I divide all readers into two classes; those who read to remember and those who read to forget.

William Lyon Phelps

 
 
 
 
 
Tác giả: Mạc Ngôn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2020-10-08 20:57:28 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Lời Kết
hông ít người nhiều lúc trong lòng xuất hiện một ý nghĩ mơ hồ không muốn mình lớn lên trở thành người lớn. Đây là một đề tài văn học rất có ý nghĩa và hơn mười năm trước đã được một nhà văn người Đức tên là Grass thể hiện. Sự việc là thế này, bạn biết những cái mà mọi người đã làm rất tốt, nhưng nếu bạn cũng làm như thế thì sẽ bị coi là bắt chước. Trong tác phẩm "Cái trống thiếc", Osca chứng kiến nhiều cái ác, cái xấu của con người trên thế gian, nên năm lên ba đã tự mình chui xuống hầm rượu, từ đó không lớn được nữa. Anh ta chỉ không lớn về thể xác còn tinh thần thì ngược lại, nó liên tục phát triển theo hướng tà ác và phức tạp hơn người bình thường. Trong cuộc sống đời thường, khó có thể có trường hợp như thế này, bởi chính trong cuộc sống đời thường không có nên khi nó xuất hiện trong tiểu thuyết mới sâu sắc, mới làm cho mọi người phải suy nghĩ.
"Chuyện của cậu bé hay nói khoác" chỉ có thể làm ngược lại điều đó. Nhân vật chính La Tiểu Thông khi kể với hòa thượng trong miếu Thần Ngũ Thông về thời thơ ấu của mình, tuy thân xác đã lớn nhưng tinh thần thì vẫn chưa thực sự phát triển. Hoặc có thể nói, cơ thể đã trưởng thành nhưng tinh thần vẫn ở tuổi niên thiếu. Người như thế rất giống với một thằng ngốc, nhưng La Tiểu Thông không phải là một thằng ngốc, nếu không thì tiểu thuyết này mất đi giá trị hiện thực của nó.
Động cơ tâm lý của việc không muốn trưởng thành bắt nguồn tự sự sợ hãi đối với thế giới của người trưởng thành, từ nỗi sợ hãi đối với tuổi già, đối với cái chết và đối với thời gian. La Tiểu Thông kể mãi câu chuyện của mình là để níu kéo tuổi thơ, còn tác giả của cuốn tiểu thuyết này dùng việc sáng tác để ngăn cản bánh xe thời gian lại. Như một người chết đuối năm chặt lấy một sợi cỏ hòng giữ cho cơ thể mình không bị chìm xuống, mặc dù vẫn biết làm như thế là vô ích, nhưng đó là một cách tự an ủi mình.
Thoáng qua tưởng là nhân vật chính của tiểu thuyết kể về tuổi thơ của mình, nhưng thực ra tác giả muốn qua câu chuyện của nhân vật chính để tái tạo, để níu giữ thời thơ ấu của mình. Mượn lời của nhân vật chính để tạo ra năm tháng tuổi thơ, đấu tranh với cuộc đời sương gió, đấu tranh với những thất bại trong quá trình phấn đấu, đấu tranh với thời gian đã mất, đây chính là điều duy nhất đáng tự hào của nghề sáng tác. Tất cả những ai trong cuộc sống không đạt được ước nguyện của mình thì đều được thỏa mãn trong việc kể lại. Đây cũng là cách mà tác giả tự cứu lấy mình. Dùng cái đẹp, cái phong phú của việc kể chuyện để bù đắp cho những vất vả, sương gió trong cuộc sống và sự thiếu hụt trong tính cách, đây là một hiện tượng sáng tác thường gặp.
Với mục đích sáng tác như vậy, câu chuyện được kể trong "Chuyện của cậu bé hay nói khoác" không có ý nghĩa lớn lắm. Trong cuốn sách này, kể chuyện là một mục đích, để chuyện là chủ đề, là tư tưởng. Mục đích của kể chuyện là kể chuyện. Nếu phải xác định một cốt truyện cho tiểu thuyết này thì đó là chuyện một thiếu niên thao thao bất tuyệt kể về tuổi niên thiếu của mình.
Nhà văn đã mưu cầu sự sinh tồn bằng việc kể lại, và cũng chính trong khi kể lại ấy họ cũng đã có được sự thỏa mãn và giải thoát. Cũng giống như mọi sự việc trên thế gian này trong quá trình kể lại, nhà văn cũng tự hoàn thiện mình.
Nhiều tác giả trong suốt cuộc đời chỉ có một đứa con không lớn được hoặc có thể nói là một đứa con sợ sự trưởng thành. Đương nhiên cũng có nhiều tác giả không phải là như vậy. Sợ trưởng thành nhưng không thể tránh khỏi phải trưởng thành, đây là một mâu thuẫn, đó là một "men cái" của tiểu thuyết, từ đó có thể sẽ sinh ra nhiều tác phẩm khác.
La Tiểu Thông là một đứa trẻ luôn miệng nói dối, một đứa trẻ ba hoa khoác lác, một đứa trẻ đạt được thỏa mãn trong khi kể chuyện. Kể lại là mục đích của cậu ta. Trong dòng ngữ lưu hỗn loạn ấy, câu chuyện vừa là thể chuyển tải của ngôn ngữ vừa là sản phẩm phụ của ngôn ngữ. Thế còn tư tưởng? Không thể nói đến tư tưởng, từ trước đến nay đối với tôi không có tư tưởng là một niềm vinh quang, nhất là trong khi viết tiểu thuyết.
Câu chuyện mà La Tiểu Thông kể khi mới bắt đầu còn có một chút "chân thực" nhưng càng về sau càng trở thành một sáng tác vừa thật vừa hư. Khi vừa bắt đầu kể câu chuyện đã đạt được một quán tính, tự mình thúc đẩy mình tiến lên. Trong quá trình đó người kể lại dần dần biết thành một công cụ kể lại. Nói là anh ta kể chuyện có lẽ sẽ không xác thực bằng nói chuyện kể anh ta.
Người kể chuyện có giọng điệu của mình, có thể biến cái không chân thực thành cái chân thực. Một người viết tiểu thuyết chỉ cần tìm được giọng điệu "nung nấu để có chuyện kể" là có thể tìm được chìa khóa khám phá cánh cửa của thánh điện. Đương nhiên đây chỉ là một cảm nhận và điều ngộ ra của tôi, cho dù là nông cạn hay là lệch lạc cũng phải nói ra. Thực ra đây cũng không phải là phát minh của tôi, nhiều tác giả đã ngộ ra điều đó, chỉ có điều là cách nói khác nhau mà thôi.
Những tình tiết nhỏ trong tiểu thuyết này đã từng là một phần được nói đến trong tiểu thuyết vừa. Nhưng nó không hề ảnh hưởng đến "cái mới" của tác phẩm này, vì thế ba vạn chữ đó tương đương với hơn ba mươi vạn chữ và cũng là một "men cái". Sau khi tôi chuẩn bị đủ "bột mì" và "lượng nước", cung cấp "độ ẩm" thích hợp, nó sẽ nở ra một cách mãnh liệt thành một cái bánh khổng lồ.
Khi La Tiểu Thông kể chuyện về chính mình, nếu xét về tuổi tác cậu ta không phải là đứa trẻ nữa nhưng thực tế vẫn là một đứa trẻ. Cậu ta là thủ lĩnh của những nhi đồng trong nhiều truyện "Góc nhìn nhi đồng" của tôi. Cậu ta dùng dòng ngữ lưu hỗn độn để làm xóa nhòa khoảng cách giữa người lớn và trẻ con, cũng là làm cho tất cả các tiểu thuyết khác nhau của tôi được nối liền và trở thành một chỉnh thể trong tiểu thuyết này.
Trong quá trình viết cuốn tiểu thuyết này La Tiểu Thông chính là tôi. Nhưng cậu ta bây giờ không phải là tôi nữa.
Tháng 5 năm 2003
Chuyện Của Cậu Bé Hay Nói Khoác Chuyện Của Cậu Bé Hay Nói Khoác - Mạc Ngôn Chuyện Của Cậu Bé Hay Nói Khoác