn Tuệ, mong muốn Thất Cách Cách lưu lại, trong tận đáy lòng chúng tôi muốn có được một người muội muội như Thất Cách Cách.
Thất Cách Cách tái mặt, hình như nàng bị ai đó chạm đúng vào vết thương đang rỉ máu, mặt nàng đanh lại:
- Tổ Thiên Hương, cô muốn nói gì?
Mặt của Thiên Hương thật vô cùng bình thản, cái bình thản của con người đã thấy hết cái gì sâu kín nhất của đối phương:
- Thất Cách Cách, tôi và Mẫn Tuệ đã dùng hết cái thành thật trong tâm khảm của mình.
Thất Cách Cách lặng đi một lúc, như đang có sự giằng co dữ dội trong lòng, cuối cùng nàng hất mặt lên cười lạt:
- Như vậy hắn mạo hiểm cứu tôi cũng chỉ vì một chút ấy... Các người đã biết rõ thân danh của tôi, tôi đường đường là một Hòa Thạc Cách Cách của Hoàng Tộc Mãn Châu, còn hắn chỉ là một Công Môn Ưng Khuyển của Minh triều...
Thiên Hương hỏi:
- Cách Cách quyết bảo vệ lập trường của mình?
Thất Cách Cách lạnh lùng:
- Tự nhiên, sao? Tôi không thể có một người chồng sao? Cho dầu tôi chỉ có thể có một người chồng là phu xe của Mãn Châu, chứ tôi không thể có một người chồng vốn là Công Môn Ưng Khuyển của nhà Minh như thế.
Thiên Hương nói:
- Thất Cách Cách quả xứng đàng với hai chữ trung nghĩa.
Thất Cách Cách hất mặt lên:
- Đương nhiên, nếu một chuyện tầm thường như thế mà tôi cũng chẳng biết...
Thiên Hương chặn nói:
- Nếu vậy tôi xin hỏi, đối với một người trong công môn của đối phương Thất Cách Cách đã tiết lộ cơ mật quân trung đã từng lắm phen giúp người đó để cuối cùng mang danh là một phản quốc, cái trung cái nghĩa của Thất Cách Cách ở tại đâu?
Thất Cách Cách tái mặt lặng thinh một lúc lâu mới hỏi lại được:
- Như thế nào gọi là tiết lộ cơ mật quân trung?
Thiên Hương nói:
- Qúi quốc bức bách truyền nhân của Tử Kim Đao giết Lý Đức Uy, thế mà Thất Cách Cách lại đem cả sự tình, cái mà quí quốc không bằng lòng tiết lộ nói cho Đức Uy biết, khiến cho vị truyền nhân của Tử Kim Đao không còn bị không chế bởi quí quốc, chẳng lẽ như thế không đáng gọi là cơ mật quân trung hay sao?
Toàn thân Thất Cách Cách run lên ngó thấy, nàng nói ngập ngừng:
- Đó là... tại vì tôi muốn hai nước giao tranh phải quang minh lỗi lạc mà đừng dùng... thủ đoạn không đẹp đó thôi...
Thiên Hương chặn ngan:
- Chủ tướng Mãn Châu kéo quân xâm lấn biên cương phía bắc, Thất Cách Cách mang đạo quân gián điệp ngấm ngầm lẻn vào năm tỉnh miền tây, như thế là thủ đoạn quang minh lỗi lạc hay sao?
Thất Cách Cách vụt đứng lên, giọng nàng run rẩy:
- Tổ Thiên Hương, cô bất quá là kẻ trốn chồng, cô không xứng đáng nói chuyện với ta, ta cho cô biết là dầu lời cô nói ra vàng ngọc, miệng cô có nở thành hoa, cũng không khi nào cải biến được ta đâu.
Thiên Hương vẫn ngồi bất động, nàng nhìn Thất Cách Cách và nói thật dịu dàng:
- Thất Cách Cách, tục ngữ thường nói:
“không ai nỡ đánh kẻ đang cười”, tôi và Mẫn Tuệ lấy thiện tâm thành ý đối với Cách Cách, thế thì Cách Cách nỡ đâu lại đối xử với tôi như thế?
Thất Cách Cách cười nhạt:
- Có gì mà không được? Cô bất quá là kẻ trốn chồng...
Tổ Thiên Hương cười tha thứ:
- Thất Cách Cách mắng tôi hơn thế nữa cũng được miễn Thất Cách Cách gật đầu ở lại thì tôi được yên lòng.
Thất Cách Cách lạnh lùng:
- Không khi nào, người Mãn Châu của chúng ta máu có thể chảy, đầu có thể rơi nhưng ý chí không khi nào thay đổi.
Thiên Hương nói:
- Thất Cách Cách, dầu gì Cách Cách cũng là con gái, cũng phải có chồng, tại làm sao lại không chọn một chỗ gởi gấm cho đúng theo ý nguyện của mình, tại sao lại không gởi gắm cuộc đời cho đúng người mà mình yêu thương? Thất Cách Cách là người trí tuệ, làm sao lại không được sự cảnh của mình, đáng lý phải thấy hơn ai hết về hậu của chuyến đi này, Thất Cách Cách đã lấy sự trung nghiõa làm đầu, cuối cùng mang lấy tội danh phản quốc, lại đoạn tống cả hạnh phúc của đời mình, thử hỏi Thất Cách Cách vì một cái gì?
Thất Cách Cách run rẩy đôi môi nhưng Thiên Hương đã nói luôn:
- Giá như trong chỗ sấu kín nhất trong lòng của Thất Cách Cách mà không có Đức Uy thì chắc chắn tôi không bao giờ nói, chắc Thất Cách Cách cũng biết rằng tôi đâu đến nỗi như kẻ bất thông lý sự, vì thế cho nên tôi thấy Thất Cách Cách phải vì hạnh phúc chung thân mà quyết tâm chọn lựa, vì thế cho nên tôi và Mẫn Tuệ đem cả lòng thành lưu giữ Cách Cách.
Thiên Hương nói được phân nửa câu thì Thất Cách Cách cúi đầu, cho đến khi dứt câu thì nàng ngồi trở lại...
Không khí vụt như ngưng đọng, không ai nói một lời nào, cả hai đều cúi mặt, trong lòng của cả hai hình như đã dốc hết những gì u uẩn.
Thật lâu, Thất Cách Cách ngẩng mặt lên, màn sương lạnh trên mặt nàng tan mất nhường chỗ những gì thiểu não nhất trên đời, nàng nói:
- Tổ thư thư, lòng tốt của thư thư, tôi biết, chúng ta đều là thân con gái, làm sao lại chẳng hiểu nhau. Tôi cũng không có gì xấu hổ, cũng không có gì cần phải giấu, tôi có thể nói hết những gì tôi mang nặng trong lòng... Tổ thư thư, đối với chàng tôi đã sớm bị lọt vào lưới tình không làm sao vùng thoát, nhưng vì hoàn cảnh vì lập trường hai bên xa thẳm, tôi cắn răng cam chịu, có nhiều lúc lời nói đã ra đầu lưỡi, tôi đành nghẹn ngào nuốt trở vào lòng...
Nàng ngưng, Thiên Hương cũng làm thình, hình như bây giờ im lặng là quí báu...
Hồi lâu, Thất Cách Cách nói tiếp:
- Tôi hiểu đâu là nơi gởi gắm đúng theo ý nguyện cua rmình, tôi cũng hiểu như thế nào là trao thân về cho kẻ thật sự thương yêu, tôi cũng hiểu đó là tâm nguyện lớn nhất, hạnh phúc chung thân của một người con gái, tôi biết hạnh phúc chung thân của tôi đang được quyết định ngay trong chuyến đi hay ở này đây, tôi cũng biết khi đi về tôi sẽ đối diện với một cái gì, thế nhưng Tổ thư thư, hay cùng thương nhau mà xét, tôi không thể nào làm thế được đâu... tôi đành phải chui đầu vào cái bi thảm trọn đời... Chư vị thư thư thương, nhưng chắc chắn chư vị thư thư không bao giờ có một người muội muội bất trung bất hiếu, bất nghĩa...
- Cách Cách...
Tiểu Hỷ ở trong phòng bên lao ra, nàng quì xuống gục đầu lên chân của Thất Cách Cách khóc rống.
Đức Uy, Mẫn Tuệ, Trần Ngọc Hà cũng bước ra theo, ai cũng đều cúi mặt nặng nề.
Đáng lý Trần Ngọc Hà không can dự, nhưng chữ tình buông lụy kẻ hồng nhàn, tuy không đồng hội nhưng vẫn là kẻ đồng thuyền, nàng không thể cầm được nước mắt.
Thất Cách Cách đưa bàn tay run rẩy vuốt tóc Tiểu Hỷ, một trong bốn tỳ nữ mà nàng đã xem như chị với em, nàng cười nụ cười cay xé lòng người:
- Tiểu muội muội, đừng làm như thế, lớn rồi, không sợ các chị cười sao?
Tiểu Hỷ nức nở:
- Cách Cách... không nên về, Cách Cách không nên về...
Thất Cách Cách ngẩng mặt nhìn Mẫn Tuệ:
- Dương thư thư, tình của thư thư đối với tôi, tôi sẽ ghi khắc trọn đời, thế nhưng tôi có cái khổ trong lòng tôi, mong Dương thư thư hãy lượng thứ.
Mẫn Tuệ run run:
- Thất Cách Cách, tôi mong hãy vì mình vì người, Cách Cách nghĩ lại mà đổi thay tâm ý...
Thất Cách Cách nói:
- Dương thư thư, đổi thay tâm ý thì dễ lắm nhưng khí tiết thì không làm sao đổi được. Đổi thay tâm ý là chuyện nhỏ, nhưng đổi thay khí tiết, để thành kẻ bất trung, bất hiếu, để thành thiên cổ tội nhân thì không thể xem là chuyện nhỏ, phải không?
Mẫn Tuệ cúi đầu, tất cả cúi đầu...
Thất Cách Cách quay qua, mắt nàng vừa chạm vào mắt Đức Uy là nàng vụt cúi đầu, những cũng thật nhanh, nàng ngẩng mặt lên. Nàng nhìn hắn, cái nhìn nhự.. tử biệt:
- Đức Uy, đáng lý chúng ta không nên sinh ở hai chủng tộc, đáng lý hai chủng tộc Hán, Mãn đừng có chiến tranh nhưng Đức Uy, bây giờ kiếp này đã thế rồi, đành hy vọng kiếp lai sinh!
Mắt nàng ráo hoảnh, nàng để cho nước mắt chảy về tim...
Nàng quay mặt ra, nhưng nàng đứng y một chỗ. Qua một lúc lâu nàng bước ra khỏi cửa.
- Cách Cách...
Tiểu Hỷ nhào ra ôm lấy chân nàng...
Thất Cách Cách đứng khựng, nàng chậm chậm quay mặt lại:
- Đúng rồi, tôi quên. Chư vị thư thư, xin chư vị thư thư chiếu cố cho Tiểu Hỷ, từ một nơi xa, tôi vẫn cảm thấy như đây là sự chiếu cố cho tôi. Tiểu Hỷ, ở lại với các chị đi em.
Nàng quay bước đi ra.
Tiểu Hỷ đứng phắt lên, nước mắt nàng ràn rụa nhưng giọng nàng rắn lại:
- Không, Cách Cách, tiểu tỳ cùng về với Cách Cách, có tội cùng chịu với Cách Cách, có chết cùng chết với Cách Cách.
Thất Cách Cách quay lại. Mặt nàng tái mét, thân nàng run rẩy nhưng môi nàng vẫn hé nụ cười:
- Cũng... phải, được rồi, Tiểu Hỷ, chúng ta cùng đi.
Mẫn Tuệ vụt kêu lên:
- Lý ca, hãy tiễn Cách Cách một đôi đường.
Lý Đức Uy bước tới.
Thất Cách Cách đưa tay cản lại:
- Đừng, đưa nhau ngàn dặm rồi cũng phải chia taỵ..
Mẫn Tuệ bước lên:
- Thất Cách Cách, cách biệt nhau lần này biết năm tháng nào gặp lại, Thất Cách Cách không để cho Lý ca nhìn thêm Thất Cách Cách đôi lần sao?
Thất Cách Cách cố hết sức nuốt vào nhưng nước mắt vẫn cứ trào ra:
- Dương thư thư, khổ như thế để làm chi!
Nàng dắt tay Tiểu Hỷ bước ra, nàng không dám quay lại.
Đức Uy chầm chậm bước theo.
Trong thư phòng, Mẫn Tuệ gục xuống bàn khóc ngất.
Tổ Thiên Hương bước lại đặt tay lên bờ vai run rẩy của cô gái họ Dương, nàng định nói lên một câu an ủi trong cơn xúc động thế nhưng nàng vừa hé miệng thì tiếng khóc cũng bật theo.
* * * Thất Cách Cách kéo tay Tiểu Hỷ im lặng bước đi.
Đức Uy im lặng theo sau, hắn cảm thấy như có một thoi đá ngàn cân đè lên lồng ngực.
Hắn nghẹn ngào, tức tối, hận vì không thể bật lên một tiếng kêu thật lớn cho vỡ tung lồng ngực, cho sụp một góc trời.
Từ thư phòng ra đến cửa chính, bình thường cũng khá dài, nhưng không biết tại sao bây giờ bỗâng nhiên như bị thu ngắn lại...
Đã tới cửa rồi, Đức Uy gom hết nghị lực bước nhanh tới kéo cánh cửa ra, từ trong hai hàm răng cắn chặt của hắn bật ra câu nói:
- Thất Cách Cách, tôi ở lại!
Thất Cách Cách lắc đầu:
- Đừng đưa nữa, đưa đến đâu rồi cũng phải chia tay.
Đức Uy nói:
- Thất Cách Cách hãy bảo trọng lấy mình!
Thất Cách Cách nhìn thẳng vào mặt người yêu, ánh mắt của nàng tan nát, đoạn trường.
Thật lâu, nàng nói qua hơi mỏng manh:
- Chàng cũng phải gắng mà bảo trọng.
Tiểu Hỷ vụt quì thụp xuống dập đầu về phía Đức Uy:
- Lý gia, tiểu tỳ xin bái biệt!
Đức Uy cúi xuống:
- Hỷ muội hãy đứng lên, rán mà lo cho Cách Cách.
Vành môi của Thất Cách Cách run run:
- Đức Uy, kiếp này vô vọng, kiếp sau thiếp nguyện theo chàng.
Đức Uy nghẹn ngào:
- Cách Cách...
Thất Cách Cách mấp máy môi nhưng rồi nàng vội bước nhanh ra khỏi cửa.
Đức Uy bước tới một bước, nhưng rồi đứng lại.
Trong khoảnh khắc, Thất Cách Cách bỗng như mất hẳn thăng bằng, nàng bước loạng choạng, tay nàng bấu chặt vào vai Tiểu Hỷ.
Đức Uy vùng khép ngay cửa lại, hắn không dám nhìn theo.
Từ xa xa, vó ngựa rập rền, hình như từ biên khu đổ lại...
Ngoài cổng, phía đông thành Trường An, bụi vụt cuốn lên...Đức Uy lắc đầu:
- Tôi tin Cô nương, nếu không thì tôi không chấp nhận, không cần phải làm như thế.
Cô Gái Mãn Châu Cô Gái Mãn Châu - Độc Cô Hồng Cô Gái Mãn Châu