A truly good book teaches me better than to read it. I must soon lay it down, and commence living on its hint.... What I began by reading, I must finish by acting.

Henry David Thoreau

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
ánh Và Cá
Gỉoan 6,1-13
1 Sau đó, Đức Giêsu sang bên kia Biển Hồ Galilê, cũng gọi là Biến Hồ Tibêria. 2 Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ tìừig được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ôm. 3 Đức Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ.4 Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua Ici đại lễ của người Do Thủi.5 Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Philípphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” 6 Người nói thế là đề thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. 7 Ông Philípphê đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho Môi người một chút. ” s Một trong các môn đệ, là ông Anrê, anh ông Sỉmôn Phêrô, thưa với Người:9 “Ớ đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhiửig với ngần ấy người thì thấm vào đâu! 10 Đức Giêsu nói: “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi. " Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên sô' đàn ông đã tới khoảng năm ngcm. " Vậy, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời
162 WILLIAM BARCLAY
0,1-1 J
tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. 12 Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: “Anh em thu lại nhữiìg miếng thừa kẻo phí đi. ” 13 Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch nẹười ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng.
Có những lúc Chúa Giêsu muốn tránh khỏi đám đông. Ngài bị căng thẳng liên tục nên cần được nghỉ ngơi. Hơn nữa, đôi lúc Ngài cần ở riêng với các môn đệ để hướng dẫn họ hiểu biết sâu nhiệm hơn về chính Ngài. Ngài cũng cần có thì giờ để cầu nguyện. Trong cơ hội đặc biệt này, tốt nhất là tránh đi xa trước khi xảy ra sự va chạm với các người cầm quyền, vì thời điểm xung đột cuối cùng vẫn chưa đến.
Chúa Giêsu xuống thuyền và ra đi. Từ Caphacnaum qua bên kia bờ biển Galilê cách chừng bôn dặm. Dân chúng đã chứng kiến những điều lạ lùng Ngài làm, nên họ vội vã chạy vòng theo dọc bờ qua mé bên kia, vì rất dễ thấy hướng thuyền Chúa đi. Sông Gio đan chảy vào mạn bắc biển hồ Galilê. Cách đó hai dặm về phía thượng lưu, có chỗ cạn. Gần chỗ cạn này, có một làng, gọi là Bétxaiđa để phân biệt với làng Bétxaiđa khác ở Galilê, và Chúa Giêsu đang nhắm đi đến điểm ấy (Lc 9,10). Gần Bétxaiđai có một cánh đồng nhỏ cạnh bờ biển, lúc nào cũng có cỏ xanh, tên là Enbatigia. Đó là nơi phép lạ này xảy ra.
Thoạt tiên Chúa Giêsu đi lên ngọn đồi phía sau cánh đồng và ngồi với các môn đệ. Đám đông bắt đầu xuất hiện. Họ đã đi thật nhanh, vượt qua chín dặm đường vòng lên phía trên biển hồ, qua chỗ sông cạn mới đến nơi. Gioan cho biết lúc ấy đã gần đến Lễ Vượt Qua, nên các nẻo đường chắc có đông người bình thường. Có thể là nhiều người đang theo con đường ấy lên thành Giêrusalem. Nhiều khách hành hương từ Galilê lên phía bắc, vượt chỗ sông cạn, qua Bêrê đi xuống phía nam, rồi trở lại bên này sông Giođan gần Giêricô để đến Giêrusalem. Con đường đó dài hơn, nhưng tránh được vùng đất của dân Samari mà họ rất ghét. Dường như đám đông này càng ngày càng đông thêm, do số khách hành hương đang trên đường đi dự Lễ Vượt Qua.
Khi thấy đoàn người đông đảo ấy, Chúa Giêsu động lòng thương xót. Họ đang đói và mệt, phải cho họ ăn. Ngài quay sang Philipphê là điều tự nhiên, vì quê ông ở Bétxaiđa (Ga 1,44), ông
0,1-13
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 163
biết rõ địa phương này. Ngài hỏi ông có thể đi tìm thức ăn ở đâu. Câu trả lời của ông đầy thất vọng, ông bảo cho dù có đi tìm được thức ăn đi nữa cũng phải tốn hơn hai trăm đồng mới đủ cho đám đông đó, mỗi người một ít. Một đồng là tiền lương một ngày của một công nhân. Theo tính toán của ông, phải có hơn sáu tháng lương của một công nhân mới dám nghĩ đến chuyện cho một đám đông như thế ăn mỗi người một chút.
Bấy giờ, Anrê xuất hiện. Ông đã phát hiện được một cậu bé có năm chiếc bánh lúa mạch với hai con cá. Chắc cậu bé đi chơi và mang theo các món ấy để ăon. Rồi như mọi trẻ nhỏ, cậu bị lôi cuốn nhập theo đám đông. Anrê có tính tốt là thường đưa người khác đến giới thiệu với Chúa.
Thức ăn cậu bé mang theo chẳng bao nhiêu. Bánh lúa mạch là loại bánh rẻ tiền nhất, bị coi thường. Trong kinh Mishnah có một điều về lễ vật mà một người đàn bà phạm tội ngoại tình phải dâng. Dĩ nhiên, người đó phải dâng lễ chuộc tội. Thêm vào đó là lễ chay gồm bột, rượu và dầu trộn lẫn với nhau. Thông thường bột dùng là bột mì, nhưng theo luật định cho trường hợp dâng lễ vật vì tội ngoại tình, thì bột có thể là bột lúa mạch, là thức ăn gia súc, và tội của người đàn bà ngoại tình là tội của súc vật. Bánh lúa mạch là bánh của người thật nghèo.
Còn cá chắc chẳng lớn hơn cá nục. Cá muối xứ Galilê vốn nổi tiếng khắp Rôma. Vào thời đó, cá tươi là xa xỉ phẩm, ít có, vì không có phương tiện chuyên chở đi xa và khó bảo quản tươi được. Những loại cá nhỏ như cá nục thì nhiều vô kể trong biển Galilê. Người ta đánh bắt, sau đó đem muối. Cậu bé cũng có cá muối nhỏ để nuốt cho trôi khẩu phần bánh lúa mạch khô khan.
Chúa Giêsu bảo các môn đệ cho đám đông ngồi xuống. Ngài cầm lấy bánh và Ngài chúc phúc. Khi hành động như thế là Ngài đã làm như một người cha trong gia đình. Lời tạ ơn mà Ngài dâng lên là câu thông thường vẫn được người Do Thái sử dụng trong mỗi nhà: “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, chúng con tạ ơn Ngài, Đấng đã khiến đất sinh ra bánh.” Đám đông được ăn no nê. Ngay đến từ no nê cũng rất gợi ý. Theo nguyên văn tiếng Hy Lạp cổ, chữ đó chỉ việc cho súc vật ăn rơm, và khi dùng cho người thì có nghĩa là ăn no cho đến ngán.
164 WILLIAM BAKL'LAY
0,1-1.-i
Khi dân chúng đã no rồi, Chúa Giêsu dạy các môn đệ thu nhặt những mẩu bánh vụn còn thừa. Tại sao lại có các mẩu bánh vụn? Theo phong tục Do Thái, khi ăn tiệc người ta có thói quen để lại chút gì đó cho các đầy tớ giúp việc. Phần thừa đó được gọi là Peah, chắc đám đông đó đã để lại phần thường lệ cho số người đã phục vụ họ trong bữa ăn.
Số thức ăn còn dư thừa, người ta đã lượm được mười hai giỏ đầy. Chắc mỗi môn đệ đều có một giỏ (kophinos). Các giỏ ở đây có hình giống cái chai, người Do Thái luôn đem theo cái giỏ này khi đi đường. Sách Juvenal (3,14; 6,542) hai lần nói về “người Do Thái với cái giỏ và cuộn rơm” (gói cỏ khô dùng để làm đệm nằm, vì rất nhiều người Do Thái sống đời du mục). Người Do Thái với chiếc giỏ bất ly thân là một hình ảnh rất đặc trưng. Một mặt vì cá tính hay thu nhặt, mặt khác vì họ phải đem theo khẩu phần của mình để giữ đúng luật Do Thái về vấn đề tinh sạch và không tinh sạch. Với các thức ăn còn thừa, mỗi môn đệ đều nhặt đầy giỏ mình. Thế là cả đám đông đã được ăn no nê, dư dật.
Ý Nghĩa Của Một Phép Lạ
Gioan 6,1-13
Có ba cách người ta nhìn và giải thích phép lạ này.
1. Chúng ta có thể xem phép lạ này là một việc có thực, xảy ra đúng như nghĩa đen là Chúa Giêsu đã làm cho bánh và cá của em bé tăng lên cho hơn năm ngàn người ăn và còn dư đến mười hai giỏ. Câu 5 cho biết khi nhìn thấy đoàn dân đông đảo đến cùng mình, Chúa Giêsu đặt vấn đề thức ăn cho họ với Philipphê ngay. Phần tường thuật trong Phúc Âm Mc 6,34-38 ghi lại:Chúa động lòng thương “vì họ như chiên không có người chăn.” Ngài dạy dỗ, lo cho họ thức ăn tâm linh xong, lại truyền cho các môn đệ “ anh em cứ bảo người ta ngồi xuống. ” Lòng trắc ẩn sâu xa trong Chúa Kitô không thể chốĩ từ hay lơ là một nhu cầu thể chất và tâm linh lớn lao của đoàn dân lúc bấy giờ. Do dó phép lạ này xảy ra như dân chúng đã chứng kiến, và Gioan ghi lại trong câu 14.
6,1-13
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 165
Tuy nhiên, có người cũng đặt câu hỏi, tại sao Chúa Giêsu từ chối hóa đá thành bánh trong lúc ma quỉ cám dỗ (Mt 4,3-4). Thật ra, Chúa Giêsu làm phép lạ để bày tỏ vinh hiển và quyền năng Thiên Chúa, và đáp ứng nhu cầu đích thực của một người hoặc một đám đông dân chúng. Chúa không ích kỷ để chỉ thấy lợi riêng Ngài đang bị đói sau 40 ngày không ăn. Đây là điều mà mỗi chúng ta cần bén nhạy, nhìn thây rõ vấn đề, khi làm bất cứ công tác hoặc chương trình gì: (a) Công tác đó có tôn vinh, làm sáng danh Chúa không? (b) Nhằm thỏa đáng nhu cầu lớn lao của công việc nhà Chúa, của cộng đoàn, hay chỉ vì lợi ích riêng của cá nhân, của đoàn thể mình, hoặc chỉ làm “để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.” Từ câu hỏi trên, chúng ta cũng có thể giải thích hai cách khác nhau sau đây:
2. Đây có thể là bữa Tiệc Thánh. Vì trong phần kế tiếp lúc nói về ăn Thịt và uống Máu Ngài, ngôn ngữ Chúa dùng đúng là ngôn ngữ của bữa Tiệc Thánh. Có thể trong bữa ăn này, mỗi người chỉ nhận một mẩu bánh nhỏ như bánh của Tiệc Thánh, và sự cảm xúc về sự hiện diện của Chúa Giêsu cùng sự thực hữu của Thiên Chúa đã biến những miếng bánh thành thức ăn bổ dưỡng cho tấm lòng và linh hồn của họ, như trong Tiệc Thánh chúng ta ngày nay.
3. Cũng có một lối giải thích thật dễ thương khác như sau. Khó có thể nehĩ rằng đám người theo Chúa suốt mười lăm cây số mà không chuẩn bị lương thực gì. Nếu có thêm những người hành hương nữa thì chắc chắn họ phải có đem theo bánh để ăn dọc đường. Nhưng có thể ai cũng ích kỷ, muốn giữ bánh để ăn riêng, chẳng ai muốn đưa bánh mình ra. Lúc ấy Chúa Giêsu với nụ cười trên môi, đưa số bánh của Ngài và các môn đệ ra, Ngài tạ ơn Thiên Chúa rồi bẻ ra phân chia cho mọi người. Đám đông thây thế cảm động, ai nấy đều đưa thức ăn của mình ra. Cuối cùng thì mọi người đều được ăn no nê và còn dư nữa. Có thể đây là phép lạ trong đó sự hiện diện của Chúa Giêsu đã biến đám đông ích kỷ thành một tập thể những người biết chia sẻ cho nhau. Câu chuyện này tượng trưng cho một phép lạ lớn hơn, đó là phép lạ thay đổi lòng người.
Dù hiểu thế nào đi nữa thì cũng cần phải lưu ý đến một sô" nhân vật.
a. Anrê: có sự tương phản giữa Anrê và Philipphê. Philipphê nói: “Hoàn cảnh thật là tuyệt vọng, chẳng có thể làm gì được
166 WILLIAM BARCLAY
6,14-15
cả."Anrê thì nói: “Để tôi coi có thể làm gì, và phần còn lại tôi trao cho Thầy mình làm.” Chính An rê đã đưa cậu bé đến Chúa Giêsu. Chúng ta không thể biết được sẽ có gì xảy ra khi đưa một người nào đó đến với Chúa Giêsu. Nếu cha mẹ giáo dục con cái mình trong sự nhận biết, yêu thương, kính sợ Chúa, biết đâu một ngày nào đó đứa con sẽ có thể làm được những việc lớn lao cho Thiên Chúa và loài người. Khi một giáo lý viên đem một em bé đến với Chúa Giêsu, không ai biết được một ngày kia, em bé ấy sẽ làm được gì cho Chúa Giêsu và Hội Thánh. Có một câu chuyện kể rằng, một giáo lý viên người Đức mỗi sáng bước vào lớp học của mình đều trịnh trọng ngả mũ chào cả lớp. Có người hỏi tại sao ông lại làm như thế, ông đáp: “Có ai biết được một ngày nào đó, một trong các em đây sẽ làm nên công trạng.” Ông đã nói đúng.
b. Cậu bé: Cậu bé chẳng có gì nhiều để dâng cho Chúa. Nhưng với lễ vật đơn sơ của cậu, Chúa Giêsu đã có chất liệu để thực hiện phép lạ. Nếu cậu cứ giữ lại bánh và cá cho riêng mình, thì sao?
Chúa Giêsu cần những gì chúng ta đem đến cho Ngài. Ngài không cần mỗi chúng ta mang đến thật nhiều, nhưng cần những gì chúng ta đang có. Có thể là thế giới đã không nhận được phép lạ này đến phép lạ khác, chiến thắng này đến chiến thắng khác, chỉ vì chúng ta đã không chịu đem đến cho Chúa những gì mình có, không chịu đến với Chúa bằng chính con người hiện tại của mình. Nếu chííne ta bằng lòng dâng chính mình trên bàn thờ để phục vụ Chúa Giêsu thì Ngài dùng chúng ta, dù không ai biết được Chúa làm gì với chúng ta và qua chúng ta. Có thể chúng ta hốì tiếc và hổ thẹn vì mình không có gì nhiều để dâng, hối tiếc và hổ thẹn như vậy là đííng. Nhưng chúng ta không có lý do gì để từ chối dâng cho Ngài những gì mình có. Dù ít, bao giờ cũng thành nhiều trong tay Chúa.
Đáp ứng Của Đám Đông
Gioan 6,14-15
14 Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giẽsu làm thì nói: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thê'gian! 15 Nhưng Đức Giêsu biết họ
6,14-15
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 167
Sắp đến bắt mình đem đi mù tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.
Đến đây chúng ta thấy phản ứng của đám đông. Dân Do Thái đang trông chờ vị ngôn sứ mà Môsê đã hứa. “Từ giữa anh em ngươi, Đức Chúa và là Thiên Chúa ngươi sẽ lập nên một Đấng ngôn sứ như ta, các ngươi hãy theo Đấng ấy. ”(Đnl 18,15). Dân Do Thái đang trông đợi Đâng Mêsia, Đấng được chọn của Thiên Chúa. Qua cả lịch sử, họ đã chờ đợi và đến bấy giờ vẫn còn chờ đợi. Lúc ấy tại Bétxaiđa Giulia, họ đã sẩn sàng thừa nhận Chúa Giêsu là ngôn sứ đã được hứa ban, và biểu tình tung hô, tôn Ngài lên nắm chính quyền. Nhưng chẳng bao lâu sau, một đám đông khác lại reo hò: “Đóng đinh nó vào thập giá! Đóng đinh nó vào thập giá!” Tại sao lúc đó đám đông lại hoan hô Chúa Giêsu?
Họ nhiệt tình ủng hộ Chúa Giêsu vì Ngài đã ban điều họ muốn. Ngài đã chữa bệnh tật, đã cho ăn no nê nên họ muốn tôn Ngài lên làm lãnh tụ. Ngài ta có thể mua được lòna trung thành theo cách đó, một sự trung thành lệ thuộc vào ân huệ, tặng vật, hay nói rõ hơn là bằng của hối lộ. Người ta có thể mua được tình thương theo cách đó, một tình Ihương bởi thức ăn vật uống. Trong những giây phút cay cú nhất, tiến sĩ Johnson đã định nghĩa lòng biết ơn là “một cảm thức sinh động về những ân huệ mà người ta hy vọng sẽ còn được nhận thêm.”
Thái độ của đám đông làm chúng ta ghê tởm. Nhưng chúng ta có hơn họ? Mỗi chúng ta muốn được an ủi khi đau buồn, muốn được sức mạnh khi gặp khó khăn, muốn được bình an trong cơn xáo trộn, muốn được trợ giúp lúc đời mình xuống dốc, thì chẳng hề có ai kỳ diệu bằng Chúa Giêsu, và chúng ta đến nói chuyện với Ngài, đi cùng Ngài, mở lòng mình ra cho Ngài. Nhưng khi Ngài đến cùng chúng ta với một đòi hỏi hi sinh, với một thách thức nỗ lực, với đề nghị vác thập giá, thì bấy giờ chúng ta chẳng muốn liên hệ gì với Ngài. Nếu tự xét lòng mình, chứng ta sẽ thấy mình cũng chỉ yêu mến Chúa Giêsu vì những gì mình nhận được từ Ngài, còn khi Ngài đến với chúng ta bằng những thách thức, những đòi hỏi quan trọng, chúng ta lờ đi, có khi còn tỏ ra oán ghét, chống lại sự quây rầy và đòi hỏi của Ngài.
168 WILLIAM BARCLAY
6,16-21
Một lý do nữa để họ tung hô Chúa Giêsu là vì họ muôn lợi dụng Ngài cho mục đích riêng của họ, uốn nắn Ngài theo các ước mơ của họ. Họ đang trông chờ Đấng Mêsia theo ý riêng của họ. Họ tìm một Đấng Mêsia để làm vua và làm nhà chinh phục. Đấng đó sẽ đặt chân lên cổ chim phượng hoàng và đánh đuổi người Rôma khỏi xứ Palestine, sẽ thay đổi tình thế của Isael từ một nước bị trị thành một cường quốc thế giới, sẽ giải phóng họ khỏi số phận bị chiếm đóng để nâng lên thành một dân tộc đi chiếm đóng nhiều xứ khác. Họ đã chứng kiến những gì Chúa Giêsu làm và họ nghĩ: “ Người này có quyền phép kỳ diệu lạ lùng. Nếu chúng ta ép được ông và quyền phép của ông theo các giấc mơ, kế hoạch của chúng ta thì mọi sự sẽ bắt đầu xảy ra theo như điều chúng ta muốn.” Nếu thành thật, chắc họ đã phải thú nhận họ muốn lợi dụng Chúa Giêsu.
Một lần nữa, chúng ta có gì khác họ chăng? Khi chúng ta kêu cầu Chúa, có phải là để được sức lực tiếp tục thực hiện các mưu đồ, ý định của mình không? Hay là để có sự khiêm nhường, vâng phục, chấp nhận các chương trình, ý muốn của Ngài? Lời cầu nguyện của chúng ta là: “Lạy Chúa, xin ban cho con năng lực để thực hiện những điều Ngài muốn con làm” hay “Lạy Chúa, xin ban cho con năng lực để thực hiện điều con muốn làm?”
Đám đông dân chúng theo Chúa lúc đó vì Ngài đã ban điều họ muốn, và họ ao ước sử dụng Ngài theo mục đích riêng của họ. Thái độ ấy ngày nay vẫn còn. Chúng ta muốn các tặng vật của Chúa mà không muốn thập giá, chúng ta muốn sử dụng Chúa thay vì để Ngài sử dụne chúng ta.
Sự TrỢ Giúp Trong Cơn Hoạn Nạn
Gioan 6,16-21
16 Chiều đến, các môn đệ xuống bờ Biển Hồ, nrồi xuống thuyền đi về phía Caphácnaum bên kia Biển Hồ. Trời đã tối mà Đức Giêsu chưa đến với các ông. Ili Biển động, vì gió thổi mạnh. 19 Khi đã chèo được chừng năm hoặc sáu cây số, các ông thấy Đức Giêsu đi trên mặt Biển Hồ vù đang tới gần thuyền. Các ông hoảng sợ. 20 Nhưng Người bảo các ông: «Thầy đây mà, đừng sợ! 21 Các ông muốn rước
6,16-21
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 169
Người lên thuyền, nhiùĩg ngay lúc đó thuyền đã tới bờ, nơi các ông định đến.
Đây là một trong những câu chuyện kỳ diệu nhất trong Phúc Âm thứ tư. Câu chuyện còn kỳ diệu hơn nữa khi chúng ta đi sâu vào nguyên nghĩa Hy Lạp để thấy rằng thật ra nó không mô tả một phép lạ phi thường, mà chỉ kể lại một sự việc đơn giản, qua đó Gioan khám phá ra Chúa Giêsu là ai theo cách mà ông chẳng bao giờ quên được.
Trước hết, chúng ta hãy dựng lại câu chuyện. Sau khi hóa bánh ra nhiều cho năm ngàn người ăn và sau việc họ cố tìm cách tôn Ngài làm vua, Chúa Giêsu đã tránh lên núi một mình. Ngày đã tàn, đó là lúc người Do Thái gọi là “buổi chiều thứ hai” tức là thời gian giữa hoàng hôn và lúc trời tối hẳn. Chúng ta đừng nghĩ là các môn đệ bỏ quên Chúa Giêsu hay thất lễ mà bỏ Ngài lại phía sau, vì theo Maccô kể thì chính Ngài bảo họ hãy đi trước (Mc 6,45), trong khi Ngài thuyết phục đám đông ra về. Chắc Ngài muốn đi vòng theo bờ trong khi họ chèo thuyền vượt ngang biển Galilê, để gặp lại nhau tại Caphacnaum.
Các môn đệ lên thuyền chèo đi. Gió nổi lên, sóng nước dữ dội. Lúc ấy là vào thời gian Lễ Vượt Qua trăng tròn (Ga6,4). Trên sườn núi, Chúa Giêsu cầu nguyện với Thiên Chúa Cha. Khi Ngài đi xuống, Ngài đã nhìn thấy các môn đệ đang vất vả chống chèo với sóng gió. Ngài bèn đến với họ.
Đây là biến cố mà một ngư phủ như Gioan, có mặt trên thuyền lúc ấy, không thể nào quên được. Mỗi lần ông hồi tưởng, cái đêm ây hiện lại rõ mồn một với ánh trăng vàng, với tiếng gió rít, với sóng đập dữ dội, nước bắn tung tóe, với cánh buồm tả tơi, với đôi tay ghì chặt mái chèo, và Chúa Giêsu bất ngờ xuất hiện. Ngài xuyên qua sóng gió đến với con thuyền đang cố gắng cập vào bờ.
Mỗi lần Gioan nhớ lại biến cố ấy, ông thấy những sự kỳ diệu, diệu kỳ cho cả chúng ta ngày nay nữa.
1. Ông thấy Chúa Giêsu vẫn trông chừng. Từ trên đỉnh đồi, Chúa Giêsu vẫn trông chừng họ. Ngài đã không quên họ. Ngài không vì quá bận rộn với Chúa Cha mà quên nghĩ đến họ. Gioan bỗng nhận thức được rằng suốt thời gian họ chèo thuyền thì đôi
170 WILLIAM BARCLAY
6,16-21
mắt thương yêu của Chúa Giêsu vẫn theo dõi họ. Trong khi chúng ta phấn đấu, Chúa Giêsu vẫn theo dõi chúng ta. Ngài không khiến mọi việc thành dễ dàng cho chúng ta. Ngài để cho chúng ta tự đánh trận. Giống như cha mẹ nhìn con mình cố gắng cật lực trong một cuộc đua tài điền kinh và Ngài lấy làm hãnh diện về chúng ta; hoặc như cha mẹ nhìn con mình buông tay bỏ cuộc, và Ngài buồn về chúng ta. Đời sống chúng ta có đôi mắt yêu thương của Chúa Giêsu chăm chú theo dõi.
2. Ông thấy Chúa Giêsu đến. Chúa đã xuống khỏi ngọn đồi, và đến giúp các môn đệ Ngài trong nỗ lực cuối cùng của họ để cập bến an toàn. Chúa không nhìn chúng ta với thái độ thản nhiên, xa cách. Lúc chúng ta kiệt lực, cuộc sống vượt quá sức chịu đựng, thì Ngài đến giúp chúng ta trong nỗ lực cuối cùng đưa đến chiến thắng.
3. Ông thấy Chúa Giêsu giúp đỡ. Chúa theo dõi, Ngài đến và Ngài trợ giúp. Điều kỳ diệu trong đời sống, đó là chúng ta chẳng hề bị bỏ mặc một mình trong bất cứ công việc nào. Margaret Avery một giáo viên của ngôi trường làng nhỏ, kể lại câu chuyện này. Chắc cô ấy đã kể thật hay. Có một trận bão tuyết xảy ra trong vùng. Khi tan học, cô giáo đưa học trò về nhà. Nhiều lúc cô đã kéo chúng lại để khỏi bị gió cuốn phăng đi. Khi cả cô lẫn trò hầu như kiệt sức, cô nghe loáng thoáng giọng một cậu bé nói, dường như để cho chính nó nghe, '‘Bây giờ mà có Chúa Giêsu ở đây thì chúng ta có thể vượt qua được.” Chúng ta luôn luôn có thể làm việc với Chúa Giêsu, và chẳng bao giờ làm việc gì mà không có Ngài.
4. Ông thây Chúa Giêsu đưa chíme ta vào bến. Theo Gioan nhớ lại thì ngay sau khi Chúa đến, thuyền đã chạm vào bờ, họ đã đến nơi. Như tác giả Thánh Vịnh nói: “Họ bèn vui mừng vì sóng lặng, Chúa dẫn họ vào bến họ ước ao” (Tv 107,31). Với sự hiện diện của Chúa Giêsu, con đường dài trở thành ngắn, việc khó khăn nhất cũng trở thành dễ dàng hơn.
Một trong những nét đẹp đẽ nhất của Phúc Âm Thứ Tư là Gioan, một ngư phủ trở thành một nhà truyền giáo, đã khám phá được tất cả sự phong phú của Chúa Giêsu Kitô trong ký ức của một ngư dân.
6,22-27
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 171
Cuộc Săn Tìm Sai Lầm
Gioan 6,22-27
22 Hôm sau, đám ctông dân chúng còn đứng ở bờ bên kia Biển Hồ, thấy rằng ở đó chỉ có một chiếc thuyền vcì Đức Giêsu lại không cùng xuống thuyền đó với các môn đệ, nhưng chỉ có các ông đi nùi thôi. 23 Tuy nhiên, có những thuyền khác từ Tibêria đến gần nơi dân chúng đã được ăn bánh sau khi Chúa dâng lời tạ ơn. 24 Vậy khi dân chúng thấy Đức Giêsu cũng như các mân đệ đều khổng có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Caphácnaum tìm Người. 25 Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy?” 26 Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, cúc ôn ạ đi tìm tôi không phải vì cắc ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê, 27 Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nút, nhưng để có lương thực thườnÇ tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Ngiù'fi là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận. ”
Đám đông dân chúng vẫn nán lại bên kia bờ hồ. Vào thời Chúa Giêsu, người ta không cần mở cửa văn phòng theo một giờ nhất định. Họ có thì giờ chờ Chúa Giêsu trở lại với họ, họ chờ vì họ thấy chiếc thuyền các môn đệ chèo đi không có Chúa trong đó nên họ kết luận rằng Chúa Giêsu phải ở gần đây thôi. Chờ đợi một lúc, họ mới biết Chúa không trở lại. Trong vịnh gần đó, có mấy chiếc thuyền nhỏ từ Tibêria đến đậu lại, chắc là tìm chỗ ẩn nấp cơn giông qua đêm. Thế là dân chúng lên các thuyền ấy, vượt biển hồ để trở qua Caphacnaum.
Đến nơi, họ vô cùng ngạc nhiên vì thấy Chúa ở đó rồi. Họ hỏi Ngài đến đó bao giờ. Nhưng Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi ấy. Đây không phải là lúc để trò chuyện về những việc như vậy. Đời sống thật ngắn ngủi, không có thì giờ để tán gẫu về những chuyến đi. Ngài đi thẳng vào trọng tâm vấn đề. Ngài phán “Các ngươi đã chứng kiến những việc lạ lùng, các ngươi đã thây ân sủng của Thiên Chúa có thể làm cho cả một đoàn dân đông đảo được ăn no, đáng lẽ tâm trí các ngươi phải suy nghĩ về Thiên Chúa là Đấng đã làm những việc ấy, nhưng thay vào đó, các ngươi lại chỉ nghĩ đến
172 WILLIAM BARCLAY
6,22-27
bánh. Dường như Chúa Giêsu có ý nói “ Các ngươi chỉ biết đến cái bụng nên không thể nghĩ đến linh hồn mình.”
Chrysostom đã nói: “Loài người vốn bị đóng đinh vào những việc thuộc về đời sống.” Đây là những người chẳng bao 2ĨỜ ngước cao hơn bức tường thành của thế gian, chẳng biết phóng tầm mắt đến chân trời của cõi đời đời. Một đêm nọ, Nã Phá Luân nói chuyện với một người quen, bấy giờ đã khuya lắm, ngoài trời tối đen, hai người đến gần khung cửa, trên trời có những ngôi sao thật xa, trông nhỏ bằng đầu kim, nhấp nháy sáng. Mắt của Nã Phá Luân thì tinh, còn mắt bạn ông đã mờ. Nã Phá Luân chỉ lên trời hỏi, “Anh có thây các ngôi sao ấy không?” Người bạn đáp: “Tôi không thấy,” Nã Phá Luân nói: “Tôi thì thấy, đó là chỗ khác nhau giữa tôi với anh.” Người bị buộc chặt vào thế gian chỉ sống được phân nửa đời sống. Chỉ những ai có tầm mắt nhìn xa thấy rộng, nhìn ra các vùng trời xa xăm và thấy được các vì sao mới là người thật sự sống.
Chúa Giêsu truyền dạy bằng một câu nói ngắn gọn: “Hãy làm việc không phải vì của ăn hư nát, nhưng vì của ăn còn lại đến sự sống đời đời.” Từ ngàn xưa, ngôn sứ Isaia đã nêu cùng một câu hỏi như vậy: “Sao các ngươi trả tiền để mua đồ không phải là bánh? Sao các ngươi đem công lao mình đổi lấy vật chẳng làm cho no?”(Is 55,2). Có hai thứ đói, đói thể xác mà thực phẩm vật chất có thể thỏa mãn, nhưng đói tâm linh, thì thức ăn vật chất không bao giờ thỏa mãn được. Một người có thể giàu như Croesus mà vẫn thấy thiếu một cái gì trong đời.
Sau năm 60 sc, xã hội Rôma sống trong xa hoa chưa từng thấy. Bấy giờ, người Rôma đãi tiệc bằng óc chim công và lưỡi họa mi, người ta ăn uống cho nôn mửa giữa hai bàn ăn, để lần sau thấy ngon miệng hơn. Những bữa ăn giá hàng ngàn Anh kim là chuyện thông thường. Pliny kể lại, thời ấy một mệnh phụ may một chiếc áo cưới dát vàng và dính nhiều châu ngọc trị giá tương đương 432.000 Anh kim. Nguyên do của những phung phí đó là sự bất mãn sâu xa, sự đói khát không gì thỏa mãn được. Họ tìm đến bất cứ điều gì khiến cuộc đời có được một rung động mới, hương vị mới, vị họ vừa giàu có nhưng lại vừa đói khát vô cùng.
Chúa Giêsu thấy quần chúng Do Thái chỉ chú ý đến thỏa mãn thể xác. Họ đã được đãi ăn một bữa dư dật, và họ muốn được ăn
0,ZZ-2/
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 173
nữa. Nhưng có nhiều thứ đói mà chỉ một mình Chúa Giêsu mới làm thỏa mãn được. Đó là đói chân lý, chỉ có Ngài mới ban chân lý cho loài người. Đó là đói tình yêu, chỉ Ngài mới ban cho họ tình yêu vượt trên tội lỗi và sự chết. Chỉ có Chúa Giêsu mới làm thỏa mãn sự đói khát không xoa dịu được của tâm linh con người.
Tại sao Ngài làm được điều đó? Có rất nhiều ý nghĩa qua câu “Bởi vì Thiên Chúa Cha đã đóng dấu trên Ngài.’’Trong quyển Phong Tục Phương Đông Tại Xứ Thánh, H.B.Tristam cho biết vài điều thú vị về chiếc ấn trong thế giới cổ. Bên Phương Đông không phải là chữ ký mà là dâu ấn mới có giá trị. Các tài liệu chính trị và thương mại có giá trị khi được in bằng dấu trên mặt nhẫn. Dấu ấn chứng thực cho một bản di chúc, dấu ấn trên miệng bao hay thùng bảo đảm cho vật đựng bên trong. Tristam kể rằng đến người nghèo nhất cũng sử dụng chiếc ấn để chứng thực. Trong những chuyến du hành của ông, khi ký hợp đồng với những người cho thuê lừa, ngựa hoặc khuân vác, họ cũng đóng dấu của họ vào đó để xác nhận rằng họ bắt buộc phải tôn trọng và đồng ý như vậy. Ân được làm bằng đất nung, kim khí hay kim cươne. Trong bảo tàng viện Anh quốc, hầu như có đủ các chiến ấn của vua Assyri. Dấu ấn được in lên đất sét và miếng đất được gắn vào tài liệu. Nhiều khi tài liệu đã mục nát từ lâu nhưng dấu ấn vẫn còn đó, nếu không có nó thì tài liệu vô giá trị.
Người Phari sêu có câu tục ngữ “Dấu ấn của Thiên Chúa là chân lý.” Kinh Talmud chép “Ngày nọ một đại hội các chuyên gia về luật Do Thái đang hội họp đông đảo, họ cùne nhau khóc lóc cầu nguyện, kiêng ăn, bỗng một cuốn sách nhỏ từ trên trời rơi xuống giữa họ. Họ mở cuốn sách ra, trong đó chỉ có một chữ Ameth, nghĩa là chân lý, cho nên các Pharisêu nói “đó là dâu ấn của Chúa.” Ameth do ba mẫu tự Hy Lạp chép lại: aleph là chữ đầu trong mẫu tự, min là chữ chính giữa, tau là chữ cuối cùng. Chân lý của Thiên Chúa là bắt đầu, chính giữa và kết thúc của đời sông.
Chính vì thế mà chỉ Chúa Giêsu mới làm thỏa mãn cơn đói đời đời. Ngài được Thiên Chúa đóng ấn, là chân lý của Thiên Chúa nhập thể, chỉ một mình Thiên Chúa mới làm thỏa mãn cơn đói của tâm linh do chính Ngài tạo nên.
174 WILLIAM BARCLAY
ö,28-zy
Việc Làm Duy Nhất
Gioan 6,28-29
2S Họ liền hỏi Nạười: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” 29 Đức Giêsu trả lời: "Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến."
Khi Chúa Giêsu nói đến công việc của Thiên Chúa, người Do Thái nghĩ ngay đến việc lành, làm phước. Người Do Thái tin một người sông tốt lành thì được thưởng ân huệ của Thiên Chúa. Họ chủ trương loài người được chia thành ba hạng: người ngay lành, người xấu xa và người ở giữa hai hạng đó. Nếu người hạng ba biết làm thêm chỉ một việc lành nữa, thì có thể được chuyển sang hạng người ngay lành. Nên khi hỏi Chúa Giêsu công việc của Thiên Chúa là gì, họ mong Ngài đưa ra các bản liệt kê những gì họ phải làm, nhưng Chúa Giêsu hoàn toàn không nói đến điều đó.
Chúa trả lời rất cô đọng, nên chúng ta cần phải khai triển và tìm xem những nghĩa nào trong đó. Chúa Giêsu dạy công việc của Thiên Chúa muốn loài người làm là tin Đấng đã được Ngài sai đến. Phaolô cũng đưa chúng ta vào điểm đó: Công việc duy nhất mà Thiên Chúa muôn loài người làm là đức tin. Đức tin là gì? Đức tin chính là “môi liên hệ với Thiên Chúa,” đến độ chúng ta trở thành bạn thân của Ngài, không còn sợ hãi Ngài nữa, nhưng xem Ngài là Cha và là bạn thân thiết, đến nỗi chúng ta tin cậy, vâng lời, phục tùng Ngài cách tự nhiên do mối liên hệ mới mẻ đó. Vậy, tin Chúa Giêsu có liên hệ với việc đó như thế nào? Chúng ta chẳng bao giờ biết được Thiên Chúa nếu Chúa Giêsu không đến, sống và chịu chết để dạy mỗi người chúng ta biết điều đó. Chính nhờ Chúa Giêsu đã đến, qua Ngài chúng ta biết Thiên Chúa là Cha chúng ta, yêu thương chăm sóc chúng ta, chẳng muôn gì khác hơn là tha thứ cho chúng ta, để sự xa lạ, khoảng cách thù nghịch và nghi ngờ Thiên Chúa không còn nữa, và chúng ta có được môi liên hệ với Ngài.
Một lối sống xuất phát từ mối liên hệ mới đó. Khi đã biết Thiên Chúa thế nào, thì đời sống chúng ta phải phù hợp với những gì mình biết về Ngài. Chúng ta phải đáp ứng theo ba hướng, mỗi hướng đều phù hợp với những gì Chúa Giêsu đã dạy về Thiên Chúa.
0,JU-J4
TIN MƯNG THEO THÁNH GIOAN 175
1. Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế đời sống chúng ta phải biết thương yêu và phục vụ tha nhân, phù hợp với tình yêu và sự phục vụ của Thiên Chúa, tha thứ cho người khác, phù hợp với sự tha thứ của Thiên Chúa.
2. Thiên Chúa là thánh thiện. Do đó, đời sống chúng ta phải thánh thiện, phù hợp với sự thánh thiện của Thiên Chúa.
3. Thiên Chúa là khôn ngoan. Do đó đời sống chúng ta phải kính phục và tin cậy hoàn toàn, phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu dạy tất cả căn bản của đời sống Kitô hữu ở trong mối liên hệ mới mẻ với Thiên Chúa, do Thiên Chúa khởi xướng, một liên hệ chỉ thực hiện được nhờ mặc khải về Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta, mối liên hệ xuất phát từ phục vụ, lòng thanh sạch và tin cậy, vốn là tấm gương phản chiếu hình ảnh của Thiên Chúa. Đây là công việc Thiên Chúa muôn chúng ta làm và giúp chúng ta đủ khả năng để thực hiện.
Đòi Hỏi Một Dấu Lạ
Gioan 6,30-34
30 Họ lại hỏi: "Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? ■" Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép: Nẹười đã cho họ ăn bánh bởi trời. ”32 Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, 'ỈJ vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian. ” 34 Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy. ”
Đến đây, phần lý luận trở thành đặc biệt có tính cách Do Thái trong ngôn ngữ, cách giả dụ và nói bóng. Chúa Giêsu vừa đưa ra một lời tuyên xưng quan trọng, Ngài bảo rằng công việc đích thực Thiên Chúa muôn họ làm là tin Ngài. Người Do Thái nói: “Hay lắm, quả thật đây là lời tự xưng mình là Đấng Mêsia, vậy ông hãy chứng minh đi.”
176 WILLIAM BAKCLAY
0,J>4U
Bấy giờ họ vẫn còn nghĩ đến việc Chúa hóa bánh cho đám đông ăn, nên điều không tránh được là họ liên tưởng ngay đến manna trong sa mạc. Họ kết hợp hai việc đó thật dễ dàng. Manna vẫn được xem là bánh của Thiên Chúa (Tv78,24; Xhl6, 15). Trong Do Thái giáo, có một niềm tin mạnh mẽ khi Đấng Mêsia đến, Ngài sẽ lại ban manna. Việc ban manna được coi là công việc tối quan trọng trong cuộc sông của Môsê, mà Đẩng Mêsia thì phải làm hơn thế nữa. “Vị cứu tinh đầu tiên thế nào, thì vị cuối cùng cũng phải như thế; vị cứu tinh đầu tiên đã khiến manna từ trời xuống thế nào, thì vị sau cũng phải khiến được manna từ trời xuống như vậy.” “Các ngươi không thể tìm manna trong đời này, nhưng sẽ tìm thấy manna trons thời sắp tới,” “Manna đã được chuẩn bị cho ai? Cho người công chính của thời sắp tới, mỗi người tin, đều xứng đáng được ăn bánh ấy.” Người ta tin có một bình manna được giấu trong hòm giao ước đặt trong ngôi đền thờ đầu tiên. Khi đền thờ bị phá hủy, Giêrêmia đã đem giấu đi. Khi Đấng Mêsia đến, dân chúng sẽ được thấy lại manna. Nói cách khác, dân Do Thái đang thách thức Chúa Giêsu hãy khiến bánh từ Thiên Chúa xuống để hậu thuẫn cho những lời tự xưng của Ngài. Họ không chịu xem số bánh năm ngàn người vừa ăn là bánh từ Thiên Chúa đến. Theo họ, manna phải khác hẳn và đó là trắc nghiệm cho Chúa Giêsu Kitô.
Câu trả lời của Chúa Giêsu gồm hai phương diện. Trước hết, Ngài nhắc họ không phải Môsê đã cho họ manna, mà là Thiên Chúa. Thứ hai, Ngài bảo họ manna không phải là bánh thật của Thiên Chúa, mà chỉ là biểu tượng cho bánh của Thiên Chúa. Bánh của Thiên Chúa chính là Đấng từ trời xuống và ban cho loài người không chỉ sự no đủ về phương diện thể lý nhưng là sự sống, Chúa Giêsu tuyên bố sự thỏa mãn duy nhất là ở trong Ngài.
Bánh Sự Sông
Gioan 6,35-40
35 Đức Giêsu bảo họ: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ! 36 Nhưng tôi đã bảo các ông: các ông đã thấy tôi mà không tin. 37 Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến
6,35-40
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 177
với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, -ilS vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo V tôi, nhưng ãề làm theo V Đấng đã sai tôi. 39 Mà V của Đấng đã sai tôi lù tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sổng lại trong ngày sau hết.40 Thật vậy, ỷ của Cha tôi là rất cả những ai thấy mị ười Con và tin vào người Con, thì được sổng muôn đời, và tôi sẽ cho họ sôhg lại trong ngày sau hết. ”
Đây là một trong nhiều đoạn quan trọng của Phúc Âm Thứ Tư và cả Tân Ước nữa. Trong đó có hai dòng tư tưởng chúng ta cố gắng phân tích.
Trước hết, Chúa Giêsu có ý gì khi phán: “Ta là bánh trường sinh”. Xem câu ấy như một câu thơ thì chưa đủ. Nó có nahĩa gì? Từng bước một chúng ta thử tìm xem.
1. Bánh duy trì sự sống, bánh là trụ cột của cuộc sống; thiếu bánh, sự sống không thể tiếp tục được. Bánh là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
2. Sự sống là gì? Sự sống có ý nghĩa sâu xa hơn là sự sinh tồn, hiện hữu về phương diện thể chất. Vậy ý nghĩa mới của sự sống thuộc linh này là gì?
3. Sự sống thật là mối liên hệ mới mẻ với Thiên Chúa, mối liên hệ của lòng tin cậy, thiết tha và vâng phục, yêu thương mà chúng ta đã đề cập.
4. Nhưng mối liên hệ ấy chỉ có được nhờ Chúa Giêsu Kitô, không có Ngài và ở ngoài Ngài thì chẳng ai có thể bước vào mối liên hệ mới mẻ của Thiên Chúa được.
5. Nghĩa là chính Chúa Giêsu là Đấng ban sự sống, ngoài Ngài, không có sự sống đúng nghĩa, không có Ngài thì sống chỉ là tồn tại, là có mặt chứ không phải thật sự sống.
6. Vậy nếu Chúa Giêsu ban sự sông, nếu Ngài là nhu cầu thiết yêu của sự sông, thì Ngài được mô tả như là bánh của sự sống. Khi chúng ta biêt Chúa Kitô, nhờ Ngài biết rõ Thiên Chúa, lúc ấy tình trạng đói khát của thân phận làm người cũng chấm dứt, linh hồn bất ổn sẽ yên nghỉ, và tâm hồn đói khát sẽ được thỏa mãn.
Thứ hai, đoạn này mở cho chúng ta các giai đoạn của đời sống Kitô hữu.
178 WILLIAM BARCLAY
Ờ,J>4U
1. Chúng ta thấy Chúa Ciiêsu qua những trang Tân ước, trong lời giáo huấn của Hội Thánh, có khi chúng ta thấy Ngài mặt đối mặt nữa.
2. Sau khi thấy Chúa Giêsu, chúng ta đến cùng Ngài. Chúng ta không nhìn Ngài như chiêm ngưỡng một vị anh hùng hay một mẫu gương xa cách, không như một nhân vật trong sách, nhưng là một người mà chúng ta có thể đến gặp trực tiếp.
3. Chúng ta tin nơi Chúa Giêsu, nghĩa là chúng ta tiếp nhận Ngài là uy quyền tối hậu của Thiên Chúa đốì với loài người và đối với sự sống. Chúng ta đến với Neài không chỉ vì thị hiếu, khôna phải một cuộc gặp gỡ ngang hàng, mà thiết yếu và từ căn bản là một sự vâng phục.
4. Toàn thể diễn trình này ban cho chúng ta sự sống, có nghĩa là Chúa Giêsu đặt vào trong chúng ta mối liên hệ mới mẻ và tốt đẹp với Thiên Chúa, trong đó Naài trở thành người bạn thân thiết. Bây giờ chúng ta trở thành người nhà của Đấng mà mình đã từng SỢ hãi hoặc khôna hề quen biết.
5. Việc nay xảy ra hoàn toàn tự do và phổ quát. Mọi người đều được mời gọi tiếp nhận. Bánh sự sống dành cho chúng ta, nếu chúng ta bằng lòng nhận lấy.
6. Chúa Giêsu Ki tô là con đường duy nhất để đạt được mổì liên hệ đó. Ngoài Chúa Giêsu ra, không có tìm kiếm nào do tâm trí con người, không có sự mong muốn nào của tấm lòng loài người có thể tìm thấy Thiên Chúa một cách trọn vẹn.
7. Phía sau toàn thể diễn biến này có Thiên Chúa. Chính những kẻ được Thiên Chúa ban cho Chúa Giêsu đã đến với Ngài. Thiên Chúa không những cung ứng mục đích, mà còn đánh động lòng ta, đánh thức những ước muôn của chúng ta về Ngài. Thiên Chúa hành động trong chúng ta để cất bỏ khỏi trí lòng ta sự phản loạn và kiêu ngạo cản bước chúng ta tùng phục Ngài. Nếu Ngài chưa tìm thấy ta thì chẳng bao giờ chúng ta có thể tìm được Ngài.
8. Nhưng vẫn còn một chút ngoan cố nào đó, khiến chúng ta khước từ đề nghị của Ngài. Nói cho cùng, một điều duy nhất khiến Thiên Chúa thất bại là lòng từ chối của chúng ta. Sự sống đang có đó cho chúng ta chọn lựa: tiếp nhận hay chối từ... Nếu tiếp nhận, thì có gì xảy ra? Có hai việc:
6,41-50
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 179
Trước hết, sự toại nguyện mới ngập tràn đời sống chúng ta. Sự đói khát không còn nữa. Tâm hồn ta đã tìm được điều nó mãi kiếm tìm. Sống không chỉ là tồn tại, mà trở thành sảng khoái, tiến triển.
Kế đến, chúng ta được an toàn ở đời sau. Ngay cả khi giây phút cuối cùng đến, khi mọi sự chấm dứt, chúng ta vẫn còn được an toàn. Một nhà đạo đức đã nói: “Chúa Kitô đã đưa chúng ta vào bến, ở đó không còn gì nguy hiểm nữa.”
Ân huệ mà Chúa Kitô ban cho ta là sự sống ngay trong hiện tại và cả đời sau. Khi chúng ta khước từ lời mời gọi của Chúa là chúng ta lừa dối mình, đánh mất sự cao trọng và vinh hiển Ngài hứa ban.
Sự Thất Bại Của Người Do Thái
Gioan 6,41-50
41 Người Do Thái liền xầm xì phân đối, bởi vì Đức Giêsu đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống. ” 42 Họ nói: "Ông này chẳng phải lcì ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” 43 Đức Gỉêsu bảo họ: “Các ông đừng cỏ xầm xì với nhau!44 Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha Ici Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. 45 Xưci có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. 46 Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhiửig chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. 47 Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. 4li Tôi Ici bánh trưởng sinh. 49 Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. 50 Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết.
Điểm quan trọng ở đây là các lý do khiến người Do Thái chối bỏ Chúa Giêsu, mà đã chối bỏ Ngài là họ chối bỏ cả sự sông đời đời.
180 WILLIAM BARCLAY
6,41-50
1. Họ xét theo các giá trị của loài người và theo các tiêu chuẩn bên ngoài. Họ phản ứng trước lời tự xưng của Chúa, nêu ra các sự kiện Ngài là con nhà thợ mộc, họ biết Ngài sống ở Nadaret. Làm sao họ hiểu được một người thợ mộc tầm thường lại có thể trỏ thành một sứ giả đặc biệt của Thiên Chúa được. Họ chối bỏ Chúa Giêsu vì đã xem xét Ngài bằng các giá trị của loài người, của xã hội và bằng tiêu chuẩn thế gian.
T.E.Lawrence là bạn thân của thi sĩ Thomas Hardy. Thời gian ông phục vụ trong Không Lực Hoàng gia Anh với tư cách thợ máy, ông vẫn thường mặc quân phục thợ máy khi đến thăm vợ chồng Hardy. Một lần tại nhà thi sĩ, ông gặp bà Thị Trưởng Dorchester. Không biết anh thợ máy cùng có mặt hôm ấy là ai, bà tỏ vẻ khó chịu quay sang bà Hardy, nói bằng tiếng Pháp, bà than phiền, “Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến nay, tôi chưa hề ngồi uống trà với một tên lính quèn như thế này.” Không ai nói năng gì. Một lúc sau, Lawrence nói với bà bằng tiếng Pháp “Xin lỗi bà, tôi có thể là thông dịch viên cho bà, vì bà Hardy không biết tiếng Pháp.” Một mệnh phụ phu nhân rởm đời và bất nhã đã nhầm lẫn tai hại chỉ vì xét người theo bề ngoài, theo tiểu chuẩn xã hội. Đó cũng là nhầm lẫn của dân Do Thái đối với Chúa Giêsu. Chúng ta phải thận trọng, đừng bao giờ xem thường một sứ điệp của Thiên Chúa vì chúng ta khinh dể hay chẳng đếm xỉa gì đến vị sứ giả. Không ai từ chối tấm ngân phiếu 1.000 Anh kim, chỉ vì nó được bỏ vào một phong bì không phù hợp với tiêu chuẩn về giấy tờ của hạng người quí phái. Thiên Chúa có nhiều sứ giả khác nhau. Sứ điệp quan trọng nhất của Ngài đến từ một người thợ mộc xứGalilê, mà cũng chính vì thế nên người Do Thái đã xem thường.
2. Người Do Thái than phiền và cãi nhau. Họ mải lý luận và bị lôi cuốn vào đó, đến nỗi chẳng để ý đến quyết định của Thiên Chúa. Họ nóng nảy muốn cho ai nấy biết họ nehĩ gì về vấn đề ấy, nhưng chẳng cần biết Thiên Chúa đã nghĩ gì. Trong một hội nghị hay hội đồng, khi ai nấy đều muôn bắt buộc người bên cạnh phải chấp nhận ý kiến của mình, tốt hơn hết chúng ta nên yên lặng cầu xin Thiên Chúa xem Ngài nghĩ gì và muốn chúng ta làm gì. Dù chúng ta có nghĩ gì đi nữa cũng chẳng quan trọng, những gì Thiên Chúa nghĩ mới thật quan trọng, vậy mà chúng ta lại rất ít chịu khó để tìm biết Ngài nghĩ gì!
6,50-59
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 181
3. Người Do Thái lắng nghe, nhưng không chịu học hỏi. Có nhiều cách nghe: có lối nghe của nhà phê bình, lối nghe của người thù ghét, lối nghe của cấp trên, có lối nghe dửng dưng, lối nghe của người đành chịu vì chưa có cơ hội để nói. Cách nghe thích hợp duy nhất là lắng nghe để học hỏi, không có cách nào khác hơn để được nghe Thiên Chúa.
4. Người Do Thái chống lại sự lôi kéo của Thiên Chúa. Chỉ những người được Thiên Chúa kéo lại với Chúa Giêsu mới tiếp nhận Ngài. Từ mà Gioan dùng inô tả động tác kéo rất thú vị, đó là chữ được dùng trong bản dịch Do Thái sang Hy Lạp. Khi Giêrêmia nghe tiếng Thiên Chúa phán: “Ta đã lấy sự nhân từ mà kéo ngươi đến” (Gr31,3), nhưng điều thú vị trong từ này (Belkuein) là có ý nói về một sức kháng cự. Đó là chữ dùng mô tả sự “kéo một tay lưới nặng vào bờ hồ”(Ga 21,6.11). Đó cũng là chữ dùng chỉ việc Phaolô và Sila bị kéo đến các quan tòa tại Philipphê (Cv 16,19). Đó cũng là chữ chỉ việc rút gươm ra khỏi dây thắt lưng hay khỏi vỏ (Ga 18,10). Nó luôn luôn ngụ ý kháng cự lại. Thiên Chúa lôi cuốn người ta đến, thế nhưng sức kháng cự của con người có thể làm thất bại sự lôi kéo của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là bánh sự sống. Như thế chúng ta hiểu Chúa là như cầu thiết yếu cho đời sống, vậy khước từ lời mời gọi và mệnh lệnh của Chúa Giêsu là đánh mất sự sống và phải chết. Người Pharisêu nói: “Thếhệ ở trong sa mạc chẳng có phần gì ở đời sống mai sau.” Trong câu chuyện xưa của sách Dân số, sau khi nghe các thám tử báo cáo, số người hèn nhát, từ chối mạo hiểm đi vào Đất Hứa đều bị kết án phải lưu lạc trong sa mạc cho đến chết. Vì họ không châp nhận sự hướng dẫn của Thiên Chúa, nên cánh cửa vào Đất Hứa đã đóng vĩnh viễn. Khước từ đề nghị của Chúa là từ chối phần thiết yếu cho đời sống, do đó mât luôn sự sống đời này lẫn đời sau. Trong khi đó, tiếp nhận đề nghị của Chúa Giêsu là tìm được sự sống, một sự sống đích thực ở đời này và vinh hiển ở đời sau.
Thịt Và Máu Ngài
Gỉoan 6,50-59
50 Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. 51 Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được
182 WILLIAM BARCLAY
6,50-59
Sống muôn đời Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống. ”52 Người Do Thái liền tranh luận sôi nổi với nhau Ho nói: “Làm sao ông nàv có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta đươc?” 53 Đức Giêsu nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn âời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57 Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. ”59 Đó là những điều Đức Giêsit đã nói khi giảng dạy trong hội đường, ở Caphácnaum.
Đối với phần đông chúng ta, đây là một đoạn khó hiểu. Đoạn này được trình bày phát biểu bằng một ngôn ngữ và chuyển động trong một thế giới tư tưởng hoàn toàn xa lạ với chúng ta, có thể là quái dị và thô kệch nữa. Nhưng chúng ta phải nhớ điều này, với thế giới thời cổ, nó vốn vận hành giữa những tư tưởng quen thuộc, những ý niệm có từ thời ấu trĩ của loài người.
Các ý niệm trong đoạn sách này vốn hoàn toàn bình thường đối với bất cứ ai đã quen với việc dâng tế lễ đời xưa. Ngày xưa, khi dâng sinh tế, lễ vật ít khi được thiêu hủy trọn vẹn, thường chỉ thiêu một phần tượng trưng nơi bàn thờ, tuy toàn thể con vật được dâne lên cho vị thần. Một phần thịt được chia cho các thầy tế lễ kể như thù lao cho họ, một phần khác được chia cho người dâng lễ vật để người ấy tổ chức bữa tiệc thết đãi bạn bè mình ngay trong khuôn viên đền thờ. Trong bữa tiệc ấy, vị thần cũng được xem như một vị khách. Hơn nữa, khi thịt đã dâng cho thần rồi, người ta nghĩ thần đã nhập vào đó, cho nên khi người ta ăn thịt ấy, là ăn vị thần của mình. Sau khi dự một bữa tiệc như thế, họ tin rằng họ đã được tràn trề vị thần ấy. Họ hoàn toàn tin từ lúc ấy, trong người họ có sức sống sinh động của vị thần. Ta có thể nghĩ đó là thờ ngẫu tượng, là ảo tưởng viển vông, nhưng với một số người khác thì đoạn sách này chẳng có gì khó hiểu cả.
Hơn nữa trong thế giới thời ấy, có thứ tôn giáo sống động, đó là các tôn giáo thần bí. Một điều đáng nói mà các tôn giáo thần bí
6,50-59
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 1 83
ây cung ứng được, là sự thông hiệp và ngay đến sự đồng hóa với vị thần nào đó. Cách thức thực hiện việc đó như sau. Tất cả các tôn giáo thần bí chủ yếu đều là những vở kịch đam mê. Có nhiều chuyện kể về một vài vị thần đã sống và chịu đau khổ khủng khiếp, đã chết rồi sống lại. Câu chuyện được dựng lên thành một vở kịch cảm động, nhưng trước khi được xem vở kịch ấy, nsười nhập giáo phải trải qua một lớp tập huấn lâu dài về ý nghĩa tiềm ẩn sau câu chuyện. Người ấy phải trải qua đủ thứ lễ nghi thanh tẩy, phải qua một thời gian dài kiêng cữ mọi liên hệ tính dục. Khi vở kịch về đam mê được trình diễn thì mọi sự đều được dàn xếp nhằm tạo bầu không khí dễ gây cảm xúc cao độ, người ta tính toán rất kỹ mức độ ánh sáng, có mùi hương trầm kích thích, có nhạc kích động, có kinh kệ kỳ bí, mọi sự đều nhằm tạo cho người mới nhập giáo một cảm xúc và khát vọng cao độ mà người ấy chưa từng biết trước đó. Nếu muốn, chúng ta có thể gọi là ảo giác, là sự kết hợp giữa thôi miên với tự kỷ ám thị - thái độ sấn sàng chờ đợi một cái gì xảy ra. Và điều xảy ra đó là được đồng hóa với vị thần. Khi người mới nhập giáo được chuẩn bị sẵn sàng xem diễn kịch, thì người ấy trở thành một với vị thần. Người ấy chia sẻ những âu lo, đau khổ, sự chết và sống lại. Người ấy với vị thần vĩnh viễn trở thành một, do đó, người ấy sẽ được an toàn khi còn sống và lúc đã chết.
Có một số câu nói và kinh cầu nguyện của các tôn giáo thần bí nghe thật hay. Trong huyền thoại về Mithra, người mới nhập giáo cầu nguyện rằng, “Xin hãy ở với linh hồn tôi, xin đừng bỏ tôi, để tôi bắt đầu được sống với thần linh và thần linh sẽ cứ ở mãi trong tôi.” Trong huyền thoại về Hermes, người mới theo đạo nói: “Tôi biết thần Hermes,và Ngài biết tôi, tôi là Ngài, và Ngài là tôi.” Cũns trong huyền thoại đó, có một bài cầu nguyện như thế này: “Lạy Chúa Hermes, xin hãy đến trong tôi, như những con trẻ đến với lòng các bà mẹ vậy.” Trong huyền thoại về Iris, người thờ phượng nói, “Thần Orisis thật sự sống mãi thế nào, thì nguyện mọi kẻ thờ phượng Ngài cũng được sống thể ấy. Thần Orisis quả thật là không hề chết thể nào, nguyện người theo Naài cũng sẽ không chết nữa.”
Chúng ta cần nhớ rằng những người thời cổ biết rõ mọi sự về sự phấn đấu, chờ đợi, mơ ước được đồng hóa với thần của họ, được phúc nhận vị thần ngự trong mình và nghe được vị thần mình. Họ
184 WILLIAM BARCLAY
6,50-59
không hề đọc những câu như “ăn thịt và uống máu Chúa Kitô” theo nghĩa đen một cách sống sượng và đáng sợ. Họ đã biết ít nhiều về kinh nghiệm kết hợp không thể mô tả được, một sự kết hợp mật thiết hơn bất cứ sự kết hợp nào trên thế gian. Đó là loại ngôn ngữ mà người thời cổ hiểu được, và chính chúng ta cũng hiểu được.
Cũng cần nhớ ở đây Gioan lại làm điều ông vẫn làm. Ông không cố gắng đưa nguyên văn lời Chúa Giêsu đã nói. Bảy mươi năm suy nghĩ về những gì Chúa Giêsu đã nói và bây giờ, dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, ông đưa ra ý nghĩa bên trong lời ấy. Ông không kể lại từng chữ từng tiếng, vì nếu thế, chỉ là công việc của trí nhớ. Nhưng ông kể lại phần ý nghĩa cốt lõi của những lời ấy, tức là phần bởi Thánh Thần soi sáng.
Bây giờ chúng ta tìm xem Chứa Giêsu muôn nói điều gì, và Gioan hiểu thế nào từ những lời lẽ ấy như thế. Có hai cách để khảo sát đoạn này.
1. Có thể hiểu theo một ý nghĩa hết sức tổng quát, Chúa Giêsu nói về việc ăn thịt và uống máu Ngài. Thịt của Chúa Giêsu là nhân tính trọn vẹn đầy đủ của Ngài. Trong thư 1 Ga, đúng là tác giả đã phẫn nộ khi viết “Phàm thần khí nào tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng đã đến và trở nên người phàm thì thần khí đó là bởi Thiên Chúa, còn thần khí nào không tuyên xưng Đức Giêsu thì chẳng phải bởi Thiên Chúa” (lGa 4,2-3). Thật vậy, thần khí nào phủ nhận Đức Giêsu lấy xác phàm mà đến là thần của Antichrist. Gioan muốn nhấn mạnh là chúng ta phải bám lấy, không bao giờ buông rơi phần nhân tính trọn vẹn của Chúa Giêsu. Chúa vốn có thịt xương giống chúng ta. Điều ấy có nghĩa là gì? Như chúng ta đã thấy, Chúa Giêsu là tâm trí của Thiên Chúa trở thành con người. Có nghĩa là nơi Chúa Giêsu chúng ta thấy Thiên Chúa mặc lây sự sông như con người đối diện với hoàn cảnh con người, phân đấu với các vấn đề của loài người, tranh chiến với những cám dỗ của con người, giải quyết các mối liên hệ giữa loài người chúng ta.
Dường như Chúa Giêsu đã nói: “Hãy lấy tư tưởng về nhân tính của ta mà nuôi dưỡng tâm trí linh hồn các ngươi. Khi các ngươi chán nản hay thất vọng, quá mỏi mệt với đời sông mà ngã quị, chán đời và chán sống thì hãy nhớ ta đã từng lấy đời sống các ngươi với tất cả những nỗi gian nan mà khoác vào mình ta.” Như
6,50-59
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 1 85
thế đời sông và thân xác sẽ mặc lấy vinh quang vì đã được Thiên Chúa chạm đến. Chúa Giêsu đã thần hóa thân xác chúng ta bằng cách mặc nó lên chính Ngài, đó là niềm tin quan trọng của các học giả Kitô giáo chính thống Hy Lạp. Ăn thịt Chúa Kitô là nuôi dưỡng tư tưởng bằng nhân tính Ngài, cho đến chừng nào nhân tính của bạn được tăng cường, được tẩy sạch để trở thành thuần khiết và được Ngài chiếu sáng cho.
Chúa Giêsu dạy chúng ta uống máu Ngài. Tư tưởng Do Thái cho rằng máu tiêu biểu cho sự sống. Thật dễ hiểu tại sao Ngài bảo vậy. Một vết thương làm máu chảy ra tức là sự sống bị giảm đi. Với người Do Thái máu thuộc về Thiên Chúa. Đó là lý do cho đến ngày nay, người Do Thái chẳng bao giờ ăn một con vật còn máu bên trong. “Song các ngươi không nên ăn thịt còn hồn sống nghĩa là có máu”(St 9,4), “Các ngươi chớ ăn máu nó, phải đổ máu trên đất như vậy” (Đnl 15,23). Bây giờ chúng ta mới hiểu điều Chúa Giêsu dạy bảo: “Các ngươi phải uống máu Ta, phải nhận lấy sự sống của Ta là sự sống Thiên Chúa.” Khi Chúa Giêsu phán dạy phải uống máu Ngài, là Ngài dạy chúng ta phải nhận lấy sự sống của Ngài vào trong mình.
Như thế có nghĩa gì? Xin minh họa như sau: Đây là tủ sách của tôi, trong đó có một cuốn sách mà tôi chưa hề đọc. Dù cho quyển sách có quý và bổ ích đến thế nào, mà nếu tôi không đọc đến nó thì nó vẫn ở ngoài tôi. Nhưng một ngày kia, tôi lấy nó ra đọc, tôi cảm thấy hồi hộp, lôi cuốn và rung cảm. Câu chuyện đó thôi thúc tôi, những dòng chữ quan trọng được ghi khắc vào tâm trí tôi. Bây giờ lúc cần, tôi có thể lấy những điều kỳ diệu đó từ bên trong, hồi tưởng lại, suy gẫm nó, bồi dưỡng tâm trí mình. Trước kia, cuốn sách vốn ở ngoài tôi, nằm trên kệ sách. Bây giờ, nó thâm nhập vào tôi, tôi có thể lấy nó để nuôi mình. Những kinh nghiệm từng trải trong đời cũng vậy. Chúng vẫn ở ngoài ta cho đến khi chúng ta nhận lấy cho riêng mình.
Với Chúa Giêsu cũng vậy. Bao lâu Ngài còn là một nhân vật trong sách, thì Ngài vẫn ở ngoài ta, nhưng một khi Ngài đã vào lòng chúng ta, thì Ngài ở trong chúng ta, chúng ta được nuôi dưỡng bằng sự sống, sức mạnh và sự sinh động do Ngài ban. Chúa Giêsu dạy chúng ta phải uống máu của Ngài. Ngài phán: “ Các ngươi phải lãnh nhận sự sống của Ta, đưa vào bên trong các ngươi. Phải
186 WILLIAM BARCLAY
6,50-59
thôi nghĩ về Ta như một nhân vật trong sách hay một đề tài thảo luận thần học, mà phải nhận lấy Ta vào trong các ngươi, và các ngươi vào trong ta, lúc ấy, các ngươi sẽ có sự sống và đó là sự sống thật.” Đó là điều Chúa Giêsu muốn nói khi Ngài đề cập đến việc chúng ta ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta. Khi Chúa Giêsu dạy chúng ta ăn thịt và uống máu Ngài, là dạy chúng ta hãy nhận lấy nhân tính của Ngài để nuôi dưỡng tâm trí và linh hồn ta, hãy bồi dường đời sống mình bằng sự sống của Ngài cho đến khi chúng ta được thấm nhuần, tràn ngập, đầy dẫy sự sống của Thiên Chúa.
2. Nhưng Gioan còn muốn nói nhiều hơn, Gioan cũng nghĩ đến Bữa Ăn Tối của Chúa, là Tiệc Thánh. Chúa Giêsu phán: “Nếu các ngươi muốn có sự sông, hãy đến ngồi vào bàn ăn để ăn miếng bánh đã bị bẻ ra, uống chén rượu đã được đổ ra, để bởi ân huệ của Thiên Chúa, các ngươi được tiếp xúc với tình yêu và sự sông của Chúa Giêsu cách sống động.” Gioan nói với mọi người, “Các bạn không thể có được đầy dẫy diệu kỳ của đời sống Kitô hữu, trừ phi các bạn đến ngồi vào bàn tiệc yêu thương này.” Nhưng Gioan không hề kể lại câu chuyện về Bữa Ản Tối cuối cùng, đây là điều vô cùng lạ lùng trong quan điểm của ông. Ông đưa ra lời giáo huấn về Tiệc Thánh, khône phải trong phần tường thuật câu chuyện ở phòng cao, mà trong câu chuyện một bữa ăn ngoài trời trên sườn đồi gần Bétxaiđa Guilia, bên bờ hồ Galilê xanh biếc.
Chúng ta không có gì nghi ngờ về những điều Gioan muốn nói. Ông muốn nói với Kitô hữu chân chính điều này, là mỗi bữa ăn đều trở thành thánh lễ. Có thể nói khôna quá đáng rằng một số người đã lạm dụng thánh lễ trong Hội Thánh, khiến nó trở thành một thứ bùa phép ma thuật, hoặc ngụ ý rằng Tiệc Thánh là nơi duy nhất chúna ta có thể đến gần Chúa Kitô Phục Sinh. Gioan thật tình chủ trương mỗi bữa ăn, dù là trong gia đình hèn hạ nhất hay trong cung điện cao sang, dưới bầu trời với bãi cỏ xanh làm thảm, cũng đều là một Tiệc Thánh. Gioan không giới hạn sự hiện diện của Chúa Kitô trong khung cảnh giáo đường hay một buổi lễ có kinh kệ theo đúng nghi thức. Ông nói: “Trong bất cứ bữa ăn nào, các bạn cũng lại thây bánh chỉ về nhân tính của Thầy, rượu nho chỉ về máu vốn là sự sốne. ” Trong tư tưởng của Gioan, tại bàn ăn qua loa ngoài bờ biển hay trên sườn đồi, tất cả đều giống nhau ở chỗ, trong tất cả các bữa ăn đó chúng ta đều có thể nếm, chạm đến và cầm lấy bánh
6,59-65
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 187
với rượu nho đem chúng ta đến gần Chúa Kitô. Ki tô giáo sẽ thật nghèo nàn, nếu Chúa Kitô bị giới hạn trong các nhà thờ. Gioan tin rằng chúng ta có thể tìm gặp Chúa Kitô bất cứ ở đâu, vì trong thế giới có sự hiện diện của Ngài khắp nơi. Không phải ông làm giảm giá trị Tiệc Thánh, nhưna ông mở rộng ra để chúng ta có thể tìm gặp Chúa Kitô tại bàn Tiệc Thánh trong nhà thờ, rồi đi ra để cùng gặp Ngài ở bất cứ nơi nào mà con người họp lại để vui hưởng các ân huệ của Ngài.
Thần Khí Tôi Quan Trọng
Gioan 6,59-65
59 Đó là những điều Đức Giêsu đã nói khi giảng dạy trong hội đường, ở Caphácnaum.60 Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quel! Ai mà nghe nổi? ” 61 Nhưng Đức Giêsu tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư?62 Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? 63 Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống.64 Nhưng trong anh em có những kẻ không tin. ” Quả thật, ngay từ đầu, Dức Giêsu đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ ntio sẽ nộp Người. 65 Người nói tiếp: “Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Clĩúa Cha không ban ơn ấy cho. ”
Chúng ta không mấy ngạc nhiên khi thấy các môn đệ cho rằng bài giảng của Chúa Giêsu thật khó lãnh hội. Từ Hy Lạp skleros không có nghĩa là khó hiểu, nhưng có nghĩa là khó chấp nhận. Các môn đệ biết rất rõ Chúa Giêsu tự xưng là sự sống từ Thiên Chúa đến trần gian. Chẳng ai có thể sống hoặc đối diện với cõi đời đời nếu không tin nhận và tùng phục Ngài.
Đến đây chúng ta gặp một chân lý nổi bật trong mọi thời đại. Nhiều khi người ta khước từ Chúa Kitô vì không đáp ứng nổi tiêu chuẩn đạo đức mà Ngài đòi hỏi, chứ chẳng phải vì không biết Ngài. Khi thành thật suy nghĩ vấn đề này, chúng ta bắt buộc nhìn nhận lại tâm điểm của mọi tôn giáo đều phải có mầu nhiệm, lý do đơn giản vì trung tâm của mọi tôn giáo đều có Thiên Chúa. Tâm
188 WILLIAM BARCLAY
6,59-65
trí loài người chẳng bao giờ hiểu được đầy đủ trọn vẹn về Thiên Chúa. Bất cứ một nhà tư tưởng chân chính nào cũng phải chấp nhận mầu nhiệm.
Chỗ khó thật sự của Ki tô giáo gồm hai phương diện: Một là đòi hỏi tùng phục Chứa Kitô, nhận Ngài có quyền uy tối hậu, hai là đòi hỏi tiêu chuẩn đạo đức cao nhất. Các môn đệ vốn hiểu rất rõ Chúa Giêsu tự xưng chính Ngài là sự sống, là thần trí của Thiên Chúa xuống thế gian. Cái khó của họ là chấp nhận điều đó là đúng, với tất cả những gì tiềm ẩn trong đó. Đến nay có nhiều người chấp nhận giáo lý, nhưng có những người lại không theo nổi tiêu chuẩn sống của Ngài.
Cho nên Chúa Giêsu tiếp tục- không nhằm cố gắng chứng minh cho lời tự xưng của Ngài - mà Ngài nói rõ sẽ có ngày các biến cố xảy ra chứng minh điều đó. Ngài nói, “Các ngươi thấy khó tin Ta là bánh, là phần thiết yếu cho sự sống, từ trời xuống. Rồi các ngươi không còn thấy khó tin nữa, khi chứng kiến Ta trở lên trời.”
Đây là lời báo trước sự thăng thiên. Điều đó có nghĩa là Phục Sinh bảo đảm cho tất cả các lời tuyên bô" của Ngài. Chúa Giêsu không phải là một người sống cao quí và chết dũng cảm cho một chính nghĩa bị thất bại. Ngài là Đấng mà những lời tự xưng được ứng nghiệm bởi sự kiện Ngài chết rồi sông lại. Chúa Giêsu tiếp tục dạy rằng điều tối quan trọng là quyền ban sự sống của Thần Khí, xác thịt chẳng ích gì cả. Thật đơn giản để hiểu phần nào ý nghĩa của nó - điều quan trọng hơn hết, đó là tinh thần ở trong mọi hành động. Giá trị của bất cứ vật gì là tùy ở mục đích của nó. Nếu chỉ ăn để mà ăn thì chúng ta trở thành kẻ tham ăn, như thế có hại hơn là lợi. Nếu chúng ta ăn để bảo tồn sự sống, để làm việc tốt hơn, để giúp thân thể thích ứng với đỉnh cao nhất của nó thì thức ăn mới có ý nghĩa đích thực. Nếu một người dành thì giờ để chơi thể thao chỉ vì thể thao mà thỗi, thì trong phạm vi nào đó anh ta đã phí thời giờ của mình. Nhưng nếu người ấy chơi thể thao để thân thể tráng kiện, nhờ đó, có thể phục vụ Thiên Chúa và loài người đắc lực hơn thì thể thao lại trở thành quan trọng. Mọi điều liên hệ đến xác thịt có giá trị hay không tùy thuộc vào tinh thần nó được thực hiện.
Chúa Giêsu tiếp: “Lời Ta là thần khí và là sự sống.” Chỉ một mình Chúa Kitô cho chúng ta biết sự sống là gì, đặt trong chúng ta
6,66-71
TIN MỪNG THEO THÁNH G10AN 1 89
phần tinh thần hướng dẫn cuộc đời và ban cho chúng ta năng lực để sống cuộc đời ấy. Sự sống có giá trị hay không là tùy chủ đích, mục tiêu nó nhắm tới. Chỉ một mình Chúa Kitô định cho chúng ta mục đích, chủ đích thực của đời sống, và cũng chỉ một mình Ngài ban cho chúng ta năng lực để thực hiện mục đích ấy, chống lại những nghịch cảnh bên ngoài.
Nhưng Chúa Giêsu biết rõ nhiều người không chỉ khước từ suông lời đề nghị của Ngài, mà còn chối bỏ với lòng đố kỵ, thù ghét nữa. Không ai có thể tin nhận Chúa Giêsu trừ phi được Thánh Thần tác động. Nhưng con người cũng có thể chống lại Thánh Thần cho đến ngày cuối cùng. Một người như thế khôna phải bị Thiên Chúa loại ra, nhưng chính naười ấy đã tự loại mình ra.
Những Thái Độ Đôi Với Chúa Kitô
Gioan 6,66-71
66 Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.67 Vậy Đức Giêsu hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” 6ílÔng Simôn Plĩêrô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng cơn biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sổng đời đời.69 Phần chúng con, chúng cơn đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa. ” 70 Đức Giêsu đáp: “Chẳng phải Thầy đã chọn anh em lù Nhóm Mười Hai sao? Thế mà một người trong anh em lại là quỷ ỉ 71 Người muốn nới về Giuđa, con ônq Simôn ítcariôt; thật thế, chính V, một môn đệ trong Nhóm Mười Hai, sẽ nộp Người.
Đoạn này được viết theo linh tính về thảm họa sắp xảy ra, vì đây là phần bắt đầu của giai đoạn cuối cùng. Nhiều người kéo đến theo Chúa Giêsu, lúc Ngài dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem. Họ đã thấy các phép lạ Ngài làm và tin danh Ngài, số người đến xin các môn đệ làm phép rửa thì đông, không kể xiết (2,23; 4,1-3). Tại Samari, nhiều việc lớn đã xảy ra (4,1.39.45). Tại Galilê, mới ngày hôm trước dân chúng hãy còn kéo theo Ngài rất đông (6,2), nhưng bây giờ giọng văn mô tả đã thay đổi. Từ nay trở đi, sự oán ghét ngày càng chồng chât cho đến khi đạt đến tột đĩnh là thập giá. Gioan đã hé mở màn cuối của thảm kịch. Chính trong những hoàn
190 WILLIAM BARCLAY
6,66-71
cảnh này, người ta mới thấy rõ lòng người và hiểu được bộ mặt thật của họ. Và trong những hoàn cảnh như thế, đã có ba thái độ khác nhau đôi với Chúa Giêsu.
1. Có sự bỏ cuộc. Nhiều người quay lưng lại, không đi theo Ngài nữa. Họ bỏ đi vì nhiều lý do. Một số người trong đám họ đã thấy rõ Chúa Giêsu đi về đâu. Không thể thách thức giới cầm quyền nhưNsài đã làm mà tránh khỏi hậu hoạn. Chúa Giêsu đang đi vào thảm họa và họ đã rút lui kịp thời, họ là hạng người tùy thời. Người ta bảo muôn thử một đạo quân, hãy xem cách đạo quân ấy đánh giặc khi mọi người đều mỏi mệt. Nếu sự nghiệp Chúa Giêsu cứ đi lên, chắc nhữna người kia chưa quay lưng, nhưng ngay khi nhìn thấy bóng thập giá, họ liền bỏ Ngài. Có một sô" người khác bỏ Chúa vì trôn tránh thách thức của Ngài. Quan điểm cơ bản của họ là theo Chúa để được một cái gì đó, nên khi phải chịu khổ vì Ngài, phải mất một chút gì đó cho Ngài là họ bỏ đi ngay.
Nếu theo Ngài mà thơ mộna, huy hoàng, chắc họ bám sát Ngài, nhưng khi đường đi trở thành khó khăn, theo Ngài đòi hỏi một điều khó làm thì họ bỏ Ngài. Việc họ tìm thầy học đạo hoàn toàn do những động lực ích kỷ. Thật ra chẳng có ai ban cho chúng ta nhiều hơn Chúa Giêsu. Nhưng nếu chúng ta chỉ đến với Ngài nhằm mục đích thu vào chứ chẳng cho ra, chắc chắc chúng ta phải trở lui. Những ai muốn theo Chúa Giêsu phải nhớ đường theo Ngài là thập giá.
2. Có sự suy thoái. Chúng ta thấy điều này nơi Giuđa rõ hơn hết. Chúa Giêsu đã thấy ông là người có thể dùng cho chủ đích của Ngài. Nhưng thay vì trở thành anh hùng, Giuđa lại trở nên tên vô lại, và đáng lẽ là thánh nhưng lại là một tên ô nhục. Câu chuyện của họa sĩ vẽ bức tranh Bữa Tiệc Ly là một kinh nghiệm đáng sợ. Đó là một bức tranh khổng lồ, đòi hỏi họa sĩ mất nhiều năm để vẽ. Tìm một người mẫu để vẽ Chúa Giêsu, ông gặp nhiều thanh niên có gương mặt đẹp đẽ, thuần khiết và siêu thoát, ông thuê chàng làm người mẫu. Bức tranh cứ được bổ túc, ông vẽ hết môn đệ này đến môn đệ nọ, một ngày kia, ông cần một người để vẽ Giuđa, mà ông có ý để vẽ sau cùng. Ông đi ra, tìm trong số người hèn hạ nhất trong thành phô", đến cả nơi hang ổ những kẻ xấu xa nhất. Cuổì cùng ôna gặp được một người, bộ mặt in hằn dâu vết một kẻ trụy lạc vô cùng xấu xa. Ông thuê người ấy làm mẫu. Khi
7,1-9
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 191
bức tranh hoàn tất, người mẫu nói với họa sĩ, “ Trước đây đã có lần ông vẽ tôi rồi”. Họa sĩ đáp: “Chắc chắn là không”. Người nọ bảo: “Ô có mà, lần trước ông đã vẽ tôi, ông dùne tôi làm mẫu để vẽ Chúa Giêsu”. Năm tháng đã tạo nên sự suy thoái khủng khiếp. Thời gian thật bạo tàn, nó có thể cướp đi những lý tưởng, những hăng say, những mơ ước và sự trung thành của chúng ta, có thể để lại nơi chúng ta một đời sông ngày càng nhỏ nhoi thay vì càng cao đẹp. Nó có thể lưu lại cho chứng ta một tấm lòna đã chai lỳ thay vì được rộng mở trong tình thương của Chúa Giêsu. Cuộc đời có thể làm mất đi vẻ đẹp đáng yêu của chúng ta. Nguyện xin Chúa cứu chúng ta ra khỏi tình trạng đó.
3. Có sự quyết định. Đây là cách Gioan viết lại lời xưng nhận quan trọng của Phêrô tại Xêdarê Philipphê (Mc 8,27; Mt 16,13; Lc 9,18). Chính trong một hoàn cảnh như thế, người ta đã thấy lòng trung thành của Phêrô. Đối với Phêrô, có một điều thật đơn giản là chẳng còn có ai đáng cho ông đi theo hơn là Chúa Giêsu. Với ông, chỉ có Ngài mới có lời đem lại sự sống đời đời.
Lòng trung thành của Phêrô căn cứ trên mối liên hệ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô. Có nhiều điều Phêrô không hiểu, ông cũng bối rối, lạc lõng như bất cứ ai khác. Nhưng nơi Chúa Giêsu có một cái gì khiến ông sấn sàng hy sinh tính mạng. Nói cho cùng, Kitô hữu không phải là một triết lý mà chúng ta chấp nhân hoặc một lý thuyết buộc chúng ta phải trung thành. Nó là sự đáp ứng cá nhân với Chúa Giêsu Kitô. Đó là lòng trung thành và tình yêu mà một người hiến dâng, vì tấm lòng người ấy không cho phép người ấy làm gì khác hơn nữa.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay