There's nothing to match curling up with a good book when there's a repair job to be done around the house.

Joe Ryan

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 18
uộc Vây Bắt Trong vườn
Gioan 18,1-11
Sau khi nói những lời đó, Đức Giêsu đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia suối Kítrôn. Ớ đó, có một thửa vườn, Người cùng với các môn đệ đi vào. Giuđa, kề nộp Người, cũng biết nơi nàv, vì Nẹười thường tụ họp ở đó với các môn đệ. Vậy, Giuđa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pharisêu; họ mang theo đèn đuốc và khí giới. Đức Giêsu biết mọi việc sắp xảy đến cho mình, nền tiến ra và hỏi: “Cúc anil tìm ai?” Họ đáp: “Tim Giêsu Nadarét. ” Nạười nói: “Chính tôi đây. " Giuđa, kẻ nộp Nqười, cũng đứng chung với họ. Khi Người vừa nói: “Chính tôi đây ”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. Người lại hỏi một lần nữa: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giêsu Nadarét. ” Đức Giêsu nói: “Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy, nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi.” Thế là ứng nghiệm lời Đức Giêsu đã nói: “Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai. ”
'° Ông Simôn Phêrô có sẩn một thanh gươm, bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế, mà chém đứt tai phải của y. Người đầy tớ ấy tên là Mankhô. 11 Đức Giêsu nói với ông Phêrô: "Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?”
Khi bữa ăn cuối cùng chấm dứt, Chúa Giêsu cùng môn đệ trò chuyện và cầu nguyện xong, đoàn người rời phòng cao. Họ vào vườn Giệtsêmani. Chắc họ phải ra cửa thành, xuống con dốc để vào thung lũng và qua con kinh của khe Kítrôn. Một việc có tính cách biểu tượng đã xảy ra tại đó. Tất cả các chiên để mừng lễ Vượt Qua đều bị giết tại Đền Thờ, máu những con chiên này phải được đổ ra trên bàn thờ như một lễ vật dâng lên cho Chúa. Sô"chiên bị giết nhân ngày lễ Vượt Qua rất nhiều. Có một lần, ba mươi năm sau Chúa Giêsu, người ta thực hiện một cuộc kiểm tra, sô" chiên lên đến 256.000 ngàn con. Chúng ta có thể hình dung các sân Đền Thờ ra sao khi máu của tất cả con chiên đó đều đô ra trên bàn thờ. Từ bàn thờ có một đường để dẫn nước xuống khe Kítrôn. aua đường dẫn đó máu chiên lễ Vượt Qua thoát đi. Lúc
18,1-11
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 429
Chúa Giêsu qua khe suối, chắc khe ấy còn máu chiên. Chắc chắn khi đi ngang qua đó, Chúa Giêsu đã liên tưởng đến sinh tế mà chính Ngài sẽ phải dâng lên
Sau khi qua khe suối, đoàn người đến núi Ôliu, trên sườn núi này có một cái vườn nhỏ gọi là Giêtsêmani, có nghĩa là “ép dầu”, chỗ để ép dầu của những cây Ôliu mọc trên núi. Nhiều người khá giả có vườn cây riêng tại đấy. Thành phố Giêrusalem có giới hạn vì nằm trên đỉnh núi, rất khó có được khu vườn rộng rãi trong đó. Hơn nữa, có những nghi lễ cấm việc đào xới mặt đất trong Giêrusalem thiêng liêng ấy. Vì thế, những người giàu thường tậu vườn riêng ở ngoại thành, trên các sườn núi Ôliu. Ngày nay, người ta vẫn còn chỉ cho du khách một khu vườn nhỏ bên sườn núi, hiện do các sư huynh dòng Franciscan chăm sóc rất chu đáo, trong đó, hiện có tám cây Ôliu lớn mà thân cây - theo H.v. Mortan nói - trông giống những tảng đá hơn là những thân cây. Các cây này đã có từ rất lâu năm. Theo người hiểu biết thì chúng có trước khi người Hồi giáo chinh phục xứ Palestine. Có thể chúng chưa có vào thời Chúa Giêsu, nhưng chắc chắn là đôi chân Ngài đã từng giẫm lên những con đường mòn chằng chịt trên núi Ôliu. Vậy Chúa Giêsu đã đến khu vườn ấy, chắc do một người bạn giàu có nào đó mà người ta không được biết tên đã cho Ngài được quyền sử dụng khu vườn này để tìm yên tĩnh. Giu-đa biết rất rõ điều đó, nên đã quyết định đây là chỗ dễ dàng nhất để bắt Ngài.
Có một điều gây ngạc nhiên về lực lượng đến bắt Chúa. Gioan bảo có một cơ đội cùng những kẻ bởi các thượng tế, Pharisêu sai đến. Số người sau này chắc chắn thuộc về đội cảnh sát bảo vệ Đền Thờ. Các chức sắc trong Đền Thờ có một đội cảnh sát riêng đê bảo vệ trật tự, và Tòa Công Luận cũng có một lực lượng cảnh sát để thực thi các sắc luật của mình. Những kẻ bởi các thượng tế và người Pharisêu sai đến là các sĩ quan thuộc lực lượng cảnh sát người Do Thái. Cũng có một toán binh sĩ nữa. Từ được dùng là speira, có ba nghĩa. Đây là chữ Hy Lạp chỉ một đạo quân Roma gồm 600 người. Nếu là một đạo quân trù bị thì nó gồm 1.000 người, 240 kỵ binh, 760 bộ binh. Một đôi khi chữ này dùng chỉ một đội quân biệt lập gồm 200 người. Nếu hiểu chữ này theo nghĩa của một lực lượng nhỏ nhất, cũng đáng ngạc nhiên khi người ta phái một sô binh sĩ đông đảo đến thế đi bắt một
430 WILLIAM BARCLAY
18,1-1 1
người thợ mộc không vũ trang. Vào dịp lễ Vượt Qua, Giêrusalem thường được tăng cường nhiều binh sĩ. Họ đóng quân tại tháp Antonia nhìn xuống Đền Thờ, luôn luôn trong tư thế sẩn sàng. Nhưng làm như thế là đề cao sức mạnh của Chúa Giêsu. Lúc các nhà cầm quyền quyết định bắt Chúa, họ đã phái đi gần như cả một đạo quân. Nơi con người độc đáo đó có một năng lực đến độ các kẻ thù của Ngài phải huy động cả một cơ đội để khuất phục Ngài và bảo đảm cho việc bắt giữ Ngài.
Rất ít khung cảnh trong Kinh Thánh cho chúng ta thấy đầy đủ các đức tính của Chứa Giêsu bằng cảnh Ngài bị vây bắt tại Giệtsimani.
1. Chúa can đảm. Thời gian lễ Vượt Qua nhằm lúc trăng tròn, ban đêm cũng sáng gần như ban ngày. Nhưng các kẻ thù của Chúa Giêsu đã đến với đèn và đuốc. Tại sao? Họ đâu cần đến chúng mới thấy đường đi trong ánh sáng màu bạc của đêm trăng? Chắc họ nghĩ sẽ phải sục sạo từng gốc cây, từng hốc núi, từng hang đá mới tìm thấy Chúa. Họ phỏng đoán Ngài phải trốn tránh. Thế nhưng thay vì ẩn mình, lúc họ đến, Chúa Giêsu bước ra và hỏi: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giêsu Nadarét”. Họ được trả lời: “Chính tôi đây!” Người mà họ tưởng phải sục sạo tìm kiếm và đang lẩn trốn sau các thân cây, các hốc núi, lại đứng sừng sững trước mặt họ với vẻ thách đô", mạnh bạo, với gương mặt sáng ngời. Đây là vẻ can đảm của một người sẵn sàng đương đầu với mọi sự xảy đến. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, nơi một thành phố bị vây, có người muôn ra đầu hàng nhưng vị lãnh tụ đã đứng lên hô lớn: “Thà chết đứng còn hơn sống quì”. Nếu phải chết, Chúa Giêsu chịu chết như một vị anh hùng.
2. Chúa đầy uy quyền. Ngài đang đứng đó một mình, đơn độc, chẳng có vũ khí trong tay. Phía bên kia là hàng trăm người, vũ trang đầy đủ, thế nhưng, đôi diện với Ngài, họ đã phải lùi lại và ngã xuống đất. Lúc đó ngời sáng một vẻ uy nghiêm nơi Chúa Giêsu. Từ Ngài đã tuôn tràn một uy quyền. Tuy đơn độc, Ngài vẫn mạnh hơn sức mạnh của kẻ thù.
3. Chúa đã tự nguyện chịu chết. Một lần nữa Chúa Giêsu có thể tránh được cái chết nếu Ngài muôn. Ngài có thể đi qua giữa họ và tiếp tục đi đường mình. Nhưng Chúa không làm thế,
18,1-Il
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 431
Ngài còn giúp cả kẻ thù bắt Ngài, Ngài đã tự chọn lấy cái chết cho mình.
4. Chúa yêu thương và bảo vệ. Ngài không nghĩ về mình, mà nghĩ đến các bạn thân. Ngài nói: Chính tôi đây, chính tôi là người các anh muốn bắt, hãy bắt tôi và để cho những người này đi. Ngài đã nghĩ đến việc họ có thể bị nguy hiểm hơn là nghĩ đến mình. Trong số những câu chuyện bất tử về Thế Chiến Thứ Hai thì Alfred Sadd, giáo sĩ tại Tarrawa, đã nổi bật hơn cả. Lúc quân Nhật đến đảo ông ở, ông bị bắt xếp hàng chung với hai mươi người khác, phần đông là binh sĩ Tân Tây Lan đồn trú tại đó. Quân Nhật trải quốc kỳ Tân Tây Lan xuống đất, ra lệnh cho ông phải bước qua. Ông Sadd tiến đến gần lá cờ và khi đến nơi, ông bước sang phải. Chúng lại ra lệnh cho ông phải dẫm lên lá cờ, lần này, ông bước sang trái. Lần thứ ba bị buộc phải bước lên lá cờ, ông ôm lấy lá cờ mà hôn. Khi quân lính đưa cả nhóm đi xử bắn, nhiều người trong số họ nao lòng vì còn rất trẻ, nhưng ông Sadd khuyên họ nên vui lên, họ đứng thành hàng dài, ông Sadd ở chính giữa. Lập tức, ông bước ra trước và nói lời an ủi họ. Khi nói xong, ông trở về chỗ, nhưng vẫn đứng lố ra trước họ một chút để ông sẽ là người chịu chết trước. Sadd nghĩ đến hoạn nạn của người khác trước khi nghĩ đến mình. Ngay trong vườn Giệtsimani, Chúa Giêsu vẫn yêu thương bảo vệ các môn đệ Ngài.
5. Chúa vâng lời tuyệt đôi. Ngài nói: “Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy lẽ nào Thầy chẳng uống?” Đó là ý của Đức Chúa Cha, với Ngài thế là đủ. Chính Ngài đã giữ trung tín cho đến chết.
Trong câu chuyện này có một nhân vật mà chúng ta phải xét cho công bình, đó là Phêrô. Ông đã một mình rút gươm ra, đơn độc đối phó với hàng mây trăm người. Tuy chẳng bao lâu nữa, ông sẽ chối Chúa, nhưng chính lúc ấy, vì Chúa Cứu Thế, ông sấn sàng đơn độc chống lại mây trăm người. Chúng ta có thể nói về sự hèn nhát và thât bại của Phêrô, nhưng đừng bao giờ quên lòng can đảm của ông lúc trong vườn Giệtsimani.
432 WILLIAM BARCLAY
18,12-14.19-24
Chúa Giêsu Trước Mặt Khanan
Gioan 18,12-14.19-24
12 Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Do Thái bắt Đức Giêsu và trói Người lại. Trước tiên, họ điệu Đức Giêsu đến ông Khanan là nliạc phụ ông Caipha. Ông Caipha làm thượng tế năm đó. 14 Chính ông này đã đề nghị với người Do Thái là nên để một người chết thay cho dân thì hơn.
19 Vị thượng tế tra hỏi Đức Giêsu về cúc môn đệ và giáo huấn của Người. 20 Đức Giêsu trả lời: “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi nẹười Do Thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. 21 Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xỉn cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì. ” 22 Đức Giêsu vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người mci nói: “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?” 23 Đức Giêsu đáp: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?"24 Ông Khanan cho giải Nĩịười đến thượng tếCaipha, Người vẫn bị trói.
Để phần tường thuật được liên tục, chúng ta nhập chung hai đoạn đề cập việc Chúa Giêsu bị xét xử trước mặt Khanan và phân đoạn đề cập đến tấn thảm kịch của Phêrô.
Chỉ riêng Gioan cho chúng ta biết: trước hết, Chúa Giêsu bị đưa đến Khanan, ông là một nhân vật quan trọng. Edersheim đã viết: “Không có nhân vật nào trong lịch sử Do Thái thời đó được người ta biết rõ hơn là Khanan, chưa có ai gặp may mắn và thành công hơn ông, những cũng không ai bị quần chúng oán ghét hơn vị cựu thượng tế này”. Khanan là người có thế lực ẩn đằng sau chiếc ngai vàng tại Giêrusalem, chính ông vẫn là thượng tế từ năm 6-15
S.C., bốn con trai ông cùng từng là thượng tế, và Caipha là con rể. Sự kiện đó có nhiều điểm gợi ý soi sáng cho chúng ta. Đã có một thời, lúc dân Do Thái còn được tự do, vị thượng tế đã hành chức trọn đời, nhưng khi các tổng đốc Roma tới thì chức vụ này trở thành một địa vị để tranh giành, âm mưu, tham nhũng và thối nát. Bây giờ chức vụ đó thuộc về kẻ nịnh hót giỏi nhất và đâu giá cao nhất, kẻ đầu đàn đứng về phía quan tổng đốc Roma. Vị thượng tế là một
18,12-14.19-24
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 433
người công tác ở cấp cao nhất, là kẻ mua lấy đời sống an nhàn, uy tín, sung sướng và thế lực bằng tiền hối lộ và bằng sự cộng tác chặt chẽ với những kẻ đang cai trị đất nước mình. Gia đình Khanan rất giàu có, từng người một đã mưu đồ, tham nhũng để giành chức vụ đó. Khanan luôn luôn đứng sau mọi hoạt động đó.
Cách làm tiền của Kha-nan cũng là chuyện ô nhục. Tại sân dành cho người ngoại của khu vực Đền Thờ, có những kẻ bán súc vật để làm lễ vật (Chúa Giêsu đã từng đánh đuổi). Họ không phải là những kẻ mua bán mà là bọn người cắt cổ, làm tiền. Luật định tất cả các lễ vật trong Đền Thờ phải không tỳ vết. Có những thanh tra xem xét việc ấy, con vật được mua ngoài khu vực Đền Thờ sẽ phải bị khám xét, kiểm tra, và chắc chắn người ta sẽ tìm được tì vết, nếu muốn. Nhưng người đến thờ phượng dâng lễ bắt buộc phải tới các quầy trong Đền Thờ để mua những con vật được khám xét, như thế không sợ bị từ khước. Việc ấy rất thuận lợi và dễ dàng trừ ra một điều, đó là bên ngoài Đền Thờ, một cặp bồ câu giá 9 xu, nhưng bên trong Đền Thờ nó được bán giá một đồng rưỡi. Tất cả chuyện mua bán trong Đền Thờ nhằm bóc lột, các quầy hàng buôn bán con vật sinh tế trong Đền Thờ vẫn được gọi là cửa hàng bách hóa của Kha-nan. Đó là tài sản của gia đình ông. Nhờ bóc lột những người đến thờ phượng và mua bán những lễ vật, gia đình ông thâu góp được một tài sản kếch sù. Chính người Do Thái cũng oán ghét gia đình ông. Trong kinh Talmud có câu: “Khốn thay cho nhà Khanan, khốn thay cho tiếng huýt sáo của lũ rắn độc đó. Họ là thượng tế, các con trai họ giữ kho, các con rể họ ở đội bảo vệ Đền Thờ, và tôi tớ họ đánh đập dân chúng bằng gậy”. Ông và cả nhà ông là những nhân vật nổi tiếng.
Vậy chúng ta thây tại sao Khanan lại thu xếp để Chúa Giêsu được đưa đến ông trước nhất? Chúa Giêsu đã tấn công vào mối lợi của ông, đã dọn sạch Đền Thờ khỏi những kẻ bán các con vật làm của lễ, và đánh đúng nhược điểm của ông, tức là túi tiền cùng với trương mục ngân hàng của ông. Ông muốn mình là người đầu tiên được nhìn thây tên Galilê gây rối đã bị bắt, bị thua, bị đánh tan đó.
Việc tra xét trước mặt Khanan là chuyện phỉ báng công lý. Điều luật chính trị Do Thái xác định không thể hỏi một câu gì mà khi trả lời, bị cáo buộc phải nhận mình có tội. Một học giả Do Thái
434 WILLIAM BARCLAY
18,15-18.25-27
nổi tiếng thời trung cổ là Maimonides đã viết: “Luật chân chính của chúng tôi không kết án tử hình một tội nhân căn cứ vào chính lời nhận tội của người ấy”. Khanan vi phạm nguyên tắc của công lý Do Thái khi tra vấn Chúa Giêsu. Ngài nhắc ông: “Đừng hỏi tôi, hãy hỏi những người đã nghe tôi”. Ngài có ý bảo: “Hãy tìm bằng chứng về tội cho đứng cách và hợp pháp. Hãy hỏi các nhân chứng, đó là điều ông có quyền làm. Đừng tra vấn tôi vì ông không có quyền làm như vậy.” Khi Chúa Giêsu nói thế, một trong các sĩ quan có mặt tại đó vả vào mặt Ngài. Hẳn ông này có ý bảo rằng: “Ngươi lại muốn dạy thầy thượng tế cách xét xử một vụ án hay sao?” Chúa đáp: “Nếu tôi nói hay dạy điều gì bất hợp pháp thì các ông hãy gọi những nhân chứng đi. Tôi chỉ trưng dẫn luật mà thôi. Tại sao ông lại đánh tôi?”
Chúa Giêsu không bao giờ hy vọng vào công lý của họ. Ngài đã chạm vào mối lợi riêng của Khanan và các đồng liêu của ông. Chúa đã bị kết án trước khi bị xét xử. Khi đã dân thân vào tội ác, người ta muốn loại trừ ngay bất kỳ kẻ nào chống lại mình. Kha-nan không thể làm việc đó bằng những phương tiện đúng đắn nên phải cố dùng thủ đoạn, xử án bằng bất công, đánh đập, và đó không còn là xét xử nữa.
Vị Anh Hùng Và Kẻ Hèn Nhát
Gỉoan 18,15-18.25-27
Ông Simôn Phê rô và một môn đệ khác đi theo Đức Giêsu. Người môn đệ này quen biết vị thượng tế, nên cùng với Đức Giêsu vào sân trong của tư dinh vị thượng tế. Còn ông Phêrô đứng ở phía ngoài, gần cổng. Người môn đệ kìa quen biết vị thượng tế ra nói với chị ẹÍLÌ cổng, rồi dẫn ông Phêrô vào. Người tớ gái giữ cổng nói với ông Phẽrô: “Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của người ấy sao?” Ông liền đáp: “Đâuphải. ” 18 Vì trời lạnh, các đầy tớ và thuộc hạ đốt than và đứng sưởi ở đó; ông Phêrô cũng đứng sưởi với họ.
25 Còn ông Simôn Phêrô thì vẫn đứng sưởi ở đó. Người ta nói với ông: “Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của ông ấy sao?” Ông liền chối: “Đâu phải. ” 26 Một trong các đầy tớ của vị
18,15-18.25-27
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 435
thượng tế, CÓ họ với người bị ông Phêrô chém đứt tai, lên tiếng hỏi: “Tôi đã chẳng thấy bác d trong vườn với ông ấy sao?" 27 Một lần nữa ông Phêrô lại chối, và ngay lúc ấy gà liền gáy.
Trong khi các môn đệ khác bỏ Chúa và chạy trốn, Phêrô đã không làm như thế. Ông theo Chúa sau khi Ngài bị bắt, vì ông không thể tự dứt mình ra. Ông đến nhà Caipha là thầy thượng tế, cùng đi với môn đệ khác có quen biết thầy thượng tế nên được quyền vào nhà. Có nhiều cách để suy luận môn đệ kia là ai, vì Kinh Thánh không nói tên, cũng chẳng có gì chắc chắn về lai lịch người ấy. Có người nghĩ ông chỉ là môn đệ vô danh không ai biết tên, kẻ khác thì kết hợp người ấy với Nicôđêmô, hoặc Giuse người Arimathê, cả hai đều là thành viên Tòa Công Luận và chắc quen thân với thầy thượng tế. Một gợi ý đặc biệt đáng chú ý đã được nêu lên là Giuđa ítcariốt. Giuđa chắc đã đi lại nhiều lần để dàn xếp chuyện phản nộp, chắc cả đầy tớ gái mở cửa lẫn thầy thượng tế đều biết rõ ông ta. Nhưng dường như ý kiến này đã bị đánh đổ, vì sau chuyện xảy ra trong vườn Giệtsimani, lúc Giuđa đến với các tên lính cùng bọn người của thầy thượng tế và người Pharisêu, việc ông ta dự phần vào việc nộp Chúa đã hết sức rõ ràng, nên khó có thể nghĩ rằng Phêrô lại còn liên lạc với Giuđa. Quan điểm truyền thống cho rằng người môn đệ vô danh ấy chính là Gioan. Quan điểm này rất mạnh đến độ khó có thể gạt qua một bên, nhưng vân đề là tại sao Gioan một người xứ Galilê, lại quen biết và dường như là rất thân với thầy thượng tế?
Có hai gợi ý nhằm giải thích mối liên hệ giữa Gioan với các người nhà của thầy thượng tế: a) Một thời gian sau đó, có một người tên là Polycrates viết về sách Phúc Âm Thứ Tư. Polycrates không hề nghi ngờ việc Gioan viết Phúc Âm ấy, và Gioan chính là môn đệ được Chúa yêu, nhưng ông có viết một điều kỳ lạ về Gioan. Ông bảo rằng Gioan vốn là dòng dõi tư tế và có đeo dải băng vàng gọi là petalos hay ziz, có viết mấy chữ “Thánh thay Đức Chúa” mà thầy thượng tế vẫn đeo ở trán. Nếu thật vậy thì Gioan vốn thuộc dòng dõi thầy thượng tế. Nhưng thật khó tin Gioan thuộc dòng dõi tư tê, các sách Phúc Âm đều ghi rõ ông là người Galilê làm nghề đánh cá. b) Lời giải thích thứ hai dễ chấp nhận hơn, thân sinh của Gioan làm nghề đánh cá và rất phát đạt vì có thuê cả công nhân (Mc 1,20). Một trong những kỹ nghệ lớn của xứGalilê
436 WILLIAM BARCLAY
18,15-18.25-27
là kỹ nghệ muối cá. Vào thời đó, cá tươi là xa xỉ phẩm vì không có phương tiện vận chuyển tốt để giữ được cá tươi, do đó cá muôi tức là thức ăn hàng ngày. Có người cho rằng thân sinh của Gioan là người buôn bán cá muối, đã cung cấp cá muôi cho gia đình thầy thượng tế và các người giúp việc nhà ông. Gioan vẫn thường đến giao hàng cho gia đình này. Giả thuyết này được hậu thuẫn bởi một truyền thuyết. H.v. Morton cho chúng ta biết, đến ngày nay trong các đường phô" đi theo cổng hậu tại Giêrusalem có một ngôi nhà nhỏ được gọi là quán cà phê của người Á Rập. Trong đó, có nhiều tảng đá và vòm cửa xưa kia thuộc về một ngôi nhà thờ Kitô giáo thời ban đầu. Các tu sĩ dòng Franciscan tin rằng ngôi nhà thờ đó nằm trên mảnh đất của ngôi nhà thuộc về Dêbêđê, thân sinh của Gioan. Họ tin rằng gia đình ông buôn bán cá ở xứ Galilê, có một chi nhánh tại Giêrusalem, và cung cấp cá muôi cho thượng tế Cai-pha, chính vì lý do đó mà Gioan có thể ra vào nhà thượng tế dễ dàng. Cho dù những chuyện kể trên có thế nào đi nữa, thì Phêrô cũng đã vào trong nhà thượng tế, và tại đó, ông đã chối Chúa ba lần.
Có một điều hết sức thú vị về tiếng gà gáy. Chúa Giêsu báo trước cho Phêrô rằng ông sẽ chối Chúa ba lần trước khi gà gáy. Nhưng có điểm khó giải thích trong vấn đề này. Theo luật lễ nghi trong Do Thái giáo, giữ gà trống trong thành thánh là bất hợp pháp. Chúng ta không thể biết chắc rằng điều luật ấy có được tuân thủ hay không. Nhưng người Roma có một tập quán quân sự, đêm được chia thành bốn canh: từ 6 giờ - 9 giờ tối, 9 giờ - 12 giờ đêm, từ nửa đêm - 3 giờ sáng, 3 giờ - 6 giờ sáng. Sau phiên canh thứ ba thì đổi gác và đánh dấu việc đổi gác đó, có một hồi kèn được thổi vào lúc 3 giờ sáng. Hồi kèn đó theo tiếng La Tinh là gallicinium, tiếng Hy Lạp là alektorophonia, cả hai đều có nghĩa là tiếng gà gáy. Có thể Chúa Giêsu đã bảo Phêrô: “Trước khi kèn thổi bản gà gáy, thì anh đã ba lần chối thầy”. Mọi người tại Giêrusalem đều biết rất rõ kèn thổi lúc ba giờ sáng. Đêm đó, khi tiếng kèn vang lên trong thành phố thì Phêrô đã nhớ lại.
Vậy, ông đã chối Chúa trong sân thượng tế. Chưa ai bị các nhà truyền giáo và các nhà chú giải Kinh Thánh đối xử bất công như Phêrô. Điều luôn luôn được nhấn mạnh trong câu chuyện này là chỗ thất bại và nhục nhã của Phêrô. Nhưng có nhiều điều cần phải nhớ:
«.25-27
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 437
1. Các môn đệ khác đều đã bỏ Chúa mà chạy trốn, ngoại trừ Gioan, nếu ông chính là người môn đệ vô danh trong đoạn sách này. Tất cả đều đã tránh mặt, trừ Phêrô. Hãy nghĩ đến những gì ông đã làm. Chỉ một mình ông rút gươm chống lại bọn người hung dữ đáng sợ trong vườn Giệtsimani. Một mình ông đã theo Chúa cho đến cuối cùng để xem việc gì xảy ra. Ông là người dũng cảm duy nhất. Điểm đầu tiên cần nhớ về Phêrô không phải là sự thất bại, nhưng chính lòng can đảm đã giữ ông lại gần Chúa Giêsu trong khi những người khác đều đã tránh mặt. Điều phi thường về Phêrô là sự thất bại này chỉ có thể xảy đến cho một người vô cùng dũng cảm. Quả thật, Phêrô đã thất bại, nhưng ông đã thất bại trong hoàn cảnh mà không có môn đệ nào khác dám đương đầu. Ông đã thất bại không phải vì hèn nhát, nhưng vì lòng dũng cảm.
2. Phêrô rất yêu mến Chúa Giêsu. Tình yêu đã khiến ông chịu nổi cơn thử thách. Những người khác đều đã bỏ mặc Chúa Giêsu một mình, nhưng chỉ có Phêrô còn đứng gần bên Chúa. Ông yêu Chúa đến nỗi không thể rời bỏ Ngài. Quả thật, Phêrô đã thất bại, nhưng thất bại trong hoàn cảnh mà chỉ có người chân thành yêu Chúa mới gặp.
3. Phêrô đã chuộc lại lỗi lầm của mình. Mọi việc đã không dễ dàng cho ông. Việc ông chôì Chúa chẳng bao lâu đã lan tràn cùng khắp, vì thiên hạ vẫn thích những câu chuyện có ác ý. Theo truyền thuyết, có người đã nhại lại tiếng gà gáy mỗi lần thấy ông đi ngang. Nhưng Phêrô đã can đảm, kiên trì nhằm chuộc lại lỗi lầm của mình, đã bắt đầu từ chỗ thất bại đạt đến chỗ thật sự cao cả vĩ đại.
Điểm chính ở đây là con người thật của Phêrô đã khẳng định lòng trung thành của ông tại phòng cao, đã một mình rút gươm ra dưới ánh trăng trong vườn Giệt-si-ma-ni, đã theo Chúa vì không thể bỏ mặc Ngài một mình. Con người bị đè nén dưới áp lực và chối Chúa không phải là Phêrô đích thực, đó là điều Chúa Giêsu đã thấy. Điều siêu việt nơi Chúa Giêsu là Ngài nhìữ thây con người thật của chúng ta bên dưới sự thất bại. Ngài hiểu biết và yêu thương chúng ta, bât châp những gì chúng ta đã làm. Ngài yêu chúng ta không vì chúng ta là người như thế nào, nhưng vì những gì đang có trong chúng ta đã khiến chúng ta trở thành những người như thế nào. Tinh yêu tha thứ của Chúa Giêsu lớn lao đến nỗi, Ngài thấy
438 WILLIAM BARCLAY
18,28-1 y. Ib
được con người thật của chúng ta không phải trong sự thiếu đức tin, nhưng trong lòng trung thành của chúng ta, không phải trong sự thất bại trước tội lỗi, nhưng trong lòng hướng tới thánh thiện ngay cả khi chúng ta thất bại.
Chúa Giêsu Với Philatô
Gỉoan 18,28-19,16
2S Vậy, người Do Thái điệu Đức Giêsu từ nhà ông Caipha đến dinh tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng. Nhưng họ không vào dinh kẻo bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được. 29 Vì thế, tổng trân Philatô ra ngocii gặp họ và hỏi: «Các người tố cáo ông nciỵ về tội gì?” 30 Họ đáp: «Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan.» Ông Philatô bảo họ: «Các người cứ đem ông ta đi mà xét xử theo luật của các người.» Người Do Thái đáp: «Chúng tôi không có quyền xử tử ai cả.» 32 Thế Ici ứnẹ nghiệm lời Đức Giêsu đã nói, khi ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.
33 Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với Người: «Ông có phải là vua dân Do Thái không?” 34 Đức Giêsu đáp: «Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác dã nói với ngùi về tôi?” 35 Ông Philatô trả lời: «Tôi lù người Do Thái sao? Chính dân cửa ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?" ỉ6 Đức Giêsu trả lời: «Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tỏi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.» 37 Ông Philatô liền hỏi: «Vậy ông là vua sao?” Đức Giêsu đáp: «Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đíùig về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.» 38 Ông Philatô nói với Người: «Sự thật là gì?”
Nói thế rồi, ông lại ra gặp người Do Thái và bảo họ: «Phần ta, ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ỏng ấy. 39 Theo tục lệ của các người, vào dịp lễ Vượt Qua, ta thường tha một người nào đó cho các người. Vậy các người có muốn ta tha vua dân Do Thái cho cức người không?” 40 Họ lại la lên rằng: «Đừng tha nó, nhưng xin tha Baraba! Mà Baraba là một tên cướp.
io,Z0-iy, 10
TIN MUNG THEO THANH GIOAN 4!3y
19 ' Bẩy giờ ông Philatô truyền đem Đức Giêsu đi và đánh đồn Người. 2 Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ.3 Họ đến gần và nói: «Kính chào Vua dân Do Thái!, rồi vả vào mặt Người.
4 Ông Philatô lại ra ngoài và nói với người Dữ Thái: «Đây ta dẫn ỗníỊ ấy ra ngoài cho các người, để các người biết là ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy.» 5 Vậy, Đức Gỉêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: «Đây là người! 6 Khi vừa thấy Đức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằnẹ: «Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá! Ông Philatô bảo họ: «Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm tlĩcív lý do để kết tội ông ấy.» 7Người Do Thái đáp lại: «Chímạ tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa.»
8 Nghe lời đó, ông Philatô càng sợ hơn nữa. 9 Ông lại trở vào dinh và nói với Đức Giêsu: «Ông từ đâu mà đến?” Nhiùig Đức Giêsu không trả lời. 10 Ông Philatô mới nói với Người: «Ông không trả lời tôi ư? Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?” " Đức Giêsu đáp lại: «Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn.»
12 Từ đó, ông Philatô tìm cách tha Người. Nhưng dân Do Thái kêu lên rằng: «Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xêda. Ai xưng mình là vua, thì chống lại Xêcla.» IJ Khi nghe thấy thế, ông Philatô truyền dẫn Đức Giêsu ra ngoài. Ông đặt Người ngồi trên toù, ở nơi gọi là Nền Đá, tiếngDo Thái là Gápbatha. 14 Hôm ấy lù ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa. Ông Philatô nói với người Do Thái: «Đây là vua các người! 15 Họ liền hô lớn: «Đem đi! Đem nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá! Ông Philatô nói với họ: «Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao?” Các thượng tê đáp: «Chúng tôi không có vua nào cả, nẹoài Xêda.» 16 Bấy giờ ông Philatô trao Đức Giêsu cho họ đóng đinh vào thập giá. Vậy họ điệu Đức Giêsu đi.
Trong Tân ước, đây là phần tường thuật có nhiều kịch tính về cuộc xét xử Chúa Giêsu. Nếu cắt ra thành nhiều đoạn ngắn, ta sẽ đánh mất tính chât kịch của nó, chúng ta phải đọc đoạn này như
440 WILLIAM BARCLAY
]»,Z»-iy,IO
một toàn thể, rồi sau đó dành ra nhiều ngày để nghiên cứu. Kịch tính trong đoạn này nằm ở điểm đối chọi, qua lại giữa nhiều nhân vật, do đó cách tốt nhất để nghiên cứu không phải là xem từng đoạn ngắn kế tiếp, nhưng là tìm hiểu theo các nhân vật làm diễn viên trong vở kịch ấy.
Chúng ta bắt đầu nhìn vào dân Do Thái, bấy giờ đang bị người Roma đô hộ. Người Roma dành cho họ được quyền tự trị rất rộng rãi, nhưng không được phép thi hành án tử hình. Quyền dùng gươm, ius gladii, tức quyền xử tử thuộc về người Roma. Kinh Talmud có ghi: “Bốn mươi năm trước khi Đền Thờ bị phá hủy, việc xét xử để cho sống hay chết đã không còn thuộc quyền dân Do Thái”. Khi đề cập quan tổng đốc đầu tiên là Coponius được bổ nhiệm để cai trị Palestine, Josephus bảo: “Coponus được sai đến làm tổng đốc, được Xêda ủy thác quyền sinh sát trong tay” (Josephus, Những Cuộc Chiến Tranh của Dân Do Thái 2.9.11). Josephus cũng kể có một tư tế tên Ananus nhất định xử tử một người trong sô" những kẻ thù cửa ông. Những người Do Thái thận trọng đã chống lại quyết định ấy, lý luận rằng ông không có quyền kết án hay thi hành một bản án như vậy. Ananus không được phép thi hành quyết định của mình và bị cách chức chỉ vì đã nghĩ đến việc làm như vậy (Josephus, Thời Xưa-của Dân Do Thái, 20,9). Thỉnh thoảng, như trong trường hợp Stêphanô, người Do Thái dành quyền ấy cho minh, nhưng về mặt pháp lý chính thức, họ không có quyền kết án một ai cả, do đó dân Do Thái giải Chúa Giêsu đến Philatô.
Nếu có quyền thực thi án tử hình thì họ sẽ thực hiện bằng cách ném đá. Luật pháp qui định: “Ai nói phạm đến danh Chúa hẳn sẽ bị xử tử, cả cộng đoàn sẽ ném đá nó” (Lv 24,16). Lúc đó, nhân chứng là người ném đá đầu tiên, “Các người chứng phải ra tay trước hết, làm nó chết đi, kế sau là dân” (Đnl 17,7). Đó là mấu chô't của câu 32, cho là mọi việc đã xảy ra như vậy để ứng nghiệm lời Chúa Giêsu từng nói trước Ngài sắp phải chịu chết cách nào. Chúa đã phán khi bị treo lên, nghĩa là khi Ngài bị đóng đinh vào thập giá thì sẽ kéo mọi người đến với Ngài (Ga 12,32). Muốn cho lời tiên tri này được ứng nghiệm, Ngài phải bị đóng đinh chứ không bị ném đá. Do đó, ngoài sự kiện luật Roma không cho phép dân Do Thái thực thi án tử hình, Chúa phải chết theo cách của người Roma là Ngài phải bị treo lên.
18,28-19,16
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 441
Từ đầu đến cuối, dân Do Thái tìm cách lợi dụng Philatô để thực hiện các mục đích của họ. Họ không thể tự mình giết Chúa Giêsu nên quyết định dùng người Roma giết Ngài giùm họ.
Qua câu chuyện này chúng ta thấy nhiều điểm nổi bật nữa về dân Do Thái:
1. Họ đã bắt đầu bằng lòng ghen ghét Chúa Giêsu, nhưng kết thúc bằng cơn điên loạn do lòng thù hận. Họ trở thành một đám đông điên cuồng, hò hét, tru như chó sói, mặt mày méo mó đầy cay đắng: “Hãy đóng đinh hắn! Hãy đóng đinh hắn!”. Cuối cùng dân Do Thái đạt đến sự thù ghét điên cuồng, không còn trí khôn, không còn tình thương, không có cả lòng nhân đạo bình thường của con người. Trên thế gian này không có gì bẻ cong sự phê phán của một người cho bằng lòng ghen ghét. Thù ghét là một chứng điên loạn. Khi một người đã để mình giận ghét rồi, người ấy không thể nào suy nghĩ, nhìn thấy, hay nghe mà không bị méo mó lệch lạc. Thù ghét là điều vô cùng khủng khiếp, vì nó cướp mất tất cả cảm giác và ý thức của con người.
2. Sự thù ghét khiến dân chúng đánh mất mọi ý thức về quân bình. Họ thận trọng giữ thật tỉ mỉ các luật lệ về tinh sạch theo lễ nghi đến độ không vào trường án của Phi-la-tô, nhưng lại sẵn sàng làm mọi việc để đóng đinh Con Chúa Trời vào thập giá. Muốn dự lễ Vượt Qua, người Do Thái phải giữ mình tinh sạch tuyệt đối theo nghi lễ. Nếu vào trường án của Phi-la-tô thì họ tự làm ô uế mình theo hai phương diện. Trước nhất, luật của Kinh sư ghi: “Chỗ ở của một người ngoại là bất khiết”. Thứ hai, lễ Vượt Qua là lễ bánh không men. Trong phần chuẩn bị cho lễ ấy thì có lễ tìm men và loại khỏi nhà tất cả những gì có men. Men là biểu tượng của điều ác, phải loại ra khỏi nhà. Vào trường án của Phi-la-tô tức là chỗ có men, vào chỗ như vậy đang khi sửa soạn dự lễ Vượt Qua là tự làm ô uế mình. Dù người Do Thái có vào nhà một người ngoại, một nhà có men, thì họ cũng chỉ bị ô uế đến tối mà thôi. Sau đó, họ phải chịu nghi lễ tẩy rửa, và được sạch. Qua đó, hãy nhìn xem hành động của người Do Thái. Họ thận trọng, tỉ mỉ giữ mọi chi tiết của một nghi lễ theo luật, đồng thời lại reo hò yêu cầu đóng đinh Con Đức Chúa Trời vào thập giá, trong khi Ngài vốn là tình yêu nhập thể. Đó chính là điều loài người luôn luôn sẵn sàng thực hiện. Hằng ngày, có nhiều tín hữu cầu kỳ trong những việc nhỏ nhặt,
442 WILLIAM BARCLAY
nhưng lại bỏ qua luật yêu thương, tha thứ và phục vụ Thiên Chúa. Nhiều cộng đoàn giữ thật tỉ mỉ những chi tiết về may mặc, đồ dùng trong nhà, nghi lễ, trong khi tinh thần yêu thương, thông hiệp là quan tâm đến nhau lại hoàn toàn vắng bóns. Điều buồn nhất trên đời là tâm trí con người mất đi ý thức về sự quân bình, về khả năng sắp xếp mọi việc theo đúng thứ tự trước sau.
3. Dân Do Thái đã không ngần ngại bóp méo lời tố cáo của họ để chống lại Chúa Giêsu. Theo sự tra xét của họ thì Chúa Giêsu phạm tội lộng ngôn (Mt 26,65). Họ biết rất rõ Philatô sẽ không chịu xét xử một lời tô" cáo như vậy, mà sẽ bảo đó là chuyện tranh chấp về tôn giáo, và họ phải tự dàn xếp. Cuối cùng, họ dựng lên một lời vu khống về tội nổi loạn và bạo động chính trị. Họ tố cáo Chúa Giêsu tự xưng là vua, và họ biết rằng lời tố cáo đó thật láo khoét. Thù ghét quả là điều hết sức khủng khiếp, nó không ngần ngại bẻ cong chân lý. Con neười đã thua cuộc khi dùng sự dối trá để hậu thuẫn cho lý lẽ của mình.
4. Nhằm kết án tử cho Chúa Giêsu, dân Do Thái đã chối bỏ mọi nguyên tắc vốn có của họ. Điều kinh ngạc nhất mà người Do Thái đã nói ngày hôm đó là: “Chúng tôi không có vua nào khác, ngoài Xêda”. Samuen đã nói với dân chúng rằng Đức Chúa Trời, và chỉ một mình Ngài là vua của họ ( lSm 12,12). Khi họ trao mão miện cho Ghêđêôn, ông đã trả lời: “Ta chẳng quản trị các ngươi, con trai ta cũng không quản trị các ngươi đâu, Chúa sẽ quản trị các ngươi” (TI 8,23). Lúc mới đến Palestine, người Roma đã làm một cuộc kiểm tra dân số để tổ chức việc thâu thuế thông thường mà các dân tộc bị đô hộ phải nộp. Bấy giờ, nhiều cuộc nổi loạn đẫm máu nhất đã bùng nổ, vì người Do Thái nằng nặc chỉ có Chúa mới là Vua của họ mà thôi. Lời tuyên bố “Chúng tôi không có vua nào khác ngoài Xêda”, thật là một câu nói đảo ngược đáng kinh ngạc trong lịch sử. Câu khẳng định đó chắc phải khiến Philatô nín thở và nhìn họ bằng con mắt nửa bốì rối lạc lõng, nửa chế nhạo chua cay. Nhằm loại trừ Chúa Giêsu, dân Do Thái đã sẵn sàng dứt bỏ mọi nguyên tắc vốn có của họ. Đây quả là một bức tranh khủng khiếp. Lòng thù ghét khiến dân Do Thái trở thành một đám đông điên loạn hò hét, những kẻ cuồng tín ngây dại. Trong cơn thù ghét, họ đánh mất mọi tình thương, ý thức về quân bình, họ quên mọi nguyên tắc, công lý, quên cả Thiên Chúa. Trong lịch sử, chưa hề
18,28-19,16
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 443
CÓ trường hợp nào mà sự điên loạn do lòng thù ghét được phơi bày một cách sống động hơn thế.
Chúa Giêsu Với Philatô
Gioan 18,28-19,16
Bây giờ, chúng ta quay sang nhân vật thứ hai trong câu chuyện này là Philatô. Qua suốt cuộc xử án, thái độ của ông hầu như không thể hiểu nổi. Ông biết rất rõ những lời tố cáo của dân Do Thái chỉ là dốì trá và Chúa Giêsu hoàn toàn vô tội. Ông đã bị xúc động sâu xa vì Ngài và không hề muốn kết án tử hình, dù vậy chính ông đã định tội chết cho Ngài. Trước hết, ông cố tìm cách từ chối không chịu xét xử vụ án, rồi cố tìm cách tha Chúa Giêsu. Căn cứ trên thông lệ, vào ngày lễ Vượt Qua, người ta luôn luôn phóng thích một tội phạm. Sau đó, ông tìm thế dung hòa, làm dịu cơn giận của đám đông bằng cách sai đánh đòn Chúa Giêsu, và sau cùng, ông đưa ra một lời kêu gợi chót. Nhưng qua suốt cuộc xử án, ông không dám dứt khoát nói thẳng với dân Do Thái mình sẽ chẳng can dự vào âm mưu gian ác của họ. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu được Philatô nếu không biết lai lịch của ông, một phần do Josephus viết, một phần căn cứ vào tác phẩm của Philo. Muôn hiểu rõ vai trò của Philatô trong chuyện này, chúng ta phải lùi về quá khứ. Để bắt đầu, chúng ta cần biết một quan tổng trấn Roma đã làm gì tại xứ Giuđê?
Hêrôđê đại đế cai trị cả xứ Palestine, cho đến năm 4 TC thì bằng hà. Dù có nhiều lỗi lầm, Hêrôđê vẫn là một vị vua tốt ở nhiều phương diện, và rất thân thiết với người Roma. Theo di chúc, vua đã chia vương quốc cho ba con trai mình. Antipas nhận xứ Galilê và Berê; Philipphê nhận xứ Batana, Ôratinít và Tracônít là vùng hoang vu dân cư thưa thớt phía Đông Bắc; và Akhêlaô bóc lột và áp bức đến độ dân Do Thái yêu cầu người Roma truất ngôi ông ta và bổ nhiệm một quan tổng đốc. Người Roma truất ngôi ông ta và bổ nhiệm một quan tổng đốc người Roma. Dường như họ có ý muôn được sát nhập với tỉnh Syri rộng lớn. Nếu được vậy, tỉnh ấy sẽ quá rộng đên nỗi họ có thể bỏ mặc, tha hồ làm gì tùy ý. Tất cả các tỉnh thuộc đế quốc Roma đều được chia thành hai loại. Những
444 WILLIAM BARCLAY
18,28-iy.lö
tỉnh cần phải có quân đội trú đóng, ở dưới quyền kiểm soát trực tiếp của hoàng đế và là những tỉnh thuộc hoàng gia, còn các tỉnh không cần có quân đội nhưng vẫn có an ninh, không bị loạn lạc thì ở dưới quyền kiểm soát trực tiếp của nghị viện. Xứ Palestine thuộc loại rối loạn, cần có quân đội trú đóng, do đó, cũng ở dưới quyền kiểm soát của Xêda. Các tỉnh thật lớn thì được cai trị bởi một quan toàn quyền hoặc khâm sai, tỉnh Syri thuộc loại đó. Các tỉnh nhỏ hơn, thuộc hạng nhì thì do quan tổng đốc cai trị. Quan tổng đốc hoàn toàn kiểm soát cả quân sự lẫn hành chánh trong tỉnh. Ông ta đi kinh lý khắp nơi trong tỉnh mỗi năm ít nhất một lần, để nghe những vụ kiện tụng và khiếu nại. Ông quản lý việc thu thuế nhưng không có quyền tăng thuế. Ông được công quỹ cấp lương, tuyệt đốì bị cấm nhận quà cáp hoặc của hối lộ. Nếu ông lạm quyền, dân chúng trong cả tỉnh được quyền báo cáo lên hoàng đế.
Hoàng đế Augííttô đã bổ nhiệm một quan tổng đốc để kiểm soát mọi việc tại Palestine, và vị quan đầu tiên nhận nhiệm vụ vào năm 6 sc. Philatô nhậm chức từ năm 26 sc - 35 sc. Palestine là tỉnh có nhiều rắc rối, đòi hỏi phải có một người cương quyết, dám mạnh tay và khôn khéo. Chúng ta không được biết phần lai lịch về trước của Philatô, chắc chắn ông từng là một quan tổng đốc tài ba, nếu không chẳng bao giờ ông lại được giao trọng trách cai trị xứ Palestine. Xứ này phải được bảo vệ trong trật tự, vì chỉ cần liếc nhanh lên bản đồ cũng đủ biết nó là chiếc cầu nôi liền Ai Cập và Syri.
Nhưng với tư cách tổng đốc xứ Palestine, Philatô thất bại. Dường như ngay từ đầu, ông đã tỏ ra khinh thị và hoàn toàn không ưa người Do Thái. Có ba biến cô' gây tai tiếng đã đánh dấu sự nghiệp của ông. Biến cố thứ nhất xảy ra khi ông đến Giêrusalem không phải là thử phủ của xứ Palestine. Trụ sở hành chánh đóng ở Xêdarê. Nhưng quan tổng đốc thường lui tới Giêrusalem, ngụ tại cung điện cũ của Hêrôđê ở phía Tây thành phô". Mỗi lần như vậy ông đều có một toán quân hộ tông, có cờ riêng, trên đầu ngọn cờ có một tượng nhỏ bằng kim loại khắc hình hoàng đế đang cai trị. Với người Roina, hoàng đế là một vị thần; nhưng đối với người Do Thái thì đó là hình tượng do con người chạm khắc ra, vi phạm điều răn thứ hai. Các quan tổng đốc tiền nhiệm biết dân chúng giữ tỉ mỉ các luật lệ về tôn giáo, nên gỡ ảnh tượng kia ra trước khi vào thành
18,28-19,16
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 445
phô. Philatô không chịu gỡ, dù người Do Thái yêu cầu ông. Philatô là một con người sắt đá nhưng không chịu nhượng bộ những mê tín dị đoan của dân Do Thái. Ông quay về Xêdarê, thế là người Do Thái theo sát ông suốt năm ngày. Họ vốn khiêm tốn, nhưng rất cương quyết đối với đòi hỏi đó. Cuối cùng, Philatô triệu tập họ tại hí viện, cho lính bao vây và bảo nếu họ không chịu bỏ yêu sách thì sẽ bị giết ngay tại đó. Người Do Thái chìa cổ ra bảo bọn lính hãy chém đi. Cả đến Philatô cũng không dám tàn sát những con người không có khí giới phòng thân như vậy. Ông đành chịu thua, phải nhượng bộ, cho gỡ ảnh tượng khỏi các lá cờ. Philatô khởi đầu như vậy, và đó là một bắt đầu xấu.
Biến cố thứ hai như sau: Thành Giêrusalem không có đủ nước uống. Philatô quyết định xây một đường hầm dẫn nước mới. Lấy tiền ở đâu ra? Ông cướp kho Đền Thờ, trong kho có rất nhiều tiền bạc. Có thể ông không lấy số tiền dâng vào việc tế lễ và phụng vụ trong Đền Thờ, nhưng lấy tiền gọi là “coban” tức là tiền dâng từ các nguồn dâng mà chúng không được dùng vào các mục đích thánh. Đường hầm dẫn nước rất cần tiền, đó là một công trình cấp thiết, có ích cho Đền Thờ tẩy rửa vì con vật sát tế được dâng lên liên tục. Nhưng dân chúng oán ghét việc đó, họ nổi dậy, tràn ra các đường phố. Philatô sai lính trà trộn vào đám đông, mặc thường phục và dấu khí giới trong áo. Khi được lệnh, bọn lính tấn công đám đông và nhiều người Do Thái bị đánh đập và đâm chết. Một lần nữa, Philatô bị thất nhân tâm, việc ông đã làm có thể bị tố cáo lên hoàng đế.
Biến cô" thứ ba: càng tệ hơn cho Philatô. Nhưng chúng ta đã biết khi đến thành phố Giêrusalem, ông nsự trong cung điện cũ của Hêrôđê. Ông làm một số khiên có khắc tên hoàng đế Tibêriô. Các khiên đó có tên “khiên tự nguyện”, được dùng để tôn vinh, kỷ niệm hoàng đế được kể là một vị thần lạ được chạm khắc và triển lãm khắp nơi trong thành thánh để mọi người phải kính chào. Thế là dân chúng nổi điên lên, những người khôn ngoan nhất và thân cận nhât với Philatô đều khuyên ông dẹp bỗ các khiên ấy đi, nhưng ông từ chối. Dân Do Thái bèn báo cáo việc ấy lên hoàng đế Tibêriô, và Philatô được lệnh phải dẹp bỏ.
Cũng cần biêt Philatô kết thúc sự nghiệp như thế nào. Biến cố cuối cùng này xảy ra năm 35 sc. Sau khi Chúa Giêsu đã bị
446 WILLIAM BARCLAY
18,28-19,16
đóng đinh, có một cuộc nổi loạn nhỏ tại Samari, nhưng Philatô đã phản ứng cách vô cùng tàn bạo bằng những cuộc tàn sát đẫm máu. Dân xứ Samari vốn được xem là những cônơ dân trung thành với Roma. Quan khâm sai tại Syri phải can thiệp, Tibêriô ra lệnh triệu hồi Philatô về Roma. Lúc Philatô đang còn trên đường về kinh đô, hoàng đế Tibêriô băns hà, theo những gì chúng ta được biết thì Philatô chẳng bao giờ được đem ra xét xử, từ đó, ông cũng biến mất khỏi lịch sử.
Trở lại với đoạn Kinh Thánh này, chúng ta đã rõ vì sao Phiỉatô hành động như vậy. Dân Do Thái ép buộc ông phải đóng đinh Chúa Giêsu. Họ nói: “Nếu quan tha người này thì quan không phải là trung thần của Xêda”. Họ ngụ ý: “Thành tích của ông không tốt lắm đâu, ông đã bị khiếu nại trước đây rồi, nếu ông không nhượng bộ, chúng tôi sẽ báo cáo lên hoàng đế và ông sẽ bị cách chức đấy’’.Ngày hôm ấy tại Giêrusalem, quá khứ của Philatô đã trở lại, ám ảnh ông. Vì những lỗi lầm trong quá khứ mà Philatô bị ép buộc phải xử tử Chúa Giêsu, ông không còn dám thách đố người Do Thái nữa. Ông muốn giữ quyền lợi và địa vị của mình. Chúng ta cũng không nên trách ông, ông đã muôn làm việc phải, nhưng không có sức để làm trọn. Philatô đóng đinh Chúa Giêsu để giữ chỗ đứng của mình.
Chúa Giêsu Với Philatô
Gioan 18,28-19,16
Chúng ta đã biết tiểu sử Philatô, bây giờ hãy xét thái độ của ông trong khi xét xử Chúa Giêsu. Ông không muôn kết tội Chúa vì biết Ngài vô tội, nhưng ông đã bị quá khứ trói buộc. Vậy ông đã cố gắng làm gì và đã làm gì?
1. Thoạt tiên, Philatô cô" đổ trách nhiệm cho kẻ khác, ông bảo dân Do Thái: “Các ngươi hãy tự bắt lấy người này, và xử theo luật của các ngươi”. Philatô cô" né tránh trách nhiệm đôi với Chúa, không ai có thể làm được điều đó. Không ai thay chúng ta đối xử với Chúa Giêsu, chúng ta phải tự chọn cách đôi xử với Ngài.
18,28-19,16
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 447
2. Philatô tiếp tục cố tìm một lối thoát cho hoàn cảnh rắc rối của mình. Ông muốn lợi dụng tập tục phóng thích một tù nhân vào ngày lễ Vượt Qua để dàn xếp việc tha bổng Chúa Giêsu. Philatô cố tránh việc trực tiếp xử lý Chúa Giêsu. Không ai có thể tránh trực diện với Chúa Giêsu được. Chúng ta không thể tránh né quyết định đối xử với Chúa như thế nào, hoặc tin nhận Ngài, hoặc khước từ Ngài.
3. Philatô tiếp tục tìm cách dung hòa. Ông ra lệnh đánh đòn Chúa Giêsu. Có lẽ ông nghĩ làm như vậy có thể thỏa mãn, hay ít ra cũng làm dịu bớt được sự thù ghét của dân Do Thái, và ông có thể tránh được việc giết Chúa. Ông nghĩ có thể tránh tuyên án tử hình Chúa Giêsu bằng cách tuyên án đánh đòn Ngài. Một lần nữa, đây là một điều không ai có thể làm được. Không ai có thể thỏa hiệp với Chúa Giêsu, không ai có thể làm tôi hai chủ. Hoặc chống lại Chúa Giêsu, hoặc chúns ta đứng về phía của Ngài, không có phươns pháp dung hòa, thỏa hiệp nửa vời.
4. Philatô tiếp tục tìm cách kêu gọi dân Do Thái, ông đưa Chúa Giêsu đã bị đánh đòn nhừ tử ra cho dân chúng xem. Ông bảo họ: “Thế ta phải ra lệnh đóng đinh vua của các ngươi sao?” Ông cố gắng làm lệch cán cân bằng cách khêu gợi cảm xúc và thươne hại. Nhưng không ai có thể kêu gọi người khác quyết định thay cho mình. Địa vị của Philatô là phải tự quyết lấy, không thể thử kêu gọi dân chúng quyết định giùm mình. Không ai lẩn tránh được việc quyết định của cá nhân, phải tự quyết về thái độ và hành động của mình đối với Chúa Giêsu.
Cuối cùng Philatô cam chịu thất bại. Ông bỏ mặc Chúa Giêsu cho đám đông, vì ông không có can đảm quyết định theo lẽ phải và làm việc phải.
Nhưng vẫn còn những tia sáng phụ cho thấy nhiều khía cạnh khác nữa của cá tính Philatô.
a. Có phần ám chỉ thái độ đầy miệt thị của ông. Ông hỏi Chúa Giêsu có phải là Vua không? Ngài hỏi lại ông căn cứ vào những gì ông khám phá, hay do lời báo cáo gián tiếp? Philatô đáp: “Ta có phải là người Do Thái đâu? Sao ngươi lại muốn ta biết chuyện của người Do Thái?” Philatô kiêu căng, chẳng màng can thiệp vào những chuyện mà ông gọi là những cuộc cãi lộn và mê tín dị đoan
448 WILLIAM BARCLAY
18,28-19,16
của dân Do Thái. Chính tính kiêu căng đó đã khiến Philatô thất bại. Không ai có thể cai trị một dân tộc nếu không cố gắng tìm hiểu và đi sát với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng.
b. Philatô vừa hiếu kỳ vừa mê tín. Ông muốn biết gốc gác Chúa Giêsu ở đâu, thật ra ông còn nghĩ xa hơn ngoài sinh quán của Ngài. Khi nehe nói Chúa Giêsu tự xưng là Con Chúa Trời, ông càng bôi rối hơn nữa. Ông vôn mê tín chứ không sùng đạo, ông sợ nếu có phần nào là thật, là đúng trong điều đó thì sao? Ông vừa sợ mình có thể vì dân Do Thái mà quyết định thuận lợi cho Chúa Giêsu, nhưng cũng sợ có Đức Chúa Trời trong việc này. Philatô đã không đủ can đảm thách đô" người ta hoặc nhìn nhận có Đức Chúa Trời.
c. Nhưng trong thâm tâm, Philatô cũng có một niềm khao khát. Khi Chúa Giêsu bảo Ngài đến để làm chứng cho sự thật, ông hỏi: “Sự thật là gì?” Có rất nhiều cách để đặt câu hỏi này. Người ta có thể hỏi với thái độ cay cú, trào lộng, chua chát. Bacon đã làm cho câu nói của Philatô thành bất tử khi ông viết: “Philatô đã hỏi đùa chế nhạo: Chân lý là gì? Rồi không thèm dừng lại để nghe câu trả lời”. Nhưng thiết nghĩ khi Philatô hỏi câu này, ông không hề có ý trào lộng hay cay cú. Đây không phải là câu hỏi của kẻ chẳng thèm quan tâm đến việc gì cả. Đây là kẽ hở bộ áo giáp của Philatô. Ông hỏi câu này với lòng khao khát trong lúc mệt mỏi. Theo tiêu chuẩn loài người, Philatô là một người thành công: gần như ông đạt đến tuyệt đỉnh của các nấc thang hành chính dân sự trong chính quyền Roma, là quan toàn quyền một tỉnh của đế quốc Roma, nhưng ông vẫn còn thiếu một điều. Ớ đây, khi đối diện với người Galilê chất phác, bị thiên hạ ruồna bỏ, ehen ghét, Philatô cảm thấy là đôi với mình sự thật hãy còn là một điều bí mật, ông đang tự đưa mình vào tình huống không hy vọng nhận biết sự thật. Cũng có thể ông nói đùa, nhưng đó là lời nói đùa tuyệt vọng. Philip Gibbs kể lại cuộc tranh luận giữa T.s. Eliot, Margaret Irwin, c.Day Lewis và một số các nhân vật nổi tiếng khác về đề tài “Cuộc đời này có đáng sống không?” Ông nói: “Quả thật họ nói đùa, nhưng như những kẻ đùa bỡn đang gõ cửa tử thần vậy”. Philatô cũng thế, Chúa Giêsu vừa bước vào đời sống ông, ông bỗng thây mình đang còn thiếu một điều gì. Ngày hôm ấy, ông có thể tìm thây tất cả những gì mình còn thiếu, nhưng ông không đủ can đảm bât chấp thế gian, đoạn
1U,Z.U‘17, 1 \J
TIN MUNG THEO THANH GIOAN 44y
tuyệt với quá khứ, để đứng về phía Chúa Giêsu, và phía tương lại vinh quang.
Chúa Giêsu Với Phi-la-tô
Gioan 18,28-19,16
Chúng ta đã ngắm nhìn bức tranh của đám đông trong việc xét xử Chúa Giêsu, và cũng vừa xem bức tranh của Philatô. Bây giờ chúng ta đến với nhân vật trung tâm trong vở kịch này là chính Chúa Giêsu. Ớ đây, Ngài được phơi bày trước mắt chúng ta dưới một loạt những nét phác họa của một nghệ sĩ bậc Thầy.
1. Trước nhất và trên hết, không ai đọc câu chuyện này mà không thấy vẻ oai nghiêm cao cả của Chúa Giêsu. Chúng ta không hề có cảm giác Chúa là một bị cáo. Khi con người đối diện với Chúa Giêsu, không phải Chúa Giêsu bị xét xử, mà chính họ bị xét xử. Philatô đã kiêu căng, khinh miệt với nhiều điều thuộc về người Do Thái, nhưng ông đã không hề đối xử với Chúa Giêsu như vậy. Đọc câu chuyện này, chúng ta cảm thấy Chúa đang chủ động, còn Philatô bối rối, quờ quạng ngay trong một hoàn cảnh mà ông chẳng hiểu được. Oai nghi của Chúa Giêsu đã chiếu tỏa rạng rỡ lúc Ngài bị đưa ra xét xử trước mặt người ta.
2. Chúa Giêsu đã nói thẳng cho chúng ta về nước Ngài. Ngài xác định nước của Ngài không thuộc về thế gian này. Bầu khí tại Giêrusalem lúc nào cũng sắp bùng nổ. Vào ngày lễ Vượt Qua, nó lại càng giống như một quả mìn. Người Roma biết rõ điều này, nên nhằm ngày lễ Vượt Qua, họ luôn luôn tăng cường quân đội tại Giêrusalem. Dưới quyền của Philatô chưa bao giờ có được hơn ba ngàn binh sĩ. Một số binh sĩ đang ở Xedarê, tổng hành dinh của ông, một số khác chắc đang làm nhiệm vụ tại Samari, nên tại Giêrusalem chỉ có vài trăm lính đồn trú. Nếu Chúa Giêsu muốn nổi loạn, phất cờ khởi nghĩa, nếu Ngài muốn kêu gọi số người theo Ngài đứng lên chiên đâu làm loạn, Ngài có thể thực hiện dễ dàng. Nhưng ở đây Chúa Giêsu nêu rõ, Ngài là Vua, nước Ngài không có căn cứ trên bạo lực và vũ khí, nhưng là một vương quốc trong lòng người. Ngài không phủ nhận mục tiêu của Ngài là chinh phục thế gian, như là cuộc chinh phục bằng tình yêu.
450 WILLIAM BARCLAY
1 0,z-u~ 1 y, 1 \J
3. Chúa cho chúng ta biết tại sao Ngài đã đến thế gian, Ngài đến để làm chứng cho sự thật. Ngài đã đến để nói cho con người biết sự thật về Thiên Chúa, sự thật về chính họ, và sự thật về cuộc sông. Thời kỳ mò mẫm phỏng đoán của các sự thật nửa vời, đã chấm dứt. Ngài đến để nói cho loài người biết sự thật, đó là một trong những lý do quan trọng tại sao chúng ta hoặc tin nhận hoặc chối bỏ Chúa Giêsu. Không có tình trạng lưng chừng đối với sự thật. Người ta phải chấp nhận hoặc khước từ, và Chúa Giêsu chính là sự thật.
1. Chúng ta thấy sự can trường về phương diện thể xác của Chúa Giêsu. Philatô đã sai đánh đòn Ngài. Thời ấy, khi đánh đòn một phạm nhân, người ta cột chặt người ấy vào một cây cọc, phơi trần lưng ra. Roi là một dây da dài, có những cục chì hay xương mài bén đính vào, xé rách da lưng thành những vệt dài. Sau khi đánh như thế, ít người còn tỉnh được, một số chết ngay, một số đông trở thành điên dại. Chúa Giêsu đã phải chịu đựng điều đó, sau khi đánh nhừ tử, Philatô dẫn Ngài ra cho đám đông và nói, “Kìa xem người này!”. Đây là một trong những chỗ mà Gioan ngụ ý hai nghĩa, ở đây trước tiên Philatô muốn khơi dậy lòng thương hại của dân Do Thái. Ông nói, “Kìa, hãy xem con người khôn khổ, bị xài xể và đẫm máu kia! Các ngươi lại có thể reo hò đòi xử tử cách không cần thiết một con người như thế nữa sao?”. Nhưng ngay khi ông nói như vậy, chúng ta hầu như có thể nghe được giọng nói ông thay đổi và trong cặp mắt của ông đã hiện lên nét sửng sốt. Thay vì nói câu ây bằng nửa giọng khinh miệt, nửa để gợi sự thương hại, ông lại nói bằng một giọng ngưỡng mộ không thể kìm giữ được. Từ Philatô dùng là anthropos, danh từ thông thường trong Hi văn chỉ một con người, nhưng chẳng bao lâu sau đó, các tư tưởng gia Hy Lạp đã dùng từ đó để chỉ “con người của cõi trời” con người lý tưởng trọn vẹn, làm mẫu mực cho loài người. Dù người ta nói hay chẳng nói gì về Chúa Giêsu, thái độ anh hùng cao thượng của Ngài vẫn là điều có một không hai. Quả thật đây là một Con Người.
2. Một lần nữa, chúng ta thấy trong vụ xét xử Chúa, cái chết tất nhiên của Ngài và sự kiểm soát tối cao của Thiên Chúa. Philatô khuyến cáo Chúa Giêsu là ông có quyền tha hoặc đóng đinh Ngài. Chúa trả lời, ông chẳng có quyền gì cả, trừ khi Thiên Chúa ban cho ông quyền ấy. Đọc từ đầu đến cuối câu chuyện Chúa Giêsu bị
1 0,^.0“ 17,iU
HIN MUNÜ THEO 1 HANH GIOAN 43 1
đóng đinh, chúng ta không hề thây Ngài như một người bị mắc vào chiếc lưới của hoàn cảnh không thể kiểm soát được, Ngài không như một người bị đẩy vào chỗ chết. Nhưng đó là chuyện của một người mà những ngày cuối cùng là một cuộc diễu hành thẳng tiến đến mục tiêu là thập giá.
3. ở đây cũng là bức tranh khủng khiếp về sự im lặng của Chúa Giêsu. Một lần, Chúa đã không trả lời Philatô. Cũng có nhiều lần khác, Chúa đã im lặng: trước vị thượng tế (Mt 28,63; Mcl4, 61), trước Hêrođê (Lc 23, 9), khi nhà cầm quyền Do Thái tố cáo Ngài với Philatô (Mt 27, 14; Mc 15, 5). Chúng ta cũng có những kinh nghiệm khi trò chuyện cùng người khác, chúng ta nhận thấy không còn bàn cãi, thảo luận gì được nữa, vì chúng ta với họ không có chung một lập trường, hầu như mỗi người dùng một ngôn ngữ riêng. Điều này thật sự xảy ra khi người ta nói bằng ngôn ngữ tinh thần và tâm linh khác nhau. Khi Chúa Giêsu ijn lặng đốì với ta, ngày đó thật là một ngày khủng khiếp. Chẳng có gì đáng khủng khiếp hơn khi con người đóng chặt tâm trí mình bằng kiêu ngạo, bằng ý riêng đến nỗi chẳng có gì Chúa Giêsu nói mà có thể thay đổi chúng ta được.
7. Cuối cùng, cảnh xét xử này đã đạt đến một cao điểm lạ lùng, đầy bất ngờ. Nếu nó đã thật sự xảy ra, sẽ là một dẫn chứng hay về cách viết châm biến của Gioan.
Vở kịch được kết thúc bằng việc Philatô dẫn Chúa Giêsu ra chỗ trường án, tiếng Do Thái gọi là Gáp-ba-tha, và ông ngồi vào ghế xử án. Chỗ ngồi để xử án là bê-ma, nơi vị quan tòa đến ngồi để đưa ra quyết định chính thức. Nhưng động từ “ngồi” là kathizein, ở một thể có thể hiểu theo hai nghĩa: tự mình đến ngồi hay là đặt người khác ngồi vào một chỗ nào đó. Có thể ở đây, bằng một cử chỉ chế nhạo, Philatô đã dẫn Chúa Giêsu ra trong bộ áo tía cũ bằng vải gai mịn, đầu đội mão gai với những giọt máu đỏ ứa ra trên trán, đặt Ngài ngồi trên tòa án và khoác tay nói: “Ta sẽ đóng đinh Vua của các ngươi lên thập giá sao?”. Sách Phúc Âm ngụy thư Phêrô chép rằng trong khi chế giễu, chúng đặt Chúa Giêsu ngồi lên tòa án và nói: “Tâu Vua của Israel, hãy xét xử cho công bằng đi!” Justin Tử đạo cũng nói: Chúng đặt Chúa Giêsu ngồi lên tòa án và nói, “Hãy thay chúng ta mà xét xử đi!”. Rất có thể, Philatô đã đùa bằng cách đặt Ngài làm quan án. Nếu quả thật Philatô đã đặt Chúa
452 WILLIAM BARCLAY
1 o,z.o- 1 y, 1 u
Giêsu lên tòa án để chế giễu Ngài, thì đây thật là một điều mỉa mai hết sức bất ngờ và đầy kịch tính. Điều vốn là trò chế nhạo lại chính là sự thật. Sẽ có một ngày, những kẻ từng chế nhạo, giễu cợt bắt Chúa Giêsu ngồi làm quan tòa, sẽ đối diện với Ngài trong cương vị Ngài là quan tòa thật sự, và họ sẽ nhớ lại sự thật, họ sẽ nhớ lại mọi việc họ đã làm.
Trong cảnh xét xử đầy kịch tính này, chúng ta thấy vẻ uy nghi bất biến, sự can đảm không chuyển lay, và việc bình thản chấp nhận thập giá của Chúa Giêsu. Chưa bao giờ Ngài oai nghi vẩ rực rỡ cho bằng lúc người ta làm nhục Ngài cách tồi tệ.
Chúa Giêsu Với Philatô
Gỉoan 18,28-19,16
Chúng ta đã nhìn qua các nhân vật chính trong cuộc xét xử Chúa Giêsu. Có dân Do Thái với lòng thù ghét, có Philatô bị quá khứ ám ảnh, có Chúa Giêsu thanh thản, uy nghi rực rỡ. Nhưng cũng còn vài người khác nữa ở bên lề.
Binh lính. Lúc Chúa Giêsu bị giao đi đánh đòn, họ đã vui vẻ thực hiện trò vui thô lỗ đó. Ông là vua à? Hay lắm, hãy cho ông ta mặc áo dài và đội mão. Họ bèn mặc cho Ngài một chiếc áo dài cũ màu tía, đội cho Ngài một chiếc mão đan bằng gai. Họ vả vào mặt Ngài. Họ.đã diễn trò chơi rất phổ biến đối với người thượng cổ. Trong tác phẩm “on Flaccus”, Philo kể lại một câu chuyện tương tự mà đám đông tại Alexandria đã làm. Có một người điên tên là Carabas, không mắc chứng điên dữ tợn như con thú hoang, nhưng là một chứng điên hiền, nghĩa là anh trông thật hiền lành, trầm mặc. Anh thường trần truồng đi suốt ngày suốt đêm ngoài đường phố, không tránh nắng nóng hay trốn sương giá, làm trò cười cho trẻ con và bọn ăn không ngồi rồi. Họ tụ tập nhau lại kéo anh vào sân vận động, đặt anh ngồi thật cao để mọi người đều thây, lấy miếng vỏ cây làm mão đội lên đầu, lấy một tấm giẻ rách lau nhà quấn ngang người anh làm áo choàng, lấy một khúc sậy đưa cho anh làm vương trượng. Sau khi đã hóa trang cho anh làm vua như trên sân khấụ, một số thiếu niên vác gậy trên vai, xếp hàng hai bên anh để làm lính hầu. Rồi một bọn khác kéo đến, đứa thì làm
18,28-19,16
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 453
như muôn nghênh đón, đưa thì như muôn thưa kiện, đứa khác nữa như muôn cầu xin một ân huệ nào đó. Rồi từ đám đông vây quanh, tiếng reo hò vang dội nổi lên “Marin” đó là tên mà người ta bảo là dành để gợi các nhà vua Syri”. Thật là đau lòng khi bọn lính ở đây đã đối xử với Chúa Giêsu như đám đông thô tục kia đối với một cậu bé điên!
Thế nhưng, trong sô" người tham dự cuộc xử án đó, bọn lính lại ít đáng trách hơn hết, vì họ không biết mình đang làm gì. Có thể họ từ Xêdarê đến và chẳng hay biết gì về việc đang xảy ra. Với họ thì Chúa Giêsu chỉ là một tội phạm tình cờ gặp gỡ, và đúng là họ không biết mình đang làm gì.
Đây là một thí dụ khác về mỉa mai châm biếm đầy kịch tính của Gioan. Bọn lính ngụy trang cho Chúa Giêsu là vua, trong khi sự thật chính Ngài là vị vua duy nhất. Ân dưới một trò đùa là phần chân lý vĩnh cửu.
Sau cùng một Baraba. Dĩ nhiên Gioan chỉ kể rất vắn tắt về anh. Tập tục phóng thích một tù nhân vào dịp lễ Vượt Qua thì chúng ta không biết gì nhiều hơn điều các sách Phúc Âm đã tường thuật. Trong một phạm vi nào đó, các sách Phúc Âm khác đã bổ túc bức tranh sơ sài của Gioan về Baraba. Tập hợp tất cả những gì được biết, ta sẽ thấy anh là một tù nhân đáng chú ý, một tướng cướp từng tham gia cuộc nổi dậy trong thành và đã phạm tội giết người (Mt 27,15-26; Mc 15,6-15; Lc 23,17-25; Cv 3,14). Tên “Baraba rất hay: nó có thể là Bar Aba ghép lại có nghĩa là “con trai của cha”, hoặc là tên ghép của hai chữ Bar Rabbab, nghĩa là “con trai của rapbi”. Có thể Baraba là con trai của một Rapbi nào đó, anh xuất thân từ một gia đình quý tộc, đã đi lầm đường, cũng có thể, tuy phạm tội sát nhân nhưng anh đã từng nổi tiếng giữa quần chúng, thuộc loại nhân vật Robin Hood chẳng hạn. Chúng ta không nên nghĩ Baraba như một người trộm cướp hèn hạ, chẳng ra gì hay một kẻ tầm thường. Anh là một lestes, có nghĩa là một tướng cướp. Anh có thể là một tên cướp quấy rối con đường đi Giêricô, mà người du khách đã bị sa vào tay anh hoặc hơn nữa cũng có thể là một đảng viên Nhiệt thành đã có lời thề giành lại xứ Palestine khỏi tay người Roma, dù phải sông cuộc đời gian ác cướp của, giết người, ám sát và phạm đủ thứ tội. Có thể anh là một người bạo động, nhưng cái bạo động của anh
454 WILLIAM BARCLAY
18,28-19,16
có tính chất lãng mạn vặ quyến rũ khiến anh thành anh hùng nổi tiếng của đám bình dân, đồng thời cũng làm thất vọng những kẻ cầm cân luật pháp.
Nhưng cũng còn một điều rất hay về Baraba là tên thứ hai, chắc Baraba còn có một tên khác nữa, như Phêrô là Simôn, BaGiôna tức Simón, con trai của Giôna. Có một số cổ bản Hy Lạp và một số bản dịch Tân Ước ra tiếng Syri và Ạcmêni đã thật sự gán cho Baraba tên Giêsu. Điều này có thể xảy ra, vì vào thời đó “Giêsu” là tên rất thông thường. Giêsu là tên Hy Lạp của Giôsuê trong Cựu Ước. Nếu quả đúng vậy, thì sự lựa chọn của đám đông lại có nhiều kịch tính hơn nữa, vì chắc họ đã reo hò: “ Đừng thả Giêsu người Nadarét, nhưng thả Giêsu Baraba”. Sự lựa chọn của đám đông đã là sự lựa chọn muôn đời. Baraba là con người có bạo lực, sát máu, con người chọn cách đạt mục đích bằng các phương tiện tàn bạo. Chúa Giêsu là con người của tình thương, hiền lành, chẳng dính dáng đến bạo lực, vương quốc của Ngài trong lòng người. Một sự kiện bi thảm của lịch sử, ấy là trải qua các thời đại, loài người đã chọn con đường của Baraba và từ chối phương pháp của Chúa Giêsu.
Việc gì đã xảy ra cho Baraba chẳng ai biết, nhưng trong một tác phẩm, John Oxenham tưởns tượng ra một bức tranh về anh ta. Thoạt đầu Baraba chỉ nghĩ đến tự do của mình, sau đó anh bắt đầu nhìn vào con người đã chịu chết cho mình được sống. Có một cái gì nơi Chúa Giêsu đã thôi miên anh, và anh đi theo Ngài để xem phần kết thúc. Khi thấy Chúa Giêsu vác thập giá, một ý nghĩa bừng lên trong trí anh: “Chính ta đáng phải vác cây thập giá chứ không phải Ngài, Ngài đã cứu ta!”. Khi thấy Chúa Giêsu bị treo lên thập giá trên đồi Gôngôtha, điều duy nhất mà Baraba có thể nghĩ được về sự kiện này là: “Đúng ra chính ta phải bị treo lên đó chứ không phải Ngài. Ngài đã cứu ta”. Dù việc có xảy ra như tưởng tượng của Oxenham hay không thì vẫn có một điều chắc chắn, Baraba là một trong những tội nhân mà Chúa Giêsu đã chịu chết để cứu chuộc.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay