You carry Mother Earth within you. She is not outside of you. Mother Earth is not just your environment. In that insight of inter-being, it is possible to have real communication with the Earth, which is the highest form of prayer.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: William Golding
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Lord Of The Flies
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Nhật Trường
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3810 / 291
Cập nhật: 2015-09-11 19:49:22 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Lời Cuối
heo một số sách giảng văn nước ngoài có chuyên đề về Chúa Ruồi thì đây là một tác phẩm văn học đầy ẩn dụ và nhiều biểu tượng.
Ngoài tên truyện Chúa Ruồi vốn dịch nguyên từ Beelzebub - một từ trong tiếng Hebrew của dân Do Thái - có nghĩa "Ác quỷ" trong Tân ước (xem chú thích ở chương 8), tác giả còn đặt tên cho mấy nhân vật chính dựa trên vai trò, tính tình hoặc số phận của chúng.
Chẳng hạn, Ralph có nghĩa "cố vấn" trong tiếng Anglo-Saxon cổ. Jack trong tiếng Hebrew là "kẻ hất cẳng đối thủ", quyết dành quyền bính bằng bạo lực. Cũng trong tiếng Hebrew, Simon là "kẻ sẵn lòng lắng nghe", mở lòng với mọi người; giống như thánh tông đồ Simon Peter của Chúa Jesus, Simon bị chứng động kinh. Ở châu Âu xưa, dân gian cho rằng người bị động kinh có sức mạnh tâm linh, trò truyện được với thần thánh, nên Simon là đứa duy nhất "trò truyện" được với Chúa Ruồi. Piggy trong tiếng Anh là heo con, để rồi cuối cùng Piggy phải chịu chung số phận khốn khổ như những con heo bị giết. Roger trong tiếng German cổ là "cây lao". Roger tượng trưng cho sự phát triển tính xấu của con người nếu không được nền văn minh kiềm hãm.
Ngoài ra, còn một số biểu tượng rõ rệt khác như:
- Chiếc tù và tượng trưng cho lý trí, quyền tự do phát biểu và nền trật tự dân chủ mà Ralph cùng Piggy cổ xúy - đối lập với kiểu bạo lực, chuyên chế của Jack, Roger và đồng bọn.
- Mắt kính (của Piggy) tượng trưng cho trí tuệ. Việc Piggy thường xuyên lau kính là để trí tuệ không bị che lấp. Nên khi kính vỡ, mọi chuyện đều đảo lộn.
- Hành động vẽ mặt tượng trưng sự buông thả, sa đọa.
- Giết heo mẹ tượng trưng sự dứt bỏ mọi luân lý, đạo đức, hủy diệt tự nhiên.
- Chúa Ruồi (đầu heo trên cọc nhọn) tượng trưng cho sự hư hỏng, tính Ác vô hạn của con người.
Ngoài ra còn một số biểu tượng khác không rõ rệt như: ngọn lửa, núi, tòa thành đá, những sinh vật như rắn, đàn bướm... rồi nỗi sợ rắn, biển, hòn đảo, tiếng trống... thậm chí xác viên phi công trên núi và nhân vật viên sĩ quan hải quân xuất hiện ở cuối truyện.
Truyện không có hậu, vì tuy Ralph được cứu khỏi họa thảm sát, rồi lũ trẻ được cứu khỏi hoang đảo, nhưng chúng chưa và có thể sẽ không thoát khỏi cảnh giết chóc. Vì chúng mới chỉ thoát khỏi cuộc giết chóc nhỏ trên hoang đảo, nhưng lại rơi vào cuộc giết chóc thảm khốc bội phần của người lớn. Mà lần này là cuộc chiến tranh nguyên tử.
Năm 1954 khi Chúa Ruồi ra mắt độc giả, nhân loại với mới trải qua thêm một cuộc thế chiến khủng khiếp chỉ trong vòng hơn hai mươi năm. Lúc ấy các cường quốc từng là đồng minh đánh bại phe Trục gồm Đức - Nhật - Ý trước kia đã chuyển thành hai phe đối địch gay gắt giống như sự chuyển biến trong truyện giữa các phe Ralph/Piggy và phe Jack/Roger. Bây giờ và ngay cả hiện nay ai dám bảo một cuộc thế chiến mới với vũ khí nguyên tử sẽ không nổ ra?
Cuộc chiến như trò đùa của lũ trẻ chỉ thiêu rụi một hòn đảo hoang và làm chết hai đứa nhỏ. Còn quả đất và nhân loại sẽ ra sao sau cuộc chiến tranh nguyên tử khủng khiếp gấp triệu lần?
Chúa Ruồi không chỉ trăn trở với hai chữ Thiện Ác của con người mà còn là một lời cảnh cáo của tác giả.
Chúa Ruồi Chúa Ruồi - William Golding Chúa Ruồi