"We will be more successful in all our endeavors if we can let go of the habit of running all the time, and take little pauses to relax and re-center ourselves. And we'll also have a lot more joy in living.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
nh Sáng Cho Ngưòi Mù
Gioan 9,1-5
1 Đi ngang qua, Đức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh.2 Các môn đệ hỏi Người: “Thưa Thầy, ai đặ phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ra?” 3 Đức Giêsu trả lời: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh. 4 Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. 5 Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian. ”
Trong các sách Phúc Âm, đây là phép lạ duy nhất ghi rõ người mắc bệnh bẩm sinh đã mang tật. Trong Công Vụ, chúng ta được nghe hai lần về những người tàn tật từ íhưở mới sinh (người què nơi Cửa Đẹp Đền Thờ, Công vụ 3,2 và người liệt chân tại Littrơ, Cv 14,8). Nhưng trong truyện tích các sách Phúc Âm, đây là người duy nhất mang tật từ lúc mới sinh. Chắc anh nổi tiếng lắm, vì các môn đệ cũng biết rõ anh.
Khi thấy người mù, họ lợi dụng cơ hội nêu ra cho Chúa Giê-su một vấn đề mà người Do Thái đặc biệt quan tâm, nhưng vần còn là một nan đề. Người Do Thái đã kết hợp đau khổ với tội lỗi. Họ suy luận căn cứ trên câu khăng định căn bản, nơi nào có đau khố thì phải có tội lỗi ấn núp đâu đó. Cho nên họ hỏi Chúa Giêsu: “Người này bị mù, sự đui mù là do tội lồi của chính anh hay của cha mẹ anh?”.
Làm sao sự đui mù lại có thể do tội lỗi của chính người ấy được, khi anh bẩm sinh vốn đã mù? Các thần học gia Do Thái đưa ra hai câu trả lời cho vấn đề này:
9,1-5
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 249
1. Vài người trong số họ có một khái niệm lạ lung về tội lỗi của một người trước khi sinh ra. Họ thật sự tin người ta có thể bất đầu pham tội khi còn trong lòng mẹ. Trone câu chuyện tưởng tượng giữa Antoninus và rabi tộc trưởng Judah, Antoninus hỏi: “Tội lỗi đã xâm nhập người ta khi nào, từ khi bào thai mới hình thành hay là lúc người ta được sinh ra?”. Ban đầu vị rabi đáp: “Từ khi bào thai mới thành hình”. Antoninus phản đối quan điểm ấy và thuyết phục Judah bởi các luận cứ của mình, vì Judah thừa nhận rằng, nếu sức thúc đẩy của tội ác bất đầu lúc bào thai mới hình thành, thì đứa trẻ đã đạp lòng mẹ và tìm đường mà ra. Judah tìm được một câu Kinh Thánh để hậu thuần cho quan điểm của mình. Ông dựa vào Sáng Thế 4,7: “Tội lồi rình rập trước cửa” và cho ràng, tội lỗi đang rình rập đợi một người ngay khi người ấy đang được sinh ra. Tuy nhiên, luận cứ ấy cho chúng ta thấy lúc đó đã có ý niệm tội lỗi vốn có trước khi người ta được sinh ra.
2. Vào thời Chúa Giê-su, người Do Thái tin vào sự hiện hữu từ trước của linh hồn. Thật ra, họ lẩy ý niệm đó từ Plato và người Hy Lạp. Họ tin mỗi linh hồn vốn có trước công cuộc sáng tạo thế gian trong vườn Êđen, hoặc ở trên tầng mây thứ bảy, hay trong một căn phòng nào đó, chờ nhập vào một thân xác. Người Hy Lạp tin những linh hồn như thế vốn ngay lành, và chính việc nhập vào thân xác đã khiến chúng bị nhiễm độc; nhưng có một số Pharisêu lại tin các linh hồn ấy có tốt và có xấu. Tác giả sách Khôn Naoan viết: “Tôi vốn là một con trẻ có bản tính ngay lành, một linh hồn ngay lành sa vào thân phận tội” (Kn 8,19)
Vào thời Chúa Giêsu, có một số người Do Thái cho rằng những khó khăn mà người ta gặp phải, ngay cả từ thuở sơ sinh, có thế do tội lồi mà người ấy đã phạm từ trước khi được sinh ra. Đây là một ý niệm lạ lùng, chúng ta nghe có vẻ quái dị, nhưng qua đó, chúng ta thấy được ý niệm về một vũ trụ bị tội lỗi xâm nhập.
Cách giải thích khác, sự đau khổ của một người là do tội lỗi của cha mẹ người ấy. Ý niệm con cái thừa hường các hậu quả do tội lỗi cha mẹ, gắn liền với tư tưởng của Cựu Ước. “Ta là Chúa, Thiên Chúa, là Thiên Chúa kỵ tà, hễ ai ghét Ta, Ta sẽ vì tội tổ phụ trừng
250 WILLIAM BARCLAY
9,1-5
“tội lỗi các ngươi và tội lỗi của cha ông các ngươi”, rồi tiếp “nên ta sẽ báo oán những việc làm thuở xưa” (Is 65,5.7). Một trong những chủ đề cùa Cựu Ước là tội lỗi của tố phụ luôn luôn thăm phạt con cháu họ. Phải nhớ chúng ta chẳng có ai sống một mình, và chang có ai chết một mình. K.hi một người phạm tội, ngưòi ấy khơi đọng một chuỗi hậu quả không bao giờ chấm dút.
Chúng ta thấy trong đoạn này hai nguyên tắc:
1. Chúa Giêsu cố ý không khai triển hoặc giải thích mối liên hệ eiừa tội lỗi và đau khổ. Ngài báo sở dĩ người này gặp khó khăn là nhằm tạo cơ hội đê chứng tỏ khả năng cúa Chúa. Câu này đúng theo hai nghĩa:
a. Với Gioan, các phép lạ luôn luôn là một dấu hiệu về vinh quang và quyền năng của Chúa. Tác giả các Phúc Âm khác cho rằng phép lạ chúng tỏ lòng nhân từ, thương xót của Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu nhìn thấy một đám đông người đang đói thì Ngài động lòng thương họ, bởi vì “họ như chiên không người chăn” (Mc 6,34). Khi người cùi tuyệt vọng đến xin Chúa Giê-su chữa lành, thì Ngài động lòna thương (Mc 1,41). Nhiều người bảo Phúc Âm Gioan khác hẳn các Phúc Âm kia. Trong khi các Phúc Ảm kia nhấn mạnh đến lòng thương xót, thì Gioan nhấn mạnh đến sự kiện bày tỏ quyền năng vinh quang của Chúa trong các phép lạ. Chắc chắn không có mâu thuẫn ớ đây. Đó chi là hai cách nhìn khác nhau. Tại trung tâm của vấn đề, có chân lý tối cao là vinh quang của Chúa nằm trong sự nhân từ thương xót của Ngài, và không lúc nào có thể bày tỏ vinh quang bằng lúc biếu lộ lòng thương xót của Ngài.
b. Nhưng còn một ý nghĩa khác trong việc người ấy gặp hoạn nạn để chứng minh năng quyền của Chúa. Hoạn nạn, sầu khổ, đau đớn, tuyệt vọng, mất mát luôn luôn là cơ hội bày tỏ ân sủng của Chúa. Trước hết, nó cho phép người gặp hoạn nạn chứng lỏ hành động của Chúa. Khi hoạn nạn, tai họa giáng trên một người không biết Chúa, người ấy có thể sẽ ngã quỵ; nhưng khi chúng xảy đến cho người đang cùng đi với Chúa, chúng sẽ làm nổi bật sức mạnh và vẻ đẹp, đức nhẫn nhục và sự cao quí vốn ở trong lòng người ấy nhờ sự hiện diện của Chúa.
Người ta kể lại chuyện một tín hữu đang hấp hối. Trong cơn đau cùng cực, cụ kêu người trong gia đình đến và bảo: “Hãy đến xem
9,1-5
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 251
một Kitô hữu qua đời như thế nào”. Chính lúc cuộc đời giáng cho chúng ta những đòn khủng khiếp, chúng ta có thê chứng tỏ cho thế gian biết một Kitô hữu sống như thế nào, và nếu cần, chết như thế nào! Bất cứ loại đau kho nào cùng là cơ hội chứng tỏ vinh quang của Chúa trong đời sống chúna ta. Sau nữa, khi giúp đõ' nhũng người đang gặp hoạn nạn, đau khô, chúng ta có cơ hội chứng minh cho kẻ khác thấy vinh quang của Chúa. Frank Laubach đã có một ý tưòng tuyệt diệu khi nghĩ Chúa Giêsu là Đường Đi, bước vào cuộc đời chúng ta, “chúng ta trở thành một phần của Đường Đi đó. Đại lộ cua Chúa đang chạy xuyên qua chúng ta”. Khi chúng ta hiến thân, hiến của giúp đỡ người hoạn nạn, sầu khố, đau đón, buồn rầu, bối rối là lúc Chúa đang dùng chúng ta làm con đường, qua đó Ngài gởi sự cứu trợ của Ngài đến cho dân Ngài. Giúp đỡ đồng bào đang cần sự trợ giúp là bày tỏ vinh quang của Chúa, vì như vậy chứng tỏ con người ta thấy Chúa như thế nào.
Chúa Giêsu tiếp tục báo Ngài và những người theo Ngài phải làm công việc của Chúa trong khi còn có thì giờ. Thiên Chúa ban cho loài người ban ngày đề làm việc, ban đêm để nghi ngơi. Ngày sẽ qua đi, thì giờ làm việc sẽ hết. Với Chúa Giêsu, quả thật, Ngài phải gấp rút làm công việc Chúa Cha đang khi còn ban ngày, vì đêm thập giá đang ở trước mặt. Điều đó cũng đúng với mọi người. Chúng ta chì có một thời gian hạn định nào đó, và muốn làm bất kỳ việc gì, chúng ta phải làm trong khoảng thời gian đó. Tại Glasgow có một đồng hồ mặt trời, trên đó có ghi câu: “Hãy nghĩ đến thì giờ trước khi nó hết”. Đừng bao giờ hoãn lại chờ đến lần khác, vì lần khác có thể sẽ chẳng bao giờ đến. Nhiệm vụ của Kitô hữu là phải tận dụng thì giờ của mình, vì không ai biêt mình có bao nhiêu thì giờ để phục vụ Thiên Chúa và đồng bào, đồng loại. Không gì đau buồn cho bằng khi khám phá một cách thảm hại rằng đã quá trễ đế làm một việc nào đó, mà đáng lẽ đã phải làm xong rồi.
Nhưng có những cơ hội khác mà chúng ta có thể đánh mất. Chúa Giêsu phán: “Đang khi Ta còn ở thế gian, Ta là sự sáng của thế gian”. Khi nói như vậy, Chúa không bảo đời sống và công tác của Ngài có giới hạn, nhưng eơ hội để chúng ta nắm bắt lấy Ngài thì giới hạn. Mọi người đều có một cơ hội đế nhận Chúa Giêsu làm chủ, làm Chúa, và làm Chúa Cứu Thế của mình, và nếu không bắt ngay lấy cơ hội đó, có thế nó sẽ chang bao giờ trở lại. Trong quyển Tâm Lý
252 WILLIAM BARCLAY
9,6-12
Tôn Giáo, E.D.Starbuck có một số bảng thống kê rất thích thú và đầy cảnh cáo về hạn tuối và sự hoán cải tin nhận Chúa thường xảy ra. Sự hoán cải có thể đến thật sớm, khi lên bảy, lên tám; nó tăng dần lên tuổi mười một, mười hai; tăng nhanh đến tuối mười sáu rồi xuống thật nhanh đến tuổi hai mươi; sau tuổi ba mươi thì họa hoằn lắm mới xảy ra. Chúa luôn luôn nói với chúng ta “Đây đúng là thời điểm”. Không phải vì quyền năng của Chúa Giêsu bị suy giảm, hay ánh sáng của Ngài lu mờ, nhung nếu chúng ta cứ trì hoãn quyết định quan trọng, thì càng ngày có thể chúng ta càng ít quyết định hơn. Chúng ta phải làm việc, phải làm việc, phải quyết định, trong khi còn ban ngày, trước khi màn đêm buông xuống.
Một Phép Lạ Khác Thường
Gioan 9,6-12
6 Nói xong, Đức Giêsu nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, 7 rồi bảo anh ta: “Anh hãy đến hồ Silôác mà rửa” (Silôác có nghĩa là: người được sai plĩái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được.
8 Các người láng giềng Vil những kẻ trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới nói: “Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao?" 9 Có người nói: “Chính hắn đó! Kẻ khác lại rằng: “Không phải đâu! Nhưng là một dứa nào giống hắn đó thôi! Còn anh ta thì quả quyết: “Chính tôi đây! wNgười ta liền hỏi anh: “Vậy, làm sao mắt anh lại mở ra được như thế?” 11 Anh ta trả lời: “Người tên là Giêsu đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi, rồi bảo: 'Anh hãy đến hồ Silôác mci rửa. ’ Tôi đã đi, đã rửa và tôi nhìn thấy. ” 12 Họ lại hỏi anh: “Ông ấy ở đâu?” Anh ta đáp: “Tôi không biết. ”
Có hai phép lạ ghi lại Chúa Giêsu đã dùng nước miếng để chữa bệnh. Phép lạ kia là việc chữa lành người điếc và ngọng (Mc7,33). Với chúng ta, việc dùng nước miếng có vẻ lạ lùng, tởm gớm và mất vệ sinh, nhung trong thế giới cổ, nó khá phổ biến. Nước miếng, nhất là nước miếng của người đáng kính, đáng trọng, được người ta tin là có tác dụng chữa bệnh. Tacitus kể lại khi hoàng đế Vespasian viếng thăm Alexandria, đã chữa bệnh cho hai người đau mắt và đau tay bằng nước miếng (Tacitus, Lịch sử 4,81)
9,6-12
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 253
Pliny, nhà thu thập những tin tức khoa học của người Rôma, dành hắn một chương sách nói về việc sử dụng nước miếng. Ông bảo rằng đó là thứ thuốc thần diệu để giải độc nọc rắn, phòng ngừa kinh phong. Nước miếng của người kiêng ăn có thể chữa lành các vết lở loét, phong hủi. Bệnh đau mắt có thể chữa lành bàng cách mỗi sáng thấm nước miếng của người kiêng ăn. Nước miếng có thể trị các chứng sung lở nơi cổ. Nước miếng được coi là có thể đánh lạc cặp mắt của ma quỷ. Persius kế lại một bà vốn sợ thần linh và có tài đánh lạc quỷ, đã bồng đứa cháu ra khỏi nôi, “thấm nước miếng vào ngón tay giữa rồi bôi lên trán, lên môi nó”. Việc dùng nước miếng vốn phổ biến trong thế giới cổ. Ngày nay, nếu ta bị xước ngón tay, phản xạ đầu tiên là cho nó vào miệng. Lắm người vẫn còn tin nước miếng của người kiêng ăn có thể chữa được mụn cóc.
Chúa Giêsu đã dùng các phương pháp và phone tục của thời bấy giờ. Là một lương y khôn ngoan, Ngài muốn gây lòng tin nơi con bệnh của mình. Không phải Chúa tin vào điều đó, nhưng Ngài gợi lòng trông đợi bằng cách làm những việc mà con bệnh vẫn từng đợi một vị thầy thuốc sẽ làm. Dù sao đi nữa, cho đến hôm nay, hiệu nghiệm của bất cứ món thuốc hay cách chữa trị nào cũng đều tùy thuộc vào lòng tin của người bệnh, không kém gì vào cách chữa trị hay vào chính món thuốc đó.
Sau khi bôi nước miếng lên mắt người mù, Chúa Giêsu bảo anh đến hồ Silôác là một trong những điếm hấp dẫn trong thảnh Giêrusalem và cũng là một trong nhũng công trình cơ giới thời cổ. Nước tiếp tế cho Giêrusalem luôn luôn thiếu khi thành phố này bị vây hãm. Nước ấy phần lớn được dẫn đến từ suối Trinh Nữ hay khe Ghihôn, nằm trong thung lũng Kêtrôn. Đườns dẫn xuống khe ấy là ba mươi bậc cấp đẽo trong đá. Dưới đó, người ta lấy nước trong một hồ xây bằng đá. Khi thành bị vây thì khe có thế bị phong tỏa vì nằm ớ vị trí lộ thiên, một hậu quả thật tai hại.
Lúc Êdêkia nhận thức được rằng Sankhêríp sắp xâm lăng Palestine, nhà vua quyết định cho đào một đường hầm xuyên qua núi đá dẫn nước vào thành phố (2Sk 32,2-8.30; Is 22,9-11; 2 V 20,20). Neu các kỳ sư cho đục đường thẳng thì chỉ dài khoảng 350m, nhưng vỉ phải đục theo đường gấp khúc, hoặc vì phải đục theo các khe nứt, hoặc phái tránh đi các di tích thiêng liêng, nên con đường hầm dẫn nước đó dài gần 600m. Đường hầm có nơi chỉ rộng sáu đến bảy tấc,
254 WILLIAM BARCLAY
9,13-16
nhưng chiều cao trune bình đến l,8m. Các kỹ sư cho đào từ cả hai đầu để gặp nhau chính giữa, một công trình đồ sộ đáng ngạc nhiên đối với phương tiện thời đó.
Năm 1880, người ta phát siác được tấm bia kỷ niệm ngày hoàn tất con đường hầm, do hai cậu bé tắm hồ tình cờ tìm thấy. Bia đá ehi “công tác đục hoàn tất. Đây là câu chuyện đường hầm đục thông nhau. Trong khi các công nhân vẫn còn cuốc hướng về nhau, khi chỉ còn khoang một thước rưỡi nữa là xuyên thủng, người ta nghe tiếng gọi của người bên kia vì có một đường nứt nơi tảng đá phía tay mặt. Và trong nẹày đục thủng, các thợ đục đá mỗi người cuốc từng cuốc tiến dần đến eặp bạn mình; rồi có nước chảy suốt 600m đổ vào ao, và khối đá ở trên đầu các thợ đục cao đến năm mươi mét”.
Hồ Silôác là chồ nước từ suối Trinh Nữ chảy vào thành phố. Đó là một cái ao lộ thiên rộng 7m, dài lOm. Quá trình kiến tạo khiến nó mang tên Silôác nghĩa là sai đi, gửi đi, bởi vi nước ở đó đã được gửi qua đường hầm để vào thành phố. Vậy Chúa Giêsu bảo người ấy đến rửa tại hồ Silôác, anh ta vâng lời đi rửa thì mắt nhìn thấy được.
Được chữa lành, người ấy không biết làm sao để thuyết phục người ta đây là sự thật. Người ấy đã kiên quyết giữ vừng lập trường, bảo rằng Chúa Giêsu làm việc ấy. Chúa Giê-su luôn luôn làm những điều quá tốt, quá kỳ diệu đến nỗi người vô tín khó tin là sự thật.
Thiên Kiến Và Lòng Tin
Gioan 9,13-16
13 Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người Pharisêu. 14 Nhưng ngày Đức Giêsu trộn chút bùn và làm cho mắt anh tci mở ra lại Ici ngày sci-bát. 15 Vậy, các người Pharisêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn thấy được. Anh trả lời: “Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy. ” 16 Trong nhóm Pharisêu, người thì nói: “Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sa-bát "; kẻ thì bảo: "Một người tội lỗi sao cỏ thể làm được những dấu lạ như vậy?” Thế là họ đâm ra chia rẽ.
Bây giờ, chuyện rắc rối xảy đến. Chúa Giêsu lấy nước miếng hòa bùn để chữa lành cho người mù trong ngày Sabat. Rõ ràng
y,1J- Io
TIN MƯNG THEO THÁNH G10AN 255
Chúa Giêsu đã phạm luật ngày Sabat. Các kinh sư đã luận giải theo ba cách khác nhau:
1. Lấy nước miếng hòa với bùn, Ngài đã phạm tội “làm việc” trong ngày Sabat. Vì trong ngày Sabat cấm làm cả những việc nhỏ nhặt nữa. Đây là vài điều mà luật nghiêm cấm: “Vào naày Sabat không được đổ dầu vào một cái đĩa, đặt bên cạnh một ngọn đèn và để đầu tim đèn vào đó”; “Người nào thổi tắt một ngọn đèn trong ngày Sabat nhằm tiết kiệm dầu hoặc tim đèn là phạm tội”; “không ai được đi ra trong ngày Sabat mà mang dép có đóng đinh” (sức nặng của mây cây đinh sẽ tạo thành một gánh nặng, mà khiêng một vật nặng trong ngày Sabat là phạm luật). Trong ngày Sabat không được cắt móng tay, hoặc nhổ một sợi tóc hay râu. Đối với một thứ luật như vậy, việc nhổ nước miếng xuống đất rồi hòa thành bùn là phạm luật ngày Sabat rồi.
2. Khônç ai được chữa bệnh trong ngày Sabat. Người ta chỉ có thể dùng thuốc men khi mạng sống thật sự lâm nguy, cả trong những trường hợp như vậy, cũng chỉ nên làm sao để bệnh khỏi trầm trọng thêm, chứ không được làm cho bệnh giảm đi. Thí dụ một nsười đau răng không được chấm giấm qua kẽ răng, chân bị trặc không được chữa lành. “Nếu một người nào bị trặc tay hay trặc chân thì cũng không được đổ nước lạnh lên”. Tính mạng của người mù từ thuở mới sinh không hề bị đe dọa, do đó, chữa lành cho người mù trong ngày Sabat là phạm luật.
3. Luật đã qui định dứt khoát: “Lấy nước miếng của người đang kiêng ăn mà bôi lên mí mắt cũng là bất hợp pháp”.
Các Pharisêu là tiêu biểu cho số người thuộc mọi thế hệ, vẫn lên án ai không có những ý niệm về tôn giáo giống mình. Họ nghĩ cách họ thờ phượng Chúa là cách duy nhất. Nhưng có một số lại tuyên bô" chẳng ai làm những việc như Chúa Giêsu đã làm, mà có thể là một tội nhân.
Bởi đó họ đòi người mù đã được chữa lành tới và tra hỏi anh. Khi bị tra vấn, anh đã không do dự, trả lời rằng Chúa Giêsu là một ngôn sứ. Trong Cựu Ước, một ngôn sứ thường được trắc nghiệm căn cứ vào các dâu lạ mà người ấy có thể thực hiện. Môsê bảo đảm với Pharaôn rằng ông là sứ giả của Chúa căn cứ vào các dấu lạ mà ông làm (Xh 4,1-17). Êlia chứng minh ông thật là ngôn sứ
256 WILLIAM BARCLAY
y,l /04
của Thiên Chúa chân thật bằng cách làm những việc mà các tiên tri Baan không thể làm được (IV 18).
Pharisêu Thách Đô
Gỉoan 9,17-34
17 Họ lại hỏi người mù: “Còn anh, anh nghĩ ẹì về người đã mở mắt cho anh?” Anh đáp: “Người Ici một vị ngôn sứ!
'HNgười Do Thái không tin lă trước đây anh bị mù mà nay nhìn thấy được, nên đã gọi cha mẹ anh ta đến. 19Họ hỏi: “Anh ìùiy có phải là con ông bei không? Ông bà nói lù anh bị mù từ khi mới sinh, vậy sao bây giờ anh lại nhìn thấy được? ”20 Cha mẹ anh đáp: “Chúng tôi biết nó là con chúng tôi, nó bị mù từ khi mới sinh.21 Còn bây giờ làm sao nó thấy được, chúng tôi không biết, hoặc có ai đã mở mắt cho nó, chúng tôi cũng chẳng hay. Xin các ông cứ hỏi nó; nó đã khôn lớn rồi, nó có thể tự khai được. ” 22 Cha mẹ anh nói thế vì sợ người Do Thái. Thật vậy, người Do Thái đã đồng lòng trục xuất khỏi hội đường kẻ nào dám tuyên xưiig Đức Giêsu lù Đấng Kitô.23 Vì thế, cha mẹ anh mới nói: “Nỏ đã khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó. ”
24 Một lần nữa, họ gọi người trước đây bị mù đến và bảo: “Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi. " 25 Anh ta đáp: “Ông ấy có phải là người tội lối hay không, tôi không biết. Tôi chí biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được! 26 Họ mới nói với anh: “Ông ấy đã làm gì cho anh? Ông ấv đã mở mắt cho anh thế nào?” 27 Anh trả lời: “Tôi đã nói với các ông rồi mà cúc ông vẫn không chịu nghe. Tại sao các ông còn muốn nghe lại chuyện đó nữa? Hay các ông cũng muốn làm môn đệ ông ấy chăng?" 2HHọ liền mắng nhiếc anh: “Có mày mới là môn đệ của ôn tị ấy; còn chúng ta, chúng ta là môn đệ của ông Môsê. 29Chúnẹ ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với ông Môsê; nhưng chúng ra không biết ông Giêsu ấy bởi đâu mà đến. ” 3€ Anh đáp: “Kể cũng lạ thật! Các ông không biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt tôi! -i; Chúng ta biết: Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và lùm theo V của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy. -u Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. -iJ Nếu không phủi lù nẹười
y, 1 / -JM'
1 UN 1V1U1NU 1 HGU 1 n AIN H CJ1UAN​ZJ /
Mỉ Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì. ”34 Họ đối lại: “Mày sình ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư? ” Rồi họ trục xuất anh.
Trong văn chương ít có nhân vật nào được mô tả cách sống động hơn các nhân vật ở đây. Bằng những nét khéo léo và nổi bật, Gioan đã phác họa bức tranh liên hệ đến tất cả những người trong cuộc, như họ đans sông trước mắt chúng ta.
1. Chính người mù. Anh bắt đầu nổi giận vì lối tra hỏi dai dẳng của các Pharisêu. Anh nói: “Các ông muốn nói gì đến người ấy thì cứ nói, tôi chẳng biết gì khác về ông ấy, ngoài việc ông đã làm cho tôi được sáng mắt”. Một sự kiện hết sức đơn giản trong kinh nghiệm Kitô hữu, đó là có nhiều người không thể giải thích họ tin Chúa Giêsu là ai bằng ngôn ngữ thần học suôn sẻ, tuy nhiên họ có thể làm chứng về những gì Chúa Giêsu đã làm cho linh hồn họ. Người ta không cần phải là thần học gia mới từng trải các lợi ích mà Chúa Giêsu ban cho. Ngay khi một người không thể hiểu được bằng trí tuệ, người ấy vẫn có thể cảm được bằng trái tim. Yêu mến Chúa Giêsu tốt hơn là yêu mến các giáo thuyết về Ngài.
2. Cha mẹ người mù. Cha mẹ người mù không muốn cộng tác với các Pharisêu, nhưng họ sợ. Các người cầm quyền trong Hội đường Do Thái có một vũ khí lợi hại, đó là việc khai trừ, đuổi một ai đó ra khỏi cộng đoàn. Lui về thời của Êxơra, chúng ta thấy một điều luật dạy, bất kỳ ai không tuân lệnh các nhà cầm quyền, “thì các tài sản người ấy sẽ bị tịch biên, bản thân người ấy bị đuổi khỏi cộng đoàn” (Êxơra 10,8). Chúa Giêsu đã cảnh cáo các môn đệ của Ngài rằng tên họ sẽ bị xóa bỏ như kẻ làm ác (Lc 6,22), Ngài bảo họ sẽ bị đuổi khỏi các hội đường (Ga 16,2). Nhiều người tại Giêrusalem thật sự tin Chúa Giêsu, nhưng họ không dám công khai, “sợ bị đuổi khỏi hội đường” (Ga 16,42). Có hai cách khai trừ, đó là: - Hoặc bị cấm đoán, eherem đến hội đường vĩnh viễn, trong trường hợp ấy, họ bị tuyên bố công khai dứt phép thông công, bị nguyền rủa trước công chúng, bị dứt khỏi Thiên Chúa và người ta. - Hoặc bị dứt phép thông công tạm thời, có thể là một tháng hay một thời gian nhật định nào đó. Nỗi kinh khiếp của án phạt đối với người Do Thái khi bị đuổi như vậy, không phải chỉ bị đuổi khỏi hội đường, nhưng là khỏi mặt Chúa. Chính vì thế mà cha mẹ người mù mới bảo anh đã trưởng thành đủ để làm một nhân chứng hợp pháp,
258 WILLIAM BARCLAY
y 5 1 / +J-T
và trả lời những câu hỏi liên hệ đến chính mình. Các Pharisêu đã chất chứa sự cay đắng độc hại với Chúa Giêsu đến độ họ sẵn sàng thi hành biện pháp mà thỉnh thoảng một số người lãnh đạo trong đạo vẫn làm, khi sự việc đã trở thành tồi tệ quá mức, tức là sẵn sàng sử dụng các biện pháp dành riêng cho các vị, để thực hiện mục đích riêng của họ.
3. Các Pharisêu. Thoạt đầu họ không tin đó là người trước kia vốn bị mù. Nghĩa là họ nghi ngờ đây là phép lạ do Chúa Giêsu với người kia ngụy tạo. Hơn thế nữa, họ cũng biết rất rõ luật thừa nhận ngôn sứ giả có thể làm phép lạ giả dốì nhằm mục đích lừa gạt (Đnl 13,1-5 đã cảnh cáo về việc ngôn sứ giả làm các dấu lạ, nhằm đưa dân chúng đi sai lạc theo các thần lạ). Các Pharisêu bắt đầu bằng sự nghi ngờ. Họ tiếp tục đe dọa người ấy, họ bảo “Hãy tôn vinh Chúa, chúng ta biết người đó là kẻ có tội”. Câu “hãy tôn vinh Chúa” được sử dụng trong các cuộc điều tra có nghĩa là “Hãy nói sự thật trước hiện diện và nhân danh Chúa”. Khi chất vấn Acan về tội đã làm tai hại cho dân Israel, Giôsuê nói: ‘'Hỡi con, con hãy tôn vinh Đức Chúa là Thiên Chúa của Israel và ngợi khen Ngài, hãy thú thật cho ta điều con đã làm, chớ giấu chút nào” (Gs 7,19).
Họ bực tức vì không thể bác bỏ được luận cứ của người mù, khi anh căn cứ vào Kinh Thánh. Luận điểm ây như thế này: Chúa Giêsu đã làm một việc lạ thường, điều đó chứng tỏ Chúa Cha có nghe lời Ngài, vì Thiên Chúa chẳng bao giờ nghe lời cầu nguyện của kẻ xấu. Vậy Chúa Giêsu không phải là một người xấu, Ngài phải là người thánh thiện. Sự kiện Thiên Chúa chẳng bao giờ nhậm lời cầu nguyện của kẻ xấu là tư tưởng căn bản trong Cựu Ước. Gióp đã nói về kẻ giả hình “Khi hoạn nạn xảy đến cùng hắn, Chúa lại nghe tiếng của hắn sao?” (27,9). Tác giả Thánh Vịnh nói: “Nếu lòng tôi hướng về điều ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi” (65,18). Isaia nghe Chúa phán cùng dân phạm tội: “Vậy nên, khi các ngươi giơ tay, (người Do Thái cầu nguyện với hai bàn tay giơ lên, lòng bàn tay ngửa ra) thì ta che mắt khỏi các ngươi. Khi các ngươi cầu nguyện rườm rà ta chẳng thèm nghe, tay các ngươi đầy những máu” (Is 1,15). Êdêkien nói về dân không vâng lời Chúa: “Dù chúng nó kêu la om sòm đến tai ta, ta chẳng thèm nghe chúng nó” (Ed 8,18). Ngược lại, họ tin rằng lời cầu nguyện của một người tốt lành thánh thiện bao giờ cũng được nghe. “Mắt Đức Chúa đoái
TIN MUNG THEO THANH GIOAN 259
xem người công chính, tai Ngài nghe tiếng kêu cầu của họ” (Tv 34,15). “Ngài làm toại nguyện mọi người kính sợ Ngài, cũng nghe tiếng kêu cầu của họ và giải cứu cho” (Tv 145,19). “Đức Chúa xa cách kẻ ác, nhưng Ngài nghe lời cầu nguyện của người công chính” (Cn 15,29). Người mù được chữa lành đã đưa ra một luận cứ mà các Pharisêu không trả lời được.
Bây giờ, hãy xem họ làm gì. Khi phải đối diện với một luận cứ như vậy, trước hết, họ dùng biện pháp mắng nhiếc: “Họ bèn mắng nhiếc người mù Rồi họ dùng biện pháp nhục mạ, họ tố cáo người mù đã sinh ra trong tội lỗi, nghĩa là họ cho rằng anh đã phạm tội từ trước khi được sinh ra. Thứ ba, họ dùng biện pháp dọa nạt bằng vũ lực. Họ đuổi anh ra ngoài. Khi tranh luận chúng ta thường có quan điểm khác với nhiều người, nhưng khi đã có sự mạ lỵ, chửi mắng, đe dọa, thì không còn là cuộc tranh luận nữa, mà đã trở thành ăn thua cay cú. Nếu đang tranh luận mà chúng ta nổi giận, dùng lời bất nhã, đe dọa, nóng nảy, thì tất cả những gì chúng ta nêu ra để chứng minh cho luận điểm của mình, đều trở nên quá yếu để có thể được kể là biện minh đúng nghĩa.
Mặc Khải Và Xét xử
Gioan 9,35-41
35 Đức Giêsu nghe nói họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?”J6 Anh đáp: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?” 37 Đức Giẽsu trả lời: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây. ”38 Anh nói: “Thưa Ngài, tôi tin. ” Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.
39 Đức Gỉêsu nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù! ”
4Ử Những người Pharisêu đang ở đó với Đức Giêsu nghe vậy, liền lên tiếng: “Thế ra cả chúng tôi cũn % đui mù hay sao?”4' Đức Giêsu bảo họ: "Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giở đây các ông nói rằng: ‘ Chúng tôi thấy nên tội các ông vẫn còn!
Đoạn này bắt đầu bằng hai chân lý quan trọng và quí báu.
260 WILLIAM BARCLAY
y,JD-41
1. Chúa Giêsu đã tìm gặp người đã được sáng mắt, như Chrysostom đã nói: “Dân Do Thái đuổi người ấy khỏi Đền Thờ, còn Chúa của Đền Thờ thì đi tìm người ấy”. Chúa Giêsu chẳng bao giờ bỏ người làm chứng cho Ngài ở một mình. Nếu có ai phân rẽ một Kitô hữu đã làm chứng danh Chúa Giêsu khỏi đồng bào mình, họ đã đưa người ấy đến gần Chúa Giêsu hơn. Khi một người bị đuổi khỏi quần chúng vì lòng trung tín với Chúa Giêsu, người ấy sẽ được đưa đến gần Chúa Giêsu hơn, mà trước đó naười ấy chưa hề được gần gũi Ngài như vậy. Chúa Giêsu bao giờ cũng thành tín với người tận trung vì,Ngài.
2. Người ấy đã được một mặc khải quan trọng: Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Đây là một chân lý phi thường. Sự trung tín bao giờ cũng đưa đến sự cứu rỗi. Chúa Giêsu thường mặc khải một cách đầy đủ cho người thành tín với Ngài. Cái dành cho kẻ trung tín có thể là bách hại, lưu đày do tay loài người, nhưng phần thưởng dành cho người trung thành là mỗi ngày được gần Chúa Cứu Thế hơn, được hiểu biết ngày càng nhiều hơn những điều kỳ diệu của Ngài.
Gioan kết thúc câu chuyện bằng hai tư tưởng tâm đắc:
1) Chúa Giêsu đã đến thế gian để xét xử. Khi một người đối diện với Chúa Giêsu, người ấy phải tự xét xử chính mình. Nếu người ấy thấy nơi Chúa Giêsu chẳng có gì để ước muốn, chẳng có gì đáng ngưỡng mộ, đáng yêu mến, thì người ấy đã tự xét xử mình. Nếu người ấy thấy nơi Chúa Giêsu có một cái gì đáng phải suy gẫm, một cái gì phải đáp ứng lại, một cái gì phải vươn tới để đạt được, người ấy đang đứng ngay trong con đường dẫn đến Chúa. Người nào ý thức được mình đui mù, muốn thây rõ hơn, muốn biết nhiều hơn, mắt người ấy sẽ được mở, và được hướng dẫn ngày càng sâu nhiệm thêm trong chân lý. Nhưng người nào nghĩ mình đã biết hết mọi sự rồi, không nhận thức được sự đui mù thật sự của mình, thì không còn mong được giúp đỡ gì nữa. Chỉ có người biết mình yếu đuối mới có thể trở nên mạnh mẽ. Chỉ có người biết mình đui mù mới học tập để được sáng mắt. Chỉ có người biết mình tội lỗi mới được tha thứ.
2) Người hiểu biết càng nhiều thì càng bị xét xử nặng. Nếu chưa tiếp nhận điều tốt lành thánh thiện, nếu bị nuôi dưỡng trong
9,35-41
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 261
Sự ngu dốt, có thể các Pharisêu sẽ không bị xét xử. Họ bị xét xử chính vì hiểu biết quá nhiều, họ khoe mình sáng mắt, nhưng lại không nhìn biết Con Chúa khi Ngài đến thế gian. Theo luật qui định, trách nhiệm luôn đi đôi với đặc ân.
Ngài Càng Vĩ Đại Hơn
Gioan 9
Trước khi từ giã chương sách kỳ diệu này, thiết tưởng chúng ta nên đọc lại một lần nữa, đọc một mạch từ đầu đến cuối. Nếu đọc thật kỹ và chăm chú, chúng ta sẽ thấy diễn tiến đẹp đẽ trong ý niệm của người mù về Chúa Giêsu. Ý niệm của người mù về Chúa đã biến chuyển qua ba giai đoạn, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước.
1. Bắt đầu, người mù gọi Chúa Giêsu là người. “Người ấy tên là Giêsu” đã làm sáng mắt tôi (câu 11 ). Thoạt đầu anh nghĩ Chúa Giêsu là một con người lạ lùng. Có lẽ ai cũng bắt đầu như thế. Người mù chưa bao giờ gặp một ai có thể làm công việc như Chúa Giêsu đã làm. Anh chưa hề gặp một ai giống như Chúa, anh bắt đầu nghĩ, Chúa là một người tài ba cao cả nhất trong loài người. Chúng ta đúng khi nghĩ về nhân tính hoàn toàn kỳ diệu của Chúa Giêsu. Trong bất cứ cuộc triển lãm nào về các bậc anh hùng của thế giới, Chúa Giêsu cũng được dành một chỗ. Trong bất cứ tuyển tập nào viết về nhữne con người đã sống cuộc đời tuyệt diệu, người ta cũng phải kể đến đời sống của Chúa Giêsu. Trong bất cứ bộ SƯU tập nào ghi lại những áng văn tuyệt tác của thế giới, người ta phải đưa vào đó các dụ ngôn của Ngài. Muốn hoài nghi gì cũng được, nhưng không ai nghi ngờ việc Chúa Giêsu vốn là một người từng sống giữa loài người.
2. Tiếp theo, người mù gọi Chúa là một ngôn sứ. Khi được hỏi anh nghĩ gì về Chúa Giêsu, trong sự kiện Ngài đã làm cho anh được sáng mắt, anh trả lời: “Đó là một ngôn sứ!” (câu 17). Ngôn sứ là người đưa sứ điệp của Chúa đến cho loài người. Amos nói: “Đức Chúa chẳng làm một việc gì mà Ngài chưa tỏ sự kín nhiệm Ngài ra trước cho tôi tớ Ngài, là các ngôn sứ” (3,7). Ngôn sứ là người sông gần Chúa, được tham dự những hội đồng tôi mật của
262 WILLIAM BARCLAY
10,1-6
Chúa. Khi đọc những lời khôn ngoan của Chúa Giêsu, nghe những lời phán dạy bất hủ của Ngài, chúng ta phải thừa nhận rằng “đó là một ngôn sứ”. Có thể nghi n2Ờ những chuyện khác, nhưng nếu người ta chịu nghe theo những giáo huấn của Chúa Giêsu, thì mọi vấn đề cá nhân, xã hội và quốc tế đều sẽ được giải quyết.
3. Cuối cùng, người mù được chữa lành đã tiến đến chỗ xưng nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Anh thấy các phạm trù của loài người đều không đủ để mô tả về Chúa Giêsu. Anh nhận thấy Chúa đã làm những điều vượt quá khả năng hiểu biết của con người. Trong cuộc tranh luận liên hệ đến Chúa Giêsu, 2Ìữa các nhân vật theo hoài nghi chủ nghĩa, Nã Phá Luân đã nói: “Thưa các Ngài, tôi biết con người, nhưng Chúa Giêsu thì vượt hẳn con người”.
Điều lạ lùng nhất là càng suy gẫm về Chúa, chúng ta càng thấy Ngài vĩ đại hơn. Trong mối liên hệ giao tiếp giữa con người với nhau, thường thường càng gần người khác, chúng ta càng biết rõ hơn về các khuyết điểm, lỗi lầm, thất bại của người ấy. Nhưng càng biết nhiều hơn về Chúa Giêsu, sự ngạc nhiên của chúng ta càng tăng lên, và điều này vẫn đúng mãi, không chỉ trong thời gian, mà ca trong cõi vĩnh hằng.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay