A book that is shut is but a block.

Thomas Fuller

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
gười Đến Ban Đêm
Gioan 3,1-6
Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do Thái. 2 Ông đến gặp Đức Gìêsu ban đêm. Ông nói với Người: “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy. ” Đức Giẽsu trả lời: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. ” 4 Ông Nicôđêmô thưa: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao?” 5 Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. 6 Cái bởi xác thịt sinh ra lù xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí. ”
Trong đa số trường hợp, chúng ta thấy Chúa Giêsu bị đám đôna người bình dân vây quanh, nhưng ở đây Ngài tiếp xúc với một nhà quí tộc tại Giêrusalem. Chúng ta được biết vài điều về Nicôđêmô:
1. Nicôđêmô là người giàu có. Lúc Chúa Giêsu chết, ông đã đem đến “chừng một trăm cân mộc dược trộn với lô hội” (Ga 19,39) để ướp xác Ngài. Chỉ người giàu mới làm được như thế.
2. Nicôđêmô là một người Pharisêu. về nhiều phương diện, Pharisêu là giới tốt nhất trong cả nước. Tổng sô" Pharisêu chẳng vượt quá 6.000 người, người ta gọi là chaburah, hội anh em. Họ nhập hội bằng một lời tuyên thệ trước ba người chứng: suốt đời sẽ tuân giữ từng luật lệ nhỏ nhặt nhất.
Điều đó có nghĩa gi? Đôi với người Do Thái, luật là điều thiêng liêng nhất trên đời. Luật là năm sách đầu của Cựu Ước. Họ tin luật là lời hoàn hảo của Thiên Chúa, thêm hay bớt một chữ trong đó là
J,i-0
HIM IV1U1MU itltìU 1 HA1NI-1 U1UA1N OJ
tội đáng chết. Nếu luật là lời hoàn hảo của Thiên Chúa thì cũng có nghĩa ỉuật chứa đựng tất cả những gì một người phải biết để sống cuộc đời naay lành, nếu không hiển nhiên thì cũng mặc nhiên. Nếu điều đó không được viết ra thành văn, thì có thể suy diễn ra. Theo cách đó, luật gồm các nguyên tắc lớn, rộng rãi và cao quí mà người ta phải tự khai thác cho riêng mình. Nhưng về sau, người Do Thái thấy như vậy vẫn chưa đủ. Họ nói: “Luật là hoàn hảo, nó bao gồm mọi điều cần thiết để sống cuộc đời ngay lành, do đó, trong luật phải có qui luật điều hành để quản trị mọi biến cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc đời của mọi người Thế là từ các nguyên tắc lớn của luật, họ cố công rút ra vô số những luật lệ, qui tắc, hướng dẫn bất cứ tình huống nào có thể xảy ra trong đời sống. Nói khác đi, họ đã biến các nguyên tắc lớn của luật thành chủ nghĩa duy luật với những luật lệ, qui tắc phụ thuộc vụn vặt.
Điển hình nhất về những gì họ đã làm được thấy rõ trong luật ngày Sabát. Kinh Thánh dạy đơn giản là hãy nhớ giữ ngày Sabát làm ngày thánh, trong naày ấy, không được làm chi hết, dầu là người, các đầy tớ hay súc vật của người ấy. Không vừa lòng với một ngày Sabát chừng đó, người Do Thái đã để nhiều thì giờ từ thế hệ này sang thế hệ khác định nghĩa công việc là gì, liệt kê những việc có thể và không thể làm trong ngày Sabát. Kinh Mishnah là sách luật được thành kinh điển. Chính các kinh sư đã dành cả đời để soạn những luật lệ, qui tắc ấy. Trong Kinh Mishnah, phần nói về ngày Sabát đã kéo dài không dưới 24 chương, Kinh Talmud là sách chú giải kinh Mishnah và trong quyển Talmud của Giêrusalem, phần giải thích về các luật lệ của ngày Sabát chiếm đến sáu mươi bốn cột rưỡi; trong bộ Talmud của Babylon, nó chiếm đến một trăm năm mươi sáu trang đôi. Có một Pharisêu đã mất hai năm rưỡi chỉ đê nghiên cứu một trong hai mươi bốn chương của Mishnah.
Họ định nghĩa làm việc như sau: Thắt một cái gút trong ngày Sabát là làm việc, nhưng còn phải định nghĩa cái gút. Sau đây là những cái gút mà nếu làm thì bị kể là phạm tội: “cái gút của người cưỡi lạc đà và người thủy thủ, người thắt gút là phạm tội, kẻ tháo gút cũng phạm tội”. Mặt khác, “những cái gút có thể thắt hay mở bằng một tay thì hợp pháp”. Ngoài ra, “một phụ nữ có thể cột những đường hở của áo lót, có thể cột dây mũ hoặc thắt lưng, dây giầy hoặc dép, cột miệng các bầu da đựng rượu hay dầu”. Vậy
86 WILLIAM BARCLAY
J,i-U
việc gì xảy ra, giả dụ có người muôn thả cái gầu xuống giếng để múc nước vào ngày Sabát, anh ta khône được phép cột dây vào gầu, vì cột dây trong ngày Sabát là phạm luật; nhưng anh ta có thể cột nó vào dây thắt lưng một phụ nữ rồi thả xuống giếng, vì cột dây thắt lưng là hợp pháp. Đó là loại công việc mà kinh sư và Pharisêu xem là vấn đề sinh tử, đó là tôn giáo. Theo họ, như thế là phục vụ Chúa, là làm hài lòng Ngài.
Hãy xem trường hợp đi đường trong ngày Sabát. Xuất Hành 16,28 có chép: “Trong ngày thứ bảy mọi người phải ở yên chỗ mình, chớ ai ra khỏi nhà”. Do đó, đường đi trong một ngay Sabát được giới hạn trong phạm vi hai ngàn cuđê, nghĩa là non một cây số. Nhưng nếu có một sợi dây được cột chận ngang đoạn cuối con đường, thì cả con đường ấy được kể như một ngôi nhà, và người ta có thể đi xa thêm một cây số, kể từ chỗ cuối đoạn đường ây. Hoặc nếu chiều thứ sáu một người trữ thức ăn đủ ăn một bữa tại một nơi nào đó, thì về mặt kỹ thuật chỗ đó trở thành nhà của anh ta, và anh ta được bắt đầu từ đó để đi xa thêm gần một cây số trong ngày Sabát. Các luật lệ qui điều và những trường hợp để iránh né chồng chất lên nhau, kể có hàng trăm, hàng ngàn.
Hãy xem trường hợp mang hay gánh nặng. Giêrêmia 17,21-28 chép: “Các ngươi hãy giữ, chớ khiêng, gánh trong ngày Sabát”. Vậy phải định nghĩa thế nào là gánh nặng. Nó được định nghĩa như sau: “Về thức ăn thì nặng bằng một trái vả khô, rượu thì đủ để pha một ly, sữa đủ hớp một ngụm, mật đủ xức một vết thương, dầu đủ thoa một chi thể nhỏ, nước đủ thấm ướt một tấm cao dán mắt...” Lại phải tính xem phụ nữ có thể cài trâm, đàn ông có thể mang chân gỗ hay đeo răng giả trong ngày Sabát hay không? Hay như thế là đeo, mang gánh nặng? Rồi người ta có phép nhấc một chiếc ghế hay nâng một em bé lên hay không? Thế là những cuộc tranh luận và những luật lệ cứ tiếp tục chồng chất.
Các kinh sư soạn ra các luật đó, còn Pharisêu thì hiến cả cuộc đời để tuân giữ chúng. Rõ ràng là có lầm lạc thì người ấy vẫn là neười tha thiết nhiệt thành khi đã tự nguyện tuân giữ từng điểm một trong hàng ngàn điều luật như thế. Đó là những gì Pharisêu đã làm, chữ Pharisêu có nghĩa là kê biệt riêng, và người Pharisêu là người đã tự tách riêng khỏi sinh hoạt bình thường để giữ từng chi tiết những luật lệ của các kinh sư. Nicôđêmô là một Pharisêu. Thật
J,I-Ö
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 87
đáng ngạc nhiên khi một người xem sự ngay lành thánh thiện trong loại ánh sáng đó, và tự hiến đời mình cho cuộc sống như thế với niềm xác tín mình đang đẹp lòng Chúa, mà lại muốn nói chuyện với Chúa Giêsu.
3. Nicôđêmô là một người cai trị dân Do Thái. Từ được dùng là archon có nghĩa là Nicôđêmô là thành viên của Tòa Công Luận (Sanhédrin). Tòa Công Luận là một hội đồng gồm bảy mươi thành viên, là tòa án tối cao của dân Do Thái. Dĩ nhiên, dưới sự cai trị của người Roma, quyền hạn của nó tuy có bị hạn chế hơn trước, nhưng vẫn còn hết sức rộng rãi. Đặc biệt Tòa Công Luận có quyền xét xử tất cả những người Do Thái trên thế giới về các vân đề tôn giáo. Một trong các nhiệm vụ của họ là tra xét và đốì phó với bất kỳ ai bị nghi ngờ là ngôn sứ giả. Đó thật là điều đáng kinh ngạc khi Nicôđêmô lại muốn tìm gặp Chúa Giêsu.
4. Rất có thể Nicôđêmô thuộc về một trong các gia đình người Do Thái được tôn trọng nhất. Trở lùi lại năm 63 TC, lúc người Roma và người Do Thái đánh nhau, Aristobulus, lãnh tụ dân Do Thái, có phái một người tên Nicôđêmô làm đại sứ đến gặp Pompey, là hoàng đế Roma. Một thời gian sau, trong những ngày khủng khiếp cuối cùng của thành Giêrusalem, người đàm phán việc đầu hàng của đội quân trấn thủ là Gorion, con trai của Nicômét (Nicomedes) hoặc của Nicôđem. Vậy có thể cả hai nhân vật trên đều cùng một gia tộc với Nicôđêmô mà chúng ta đang nói đây, và đó là một trong những dòng tộc được tôn trọng nhất tại Giêrusalem. Nếu quả như vậy, thì thật lạ lùng khi người Do Thái quyền quí ấy lại bằng lòng đến với một nhà tiên tri vô gia cư, vốn con nhà thợ mộc ở Nadarét, để trò chuyện về linh hồn mình.
Nicôđêmô đã đến với Chúa Giêsu vào ban đêm, có hai lý do cho việc ấy:
1. Có thể đây là một dấu hiệu (về thái độ) thận trọng. Thật vậy, Nicôđêmô không muốn mạo hiểm đến gặp Chúa Giêsu giữa ban ngày. Chúng ta không nên lên án ông. Điều đáng ngạc nhiên là với địa vị đó, ông lại bằng lòng đến với Chúa Giêsu. Đến với Chúa Giêsu vào ban đêm vẫn tốt hơn là không đến với Ngài. Ông đã thắng được các thành kiến về sự dưỡng dục và toàn thể quan điểm của ông về đời sống để có thể đến với Chúa Giêsu. Quả là một phép lạ của ân sủng.
88 WILLIAM BARÍbẠY
j,J-D
2. Nhưng cũng có thể có một lý do khác. Các Rabi tuyên bố thì giờ tốt nhất để nghiên cứu luật là về đêm, khi người ta không bị quấy rầy. Suốt ngày lúc nào Chúa Giêsu cũng bị đám đông vây quanh. Nicôđêmô đã đến với Chúa ban đêm thật là điều hay, vì ông muốn có một thì giờ hoàn toàn riêng tư, không bị quây rầy để thảo luận với Chúa.
Nicôđêmô là người đang bối rối, ông có đầy đủ danh vọng nhưng vẫn còn thiếu một cái gì đó trong đời sống. Ông đã đến trò chuyện với Chúa Giêsu cả đêm, hy vọng tìm thấy ánh sáng trong bóng tối của đêm trường.
Người Đến Ban Đêm
Gioan 3,1-6
Khi ghi lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu với những người tìm hiểu Ngài, Gioan có một kiểu mẫu, trình tự nào đó. Chúng ta thấy trình tự ấy rất rõ ở đây. Người tìm hiểu nói một câu (c.2). Chúa trả lời bằng một câu khó hiểu (c.3). Câu ấy bị người hỏi hiểu lầm (c.4). Chúa lại trả lời bằng một câu khó hiểu hơn (c.5). Rồi tiếp theo là một bài diễn siảng để giải thích. Gioan phải tự suy nghĩ, tự khám phá mọi việc cho mình, và để chúng ta cũng làm theo như vậy.
Lúc đến với Chúa Giêsu, Nicôđêmô nói là ai nấy đều xúc động vì những dấu kỳ, phép lạ Ngài đã làm. Chúa Giêsu đáp: Điều thật sự quan trọng không phải là các dâu kỳ phép lạ, nhưng là những thay đổi bên trong của con người, mà chỉ có thể mô tả như là sự sinh lại cách mới (tái sinh).
Khi Chúa Giêsu đề cập đến sinh lại, Nicôđêmô đã hiểu lầm Ngài. Sở dĩ có hiểu lầm là do từ Hi Lạp anothen có ba nghĩa khác nhau: a) Một là ban đầu, hoàn toàn từ căn bản. b) Hai là lại lần thứ hai. c)Ba là từ trên tức là từ Thiên Chúa. Chúng ta không thể dịch hết cả ba nghĩa đó đều có trong chữ sinh lại. Được sinh lại nghĩa là trải qua một sự thay đổi căn bản giống như được sinh ra một cách mới; nghĩa là có một cái gì xảy ra trong linh hồn mà chỉ có thê mô tả như là việc được sinh trở lại một lần nữa; toàn thể diễn trình ây
J,l-Ö
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 89
không phải do con người thực hiện, bởi vì nó đến từ ân sủng và quyền phép Thiên Chúa.
Khi đọc lại câu chuyện, theo lời Nicôđêmô, thì có vẻ ông chỉ hiểu chữ lại theo nghĩa thứ hai mà thôi, hiểu theo nghĩa đen hoàn toàn. Ông nói: “Một người đã già rồi lại có thể trở vào lòng mẹ để sinh lại lần thứ hai sao?” Trong câu nói đó còn có nhiều ý nghĩa hơn nữa. Tự thâm tâm, Nicôđêmô vốn có một sự khao khát chưa được thỏa mãn, ông đã nói với một khát vọng vô bờ bến: “Thầy nói tới sự sinh lại, sự đổi thay từ căn bản, tận nền móng, ấy là điều rất cần. Tôi biết điều cần thiết đó; nhưng theo kinh nghiệm riêng của tôi thì điều đó không thể nào làm được. Tôi không mong gì hơn thế, nhưng thầy cũng nói cho tôi biết làm sao một người đã trưởng thành, lại có thể trở vào lòng mẹ để lại được sinh ra một lần nữa?” Vấn đề Nicôđêmô muôn hỏi không phải là sự thay đổi này có cần ao ước hay không vì ông đã biết quá rõ rồi; mà điều ông muốn hỏi là làm sao làm được việc ấy. Nicôđêmô đề cập đến vấn đề muôn thuở, ấy là con người muốn được thay đổi, nhưng lại không thể tự mình đổi thay được.
Từ sinh lại, ý niệm về tái sinh này chạy xuyên suốt cả Tân Ước. Phêrô nói về Chúa khiến chúng ta sinh lại để nhận lãnh niềm hy vọng sống động ( 1 Pr 1,3); ông nói về sự sinlĩ lại không bởi hạt giống hay hư nát nhưng bởi hạt giống chẳng hư nát (lPr 1,23). Giacôbê đề cập Thiên Chúa đã dùng lời chân thật sinh lại chúng ta (Gc 1,18). Thư gửi cho Titô nói về sự tẩy sạch tội lỗi và đổi mới (Tt 3,5). Thỉnh thoảng ý niệm ấy cũng được đề cập như một cái chết, tiếp theo là sự sống lại và sự tái tạo. Phaolô nói: Kitô hữu là người cùng chết với Chúa Kitô, cùng sống lại cuộc đời mới với Ngài (Rm 6,1-11). Ông gọi số người mới nhập đạo Chúa là những con trẻ trong Chúa Cứu Thế( lCr 3,1.2). “Nếu ai ở trong Chúa Cứu Thế thì người ấy được dựng nên mới” (2 Cr 5,17). Trong Chúa Cứu Thê có sự dựng nên mới (GI 6,15). Người mới là người đã được đựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa để thực sự sống công chính và thánh thiện (Ep 4,22-24). Người mới theo đạo Chúa là một trẻ thơ (Dt 5,12-14). Ý niệm về sinh lại, tái tạo này xuất hiện khắp nơi trong cả Tân Ước.
Đây không hề là một ý niệm xa lạ với người thời bây giờ. Tất cả người Do Thái đều biết về sự sinh lại. Khi một người ngoại mới
90 WILLIAM BARCLAY
„1,1-0
nhập Do Thái giáo và được nhận vào đạo bằng việc cầu nguyện, dâng lễ vật và phép rửa, naitâi ấy được xem như sinh lại. Pharisêu nói: “Người mới nhập đạo Do Thái giống như một bé sơ sinh”. Sự thay đổi xảy ra triệt để từ căn bản, đến nỗi mọi tội lỗi người ấy đã phạm trước đó kể như được xóa sạch, vì bây giờ người ấy đã là một người khác hẳn. Trên lý thuyết họ còn cho là người mới này có thể cưới cả mẹ, hay chị em mình làm vợ được nữa, vì người ấy đã hoàn toàn đổi mới, mọi liên hệ cũ đều được hủy bỏ. Người Do Thái biết rõ ý niệm về sự sinh lại. Người Hi Lạp cũng biết rõ ý niệm tái sinh. Tôn giáo Hi Lạp thịnh hành thời bấy giờ là tôn giáo huyền bí được thiết lập trên câu chuyện về một thần đã chịu đau đớn, chịu chết và sông lại. Câu chuyện này được trình diễn như một vở kịch bi hùng. Người muốn nhập đạo phải qua một thời gian dài chuẩn bị, học tập, sông khắc khổ và ăn chay, vở kịch được trình diễn với âm nhạc tưng bừng, nghi thức kỳ lạ, khói hương nghi ngút, và với tất cả những gì có thể tác động lên cảm xúc con người. Khi vở kịch trình diễn, người tham dự nhắm mục đích là làm sao để mình đồng hóa với thần ấy, để mình cùng trải qua những đau đớn của vị thần, rồi cùng chia sẻ chiến thắng khải hoàn và sự sống linh thiêng của vị thần ấy. Các tôn giáo huyền bí giúp người ta kết hợp huyền bí với một vị thần linh nào đó. Khi đã thực hiện được sự kết hợp ấy, người nhập đạo là kẻ đã được sinh lại hai lần, nói theo ngôn ngữ của các đạo huyền bí. Một phần trong niềm tin căn bản của người theo các đạo huyền bí ẩn tu là “Nếu không có tái sinh thì không có sự cứu rỗi”. Sau khi trải qua bước đầu nhập đạo, Apuleius nói, ông đã trải qua “một cái chết tự nguyện ”, do đó đã đạt được “ngày sinh linh thiêng của mình” và kể như “đã được sinh lại”. Phần lớn những buổi lễ huyền bí như thế xảy ra lúc nửa đêm, lúc ngày chấm dứt để bắt đầu lại một ngày khác. Giữa người Phrygian, sau lễ nhập đạo, người được nhận vào đạo được nuôi bằng sữa, như một em bé mới sinh.
Thế giới xưa hiểu rất rõ về sự sinh lại, họ mơ ước và đi tìm điều đó khắp nơi. Một trong những nghi lễ nổi tiếng nhất của phái Huyền Bí là taurobolium. ứng viên được bỏ xuống một cái giếng, trên miệng giếng có đậy một tấm lưới mắt cá, trên tấm đậy người ta cắt cổ một con bò mộng cho máu nó chảy xuống. Ớ dưới giếng, ứng viên sẽ ngửa đầu lên và tắm mình trong máu. Anh ta được tắm bằng máu; khi lên khỏi giếng, anh ta được tái sinh vĩnh viễn. Khi
.5,1-0
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 91
Kitô giáo đến thế gian với sứ điệp về sự tái sinh, thì đó đúng là điều cả thế giới đang tìm kiếm.
Vậy đối với chúng ta, sự sinh lại này có nghĩa gì? Trong Tàn ước và đặc biệt nhất là trong Phúc Âm Gioan có bôn ý niệm liên hệ chặt chẽ với nhau: ý niệm về sự sinh lại, ý niệm về Nước Thiên Chúa mà chỉ có người tái sinh mới được vào, ý niệm về địa vị làm con Thiên Chúa và ý niệm về sự sống đời đời. Ý niệm về sự sinh lại không chí có riêng trong Phúc Âm Gioan. Trong Matthêu chúng ta đã thây chân lý quan trọng ấy được nêu lên cách đơn giản và sông động hơn; “Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không sinh lại và nên như trẻ nhỏ, thì chẳng được vào Nước Trời đâu” (Mt 18,3). Tất cả những ý niệm này đều có cùng một tư tưởng chung sau đó.
Sinh Lại
Gioan 3,1-6
Hãy bắt đầu với ý niệm về Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa là gì? Chúng ta có câu định nghĩa hay nhất trong Kinh cầu Nguyện của Chúa. Có hai lời khẩn xin nằm cạnh nhau:
“Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên
trời
Văn thể Do Thái có đặc điểm là nói một sự việc hai lần, lần sau nhắc lại, giải thích, triển khai ý trước. Bất cứ câu nào trong các Thánh Vịnh cũng cho thây thói quen đó của người Do Thái, gọi là song hành (parallelism):
“Đức Chúa ở cùng chúng tôi,
Đức Chúa Trời Giacóp là nơi nương náu của chúng tôi”
(Tv 46,7)
“Vì tôi nhận biết các sự vi phạm tôi,
Tội lỗi tôi hằng ở trước mặt tôi”
(Tv 51,3)
“Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi,
Dan tôi đến mé nước bình an”
(Tv 32,2)
92 WILLIAM BARCLAY
Bây giờ chúng ta ứng dụng nguyên tắc ấy cho hai lời khẩn xin trong Bài cầu Nguyện của Chúa. Lời khẩn xin thứ hai giải thích và khai triển lời khẩn xin thứ nhất. Vậy chúng ta đi đến định nghĩa này: “Nước Thiên Chúa là một xã hội, trong đó ý của Thiên Chúa được hoàn toàn thành tựu dưới đất cũng như trên trời”. Do đó, sống trong Nước Thiên Chúa là sống một cuộc đời hoàn toàn tự nguyện, phó thác mọi sự theo ý Thiên Chúa, là đạt tới tình trạng chấp nhận trọn vẹn ý Chúa.
Bây giờ, chúng ta hãy xét ý niệm về địa vị làm con Chúa. Được làm con Chúa là một đặc ân vô cùng lớn lao. Hễ ai tin thì được quyền trở thành con Chúa (Ga 1,12). Nhưng yếu tính của con là phải vâng lời. “Ai có các điều răn của Ta và vâng giữ, đó là kẻ yêu mến Ta” (Ga 14,21). Địa vị làm con đòi hỏi phải biết yêu thương và vâng phục. Chúng ta không thể bảo mình thật sự yêu mến một người nào đó, nhưng lại làm những điều gây cho người ấy đau lòng. Làm con là một đặc ân, nhưng đặc ân này chỉ có hiệu lực khi có sự vâng lời trọn vẹn kèm theo. Như vậy, chúng ta thấy làm con Chúa và sống trong Nước Thiên Chúa chỉ là một. Con Chúa hoặc công dân thiên quốc đều là những người đã hoàn toàn tự nguyện chấp nhận trọn vẹn ý của Chúa.
Tiếp theo, hãy xét ý niệm về sự sống đời đời (eternal life). Thiết tưởng cần phân biệt sự sống đời đời (eternal life) với sự sông vô tận (everlasting life). Ý chính trong sự sống đời đời không chỉ đơn giản là sự kéo dài trong thời gian. Sự sống đời đời đề cập ở đây muôn nói về một phẩm chất sống nào đó. vậy sống đời đời là sống cách nào? Chỉ một mình Chúa thích hợp với hình dung từ đời đời (aionios). sống đời đời là sự sống mà Chúa sống, sự sống của chính Chúa. Đó là sống vượt lên trên những gì chỉ có tính cách người, tạm bợ, để bước vào sự vui sướng, bình an mà chỉ một mình Chúa mới có. Một người chỉ có thể bước vào sự hiệp thông mật thiết với Chúa, khi người ấy thực hiện được tình yêu, lòng tôn kính, sự hiến thân và vâng lời đối với Ngài.
Như vậy, chúng ta có ba quan niệm lớn có liên hệ chặt chẽ với nhau: quan niệm được vào Nước Thiên Chúa, được làm con Chúa và được sông đời đời. Cả ba đều lệ thuộc, đều là kết quả của sự chấp nhận, vâng phục trọn vẹn ý của Chúa. Chính tại đây, ý niệm về sự sinh lại đã được đưa vào, đã cột cả ba ý niệm kia vào nhau.
3,1-6
TIN MỪNG THEO THẢNH GIOAN 93
Nhưng với con người chúng ta, với sức lực hiện có của mình, chúng ta không thể nào thực hiện nổi sự vâng lời Chúa cách trọn vẹn. Chỉ khi nào ân sủng của Chúa xâm nhập và chiếm hữu, thay đổi, chúng ta mới có thể dâng lên cho Chúa sự sùng kính, tận hiến mà đáng lẽ chúng ta phải có. Chính Chúa Giêsu thực hiện sự thay đổi đó trong chúng ta, nhờ Ngài mà chúng ta được sinh lại. Chính lúc Ngài chiếm hữu tấm lòng, đời sống chúng ta thì sự thay đổi mới có.
Khi việc ấy xảy ra, chúng ta được sinh lại nhờ nước và Thánh Thần, ở đây có hai tư tưởng. Nước tượng trưng cho sự tẩy rửa. Khi Chúa Giêsu chiếm hữu cuộc đời và chúng ta hết lòng yêu mến Ngài, tất cả tội lỗi, quá khứ của chúng ta đều được tha thứ và quên hết. Thánh Thần tượng trưng cho quyền phép. Khi Chúa cai trị lòng chúng ta, chẳna những chỉ có quá khứ được tha thứ và quên đi, nếu chỉ có vậy thì rất có thể chúng ta sẽ lại rơi vào cuộc sống y như trước một lần nữa; nhưng có một quyền phép mới xâm nhập đời sống, cho chúng ta sống binh an, tự chúng ta chẳng bao giờ sống được như thế; chúng ta sẽ làm điều mà tự mình chẳng bao giờ làm được. Nước và Thánh Thần tiêu biểu cho sự rửa sạch và năng lực tăng cường của Chúa Cứu Thế, quét sạch quá khứ và ban cho chúng ta vinh hiển trong tương lai.
Cuối cùng Gioan thiết đặt một qui luật quan trọng trone đoạn này. Hễ sinh bởi xác thịt là xác thịt; hễ sinh bở Thánh Linh là Thần (Linh). Một mình thì con người là xác thịt, năng lực của người ấy bị giới hạn trong những gì xác thịt có thể làm được. Tự mình, con người sẽ chẳng làm được gì khác hơn là chịu thất bại và tuyệt vọng. Mỗi chúng ta đều biết rõ điều đó, vì là kinh nghiệm phổ quát của con người. Nhưng bản chất của Thánh Thần là quyền phép, là sự sống vượt xa năng lực và sự sống của con người, nên khi Thánh Thần chiếm hữu chúng ta, cuộc đời thất bại theo bản chất con người sẽ trở thành một đời sông hoàn hảo của Thiên Chúa. Được sinh lại là được thay đổi theo một cách mà ta có thể gọi là tái tạo hay tái sinh. Sự thay đổi xảy ra khi chúng ta yêu mến Chúa Giêsu, và mời Ngài bước vào lòng chúng ta. Quá khứ đã được tha thứ và chúng ta được trang bị bằng Thánh Thần cho hiện tại và cả tương lai. Bấy giờ, chúng ta theo một cách mới trở thành công dân Nước Thiên Chúa, nên con cái Chúa, bước vào sự sống đời đời, tức là sự sống của Chúa.
94 WILLIAM BARCLAY
3,7-13
Nhiệm Vụ Phải Biết Và Quyền Lợi Được Nói
Gioan 3,7-13
7 Ôn ẹ đừng ngạc nhiên vì tôi dã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. 8 Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy. ”
9 Ônẹ Nicôđêmô hỏi Người: “Làm sao những chuyện ấy có thể xả V ra được?” '° Đức Giêsu đáp: “Ông là bậc thầy trong dân ít raen, mà lại không biết những chuyện ấy! " Thật, tôi bảo thật ông: chúng tôi nói những điều chúng tôi biết, chúng tôi làm chứng về những điều chúng tôi đã thấy, nhưng các ông không nhận lời chứng của chúng tôi. 12 Nếu tôi nói với cắc ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin, thì giả như tôi nói với cức ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được?” /? Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống. ”
Có hai loại hiểu lầm. Có người hiểu lầm vì chưa đạt trình độ hiểu biết và kinh nghiệm để có thể lãnh hội chân lý. Gặp người như thế chúng ta có bổn phận phải tìm mọi cách giải thích để người ấy có thể hiểu được chân lý. Nhưng cũng có trường hợp hiểu lầm do không muốn hiểu, họ không thấy được vì không chịu xem xét. Một người có thể chủ ý đóng kín tâm trí mình đối với chân lý mà mình không muốn thấy, hoặc tự ý bịt tai đối với lời giáo huấn mình không muốn tiếp nhận. Nicôđêmô là một người như thế; đáng lẽ lời dạy về sự sinh lại từ Chúa chẳng xa lạ gì đối với ông. Êdêkien đã từng nhắc đi nhắc lại về một tấm lòng mới phải được tạo nên trong một người: “Hãy liệng xa các ngươi mọi sự phạm pháp mà tự mình đã làm. Hãy làm cho mình lòng mới và thần mới, vì hỡi nhà Israel, làm sao các ngươi muốn chết” (Ed 18,31). “Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi và đặt thần mới trong lòng các ngươi” (Ed 36,28). Nicôđêmô là một chuyên gia về Kinh Thánh, các ngôn sứ đã nhiều lần đề cập đến chính kinh nghiệm mà Chúa Giêsu nói ở đây. Nếu một người không muốn được sinh lại, người ấy sẽ cố ý hiểu lầm ý nghĩa của sự sinh lại. Nếu một người không muốn được thay đổi, người ấy sẽ cố ý bịt mắt, bịt trí và bịt lòng đối với quyền phép có thể thay đổi mình. Nói cho cùng, thực tế của nhiều người
3,7-13
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 95
trons chúng ta là lúc Chúa Giêsu đến đề nghị thay đổi tái tạo đời sống, chúng ta trả lời: “Cám ơn Chúa, tôi hoàn toàn mãn nguyện với hiện trạng của mình, tôi không muốn thay đổi gì hết”.
Nicôđêmô chống chế, ông muốn nói: “Sinh lại như thầy nói đó có thể được, nhưng tôi không hiểu nó xảy ra và diễn tiến như thế nào”. Câu trả lời của Chúa Giêsu dựa vào từ pneuma trong tiếng Hi Lạp có hai nghĩa: vừa có nghĩa là linh, thần vừa có nghĩa là gió. Tiếng Do Thái ruah cũng có hai nghĩa như vậy. Nên Chúa Giêsu đã nói với Nicôđêmô “Ông có thể nghe, thấy và cảm biết gió (pneuma) nhưng ồng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ông không biết gió thổi như thế nào và tại sao, nhưng có thể nhìn thây cơn gió mạnh thổi rạp cánh đồna, làm trốc gốc cây và để lại dấu vết. Có nhiều điều về gió mà ông không hiểu, nhưng tác động của gió là điều hết sức rõ ràng ai cũng thấy”. Và Chúa Giêsu tiếp “Vậy Thần Khí (pneuma) cũng giống như thế, có lẽ ông không thể biết được Thần Khí hành động như thế nào, nhưng ông có thể trông rõ hiệu quả của Thần Khí trong đời sống con người”.
Chúa Giêsu nói: ‘'Điều chúng ta đang đề cập không hề có tính cách lý thuyết, chúns ta đang bàn đến những gì mình biết và thật sự nhìn thấy. Chúng ta có thể chỉ ra hết người này đến nsười khác đã được kinh nghiệm quyền phép tái tạo của Thần Khí”. Tiến sĩ John Hutton thường kể lại câu chuyện một công nhân vốn nghiện rượu và là một tên vô lại, nhưng đã hoán cải, tin nhận Chúa, và được thay đổi. Các bạn đồng nghiệp tìm mọi cách chế nhạo, cho anh ta là dại. Họ nói: “Chắc chắn mày không thể tin phép lạ và những thứ giống như vậy? Chắc mày không tin ông Giêsu đã biến nước thành rượu?” Anh ta đáp: ‘Tôi không biết Chúa Giêsu có biến nước thành rượu ở Palestine hay không, nhưng tôi biết ở ngay nhà tôi, Ngài đã biến rượu bia thành các đồ gia dụng”.
Có nhiều điều chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày mà không hề biêt chúng vận hành ra sao. ít người trong chúng ta biết điện khí, vô tuyên truyền thanh, truyền hình vận hành như thế nào, nhưng không vì thê mà chúng ta phủ nhận sự hiện hữu của chúng. Nhiều người lái xe mà không hề biết có gì đang xảy ra bên trong đầu máy chiêc xe, nhưng sự thiếu hiểu biết đó không ngăn cản chúng ta sử dụng và hưởng thụ các lợi ích mà chiếc xe đem đến cho chúng ta. Chúng ta không biết Thánh Thần vận hành ra sao, nhưng kết quả
96 WILLIAM BARCLAY
3,7-13
của Thánh Thần trên đời sống nhiều người là điều mọi người có thể nhìn thấy. Luận cứ không bác bỏ được của Kitô giáo là chính đời sống Kitô hữu. Không ai có thể coi thường một đức tin biến kẻ xấu thành người tốt được.
Cho nên Chúa Giêsu đã nói với Nicôđêmô: "Tôi đã cố gắng trình bày hết sức đơn giản, tôi đã dùng những hình ảnh đơn giản, rút ra từ sinh hoạt hằng ngày của con người, thế mà ông vẫn không hiểu. Làm sao ông mong hiểu được những điều cao xa, sâu nhiệm hơn khi đã không hiểu nổi những điều đơn giản như thế này?” ở đây có lời cảnh cáo mỗi chúng ta. Ngồi lại thành từng nhóm để thảo luận, vào thư viện đọc sách, tranh luận về mặt tri thức chân lý của Kitô giáo là việc dễ, nhưng điều thiết yếu là phải cảm nghiệm quyền phép của Kitô giáo. Chúng ta rất dễ bắt đầu một cách sai lầm là nghĩ Kitô giáo để thảo luận chứ không phải để cảm nghiệm. Dĩ nhiên việc lãnh hội bằng trí tuệ chân lý của Kitô giáo là quan trọne, nhưng điều quan trọng hơn là phải có kinh nghiệm sống động về quyền phép của Chúa Giêsu. Khi một người đi bác sĩ khám bệnh, lúc cần phải giải phẫu hoặc phải uống thứ thuốc nào đó. người ấy không cần biết rõ về cơ thể con người, về hiệu quả khoa học của các loại thuốc gây mê, về cách thức thuốc men vận hành trong thân thể mình để được lành bệnh. Chín mươi chín phần trăm bệnh nhân được chữa trị không thể nói mình được lành bệnh như thế nào. Theo một ý nghĩa, Kitô giáo cũng thế. Trong Kitô giáo có một mầu nhiệm, nhưng đó không phải là một mầu nhiệm để trí tuệ con người thưởng thức, mà là mầu nhiệm về sự cứu chuộc.
Khi đọc Phúc Âm Thứ Tư, có một điều khó là chúng ta không biết những lời của Chúa Giêsu chấm dứt ở đâu, và lời tác giả bắt đầu chỗ nào. Gioan đã suy gẫm quá lâu nhữns lời của Chúa Giêsu đến nỗi ông chuyển từ lời của Chúa Giêsu qua các suy nghĩ của ông lúc nào không biết. Hầu như những lời cuối cùng trong đoạn này là lời của Gioan. Có ai đó đã hỏi: “Lấy quyền gì Chúa nói những điều đó? Có gì bảo đảm cho chúng tôi những điều đó là thật?” Lời đáp của Gioan rất đơn giản và sâu nhiệm: “Chúa Giêsu đã từ trời xuống để nói cho mỗi chúng ta biết chân lý (sự thật) của Thiên Chúa. Sau khi đã bầu bạn với loài người và chịu chết thay cho nhân loại, Ngài đã quay về cõi vinh quang của Ngài”. Luận
3,14.15
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 97
cứ của Gioan là, Chúa Giêsu có quyền nói vì Ngài đích thân biết rõ Chúa Cha, Ngài từ thiên đàng trực tiếp đến thế gian, những gì Chúa Giêsu nói với loài người đều là chân lý của Chúa Cha, Chúa Giêsu chính là tâm trí Thiên Chúa nhập thể.
Con Người Phải Được Giương Cao
Gioan 3,14.15
"‘4 Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Nẹười cũn g sẽ phải được giương cao như vậy, 15 để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. ”
Đến đây, Gioan quay về với câu chuyện lạ lùng của Cựu Ước đã được kể lại trong Dân số 21,4-9. Trên hành trình qua hoang địa, dân Israel lẩm bẩm than phiền và tiếc rẻ việc bỏ xứ Ai Cập ra đi. Để trừng phạt, Chúa cho tai họa rắn độc đến cắn họ chết. Dân chúng ăn năn và kêu xin Đức Chúa thương xót, nên Ngài dạy Môsê làm một con rắn bằng đồng, treo lên cao, hễ ai nhìn lên con rắn ấy thì được chữa lành và thoát chết. Câu chuyện đã gây ấn tượng sâu đậm trong dân Israel. Họ kể lại rằng về sau con rắn bằng đồng đó đã trở thành thần tượng. Dưới thời Khitkigia, đã phải hủy vì dân chúng thờ lạy nó (2 V 18,4). Dân Do Thái có phần bối rối về biến cố ấy, vì họ bị câm tuyệt đôi trong việc làm các tượng. Pharisêu giải thích như sau: “Không phải con rắn đã ban sự sống. Khi Môsê treo con rắn lên thì người Israel nhìn và tin Đấng đã truyền lệnh cho Môsê làm như thế. Chính Chúa đã chữa lành cho họ”. Quyền phép chữa lành không ở trong con rắn. Con rắn chỉ là một dấu hiệu, một biểu tượng, chỉ cho người ta hướng tư tưởng mình về Chúa, và khi họ nghĩ đến Ngài thì được chữa lành.
Gioan dùng câu chuyện này như một loại dụ neôn về Chúa Giêsu. Ông nói: “Con rắn bị treo lên, người ta nhìn nó, tư tưởng họ hướng về Chúa, do quyền phép của Chúa, Đấng họ tin cậy thì họ được lành bệnh. Chúa Giêsu cũng phải bị treo lên như thế, để khi loài người hướng tư tưởng về Ngài, tin Ngài, thì cũng được sự sống đời đời”.
Một điểm gợi ý rất lạ ở đây. Động từ treo lên là hupsoun. Từ này được dùng cho Chúa Giêsu theo hai nghĩa. Nó được dùng cho
98 WILLIAM BARCLAY
3,14.n
việc Chúa bị treo lên thập giá; và nó cũng được dùng cho việc Chúa được cất lên để vào vinh hiển lúc Ngài về trời. Nó được dùng chỉ thập giá trong Ga 8,28; 12,32, và được dùng chỉ Chúa Giêsu lên trời vinh quang trong Công Vụ 2,33; 5,31; P1 2,9. có hai lần Ngài được đưa lên, lần bị đưa lên thập giá và lần được đưa lên vào cõi vinh quang; cả hai liên hệ với nhau bất khả phân ly. Điều này không thể xảy ra mà không có điều kia. Với Chúa Giêsu, thập giá là con đường tiến đến vinh quang. Nếu Ngài khước từ thập giá, tránh né, tìm cách để thoát khỏi đó - là việc Ngài đã có thể làm thật dễ dàng nếu muôn - thì Ngài đã không thể bước vào cõi vinh quang. Với chúng ta cũng vậy, chúng ta có thể chọn con đường dễ đi, có thể khước từ thập giá mà mỗi Kitô hữu được gọi phải vác, nếu thế, chúng ta sẽ mất phần vinh hiển. Đó là một trong những định luật bất biến của đời sống: không có thập giá thì không có triều thiên.
Trong câu 15 chúng ta gặp lại hai thành ngữ mà không thể rút tỉa hết ý nghĩa trons đó, vì cả hai vượt xa những gì chúng ta có thể khám phá được. Nhưng chúng ta phải cố gắng lãnh hội ít nhất là một phần trong ý nghĩa của chúng.
1. Thứ nhất là tin Chúa Giêsu. Mệnh đề này có ít nhất ba nghĩa:
a. Hết lòng tin Thiên Chúa vốn đúng như điều Chúa Giêsu tuyên bấ Chúa yêu thương chúne ta, lo lắng chăm sóc mỗi người, Ngài chẳng mong gì hơn là tha tội cho chúng ta. Chúa là tình yêu. Không phải dễ cho người Do Thái tin như vậy. Họ nhìn vào Chúa của luật, áp đặt các luật lệ Ngài trên dân chúng để trừng phạt khi họ vi phạm. Nên dân Do Thái nhìn Chúa như một vị thẩm phán, và loài người là tội nhân trước tòa án của Ngài. Họ nhìn Chúa như một Chúa hay đòi hỏi sinh tế và của lễ. Muốn ra mắt Chúa, loài người phải trả giá mà Chúa đã định. Thật khó cho họ nghĩ là Chúa không phải là một quan tòa chuyên tìm cách trừng phạt. Một ông cai chỉ chờ tìm cách vồ lấy công nhân, mà Ngài là người Cha tha thiết trông chờ đứa con đi hoang trở về nhà. Chúa Giêsu đã phải trả giá bằng đời sống và sự chết của Ngài để công bố cho loài người biết điều đó. Và chúng ta không thể trở thành Kitô hữu nếu chưa hết lòng tin như vậy.
3,14.15
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 99
b. Làm thế nào chúng ta biết chắc Chúa Giêsu hiểu rất rõ những gì Ngài nói? Có gì bảo đảm Phúc Âm kỳ diệu ấy là thật? Đến đây chúng ta đụng đến tín điều thứ hai. Chúng ta phải tin Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, là tâm trí của Thiên Chúa, biết rất rõ Chúa Cha, thân cận mật thiết với Chúa Cha, vốn là một với Chúa Cha, đến mức Ngài có thể nói cho chúng ta biết chân lý tuyệt đối về Chúa Cha. Chúng ta phải tin chắc Chúa Giêsu biết rõ những gì Ngài nói, Ngài đã nói cho chúng ta biết sự thật về Chúa Cha, vì tâm trí của Chúa Cha vốn ở trong Ngài.
c. Nhưng lòng tin còn một yếu tố thứ ba nữa. Chúng ta tin Chúa là Cha yêu thương, vì chúng ta tin Chúa Giêsu là con của Chúa Cha, và vì thế những gì Ngài nói về Chúa Cha đều đúng thật. Đến yếu tô" thứ ba, chúng ta phải đặt mọi sự trên cơ sở những gì Chúa Giêsu nói là đúng thật. Chúng ta phải làm theo tất cả những gì Ngài chỉ dạy. Khi Ngài dạy, chứng ta phải đặt mình, không chút do dự, vào lòng nhân từ của Thiên Chúa, thì chúng ta làm theo như vậy. Chúng ta phải tin lời của Ngài. Mỗi hành vi, cử chỉ nhỏ nhất trong đời sống đều phải được thực hiện trong sự vâng lời Ngài không chút nghi ngờ.
Như vậy, niềm tin có ba yếu tố: tin Chúa là Cha yêu thương của chúng ta; Chúa Giêsu là Con Chúa Cha, do đó Ngài cũng nói cho chúng ta biết sự thật về Chúa Cha và đời sống; và vâns phục Chúa Giêsu cách vững vàng không chút nghi ngờ.
2. Mệnh đề quan trọng thứ hai là sự sống đời đời. Chúng ta đã học biết sự sống đời đời là chính sự sống của Chúa, hãy đặt vấn đề: “Nếu được sự sống đời đời, cụ thể là chúng ta được gì?” Được sự sông đời đời thì đời sống sẽ như thế nào? Khi hưởng sự sống đời đời thì mọi mối liên hệ trong đời sống đều được bao phủ bằng sự bình an.
a. Sự sống đời đời cho chúng ta sự bình an với Chúa, chúng ta không còn sợ sệt như trước mặt một vị vua độc tài, hay tìm cách lan tránh một quan tòa nghiêm khắc, nhưng chúng ta được ở trong nhà với Cha mình.
b. Sự sống đời đời là an hòa với mọi người. Nếu chúng ta được tha thứ, chúng ta phải biết tha thứ, nó khiến ta có thể nhìn người khác như Chúa nhìn họ, có thể hòa hợp với mọi người thành một đại gia đình sông trong thương yêu.
100 WILLIAM BARCLAY
3,16
c. Sự sống đời đời cho chúng ta sự an hòa với đời sống. Nếu Chúa là Cha, thì Ngài điều hành mọi sự để tất cả trở thành tốt lành. Lessing thường nói, nếu được hỏi con Nhân sư (Sphin, con vật đầu người mình sư tử, theo truyền thuyết Ai Cập, thông suốt mọi sự) một câu thì ông sẽ hỏi nó, “Vũ trụ này có phải là một vũ trụ thiên thần không?” Khi chúng ta tin Chúa là Cha, thì phải tin bàn tay của người cha chẳng bao giờ làm con cái mình nhỏ lệ cách không cần thiết. Chúnc ta có thể không hiểu rõ về cuộc đời, nhưng chúng ta sẽ không còn oán trách nó nữa.
d. Sự sống đời đời khiến chúng ta an hòa với chính mình. Nói cho cùng, con người sợ chính mình hơn bất cứ gì khác. Ta biết sự yếu đuối của mình, biết sức mạnh của những cơn cám dỗ, biết các công việc và những đòi hỏi của đời sống mình. Ta biết mình vẫn đương đầu với mọi điều đó nhưng có Chúa ở cùng. Không phải là ta sống nữa, nhưng là Chúa Cứu Thế sống trong ta. trong đời mình có sự bình an được thiết lập bằng sức mạnh.
e. Sự sống đời đời khiến ta biết chắc sự bình an sâu xa nhất của thế gian chỉ là cái bóng của sự bình an tuyệt vời sắp đến. Nó cho ta một hy vọng, một mục đích để tiến tới đời sông kỳ diệu quang vinh trên đất này, và đồng thời một đời sống tốt đẹp vô cùng ở tương lai.
Tình Yêu của Thiên Chúa
Gioan 3,16
"/6 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con cửa Người thì khỏi phải chết, nhưng được sông muôn đời. ”
Tất cả các vĩ nhân đều có những đoạn văn riêng mình ưa thích. Đoạn văn trên đây là “Bản Văn của Mọi Người”. Đây là chính Phúc Âm cho tất cả những tấm lòng đơn sơ. Bản văn này nói với chúng ta một số điều quan trọng.
1. Nguồn gốc và khởi đầu của cứu rỗi là từ Thiên Chúa. Đôi khi Kitô giáo đã được trình bày như là chúna ta phải đến thuyết phục Chúa để xin Ngài chấp thuận hòa giải với chúng ta, như là
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 1 01
Chúa phải được thuyết phục mới bằng lòng tha tội cho chúng ta. Có khi người ta vẽ ra một bức tranh về Thiên Chúa nghiêm khắc, giận giữ, không dung thứ và khư khư nắm chặt lề luật. Còn Chúa Giêsu thì nhu mì, yêu thương và sẩn sàng tha thứ. Nhiều khi người ta trình bày thông điệp Kitô giáo như là Chúa Giêsu đã làm một điều gì đó để thay đổi thái độ của Thiên Chúa đối với loài người, từ xử phạt ra tha thứ. Nhưng câu Kinh Thánh trên cho chúng ta biết rằng mọi sự là do Chúa khởi đầu. Chính Chúa đã sai Con Ngài đến thế gian vì Ngài yêu thương nhân loại. Đằng sau mọi sự đó là tình thương của Chúa.
2. Nguồn mạch chính của bản chất Chúa là tình yêu. Thật dễ nghĩ về Chúa như Ngài đang nhìn vào nhân loại vô tâm, không vâng lời, phản loạn, và phán rằng: “Ta sẽ đánh gục chúng, kỷ kuật chúng, trừng trị, xử phạt và giáng tai họa cho đến chừng nào chúng chịu hồi tâm”. Thật rất dễ nghĩ về Chúa như Ngài đang tìm cách đàn áp loài người để thỏa mãn quyền hành của Ngài, để hoàn toàn chế phục vũ trụ. Nhưng bản văn phi thường này cho chúng ta thấy Thiên Chúa đang hành động, không phải vì chính Ngài, mà vì chúng ta. Ngài không hành động để thỏa mãn ước muốn cầm quyền của Ngài, để giầy đạp vũ trụ dưới gót chân, nhưng là nhằm thỏa mãn tình yêu của Ngài. Ngài không phải là vị bạo chúa độc tài, đối xử với mọi người như thần dân, bắt phải tuân phục vô điều kiện. Ngài là người Cha không thể vui, cho đến khi những đứa con hoang đàng của mình trở về. Ngài không đàn áp loài người khiến họ phải đầu phục, Ngài trông mong và dịu dàng kêu gọi họ trở lại với tình thương của Ngài.
3. Chiều rộng của tình yêu Chúa là cả thế gian, ở đây không phải là một quốc gia, không phải chỉ những người tốt lành, thánh thiện, không phải chỉ nhữns người biết yêu mến Ngài, nhưng toàn thể nhân loại. Toàn thể những người khó yêu và chẳng có gì đáng yêu, người cô đơn chẳng được ai yêu, người yêu mến Chúa lẫn người chối bỏ tình yêu của Ngài, người chẳng bao giờ suy nghĩ đến Ngài cùng người yên nghỉ trong tình yêu của Ngài, tất cả đều được bao gồm trong tình yêu bao la, bao hàm tất cả của Thiên Chúa. Thánh Augustinô đã nói: “Chúa yêu mỗi người chúng ta dường như chỉ có một mình ta để Ngài yêu mà thôi”.
102 WILLIAM BARCLAY
-V /-Zi
Tinh Yêu Và Xét xử
Gioan 3,17-21
77 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. /lS Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ klĩông tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. 19 Vcì đây là bân án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưnq người ta đã chuông bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. ĩ0 Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. 21 Nluủĩg kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa. ”
Đến đây chúng ta lại đối diện với một trong những điểm dường như nghịch lý trong Phúc Âm Gioan - nghịch lý giữa yêu thương và xét xử. Chúng ta vừa suy nghĩ về tình yêu của Chúa và bây giờ thình lình phải đối đầu với sự xét xử, buộc tội và kết án. Gioan vừa mới tuyên bố Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Ngài cho thế gian; rồi ông tiếp tục cho chúng ta thấy Chúa Giêsu nói: “Ta đã đến thế gian để xét xử” (Ga 9,39). Làm sao cả hai điều trên đây đều đúng được?
Chúng ta có thể tạo cho một người kinh nghiệm chỉ có tình yêu mà thôi, nhưng chính kinh nghiệm đó lại trở thành hình phạt cho nsười ấy. Chúng ta có thể cung ứng cho một người một kinh nghiệm vui sướng hạnh phúc, nhưng kinh nghiệm đó lại là một hình phạt cho nsười ấy. Giả như chúng ta rất thích nhạc đại hòa tấu, dường như chúng ta cảm thấy gần gũi với Chúa trong tiếng vang rền của âm điệu hơn bất cứ nơi nào khác. Giả như chúng ta có một người bạn không biết gì về âm nhạc, chúng ta muốn giới thiệu với người bạn ấy cái kinh nghiệm tuyệt diệu của mình, để chia sẻ cho họ và tạo dịp tiện để họ được tiếp cận với vẻ đẹp vô hình của âm nhạc mà chúng ta thích thú. Chúng ta không có mục đích gì khác ngoài ra làm cho bạn mình thấy hạnh phúc trong một kinh nghiệm mới mẻ tuyệt vời. Chúng ta đưa người bạn đến buổi hòa nhạc giao hưởng; chỉ trong chốc lát, người ấy thấy uể oải, chán ngán và dáo dác nhìn quanh hội trường. Người bạn ấy đã chịu hình
3,17-21
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 103
phạt chính mình vì chẳng có chút âm nhạc nào trong tâm hồn cả. Cái kinh nghiệm nhằm đưa anh ta đến với niềm vui lại trở thành hình phạt cho anh.
Điều này cũng thường xảy ra cho con người khi đứng trước một nhân vật vĩ đại, cao trọng. Chúng ta có thể đưa người ấy đi xem các tác phẩm nghệ thuật bậc thầy, nghe một nhà truyền đạo lừng danh giảng thuyết, ngắm một cảnh đẹp nào đó, hoặc một cuốn sách hay để đọc. Nhưne phản ứng của họ lại trở thành một lời phán xét, một hình phạt cho chính họ. Nếu họ không thây chút gì là đẹp, không có chút rung động nào, thì chắc hẳn đã có một điểm mù trong tâm hồn họ rồi. Người ta kể rằng có một du khách được đi xem triển lãm nghệ thuật. Trong phòng triển lãm có những tác phẩm vô giá, những kiệt tác vượt thời gian và không gian của những bậc thiên tài thực sự. Sau khi đi hết một vòng, người du khách nói: “Tôi không thấy mấy bức tranh cũ này của ông có giá trị gì”. Người hướng dẫn phòng triển lãm nói: “Thưa ông, tôi xin nhắc để ông nhớ các họa phẩm này không còn bị đem ra xử, nhưng chính chúng xử những người đến xem chúng”. Phản ứng của người này cho thây ông ta là kẻ đui mù về nghệ thuật cách đáng thương hại.
Với Chúa Giêsu cũng vậy. Khi một người gặp Chúa với tâm hồn rung động trước sự kỳ diệu và vẻ đẹp của Ngài, thì người ấy đang ở trên con đường cứu rỗi. Nhưng nếu đã gặp Chúa và vẫn không thấy Ngài có gì đáng yêu cả, thì người ấy đã bị phán xét. Chính phản ứng của người kết án người. Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu đến trong tình yêu để cứu rỗi người ấy, nhưng Chúa Giêsu đã trở thành một lời buộc tội người ấy. Chúa không buộc tội người Ngài yêu thương, nhưng chính người ấy đã tự kết án mình.
Người thù nghịch Chúa Giêsu là người đã yêu mến sự tối tăm hơn sự sáng. Điều khủng khiếp đối với một người thật sự tốt lành thánh thiện, là luôn luôn có một yếu tố vô thức nào đó trong lòng vẫn lên án mình. Chính lúc so mình với Chúa, chúng ta mới thây mình là thể nào. Alcibiades, một thanh niên tài ba, nhưng hư hỏng, của thành phố Athène, bạn của Socrates, thỉnh thoảng thét lên: “Socrates ơi, tôi oán ghét anh, vì mỗi lần gặp anh thì anh cho tôi thấy tôi là gì”. Một người làm ác chẳng bao giờ muôn sự sáng soi rọi điều ác mình. Nhưng một người làm lành chẳng bao giờ sợ ánh sáng.
104 WILLIAM BARCLAY
J,ZZ-JU
Người ta kể rằng, có lần một kiến trúc sư đến với Plato đề nghị đưa cho ông ta một số tiền, ông sẽ xây cho Plato một ngôi nhà nhiều phòng mà ở ngoài nhìn vào không thể thấy người trong phòng. Plato đáp: “Tôi sẽ tặng ông số tiền gấp đôi để ông xây một ngôi nhà mà ở trong phòng nào người ta cũng thấy được”. Chỉ kẻ làm ác mới không muốn nhìn thấy chính mình, cũng không muốn người khác nhìn thấy mình. Người như thế chắc chắn sẽ thù ghét Chúa Giêsu, vì Ngài sẽ chỉ cho người ấy thấy rõ chính mình, đó là điều cuối cùng mà người ấy muốn thấy. Người ấy yêu thích bóng tối che dấu, và không muôn ánh sáng soi tỏ, phơi bày ra.
Phản ứng của một người đối với Chúa Giêsu bày tỏ con người thật của người ấy. Qua phản ứng đối với Chúa Cứu Thế, tâm hồn con người được phơi bày trần trụi. Nếu người ấy nhìn Chúa Cứu Thế với tình yêu, dù chỉ là mơ ước, người ấy vẫn còn hy vọng. Nhưng nếu naười ấy chẳng nhìn thấy có gì đáng yêu trong Chúa Cứu Thế, thì người ấy đã tự kết án chính mình. Đấng đã được phái đến trong tình yêu đã trở thành sự phán xét buộc tội người ấy.
Con Người Không Đô Kỵ
Gioan 3,22-30
22 Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ đi tới miền Giuđê. Người ở lại nơi ấy với các ông và làm phép rửa. 23 Còn ông Gioan, ông cũng đang làm phép rửa tại Ếnôn, gần Salim, vì ở đấy có nhiều nước, và người ta thường đến chịu phép rửa. 24 Lúc ấy, ông Gioan chưa bị tống giam.
25 Bấy giờ, có một cuộc tranh luận xảy ra giữa các môn đệ của
ông Gioan và một người Do Thái về việc thanh tẩy. 26 Họ đến gặp
ông Gioan và nói: “Thưa thầy, nẹười trước đây đã ở với thầy bên kia sông Gioctan và được thầy làm chứng cho, bây giờ ông ấy cũng đang làm phép rửa, và thiên hạ đều đến với ông. ” 27 Õng Gioan trả
lời: “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban. 28 Chính anh em làm chứng cho tlĩầy là thầy đã nói: 'Tôi đây không phải là Đấng Kitô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người. ’29 Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng,
thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm
'0,22-30
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 105
vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn. 30 Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi.
Chúng ta đã thấy một phần mục tiêu của Phúc Âm Gioan là nhằm xác định. Gioan Tẩy Giả nhận đúng địa vị của ông là người dọn đường cho Chúa Giêsu, chứ không phải có địa vị cao hơn. Nhiều người muốn tôn xưng Gioan Tẩy Giả là thầy, là Chúa. Tác giả Phúc Âm Thứ Tư chứng minh Gioan Tẩy Giả có địa vị cao trọng, nhưng địa vị cao nhất vẫn chỉ dành cho một mình Chúa Giêsu. Tác giả muốn cho thấy chính Gioan Tẩy Giả cũng xác nhận Chúa Giêsu là Đấng tối cao. Nhằm vào mục tiêu đó, Gioan trình bày chức vụ Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu có một phần trùng nhập với nhau. Phần tóm lược ba sách Phúc Âm kia lại khác. Mc 1,14 cho chúng ta biết rằng Chúa bắt đầu sứ vụ sau khi Gioan bị giam trong ngục. Chúng ta không cần tranh luận xem phần tường thuật nào đúng về phương diện lịch sử, nhưng rất có thể rằng sách Phúc Âm Thứ Tư xếp hai sứ vụ cho trùng nhập nhau để dễ đối chiếu và qua đó minh chứng rõ ràng sự ưu việt của Chúa Giêsu.
Điều chắc chắn là phân đoạn này cho chúng ta thấy thái độ khiêm nhường đáng mến của Gioan Tẩy Giả. Người ta đang bỏ Gioan để theo Chúa Giêsu. Các môn đệ của Gioan rất lo lắng về việc đó. Họ không muốn thấy thầy họ phải đứng hàng thứ hai. Họ không muốn thấy Gioan bị bỏ rơi trong khi đông đảo quần chúng đổ xô đến để vừa nghe, vừa xem một giáo sư mới.
Trước những lời than phiền của họ, rất dễ cho Gioan Tẩy Giả cảm thấy bị tổn thương, bị bỏ rơi, bị lãng quên một cách bất công. Lắm khi sự cảm thương của một người bạn sẽ trở thành điều tệ hại cho chúng ta. Nó có thể khiến chúng ta tự trách mình, xúi dục chúng ta nghĩ người khác đối xử bất công với mình. Nhưng Gioan Tẩy Giả đã có một tinh thần vượt lên trên mọi sự đó, ông nói với các môn đệ mình ba điều:
1. Ông chẳng trông mong gì khác hơn thế. Ông nói với họ: ông đã khẳng định địa vị của ông không phải là đứng đầu mà ông chỉ được phái đến như người loan tin, đi trước dọn đường cho một Đâng cao trọng sắp đến. Đời sống sẽ dễ dàng biết bao nếu ai nấy đều sẵn sàng đứng sau và đóng vai phụ. Có quá nhiều người chỉ trông mong làm chuyện lớn. Gioan Tẩy Giả thì không thế. Ồng
106 WILLIAM BARCLAY
3,22-30
biết Chúa đã dành cho ông một công tác phụ. Chúng ta sẽ không phải bực tức, đau lòng nếu chúng ta chịu nhìn biết có những việc vốn không phải dành cho mình, bằng lòng chấp nhận và hết sức làm công việc mà Chúa đang giao cho mình. Làm một công tác thứ yếu cho Chúa tức là biến công tác ấy thành quan trọng. Bà Brownine nói: “Với Chúa thì mọi công tác đều đồng hạng”. Bất cứ việc gì chúng ta làm cho Chúa đều nhất thiết quan trọng.
2. Chẳng có ai nhận được nhiều hơn điều Chúa ban cho. Nếu vị thầy mới được nhiều người theo hơn thì không phải vì ông đã cướp môn đệ của Gioan Tẩy Giả, mà vì Chúa đã ban cho vị thầy ấy. Tiến sĩ Spencer, nổi tiếng một thời, nhà thờ của ông chật ních người, nhưng thời gian trôi qua, tín hữu của ông ít dần. Một ngôi nhà thờ khác bên kia đường thu hút hết đám đông. Đêm nọ, trong ngôi nhà thờ của tiến sĩ Spencer chỉ có số ít người họp lại, ông nhìn xuống bầy chiên ít ỏi của mình và hỏi: “Những người khác đi đâu hết?” Mọi người im lặng, ngượng ngùng, rồi một chức viên đáp: “Tôi nghĩ rằng họ đã đến ngôi nhà thờ bên kia đường”. Tiến sĩ Spencer im lặng trong phút chốc rồi mỉm cười nói: “Tốt lắm, vậy tôi nghĩ rằng chúng ta nên đi theo họ”. Rồi ông bước xuống tòa giảng, dẫn số tín hữu của mình qua bên kia đường. Chúng ta có thể thoát được biết bao ghen tị, đau lòng, bực tức nếu chúng ta nhớ sự thành công của người ta là do Chúa ban cho họ, còn chúng ta, hãy chấp nhận sự lựa chọn và phán quyết của Chúa.
3. Sau cùng Gioan Tẩy Giả đã dùng một hình ảnh hết sức sinh động mà bất cứ người Do Thái nào cũng nhận ra, vì đó là một phần của di sản tưtưởníỉ Do Thái giáo. Ông gọi Chúa Giêsu là chàng rể và ông chỉ là bạn của chàng rể. Một trong những bức tranh quan trọng của Cựu Ước là mô tả dân Israel như cô dâu, còn Chúa là chàng rể. Mối liên hệ giữa Chúa với dân chúng mật thiết đến độ chỉ có thể ví sánh với hôn nhân. Khi dân Israel chạy theo các thần lạ thì họ bị xem là đã phạm tội ngoại tình (Xh 34.15; Đnl 31,16; Tv 73,27; Is 54,5). Tân Ước lặp lại hình ảnh đó và mô tả Hội Thánh là cô dâu của Chúa Cứu Thế (lCr 11,2; Ep 5,22-23). Chính hình ảnh này đã xuất hiện trong tâm trí Gioan. Chúa Giêsu vốn từ Chúa Cha đến, là Con Chúa, dân Israel là cô dâu hợp pháp của Ngài, Ngài là chàng rể của họ. Nhưng Gioan Tẩy Giả muốn dành một chỗ cho mình, đó là bạn của chàng rể.
3,31-36
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 107
Bạn của chàng rể, shoshben, có một vai trò độc đáo trong đám cưới Do Thái. Neười ấy làm liên lạc giữa cô dâu và chú rể, thu xếp đám cưới, mời quan khách, chủ trì tiệc cưới. Người ấy đem cô dâu và chú rể lại với nhau. Người ấy có nhiệm vụ đặc biệt, canh giữ phòng hoa chúc, khône để cho một kẻ giả danh nào lẻn vào. Người ây chỉ mở cửa phòng trong đêm tối, khi nghe và nhận đúng tiếng của chú rể. Sau khi mở cửa cho chú rể vào rồi, người ấy vui mừng đi ra vì đã hoàn thành nhiệm vụ, cô dâu và chú rể sum vầy với nhau. Người ấy không ghen tị với chú rể vì biết rằng nhiệm vụ duy nhất của mình là đưa chú rể, cô dâu đến chỗ sum họp với nhau. Khi xong công tác, người ấy sẩn sàng và vui vẻ rút lui vào hậu trường.
Công tác của Gioan là đưa dân Israel và Chúa Giêsu đến chỗ sum họp với nhau, thu xếp hôn lễ cho Chúa Cứu Thế là chàng rể và dân Israel là cô dâu. Sau khi hoàn tất công tác, ông vui vẻ tránh mặt vào bóng tối vì nhiệm vụ mình đã xong. Ông nói: “Ngài phải lớn lên, tôi phải hạ xuống”, vì vui mừng chớ khône phải vì lòng đô" kỵ. Ta cần nhớ, không nên cố gắng ràng buộc người khác vào với chính mình mà phải buộc chặt họ với Chúa Cứu Thế. Chúng ta không nên trông mong người khác trung thành với mình, mà phải trông mong họ trung tín với Chúa.
Đấng Từ Trời Đến
Gioan 3,31-36
■f/ Đấng từ trên cao mà đến thì ở trên mọi người; kẻ từ đất mà ra thì thuộc về đất và nói những chuyện dưới đất. Đấng nì trời mù đến thì ở trên mọi người; -i2 Người làm chứng về những ÍỊÌ Người đã thấy dã nghe, nhưng chẳng ai nhận lời chứng của Nạười. 33 Ai nhận lời chứng của Ngưíri, thì xác nhận Thiên Chúa là Đấng chân thật. 34 Qua vậy, Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn. 35 Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người. 36 Ai tin vào người Con thì được sự sống đời đời; còn kẻ nào không chịu tin vào người Con thì không được sự sông, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên kẻ ấy. ”
108 WILLIAM BARCLAY
3,31-36
Như chúng ta đã thấy trước đây, một trong những điều khó hiểu trong Phúc Âm Gioan là không biết khi nào các nhân vật nói và khi nào Gioan thêm lời giải thích của ông vào. Mây câu trên đây có thể là lời của Gioan Tẩy Giả, nhưng có thể đúng hơn là lời chứng và giải nghĩa của Gioan.
Ông bắt đầu bằng cách khẳng định địa vị tối cao của Chúa Giêsu. Nếu chúng ta muốn biết tin tức, phải đến ngay với người có những tin tức đó. Nếu muốn biết dữ kiện của một gia đình nào, chúng ta cần đến lấy trực tiếp từ một người trong gia đình ấy. Muốn biết về một thành phố, chúng ta chỉ cần đến với người dân của thành phố ấy. Vậy, nếu muốn biết về Thiên Chúa, chúng ta chỉ cần đến với Con Thiên Chúa. Nếu muốn biết về thiên đàng và đời sống trên thiên đàng, chúng ta chỉ cần đến với Đấng từ thiên đàng xuống. Gioan bảo khi Chúa Giêsu nói về Chúa Cha và những điều thuộc về thiên đàng, thì đó không phải là chuyện Ngài nghe kể lại, qua miệng một người khác, không phải loại tin tức lấy từ nguồn tin gián tiếp, nhưng Ngài kể lại những gì chính Ngài đã thấy và nghe. Nói cách đơn giản là vì chỉ một mình Chúa Giêsu biết Chúa Cha, cho nên cũng chỉ một mình Ngài mới có thể nói cho chúng ta biết các dữ kiện về Chúa Cha, và các dữ kiện ấy là Phúc Âm.
Gioan buồn vì có quá ít người tiếp nhận thông điệp mà Chúa Giêsu đưa đến, nhưng khi một người đã tiếp nhận thì naười ấy chứng nghiệm, Lời của Chúa là đúng thật theo như điều người ấy tin. Trong thế giới xưa, nếu có người nào muốn xác định mình hoàn toàn chuẩn nhận một văn kiện nào đó, chẳng hạn một bản di chúc, một hợp đồng, một bản hiến chế, thì người ấy đóng dấu ấn của mình ở bên dưới tài liệu đó. Dấu ân là dấu hiệu cho biết người ấy đồng ý với điều đó, xem là đúng và mình buộc phải tuân giữ. Vậy khi một người tin nhận sứ điệp của Chúa Giêsu, thì người ấy khẳng định và chứng thực mình tin những gì Chúa phán là thật.
Gioan tiếp tục: “Chúng ta có thể tin những gì Chúa Giêsu nói, vì Chúa đã đổ Thần Khí đầy tràn trên Chúa Giêsu mà không giữ lại chút nào” Người Do Thái vẫn bảo rằng các ngôn sứ nhận từ Thiên Chúa một lượng Thần Khí nào đó thôi. Việc có trọn Thần Khí thì được dành cho người được chọn của Thiên Chúa. Theo tư tưởng Do Thái, thì Thần Khí Chúa có hai chức năng: một là bày tỏ chân lý của Chúa cho loài người, và hai là giúp họ có thể nhận
4,1-9
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 109
biết, hiểu được chân lý ấy. Cho nên nói rằng Thần Khí được ban cho Chúa Giêsu cách trọn vẹn, là muốn nói rằng Chúa Giêsu hoàn toàn biết rõ, hiểu rõ chân lý của Thiên Chúa. Nói một cách khác, nghe Chúa Giêsu là nghe chrnh tiếng của Thiên Chúa.
Cuối cùng, Gioan đặt trước mặt loài người sự chọn lựa đời đời: chọn sống hay chọn chết. Suốt dòng lịch sử, sự lựa chọn đã được đặt trước mặt dân Israel. Sách Đnl ghi lại lời của Môsê: “Hãy xem, ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phức lành, sự chết và tai họa... Ngày nay ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi là ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, phúc lành và rủa sả. Vậy hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi sự sống” (Đnl 30,15-20). Lời thách thức được Giôsuê nhắc lại “Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục vụ” (Gs 24,15). Có người đã bảo cuộc đời của mỗi người thường được quyết định tại ngã ba đường. Một lần nữa, Gioan trở lại tư tưởng tâm đắc của ồng. Điều quan trọng là con người phản ứng ra sao đối với Chúa Giêsu. Nếu phản ứng ấy là yêu thương, khao khát thì người ấy sẽ được sống; nếu dửng dưng hay chống nghịch thì người ấy sẽ phải chết. Thiên Chúa ban cho người ta tình yêu, nhưng chính sự khước từ của người ta đã kết án họ. Thiên Chúa không giáng thịnh nộ Ngài trên người ta mà chính người ta đã khiến thịnh nộ ấy giáng trên mình.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay