Love is like a roller coaster,

Once you have completed the ride,

you want to go again.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 196
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
iềm Vui Mới
Gioan 2,1-11
Ngày thứ ba, cỏ tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. 2 Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. -? Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: “Họ hết rượu rồi. ” 4 Đức Giẽsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bù và tôi? Giờ của tôi chưa đến. ”5 Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo. ”
6 Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do Thái, mỗi chum chứa được khoảnẹ tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. 7 Đức Giêsu bảo họ: “Các anh đổ đầy nước vào chum đi! Và họ đổ đầy tới miệng.4 Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quân tiệc. ” Họ liền đem cho ông. 9 Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại '° và nói: “Ai ai cũng đãi rượu ngon trước, và khi khách đã ngà n qă mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ. ” 11 Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người”.
Tính cách phonơ phú của Phúc Âm Gioan là vân đề cho những ai muôn nghiên cứu và chú giải sách ấy. Trong sách này luôn luôn có hai mặt của sự việc. Một truyện tích đơn giản ở mặt nổi mà ai cũng hiểu và kể lại được; nhưng cũng có ý nghĩa sâu nhiệm rất phong phú cho người ham thích nghiên cứu, cho con mắt biết nhìn thấy và tâm tư biết hiểu. Ý nghĩa một đoạn như thế này chúng ta
/,1-11
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 63
Cần học. Trước hết, chúng ta nhìn vào đó một cách thật đơn giản, đặt đoạn ấy trong bốì cảnh của nó để làm sống lại câu chuyện; rồi chúng ta sẽ đi vào một số điều cho biết về Chúa Giêsu và công việc của Ngài. Cuối cùng, tìm xem chân lý mà Gioan muốn nói cho chúng ta biết qua câu chuyện này.
Sở dĩ gọi Cana trong miền Galilê là để phân biệt với Cana thuộc miền Coelo - Syria. Đây là một làng rất gần Nadarét. Thánh Jerome, người từng ở Palestine, bảo rằng, từ Nadarét ône có thể nhìn thấy Cana. Tại đó đang có một đám cưới. Có Đức Maria đến dự và vì có một vai trò đặc biệt, chắc liên quan đến việc tổ chức nên bà đã tỏ ra lo lắng khi thây thiếu rượu. Maria cũng có đủ quyền để ra lệnh cho đầy tớ làm bất cứ việc gì Chúa bảo.
Trong câu chuyện chỉ có Đức Maria được đề cập và không có ông Giuse. Cách giải nghĩa hợp lý hơn hết là lúc ấy Giuse đã qua đời. Dường nhưGiuse chết rất sớm; nên Chúa Giêsu phải trải qua mười tám năm dài tại Nadarét là để giúp mẹ.
Khung cảnh của câu chuyện là một đám cưới ở làng quê. Tại xứ Palestine, đám cưới là một cơ hội thực sự quan trọng. Theo luật Do Thái, đám cưới của một trinh nữ phải tổ chức vào ngày thứ tư. Điều này rất thứ vị, vì nó cho chúng ta căn cứ để tính lùi lại; nếu đám cưới nhằm ngày thứ tư, thì ngày Chúa Giêsu gặp Anrê và Gioan lần đầu tiên phải là ngày Sabát, và cả hai đều ở với Ngài trọn ngày đó. Tại Palestine tiệc cưới kéo dài hơn một nçày, lễ cưới chính thức cử hành vào buổi xế chiều sau khi dự tiệc. Sau buổi lễ, đôi vợ chồng mới được đưa về nhà mới. Bấy giờ trời đã tối, họ được đưa đi qua các con đường làng, dưới ánh đuốc, có lọng che đầu. Họ được đưa theo con đường đi càng dài càng tốt để họ có thể gặp được nhiều người chúc mừng. Tại Palestine, vợ chồng mới cưới không đi hưởng tuần trăng mật, họ ở lại nhà, mở cửa suốt tuần lễ để tiếp khách. Họ đội vương miện và mặc y phục hôn lễ. Nếu suốt đời người ta phải sống cơ cực vất vả, thì được một tuần tiệc tùng, vui vẻ, quả thực là cơ hội vô cùng đặc biệt trong đời người.
Chúa Giêsu đã vui vẻ tham dự ngày hạnh phúc ấy. Nhưng đã có trục trặc xảy ra.
Trong đám cưới của người Do Thái, rất cần rượu. Các rabi vẫn nói: “ Không rượu thì không vui”. Không phải vì mọi người nghiện
64 WILLIAM BARCLAY
/,1-11
rượu, nhưng bên phương Đông món rượu thật quan trọng. Sự thật, đối với họ say rượu là một điều xấu hổ, nên họ uống rượu pha hai phần rượu và ba phần nước lã. Lúc nào thiếu thức ăn, thức uống thì có vấn đề, vì ở phương Đông, tiếp khách là nhiệm vụ thiêng liêng: thiếu thức ăn, nước uống trong một tiệc cưới là điều xâu hổ, nhục nhã cho cả cô dâu lẫn chú rể.
Vì thế Đức Maria đã bảo cho Chúa Giêsu biết sự việc. Bản dịch câu trả lời của Chúa Giêsu nghe như hết sức bất nhã: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến”. Nhưng đây chỉ là cách dịch theo chữ mà không dịch được giọng nói.
Câu: “Can gì đến bà và tôi?” là một câu đốì thoại thông dụng. Nếu nói bằng giọng giận dữ, xẳng xớm, thì bày tỏ thái độ hoàn toàn không đồng ý và trách cứ, nhưng khi nói cách dịu dàng, thì nó chỉ là một hiểu lầm thôi chứ không phải lời trách cứ. Như vậy câu này có nghĩa: “Xin mẹ đừng lo, mẹ không hiểu việc đang xảy ra đâu; hãy để đấy cho con, con sẽ có cách thu xếp cho”. Khi Chúa Giêsu nói câu này với Đức Maria, Ngài chỉ có ý bảo bà hãy để mặc mọi sự cho Ngài lo liệu, Ngài đã có cách đối phó với tình thế.
Chữ bà (gunai) cũng dễ gây hiểu lầm, chúng ta nghe có vẻ cộc lốc, xẳng xớm. Nhưng Chúa Giêsu cũng đã dùng chính chữ đó trên thập giá, khi Ngài nói với Đức Maria rằng Ngài giao bà cho Gioan chăm sóc (Ga 19,26). Trong Homer, đó là chữ mà Odysseus đã dùng để nói với Pênelope, là vợ yêu quý của mình. Đó cũng là danh hiệu hoàng đế Roma Augustus dùng gọi Cleopatra, nữ hoàng nổi tiếng người Ai Cập. Đây là một tiếng gọi kính trọng chứ không phải xẳng xớm, khiếm nhã; không có cách dịch nào cho thật đúng từ ấy, có lẽ dịch là’’thưa bà” sẽ diễn tả được phần nào tính cách nhã nhặn trona đó.
Dù Chúa Giêsu nói gì đi nữa, Đức Maria vẫn tin tưởng nơi Ngài. Bà dặn các đầy tớ làm theo những gì Chúa Giêsu bảo họ. Tại cửa nhà có sáu cái ché đá đựng nước, mỗi ché nước độ 80 đến 120 lít nước. Gioan viết sách cho người Hy Lạp nên ông giải thích các ché nước này được dùng cho rửa chân trước khi vào nhà. Đường xá tại Palestine không trải nhựa. Dép là một miếng đế cột bằng dây vào bàn chân; ngày nắng ráo thì chân dính đầy bụi, còn ngày mưa ướt lại bám đầy bùn cho nên phải có nước để rửa. Hai là phải có nước để rửa tay, người Do Thái nghiêm nhặt
2,1-11
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 65
phải rửa tay trước khi dùng bữa và giữa các món ăn. Trước hết, bàn tay được đưa lên, đổ nước để nó chảy xuống tới cổ tay, rồi chúc bàn tay xuống và đổ nước cho chảy từ cổ tay đến đầu các ngón tay. Tay này rửa sạch rồi đến tay kia, sau đó lấy mu bàn tay này chà xát lòng bàn tay kia. Luật lễ nghi Do Thái giáo đòi hỏi phải rửa như vậy, chẳng nhữiíg trước khi ăn mà cả giữa các món ăn. Nếu không làm như thế thì sẽ bị coi là ô uế. Các ché đá lớn này đặt ở đó là để rửa chân, rửa tay.
Chúa Giêsu ra lệnh cho các đầy tớ đổ đầy nước tới miệng ché. Gioan lưu ý điểm này là nhằm nói rõ chỉ có nước lã thôi chứ không thứ gì khác. Sau đó, Ngài bảo họ múc nước ấy đem cho ông quản tiệc (architriklinos), người này có nhiệm vụ sắp xếp chỗ ngồi cho khách và lo cho bữa tiệc diễn tiến thứ tự. Trong các bữa tiệc, người Roma thường có người chủ lễ gọi là arbiter bibendi, người sắp xếp việc uống rượu. Trong buổi tiệc cưới của Do Thái đôi khi một người trong số thực khách đứng ra điều động như một chủ lễ. Lúc nếm nước đã biến thành rượu, người coi tiệc hết sức kinh ngạc, ông ta gọi chú rể- cha mẹ nhà trai chịu trách nhiệm trong bữa tiệc này- và nói đùa: “Thông thường người ta đãi rượu ngon trước, khi khách đã uống nhiều rồi, miệng đã tê, không còn khả năng thưởng thức nữa thì người ta mới đãi loại rượu dở hơn, còn bạn thì lại giữ rượu ngon nhất cho đến giờ này”.
Vậy, tại tiệc cưới của một cô gái làng quê ở miền Galilê, lần đầu tiên Chúa Giêsu đã bày tỏ vinh quang Ngài. Cũng tại đó, các môn đệ Ngài đã bị lóa mắt một lần nữa khi nhận thức được Ngài là ai.
Niềm Vui Mới
Gioan 2,1-11
Chúng ta phải ghi nhận ba điều tổng quát trong phép lạ mà Chúa đã làm đây:
Chúng ta chú ý lúc phép lạ xảy ra. Trong tiệc cưới, Chúa Giêsu hoàn toàn thoải mái, Chúa Giêsu không phải là người trang trọng, nghiêm nghị, làm mất bầu khí tươi vui. Ngài chung vui với mọi người trong tiệc cưới.
66 WILLIAM BARCLAY
2,1-11
CÓ một sô" người quá đạo mạo, đi đến đâu cũng tỏa ra một bóng mờ. Họ ngờ vực tất cả những gì vui vẻ, phước hạnh; với tôn giáo là những tấm áo đen, là giọng nói trầm lắng dập tắt mọi thân tình xã hội. Một trong những học trò của Alica Freeman Palmer, một giáo sư lừng danh, đã nói về bà: “Bà làm cho tôi cảm thấy mình được tắm trong ánh sáng mặt trời”. Chúa Giêsu cũng vậy. Trong quyển sách nhan đề Các Bài Giảng Cho Sinh Viên Của Tôi, C.H. Spurgeon có một sô" lời khuyên thật khôn ngoan: “Giọng đưa đám có thể thích hợp cho người chôn kẻ chết, nhưng Ladarô đã không được gọi ra khỏi mồ mả bằng những lời than khóc trông rỗng”. “Tôi biết có những anh em từ đầu đến chân, từ trang phục, giọng nói, cử chỉ, cà vạt cho đến đôi giày đều mang tính “đạo” đến nỗi chẳng thấy phần nào trong anh ta mang tính người. Một số’ người dường như bị chiếc cà vạt trắng quân chặt linh hồn, nên nhân tính của họ cũng bị bọc kín bằng miếng giẻ rách ây”. “Người nào không có đôi chút hài tính thì nên hành nghề chôn người chết vì chẳng bao giờ ảnh hưởng được tí nào trên người sông”. “Tôi đề nghị những ai muôn chinh phục linh hồn người ta nên có thái độ vui tươi, hồn nhiên, không tầm phào, trông rỗng, nhưng vui vẻ, thân thiện. Dùng mật thì bắt được nhiều ruồi hơn là dùng giấm, có nhiều linh hồn được đưa về trời bởi những người có gương mặt của thiên đàng hơn là người có cái nhìn của âm phủ”.
Chúa Giêsu chẳng bao giờ xem vui vẻ, hạnh phúc là tội, thế tại sao những kẻ theo Ngài lại làm như vậy?
2. Chúng ta chú ý đến chỗ phép lạ xảy ra. Trong tư gia ở một làng nhỏ tại Galilê, phép lạ này không được thực hiện trong một hội trường, có thật đông người, mà tại nhà riêng. Trong quyển Một Chân Dung của Thánh Luca, Green Armytage trình bày Luca thích giới thiệu Chúa Giêsu trong khung cảnh có những con người, những đồ vật mộc mạc, quen thuộc trong nhà. Trong một câu linh động. Ông bảo rằng Phúc Âm Luca “đã đưa Thiên Chúa vào trong nhà”. Luca đưa thẳng Thiên Chúa vào từng gia đình, vào những đồ vật tầm thường của cuộc sống hằng ngày. Hành động của Chúa tại Cana xứ Galilê chứng minh rằng Ngài nghĩ đến gia đình. Ngài đã “tỏ bày vinh quang của mình”, và sự bày tỏ vinh quang ấy xảy ra trong một gia đình.
2,1-11
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 67
CÓ một điều thật mâu thuẫn trong thái độ của nhiều người đối với chỗ mà họ gọi là gia đình. Người ta sẵn sàng nhìn nhận rằng gia đình là chỗ quí báu nhất trên đời, nhưng đồng thời họ cũng cho rằng ở đó được quyền tỏ ra hết sức bất nhã, tục tằn, hết sức ích kỷ, vô lễ hơn bất cứ nơi nào khác có nhiều người lạ. Rất nhiều người đối xử với những người thân yêu của mình theo cách mà họ không bao giờ dám làm với một người mới quen.
Thường những người xa lạ thì thấy cái hay, cái tốt của chúng ta, còn người sống chung với chúng ta chỉ thấy toàn những điều tệ mạt. Chúng ta phải luôn nhớ, chính tại tư gia nhỏ bé kia, Chúa Giêsu đã bày tỏ vinh quang của Ngài. Đối với Chúa, nhà riêng là nơi có những gì tốt đẹp nhất.
3. Chúng ta chú ý tại sao phép lạ đã xảy ra. Chúng ta đã biết rằng ở phương Đông tiếp khách bao giờ cũng là một nghĩa vụ thiêng liêng. Nếu tiệc hôm ấy mà bị thiếu rượu thì thật bối rối xấu hổ và nhục nhã cho gia đình. Chúa Giêsu đã bày tỏ quyền năng Ngài để cứu gia đình mộc mạc này khỏi bị tổn thương, nhục nhã. Ngài đã hành động vì lòng ưu ái, tử tế, thông cảm với những người mộc mạc, đơn sơ.
Hầu như ai cũng có thể làm một việc lớn nhân một cơ hội quan trọng, nhưng Chúa Giêsu đã làm một việc lớn trong một gia đình nhỏ, đơn sơ. Con người vốn có tính ác độc là thích thú trước nỗi bất hạnh của người khác, thích biến nó thành những giai thoại kỳ thú trong lúc trà dư tửu hậu. Thế nhưng Chúa Giêsu là Chúa của mọi đời sông, là vua vinh hiển, đã sử dụng quyền năng Ngài để cứu một chàng trai mộc mạc miền Galilê khỏi bị xấu hổ nhục nhã. Chính những hành vi thông cảm, tử tế và đơn sơ, chúng ta cũng có thể chứng minh mình là một người theo Chúa.
Câu chuyện này cũng cho chúng ta thấy hai điều trong đức tin thật đẹp đẽ của Đức Maria đặt vào Chúa Giẻsu.
1. Theo bản năng tự nhiên, Đức Maria quay sang Chúa Giêsu khi có điều trục trặc. Bà biết rõ con mình. Đến năm ba mươi tuổi, Chúa Giêsu mới rời gia đình. Suốt thời gian trước đó, mẹ con sống với nhau. Có một huyền thoại về Chúa Giêsu lúc còn bé ở Nadarét. Trong những ngày ấy, khi người ta cảm thấy mỏi mệt, lo lắng, nóng nảy, bối rối, bực dọc thì họ thường bảo nhau: “Hãy đến
68 WILLIAM BARCLAY
2,1-11
nhìn cậu con trai của chị Maria đi” và họ đến nhìn Chúa Giêsu, tức thì mọi rắc rối tan biến cả. Ngày nay, điều này vẫn đúng. Những ai biết Chúa Giêsu cách mật thiết, khi gặp rắc rối đều quay sang Ngài, đều được Ngài cứu giúp.
2. Dù Đức Maria không hiểu Chúa Giêsu sẽ làm gì, ngay cả khi Ngài khước từ lời yêu cầu của bà, bà vẫn hoàn toàn tin Ngài, nên dặn những người giúp việc rằng, Ngài bảo gì hãy làm theo hết. Bà có một đức tin hoàn toàn đến mức có thể tin cậy ngay cả lúc không hiểu. Bà không biết Chúa Giêsu sẽ làm gì, nhưng bà chắc chắn Ngài sẽ làm điều phải. Trong đời sống thường có những giai đoạn tối đen khiến chúng ta không thấy lốì thoát, có những việc chúng ta không biết tại sao xảy ra, cũng không thấy ý nghĩa của chúng. Phúc cho người nào khi gặp những trường hợp như thế vẫn một lòng tin cậy Chúa, mặc đù không hiểu.
Hơn nữa, câu chuyện này cũng cho chúng ta biết vài điềư về Chúa Giêsu. Trong câu trả lời cho bà Maria, Ngài nói: “Giờ của con chưa đến”. Qua những câu chuyện kể trong Phúc Âm, Chúa Giêsu thường đề cập đến giờ của Ngài. Trong Ga 7,6.8, đó là giờ Ngài xuất hiện với tư cách Đấng Mesia. Trong Ga 12,23 và 17,1; Mt 26,18.45; Mc 14,41, đó là giờ Ngài chịu đóng đinh và chết. Suốt đời sống, Chúa Giêsu biết rằng Ngài đến thế gian để thực hiện một mục đích và một công tác nhất định. Ngài nhìn cuộc đời không theo ước muôn của riêng mình, mà theo mục đích Chúa Cha định cho Ngài. Ngài không tùy thuộc khung cảnh của thời gian biến dịch, nhưng trong đời của Ngài đều nhắm thẳng vào giờ mà Ngài biết, chính vì đó Ngài đã đến thế gian để thực hiện mục đích của Thiên Chúa. Có người đã nói: “Mỗi người là một ước mơ và là một ý của Thiẽn Chúa”. Cũng vậy, chúng ta phải nghĩ đến mục/ đích của Thiên Chúa đặt chúng ta trong thế gián này, chứ không phải nghĩ đến nhứng ao ước hay mong muốn riêng của mình.
Niềm Vui Lớn
Gioan 2,1-11
Bây giờ chúng ta đến phần chân lý sâu nhiệm và ẩn dâu mà Gioan muốn truyền đạt khi kể lại câu chuyện này.
Điều cần nhớ là ông viết sách này cho cả người Do Thái lẫn Hy Lạp. Mục đích của ông là kể lại câu chuyện về Chúa Giêsu sao cho không xa lạ với người Hy Lạp.
Trước hết, hãy nhìn từ quan điểm Do Thái. Nên nhớ trong những câu chuyện đơn giản của Gioan còn tiềm ẩn một ý nghĩa sâu nhiệm hơn, mà chỉ những ai chịu sưy nghĩ mới có thể nhìn thấy được. Trong cả Phúc Âm, Gioan không hề viết một chi tiết nào không cần thiết và vô nghĩa. Mỗi chi tiết đều mang một ý nghĩa, và đều hướng tới một điểm cao xa hơn.
Có sáu cái ché đá đựng nước và theo lệnh của Chúa Giêsu, nước đã biến thành rượu. Đối với người Do Thái, số bảy là con số đầy đủ, và trọn vẹn. Vậy số sáu là chưa đầy đủ, không toàn vẹn. Sáu cái ché đã đựng nước tiêu biểu cho toàn thể những cái bất toàn của Lề Luật Do Thái. Chúa Giêsu đã đến để giải quyết những cái bất toàn của luật và thay vào đó bằng thứ rượu mới của ân sủng Phúc Âm. Chúa Giêsu đã đổi những bất toàn của luật ra sự toàn hảo của ân sủng. Liên hệ với điều này còn một điểm đáng chú ý khác nữa. Sáu cái ché đựng nước, mỗi cái chứa từ tám chục đến một trăm hai chục lít. Chúa Giêsu khiến nước lã trong sáu ché ấy biến thành rượu ngon, tất cả phải có từ 500 đến 700 lít rượu. Nêu lên sự kiện này, Gioan không chỉ muốn chúng ta hiểu câu chuyện theo nghĩa đen. vấn đề ông muốn nêu lên là khi ân sủng của Chúa đã đến với loài người, thì ân sủng ấy có đủ để cung cấp cho tất cả. Không có đám cưới nào trên đời có thể uống hết sáu, bảv trăm lít rượu. Không một nhu cầu nào trên thế gian lại làm cạn nguồn ân sủng của Chúa Cứu Thế. Ân sủng quang vinh của Chúa luôn luôn dư tràn.
Gioan cho chúng ta thây trong Chúa Giêsu, những cái bất toàn đã trở thành hoàn toàn, ân sủng thì vô hạn, đầy đủ và dư dật bội phần cho mọi nhu cầu.
Bây giờ hãy nhìn từ quan điểm Hi Lạp. Người Hi Lạp cũng có những chuyện tích như vậy. Dionysos là thần rượu của người Hi Lạp. Pausanias là một tác giả Hi Lạp chuyên mô tả xứ sở và các lễ lạc cổ của đất nước ông. Trong phần nói về xứ Elis, ông đã mô tả một nghi lễ và niềm tin thời cổ như sau: “Giữa khu chợ và sông Menius là một rạp hát cũ và đền thờ Dionysos. Tượng thần ấy do Praxitels sáng tạo. Không có thần nào được dân Eleans kính trọng
cho bằng Dionysos, họ bảo là thần ấy đến dự tiệc cùng họ tại khu Thyia, địa điểm tổ chức lễ cách thành phố khoảng một dặm. Người ta đem ba cái âm lớn vào đền thờ và các vị tư tế đặt chúng tại đó, trước sự hiện diện của dân chúng. Các tư tế và những người được chọn sẽ đóng dâu niêm phong cửa đền. Hôm sau, mọi người tự do xem xét các dâu niêm phong và khi vào đền, họ thấy các ấm đã đầy rượu. Tôi không có mặt tại đó trong kỳ lễ, nhưng những người khả kính nhất trong xứ Elis và cả khách lạ nữa đều thề rằng: các sự kiện có thật như tôi vừa kể”.
Vậy người Hi Lạp cũng có những câu chuyện tương tự, nhưng dường nhưGioan muốn nói với họ rằng: “Các bạn có nhiều truyền thuyết về các thần của mình, đó chỉ là những câu chuyện được kể lại và các bạn đều biết là chúng không có thật. Chúa Giêsu đã đến, Nsài làm những điều mà các bạn hằng mơ ước các thần của các bạn có thể làm được. Ngài khiến nhữne điều các bạn trông mong thành hiện thực”.
Với người Do Thái, Gioan nói: “Chúa Giêsu đã đến để đổi sự bất toàn của luật lệ thành sự toàn hảo của ân sủng”. Với người Hi Lạp, ông bảo “Chúa Giêsu đã đến để thực hiện những điều mà các bạn hằng mơ ước, mà chỉ các thần mới cố thể làm được”.
Bây giờ chúng ta có thể thấy điều Gioan muốn truyền đạt. Mỗi câu chuyện không phải chỉ mô tả điều Chúa Giêsu làm một lần rồi chẳng bao giờ tái diễn, nhưng Ngài vẫn iàm cho đến đời đời. Ông cho chúng ta biết, không phải về những việc Chúa Giêsu một lần làm tại xứ Palestine, mà về những việc Ngài vẫn làm ngày nay. Điều ông muốn chúng ta thấy ở đây, không phải chỉ lần Chúa Giêsu hóa nước trong các ché đá nào đó thành rượu, nhưng ông muôn chúng ta nhận thấy rằng, bất cứ lúc nào Chúa bước vào một đời sống, thì đời sống ấy nhận được một phẩm chất mới, giống như nước lã đã biến thành rượu vậy. Không có Chúa Giêsu thì cuộc đời vốn ứ đọng, phẳng lì và chán ngán. Khi Chúa Giêsu bước vào đời sống, nó trở nên sống động, tươi sáng và lý thú. Không có Chúa, cuộc đời thật lạnh lẽo, vô vị, đáng chán, với Chúa Giêsu thì cuộc sống trở nên hấp dẫn, kỳ diệu và tươi vui.
Khi Sir Wilfred Grenfell kêu gọi những người tình nguyện đến công tác với ông tại Labrador, ông không hứa cho họ nhiều tiền, nhưng hứa là họ sẽ sử dụng thì giờ của đời họ xứng đáng. Đó là
J. 4* - 1 vs
1 UN IVIUINU 1 iifcU 1 HAIN H UIUAN / 1
điều Chúa Giêsu hứa với chúng ta. Nên nhớ là Gioan viết sách này đã 70 năm sau khi Chúa Giêsu chịu đóne đinh. Ông đã suy nghĩ, nghiền ngẫm, và hồi tưởng suốt 70 năm dài, cho đến khi thấy được các ý nghĩa mà lúc bấy giờ ông chưa nhận ra. Khi thuật lại câu chuyện này, ông nhớ lại những ngày đã sống với Chúa Giêsu, ông nói: “Bất kỳ Chúa đi đâu, khi nào Chúa bước vào cuộc sông của ai thì đều giông việc Ngài hóa nước thành rượu”. Và ông muốn nói với chúng ta: “Nếu bạn muốn được niềm vui mới, hãy trở thành người theo gót Chúa Giêsu Kitô. Lúc đó, sẽ có những thay đổi trong cuộc đời của bạn, như nước biến thành rượu vậy”.
Cơn Giận Của Chúa Giêsu
Gioan 2,12-16
~n Sau đó, Người cùng với thân mẫu, anh em và các môn đệ xuống Caphácnaum và ở lại đó ít ngàv.
13 Gần đến lễ Vượt Qua của người Do Thái, Đức Giêsu lên thành Giêrusalem. 14 Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bún chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. 's Nạười liền lấy dây làm roi mà xụa đuổi rất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bcin ghế của họ. 16 Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán. ”
Sau tiệc cưới Cana thuộc Galilê, Chúa Giêsu và các bạn Ngài trở lại thăm Caphacnaum một thời gian ngắn. Caphacnaum nằm bên bờ phía bắc biển Galilê, cách Cana độ ba mươi cây số.
Sau đó, Chúa Giêsu đi dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem. Lễ Vượt Qua nhằm vào ngày thứ mười lăm, tháng Nisan, tức khoảng giữa thán'g Tư dương lịch và theo luật, mọi người nam Do Thái sông cách Giêrusalem trong vòng 25 cây sô" bắt buộc phải đến dự lễ.
ở đây có một niềm vui rất thú vị. Thoạt nhìn chúng ta thấy Gioan có một thứ tự về thời gian trong đời sống Chúa Giêsu khác hẳn thứ tự thời gian của ba Phúc Âm kia. Ba sách kia để Chúa đến
72 WILLIAM BARCLAY
Giêrusalem chỉ một lần, đó là lần lễ Vượt Qua duy nhẫt Ngài đến Giêrusalem, và chịu đóng đinh, ngoại trừ lần Ngài đến đền thờ khi còn là một thiếu niên. Nhưng trong Phúc Âm Gioan, chúng ta thấy Chúa Giêsu rất thường đến Giêrusalem. Gioan đã kể ít nhất là có ba kỳ lễ Vượt Qua: lần này, lần trong Gioan 6,4 và Gioan 11,55. Ngoài ra Gioan còn cho biết Chúa Giêsu đã ở lại Giêrusalem vào một ngày lễ không được nêu tên (5,1), ngày lễ Lều Tạm (7,2.10) và ngày lễ khánh thành đền thờ (10,22). Trong ba Phúc Âm kia, sứ vụ chính yếu của Chúa Giêsu thực hiện ở Galilê; còn trong sách Gioan, Chúa Giêsu chỉ ở Galilê một thời gian ngắn (2,1-12; 4,43- 5,1; 6,1-7,14), sứ vụ chính yếu của Ngài ở Giêrusalem,.
Thật ra không hề có mâu thuẫn. Gioan và các tác giả khác đã kể chuyện từ các quan điểm khác nhau. Các vị đó không hề nói trái ngược nhau, mà bổ túc cho nhau. Các tác giả Mt, Mc và Lc tập trung vào sứ vụ tại Galilê, còn Gioan tập trung vào sứ vụ tại Giêrusalem. Tuy ba tác giả kia chỉ đề cập một lần duy nhất Chúa Giêsu đến Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua, nhưng họ cũng ám chỉ có nhiều lần thăm viếng khác. Đến lần chót các vị cho thấy Chúa Giêsu khóc Giêrusalem: “Hỡi Giêrusalem, Giêrusalem, ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần Ta muôn tụ họp các ngươi như gà mẹ ấp ủ con mình trong cánh, mà các ngươi chẳng muốn” (Mt 23,37). Chúa Giêsu không thể nói trừ phi Ngài đã đến Giêrusalem nhiều lần. Ngài không thể nói thế, nếu đó là lần đầu tiên Ngài đến thành ấy và bị đóng đinh. Chúng ta không nên bảo giữa Phúc Âm Thứ Tư có mâu thuẫn hay đối lập với ba sách kia, nhưng dùne cả bốn sách để tập hợp nên một bức tranh càng đầy đủ càng tốt về đời sống Chúa Giêsu.
Nhưng chúng ta thật sự gặp khó khăn. Tại đây Gioan đặt biến cố được gọi là Sự Dẹp Sạch Đền Thờ vào lúc bắt đầu sứ vụ Chúa Giêsu trong khi ba tác giả kia đặt nó vào lúc cuối sứ vụ của Ngài (Mt 21,12.13; Me 11,15-17 và Lc 19,45.46). việc này cần được giải thích, và đã có nhiều cách giải thích được đưa ra:
1. Có người gợi ý, Chúa Giêsu đã dẹp sạch đền thờ hai lần, lúc bắt đầu và khi Ngài kết thúc sứ vụ. Điều này hầu như khó có thể xảy ra, vì nếu Ngài đã làm một lần rồi thì chỉ cần thấy Ngài xuất hiện, thiên hạ cảnh giác ngay, Ngài khó mà hành động lần thứ hai được.
1 UN IVIUINU [Htu 1 HAINH UKJAN lò
2. CÓ người gợi ý, Gioan đúng khi đặt sự việc đó vào lức Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ, còn ba tác giả kia sai. Nhưng biến cố ấy phù hợp với lúc Ngài kết thúc sứ vụ hơn. Nó làm phần tiếp diễn rất tự nhiên cho thái độ can đảm khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem cách khải hoàn, và là sự mở đầu tất yếu cho việc Ngài bị đóng đinh. Nếu phải chọn việc định thời gian của Gioan và ba tác giả kia, chắc chúng ta chọn ba tác giả kia.
3. Có người gợi ý, khi Gioan qua đời, ông đã để lại Phúc Âm của mình chưa hoàn tất, một số biến cố đã được viết trên nhiều tờ giấy chỉ thảo rời rạc, chưa đóng chung lại. Người ta cho rằng tờ giấy chép dẹp sạch đền thờ bị ghép sai chỗ, vào gần đầu bản thảo. Điều này có thể đúng, nhưng nó lại có nghĩa là người sắp xếp bản thảo đã không biết đúng thứ tự. Điều này cũng khó tin vì hẳn người ấy phải-biết rõ ít nhât một trong ba Phúc Âm kia.
4. Chúng ta cần nhớ, Gioan vốn chú ý đến chân lý hơn sự kiện. Ông khôn» quan tâm đến tiểu sử của Chúa Giêsu theo thứ tự thời gian, nhưng trên hết ông quan tâm đến việc chứng tỏ Ngài là Con Thiên Chúa và là Đâng Mesia. Rất có thể Gioan đã nghĩ về những lời tiên tri quan trọng sau đây về sự giáng lâm của Đấng Mesia: “Chúa mà các ngươi tìm kiếm sẽ thình lình vào trong Đền Thờ Ngài, tức là sứ giả của các giao ước mà các ngươi trông mong. Này Ngài đến, Đức Chúa Vạn Quân phán vậy. Nhưng ai chịu nổi ngày Ngài đến? Và ai đứng được khi Ngài hiện ra? Vì Ngài giống như lửa của thợ luyện, như tro thợ giặt... Ngài sẽ chùi các con cái Lêvi... để chúng nó sẽ dâng của lễ cho Đức Chúa trong sự công chính. Bấy giờ của lễ của Giuđa và của Giêrusalem sẽ được đẹp lòng Đức Chúa, như những ngày xưa và những năm thượng cổ” (MI 3,1 -4). Gioan nghiền ngẫm lời tiên tri đó, chúng như vang dội trong tâm trí ông. Ông không quan tâm đến việc kể cho mọi người biết lúc nào Chúa Giêsu dọn sạch Đền Thờ, vì đó chính là việc của Đâng Mesia mà Thiên Chúa đã hứa. Càng có lý hơn nữa nếu nghĩ rằng, sở dĩ Gioan xếp biến cố phi thường đó vào đây vì ông muôn lưu ý mọi người ngay từ đầu về sự kiện quan trọng là, Chúa Giêsu chính là Đấng Mesia của Thiên Chúa, đến để thanh tẩy việc thờ phượng và mở cửa cho loài người đến với Thiên Chúa. Ông không bận tâm đến ngày, tháng, năm nào; môi bận tâm của ông là vạch rõ cho mọi người thấy các hành động của Chúa Giêsu chứng minh
74 WILLIAM BARCLAY
IZ-- 1 \J
Ngài là Đấng Mesia mà Thiên Chúa đã hứa. Ngay ở đầu sách, Gioan đã chứng minh cho chúng ta thây Chúa Giêsu đã hành động như Đấng Mesia của Thiên Chúa phải hành động.
Cơn Giận Của Chúa Giêsu
Gioan 2,12-16
Bây giờ chúng ta hãy xét xem tại sao Chứa Giêsu hành động như thế. Cơn giận của Ngài là một điều đáng sợ. Hình ảnh Chúa Cứu Thế cầm roi khiến chúng ta phải kinh hãi. Điều gì đã khiến Ngài nổi cơn giận thánh tại sân Đền Thờ như vậy?
Trong các ngày lễ của dân Do Thái, lễ Vượt Qua là quan trọng nhất. Như chúníỉ ta biết, luật qui định mỗi người nam Do Thái trưởng thành, sống trong vòng hai mươi lăm cây số chung quanh Giêrusalem phải đến đó dự lễ. Nhưng không phải chỉ có người Do Thái trong xứ Palestine đến dự lễ Vượt Qua. Thời bấy giờ dân Do Thái tản lạc khắp thế giới, họ chẳng bao giờ quên tôn giáo và đất nước của tổ tiên họ. Người Do Thái dù sống ở xứ nào, họ vẫn mong ước và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem ít nhấl một lần. Chuyện nshe thật đáng kinh ngạc nhưng dường như đã có đến hai triệu hai trăm ngàn người Do Thái đã tập họp về xứ thánh dự lễ Vượt Qua.
Thuế Đền Thờ là sắc thuế mà mỗi người Do Thái từ 19 tuổi trở lên phải nộp. Đó là phần dành cho việc dâng các sinh tế và lễ nghi trong đền thờ hằng ngày. Tiền thuế phải nộp là nửa siếc- lơ, gần hai ngày lương của một công nhân. Trong việc giao dịch bình thường, mọi loại tiền đều có giá trị ở Palestine. Các loại tiền bằng bạc lưu hành từ Roma, Hi Lạp, Ai Cập đến Tia, Siđôn, và Palestine đều có giá trị. Nhưng tiền thuế Đền Thờ phải nộp bằng đồna siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của đền thờ. Đó là loại tiền Do Thái, nên có thể dùng dâng cho đền thờ. Các loại tiền khác là của người ngoại, do đó bị xem là ô uế. Chúng được dùng trả các món nợ thường, nhưng không thể dùng trả nỢ cho Chúa.
Khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến với đủ loại tiền, nên trong đền thờ có nhiều người đổi bạc. Nếu họ hành nghề ngay thẳng, thật thà, thì họ đã thực hiện một mục đích chân thật và
1 L\J
TIN MƯNC, THEO THÁNH GIOAN 75
Cần thiết. Nhưng muốn đổi lấy một đồng nửa siếc-lơ tiền để dâng cho đền thờ, người ta phải trả tương đương với lÁ tiền lương một ngày; vậy cứ đổi 4 đồng nửa siếc-lơ thì người đổi lợi được một số tiền tương đương một ngày công. Do đó, số tiền thuế Đền Thờ thu được và lợi tức đổi bạc thật khủng khiếp. Thu nhập của Đền Thờ về khoản thuế đó hằng năm ước lượng khoảng 75.000 bảng Anh, lợi tức hằng năm của những người đổi bạc là 9.000 bans Anh. Năm 54 TC, Crassus chiếm thành Giêrusalem, cướp kho đền thờ, đã lấy của kho ấy 2.500.000 bảng Anh, nhưng chưa lấy hết.
Việc những kẻ đổi bạc ăn lời khi đổi tiền cho khách hành hương tự nó không có gì sai quấy. Kinh Talmud qui định: “Mỗi người cần có đồng nửa siếc-lơ để nộp thuế cho mình. Do đó, khi đổi đồng một siếc-lơ để lấy hai đồng nửa siếc-lơ, người ấy phải cho kẻ đổi bạc chút ít tiền lời”. Từ chỉ tiền lời là kollubos, những kẻ đổi bạc được gọi là kollubistai. Chữ này sản sinh một vai hề tên kollybos trong tiếng Hi Lạp, trong tiếng La Tinh là Collýbus. Điều khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu đựng tệ nạn đổi bạc bóc lột với giá cắt cổ. Thật là một bất công, và càng tệ hại hơn nữa là người ta nhân danh tôn giáo để làm việc ấy.
Bên cạnh bọn đổi bạc, còn có số người bán bò, chiên, bồ câu. Thường thì mỗi lần đến đền thờ là một lần dâng lễ vật. Nhiều khách hành hương muốn dâng một lễ vật cảm tạ vì chuyến hành trình đến thánh địa bình an, hầu hết các hành động hoặc biến cô" xảy ra trong đời sống đều có một lễ vật tương ứng. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua được các con vật tại sân Đền Thờ. Nhưng luật qui định bất cứ con vật nào dùng làm của lễ đều phải lành lặn, không tì vết. Ban quản trị đền thờ phân công những người kiểm tra con vật. Mỗi lần khám xét đều phải trả lệ phí 1/12 siếc-lơ. Nêu khách hành hương mua một con vật ngoài đền thờ, chắc chắn con vật ấy sẽ bị từ chối khi khám xét. vấn đề dườns như chẳng có gì quan trọng, nhưng khốn nỗi, một con vật mua trong sảnh đền thờ có khi phải trả đắt gấp mười lăm lần hơn giá mua bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bóc lột trắng trỢn khi muốn dâng lễ vật. Bât công xã hội này càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.
Chính điều ấy đã khiến Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận. Gioan biết là Chúa đã lấy dây bện thành một cái roi. Thánh Jerome nghĩ
76 WILLIAM BARCLAY
rằng chính cái nhìn của Chúa Giêsu cũng đủ rồi, không cần đến cây roi nữa. “Một tia giận sáng như sao từ đôi mắt Ngài chiếu ra, và oai nghi của Chúa rạng ngời khuôn mặt Ngài”. Chúa Giêsu yêu mến Chúa Cha, và chính vì yêu mến các con cái Thiên Chúa, cho nên Ngài không thể thụ động đứng ngoài vòng, trong khi những kẻ khốn khổ đến đền thờ để thờ phượng Chúa tại Giêrusalem bị đối xử như thế.
Cơn Giận Của Chúa Giêsu
Gioan 2,12-16
Chính những kẻ vô lương tâm, bóc lột khách hành hương đã khiến Chúa Giêsu nổi giận, nhưng phía sau sự kiện don sạch đền thờ này còn có nhiều điều sâu sắc. Chúng ta thử đi sâu hơn vào các lý do đã khiến Chúa Giêsu mạnh tay như thế.
Để có một bức tranh chính xác về lời Chúa Giêsu nói, chúng ta ghi ra những gì các tác giả Phúc Âm đã nhớ và chép lại, vì mỗi người đã tường thuật một cách. Mt ghi lại lời Chúa Giêsu nói: “Nhà Ta được gọi là nhà cầu nguyện, nhưng các ngươi thì làm cho nhà ấy thành ra ổ trộm cướp” (Mt 21,13), Mc viết: “Nhà Ta được gọi là nhà cầu nguyện cho muôn dân... Nhưng các ngươi đã làm thành cái hang trộm cướp” (Me 11,17). Lc thì chép: “Nhà Ta là nhà cầu nguyện song các naươi làm thành ra một cái hang trộm cướp”. Ga viết: “Hãy cất bỏ đồ đó khỏi đây, đừng làm cho nhà Cha ta thành ra nhà buôn bán” (Ga 2,16). Có ít nhất ba lý do khiến Chúa Giêsu hành động như vậy, tại sao Ngài nổi giận:
1. Chúa Giêsu làm như vậy vì nhà của Chúa đã bị xúc phạm. Trong đền thờ, có thờ phượng mà không có lòng tôn kính. Lòng tôn kính là một bản năng bẩm sinh. Nhà nghệ sĩ Edward Seago kể lại có lần ông dẫn hai đứa bé du mục vào một nhà thờ lớn ở Anh. Hai đứa bé này bình thường rất ngỗ nghịch. Nhưng khi vào trong đại giáo đường, chúng giữ yên lặng cách kỳ lạ. Trên đường về, chúng tỏ ra trang trọng cách khác thường, cho đến tối chúng mới trở lại nghịch ngỢm bình thường. Bản năng tôn kính nằm sâu trong lòng chúng ta.
2,12-16
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 77
2. Chúa Giêsu hành động như thế để chứng minh việc dâng con vật làm sinh tế không còn thích đáng nữa. Từ nhiều thế kỷ trước, các ngôn sứ đã nói: “Đức Chúa phán: Muôn vàn của lễ các ngươi có can hệ gì đến Ta? Ta đã chán chê của lễ thiêu chiên đực và mỡ của bò con mập. Ta chẳng hài lòng về máu của bò đực, chiên con và dê đực đâu. Thôi đừng dâng của lễ chay vô ích cho Ta nữa” (Is 1,11-17). “Vì Ta đã đem tổ phụ các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, Ta chẳng hề phán và chẳng hề truyền lệnh gì về của lễ toàn thiêu và các của lễ khác” (Ga 7,22), “Chúng nó sẽ đi với các bầy chiên, đàn bò để tìm kiếm Đức Chúa, song không thấy Ngài” (Os 5,6), “còn như của lễ dâng cho Ta thì chúng nó dâng thịt và thức ăn, nhưng Đức Chúa chẳng nhận đâu” (Os 8,13), “Vì Chúa không ưa thích của lễ, nếu Ngài ưa tôi chắc đã dâng. Của lễ toàn thiêu cũng không đẹp lòng Chúa” (Tv 51,16). Tiếng nói ngôn sứ luôn nhắc đi nhắc lại với loài người tính cách bất thích hợp của các lễ toàn thiêu và các sinh tế vẫn còn tiếp tục bốc khói từ bàn thờ tại Giêrusalem. Chúa Giêsu hành động như vậy là để chứng tỏ không có một lễ vật hay một sinh tế nào có thể làm cho loài người hòa thuận lại với Chúa được.
Ngày nay chúng ta cũng không thoát khỏi khuynh hướng này. Chúng ta không còn dâng sinh vật làm của lễ cho Chúa. Nhưng chúng ta đồng hóa việc phục vụ Chúa với việc lắp đặt những cửa sổ bằng kính màu, việc có thêm một cây đàn phong cầm vang tiếng hơn, việc hao phí thực hiện nhiều công trình chạm trổ trên đá, trên thạch cao, trên gỗ quý, trong khi tinh thần thờ phượng đích thực không thây đâu. Chúng ta không lên án những việc đó, trái lại tạ ơn Chúa, điều đó thường là CỈO những tấm lòng yêu mến Chúa dâng hiến. Chúng được dùng hỗ trợ cho thờ phượng chân thật, là những việc được Chúa ban phước; nhưng khi chúng thay thế cho lòng thờ phượng chân thật, thì lại khiến Chúa phải ghê tởm.
3. Một lý do khác khiến Chúa Giêsu hành động như thế mà Maccô có thêm một chi tiết đáng chú ý, không tác giả nào đề cập đến: “Nhà Ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện cho muôn dân” (Mc 11,17). Đền thờ gồm nhiều hành lang (sân) dẫn đến bên trong đền thờ và nơi Thánh. Trước hết có hành lang dành cho dân ngoại, rồi đến hành lang dành cho phụ nữ, tiếp đến là hành lang dành cho Israel, rồi đến hành lang cho các tư tế. cảnh buôn bán kể trên diễn
78 WILLIAM BARCLAY
2,17-22
ra trong hành lang dành cho dân ngoại, là nơi duy nhất người ngoại có thể tới trong Đền Thờ. Một người ngoại chỉ có thể đến đó và bị cấm không tiến xa hơn nữa. Như thế, một người ngoại có thể vào hành lang dành cho họ để suy gẫm, cầu nguyện và đứng từ xa tiếp xúc với Chúa. Đây là chỗ cầu nguyện duy nhất của họ.
Thế mà, Ban quản trị đền thờ và các con buôn người Do Thái đành biến hành lang ấy thành nơi huyên náo, hỗn loạn khiến không ai có thể cầu nguyện được. Quang cảnh như vậy của hành lang Đền Thờ đã loại bỏ mất những người ngoại muốn tìm kiếm Chúa. Có thể đó là điều đập mạnh vào tâm trí Chúa Giêsu trên hết; và chỉ một mình Maccô mới giữđược câu nói ngắn ngủi nhưng nhiều ý nghĩa đó. Chúa đã xúc động tận tâm can khi thấy những người muôn ra mắt Chúa lại bị ngăn trở như vậy.
Trong sinh hoạt của Giáo Hội chúng ta, giai cấp, kỳ thị, lạnh lùng, kém niềm nở, khuynh hướng biến cộng đoàn thành một câu lạc bộ khép kín, thái độ kiêu căng, làm khó, đã ngăn trở những người lạ có lòng tìm kiếm Chúa phải ở bên ngoài hay không? Chúng ta nên nhớ lại cơn giận của Chúa Giêsu đốì với những ai làm khó những người thiện chí tìm Chúa nhưng không thể tiếp nhận Ngài được.
Đền Thờ Mới
Gioan 2,17-22
"I? Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh: Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân.
18 Người Do Thái hỏi Đức Giêsu: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chứng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” 19 Đức Gìêsu đáp: “Các ônq cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại. ” 20 NíịKờì Do Thái nói: “Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao?” 21 Nhưng Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người. 22 Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói. ”
2,17-22
TIN MỪNG THEO THÁNH GLOAN 79
Một hành động, như việc dọn sạch Đền Thờ, chắc chắn phải gây phản ứng tức khắc từ phía những người đã mục kích. Đây không phải là loại sự việc mà người ta có thể đứng nhìn với thái độ hoàn toàn dửng dưng, vì hành động đó quá táo bạo.
Có hai phản ứng. Một là phản ứng các môn đệ của Chúa. Họ nhớ lại những lời trong Tv 69,9, được xem như chỉ về Đấng Mesia. Khi Đấng Mesia đến, Ngài có lòng sốt sắng, nóng nảy như nung nấu về nhà Chúa. Khi Thánh Vịnh này hiện lên trong trí các môn đệ, thì niềm tin Chúa Giêsu là Đấng Mesia càng sâu xa và dứt khoát hơn. Hành động ấy không thích hợp với ai khác ngoài Đấng Mesia. Các môn đệ càng tin hơn bao giờ hết Chúa Giêsu đúng là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa.
Hai phản ứng tất nhiên của người Do Thái. Họ hỏi Chúa Giêsu lấy quyền gì để hành động như vậy, và đòi Neài phải làm một dâu lạ để chứng minh thẩm quyền của Ngài. Họ nhìn nhận hành động của Chúa Giêsu là hành động tự tuyên xưng của Đấng Mesia. Người ta luôn luôn trông chờ Đấng Mesia, khi Ngài đến, Người sẽ chứng minh và bảo đảm những lời xưng nhận của Ngài bằng nhiều phép lạ. Thật ra nhiều Mesia giả đã xuất hiện, và hứa sẽ rẽ nước sông Giôđan làm hai, hoặc chỉ nói một lời thì các vách thành liền đổ xuống. Ý niệm phổ thông về Đấng Mesia gắn liền với phép lạ. Do đó, người Do Thái mới nói: “Bằng hành động dọn sạch đền thờ, thầy đã công khai tự xưng là Đấng Mesia, bây giờ, hãy cho chúng tôi thấy phép lạ để chứng minh lời tự xưng đó của thầy”.
Câu trả lời của Chúa Giêsu đã tạo nên vấn đề lớn cho đoạn này. Chúa Giêsu thật sự đã nói gì? Ngài muốn ngụ ý gì? Chúng ta thấy rõ hai câu 21,22 là lời diễn giải Gioan viết sau này. Tất nhiên ông đã đưa các ý niệm vốn là kết quả của 70 năm suy nghĩ và kinh nghiệm về Chúa Cứu Thế Phục Sinh vào đoạn này. Giáo phụ Irenaeus kinh nghiệm: “Không có lời tiên tri nào được thấu hiểu đầy đủ, cho đến khi nó đã được ứng nghiệm”.'Nhưng nguyên thủy, Chúa Giêsu nói gì, và đã ngụ ý gì?
Không có gì để nghi ngờ là Chúa Giêsu đã nói mấy lời giông như câu này, những lời có thể bị những kẻ quỉ quyệt xuyên tạc thành lời tuyên xưng có tính cách phá hoại. Lúc Chúa Giêsu bị đem ra xéi xử, có lời chứng dối đưa ra để tố cáo Ngài: “Người này
80 WILLIAM BARCLAY
2,17-22
nói: Ta có thể phá Đền Thờ của Chúa rồi dựng lại trong ba ngày” (Mt 26,61). Lời tô" cáo chống lại Stephanô: '‘Chúng ta đã nghe người này nói rằng Giêsu ở Nadarét sẽ phá nơi đây và đổi tục lệ Môsê đã truyền lại cho chúng ta” (Cv 6,14).
Có hai điều chúng ta phải nhớ và ghép chúng lại với nhau. Trước hết, chắc chắn Chúa Giêsu không bao giờ bảo Ngài sẽ phá hủy Đền Thờ bằng vật liệu thây được ấy, rồi sẽ xây dựng lại. Thật ra, Chúa Giêsu chờ ngày chấm dứt Đền Thờ. Ngài đã nói cùng người đàn bà Samari, đã đến ngày mà người ta không còn thờ phượng Đức Chúa Trời hoặc trên núi Garidim, hoặc tại Giêrusalem, nhưng phải thờ phượng Ngài bằng tinh thần và chân lý (Ga 4,21 ). Điều thứ hai, có thể việc Chúa Giêsu mạnh tay dọn sạch đền thờ là một cách để chứng tỏ toàn thể thờ phượng với nghi lễ và lễ vật đó không còn phù hợp, và không thể đưa người ta đến với Chúa. Như thế, Chúa Giêsu đã dự liệu đền thờ này sẽ bị phá bỏ, Ngài đã đến để khiến cho sự thờ phượng tại đó trở thành lỗi thời không cần thiết, vì thế chẳng bao giờ Ngài lại gợi ý là sẽ xây lại đền thờ.
Bây giờ chúng ta quay sang Maccô. Như thường lệ chúng ta thây một câu nhỏ thêm vào có tính cách gợi ý và soi sáng trong tường thuật của Maccô. Theo Mc kể thì lời tố cáo Chúa Giêsu là: “Ta sẽ phá Đền Thờ này bởi tay người ta cất lên, khỏi ba ngày, Ta sẽ cất một đền thờ khác không bởi tay người ta cất” (Mc 14,58). Rõ rằng, điều Chúa muôn nói là Ngài đến để châm dứt tất cả những gì do tay người ta làm ra, cách thức thờ phượng Chúa do người ta sắp xếp, để đưa vào sự thờ phượng thiêng liêng. Ngài đã kết thúc mọi việc dâng của lễ bằng súc vật và lễ nghi do các thầy tế lễ chủ trì, thay vào đó bằng việc trực tiếp đưa tâm linh người ta đến gần Thánh Linh của Chúa mà không cần đền thờ nguy nga do tay người ta xây dựng nên, không cần các nghi lễ dâng hương, dâng lễ vật. Lời xác nhận của Chúa Giêsu là: “Sự thờ phượng tại Đền Thờ, các lễ nghi rườm rà, vô vàn lễ vật của các ngươi phải chấm dứt, bởi vì Ta đã đến”. Lời hứa tiếp theo của Chúa là: “Ta sẽ mở cho các ngươi một con đường đến với Thiên Chúa mà không cần các nghi lễ tỉ mĩ đó nữa. Ta đã đến để phá hủy Đền Thừ Giêrusalem, khiến cả trái đất này thành một ngôi đền thờ, ở đó loài người có thể đên gần và biết có sự hiện diện của Thiên Chúa hằng sống”.
2,17-22
TIN MỪNG THEO THÁNH CJ10AN 81
Người Do Thái đã thấy việc đó. Năm 19 TC, vua Hêrôđê đã bắt đầu xây dựng ngôi đền thờ vĩ đại ấy. Nhưng đến năm 64 sc việc xây dựng mới xong. Từ ngày khởi công đến lúc bấy giờ là 46 năm, còn hai mươi năm nữa mới hoàn thành. Chúa Giêsu khiến người Do Thái phẫn nộ khi bảo rằng tất cả những huy hoàng tráng lệ, tiền bậc kỹ thuật mà người ta đã đổ vào công trinh ấy hoàn toàn vô ích, và Ngài đã đến để chỉ cho người ta một con đường đến với Đức Chúa Trời mà không cần một đền thờ nào cả.
Đây là điều thực sự Chúa Giêsu đã nói. Những năm sau đó Gioan còn nghiệm thấy thêm nhiều điều trong những lời Chúa Giêsu nói. Ông thấy đó là một lời tiên tri về sự Phục Sinh, và Gioan đã đúng. Ông đã thấy đúng, vì cả thế gian này không thể trở thành ngôi đền thờ của Thiên Chúa hằng sống, cho đến khi Chúa Giêsu lìa bỏ thân xác trần gian hiện diện khắp nơi, ở với mọi người, mọi chỗ, cho đến tận cùng trái đất.
Chính sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh và hằng sống đã khiến cả thế gian trở thành đền thờ của Thiên Chúa. Cho nên khi các môn đệ gẫm lại, họ mới hiểu đó là lời hứa về sự Phục Sinh. Lúc ấy họ không thể hiểu được, nhưng sau khi chính họ kinh nghiệm về Chúa Cứu Thế Hằng Sông, họ mới thấy được ý nghĩa sâu nhiệm của những gì Chúa Giêsu đã nói.
Cuối cùng Gioan bảo: “thì (họ) tin Kinh Thánh”; Kinh Thánh nào đây? Ông muốn nói đến câu Kinh Thánh vẫn ám ảnh Hội Thánh sơ khai: “Chúa không để cho người thánh Chúa thấy sự hư nát” (Tv 16,10). Đó là câu Phêrô đã trích dẫn vào ngày lễ Ngũ Tuần (Cv 2,31); Phaolô đã trích dẫn tại Antiokia (Cv 13,35). Câu Kinh Thánh đó diễn tả lòng tin của Hội Thánh vào quyền năng của Thiên Chúa và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô.
Tại điểm này chúng ta được đưa vào chân lý, chúng ta được tiếp xúc với Chúa, ra mắt Ngài, đến gần Ngài, không tùy thuộc vào bât cứ điều gì do bàn tay và trí tuệ con người làm ra. Ngoài đường phô", ở trong nhà, lúc làm việc, khi ở trên núi, trên đường dài vắng vẻ hay trong nhà thờ, chúng ta đều có đền thờ nội tâm, có sự hiện diện vĩnh viễn của Chúa Kitô Phục Sinh, Ngài vẫn ở với chúng ta khắp mọi nơi.
82 WILLIAM BARCLAY
2,23-25
Đấng Dò Xét Lòng Người
Gioan 2,23-25
"2J Tronẹ lúc Đức Giêsu ở Giêrusalem vào dịp lễ Vượt Qua, có nhiều kề tin vào danh Người bởi đã chứng kiến các dấu lạ Người làm. 24 Nhưng chính Đức Giêsu không tin họ, vì Nạ ười biết họ hết thảy, 25 và không cần ai lùm chứng về con người. Quả thật, chính Người biết có gì trong lòng con người. ”
Gioan không thuật lại các phép lạ Chúa Giêsu đã làm tại Giêrusalem trong mùa lễ Vượt Qua ấy. Nhưng nhiều người sau khi thấy phép lạ Ngài làm, thì tin Ngài, vấn đề Gioan đặt ra ở đây là: Nếu đã có nhiều người tin Ngài tại Giêrusalem ngay từ buổi đầu, tại sao Chúa Giêsu không ở lại đó, dựng cờ lên để tự xưng là Đâng Mesia, công khai tuyên bố mình là ai?
Câu trả lời là, Chúa Giêsu vốn biết rõ tâm địa con người. Ngài biết rõ, đối với nhiều người Ngài chỉ là một hiện tượng lạ chóng qua. Ngài biết có nhiều người chỉ bị lôi cuốn bởi những việc lạ lùng Ngài làm. Ngài đã biết rõ chẳng có ai thâu hiểu con đường Ngài đã chọn. Ngài biết nhiều kẻ chỉ theỏ Ngài vì phép lạ, dấu kỳ, nhưng khi Ngài bắt đầu nói với họ về phục vụ, từ bỏ mình, tuân phục ý Chúa, về thập giá và việc vác thập giá, chắc chắn họ sẽ trố mắt nhìn Ngài mà chẳng hiểu gì cả, sẽ bỏ Ngài ngay.
Một đặc điểm quan trọng của Chúa Giêsu là Ngài không muốn những ai theo Ngài mà chưa hiểu biết thật rõ ràng, và dứt khoát chấp nhận trả giá. Ngài khước từ việc nắm lấy cơ hội nổi tiếng trong chốc lát. Nếu Ngài tự phó mình cho đám quần chúng tại Giêrusalem, chắc họ tôn Ngài là Đấng Mesia ngay tức khắc, để sau đó họ trông mong vào những hành động vật chất trần gian Đấng Mesia thực hiện. Nhưng Chúa Giêsu không yêu cầu người ta thừa nhận Ngài, cho đến khi họ biết rõ tiếp nhận Ngài có ý nghĩa gì. Ngài đòi hỏi mỗi người phải nhận biết điều Ngài đang làm.
Chúa Giêsu biết rõ bản chất, tấm lòng bất định, dễ đổi thay của loài người. Ngài biết rõ con người có thể bị bốc đồng, bị lôi cuốn trong những khoảnh khắc xúc động mạnh, nhưng lại rút lui sau khi thấy rõ những gì phải trả giá. Ngài biết bản chất con người
2,23-25
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 83
thèm những kích động tình cảm. Ngài không muôn đám đông hoàn toàn chẳng biết gì cả mà cứ tung hô, Ngài chỉ cần một số ít người biết rõ mình đang làm gì, và sấn sàng theo Ngài cho đến cùng.
Có một điều cần chú ý trong đoạn này, vì chúng ta còn nhiều lần lặp lại. Khi Gioan đề cập đến những phép lạ của Chúa Giêsu, ông gọi đó là những dấu lạ. Tân Ước dùng ba từ khác nhau chỉ các công việc lạ lùng của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu, mỗi từ cho chúng ta biết một phần về ý nghĩa và bản chất của phép lạ.
1. Chữ Teras chỉ có nghĩa là một cái gì đó lạ lùng, đáng ngạc nhiên, kỳ lạ. Chữ này không bao hàm một ý nghĩa đạo đức nào cả. Một trò lừa đảo bằng phù phép có thể là một teras, nó chỉ là một điều xảy ra khác lạ khiến người ta phảirỉigạc nhiên. Tân Ước không dùng chữ này một mình để chí các công việc của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu.
2. Chữ Dunamis theo nghĩa đen là năng lực, do từ này mà có chữ cốt mìn (dynamite). Nó có thể được dùng để chỉ bất cứ một năng lực khác thường nào, hoặc chỉ sức tăng cường, các năng lực thiên nhiên, năng lực của một thứ thuốc, năng lực của một người có tài. Nó luôn luôn có nçhîa là một năng lực hữu hiệu để làm việc mà ai cũng nhìn nhận.
3. Chữ Semeion có nghĩa là một dấu hiệu (sign). Đây là chữ mà Gioan thích dùng. Theo ông, phép lạ không chỉ là một việc xảy ra kinh ngạc, một việc làm bởi quyền năng và là một dâu hiệu; nghĩa là nó cho người ta biết về người đã làm việc lạ ấy, phô bày một điều gì đó về tính tình, bản chất của người ấy, đó là một hành động mà qua đó người ta có thể biết rõ hơn, đầy đủ hơn về phẩm cách của người đã hành động. Với Gioan, điều tối quan trọng trong các phép lạ của Chúa Giêsu là bày ra cho người ta biết về bản chất và phẩm cách của Thiên Chúa. Quyền phép Chúa Giêsu đã được sử dụng để chữa kẻ bệnh, cho kẻ đói được ăn, an ủi kẻ gặp bốì rối; chính sự kiện Chúa dùng quyền phép mình như thế, là bằng chứng Chúa quan tâm đến sầu khổ, thiếu thốn và đau đớn của con người. Với Gioan thì các phép lạ là các dấu hiệu bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa.
Vậy, trong bất cứ phép lạ nào cũng có ba điều: có điều lạ làm cho người ta bàng hoàng, sững sờ, kinh ngạc. Có phần quyền năng
84 WILLIAM BARCLAY
3,1-6
hoạt động hữu hiệu đối phó và hàn gắn thân thể bị thương tật, tâm trí bị rối loạn, tấm lòng tan nát, một quyền năng có thể làm mọi việc. Có phần dấu hiệu bày tỏ tình yêu và tấm lòng của Thiên Chúa, Đấng đã làm những việc như thế cho loài người.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay