A man may as well expect to grow stronger by always eating as wiser by always reading.

Jeremy Collier

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
riệt Hạ Các Chướng Ngại Vật
Gioan 4,1-9
1 Nhóm Pharisêu nghe tin Đức Giêsu thâu nạp và làm phép rửa cho nhiều môn đệ hơn ông Gioan. 2 (Thực ra, không phải chính Đức Giêsu làm phép rửa, nhưng là các môn đệ của Người). 3 Biết thế, Đức Giêsu bỏ miền Giuđê mà trở lại miền Galilê. 4 Do đó, Người phải băng qua Satnciri. 5 Vậy, Người đến một thành xứ Samari, tên là Xy-kha, gần thửa đất ông Giacóp đã cho con là ông Giuse. ó Ở đấy, có giếng của ông Giacóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.
7 Có một người phụ nữ Samciri đến lấy nước. Đức Giêsu nói với người ấy: “Chị cho tôi xin chút nước uống! s Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. 9 Ngưởi phụ nữ Samari liền
110 WILLIAM BARCLAY
4,1-9
nói: “Ông là nẹười Do Thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?” Quả thế, người Do Thái không được giao thiệp với người Samari. ”
Trước hết chúng ta hãy dựng lại khung cảnh của sự việc này. Xứ Palestine kể từ bắc xuống nam dài khoảng 120 dặm (gần 200 kin). Vào thời Chúa Giêsu nó chia thành ba vùng khác nhau. Phía bắc là Galilê, phía nam là Giuđê và giữa hai miền đó là xứSamari. Trong giai đoạn đó, Chúa Giêsu không muôn bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp về phép rửa, nên quyết định tạm thời rời Giuđê để chuyển sang hoạt động tại xứ Galilê. Giữa dân Do Thái và Samari đã có mối bất hòa kéo dài từ nhiều thế kỷ, sau đây chúng ta sẽ thây nguyên nhân. Con đường ngắn nhất từ Giuđê đến Galilê là đi ngang qua xứ Samari, mất khoảng ba ngày. Nếu đi đường khác để tránh xứ Samari thì phải qua sông Giôđan, đi lên theo phía đông của sông rồi trở lại bờ bên này ở phía bắc Samari để vào Galilê. Đường đi vòng xa gfíp đôi. Muôn chọn con đường ngắn nhất, Chúa Giêsu phải đi ngang qua Samari.
Trên đường đi, đoàn người đến một thành phố gọi là Xikha. ở gần Xikha có một ngã ba, một ngã ba đi về phía đông bắc đến Xitôbôli (Scythopolis); ngã kia đi về hướng tây đến Nabơlút (Nablus), rồi sau đó đổi sang hướng bắc đến Ênganim (Engannim). Ngay tại ngã ba đường này, đến nay hãy còn một cái giếng, gọi là giếng Giacóp. Tại vùng này người Do Thái có rất nhiều kỷ niệm. Giacóp có mua một mảnh đất nhỏ tại đó (St 31,18.19). Trước khi qua đời, Giacóp trối lại đất ấy cho Giuse (St 48,52). về sau, Giuse qua đời tại Ai Cập, xác ông được đưa về Palestine và chôn ở đó (Gs 24,32). Cho nên quanh khu vực này, người Do Thái có rất nhiều kỷ niệm.
Cái giếng sâu hơn 30m, đây không phải là loại giếng do một mạch nước tạo thành, nhưng do nước ngầm thấm tụ lại. Giếng sâu nên không ai có thể lấy nước được nếu không có gàu múc.
Lúc Chúa Giêsu và đoàn tùy tùng đến ngã ba này, Chúa ngồi lại để nghỉ chân, vì đi đường xa mỏi mệt. Bấy giờ là giữa trưa. Ngày của Do Thái bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Vào giờ thứ sáu tức là mười hai giờ trưa. Lúc ấy trời nắng nóng tối đa, và vì đi xa nên Chúa Giêsu thấm mệt và khát nước. Các môn đệ vào thành
4,1-y
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN I 1!
phô" của người Samari để mua thức ăn. Chắc phải có biến chuyển xảy ra giữa họ. Trước khi gặp Chúa chắc chẳng bao giờ họ nghĩ đến chuyện mua thức ăn trong một thành phố của người Samari. Từ vô thức, các hàng rào ngăn cách từ từ bị phá vỡ từng chút một.
Khi Chúa Giêsu ngồi một mình tại đó, một phụ nữ Samari đến. Tại sao bà ỉại đến giếng này thì vẫn là điều bí ẩn, vì từ Xikha đến đây đường dài gần một cây số, chắc là nhà bà trong làng và ở đó chắc cũng có nước, về phương diện đạo đức, bà thuộc hạng người bị khinh bỉ, có lẽ các phụ nữ khác vẫn dè bỉu bà, nên bà tránh giếng nước trong làng và đến đây múc nước chăng? Chúa Giêsu đã xin bà cho Ngài uống nước. Bà kinh ngạc quay lại, và hỏi: “Tôi là ngươi Samari và ông là người Do Thái, sao ôna lại xin tôi cho ông uống nước?” Đến đây, Gioan giải thích cho những độc giả Hi Lạp của ông, người Do Thái và người Samari vốn không giao thiệp với nhau.
Chúng ta thấy rõ những gì ghi lại thật quá vắn tắt so với cả một buổi nói chuyện dài. Nếu có thể so sánh thì đây chỉ là biên bản của một buổi họp hội đồng, chỉ ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận. Tôi nghĩ người phụ nữ Samari này đã trút hết gánh nặng của tâm hồn mình cho neười khách lạ. Đây là lần hết sức hiếm hoi trong đời, bà gặp được một người có ánh mắt dịu hiền thay vì thái độ trịch thượng, chê bai nên bà đã dốc đổ lòng mình ra. Qua câu chuyện này, chúng ta biết thêm về đặc tính của Chúa Giêsu.
1. Ngài có nhân tính thật. Chúa mệt vì đi đường xa, Ngài ngồi lại bên miệng giếng, mệt lả. Thật là ý nghĩa khi Gioan, người thường nhấn mạnh thần tính hoàn toàn của Chúa Giêsu hơn các tác giả sách Phúc Âm khác, lại cũng nhấn mạnh đầy đủ nhân tính của Ngài. Ông khôna trình bày một mẫu người siêu nhiên không hề bièt sự lao khổ, mệt mỏi của loài người, nhưng mô tả một con người cũng kiệt sức vì cố gắng và phân đâu như chúng ta, một con người cũng mỏi mệt và vẫn phải tiếp tục làm việc.
2. Ngài có lòng thông cảm ấm áp. Nếu gặp một lãnh tụ tôn giáo, một nhà lãnh đạo giáo hội chính thống của thời ấy, chắc người đàn bà Samari đã phải chạy trốn trong sự xấu hổ. Chắc hẳn bà sẽ tránh gặp những người như thế. Chẳng may mà gặp thì bà cũng sẽ giữ thái độ im lặng dầy xấu hổ lẫn căm thù. Nhưng khi
112 WILLIAM BARCLAY
4,1-y
nói chuyện với Chúa Giêsu, bà tìm được sự tự nhiên gần gũi. Cuối cùng, bà đã gặp một người bạn, không lên án mà còn thông cảm sâu xa với minh nữa.
3. Ngài triệt hạ mọi hàng rào ngăn cách. Môi bất hòa giữa dân Do Thái và dân Samari bắt nguồn từ một câu chuyện rất xa xưa. Khoảng năm 720 TC, người Assyri xâm chiếm vương quốc Samari ở phía bắc. Cũng như các nhà đi chinh phục thời bây giờ, họ đưa hầu như toàn thể dân Samari sang Mêđi và đưa các dân tộc khác từ Babylon, Cút, A-va, Ha-mát và Sê-phạt-va-iin đến ở tại Samari (2 V 17,6.24). Nhưng thật ra, họ không thể đưa tất cả đi được, có một số người còn sót lại, và họ bắt đầu cưới gả với người ngoại mới đến. Họ đã phạm một tội mà dân Do Thái coi là tội trọng, không thể tha thứ. Họ đã làm mất sự thuần chủng Do Thái. Cho đến nay, trong gia đình người Do Thái có một luật định hết sức nghiêm khắc là, nếu có một đứa con trai hay gái cưới vợ lấy chồng là người ngoại, thì người ta lập tức làm lễ an táng người con ấy. Một người như thế bị Do Thái giáo chính thống xem như chết rồi. Như thế, đa số dân xứ Samari thuộc vương quốc miền bắc bị đày sang Mê- đi và không bao giờ trở về nữa. Họ bị đồng hóa với các dân tộc họ bị đày đến. Họ là mười chi họ tản lạc mất luôn. Sô"người còn trong xứ lại cưới gả với các dân ngoại được đưa đến ở đó, nên họ cũng mất luôn quyền làm người Do Thái.
về sau, vương quốc miền nam, kinh đô là Giêrusalem cũng bị xâm lăng và bại trận. Dân chúng bị đày sang Babylon, nhưng không mất gốc, họ vẫn còn là dân Do Thái ngoan cô" và không thay đổi. Cho đến thời Êxơra và Nêhêmi, dân lưu vong được trở về Giêrusalem do đặc ân của vua Ba Tư. Công tác hàng đầu của họ là lập tức xây sửa lại Đền Thờ đã bị phá hủy. Người Samari đến giúp đỡ, muốn được cùng làm công tác thiêng liêng ấy, nhưng họ bị khinh miệt và khước từ. Người Samari bị cho là đã đánh mât di sản Do Thái nên không có quyền tham dự việc xây lại nhà của Thiên Chúa. Nhục vì bị khước từ, người Samari quay lại chống đối dân Do Thái kịch liệt tại Giêrusalem. Sự xung đột đã xảy ra vào khoảng năm 450 TC và sự bất hòa vẫn còn gay gắt vào thời của Chúa Giêsu.
Sự bất hòa còn gay gắt hơn, khi người Do Thái phản đạo là Manase cưới con gái của Sanbalát một người Samari (Nh 13,28),
4,1-9
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 1 1 3
và tìm cách xây đền thờ đối lập trên núi Garidim, nằm giữa Samari mà người phụ nữ đã đề cập. về sau dưới thời dòng họ Macabêô năm 129 TC, John Hyrcanus, đại tướng và là lãnh tụ dân Do Thái đã mở cuộc tấn công người Samari, cướp phá và hủy diệt ngôi đền thờ tại Garidim. Người Do Thái và Samari lại càng thù ghét nhau hơn. Dân Do Thái miệt thị gọi dân Samari là dân Cút, theo tên của dân tộc mà người Assyri đưa đến định cư tại Samari. Các Pharisêu nói: “Không ai được ăn bánh của dân Cút, vì kẻ nào ăn bánh ấy, chẳng khác gì ăn thịt heo”. Sách Ecclesiasticus viết lời Chúa phán: “Ta bất bình với cả hai dân tộc, còn dân tộc thứ ba thì không được gọi là dân tộc; những kẻ ngồi trên núi Samari, người Philitinh và sô"người ngu dại Xikha” (Gv 50,25.26). Xikha là một trong những thành phô" lớn của Samari. Kẻ bị oán ghét cũng trả đòn lại. Người ta kể rằng có lần Pharisêu Giôchanan đi qua xứ Samari, trên đườnc đến Giêrusalem để cầu nguyện. Ông đi qua núi Garidim, một người gặp ông và hỏi: “Ông đi đâu đấy?” ông đáp: “Tôi đến Giêrusalem để cầu nguyện”. Người Samari hỏi: “Thế ông cầu nguyện trên núi thánh này (núi Garidim) chẳng tốt hơn là đến ngôi nhà đã bị rủa sả đó hay sao?” Như chúng ta biết các khách hành hương từ Galilê đến Giêrusalem nếu muôn đi bằng con đường gần nhất, thì phải băng ngang xứ Samari, và người Samari rất thích “chặn đường” họ.
Cuộc bất hòa giữa hai dân tộc Do Thái và Samari đã có từ hơn 400 năm, nhưng vẫn ngấm ngầm gây oán ghét và cay đắng. Cho nên người phụ nữ Samari sửng sốt khi thấy Chúa Giêsu là một người Do Thái, lại bắt chuyện với mình.
4. Nhưng Chúa Giêsu còn phá hủy hàng rào chia rẽ theo một cách khác nữa. Người Samari này là một phụ nữ, luật nghiêm nhặt của Pharisêu câm họ chào phụ nữ giữa nơi công cộng, cấm ngay cả ngỏ lời với vợ, với người con gái hay chị em của mình giữa nơi công cộng. Có cả một số người Pharisêu bị gọi là nhóm bầm dập, vì họ nhắm nghiền mắt khi gặp phụ nữ ngoài đường phố. Một Pharisêu bị bắt gặp nói chuyện công khai với phụ nữ thì kể như tiếng tăm sự nghiệp tiêu tan - thế nhưng Chúa lại trò chuyện với người phụ nữ này. Chẳng những đây là phụ nữ, nhưng là một phụ nữ xấu nết. Không một người đàn ông đứng đắn nào chứ đừng nói đến Pharisêu, chịu để cho người ta thấy mình đứng chung hay trao
114 WILLIAM BARCLAY
4,lư-13
đổi dù chỉ một lời với chị ta, thế mà Chúa Giêsu đã trò chuyện với người phụ nữ này.
Với người Do Thái, thì đây là một sự kiện đáng ngạc nhiên. Tại đây Con Thiên Chúa lại mỏi mệt, kiệt sức, và khát nước. Tại đây người thánh thiện hơn hết đang lắng nghe và thông cảm một câu chuyện đáng buồn. Tại đây Chúa Giêsu đang phá vỡ các hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia và các lề thói chính thống của Do Thái giáo. Tại đây tính phổ quát của Phúc Âm là khởi điểm. Tại đây Thiên Chúa đang yêu thương thế gian, không phải bằng lý thuyết, nhưng bằng hành động.
Nước Hằng Sông
Gioan 4,10-15
"w Đức Giêsu trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai lù người nói với chị: “Cho tôi chút nước uống", thì hẳn chị đã xin, và nẹười ấy đõ ban cho chị nước hằng sống. ” " Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? 12 Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Giacốp, người đã cho chúng tôi'giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy. ” 13 Đức Giêsu trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. 14 Còn ai uống nước lôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Vcì nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời. ”
15 Người phụ nữ nói với Đức Giêsu: “Tliưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước. ”
Chúng ta thấy cuộc đối thoại với người phụ nữ Samari diễn ra theo cùng một kiểu mẫu như cuộc đối thoại với Nicôđêmô. Chúa Giêsu nói một câu, câu ấy bị hiểu sai ý nghĩa, Chúa nói lại cách sống động hơn. Câu nói vẫn bị hiểu lầm. Chừng đó Chúa mới buộc người đối thoại phải tự khám phá, đối diện với chân lý. Đó là cách Chúa Giêsu thườníĩ dạy dỗ và cũng là phương pháp hữu hiệu hơn hết, như có người đã nói: “Có những chân lý mà người ta không thể tiếp thu, châp nhận từ người khác; người ta phải tự khám phá những chân lý đó cho chính mình”.
4,10-15
TIN MỪNG 1 HEO THÁNH GIOAN 1 15
Cũng như Nicôđêmô, người phụ nữ Samari hiểu câu nói của Chúa Giêsu theo nghĩa đen hoàn toàn, trong khi Ngài muốn bà hiểu theo nghĩa thiêng liêng. Đó là nước hằng sống mà Chúa nói đến. Thông thường theo tiếng Do Thái, nước hằng sống có nahĩa là nước chảy, đó là nước trong dòng đang chảy, trái với nước tù hãm trong bể chứa hoặc ao hồ. Như chúng ta đã biết, giếng này không do các khe suối tạo thành, nhưng do nước ngầm ngấm qua nhiều lớp đất tụ lại. Với người Do Thái thì loại nước chảy, nước hằng sống luôn luôn tốt hơn. Người phụ nữ nói: “Ông đề nghị cho tôi nước suối trong lành, vậy ông lấy đâu ra nước đó?”
Chị tiếp tục nói về “Giacóp là tổ phụ chúng tôi”. Dĩ nhiên là người Do Thái sẽ cực lực phản đối việc xem Giacóp là tổ phụ của dân Samari, nhưns người Samari thì lại tự xưng là dòng dõi Giuse, con Giacóp, do Épraim và Mơnasê mà ra. Người Samari có ý: “Ông nói như vậy là phạm thượne, vị đại tiên tổ của chúns tôi là Giacóp lúc sinh thời đã phải đào giếng này để lấy nước cho gia đình và bầy súc vật của mình. Ông bảo rằng ông có thể lấy được loại nước tươi mát của dòng nước đang chảy ư? Té ra ông cho mình là khôn ngoan, quyền phép hơn Giacóp sao? Không ai có quyền nói như thế!”
Khi người ta đi đường xa, thường mang theo một cái bầu da đê có thể múc nước từ những giếng chồ họ dừng chân. Chắc đoàn người của Chúa Giêsu cũng có một cái bầu như vậy, và các môn đệ Ngài đã đem luôn cái bầu ấy theo khi họ vào phố mua thức ăn. Người phụ nữ Samari thấy Chúa không có cái bầu da nên tiếp tục: “Ong nói làm chi đến chuyện cho tôi nước. Tôi thấy rõ ôna không có cái bầu da để múc nước kia mà”. H.B. TrisTram đã bắt đầu quyển sách của ông, có tựa đề là Các Phong Tục Phương Đông Tại Xứ Thánh bằng kinh nghiệm bản thân sau đây. Một ngày kia ông ngồi bên bờ giếng ở Palestine, gần một nhà quán có khung cảnh tương tự câu chuyện về người Samari Nhân Lành: ‘'Một phụ nữ A Rập từ vùng núi phía trên xuống xách nước. Chị tháo dây, mở miệng một cái bầu da, rồi lấy dây cột vào cái gàu bằng da nhỏ mang sẵn theo và thả xuống giếns, múc từng gàu nước nhỏ đổ đầy chiêc bâu xong, chị cột miệng bầu lại, vác lên vai, tay kia xách gàu và lại leo lên núi. Tôi liến tưởng tới người phụ nữSamari bên giếng Giacóp, bỗng một khách bộ hành người Ả Rập dáng mệt nhọc, vừa
116 WILLIAM BARCLAY
4,10-15
vượt qua đoạn đường dốc từ Giêricô đến, bị nắng nóng và mỏi mệt, đi về phía giếng, quì gối và thèm thuồng nhìn xuống giếng. Nhưng ông “không có gì để múc nước, giếng thì sâu nên đành liếm mấy chỗ ướt mà người phụ nữ đến trước làm bắn ra rồi thất vọng bỏ đi”. Đó chính là điều người phụ nữ Samari đã nghĩ khi nói Chúa Giêsu chẳng có vật gì để múc nước, trong khi giếng quá sâu.
Nhưng người Do Thái còn dùng chữ nước theo cách khác. Họ thường nói linh hồn người ta khao khát Chúa, và được làm thỏa mãn bằng nước hằng sông. Chúa Giêsu đã không dùng chữ để khiến người khác hiểu lầm, Ngài dùng những lời mà bất cứ ai có trực cảm thuộc linh cũng đều hiểu được. Trong Khải Huyền có hứa: “Kẻ nào khát, ta sẽ cho uống nước suối sự sống” (Kh 21,6). Con chiên sẽ dẫn họ đến các suối nước sự sống (Kh 7,17). Isaia ghi lại lời hứa là tuyển dân sẽ vui mừng múc nước từ các giếng cứu rỗi (Is 12,3). Tác giả Thánh Vịnh đề cập việc linh hồn ông khao khát Thiên Chúa hằng sống (Tv 42,1). Lời hứa của Chúa là “Ta sẽ rót nước trên kẻ khát, cho suối chảy trên đất khô” (Is 44,3). Có lời kêu gọi tất cả những ai khát hãy đến uống nước miễn phí (Is 55,1). Giêrêmia than phiền là dân chúng đã quên Chúa, là Đấng vốn là nguồn nước hằng sống, để tự đào lấy hồ, thế nhưng hồ bị nứt và không chứa nước được (Gr 2,13). Êdêkien đã có thị kiến về con sông sự sống (Ed 47,1 -12). Trong thế giới mới sẽ có dòng nước thanh tẩy được mở ra, các dòng nước sự sống sẽ từ Giêrusalem chảy ra (Dcr 13,1; 14,8).
Pharisêu đồng hóa nước sự sống đó với sự khôn ngoan của Luật, hoặc lắm lúc với chính Thần Khí của Chúa. Toàn thể ngôn ngữ tôn giáo có tính cách gợi hình của người Do Thái đầy dẫy các ý niệm về cơn khát của linh hồn, chỉ được thỏa mãn bằng nước sự sống là tặng phẩm của Thiên Chúa. Nhưng người phụ nữ Samari đã hiểu Lời Chúa theo nghĩa đen hoàn toàn. Chị bị mù, không thấy được ý nghĩa thiêng liêng.
Nhưng Chúa Giêsu tiếp tục bằng một câu còn đáng ngạc nhiên hơn nữa, là Ngài có thể cho chị nước sự sống, làm cho chị hết khát vĩnh viễn. Một lần nữa phụ nữ này lại hiểu theo nghĩa đen, trong câu nói đó chính là lời tự xưng của Đấng Mesia. Trong thị kiến tiên tri về thời sắp đến, thời đại của Thiên Chúa, có lời hứa là “Họ sẽ không đói, không khát” (ls 49,10). Chỉ Thiên Chúa mới có
4,10-15
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 117
suối sự sống làm thỏa mãn mọi khao khát. Tác giả Thánh Vịnh đã reo lên “Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa” (Tv 36,9). Chính Chúa là nguồn nước hằng sống (Gr 17,13). Đến thời đại của Đấng Mesia thì đất khô sẽ biến thành ao hồ, và đất thiếu nước sẽ phun nước ra (Is 35,7). Khi Chúa Giêsu nói đến việc ban nước hằng sông để thỏa mãn vĩnh viễn cơn khát, Ngài đã chẳng tuyên bố gì khác hơn là cho biết Ngài là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa, đem thời đại mới đến.
Nhưng người phụ nữ Samari vẫn không thấy, và muốn nghĩ là lần này chị ta đã nói giọng khôi hài, dường như muốn giễu cợt: “Vậy ông hãy cho tôi nước đó đi, để tôi không khát nước, và khỏi phải ngày nào cũng ra đây múc nước”. Chị khôi hài chế giễu những điều trường tồn vĩnh cửu.
Tại trung tâm của câu chuyện, có một chân lý cơ bản là: trong con người luôn luôn khao khát điều mà chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể thỏa mãn được. Sinclair Lewis trong một tác phẩm của ông, phác họa một thương gia khả kính nói chuyện với người yêu của ông ta. Cô ta nói với ông: “Bề ngoài thì chúng ta có vẻ như hoàn toàn khác nhau, nhưng tận chiều sâu của tâm hồn thì chúng ta giống nhau, cả hai đều bất hạnh một cách thảm bại, vì đang khao khát một điều gì đó mà chúng ta chẳng biết là cái gì!” Trong mỗi người đều có một ước vọng không tên chẳng được thỏa mãn, một sự bất mãn, một thiếu thôn lờ mờ nào đó.
Warwick Deeping trong cuốn Sorrell Và Đứa Con Trai (Sorrel and Son) nói về cuộc đốì thoại giữa Sorrell và người con trai của ông. Đứa con trai nói về cuộc sống. Nó bảo cuộc sông như là lần mò trong sương mù huyền ảo. Sương mù tan đi một lát, ta nhìn thấy mặt trăng và khuôn mặt người con gái, ta nghĩ ta muốn mặt trăng và khuôn mặt ấy, nhưng rồi sương mù lại xuống để ta mò mẫm tìm kiếm một cái gì đó mà ta chẳng biết rõ là cái gì.
Augustinô bảo: “Lòng chúng ta bất an cho đến khi tìm được an nghỉ trong Chúa”.
Không thể tìm được hạnh phúc từ những gì con người cung ứng, là một phần của tình trạng con người. Chúng ta chẳng bao giờ thoát khỏi nỗi niềm khao khát về cõi vĩnh hằng mà Thiên Chúa đã đặt vào linh hồn con người, một sự khao khát mà chỉ có Chúa Giêsu Kitô mới làm thỏa mãn.
118 WILLIAM BARCLAY
4,10-Z1
Đôi Diện Chân Lý
Gioan 4,16-21
"'6 Người bảo chị ấy: “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây. ” 17 Nẹười phụ nữ ăáp: “Tôi không có chồng. ” Đức Giêsu bảo: “Chị nối: ' Tôi không có chồng ‘ là phải, 18 vì chị đã năm đời chồng rồi, và người hiện đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng. ” 19 Người phụ nữ nói với Người: "Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ... 20 Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa. ” 21 Đức Giêsu phán: “Nà V chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. ”
Chúng ta đã thấy người phụ nữ nông nổi dùng giọng giễu cợt hỏi xin nước Chúa Giêsu, để chị ta không còn khát và khỏi mất thì giờ tới giếng xách nước. Bất ngờ Chúa Giêsu khiến chị ta tỉnh ngộ. Thì giờ nô đùa bằng chữ nghĩa không còn nữa, thì giờ để giễu cợt đã qua rồi. Chúa bảo: “Hãy đi, gọi chồng chị, và cùng trở lại đây”. Người phụ nữ lặng người như bị một cơn đau nhói thình lình ập tới, chị thu mình lại như thể bị điện giật, chị tái mặt như thây hồn ma hiện về. Đúng, bỗng nhiên chị nhận thấy chính mình, nhận ra mình. Bất ngờ chị phải buộc đối diện với chính mình, với chính nếp sống buông thả vô luân và đầy lỗi lầm của mình. Trong Kitô giáo có hai mặc khải, một về Thiên Chúa và một về con người. Không ai thật sự thấy được chính mình, cho đến khi soi mình trong sự hiện diện của Chúa Giêsu. Người ta sẽ rất bẽ bàng khi thấy rõ chính mình. Nói cách khác, Kitô hữu bắt đầu với ý thức về tội lỗi, với sự nhận thức bất ngờ cuộc đời mình đang sống quả là không ổn. Chúng ta tỉnh ngộ về chính mình, và thấy được chúng ta cần Chúa.
Vì câu 18 ghi người phụ nữ có năm đời chồng, nên có người cho rằng đây chỉ là chuyện ngụ ngôn không có thật. Lúc dân Sarnari bị đày sang Mêđi thì có năm giống dẩn từ năm xứ khác nhau được đưa tới với các thần riêng của họ (2V 17,29). Người ta cho rằng người phụ nữ có năm đời chồng này, tiêu biểu cho dân Samari và năm tà thần mà họ đã tự “kết hôn”. Người thứ sáu không phải là chồng, có thể tiêu biểu về Thiên Chúa chân thật,
4,16-21
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 119
như Chúa Giêsu đã nói, họ không thật sự thờ phượng Ngài, mà chỉ thờ lạy bằng sự ngu dốt, vì thế họ không hề “kết hôn” với Ngài. Tuy có thể có ngụ ý về sự bất trung của dân Samari đối với Thiên Chúa, nhưng câu chuyện này quá sinh động, không thể là chuyện ngụ ngôn đặt ra được.
Nhà tiên tri vạch ra cho một người hay một dân tộc thấy chỗ sai lầm, không phải để đẩy đến chỗ tuyệt vọng, mà để chỉ ra đường dẫn đến chỗ được chữa lành, được hàn gắn, và sống ngay lành. Nên Chúa Criêsu bằi\g cách tỏ cho người phụ nữ thấy tình trạng tội lỗi của chính chị, rồi Ngài tiếp tục dạy về sự thờ phượng thật, nhờ đó tâm hồn chị có thể gặp được Chúa.
Câu hỏi của người phụ nữ Samari có vẻ lạ tai đối với chúng ta. Rõ ràng chị rất bối rối khi nói rằng “Tổ phụ chúna tôi dạy phải thờ phượng ngay tại đây, trên núi Garidim này, còn các ông lại bảo phải đến Giêrusalem để thờ phượng. Vậy tôi phải làm sao đây?” Người Samari đã điều chỉnh lịch sử cho phù hợp với lập trường của họ. Họ dạy rằng chính tại núi Garidim, Ápraham đã tự nguyện dâng con mình là Isaac làm lễ tế; Mênkixêđê đã xuất hiện để gặp Ápraham, Môsê đã dựng bàn thờ đầu tiên và dâng sinh tế cho Thiên Chúa lúc dân Israel tiến và Đất Hứa, trong khi thật ra, ông đã làm việc đó trên núi Êban (Đnl 27,4). Họ đã đảo lộn nguyên bản của Kinh Thánh và lịch sử để đề cao núi Garidiin. Người đàn bà Samari đã được dạy xem núi Garidim là nơi linh thiêng nhất thế giới và khinh bỉ Giêrusalem. Bấy giờ tâm trạng của chị như sau: Chị đang tự nhủ: “Tôi là tội nhân trước mặt Chúa, tôi phải dâng một của lễ chuộc tội, tự tay đem đến nhà của Ngài để làm hòa với Ngài, nhưng tồi phải đi đâu đây?” Chị và những người đồng thời đều thắc mắc phải dâng lễ tế tại đâu? Chị không muốn tranh luận đền thờ nào xứng đáng, trên núi Garidim hay tại núi Si-on, chị chỉ muốn biết: “Tôi có thể gặp Chúa ở đâu?”
Chúa Giêsu trả lời, đã đến lúc tất cả tranh chấp bởi người xưa tạo ra phải châm dứt, bây giờ là lúc mọi người có thể gặp Chúa ở bât cứ nơi nào. Chính thị kiến của Xôphônia cho biết “ai nấy sẽ từ nơi mình ở thờ phượng Chúa” (Xp 2,11). Còn Malaki thì thấy khắp nơi, người ta sẽ dâng hương, làm một của lễ thuần khiết cho danh Đức Chúa (MI 1,11). Chúa đã trả lời, chị chẳng cần đi tìm một địa điểm đặc biệt nào để gặp Chúa cả, không tại núi Garidim
120 WILLIAM BARCLAY
4,22-26
cũng chẳng tại núi Sion. Chị không cần phải dâng lễ tế tại một nơi đặc biệt nào cả. Thờ phượng chân thật có thể tìm gặp Chúa ở khắp mọi nơi.
Thờ Phượng Chân Thật
Gioan 4,22-26
"22 Các người thờ Đấng các người không biết; còn clĩúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái. 23 Nhiừig giờ đã đến -và chính là lúc này đầy- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. 24 Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải they phượng trong thần khí và sự thật. ”25 Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự. ” 26 Đức Giêsu nói: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây. ”
Chúa Giêsu nói với người phụ nữ Samari rằng, tất cả những ân oán tranh chấp xưa kia đang chấm dứt, đã đến lúc cuộc tranh luận về giá trị của núi Garidim hoặc Si-on trở thành lỗi thời. Ai thật lòng tìm Chúa sẽ gặp Ngài ở mọi nơi. Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn nhấn mạnh sự kiện dân Do Thái vốn có địa vị đặc biệt trong kế hoạch và mặc khải của Thiên Chúa.
Ngài bảo người Samari thờ phượng trong sự thiếu hiểu biết. Theo một phương diện thì quả đúng như vậy. Người Samari chỉ thừa nhận Ngũ Kinh Môsê, tức là năm cuốn sách đầu trong Cựu Ước. Họ phủ nhận cả phần còn lại của Cựu Ước. Như thế, họ đã chối bỏ toàn bộ các sứ điệp quan trọng của các ngôn sứ, luôn với sự sùng kính cao độ đối với các Thánh Vịnh. Họ thật sự có một tôn giáo bị cắt xén vì họ đã cắt xén Kinh Thánh, họ chối bỏ kiến thức đã được mặc khải cho họ mà đáng lẽ họ đã có. Hơn nữa, các Pharisêu luôn luôn tố cáo dân Samari chỉ thờ phượng Thiên Chúa chân thật một cách mê tín mà thôi; thờ phượng dựa trên dốt nát và sợ hãi, chứ không vì yêu mến và hiểu biết Thiên Chúa. Các dân ngoại đến định cư tại Samari đã đem theo các thần riêng của họ, rồi có một thầy tư tế tại Bê Ten được phái đến để dạy bảo dân
4,22-26
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 121
chúng phải kính sợ Đức Chúa như thế nào (2V 17,28.29). Nhưng sự thật họ chỉ thêm Đức Chúa vào danh sách các thần mà thôi. Do mê tín, họ sợ không dám gạt bỏ tên Ngài ra'. Dù sao Ngài cũng là thần của xứSamari, nơi họ đang cư ngụ, nên nếu không để tên Ngài vào thì thật là nguy hiểm. Vậy từ trong việc thờ phượng sai lầm, chúng ta có thể thấy được ba điều:
1. Thờ phượng sai lầm là thờ phượng có tính cách chọn lựa. Người ta chọn những gì mình muốn biết về Chúa, bỏ qua điều mình không thích. Dân Samari chỉ lấy từ Ngũ Kinh những gì họ muốn, chẳng để ý gì đến những phần còn lại của Kinh Thánh. Một trong những điều nguy hiểm nhất trên đời là tôn giáo phiếm diện. Người ta rất dễ chấp nhận những phần nào đó của chân lý với mình, và bỏ qua phần còn lại. Chúng ta đã thấy một số nhà tư tưởng, hàng giáo phẩm và chính trị gia đã viện một số chỗ trong Kinh Thánh để biện minh cho chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, trong khi họ tự tiện bỏ qua những phần lớn hơn của Kinh Thánh đã cấm đoán chủ nghĩa ấy.
Vị chức sắc tôn giáo tại một thành phố lớn, tổ chức thỉnh nguyện xin giảm án cho một người bị kết án hình sự. Theo ông thì việc làm này là thực thi bác ái Kitô giáo. Tiếng chuông điện thoại reo, và một giọng phụ nữ ở đầu giây: “Tồi rất kinh ngạc bởi ông là một chức sắc tôn giáo lại đem uy tín mình ra để ủng hộ cho thỉnh nguyện đó”. Ông hỏi: “Tại sao bà ngạc nhiên?” Người ấy đáp: “Tôi nghĩ rằng ông biết Kinh Thánh?’ Vị chức sắc: “Vâng, tôi hy vọng như thế”. Bà kia tiếp: “Vậy ông có biết Kinh Thánh chép: ‘mắt đền mắt, răng đền răng’ không?” Bà này đã lấy phần Kinh Thánh phù hợp với luận điểm của mình, và quên đi lời dạy dỗ quan trọng về lòng nhân từ của Chúa Giêsu trong Bài Giảng Trên Núi.
Chưa hề có ai lãnh hội được toàn thể chân lý, nhưng chúng ta vẫn phải nhắm vào chân lý toàn diện, chứ không thể (tách những khúc hay những câu Kinh Thánh ra khỏi văn mạch) chỉ chọn những câu phù hợp với mình và lập tường của mình.
2. Thờ phượng sai lầm là thờ phượng trong dốt nát, không biết điều mình thờ phượng. Thờ phượng phải là đến với Chúa của con người toàn diện. Con người có trí tuệ, và có nhiệm vụ phải sử dụng phần trí tuệ đó. Tôn giáo có thể bắt đầu bằng một sự đáp ứng của xúc cảm, nhưng sau đó, phần đáp ứng do cảm xúc phải được suy
122 WILLIAM BARCLAY
4,22-26
tư, nghiền ngẫm. E.F.Scott nói rằng: ‘Tôn giáo vượt xa giới hạn của trí tuệ, nhưng phần lớn những thất bại về tôn giáo lại do lười suy nghĩ mà ra. Không chịu suy nghĩ chín chắn cũng là tội. Nói cho cùng thì tôn giáo vẫn khó tồn tại nếu người ta chỉ nói mình tin gì, mà không thể giải thích tại sao mình tin. Tôn giáo là hy vọng, nhưng là loại hy vọng có lý trí ẩn nằm phía sau (1 Pr 3,15).
3. Thờ phượng sai lầm là thờ phượng do mê tín, không do nhu cầu hay ước muốn đích thực, mà chỉ do cảm giác. Nhiều người không bao giờ chịu đi qua dưới cái thang, có người tin rằng trên đường đi 2ặp một con mèo đen là may mắn, có người nhặt một cây kim thì nghĩ rằng mình sẽ được may mắn, nhiều người cảm thây bất an khi mình là vị khách thứ mười ba phải ngồi vào bàn tiệc. Họ không tin vào những điều mê tín dị đoan này, nhưng họ vẫn có cảm giác một cái 2Ì đó trong chúng, nên muốn tránh cho yên tâm. Có người, tôn giáo của họ đặt niềm tin trên mọi thứ sợ sệt mơ hồ, cho rằng xui xẻo có thể xảy đến nếu họ để Chứa ra bên neoài. Nhưng tôn giáo đích thực không hề thiết lập trên sợ hãi, mà trên tình yêu của Thiên Chúa, trong lòne biết ơn những gì Thiên Chúa đã làm. Nhiều tôn giáo chỉ là những nghi lễ mê tín để tránh cơn giận có thể đến do một số thần thánh nào đó, mà chính họ cũng không rõ.
Chúa Giêsu chỉ dạy về thờ phượng chân thật, Ngài nói: Thiên Chúa là thần (linh). Ngay khi lãnh hội điều ấy, ánh sáng Chúa sẽ chan hòa tâm trí con người. Nếu Thiên Chúa là thần, Ngài chẳng giới hạn trong các sự vật. Do đó thờ hình tượng là không hợp, và là sỉ nhục Ngài. Thiên Chúa là thần nên Ngài không bị giới hạn vào một nơi chốn nào cả. Do đó giới hạn việc thờ phượng Chúa vào Giêrusalem hay bất cứ nơi nào khác, tức là đặt giới hạn cho Đấng mà bản chất vốn vượt hẳn mọi giới hạn. Nếu Thiên Chúa là thần linh thì lễ vật dâng lên Ngài phải là lễ vật của tâm linh, tinh thần. Các lễ vật bằng súc vật hay sự vật do con người làm ra đều không thỏa đáng. Lễ vật duy nhất phù hợp với bẳn chất Thiên Chúa là lễ vật của tâm linh, là yêu thương, vâng lời và trung tín.
Tâm linh con người là quan trọng nhất, đó là phần tồn tại sau khi thể xác tan biến đi. Chính tâm linh mơ ước, thấy được những thị kiến mà vì thân xác yếu đuối, khiếm khuyết nên đã không thực hiện được. Chính tâm linh con người là nguồn mạch, là nguyên nhân của những giấc mơ, những tư tưởng, lý tưởng và
4,27-30
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 1 23
ước vọng cao cả. Có thờ phượng đích thực là khi con người đạt tới tinh thân hữu, mối liên hệ thâm sâu với Thiên Chúa bằng tâm linh của mình. Thờ phượng đích thực không lệ thuộc vào thời điểm, lễ nghi hay kinh kệ, cũng không bắt buộc phải dâng ruột sô" lễ vật nào đó. Thờ phượng chân thành là khi tâm linh, phần vô hình bất diệt của con người, trò chuyện và gặp gỡ Thiên Chúa là Đấng vô hình và bất diệt.
Vậy, phân đoạn này kết thúc bằns một lời tuyên bố trọng đại. Lời tuyên bố này mở ra cho người phụ nữ Samari một vùng trời bao la tràn ánh sáng khiến bà choáng ngỢp. Những điều này vượt xa tầm hiểu biết của bà, quá lạ lùne, kỳ diệu. Và bà chỉ có thể kêu lên: “Khi nào ĐâVig Mesia, Chúa Cứu Thế, Đấng được xức dầu của Thiên Chúa đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. Chúa Giêsu phán: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây”. Chúa xác quyết với bà, khône phải bà đang mơ về chân lý, nhưng đã gặp chân lý.
Chia Sẻ Phép Lạ
Gioan 4,27-30
"27 Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dúm hỏi: “Thầy cần gì vậy?” Hoặc “Thầy nói gì với chị ấy?” 28 Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta:29 “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?” 30 Họ ra khỏi thành và đến gặp Người. ”
Khi trở lại từ thành Xykha, các môn đệ của Chúa Giêsu đã vô cùng kinh ngạc thấy Ngài trò chuyện với người phụ nữ Samari. Chúng ta đã biết quan niệm Do Thái giáo đối với phụ nữ. Pharisêu dạy: “Chớ có ai trò chuyện với phụ nữ ngoài đường phố, ngay cả với chính vỢ mình cũng vậy”. Họ khinh dể phụ nữ đến độ cho rằng đàn bà không thể tiếp nhận nổi một lời dạy dỗ đích thực nào: “Thà đem đốt lời của luật còn hơn là ban cho phụ nữ”. Họ có một câu tục ngữ: “Mỗi lần người đàn ông trò chuyện lâu với người phụ nữ, người ấy tự làm hại mình, chối bỏ Luật và cuối cùng sẽ thừa hưởng địa ngục”. Theo tiêu chuẩn của các Pharisêu thì không còn điều
124 WILLIAM BARCLAY
4,27-30
nào Chúa Giêsu đã làm chấn độna luật lệ quy ước của họ bằng việc trò chuyện với một phụ nữ như thế. Ớ đây, Ngài lại đang triệt hạ các chướng ngại vật.
Tiếp theo là một nét vẽ kỳ thú khai minh mà chỉ người trong cuộc chứng kiến mọi sự mới có thể trình bày được. Dù các môn đệ đều sửng sốt, nhưng không ai trong họ hỏi người phụ nữ kia muôn gì, hoặc hỏi Chúa sao lại nói chuyện với người ấy. Họ đã bắt đầu hiểu Chúa, và biết kết luận dù Chúa có hành động cách khác thường đi nữa, thì một khi Ngài đã làm, không ai có quyền chất vấn. Các môn đệ đã tiến một bước rất xa trên đường theo Chúa khi nói được rằng: “Thắc mắc về các hành động và đòi hỏi của Chúa không phải là việc của mình. Mọi thành kiến và quy ước của mình phải nhường chỗ cho các hành động và đòi hỏi của Ngài”.
Bấy giờ, người phụ nữ Samari trở về làng với tay không. Sự kiện chị bỏ vò nước lại cho thấy hai điều, chị nôn nóng muốn chia sẻ kinh nghiệm phi thường này với dân làng, và chị sẽ quay trở lại. Toàn thể hành động của chị dạy chúng ta nhiều điều về kinh nghiệm đích thực của Kitô hữu.
1. Kinh nghiệm của chị bắt đầu khi bị buộc phải đối diện với chính mình để thấy rõ mình. Phêrô cũng kinh nghiệm như thế, sau mẻ lưới được nhiều cá, thình lình ông thấy vẻ uy nghiêm của Chúa và chỉ có thể nói: “Lạy Chúa, xin xa khỏi con, vì con là người có tội” (Lc 5,8). Kinh nghiệm làm Kitô hữu của chúng ta thường bắt đầu bằng sự hạ mình và tự ghê tởm chính mình. Việc đầu tiên của Chúa Cứu Thế thường làm cho một người là bắt họ làm một điều mà suốt đời họ không chịu làm, đó là nhìn vào chính minh.
2. Người phụ nứ Samari đã sửng sốt khi Chúa Giêsu thấy rõ thâm tâm của chị. Chị kinh ngạc vì Ngài biết quá rõ lòng người, nhất là chính tâm hồn của chị. Tác giả Thánh Vịnh cũng kinh hoàng như vậy: “Ngài dò xét con và Ngài biết rõ... Miệng lưỡi con chưa thốt lên lời, thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết” (Tv
139,1- 4). Người ta kể rằng có lần nghe Spurgeon giảng, một bé gái đã rỉ tai hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao Ngài biết rõ chuyện xẩy ra trong nhà mình vậy?” Chẳng có lớp ngụy trang nào giấu nổi cái nhìn của Chúa Giêsu Kitô. Ngài có quyền phép nhìn thấu suốt những phần thẳm sâu nhất của lòng người. Ngài không chỉ nhìn thây
4,31-34
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 125
điều ác nhưng còn nhìn thấy vị anh hùng đang ngủ trong tâm hồn mỗi người. Như bác sĩ giải phẫu, chẳng những Ngài thấy những chỗ bệnh, mà còn thấy phần sức khỏe theo sau đó, khi những ưng nhọt đã được cắt bỏ.
3. Theo bản năng, việc làm đầu tiên của chị là muốn chia sẻ cho người khác điều chị vừa khám phá. Sau khi phát hiện Con Người lạ lùng kia, chị buộc phải nói lại cho những người khác. Sinh hoạt Kitô hữu được xây trên hai nền tảng trụ cột là khám phá loan truyền. Không có một khám phá nào được trọn vẹn cho đến khi ước muốn chia sẻ tràn ngập lòng mình, cũng không thể loan truyền Chúa Cứu Thế nếu chưa khám phá Ngài cho chính mình. Khám phá và loan truyền là hai bước quan trọng trong đời sống tín hữu.
4. Chính ước muốn đi nói cho nhiều người khác biết khám phá của mình đã tiêu diệt những mặc cảm xấu hổ trong người phụ nữ Samari. Chị vốn bị mọi người khinh bỉ, là đầu đề cho nhiều lời đàm tiếu. Việc phải đi xa múc nước cho thấy chị muôn tránh mặt những người láng giềng, và họ cũng không muốn aặp chị. Nhưng bây giờ chị chạy đi báo cho họ biết việc mình mới khám phá. Có những vấn đề khi nhắc đến người ta xấu hổ, nên cố giữ kín, nhưng khi đã được giải quyết, được chữa lành thì người ấy sẽ vô cùng ngạc nhiên và đầy lòng biết ơn đến độ sẽ làm chứng lại cho bất cứ người nào mình gặp. Một người có thể giấu tội mình, nhưng khi đã khám phá ra Chúa Giêsu, được Ngài cứu, hành động đầu tiên theo bản năng là nói với mọi người rằng: “Hãy xem, trước tôi là người thể nào, và nay tôi khác trước ra sao. Đó là nhữns gì Chúa Giêsu đã làm cho tôi”.
Lương Thực Thỏa Lòng Hơn Hết
Gỉoan 4,31-34
" Trong khi đó, các môn đệ thưa với Người rằng: “Rabbi, xin mời Thầy dùng bữa. ” J2 Người nói với cúc ông: “Thầy phủi dùng một thứ lương thực mà anh em không biết. ” 33 Các môn đệ mới hỏi nhau: “Đã có ai mang thức ăn đến cho Thầy rồi chăng?” M Đức Giêsu nói với các ông: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người. ”
126 WILLIAM BARCLAY
4,31-34
Một lần nữa, đoạn sách này cũng đúng khuôn mẫu về những cuộc đôi thoại của Sách Phúc Âm Thứ Tư. Chúa Giêsu nói ra một điều và bị hiểu sai. Ngài nói với ý nghĩa thiêng liêng. Nhưng lúc đầu bị hiểu theo nghĩa đen nên khó hiểu, rồi dần dần Chúa khai mở ý nghĩa cho đến khi họ nhận ra và lĩnh hội được. Giông như khi Chúa nói với Nicôđêmô về việc tái sinh, và người phụ nữ Samari về nước hằng sống làm thỏa mãn vĩnh viễn lòng khao khát của con người.
Lúc ấy, các môn đệ mưa thức ăn trở về, họ mời Ngài dùng. Khi ngồi lại bên giếng và họ đi tìm thức ăn thì Ngài tỏ ra rất mệt mỏi. Bây giờ họ lại thây hầu như Ngài chẳng muốn ăn gì hết, nên họ lo. Thật lạ lùng, công việc trọng đại dường như thường nâng người ta vượt lên trên các nhu cầu thân xác. Wilberforce, người đã giải phóns nô lệ, là một người nhỏ con, bệnh hoạn suốt đời. Khi ông đứng trước Nghị Viện Anh, các nghị sĩ lúc đầu thường cười nhạo con người nhỏ thó này. Nhưng khi nhiệt tình sôi động, năng lực từ ông phát ra, ông đứng lên phát biểu thì người ta ùa tới nghe. Ncừời ta có câu nói về ông: “Con cá kim đã thành con cá kình”. Sứ điệp, công tác của ông, ngọn lửa chân lý, sức mạnh của năng lực ông đã vượt Ihắns sự yếu đuôi của thể xác. Hãy xem hình ảnh của John Knox đang thuyết giảng lúc ông đã cao tuổi. Ông đã quá già yếu, đến nỗi người ta phải dìu ông lên các bậc cấp để đến tòa giảng, và để ông tựa rạp trên tòa giảng. Nhưng khi bắt đầu giảngchẳng bao lâu thì giọng ông lại vang rền như kèn đồng, khiến mặt tòa giảng như bể vụn. Sứ điệp làm ôntĩ tràn ngập sức mạng thiêne liêng siêu phàm.
Chúa Giêsu đáp lời các môn đệ, Ngài có loại thức ăn mà họ khô.ng biết. Với lòng đơn sơ, họ tưởng đã có ai đem thức ăn đến cho Ngài rồi, nên Ngài bảo họ: “Thức ăn của ta là làm theo ý muốn của Đấng đã sai ta”.
Điều quan trọng trona đời sống của Chúa Giêsu là vâng phục ý Chúa Cha. Điều đặc biệt về Chúa Giêsu, Ngài là con người duy nhất vâng phục ý Chúa Cha cách hoàn toàn. Có thể nói thật chính xác Chúa Giêsu là người duy nhất trên đời chẳng bao giờ làm gì Ngài thích, mà luôn làm những gì Chúa Cha thích.
Bởi Ngài là Đấng được Chúa Cha sai đến. Sách Phúc Âm Thứ Tư cứ nhắc đi nhắc lại Chúa Giêsu vốn do Chúa Cha sai đến. Trong
4,J1-J4
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 127
tiếng Hy Lạp có hai từ chỉ sự sai phái. Trong sách Phúc Ảm Thứ Tư, từ apostellein được dùng 17 lần, và từpempeim được dùng 27 lần. Nshĩa là có ít ra là 44 lần, hoặc Gioan đề cập, hoặc là chính Chúa nói Ngài được Chúa Cha sai đến. Chúa Giêsu ở dưới quyền sai phái của Chúa Cha, là người của Chúa Cha.
Khi đến thế gian, Chúa Giêsu cứ nhắc đi nhắc lại công tác Ngài được giao phó để thực hiện. Trong Gioan 5,36 Chúa Giêsu đề cập đến những việc Cha giao phó cho Ngài. Chương 17,4. lời tự xưng duy nhất của Chúa là Ngài đã làm xong công việc Cha giao phó. Khi nói về việc hy sinh mạng sống thì Chúa nói: “Ta đã lãnh nhận lệnh truyền này nơi Cha ta” (10,18). Ngài luôn luôn nói như vậy về ý muốn của Chúa Cha. Ngài nói: “Ta từ trời đến, không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Đấr)2 đã sai Ta” (6,38), “Ta hằng làm điều đẹp lòng Cha” (8,29). Trong 14,23 căn cứ vào kinh nghiệm bản thân và lấy chính mình làm gương mẫu, Chúa đã khẳng định bằng chứna duy nhất bày tỏ tình yêu là vâng giữ lệnh truyền của người mình yêu. Sự vâng lời của Chúa Giêsu không chỉ bùng lên và chiếu sáng trong chốc lát rồi lịm tắt, đó không phải là sự vâng lời từng hồi từng lúc như điều vẫn xảy ra đôi với chúng ta. Nhưng nó chính là yếu tính của sự hiện hữu, là cốt lõi, năng lực sinh động vậri hành cả đời sống. Ngài muốn chúng ta giống như Ngài.
1. Làm theo ý Chúa là cách duy nhất để được an tâm. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ bình an nếu làm trái ý Vua của vũ trụ này.
2. Làm theo ý Chúa là cách duy nhất dẫn tới hạnh phúc. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ được hạnh phúc nếu đem sự ngu dốt của mình ra chông lại sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
3. Làm theo ý Chúa là cách duy nhất để được quyền năng. Khi đi theo đường riêng, chúng ta không có ai để nhờ cậy, và trông vào sức riêng mình thì khó mà tránh khỏi sụp đổ. Khi chúng ta noi theo đường lối của Chúa, chúng ta sẽ được quyền năng của Chúa, do đó, chiến thắng sẽ được đảm bảo.
128 WILLIAM BARCLAY
4,35-38
Người Gieo Giông, Mùa Gặt, Các Thợ Gặt
Gioan 4,35-38
UJS Nào anh em chẳng nói: Còn bổn tháng nữa mới đến mùa gặt? Nhung này, Thầy bảo anh em: Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái!36 Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn đời, V(ì như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng. 37 Thật vậy, câu tục ngữ "kẻ này gieo, người kia gặt” quả là đúng! 38 Thầy sai anh em đi gặt những gì chính anh em đã không phải vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả; còn anh em, anh em được VCIO hưởng kết quả công lcitì của họ. ”
Những gì vừa xảy ra tại Samari đã đưa Chúa Giêsu đến mặc khải về thế gian phải được gặt hái cho Thiên Chúa. Khi Chúa nói “Nào anh em chẳng nói còn bốn tháne nữa mới tới mùa gặt”, chúng ta không nên hiểu là Ngài đang nói về thời gian thật sự tại Samari lúc đó. Nếu thế thì bây giờ nhằm khoảng tháng Giêng dương lịch, trời sẽ không nóng đến nỗi khiến người ta phải kiệt sức, chắc nước cũng không khan hiếm, người ta sẽ không đến giếng xách nước vì lúc ấy là mùa mưa, nước có khắp nơi.
ở đây, Chúa Giêsu trích dẫn một câu tục ngữ. Người Do Thái chia năm nông nghiệp ra làm sáu giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài hai tháng; mùa gieo, mùa đông, mùa xuân, mùa gặt, mùa hạ và mùa nóng nhất. Chúa ngụ ý rằng: “Các ngươi có câu tục ngữ; nếu ta gieo hạt thì phải chờ đợi ít nhất là bốn tháng mới hy vọng có thể gặt hái”. Rồi Ngài nhìn lên, Xykha ở giữa một khu vực đến nay vẫn còn nổi tiếng về lúa mì. Palestine là xứ đầy đá sỏi, số đất trồng trọt rất giới hạn, đúng ra thì chẳng có nơi nào khác trong xứ mà người ta có thể vừa naước lên đã thấy được cả một cánh đồng lúa vàng như sóng lượn. Cho nên Chúa Giêsu vừa đảo mắt vừa đưa tay phác chỉ quanh và nói: “Hãy xem, kìa cánh đồng đã chín vàng, sẩn sàng để gặt hái. Phải mất bốn tháng mới chín, nhưng tại Samari đang có một vụ mùa sẵn sàng để được gặt bây giờ”. Chúa đã nghĩ đến nét tương phản giữa cõi thiên nhiên với ân sủng. Muốn có một mùa gặt thì bình thường, người ta phải gieo và chờ đợi. Nhưng tại Samari, mọi việc đã xảy ra thật nhanh chóng theo ý Chúa, tức là giống đạo vừa gieo ra thì chín để gặt ngay tức khắc, về cánh đồng
J JOÖ
TIN MƯNG THEO THÁNH GIOAN 129
đang chín vàng, sấn sàng cho mùa gặt ở đây. H.v. Morton đã kể một cảnh gợi ý rất đặc sắc. Có lần ông đang ngồi bên bờ giếng trong câu chuyện ở đây, ông thấy người ta từ trong làng đi ra, bắt đầu leo lên đồi, họ đi thành từng nhóm nhỏ, mặc áo dài trắng, và màu áo trắng nổi bật trên nền đất và màu trời xanh. Sau khi nghe người phụ nữ Samari kể lại câư chuyện, nhiều người trong làng đổ xô đến với Chúa Giêsu. Khi thấy họ tràn đến qua cánh đồng với những chiếc áo dài như thế, Ngài nói: “Hãy nhìn cánh đồng xem kìa, trắng xóa sẩn sàng cho mùa gặt”. Đám đông mặc áo trắng kia chính là mùa gặt mà Ngài đang tha thiết muôn thu về cho Thiên Chúa.
Chúa Giêsu tiếp tục chứns minh điều khó tin đã xảy ra. Người gieo hạt với các con gặt có thể đồng thời vui mừng với nhau. Đây là điều mà chẳng ai dám mong đợi, với người Do Thái mùa gieo giống là mùa buồn rầu vì phải lao động cực nhọc, mùa gặt mới là mùa vui mừng. “Kẻ nào 2Ìeo trong nước mắt, sẽ gặt hái trong vui mừng, người nào vừa đi vừa khóc đem hạt giông ra rải, ắt sẽ trở về vui mừng, mang theo bó lúa” (Tv 126,5.6).
Nhưng ở đây bên dưới mặt nổi còn có một điều khác nữa. Người Do Thái vẫn ôm giấc mộng về thời đại hoàng kim, là kỷ nguyên của Thiên Chúa, là khi thế giới sẽ không còn tội lỗi đau buồn và Thiên Chúa hiển trị. Amos đã vẽ ra một bức tranh “Này, sẽ đến những ngày kẻ cày sẽ theo kịp kẻ gặt, kẻ đạp nho theo kịp kẻ gieo giông” (Am 9,13), “mùa đạp lúa sẽ dẫn đến mùa hái nho, mùa hái nho sẽ lần đến mùa gieo mạ” (Lv 26,5). Giấc mơ về thời đại hoàng kim đó là mùa gieo và mùa gặt, mùa trồng và mùa hái sẽ nối tiếp nhau. Đất đai phì nhiêu đến nỗi người ta không còn phải chờ đợi như xưa nữa. Cho nên chúng ta thấy rõ công việc mà Chúa Giêsu đang nhẹ nhàng thực hiện ở đây. Lời Ngài không có nghĩa khác hơn là tuyên bố rằng, với Ngài, thời đại hoàng kim bắt đầu, thời điểm của Thiên Chúa đã đến, thời điểm Lời Ngài được phán dạy, hạt giống đạo được gieo ra và mùa gặt cũng tới.
Cũng còn một phương diện khác nữa và Chúa Giêsu biết rõ điều đó. Ngài phán: “Còn một câu tục ngữ khác cũng rất đúng: Kẻ này gieo, người kia gặt”. Rồi Chúa tiếp tục đưa ra hai phần ứng dụng cho câu tục ngữ đó.
130 WILLIAM BARCLAY
a. Ngài bảo với các môn đệ rằng họ sẽ gặt một vụ mùa không do công sức mình tạo ra. Ngài ngụ ý rằng chính Ngài đang gieo hạt, chính trên thập giá, hạt giống của yêu thương và quyền phép Thiên Chúa sẽ được gieo ra, sẽ đến ngày họ đi ra giữa thế gian để thu gặt vụ mùa mà sự sông và sự chết của Ngài đã gieo ra.
b. Ngài bảo với các môn đệ là sẽ có ngày chính họ gieo, người khác gặt. Sẽ có một thời kỳ mà Hội Thánh sai phái nhiều nhà truyền giáo đi. Họ chẳng bao giờ thấy được mùa gặt, một số sẽ bị tử đạo, nhưng máu của những nhà tử đạo sẽ là hạt giống của Hội Thánh. Dường như Ngài muốn nói rằni_. “Có một lúc nào đó ngươi sẽ làm việc cực nhọc, nhưng chẳng thây kết quả gì, sẽ gieo hạt rồi biến mất khỏi sân khấu của cuộc đời mà chẳng thây mùa gặt đâu cả. Đừng sợ, chớ ngã lòng, vì việc gieo hạt giông sẽ không phí bỏ đâu. Người khác sẽ gặt vụ mùa mà các ngươi không được thấy”.
Trong giai đoạn này có hai điều:
1. Có lời nhắc nhở về cơ hội. Vụ mùa đang chờ để được thu gặt về cho Chúa. Trong lịch sử loài người, có lúc neười ta tỏ ra bén nhạy kỳ lạ và khác thường đối với Chúa. Thật là thảm hại nếu gặp một thời như thế mà Hội Thánh lại thất bại, không thu gặt nổi vụ mùa cho Chúa.
2. Có lời nhắc nhở về sự phân đấu. Có người đang được ban cho ơn gieo hạt mà không được ơn gặt hái. Có người thành công không do sức lực hay công lao của riêng mình, nhưng do một số vị đã từng sống, giảng đạo, rồi chết đi, để lại những ảnh hưởng lớn mà khi đã khuất bóng, ảnh hưởng đó còn lớn hơn cả khi họ có mặt. Những người như thế đã làm việc nhưng chẳng bao giờ thấy kết quả công lao khó nhọc của mình. Có lần tôi được đến xem một đồn điền trồng hoa nổi tiếng. Chủ nhân đồn điền ấy, rất quý các khu đất trồng hoa của mình và biết rõ từng giông hoa. Ông chỉ cho tôi xem một số cây con mới trồng, mà phải đợi đến hai mươi lăm năm sau mới có hoa. Ông đã gần bảy mươi lăm tuổi. Có lẽ chính ông sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy được vẻ đẹp của chúng, nhưng người khác sẽ thấy. Không một việc làm nào, một công trình vĩ đại nào thực hiện cho Chúa Cứu Thế mà bị thất bại. Nếu chúng ta không thấy được kết quả các công tác lao khổ của mình, thì người khác sẽ thấy. Trong đời sống Kitô hữu, không có chỗ nào dành cho thất vọng cả.
TIN MƯNG THEO THÁNH G10AN 131
Đâng Cứu Độ Trần Gian
Gioan 4,39-42
‘J9 Có nhiều người Samari trong thành đó đã tin vào Đức Giêsu, vì lời người phụ nữ làm chứng: ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm.40 Vậy, khi đến gặp Người, dân Samari xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. 41 số người tin vì lời Đức Giêsu nói còn đông hơn nữa. 42 Họ bảo người phụ nữ: “Không còn phải vì lời chị kể mci chúng tôi tin. Quả thật, chính cluíng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian. ”
Qua biến cố xảy ra tại Samari, chúng ta thấy Phúc Âm thường loan truyền theo một khuôn mẫu. Có ba giai đoạn trong việc dân thành Samari tin Chúa.
1. Có sự giới thiệu về Chúa. Dân Samari được người phụ nữ giới thiệu với Chúa Giêsu. Ớ đây, rõ ràng Chúa cần đến chúng ta. Như Phaolô đã nói: “Nếu chẳng ai rao giảng thì làm sao người ta nghe?” (Rm 10,14). Lời của Chúa phải được loan truyền từ người này sang người khác. Chúa không thể truyền sứ điệp của Ngài cho những người chưa được nghe trừ phi có ai truyền sứ điệp ấy. Chúng ta thấy ngay đặc ân quý giá và trách nhiệm nặng nề của chúng ta khi dẫn đưa neười khác đến với Chúa. Việc giới thiệu Phúc Âm chỉ thực hiện được khi có người làm công việc ấy.
Hơn nữa, sự giới thiệu được thực hiện dựa trên sức mạnh của kinh nghiệm cá nhân. Người phụ nữ Samari đã kêu gọi: “Hãy đến xem điều Ngài làm vì tôi và cho tôi”. Bà không kêu gọi mọi người đến với lý thuyết, bà mời gọi họ đến với một quyền phép sinh động có thể thay đổi và tái tạo. Hội Thánh chỉ có thể bành trướng khiến cả thế giới trở nên Nước Thiên Chúa, khi có nhiều người cảm nghiệm được quyền phép của Chúa Cứu Thế, và truyền đạt các cảm nghiệm đó cho người khác.
2. Thân mật và hiểu biết về Chúa nhiều hơn. Sau khi dân Samari được giới thiệu với Chúa Cứu Thế, họ tìm cách trở nên thân thiết với Ngài. Họ mời Ngài để họ được học hỏi về Ngài, biết rõ Ngài hơn. Người ta cần được giới thiệu về Chúa Giêsu và ngay sau khi được giới thiệu, chính họ cần phải ở với Ngài. Ta có thể
13¿ WILLIAM BARCLAY
4,jy-4Z
giới thiệu người khác đến với Chúa nhưng sau đó, họ phải tiếp tục tự khám phá về Chúa cho chính họ. Không ai có thể kinh nghiệm thế người khác. Có thể có người dẫn chúng ta đến với Chúa, nhưng chính chúng ta phải tự mình đón nhận Chúa.
3. Có khám phá và vâng phục Chúa. Người Samari khám phá Chúa đã tự phát biểu đúng nguyên văn như thế, hẳn chúng ta vẫn nhớ nhiều năm sau Gioan mới viết sách Phúc Âm này, ông đã viết ra sự khám phá của dân Samari theo ngôn ngữ của riêng ông, loại ngôn ngữ đã chau chuốt, gạn lọc sau cả đời người chung sống và suy gẫm về Chúa Giêsu Kitô. Chỉ nơi Gioan chứng ta mới thấy danh hiệu phi thường đó của Chúa Giêsu, câu 42 và ở 1 Ga 4,14. Theo ông, đó là danh hiệu cao cả hơn hết mà Chúa Cứu Thế phải được người ta biết đến.
Gioan đã không đặt ra danh hiệu ấy. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa thường được gọi: Thiên Chúa cứu rỗi, Chúa Cứu Thế, Đấng Cứu Chuộc. Nhiều vị thần Hy Lạp cũng có danh hiệu ấy. Vào thời Gioan viết Phúc Âm, các hoàng đế Roma được xưng tụng là Cứu Thế, và Gioan ngụ ý rằng: “Những gì các bạn mơ ước, đợi chờ, cuối cùng đã thành sự thật nơi Chúa Giêsu”.
Chúng ta nên nhớ danh hiệu ấy. Chúa Giêsu không phải chỉ là một ngôn sứ đến với sứ điệp của Thiên Chúa. Ngài không chỉ đến với lời quở trách nặng nề, với ngọn lửa chân lý của một ngôn sứ. Chúa Giêsu không phải là một chuyên gia tâm lý có khả năng nhìn thấu tâm tư con người. Quả thật, Ngài đã chứng minh biệt tài ấy trong trường hợp của người phụ nữ Samari, nhưng Ngài vượt xa hơn thế nữa. Chúa Giêsu không chỉ là gương mẫu. Ngài không chỉ đến để dạy cho loài người phải biết sông thế nào: Một gươne mẫu cao siêu, lý tưởng chỉ làm đau lòng, chán nản vì chúng ta thấy mình không thể theo nổi.
Chúa Giêsu là Chúa Cứu Thế, nghĩa là Ngài cứu vớt loài người khỏi tội ác và diệt vong mà họ nhận biết mình đang lâm vào. Ngài đập tan các xiềng xích đang trói buộc họ với quá khứ, và ban cho quyền năng giúp họ có thể đương đầu với tương lai. Quả thật, người đàn bà Samari là tấm gương sáng minh họa cho quyền năng cứu rỗi của Chúa. Chắc thành phô" Xykha đã dán lên người này cái nhãn hiệu “bất khả cải tạo”, và chính chị cũng đồng ý là chẳng bao
4,43-45
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 133
giờ mình có thể trở thành khả kính. Nhưng Chúa Giêsu đã đến cứu vớt chị hai mặt, Ngài đã giúp chị đoạn tuyệt với quá khứ, mở ra cho chị một tương lai mới mẻ. Không có danh hiệu nào đủ để mô tả Chúa Giêsu ngoại trừ danh hiệu Chúa Cứu Thế.
Luận Cứ Không Bác Được
Gioan 4,43-45
~4J Sau hai ngày, Đức Giêsu bỏ nơi đó đi Galilê. 44 Chính Người đã quả quyết: ngôn sứ không được tôn trọng tại quê hương mình. 45 Khi Người đến Galỉlê, dân chúng trong miền đón tiếp Người, vì đã được chứng kiến tất cả những gì Người làm tại Giêrusalem trong dịp lễ, bởi lẽ chính họ cũng đã đi dự lễ. ”
Cả ba sách Phúc Âm Nhất Lãm đều có ghi lại lời Chúa Giêsu: “Ngôn sứ không được tôn trọna nơi quê hương mình” (Mc 6,4; Mt 13,57; Lc 4,24). Đây là câu châm ngôn xưa, ngự ý gần như câu: “Bụt nhà không thiêng” của chúng ta. Nhưng Gioan đã đưa câu này vào một vị trí lạ lùng. Các sách Phúc Âm Nhất Lãm đặt câu ấy vào những cơ hội Chúa Giêsu bị đồng hương chối bỏ, Gioan lại đưa câu này vào lúc Ngài được hoan nghênh.
Có lẽ lúc bây giờ Gioan đã đọc được câu đó trong tâm trí Chúa Giêsu. Chúng ta đã thấy Chúa tránh khỏi xứ Giuđê, tránh dư luận trái ngược nhau về Ngài cứ ngày càng gia tăng. Thì giờ xung đột vẫn chưa đến (Ga 4,1-4). Thành công của Chúa tại Samari là một dấu hiệu ngạc nhiên. Có thể Chúa Giêsu lên đường đi Galilê là mong được yên tĩnh, nghỉ ngơi, bởi vì Ngài không trông mong những người đồr)2 hương sẵn sàng đáp lại tiếng kêu gọi của Ngài. Có lẽ tại Galilê, sự việc cũng xảy ra giống như tại Samari, nghĩa là dân chúng đáp ứng nồng nhiệt lời dạy dỗ của Ngài, vượt quá điều mong đợi. Hoặc chúng ta phải giải thích về câu này như trên, hoặc phải kết luận rằng câu đó đã bị đặt sai chỗ.
Nhưng dù gì đi nữa, thì đoạn này và đoạn trước đó đã nêu ra một luận cứ không ai có thể bài bác được, liên hệ đến Chúa Cứu Thế. Dân Samari đã tin Chúa Giêsu không phải vì nghe người nào khác kể lại, nhưng chính họ được nghe giảng dạy, mà cả đời sống họ chưa hề được nghe ai nói như vậy bao giờ. Người Galilê
134 WILLIAM BARCLAY
4,46-54
tin Chúa Giêsu không do nghe một ai nói mà do thấy Chúa làm ở Giêrusalem những điều mà họ chưa hề thấy ai làm được. Những lời Ngài phán, những việc Ngài làm là những luận chứng khiến họ không chối cãi được.
ở đây chúng ta có một trons những chân lý quan trọng của đời sống Kitô hữu. Luận chứng đích thực duy nhất của Kitô giáo là kinh nghiệm của Kitô hữu. Lắm lúc chúng ta cũng phải bàn cãi, tranh luận với người khác cho đến khi các rào cản tri thức mà họ dựng lên bị triệt hạ, và chiến lũy của tâm trí họ phải đầu hàng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, câu thuyết phục duy nhất chúng ta có thể nói với người khác là: “Tôi đã biết Chúa Giêsu như thế nào, tôi đã biết Ngài có thể làm gì. Tôi chỉ đề nghị bạn hãy tự mình gặp Ngài, để xem những gì sẽ xảy ra”. Làm chứna đạo có hiệu quả thật sự bắt đầu khi chúng ta có thể nói: “Tôi biết điều Chúa Giêsu đã làm cho tôi. Hãy gặp Ngài đi, bạn sẽ thấy những gì Naài có thể làm cho bạn”.
Ở đây, một lần nữa, phần trách nhiệm nặng nề của cá nhân đang đè nặng trên chúng ta. Có lẽ chẳng ai muốn thử tìm một kinh nghiệm, trừ phi chính đời sống chúng ta chứng minh cho họ thấy giá trị của kinh nghiệm ấy. Nói với người ta Chúa Cứu Thế sẽ đem đến cho họ sự vui vẻ, an bình, năng lực thì chẳng ích gì, nếu đời sống chúng ta đầy đẫy những bất mãn, lo âu, thất vọng. Người ta chỉ chịu thuyết phục để thử nghiệm, khi phần thử nghiệm của chúng ta đã có kết quả tốt, khiến người ta phải ham thích.
Đức Tin Của Một Quan Chức của Nhà Vua
Gioan 4,46-54
~46 Vậy Đức Giêsu trở lại Cana miền Galilê, Ici nơi Người đã làm cho nước hoá thành rượu. Bấy giờ có một sĩ quan cận vệ của nhà vua có đứa con trai đang bị bệnh tại Caphácnaum. 47 Khi nghe tin Đức Giêsu từ Giuđê đến Galiìê, ông tới gặp và xin Người xuống chữa con ông vì nó sắp chết. 48 Đức Giêsu nói với ông: “Các ông mà không thấy dấu lạ điềm thiêng thì các ông sẽ chẳng tin đâu! 4Í' Viên sĩ quan nói: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất! 50 Đức Giêsu bảo: “Ông cứ về đi, con ông sống. ” Ông tin vào
4,46-54
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 1 35
lời Đức Giêsu nói với mình, và ra về. 51 Ông còn đang đi xuống, thì gia nhân đã đón gặp và nói là con ông sống rồi. 52 Ông hỏi họ COIĨ ông đã bắt đầu khá hơn vào giờ nào. Họ đáp: “Hôm qua, VCIO lúc một ẹú) trưa thì cậu hết sốt. ” 53 Người cha nhận ra là vào đúng giờ đó, Đức Giêsu đã nói với mình: “Con ông sống”, nên ông và cả nhà đều tin.54 Đỏ Ici dấu lạ thứ hai Đức Giêsu đã làm, khi Người từ miền Giuđê đến miền Galilê. ”
Phần đông các nhà chú giải Kinh Thánh nghĩ đây là bản tường thuật khác của câu chuyện người đầy tớ của viên đội trưởng được chữa lành trong Mt 8,5-13; Lc 7,1-10. Có thể như thế, nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau để xem đây là một câu chuyện khác hẳn. Trong hành vi, cử chỉ của viên quan chức này có một sô điểm có thể nêu gương cho mọi người.
1. Viên Quan chức nhà vua đến với một người thợ mộc. Trong tiếng Hy Lạp, nhân vật này được gọi là basilikos, từ này cho biết người ấy có địa vị của một phó vương. Từ này được dùng chỉ một quan chức trong hoàng cung và có địa vị cao trong triều đình Hêrôđê. Ngược lại Chúa Giêsu vốn không có địa vị gì hơn là người thợ mộc ở làng Nadarét. Hơn nữa, lúc ấy Chúa Giêsu đang ở Cana còn ông ở Caphacnaum, cách nhau gần 20 dặm (hơn 30 cây số). Vì thế ông phải mất thời gian lâu như vậy mới về đến nhà.
Trên đời khó có trường hợp một quan chức cao cấp trong triều đình phải hối hả vượt 20 dặm để xin ơn của một người thợ mộc làng quê. Trước hết và trên hết, ông quan này dẹp bỏ sự kiêu hãnh của mình. Ông đang có việc cần, không luật lệ, phong tục nào ngăn cản ông đem nhu cầu khẩn cấp của mình đến với Chúa Cứu Thế. Hành động ấy chắc tạo nên dư luận không hay, nhưng ông không cần để ý thiên hạ sẽ nói gì, miễn là ông đạt được sự cứu giúp mà ông cần. Nếu muốn được Chúa Cứu Thế trợ giúp, chúng ta cần phải hạ mình, gác qua một bên sự kiêu ngạo của mình, bất chấp những gì thiên hạ có thể xầm xì bàn tán. Điều thiết yếu đầu tiên là, khi đã ý thức được một nhu cầu như thế, chẳng có thái độ kiêu ngạo hay luật lệ nào có vai trò gì trong đời sông!
2. Viên Quan chức này không thôi chí ngã lòng. Câu đầu tiên Chúa Giêsu nói với ông nghe thật xa lạ, nếu người ta không thấy dấu lạ, phép lạ thì họ không chịu tin đâu. Có thể Chúa không nhắm
136 WILLIAM BARCLAY
4,46-54
vào viên quan chức này, mà nhắm vào đám đông đang tụ tập hiếu kỳ chờ xem câu chuyện lạ lùng này sẽ kết quả ra sao.
Nhưng Chúa Giêsu có cách trắc nghiệm để biết chắc một người có thành khẩn hay không. Ngài đã làm như thế đối với người đàn bà Sirô Phênixi (Mt 15,21-28). Nếu vị quan này tỏ ra kênh kiệu và giận dữ quay đi, bay quá tự cao không chịu nhận một câu quở trách, hoặc thất vọng bỏ cuộc, Chúa Giêsu biết rõ đức tin của ông không thật. Sự trợ giúp của Chúa Cứu Thế chỉ đến với những tấm lòng thành khẩn.
3. Viên Quan chức này có đức tin. Thật khó cho ông quay về nhà khi được Chúa Giêsu bảo rằng con trai ông sống. Ngày nay, người ta bắt đầu nhận thức được năng lực của tư tưởng và của hiện tượng thần giao cách cảm đến mức chẳng còn ai dám phủ nhận phép lạ chỉ vì phép lạ đó được thực hiện từ một khoảng cách thật xa. Nhưng thời bấy giờ, thật khó xử cho viên chức này. Thế nhưng ông đã có đức tin đủ để quay về nhà nsay trên con đường dài 20 dặm, với chỉ một lời bâo đảm của Chúa để yên ủi mà thôi.
Đặc tính của đức tin là những gì Chúa Giêsu nói đều đúng. Chúng ta thường hay có một loại ao ước mơ hồ rằng những lời Chúa hứa là thật. Phương thức duy nhất để nhận được những lời hứa là phải tin với mức độ thành khẩn của một người đang chết đuối. Nếu Chúa đã nói một điều gì thì không phải “lời đó có thể là thật”, nhưng “lời đó chắc chắn là thật”.
4. Viên quan chức này hoàn toàn tin. Ône không khải là người khi cần thì tìm đến Chúa Giêsu, nhưng khi đã được rồi thì quên tất cả. Ông và cả nhà đều tin Chúa. Chắc việc này không dễ dàng cho ông, vì ý niệm về Chúa Giêsu là Đấng Được Xức Dầu của Thiên Chúa thật trái ngược với các khái niệm mà ông có trước đó. Với ông, sự kiện nsười thợ mộc ở Nadarét là Đấng Mesia quả thật khiến ông phải choáne váng. Cũng không phải dễ cho một viên quan chức cao cấp trong triều đình Hêrôđê xưng nhận đức tin nơi Chúa Giêsu. Chắc ông phải chịu thiên hạ chế nhạo, chê cười. Có thể có người nghĩ ông đã mất trí.
Viên Quan chức này là con người đối diện và chấp nhận các sự kiện. Ông đã thấy Chúa Giêsu, điều Ngài làm và ông đã cảm nghiệm. Ông biết mình chẳng còn gì khác hơn là vâng phục Chúa.
5,1-9
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 137
Ôns khởi đầu bằng ý thức tuyệt vọng về nhu cầu của mình, nhu cầu được giải quyết, ý thức về nhu cầu biến thành tình yêu bao trùm tất cả và làm chủ tất cả. Đó là tiến trình trong đời sống mỗi Kitô hữu.
Nhiều học giả Tân Ước nghĩ chỗ này, các chương của Phúc Âm Gioan đã bị xếp sai. Họ bảo chương 6 phải đi trước chương 5 vì lý do chương 4 chấm dứt khi Chúa Giêsu đang ở xứ Galilê (Ga 4,54). Chương 5 bắt đầu với Chúa ở Giêrusalem. Chương 6 lại cho thấy Chúa đang ở Galilê, chương 7 ngụ ý rằng Chúa vừa đến Galilê vì bị chống đối tại Giêrusalem. Sự di chuyển giữa Galilê và Giêrusalem rất khó thấy được là liên tục. Mặt khác, chương 4 đã chấm dứt: “Ây là phép lạ thứ hai mà Chúa Giêsu đã làm khi Ngài từxứGiuđê trở về xứGalilê” (4,54). Chương 6 bắt đầu: “Rồi đó, Chúa Giêsu qua bên kia biển Galilê” vốn là một sự nối tiếp hết sức tự nhiên. Vậy chương 5 cho chúng ta thây Chúa Giêsu lên Giêrusalein để dự một kỳ lễ và gặp khó khăn nahiêm trône với nhà cầm quyền Do Thái. Thật vậy, từ lúc đó, chúng ta được cho biết là họ bắt đầu tìm cách bắt Ngài (5,10). Rồi chương 7 bắt đầu bảo rằng Chúa Giêsu đi trong vùng Galilê và “khôna ưng đi trong xứGiuđê bởi dân Giuđa tìm giết Ngài” (7,1 ).
Trong phần nghiên cứu này chúng ta không thay đổi thứ tự, nhưng cần chú ý là nếu xếp chươns 6 trước chương 5 thì thứ tự của các biến cố sẽ rõ ràng và dễ thấy hơn.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay