Thất bại đến với ta không phải làm ta buồn mà giúp ta thêm tỉnh táo, không làm ta hối tiếc mà khiến ta trở nên sáng suốt.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 116
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 27
gười Kết Án Tử Hình Chúa Giêsu
Mátthêu 27,1-2.11-26
1 Trời vừa sáng, tất cả các thượng tế và kỳ mục trong dân cùng nhau bàn kế hại Đức Giêsu, để xử tử Người. 2 Sau đó, họ cho trói Người lại và giải đi nộp cho tổng trấn Philatô.
" Đức Giêsu bị điệu ra trước mặt tổng trấn; tổng trấn hỏi Người: “Ông là vua dân Do Thái sao?” Đức Giêsu trả lời: “Chính ngài nói đó”. 12 Nhưng khi các thượng tế và kỳ mục tố Người, thì Người không trả lời một tiếng. 13 Bấy giờ ông Philatô hỏi Người: “Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ông đó sao?” 14 Nhưng Đức Giêsu không trả lời ông về một điều nào, khiến tổng trấn rất đỗi ngạc nhiên.
15 Vào mỗi dịp lễ lớn, tổng trấn có lệ phóng thích cho dân chúng một người tù, tùy ý họ muốn. 16 Mà khi ấy có một người tù khét tiếng, tên là Baraba. 17 Vậy khi đám đông đã tụ họp lại, thì tổng trấn Philatô nói với họ: “Các người muốn ta phóng thích ai cho các người đây? Bar aba hay Giêsu, cũng gọi là Kitô?” Is Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tị mà họ nộp Người.
19 Lúc tổng trấn đang ngồi xử án, thì bà vợ sai người đến nói với ông: “Ông đừng nhúng tay vào vụ xử người công chính này, vì hôm nay, tôi chiêm bao thấy mình phải khổ nhiều vì ông ấy".
20 Nhưng các thượng tế và kỳ mục lại xúi đám đông đòi tha tên Baraba mà giết Đức Giêsu. 21 Tổng trấn hỏi họ: “Trong hai người này, các người muốn ta tha ai cho các người?" Họ thưa: “Baraba! “ 22 Tổng trấn Philatô nói tiếp: “Thếcòn ông Giêsu, cũng gọi là Kỉtô, ta sẽ làm gì đây?" Mọi người đồng thanh: “Đóng đinh nó vào thập giá!" 23 Tổng trấn lại nói: “Thếông ấy đã làm điều gì gian ác?” Họ càng la to: “Đóng đinh nó vào thập giá!" 24 Tổng trấn Philatô
¿/,i-z.l1-zo
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 309
thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!” 25 Toàn dân đáp lại: “Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi! ” 26 Bấy giờ, tổng trấn phóng thích tên Bar aba cho họ, còn Đức Giêsu, thì ông truyền đánh đòn, rồi trao cho họ đóng đinh vào thập giá.
Hai câu đầu của đoạn này mô tả một phiên họp chớp nhoáng của tòa Công Luận được triệu tập vào sáng sớm để đưa ra một bản cáo trạng chính thức cuối cùng để kết án Chúa Giêsu. Sở dĩ điều này cần thiết vì người Do Thái có thể quyết định một bản án bình thường nhưng không có quyền quyết định một bản án tử hình. Bản án này chỉ do quan tổng đốc Rôma quyết định và do giới chức Rôma thi hành. Vì vậy tòa Công Luận phải thi hành một cáo trạng để họ có thể đến Philatô đòi ông ra lệnh xử tử Chúa Giêsu.
Mátthêu không cho chúng ta biết nội dung bản cáo trạng, nhưng Luca có nói. Tại tòa Công Luận, Chúa Giêsu bị tố cáo về tội phạm thượng (Mt 26,65-66), nhưng không ai biết rõ hơn các giới chức Do Thái là Philatô sẽ không nghe họ, chắc chắn Philatô sẽ bảo họ về và tự giải quyết những tranh chấp về tín ngưỡng riêng của họ. Thế nên, Luca cho chúng ta biết rằng họ đến trước Philatô với một cáo trạng gồm ba điểm và tất cả đều là dối trá. Thứ nhất, họ tố cáo Chúa Giêsu là lãnh tụ cách mạng; thứ hai, Chúa Giêsu xúi giục dân không nộp thuế; thứ ba, Chúa tự xưng mình là Vua (Lc 23,2). Họ ngụy tạo ba lý do chính trị đó để buộc tội, tất cả đều giả dối, vì họ biết chỉ có những tội như vậy Philatô mới chịu xét xử. Vậy mọi quyết định giờ đây nằm trong tay Philatô. Quan tổng đốc Rôma này là người thế nào?
Phiỉatô là quan toàn quyền của xứ, ông chịu trách nhiệm liên tiếp không phải với quốc hội mà với hoàng đế Rôma. ít nhất ông phải trên hai mươi bảy tuổi vì đó là tuổi tối thiểu cho chức vụ toàn quyền nhà nước. Ông phải là người có nhiều kinh nghiệm vì trong nấc thang quyền hành, một người cần phải qua nhiều giai đoạn gồm cả việc chỉ huy quấn sự, mới có thể đủ tư cách trở thành quan tổng đốc. Ông phải là một quân nhân và là một nhà cai trị đã được tôi luyện. Ông trở thành quan toàn quyền xứ Giuđê vào năm 26 SCN và ở chức vụ này mười năm đến khi ông bị triệu hồi khỏi chức vụ.
310 WILIIAM BARCLAY
z, /, JL -z,. 1 I-JLKJ
Khi đến Giuđê, ông gặp nhiều rắc rối mà phần lớn do ông gây ra. Sự rắc rối là do ông hoàn toàn không thông cảm thương xót người Do Thái. Hơn nữa, ông khinh miệt những điều mà ông cho là những thành kiến vô lý, ngông cuồng mà họ cho là nguyên tắc của họ. Người Rôma biết đạo Do Thái rất nghiêm nhặt và niềm tin của họ không thể phá vỡ được, vì vậy người Rôma rất khôn khéo và luôn đối xử với người Do Thái bằng chính sách mềm dẻo. Nhưng Philatô muốn áp dụng đường lối cứng rắn hơn.
Vì lý do đó, ông bắt đầu gặp rắc rối. Tổng hành dinh của Rôma đóng ở Xêdarê. Quốc kỳ của Rôma không phải là lá cờ nhưng là những cột trụ trên đầu có gắn hình con chim ó, hoặc hình của vị hoàng đế đang trị vì. Vì người Do Thái rất ghét các tượng chạm nên các quan tổng đốc trước đó đều phải tháo gỡ những hình chim ó và các tượng chạm khỏi quốc kỳ khi họ diễn hành thăm viếng thành Giêrusalem. Philatô không chịu làm vậy, kết quả là bị người Do Thái chống đối kịch liệt, không nhượng bộ, đến nỗi cuối cùng ông phải chiều theo họ, vì ông không thể bắt giam hay giết chết cả nước được.
về sau, Philatô khôn khéo quyết định rằng thành Giêrusalem phải được cung cấp nước đầy đủ hơn, ông cho xây hệ thống dẫn nước mới, nhưng ông lại dùng tiền trong ngân quỹ của đền thờ chi phí cho việc này. Ông đã tạo nên tiếng xấu cho ông giữa người Do Thái. Philo, một học giả Do Thái nổi tiếng ở Alexandria đã nghiên cứu về nhân vật Philatô. Ông không phải là một Kitô hữu, ông nói theo quan điểm Do Thái. Philo cho biết rằng người Do Thái đe dọa sẽ sử dụng quyền hạn của họ để phúc trình mọi hành động sai lầm của Philatô với hoàng đế Rôma. Sự đe dọa này đã khiến Philatô vô cùng bực tức vì ông lo sợ dân chúng có thể cử đặc sứ đến yêu cầu hoàng đế cách chức ông vì những việc làm khác thường của ông như nhũng lạm, xấc láo, tàn bạo, thói quen làm nhục dân, giết người trái phép, không xét xử và vô số việc phi nhân độc ác khác. Tăm tiếng của Philatô đối với người Do Thái rất xấu, và họ có thể phúc trình khiến địa vị ông lung lay.
Cuối cùng ông bị triệu hồi về Rôma. Sự triệu hồi này do những hành động dã man mà ông đã làm trong một số biến cố tại Samari. Một số tên lường gạt đã triệu tập dân chúng tại núi Gơridim nói rằng sẽ cho họ xem những vật thánh mà Môsê đã dấu
z/,1-2.11-20
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​311
ở đó. Không may nhiều đám đông mang theo vũ khí đến đó và tập trung tại làng Tirabatha, Philatô giết họ một cách dã man. Người Samari khiếu nại lên Vitellius, khâm sai ở Xyri, cũng là người chỉ huy trực tiếp của Philatô, Vitellius bèn ra lệnh cho Philatô về Rôma giải thích hành động của mình. Khi Philatô còn trên đường về Rôma thì hoàng đế Tiberius băng hà nên hành động của ông không bao giờ được đem ra xét xử. Truyền thuyết nói rằng cuối cùng Philatô tự tử, xác ông bị quăng xuống sông Tiber, nhưng những hồn ma quấy nhiễu con sông đó đến nỗi người Rôma phải đem xác ông về Gaul, và quăng xuống sống Rhone. Nơi gọi là mộ của Philatô vẫn được trưng bày tại Vienne. Sự việc tương tự lại xảy ra nơi đó, xác ông lại được đem đến gần Lausanne và chôn trong một hốc núi. Đối diện với Lucerne có một ngọn đồi tên là Pilatus. Nguyên trước kia ngọn núi mang tên Pileatus, có nghĩa là đội một cái mũ mây (mây phủ trên chóp đồi). Nhưng vì liên quan tới Philatô nên được đổi thành Pilatus.
Những câu chuyện truyền thuyết Kitô giáo này có khuynh hướng trút đổ sự oán hận về cái chết của Chúa Giêsu lên người Do Thái và gỡ tội cho Philatô. Truyền thuyết nói rằng vợ của Philatô là Claudia Procula sau này đã tin Chúa. Họ cho rằng chính Philatô cũng trở thành một Kitô hữu. Cho đến ngày nay giáo hội Coptic vẫn xếp Philatô và vợ ông vào hàng các thánh.
Chúng ta có thể kết thúc phần nghiên cứu về Philatô với một tài liệu rất lý thú. Điều chắc chắn là Philatô gửi một phúc trình về vụ án và sự chết của Chúa Giêsu về Rôma vì đó là việc bình thường trong hành chính. Một quyển ngụy kinh gọi là Công vụ của Phêrô và Phaolô, có một bản sao về phúc trình đó. Và các giáo phụ như Tertullian, Justin tử đạo và Eusebius đều đề cập tới, dù bản phúc trình này khó có thể tin là chính sách, nhưng chúng ta cũng nên đọc qua:
Pontius Pilate kính chào Claudius.
Dưới đây là một việc mà chính tôi đã xử. Dân Do Thái bởi lòng ganh tị đã phạm lỗi khiến họ và dòng dõi họ chịu những trừng phạt khủng khiếp. Nguyên là tổ tiên của người Do Thái đã được Đức Chúa Trời của họ hứa sẽ ban cho một Đấng Thánh từ trời đến. Đấng đó sẽ được gọi là Vua và Ngài sẽ đến thế gian
312 WILIIAM BARCLAY
27,1-2.11-26
bởi một nữ đồng trinh. Người đó đã đến khi tôi làm tổng đốc xứ Giuđa. Dân Do Thái đã nhìn thấy người làm cho kẻ mù được thấy, kẻ phong được sạch, kẻ què được đi, đuổi quỷ, khiến kẻ chết sống lại, sai khiến gió, đi bộ trên mặt biển và làm nhiều phép lạ khác nữa. Mọi người Do Thái gọi người đó là Con Đức Chúa Trời. Vì vậy, các thầy cả của họ tức giận và ghen ghét chống lại Người, họ đem Người ấy giao cho tôi và đưa ra nhiều lời buộc tội gian dối cho Người. Họ nói Người ấy là một phù thủy và làm những điều trái với luật.
Nhưng tôi tin rằng Người này vô tội. Sau khi đã đánh đập, tôi giao cho họ làm theo ý họ. Và họ đã đóng đinh Người, khi đem chôn thì họ xin Người đến canh gác và cẩn thận niêm phong, nhưng vào ngày thứ ba quân sĩ của tôi đang canh gác thì Người này đã sông lại. Họ bèn cho tiền bọn lính của tôi và bảo chúng nói rằng: “Các môn đệ của họ đã đến lấy cắp xác Người mang đi” nhưng bọn lính mặc dầu có nhận tiền vẫn không thể giữ im lặng về những gì đã xảy ra. Chúng có làm chứng rằng chúng đã nhìn thấy Người đó sống lại và cũng có nhận tiền của người Do Thái. Đó là tất cả những sự việc đã xảy ra và tôi xin phúc trình cho ngài rõ duyên cớ kẻo có kẻ nào sẽ lừa dối ngài chăng.
Chúng ta có thể nghi ngờ phúc trình này chỉ là một áng văn bịa đặt, nhưng có điều là Philatô biết Chúa Giêsu vô tội. Dầu vậy những việc ông làm sai trái trong quá khứ là một cái gậy trong tay người Do Thái để buộc ông phải làm theo ý họ, trái với ý muốn và ý thức công lý của ông.
Philatô Thua Cuộc Mátthêu 27,1-2.11-26
Đoạn này cho chúng ta cảm tưởng về một người thua trận. Rõ ràng chúng ta thấy Philatô không muốn kết án Chúa Giêsu. Có vài điều nổi bật ở đây.
1. Philatô có một ấn tượng rõ ràng về Chúa Giêsu. Ông không xem trọng lời dân Do Thái tô" cáo Chúa Giêsu tự xưng là Vua. Nhìn một người nào Philatô biết ngay người đó có phải ìà người
HẠ-¿A 1-ZÖ
TIN MUNU MATTHEU - TẠP 2 J IJ
làm cách mạng hay không. Chúa Giêsu không phải là con người làm cách mạng. Sự im lặng của Chúa Giêsu khiến Philatô cảm thấy chính ông là người đang bị xét xử chứ không phải Chúa Giêsu. Ông cảm nhận về uy quyền của Chúa Giêsu, nhưng đồng thời ông sợ sẽ phải đầu phục uy quyền đó. vẫn có những người sợ trở thành Kitô hữu mặc dù biết rằng đó là điều nên làm.
2. Ông tìm một lối thoát. Trong dịp lễ người ta có thói quen phóng thích một tù nhân. Trong nhà tù lúc đó có nhốt một người tù tên Baraba. Anh ta không phải là một tên trộm, anh ta có thể là một tướng cướp hay là một người làm cách mạng chính trị. Có hai điều đặc biệt về người này. Tên anh ta là Baraba, có nghĩa là con trai của cha, cha là một danh xưng dành cho những vị Rápbi cao trọng nhất, có thể Baraba là con trai của một gia đình danh giá cổ xưa bị sa cơ thất thế nên trở thành một tên cướp khét tiếng. Một người như vậy có thể lôi cuốn được dân chúng.
Một điều khá chắc chắn nữa là Baraba cũng được gọi là Giêsu, một vài bản dịch cổ nhất của Tân Ước như bản cổ Syriac và Armenian gọi Baraba là Giêsu Baraba. Origen và Jerome cho rằng tên đó có thể đúng. Một điều lạ là Philatô hai lần nói đến Chúa Giêsu thì dùng chữ Giêsu gọi là Chúa Cứu Thế (các câu 17.22) như để phân biệt với một Giêsu nào khác. Giêsu là một tên thông thường cùng nghĩa với tên Giôsuê. Tiếng la của đám đông là: “Không phải là Giêsu Cứu Thế, nhưng là Giêsu Baraba”.
Philatô tìm một lối thoát, nhưng đám đông chọn người tù bạo hành và từ chối Chúa Giêsu nhân lành. Họ thích con người tàn bạo hơn là Đấng yêu thương.
3. Ông tìm cách trút bỏ trách nhiệm trong việc kết án Chúa Giêsu. Việc rửa tay của ông là một hình ảnh lạ lùng và bi đát. Đó là một tục lệ của người Do Thái. Có một tục lệ lạ lùng trong Đệ nhị luật 21,1-9, nếu tìm thấy người chết mà không biết kẻ giết người là ai thì các kỳ mục và quan án phải đi đo xem từ chỗ người chết đến thành nào gần nhất. Những kỳ mục của thành đó phải dâng tế một bò cái tơ và rửa tay họ để cất máu vô tội khỏi mình.
Philatô được cảnh cáo bởi lương tâm, bởi phán đoán và bởi giấc mơ của vợ mình, nhưng ông không thể đương đầu với đám đông và ông đã làm một cử chỉ vô ích: bỏ đi rửa tay. Qua truyền
3 14 WILIIAM BARCLAY
¿1,11-51
thuyết thần thoại nói rằng, thỉnh thoảng người ta thấy tại ngôi mộ Philatô bóng dáng ông đi rửa tay.
Có một điều mà con người không bao giờ có thể trút bỏ khỏi mình, đó là trách nhiệm. Philatô cũng như mọi người không bao giờ có thể nói rằng: “Tôi rửa tay cho sạch hết trách nhiệm’’ vì trách nhiệm là cái gì không ai, không điều gì có thể cất bỏ khỏi ta được.
Hình ảnh của Philatô khiến chúng ta thương hại hơn là ghét bỏ. Vì đây là một người bị quá khứ ràng buộc đến nỗi không thể làm chủ điều phải làm và muôn làm. Philatô là hình ảnh bi đát hơn là hình ảnh xấu xa.
Quân Lính Chế Nhạo Chúa
Mátthêu 27,27-31
27 Bấy giờ lính của tổng trấn đem Đức Giêsu vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh Người. 28 Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ,29 rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: “Vạn tuế Đức Vua dân Do Thái! ” 30 Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. 31 Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra, và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đỉnh vào thập giá.
Những thủ tục kinh khiếp của việc đóng đinh lên thập giá giờ đây bắt đầu. Đoạn cuối kết thúc cho biết Philatô sai đánh đòn Chúa Giêsu. Sự hành hình của người Rôma là một hình phạt khủng khiếp, nạn nhân bị lột trần, hai tay bị buộc ra sau, nạn nhân bị trói vào một cây cột thế nào để lưng gập làm đôi và lộ ra cho dễ đánh đòn. Roi là một sợi dây da dài có đính những miếng xương nhọn và những viên chì nhỏ. Hình phạt này luôn được thi hành trước khi tử tội bị đóng đinh. Nó để lại trên thân thể bị lột trần những lằn roi rách thịt, sưng vù đầy máu me và đau đớn. Có người chết ngay dưới những lằn roi đó, có người bất tỉnh và rất ít người còn tỉnh sau khi chịu xong hình phạt này.
I- /,z- / - J1
TIN M u NG MATTHEU - TAP 2 315
Sau đó, trong khi họ xếp đặt những chi tiết cuối cùng của việc đóng đinh và chuẩn bị thập giá thì Chúa Giêsu được giao cho bọn lính. Họ đem Ngài vào doanh trại của họ, trong tổng hành dinh của quan tổng đốc, và gọi những tên còn lại trong trại đến. cả đội quân của chúng gọi là speira, khoảng 600 người. Có thể ngay tại Giêrusalem không tới con số đó, đây chỉ là những lính bảo vệ của Philatô theo ông từ Xêdarê, là tổng hành dinh thường trực.
Chúng ta có thể rùng mình kinh sợ về những gì các tên lính này làm, nhưng thật ra trong những phe nhóm liên can đến sự kiện đóng đinh Chúa Giêsu thì bọn lính là những người ít bị chê trách nhất. Họ không thường trú tại Giêrusalem, không biết Chúa Giêsu là ai, chắc chắn họ không phải là người Do Thái, vì dân Do Thái là nước duy nhất trong đế quốc Rôma dân chúng được miễn nghĩa vụ quân sự. Bọn lính này là những người bị cưỡng bách tòng quân có thể đến từ khắp nơi trên thế giới. Và họ ham thích những trò chơi đẫm máu. Tuy nhiên, không như những người Do Thái và Philatô, họ hành động trong sự ngu dốt.
Đối với Chúa Giêsu, đây là điều Ngài dễ chịu đựng hơn hết, vì mặc dầu chế giễu Ngài là Vua, nhưng họ không có những tia thù hận trong đôi mắt. Đốì với họ, Ngài không có gì khác hơn là một người Do Thái mộng ảo bị xử tử trên thập giá. Philo có kể lại chuyện ở Alexandria một đám đông Do Thái đã làm như vậy cho một bé trai khờ dại: “Họ trùm một miếng vải lên đầu nó thay cho vương miện, họ đặt vào tay nó một cây sậy lượm bên đường thế cho cậy trượng, và vì nó được mặc trang phục như vị vua nên có người đến trước mặt nó làm bộ chào như chào vua, cũng có người khác giả vờ đến kêu ca xin giúp đỡ mình”. Họ chế giễu bé khờ dại như vậy đó, và cũng là cách của các tên lính đã đôi xử với Chúa Giêsu.
Sau khi trêu chọc Ngài, bọn lính chuẩn bị dẫn Ngài đi thọ hình. Nhiều người thường nói rằng chúng ta không nên dừng lại lâu trên khía cạnh vật lý của thập giá, nói như thế không đúng, chúng ta không thể có một bức tranh sống thực về những gì Chúa Giêsu phải chịu vì chúng ta, nếu chưa thật biết rõ về hình phạt này. Một tác giả Do Thái tên Klausner, viết rằng: “Hình phạt đóng đinh trên thập giá là cái chết thê thảm và tàn ác nhất mà con người đã nghĩ ra để trả thù đồng loại mình”. Cicero gọi đó là
316 WIL1IAM BARCLAY
Z/.JZ-M-M-
“hình phạt kinh khiếp và tàn bạo nhất”. Tacitus gọi là “một hình phạt chỉ thích hợp cho bọn nô lệ”.
Hình phạt này xuất phát từ Ba Tư, sở dĩ người ta đặt ra hình phạt đó là vì người ta cho rằng đất là nơi thánh của thần Ormuzd nên tội nhân phải được nâng lên khỏi mặt đất, để khỏi làm ô uế đất là tài sản của thần. Hình phạt đóng đinh trên thập giá từ Ba Tư du nhập sang Carthage ở Bắc phi, người Rôma đã học lối hình phạt này từ Carthage. Mặc dầu người Rôma chỉ dành hình phạt này cho những kẻ nổi loạn, những tên nô lệ bỏ trốn và những tội nhân thuộc loại thấp hèn, nó vẫn là một loại hình phạt không được áp dụng cho công dân Rôma, Klausner mô tả tiếp hình phạt đóng đinh lên thập tự như sau: “Tội nhân bị cột lên thập tự sau khi trải qua những trận đòn đẫm máu. Tử tội bị treo cho chết vì đói khát, vì sự hành hạ của vết thương bị ruồi nhặng bám vào rúc ria trên thân thể trần truồng”. Đây là hình ảnh đau đớn và cũng là những gì Chúa Giêsu sẵn lòng gánh lấy vì chúng ta.
Thập Giá Và Xỉ Nhục
Mátthêu 27,32-44
32 Đang đi ra, thì chúng gặp một người Kyrênê, tên là Simôn; chúng bắt ông vác thập giá của Người. 33 Khi đến nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Đồi Sọ, 34 chúng cho Người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một chút mà không chịu uống. 35 Đóng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. 36 Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người.
37 Phía trên đầu Người, chúng đặt bản án xử tội viết rằng: “Người này là Giêsu, vua dân Do Thái". 38 Cùng bị đóng đinh với Người, có hai tên cướp, một tên bên phải, một tên bên trái.
39 Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu 40 vừa nói: “Mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào! ” 41 Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: 42 “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua ítraen! Hắn cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền! 43 Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ
27,32-44
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​317
Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: “Ta là Con Thiên Chúa!” 44 Cả những tên cướp cùng bị đóng đinh với Người cũng sỉ vả Người như thế.
Câu chuyện Chúa Giêsu bị đóng đinh không cần phải bình giải vì tự nó đã có sức mạnh thu hút. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là sơn cái nền để bức tranh đó nổi bật lên.
Khi một tử tội bị kết án, người ấy bị dẫn đi đóng đinh. Thông thường tử tội phải vác thanh ngang của thập giá đến nơi thọ hình, còn thanh thẳng đứng đã để sẵn tại pháp trường. Bản án của tử tội được viết trên một tấm bảng đeo trước cổ tử tội, hoặc được một giới chức mang đi trước đoàn diễn hành và cuối cùng gắn vào thập giá. Tử tội bị dẫn đi diễn hành trên một đoạn đường dài để mọi người có thể nhìn thấy mà cảnh giác.
Chúa Giêsu đã chịu đánh đòn chịu sỉ vả của bọn lính, Ngài lại đã trả qua một đêm bị xét xử nên Ngài kiệt sức, lảo đảo vác thập giá. Lính Rôma biết rõ phải làm gì trước hoàn cảnh như vậy. Palestin là một xứ thuộc địa, một sĩ quan Rôma chỉ cần lấy cây giáo của mình đập nhẹ vào vai người Do Thái nào là có thể bắt anh ta phải làm bất cứ việc gì dù hèn hạ, gớm ghiếc đến đâu.
Có một người đang đi vào thành tên là Simôn, người thành Kyrênê ở Bắc Phi. Có thể người này đã dành dụm đủ tiền để đến đây dự lễ Vượt Qua, và bây giờ anh phải chịu mất mặt, xấu hổ và bị bắt buộc vác thập giá cho Chúa Giêsu. Khi Máccô thuật chuyện này thì ông nói rõ Simôn là “cha của Alécxanđơ và Ruphô” (Mc 15,21). Một sự xác định rõ như vậy chỉ có thể có nghĩa là Alécxanđơ và Ruphô là những người được biết đến nhiều trong Hội Thánh lúc bấy giờ. Và chắc chắn Chúa Giêsu đã chiếm được tâm lòng của Simôn, vào ngày kinh khủng đó, cái ngày làm ông xấu hổ trở thành ngày quang vinh cho ông.
Chỗ đóng đinh Chúa là một ngọn đồi gọi là Gôngôtha, vì giống hình một cái sọ. Khi đến nơi, tử tội nằm trên thập giá, vì người ta lây đinh đóng xuyên qua tay, hai chân thường cột lỏng vào thập giá. Lúc đó, để làm dịu bớt đau, người ta cho tử tội uống một thứ rượu thuốc do một nhóm phụ nữ giàu có ở Giêrusalem pha chế, để tỏ lòng nhân đạo của họ. Một tác giả Do Thái đã viết rằng: “Khi một người sắp sửa bị xử tử, họ cho uống một hạt nhũ hương
3 18 VVILIIAM BARCLAY
27,45-50
ngâm trong một tách rượu để làm tê liệt mọi giác quan của người ấy. Những người đàn bà giàu có của thành Giêrusalem, thường tình nguyện đóng góp những thứ này”. Người ta đã đưa cho Chúa Giêsu ly rượu thuốc đó nhưng Ngài không chịu uống, vì Ngài chấp nhận một cái chết đau đớn và cay đắng nhất, không tránh né hay không giảm thiểu bất cứ chút đau đớn nào cả.
Như chúng ta đã biết, tử tội bị dẫn đi hành quyết với bốn lính Rôma đi kèm bốn góc. Tử tội bị đóng đinh trần truồng, chỉ còn lại một mảnh vải nhỏ che thân. Quần áo của tử tội trở thành tài sản của bọn lính. Mỗi người Do Thái có năm thứ vật dụng trong người là đôi giày, cái khăn trùm đầu, cái đai lưng, cái áo trong và áo khoác ngoài. Vì vậy bốn tên lính chia nhau năm thứ vật dụng của Chúa Giêsu. Bốn vật trước có giá trị như nhau, nhưng cái áo ngoài thì giá trị hơn cả, Gioan cho chúng ta biết (Ga 19,23.24) chúng bốc thăm để chia nhau áo xống rồi ngồi canh phòng cho đến tối. Cùng bị đóng đinh với Chúa có hai tên cướp ở hai bên, Chúa Giêsu đã thật sự chết chung với tội nhân.
Những câu cuối của đoạn này mô tả Chúa Giêsu bị những người qua đường, những giới chức Do Thái và tên cướp cùng bị đóng đinh với Ngài chế nhạo, mắng nhiếc. Những lời nhạo báng xoay quanh những lời tự xưng của Chúa và sự bất lực của Ngài trên thập giá. Đây chính là điểm người Do Thái lầm lẫn trầm trọng. Họ dùng sự vinh hiển của Chúa như một phương tiện để chế giễu Ngài. Họ nói: “Hắn cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền”, nhưng như Đại tướng Booth có lần nói: “Chính vì Ngài không xuống nên chúng ta tin Ngài”. Dân Do Thái chỉ nhìn thấy Thiên Chúa trong quyền năng, còn Chúa Giêsu bày tỏ cho con người thấy rằng Thiên Chúa là tình yêu hy sinh.
Tiếng Kêu Chiến Thắng
Mátthêu 27,45-50
45 Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. 46 Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Êli, Êli, lêma xabácthani”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” 47Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói:
¿/,¿000
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 319
“Hắn ta gọi ông Êlỉa! ” 48 Lập tức, một người trong bọn chạy đi lấy miếng bọt biển, thấm đầy giấm, buộc vào đầu cây sậy và đưa lên cho Người uống. 49 Còn những người khác lại bảo: “Khoan đã, để xem ông Êlia có đến cứu hắn không!” 50 Đức Giêsu lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn.
Khi chúng ta đọc câu chuyện Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, mọi sự dường như diễn tiến rất nhanh, nhưng trong thực tế biến cố đã trải qua nhiều tiếng đồng hồ. Máccô là người ghi lại thời gian rõ ràng nhât, ông cho biết Chúa Giêsu bị đóng đinh vào giờ thứ ba, nghĩa là vào chín giờ sáng (Mc 15,25) và Ngài chết giờ thứ chín, tức ba giờ chiều (Mc 15,34). Như vậy, Chúa Giêsu bị treo trên thập giá suốt sáu tiếng đồng hồ. Đối với Chúa Giêsu cơn hấp hối của Ngài tương âối ngắn ngủi vì thường tội nhân bị treo trên cây gỗ hàng mấy ngày mới chết.
Trong câu 46, chúng ta có một câu nói lạ lùng nhất trong câu chuyện Phúc Âm. Đó là tiếng kêu thcíng thiết của Chúa Giêsu trước khi Ngài trút hơi thở cuối cùng: “Lạy Thiên Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Trước câu nói này của Chúa Giêsu. Chúng ta chỉ có thể cung kính cúi đầu, đồng thời phải cô" gắng tìm hiểu. Chúng ta có thể có ba ý giải thích như sau:
1. Điều lạ lùng là Tv 22 đã nói trước những chi tiết trong câu chuyện Chúa bị đóng đinh, và câu Chúa nói là câu đầu tiên ở Tv 22: “Kẻ nào thây tôi đều nhạo cười tôi, trề môi lắc đầu mà rằng: ngươi phó thác mình cho Đức Chúa Ngài hãy giải cứu ngươi vì Ngài yêu mến ngươi!” (Tv 22,7.8) và tiếp tục chúng ta đọc thấy trong câu 18: “Chúng nó chia nhau áo xông tôi, bắt thăm áo dài tô”. Tv 22 nối kết chặt chẽ với toàn thể câu chuyện Chúa bị đóng đinh.
Mặc dầu Tv này bắt đầu bằng sự buồn rầu, nó lại kết thúc trong chiến thắng vinh quang “Sự ngợi khen của tôi lại ở nơi công hội... vì đất nước thuộc về Chúa, Ngài cai trị trên muôn dân” (Tv 22,25 -31). Vì thế, người ta đưa ra ý kiến cho là Chúa Giêsu đọc lại Tv này khi Ngài bị đóng đinh trên thập giá vì nó nói lên hình ảnh của chính hoàn cảnh Ngài đang gánh chịu, cũng là một bài ca nói lên lòng tin cậy của Ngài. Ngài biết rằng Ngài phải trải qua những
320 WILI1AM BARCLAY
Z/,4D-3U
nỗi đau đớn ê chề nhưng sẽ kết thúc trong chiến thắng khải hoàn. Đây là một ý kiến rất hấp dẫn. Tuy vậy, trên cây thập giá không ai có thể đọc lại một câu thơ, dù đó là của một bài thánh thi. Hơn nữa, bầu không khí bao trùm lúc đó thật vô cùng bi thảm.
2. Có người cho rằng giây phút Chúa thốt ra câu nói đó là giây phút mà sức nặng tội lỗi của cả thế gian đổ lên tâm hồn và con người của Ngài. Đó là giây phút mà Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta (2Cr 5,21) và Ngài mang thay chúng ta hình phạt do tội lỗi gây ra. Đó là lúc Ngài phải chịu cách ly Thiên Chúa Cha. Không ai có thể bảo điều này không đúng, nhưng nếu đúng như vậy thì đó là một mầu nhiệm mà chúng ta chỉ có thể nói lên và suy niệm.
3. Trong cái nhìn thứ ba, tiếng kêu thống thiết của Chúa bày tỏ một cái gì rất con người ở đây. Theo tôi, Chúa Giêsu không phải là Chúa Giêsu nếu không trải qua những kinh nghiệm sâu xa nhất của con người. Khi cuộc sống tiếp diễn và khi những biến cố bi đát xảy đến trong đời sống, có thể có lúc nào đó chúng ta cảm thấy Thiên Chúa đã quên chúng ta, đó là lúc chúng ta bị dìm vào một hoàn cảnh ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Theo tôi, điều đó đã xảy ra cho Chúa Giêsu ở đây. Trong vườn Ghếtsêmani, Chúa Giêsu biết rằng Ngài phải đi tới vì đó là ý của Chúa Cha. Ngài phải chấp nhận con đường đó dù Ngài không hoàn toàn hiểu thấu. Tại đây Chúa Giêsu đã ở vào ínột hoàn cảnh thống khổ cùng cực. Ngài đang trải qua cơn đau đớn nhất của con người để bất cứ kinh nghiệm nào của chúng ta phải trải qua thì Ngài cũng đã trải qua trước rồi.
Chúng ta thấy rõ những người nghe không hiểu Chúa nói gì. Một sô" người nghĩ rằng Ngài đang kêu Êlia, chắc đó là những người Do Thái. Một trong những vị thần lớn của dân ngoại là thần mặt trời Helios. Các lính canh Rôma thì nghĩ rằng Chúa đang kêu cứu vị thần lớn nhất đó. Dù sao chăng nữa, tiếng kêu thông thiết của Chúa đối với những người đứng xem vẫn là một điều bí mật lạ lùng. Nhưng đây mới là điểm cần lưu ý. Nếu Chúa Giêsu trút hơi trong tiếng kêu thần Helios thì đây là một điều kinh khủng, nhưng Chúa Giêsu không kêu như vậy. Câu chuyện lại cho chúng ta biết khi Chúa Giêsu kêu lên một tiếng lớn thì Ngài trút linh hồn. Tiếng kêu đó in đậm trong trí
¿/,01-DO
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​321
mọi người và nó đã được các sách Phúc Âm ghi lại (Mt 27,50; Mc 15,37; Lc 23,46). Phúc Âm Gioan nói rõ hơn, Chúa Giêsu chết với tiếng la lớn: “Thế là đã hoàn tất” (Ga 19,30). Mọi sự đã hoàn tất trong tiếng Hy Lạp chỉ có một chữ “tetelestai”, đó là tiếng reo của người chiến thắng, là tiếng reo của người đã hoàn tất công việc, và của một người chiến thắng sau khi đã chiến đấu, của một người đã bước ra khỏi bóng tôi để bước vào sự sáng và nắm được triều thiên vinh hiển. Vì vậy, Chúa Giêsu chết như một người chiến thắng với một tiếng kêu chiến thắng trên môi Ngài.
Tại đây chúng ta cũng học được một điều quý báu. Chúa Giêsu đã trải qua một vực thẳm đen tối nhất, nhưng sau đó, ánh sáng lộ ra. Nếu chúng ta cứ nắm chặt lấy Chúa, dù có những lúc dường như không có Chúa, dù đức tin chúng ta suy sụp thì chắc chắn bình minh sẽ ló rạng và chúng ta sẽ vượt thắng. Người chiến thắng là người không tin rằng Thiên Chúa quên mình dù lúc mọi đường gân thớ thịt của người đó cảm thấy như Thiên Chúa từ bỏ mình. Người chiến thắng là người không bỏ đức tin dù khi cảm thấy mọi nền tảng của đức tin không còn nữa. Kẻ chiến thắng là kẻ trải qua những kinh nghiệm cùng cực nhưng vân bám chặt Thiên Chúa, và đó là điều Chúa Giêsu đã làm.
Mặc Khải Chói Sáng
Mátthêu 27,51-56
51 Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ. 52 Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy. 53 Sau khi Chúa trỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người. 54 Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và nói: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa
55 Ở đó, cũng có nhiều người phụ nữ đứng nhìn từ đàng xa. Các bà này đã theo Đức Giêsu từ Galilê để giúp đỡ Người. 56 Trong số đó, có bà Maria Mácđala, bà Maria mẹ các ông Giacôbê và Giôxếp, và bà mẹ các con ông Dêbêđê.
322 WILIIAM BARCLAY
Z/,MOO
Đoạn này chia làm ba phần:
1. Câu chuyện về những việc lạ lùng xảy ra khi Chúa chết, chúng ta chấp nhận những sự việc này theo nghĩa đen hay không, chúng vẫn dạy chúng ta hai điều thật quan trọng.
a/ Bức màn trong đền thờ bị xé rách từ trên xuống dưới. Đó là bức màn che nơi cực thánh mà không người nào được phép vượt qua, chỉ có thầy cả thượng phẩm được vào mỗi năm một lần, vào ngày Đại Lễ chuộc tội vì sau bức màn đó là nơi Thánh Thần Chúa ngự. ở đây, có một ý nghĩa tượng trưng. Trước đó, Thiên Chúa giấu mặt và xa cách con người, không ai biết Ngài như thế nào, nhưng qua sự chết của Chúa Giêsu thì một con đường được mở ra cho mọi người có thể bước vào trước nhan Thánh Chúa. Sự sống và sự chết của Chúa Giêsu cho chúng ta thây Thiên Chúa như thế nào và vĩnh viễn cất bỏ bức màn che khuất Thiên Chúa.
b/ Cửa mộ mở ra tượng trưng cho việc Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết. Bởi sự chết và sự sống lại, Chúa Giêsu đã phá hủy quyền lực của sự chết. Vì sự sống của Ngài, sự chết và phục sinh của Ngài mà mồ mả đã mất sức mạnh và sự khủng khiếp của nó. Sự chết không còn bi đát nữa, và bây giờ chúng ta biết chắc rằng Ngài sống nên chúng ta sẽ sông.
2. Câu chuyện về viên đại đội trưởng và các lính canh tuyên xưng Chúa, về việc này chỉ có một điều để nói. Chúa Giêsu đã nói: “Còn Ta, khi Ta đã được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta” (Ga 12,32). Chúa Giêsu đã nói trước về quyền năng thu hút của thập giá và những người này là những hoa trái đầu tiên của thập giá Chúa Giêsu. Thập giá đã làm họ cảm động nhìn thấy sự uy nghi của Chúa Giêsu mà không điều gì khác có thể làm được.
3. Có những phụ nữ chứng kiến được giờ cuối cùng của Chúa Giêsu. Trong khi các môn đệ bỏ Ngài và trốn đâu mất thì những phụ nữ này ở lại. Người ta nói rằng không như đàn ông, không có gì đàn bà phải sợ vì địa vị của người đàn bà trong xã hội thời bấy giờ rất thấp kém nên chẳng ai để ý tới. Tuy nhiên có một cái gì hơn điều đó, họ có mặt ở đó vì lòng yêu mến Chúa Giêsu, và đốì với họ cũng như nhiều người khác, tình yêu chân thành xua tan mọi nỗi sợ hãi.
Z/,3/-Ö 1
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​323
Ngôi Mộ Làm Quà Cho Chúa
Mátthêu 27,57-61
57 Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giôxếp, và cũng là môn đệ Đức Giêsu. 58 Ông đến gặp ông Philatô để xin thi hài Đức Giêsu. Bấy giờ tổng trấn Philatô ra lệnh trao trả thi hài cho ông. 59 Khi đã nhận thi hài, ông Giôxếp lấy tấm vải gai sạch mà liệm, 60 và đặt vào ngôi mộ mới, đã đục sẵn trong núi đá, dành cho ông. Ông lăn tảng đá to lấp cửa mồ, rồi ra về. 61 Còn bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria ở lại đó, quay mặt vào mồ.
Theo luật Do Thái, dù là xác của một tội nhân cũng không nên để trên trụ hình suốt đêm nhưng phải đem chôn ngay trong ngày đó. “Khi một người nào phạm tội đáng chết thì hãy giết nó và treo trên trụ hình, thây nó chớ để treo trên trụ hình cách đêm, song phải chôn nội trong ngày đó” (Đnl 21,22.23). Đối với trường hợp của Chúa Giêsu, điều này lại càng bắt buộc phải làm vì sắp tới ngày Sabát. Theo luật Rôma, bà con thân nhân của tội nhân có thể xin lấy xác về chôn, nếu không có ai xin thì xác đó vẫn bỏ đó cho thối và chờ muông sói đến ăn.
Không có thân nhân nào của Chúa Giêsu có đủ tư cách để xin xác Ngài về chôn vì họ đều là người Galilê và không ai có ngôi mộ nào ở thành Giêrusalem. Vì thế Giuse ở Arimathia đứng ra để làm việc đó. Ông đến với Philatô để xin xác Chúa Giêsu về tẩm liệm và đặt vào ngôi mộ mới. Giuse mãi mãi được mọi người biết đến vì ông là người đã cho Chúa Giêsu ngôi mộ.
Người ta thường nói rằng Giuse đã cho Chúa ngôi mộ sau khi Ngài đã chết, nhưng khi Ngài còn sống thì ông không ủng hộ Ngài. Giuse là một thành viên của tòa Công Luận (Lc 23,50), Luca cho chúng ta biết rằng “ông đã không tán thành quyết định và hành động của họ” (Lc 23,51). Có thể phiên họp của tòa Công Luận triệu tập tại nhà Caipha vào ban đêm là phiên họp của số người được chọn trong tòa Công Luận. Cả tòa Công Luận khó có thể có mặt đầy đủ ở đó, rất có thể Capha đã triệu tập những ai ông muốn, những người ủng hộ ông, và Giuse đã không có cơ hội tham dự phiên họp đó.
324 WILIIAM BARCLAY
27,62-00
Điều chắc chắn là cuối cùng Giuse đã bày tỏ thái độ hết sức can đảm, ông đã bước ra đứng về phía tội nhân bị đóng đinh. Ông dám đương đầu với sự bực tức của Philatô, với sự ghen ghét, gièm pha của người Do Thái. Có thể nói Giuse đã làm tất cả những gì ông có thể làm trong khả năng của ông.
Còn một điểm không rõ nữa là người phụ nữ gọi là Maria khác được Máccô cho biết là Maria mẹ của Giôxết (Mc 15,47), chúng ta thấy những người đàn bà này có mặt bên thập giá, tình yêu của họ khiến họ theo Chúa Giêsu trong lúc Ngài sông cũng như khi Ngài bị chết.
Công Tác Bất Khả Thi
Mátthêu 27,62-66
62 Hôm sau, tức là khi ngày áp lễ đã qua, các thượng tể và những người Pharisêu kéo nhau đến ông Philatô, 63 và nói: “Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp bợm ấy khi còn sống có nói: “Sau ba ngày, Ta sẽ trỗi dậy”. 64 Vậy xin quan lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắn đến lấy trộm xác rồi phao trong dân là hắn đã từ cõi chết trỗi dậy. Và như thế, chuyện bịp cuối cùng này sẽ còn tệ hại hơn chuyện trước”. 65 Ông Philatô bảo họ: “Thì có sẵn lính đó, các người hãy đi mà canh giữ theo cách các người biết!” 66 Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá và cắt lính canh mồ.
Đoạn này bắt đầu bằng một điều rất kỳ lạ. Các thượng tế và Pharisêu cùng nhau đến Philatô trong ngày hôm sau (là sau ngày sắm sửa). Chúa Giêsu bị đóng đinh ngày thứ sáu, thứ bảy là ngày Sabát. Thời gian từ ba giờ chiều đến sáu giờ tối của ngày thứ sáu gọi là thời gian sắm sửa. Như chúng ta đã biết, theo cách tính của người Do Thái thì ngày bắt đầu từ sáu giờ chiều. Như vậy, ngày Sabát bắt đầu từ sáu giờ chiều của ngày thứ sáu, những giờ cuối cùng của ngày thứ sáu gọi là thời gian sắm sửa. Nếu như vậy thì có nghĩa là các thượng tế và Pharisêu đã đến Philatô vào ngày Sabát để đưa ra thỉnh nguyện của họ. Và nếu như thế thì không có việc nào trong Phúc Âm cho thấy các giới cầm quyền Do Thái quyết tâm loại trừ Chúa Giêsu cho bằng việc này, chỉ vì muốn
Z.O,l-lU
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 325
chắc chắn là Chúa Giêsu không còn nữa, họ sẵn sàng phá luật lệ thánh của chính họ.
Có một điều hết sức mỉa mai ở đây. Những người Do Thái này nói rằng Chúa Giêsu đã tuyên bô" là sau ba ngày Ngài sẽ sông lại. Họ không tin điều đó có thể xảy ra, nhưng họ cho rằng các môn đệ có thể tìm cách lấy cắp xác Chúa rồi phao ra rằng Ngài đã sống lại. Vì vậy, họ muôn mồ mả được canh phòng cẩn thận. Philatô trả lời rằng: “Các ông có sẩn lính đó, cứ đi mà canh phòng theo ý các ông”. Philatô trả lời như thể vô tình nói rằng: “Hãy giữ Chúa Cứu Thế trong mồ, nếu các ngươi làm được”. Họ bèn thi hành ngay kế hoạch đó, người ta lăn một tảng đá to bằng bánh xe bò chận ngang mộ. Họ niêm phong cửa mộ và canh gác cẩn thận.
Họ đã không nhận biết một điều là không có ngôi mộ nào trên thế gian có thể nhốt Chúa Kitô Phục Sinh. Tất cả mọi kế hoạch của con người không trói buộc được Chúa Phục Sinh. Tìm cách cầm giữ Chúa Giêsu là việc làm vô ích.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii