Hãy biến vết thương lòng thành những bài học có ý nghĩa.

Oprah Winfrey

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 116
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 26
ở Đầu Màn Cuốĩ của Thảm Kịch
Mátthêu 26,1-5
' Khi Đức Giêsu giảng dạy tất cả những điều ấy xong, Người bảo các môn đệ của Người rằng: 2 “Anh em biết còn hai ngày nữa là đến lễ Vượt Qua, và Con Người sắp bị nộp để chịu đóng đinh vào thập giá
3 Lúc ấy, các thượng tế và kỳ mục trong dần nhóm họp tại dinh của vị thượng tế tên là Caipha,4 và cùng nhau quyết định dùng mưu bắt Đức Giêsu và giết đi. 5 Nhưng họ lại nói: “Không nên làm vào chính ngày lễ, kẻo gây náo động trong dân
Màn cuối của thảm kịch đã bắt đầu. Một lần nữa Chúa Giêsu cảnh báo các môn đệ Ngài về những điều sẽ xảy đến. Trong những ngày cuối cùng, Ngài đã có những hành động ngoạn mục đến nỗi
ZD, 1 o
1 IN MUNCj MATTHEU - TAP 2​Zố 1
họ CÓ thể nghĩ rằng Ngài có ý muốn khiêu khích người Do Thái có thẩm quyền. Tuy nhiên, ở đây một lần nữa, Ngài xác định rõ ràng mục đích của Ngài là thập giá.
Đó cũng là lúc các lãnh tụ Do Thái đang bàn mưu của họ. Caipha là thượng tế. Chúng ta biết rất ít về Caipha, nhưng chúng ta biết một sự kiện đáng lưu ý nhất về ông ta. Ngày xưa, chức vụ thượng tế là cha truyền con nối và mãn đời, nhưng khi người Rôma chiếm xứ Palestin thì họ thay đổi liên tục các thầy cả thượng phẩm, vì người Rôma muôn thay đổi và bổ nhiệm những thầy cả thượng phẩm cho hợp với mục đích riêng của họ. Giữa năm 37 TCN và 67 SCN, khi thượng tế cuối cùng được chỉ định, trước khi đền thờ bị phá hủy thì có hơn hai mươi tám. Điều đặc biệt ở đây là Caipha được làm thượng tế từ năm 18 SCN đến 36 SCN. Đây quả là một thời gian dài cho chức vụ thượng tế, và Caipha chắc phải đem hết tài năng ra cộng tác với người Rôma để duy trì địa vị đó. Nhưng đó cũng là vấn đề khó cho Caipha.
Người Rôma không chấp nhận hỗn loạn trong dân chúng. Nếu ông để bất kỳ cuộc nổi loạn nào xảy ra thì chắc chắn ông mất chức ngay. Vào kỳ lễ Vượt Qua, không khí thành Giêrusalem rất sôi động, rất đông người. Sử gia Josephus cho chúng ta biết về một dịp thống kê dân số đã thực hiện như sau (Josephus, Chiến Tranh Của Người Do Thái 6.9.3).
Thống đốc thời bấy giờ là Cestius, ông ta cảm thấy Nêrô không biết rõ số người Do Thái và những vấn đề họ gây ra cho các thống đốc, nên yêu cầu các thượng tế thống kê số chiên bị giết làm lễ vật lễ Vượt Qua. Josephus viết rằng: “Mười người trở lên hiệp nhau dâng một con chiên làm lễ vật, luật không cho phép dưới mười người dân một lễ vật, vì không muôn người ta ăn của lễ riêng lẻ”. Trong dịp này số chiên bị giết lên tới 256.500 con. Và Josephus đã ước tính số người dự lễ Vượt Qua trong thành Giêrusalem lên tới hai triệu bảy trăm năm chục ngàn người.
Caipha đã tìm cách bắt Chúa cách bí mật và yên lặng, vì lúc đó có nhiều khách hành hương người Galilê và đối với họ, Chúa Giêsu là một ngôn sứ. Kế hoạch của Caipha là nhằm hoãn mọi việc cho qua kỳ lễ Vượt Qua, khi ấy thành phố sẽ yên tĩnh hơn, tuy nhiên Giuđa đã đưa ra một giải pháp cho vấn đề của ông và
ZỒZ W1L11AM tSAKV^L/\ĩ
Caipha sẵn sàng chấp nhận để sớm loại trừ Chúa Giêsu, con người gây phiền nhiễu cho ông.
Hoang Phí Vì Tình Yêu
Mátthêu 26,6-13
6 Đức Giêsu đang ở làng Bêtania tại nhà ông Simôn, người từng mắc bệnh phong, 7 thì có một người phụ nữ đến gần Người, mang theo một bình bạch ngọc, đựng một thứ dầu thơm đắt giá. Cô đổ dầu thơm trên đầu Người, lúc Người đang dùng bữa. 8 Thấy vậy, các môn đệ lấy làm bực tức nói: “Sao lại phí của như thế? 9 Dầu đó có thể bán được nhiều tiền mà cho người nghèo”. 10 Biết thế, Đức Giêsu bảo các ông: “Sao lại muốn gây chuyện với người phụ nữ này? Quả thật, cô ấy vừa làm cho Thầy một việc nghĩa. " Người nghèo thì lúc nào anh em cũng có với anh em; còn Thầy, thì không phải lúc nào anh em cũng có đâu!12 Cô ấy đổ dầu thơm trên mình Thầy là hướng về ngày mai táng Thầy. 13 Thầy bảo thật anh em: Tin Mừng này được loan báo bất cứ nơi nào trong khắp thiên hạ, thì người ta cũng sẽ kể lại việc cô vừa làm mà nhớ tới cô ”.
Câu chuyện xức dầu này ở Bêtania cũng được Máccô và Gioan ghi lại. Câu chuyện của Máccô hầu như không có gì khác, nhưng Gioan thì thêm một chi tiết, là người đàn bà xức dầu cho Chúa không ai khác hơn là Maria, em của Mátta và Ladarô. Luca không thuật lại chuyện này nhưng ông thuật lại câu chuyện xức dầu trong nhà của Simôn Pharisêu (Lc 7,36-50). Tuy nhiên trong câu chuyện của Luca thì người đàn bà lấy dầu xức chân Chúa Giêsu và lấy tóc lau chân Ngài là một người đàn bà tội lỗi xấu xa, vì vậy người ta luôn thắc mắc không biết câu chuyện Luca kể có phải là câu chuyện mà Gioan và Máccô thuật lại không?
Trong cả hai trường hợp, người chủ nhà là Simôn, dù Luca ghi người đó là Simôn Pharisêu, còn Mátthêu và Máccô ghi người đó là Simôn người bị bệnh phong. Trong Gioan người chủ đãi tiệc không được nêu danh mặc dầu câu chuyện thuật lại như thê câu chuyện đã xảy ra tại nhà của Mátta, Maria và Ladarô. Simôn là tên thông thường, có ít nhất mười tên Simôn trong Kinh Thánh Tân Ước, hai mươi Simôn trong bộ lịch sử của Josephus. Điều khó
nhất đẻ phân biệt câu chuyện của Luca và ba tác giả của Phúc Âm khác là, trong câu chuyện của Luca người đàn bà xức dầu là một người xấu nết, không có gì chỉ rõ đó là Maria ở Bêtania. Tuy nhiên Maria yêu mến Chúa sâu đậm đến thế có thể là vì bà đã được Ngài cứu vớt ra khỏi bùn nhơ. Người ta cũng không biết chắc là có phải câu chuyện của Luca cũng là câu chuyên của ba tác giả kia không. Ta chỉ có thể nói rằng điều đó không phải là không thể xảy ra. Dù sao chăng nữa, đây là một câu chuyện dễ thương hàm chứa những chân lý quý báu.
1. Nó cho chúng ta thấy sự hoang phí vì tình yêu. Người đàn bà lấy bình dầu quý nhẩt của mình đổ lên mình Chúa Giêsu. Phụ nữ Do Thái rất thích dầu thơm và thường đeo một chai dầu thơm nhỏ nơi cổ. Dầu thơm đó rất quý. Cả Máccô và Gioan đều kể các môn đệ nói rằng dầu thơm này có thể bán hơn 300 đồng (Mc 14,5; Ga 12,5). Lương công nhật của một người thời đó chưa tới một đồng, vì thế, chai dầu thơm này trị giá gần bằng một năm lương của một người. Khi Chúa Giêsu và các môn đệ bàn luận phải làm thế nào để nuôi đám đông dân chúng, Philípphê trả lời là 200 đồng chưa chắc đủ để mua bánh cho họ ăn. Chai dầu thơm nhỏ này nếu bán đi có thể nuôi một đám đông trên 5.000 người, đó là giá trị món quà mà bà dành cho Chúa Giêsu, nó là món quý nhất bà có. Tinh yêu không tính toán so đo hơn thiệt, khi yêu ai, ta muốn ban cho thật nhiều, và khi đã ban cho tất cả mọi điều mình có, ta vẫn nghĩ là hãy còn quá ít. Chúng ta không thể bắt đầu làm Kitô hữu, nếu chúng ta chỉ nghĩ đến việc dâng Chúa càng ít càng tốt.
2. Nó cho chúng ta thấy rằng, có những lúc ý thức bình thường không quan niệm đúng sự việc. Trong câu chuyện này tiếng nói chung của mọi người là “hoang phí quá” và chắc chắn điều đó đúng. Tuy nhiên có cả một thế giới cách biệt giữa kinh tế học của ý thức đại chúng và kinh tế học của tình yêu. Ý thức bình thường vâng theo chỉ thị của sự thận trọng tính toán, nhưng tình yêu vâng theo chỉ thị của con tim. Trong đời sống có một chỗ dành cho ý thức bình thường, nhưng có những lúc chỉ sự hoang phí của tình yêu mới có thể đáp ứng nhu cầu của tình yêu. Món quà tặng thật sự không phải là món quà khi chúng ta có thể có nó cách dễ dàng. Một món quà đích thực, là một món quà có sự hy sinh trong đó và là một món quà vượt quá khả năng chúng ta.
284 WILIIAM BARCLAY
Z.U, i“-*~ 1U
3. Nó cho chúng ta biết là có những việc mà chúng ta phải làm ngay khi cơ hội đến, nếu không sẽ không còn có dịp để làm nữa. Các môn đệ rất hăng hái giúp đỡ kẻ nghèo nhưng những Rápbi Do Thái nói rằng: “Đức Chúa Trời luôn luôn để kẻ nghèo ở với chúng ta để chúng ta không bao giờ mất cơ hội giúp đỡ họ”. Có những việc chúng ta chỉ có thể làm một vài lần, có những việc mà nếu bỏ lỡ cơ hội thì chẳng bao giờ có dịp làm được nữa. Nhiều lúc chúng ta được thúc giục làm một nghĩa cử hào hiệp, nhưng thường chúng ta không hành động theo, nếu ta không làm ngay chắc chắn những hoàn cảnh, những con người và thời gian ấy sẽ không bao giờ trở lại. Điều đáng buồn trong đời sông nhiều người là họ đã đánh mất những cơ hội để làm việc lành.
4. Nó cho chúng ta biết rằng hương thơm của một nghĩa cử cao quý lưu lại mãi mãi. Có những việc làm cao đẹp sẽ chiếu sáng mãi như một ngọn đèn trong thế giới tối tăm. Những giờ phút cuối cùng của đời sống Chúa Giêsu có quá nhiều cay đắng, phản bội và bi đát đến nỗi câu chuyện loé lên rạng rỡ giữa thế giới tăm tối trong những ngày cuối cùng này. Trên trần gian, ít có gì quý trọng cho bằng lưu lại cho đời một nghĩa cử cao đẹp.
Kẻ Phản Bội
Mátthêu 26,14-16
14 Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giuđa ítcariốt, đi gặp các thượng tế15 mà nói: “Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu”. Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. 16 Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giêsu.
Chúng ta đã thấy rằng nhà cầm quyền Do Thái muốn tìm cách bắt Chúa Giêsu mà không gây ra phản ứng chống đối của dân chúng, và bây giờ Giuđa cống hiến phương cách cho họ. Có ba nguyên nhân khả dĩ khiến Giuđa phản bội Chúa Giêsu, còn những lý do khác đều xuất phát từ ba lý do này.
1. Có thể vì lòng tham tiền và tính bần tiện mà Giuđa đã bán. Chúa Giêsu. Theo Mátthêu và Máccô, ngay khi câu chuyện xức
26,14-16
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 285
dầu xảy ra tại Bêtania, thì Giuđa thực hiện việc mua bán kinh tởm này. Khi Gioan thuật lại câu chuyện này và biến cố đó, ông nói rằng Giuđa chống lại việc xức dầu vì ông vốn là tay trộm cắp và gian lận (Ga 12,6). Nếu quả vậy thì Giuđa đã thực hiện việc mua bán kinh tởm nhất lịch sử. số tiền ông đồng ý để nộp Chúa là ba mươi đồng bạc, nghĩa là chưa đầy năm đồng bảng Anh. Nếu lòng tham tiền là nguyên do khiến Giuđa phản bội, thì đây quả là một tấm gương kinh tởm nhất trong lịch sử về sức mạnh của lòng ham mê tiền bạc.
2. Có thể Giuđa hành động bởi lòng ghen ghét cay đắng vì đã hoàn toàn vỡ mộng. Người Do Thái luôn luôn có những ước mơ quyền thế. Họ có những nhà ái quốc bạo động sẩn sàng nổi lên đánh đuổi người Rôma ra khỏi xứ Palestin. Những người ái quốc này là sicarri, nghĩa là những người mang dao găm vì họ theo đuổi chủ trương ám sát. Có thể Giuđa là loại người đó, khi ông xem Chúa Giêsu như là một lãnh tụ từ trời sai xuống với những quyền năng phi thườnu có thể lãnh đạo một cuộc nổi dậy lớn lao. Nhưng rồi ông lại thây Chúa Giêsu cô" tình đi hướng khác, hướng về con đường dẫn đến thập giá. Có thể thất vọng chua cay đó đã làm cho lòng nhiệt thành của Giuđa chuyển hướng, lúc đầu vỡ mộng rồi sau là thù ghét. Nỗi căm ghét thúc đẩy ông tìm cách hạ sát con người mà ông đã đặt quá nhiều hy vọng. Giuđa có thể căm ghét Chúa Giêsu vì Ngài không là con người mà Giuđa từng ước muốn.
3. Có thể Giuđa không hề có ý định làm cho Chúa chết. Có thể như chúng ta đã thấy, Giuđa đã nhìn thấy Chúa Giêsu là một lãnh tụ từ trời đến. Có thể ông ta thấy Ngài xúc tiên công việc quá chậm chạp và ông ta muốn thúc đẩy Ngài sớm ra tay. Có thể ông chỉ nộp Chúa để buộc Ngài phải ra tay hành động. Quan điểm này có vẻ phù hợp nhất với mọi sự kiện. Và lý do đó cũng giải thích được là tại sao Giuđa tự tử khi chương trình của ông bị thất bại.
Dù chúng ta nhìn như thế nào, thảm kịch của Giuđa cũng chính là ông đã không chấp nhận con người thực tế của Chúa Giêsu và cô" gắng tạo một Giêsu theo ý muôn của mình. Thảm kịch của Giuđa cũng chính là thảm kịch của những ai cho rằng mình hiểu biêt hơn Chúa. Chúng ta không thể thay đổi Chúa Giêsu được, nhưng chúng ta cần phải được Ngài thay đổi. Chúng ta không bao
286 WILIIAM BARCLAY
26,20-25
giờ có thể dùng Chúa cho mục đích riêng của mình, nhưng phải phục tùng Ngài để được Ngài sử dụng. Thảm kịch của Giuđa là thảm kịch của một người cho rằng mình biết hơn Chúa.
Tiếng Gọi Cuổì Cùng của Tình Yêu
Mátthêu 26,20-25
20 Chiều đến, Đức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. 21 Đang bữa ăn, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy”. 22 Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?" 23 Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. 24 Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!” 25 Giuđa, kẻ nộp Người cũng hỏi: “Rápbi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh nói đó! ”
Trong những cảnh cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, có những lần dường như chỉ có một mình Chúa Giêsu và Giuđa. Ngoài hai người dường như chẳng còn ai nữa. Điều chắc chắn là Giuđa phải đi sắp đặt công việc gian ác của mình một cách bí mật. Ông phải giấu kín việc đi lại của mình, vì nếu những môn đệ còn lại biết việc của ông đang làm thì ông không thể sống nổi. Giuđa đã che giấu kế hoạch của mình với các bạn đồng môn, nhưng không thể giấu Chúa. Ta có thể che giấu tội lỗi mình trước mặt người khác, nhưng không thể che giấu chúng trước cặp mắt của Chúa Giêsu, là Đấng nhìn thấy những sự kín nhiệm trong lòng người. Mặc dầu không ai biết nhưng Chúa Giêsu biết Giuđa đang mưu tính điều gì.
Bây giờ chúng ta có thể thấy những biện pháp của Chúa Giêsu đối với tội nhân. Chúa có thể dùng quyền năng Ngài để đánh bại Giuđa, làm cho ông thành bất lực hoặc giết chết ông, nhưng vũ khí duy nhất mà Chúa Giêsu sử dụng là tiếng kêu gọi của tình yêu. Một trong những điều kỳ diệu nhất của đời sông là Thiên Chúa tôn trọng ý chí tự do của con người. Ngài không ép buộc không thúc đẩy nhưng chỉ kêu gọi.
26,20-25
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​287
Khi Chúa Giêsu tìm cách ngăn cản một người phạm tội thì Ngài làm hai điều:
Trước hết Ngài để cho người ta đối diện với tội lỗi của họ, Ngài cô" làm cho họ phải dừng lại, phải nhìn và suy nghĩ điều mình đang làm. Ngài nói với người đó rằng: “Hãy nhìn điều ngươi đang mưu tính, ngươi thật có thể làm một việc như vậy sao?” Có thể nói rằng chúng ta thường được cứu khỏi sa vào tội lỗi phần lớn là vì sững sờ khi nhìn vào tội ác mình định làm. Chúa Giêsu không ngừng kêu gọi, khẩn nài người ta hãy dựng lại nhìn xem, hãy nhận thức để có thể tỉnh ngộ.
Thứ đến, Ngài làm cho người ấy phải đốì diện với chính Ngài. Ngài khiến cho người ấy nhìn Ngài, và Ngài sẽ hỏi họ rằng: “Ngươi có thể nhìn Ta, có thể bắt gặp đôi mắt của Ta và làm những điều ngươi dự định đó chăng?” Chúa luôn tìm cách làm cho người ta nhận thức được sự khủng khiếp của việc người đó muốn làm và nhận biết được tình yêu của Ngài để ngăn chặn hành động của người ấy.
Chính tại đây chúng ta thấy tính cách kinh khủng thật sự của tội lỗi có chủ tâm. Bất kể đến tiếng gọi cuối cùng của tình yêu, Giuđa tiếp tục bước tới. Dù đã đối diện với tội lỗi của mình và đối diện với Chúa Giêsu, Giuđa vẫn không quay lại.
Có thứ tội lỗi của tâm hồn đam mê, bởi sự thôi thúc nhất thời, bị cuốn vào tội trước khi ý thức được việc mình làm và hậu quả của nó. Đừng ai coi thường một tội như vậy, vì những hậu quả của nó rất khủng khiếp. Tuy nhiên, còn có thứ tội nặng hơn nữa, đó là tội cô" tình phạm một cách lạnh lùng, có tính toán, biết rõ việc mình làm, biết rõ hậu quả kinh khiếp, dù đốì diện với tình yêu trong đôi mắt Chúa Giêsu, vẫn khăng khăng làm theo ý riêng của mình. Lòng chúng ta chắc phải nổi giận khi thấy con cái cố tình làm thương tổn cha mẹ. Đó chính là điều Giuđa đã làm cho Chúa Giêsu, và điều đáng buồn là chính chúng ta cũng vẫn thường làm như vậy.
288 WILIIAM BARCLAY
/0,-4/OU
Cái Hôn Của Kẻ Phản Bội
Mátthêu 26,47-50
47 Người còn đang nói, thì Giuđa, một người trong nhóm Mười Hai, đã đến. Cùng đi với hắn, có cả một đám người đông đảo mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế và kỳ mục trong dân sai đến. 4S Kẻ nộp Người đã cho họ một dấu hiệu, hắn dặn rằng: “Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy!”49 Ngay lúc đó, Giuãa tiến lại gần Đức Giêsu và nói: “Rápbi, xin chào Thầy!” rồi hôn Người.50 Đức Giêsu bảo hắn: “Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi! ” Bấy giờ họ tiến đến, tra tay bắt Đức Giêsu.
Như chúng ta đã biết, hành động của Giuđa có thể xuất phát từ hai động cơ. Có thể vì tham tiền hoặc vì vỡ mộng nên ông muốn thấy Ngài bị giết. Hoặc có thể ông cố tình làm cho Chúa sớm ra tay, buộc Ngài phải hành động chứ không muôn thấy Ngài bị giết.
Vì vậy có hai cách giải thích biến cố này. Nếu trong lòng Giuđa chỉ có sự căm ghét và tính biển lặn điên cuồng thì đây là một cái hôn kinh tởm nhất lịch sử, một cái hôn làm hiệu của tên phản bội. Nếu thế thì không còn điều gì kinh tởm hơn nữa để nói về con người mang tên Giuđa này. Tuy nhiên có những dấu hiệu cho thấy còn có cái gì khác hơn thế ở đây. Khi Giuđa nói với đám đông có vũ trang rằng, ông sẽ chỉ người mà họ muốn bắt bằng cách hôn người ấy, thì chữ ông dùng là chữ philein, trong tiếng Hy Lạp là một chữ thông thường để chỉ một cái hôn. Nhưng khi Giuđa thật sự hôn Chúa thì chữ được dùng là chữ kataphilein, chữ dùng chỉ cái hôn của một người yêu, cái hôn tha thiết đầy thương yêu. Tại sao Giuđa làm như thế?
Hơn nữa, tại sao cần phải nhận diện Chúa Giêsu? Điều mà các người cầm quyền thời bấy giờ không cần phải là nhận diện Chúa Giêsu mà là một cơ hội thuận tiện để bắt Ngài. Những người đến bắt Chúa Giêsu là tay chân, bộ hạ của các thượng tế và kỳ mục trong dân. Họ là những cảnh sát đền thờ, lực lượng duy nhât trong tay các thầy tư tế. Khó có thể tin rằng cảnh sát của đền thờ không biết rõ mặt con người mà mấy ngày trước đây đã làm sạch đền thờ, xua đuổi những kẻ bán bồ câu và người đổi bạc ra khỏi
hành lang đền thờ. Khó có thể tin rằng họ không biết con người vẫn hằng ngày dạy dỗ trong đền thờ, họ không cần phải nhận diện. Khi được dẫn đến vườn Ghếtsêmani họ phải biết rõ người mà họ đến bắt.
Có thể khi Giuđa bước tới để hôn Chúa, ông hôn Ngài như thể một môn đệ hôn thầy mình và đó là điều ông cố ý. Và ông lui ra sau kiêu hãnh chờ xem Chúa Giêsu ra tay đập tan những người này. Điều kỳ lạ là sau giây phút hôn Chúa Giêsu, Giuđa biến mất khỏi vườn Ghếtsêmani và không hề xuất hiện trở lại cho đến khi ông tự tử. Ông không xuất hiện ngay cả trong phiên tòa xử Chúa Giêsu với tư cách một nhàn chứng. Rất có thể trong một giây phút bàng hoàng choáng váng vì đã nhận biết sự tính toán sai lầm của mình, Giuđa đã lảo đảo rút vào trong đêm tối đau đớn, tan nát và bị ám ảnh đời đời.
Kết Cục Của Kẻ Phản Bội
Mátthêu 27,3-10
3 Bấy giờ, Giuđa, kẻ đã nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận. Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tê' và kỳ mục 4 mà nói: “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan". Nhưng họ đáp: “Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!” 5 Giuđa ném số bạc vào Đền Thờ và ra đi thắt cổ. 6 Các thượng tế lượm lấy số bạc ấy mà nói: “Không được phép bỏ vào quỹ Đền Thờ, vì đây là giá máu”. 7 Sau khi bàn định với nhau, họ dùng tiền đó tậu “Thửa Ruộng Ông Thợ Gốm” để làm nơi chôn cất khách ngoại kiều. 8 Vì vậy mà thửa ruộng ấy gọi là “Ruộng Máu ” cho đến ngày nay. 9 Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giêrêmia: “Họ đã lượm lấy ba mươi đồng bạc, tức là cái giá mà một số con cái ítraen đã đặt khi đánh giá Người. 10 Và họ lấy số bạc đó mà mua ‘Thửa Ruộng Ong Thợ Gốm’, theo những điều Đức Chúa đã truyền cho tôi”.
Đây là màn cuối cùng trong tấn bi kịch Giuđa. Dù chúng ta mình giải tâm trí Giuđa thế nào chăng nữa, có một điều rõ ràng là Giuđa bây giờ đã thây rõ hậu quả khủng khiếp của việc ông làm. Mátthêu cho chúng ta biết rằng Giuđa đem tiền, quăng vào trong đền thờ, điều lý thú là chữ Mátthêu dùng không phải là chữ chỉ
290 WILIIAM BARCLAY
z/p- 1U
về đền thờ một cách tổng quát (hieron) mà là chữ chỉ phần chính của đền thờ (naos). Hẳn chúng ta còn nhớ đền thờ gồm những hành lang nối tiếp nhau. Trong nỗi thất vọng tối tăm, Giuđa đã vào trong hàng lang của người ngoại, ông băng ngang qua đó, vào trong hành lang dành cho phụ nữ, vượt qua đó để vào hành lang dành cho người Do Thái và ông không thể đi xa hơn nữa. Bây giờ ông đến hàng rào ngăn cách hành lang dành cho thầy tư tế với chính diện ở cuối cùng, ông gọi họ ra lấy tiền nhưng họ không ra, ông ném tiền vào họ rồi đi ra ngoài tự treo cổ chết. Các thầy tư tế lấy tiền đó, nó đã bị ô uế đến nỗi không thể bỏ vào quỹ đền thờ. Họ bèn đem số tiền đó mua một miếng ruộng để chôn những ngoại kiều chết trong thành phố.
Cái chết của Giuđa cho thấy rõ chương trình của ông đã sai. Ông có ý muốn biến Chúa Giêsu thành một người chiến thắng oai hùng, nhưng ngược lại ông đã đưa Chúa Giêsu đến thập giá và sự sống của ông cũng tiêu tan. Có hai sự thật lớn về tội lỗi ở đây:
1. Điều kinh khiếp nhất về tội lỗi là chúng ta không thể quay ngược kim đồng hồ. Chúng ta không thể hóa giải những điều đã làm. Một khi đã ra tay làm một việc gì, chúng ta không còn có thể làm gì để thay đổi nó hay đem nó về chỗ cũ. Không đợi đến già người ta mới bị ám ảnh bởi ao ước được làm lại cuộc đời. Khi chúng ta nhớ rằng không có hành động nào có thể rút lại được, chúng ta sẽ cẩn thận khi hành động.
2. Một điều kỳ lạ về tội lỗi là người ta có thể đi đến chỗ oán ghét điều mình đã đạt được do việc làm tội lỗi của mình. Phần thưởng do tội lỗi mang lại có thể làm anh kinh tởm, ghê gớm đến độ anh chỉ muốn quăng xa nó khỏi mình. Hầu hết những người phạm tội nghĩ rằng, nếu họ chiếm hữu được điều bị cấm đó thì sẽ sung sướng, nhưng điều mà tội lỗi ước ao và chiếm hữu lại trở thành điều mà người ta muốn loại trừ hơn hết, và thường thì họ không thể loại trừ được.
Như chúng ta đã thấy, Mátthêu hay trích dẫn những điều tiên đoán về những biến cố trong đời sống của Chúa Giêsu. Trong trường hợp này Mátthêu trích dẫn theo trí nhớ và lời trích dẫn của ông đưa ra không tìm thây trong Giêrêmia (Gr 32,6-15; 18,2-3) mà là trong Dacaria (Der 11,10-14). Trong đoạn kỳ lạ này, ngôn
ZD, 1 /- ly
TIN MUNG MATTHEU - TÄP 2 2y 1
sứ Dacaria nói ông đã nhận một tiền công cách không xứng đáng và vất nó cho người thợ gốm. Mátthêu đã nhìn thấy hình ảnh đó tượng trưng cho điều Giuđa làm.
Nếu Giuđa trung thành với Chúa Giêsu, có thể ông sẽ chết như người tử đạo, nhưng vì muốn theo đường lối riêng của mình nên chính tay ông đã đem cho mình một cái chết của kẻ tự sát. Ông đã đánh mất triều thiên vinh hiển của kẻ tử đạo để rồi thấy mình không thể nào tiếp tục sống nổi vì đã phạm tội
Bữa Tiệc Ly
Mátthêu 26,17-19
17 Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giêsu: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? ” 18 Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: ‘Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy. ” 19 Các môn đệ làm ỵ như Đức Giêsu đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua.
Chúa Giêsu đi đến thành Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua. Chúng ta đã biết thành phô" lúc này đông đảo đến mực nào. Trong ngày lễ, lẽ ra người Do Thái đều phải ở lại trong khu vực thành phố nhưng vì số người quá đông, thành phố không đủ sức chứa, vì vậy, những làng nhỏ như Bêtania cũng được dùng làm chỗ trọ cho khách hành hương. Chúa Giêsu đang ở trong làng Bêtania, nhưng bữa tiệc phải được tổ chức trong thành Giêrusalem. Các môn đệ muôn biết họ phải sửa soạn những gì, rõ ràng Chúa Giêsu không để đến giờ chót mới lo công việc. Ngài đã sắp xếp với người bạn tại Giêrusalem và giao hẹn mật hiệu: “Thầy bảo thời của thầy đã gần tới”. Ngài dặn mật hiệu đó cho môn đệ và sai họ đi trước để sửa soạn những thứ cần thiết.
Lễ Vượt Qua kéo dài một tuần lễ, buổi tôi đầu tiên gọi là bữa tiệc ăn bánh không men. Trong khi theo dõi biến cố, chúng ta phải nhớ rằng đối với người Do Thái ngày bắt đầu từ lúc sáu giờ tối. Trong trường hợp này lễ bánh không men bắt đầu vào sáng
292 WILIIAM BARCLAY
z0,1!-vy
thứ năm. Sáng hôm ấy người ta phải hủy mọi miếng men sau khi làm lễ tìm kiếm khắp nhà. Có hai lý do để làm việc đó, cả kỳ lễ nhằm để kỷ niệm một biến cố lớn nhất trong lịch sử dân tộc Do Thái được thoát ách nô lệ Ai Cập. Khi dân Do Thái chạy khỏi Ai Cập, họ phải chạy trốn một cách vội vã, đến nỗi họ không có thì giờ để làm bánh có men (Xh 12,34). Men là một miếng bột đã dậy, bỏ một ít men đó vào nhồi rồi đem nướng thì nó sẽ trở thành một ổ bánh bình thường, tuy nhiên cần phải có thì giờ mới có thể làm một ổ bánh như vậy. Bột không men nướng rất nhanh, nhưng nó không nổi như bánh có men. Trong ngày lễ bánh không men, người ta tiêu hủy hết men có trong nhà và làm bánh không men để lập lại những hành động trong đêm mà tổ phụ họ rời bỏ xứ Ai Cập và cuộc đời nô lệ. Lý do thứ hai, theo suy nghĩ của người Do Thái, men là dấu hiệu của sự bại hoại. Như đã nói, men là một loại bột nhồi đã dậy và dân Do Thái cho sự lên men là hư thối. Men tượng trưng cho tất cả mọi thứ gì thối nát, vì vậy hủy bỏ men là dấu hiệu của sự tinh sạch.
Các môn đệ phải sửa soạn những gì? Vào sáng thứ năm họ sẽ sửa soạn bánh không men và tìm xem trong nhà có sót miếng men nào không. Một thứ cần thiết khác cho bữa tiệc là con chiên của lễ Vượt Qua. Tai vạ khủng khiếp cuối cùng giáng trên dân Ai Cập khiến họ bắt buộc để cho dân Do Thái ra đi là thiên sứ sát hại đi qua khắp xứ Ai Cập và giết chết con trai đầu lòng của mỗi nhà. Để khỏi bị lầm lẫn, người Do Thái phải giết một con chiên rồi lấy máu nó bôi trên xà ngang và hai cây cột cửa để khi thiên sứ thấy dấu hiệu thì sẽ vượt qua nhà đó (Xh 12,21-23). Vào buổi chiều thứ năm, người ta sẽ mang con chiên đến đền thờ để giết và máu của nó, tức là sự sống, phải dâng lên cho Thiên Chúa. Như thế bánh không men và chiên phải được sửa soạn trước. Ngoài ra còn bốn thứ khác cần thiết cho lễ Vượt Qua.
1. Một tô nước muối phải được đặt lên bàn thờ để nhắc nhở đến những giọt nước mắt đã đổ ra khi tổ phụ họ làm nô lệ bên Ai Cập và nhớ đến nước Biển Đỏ nơi bàn tay Chúa đưa ra cứu vớt họ một cách kỳ diệu.
2. Một nắm rau đắng gồm có củ cải, rau diếp, rau cần... để nhắc họ nhớ lại nỗi đắng cay của cảnh nô lệ, và một chùm kinh
26,26-30
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​293
giới mà tổ phụ ngày xưa đã dùng để bôi máu con chiên trên xà ngang cửa.
3. Họ phải làm một loại hồ gọi là Charosheth, gồm có táo, chà là, lựu và đậu đánh nhuyễn với nhau. Điều này nhắc họ nhớ lại đất sét phải dùng làm gạch ở Ai Cập, và trên đó để những cọng quế cay để nhắc họ nhớ đến rơm dùng làm gạch.
4. Sau hết là bốn tách rượu nho. Điều này nhắc họ nhớ đến bốn lời hứa của Chúa khi họ ra khỏi Ai Cập (Xh 6,6.7), “Ta là Chúa và sẽ rút các ngươi khỏi gánh nặng mà người Ai Cập đã gán cho cùng giải thoát vòng tôi mọi; Ta sẽ giơ thẳng tay ra, dùng hình phạt nặng mà chuộc các ngươi. Ta sẽ nhận các ngươi là dân Ta và Ta sẽ là Chúa của các ngươi”.
Đó là những thứ các môn đệ phải sửa soạn trước trong ngày thứ năm. Sau sáu giờ chiều ngày đó là bước sang ngày thứ sáu, ngày 15 của tháng Nisan và họ có thể họp lại quanh bàn ăn bất cứ lúc nào.
Mình Và Máu của Ngài
Mátthêu 26,26-30
26 Cũng trong bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy". 27 Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, 28 vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. 29 Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy”.
30 Hát thánh vịnh xong, Đức Giêsu và các môn đệ ra núi Ôliu.
Chúng ta đã thấy khi các ngôn sứ muốn nói điều gì cho dân chúng dễ tiếp thu thì họ dùng những hành động biểu hiện. Chúa Giêsu đã dùng phương pháp đó khi Ngài vào thành Giêrusalem và trong biến cố cây vả, đó cũng là điều Chúa làm ở đây. Tất cả những biểu tượng và hành động nghi thức của lễ Vượt Qua là một
294 WILIIAM BARCLAY
26,26-30
bức tranh phác họa những điều mà Ngài muốn nói với loài người, vì đó là một bức tranh về những gì Ngài làm cho loài người. Bức tranh và ý nghĩa của nó là gì?
1. Lễ Vượt Qua là một kỷ niệm về sự giải phóng. Mục đích là nhắc nhở dân Do Thái nhớ lại họ đã được Chúa giải phóng khỏi vòng nô lệ ở Ai Cập. Điều trước tiên ở đây là Chúa Giêsu muốn nói rằng Ngài là Đấng giải phóng vĩ đại nhất. Ngài đến để giải phóng con người khỏi sợ hãi đang ám ảnh và khỏi tội lỗi đang trói buộc họ.
2. Đặc biệt con chiên lễ Vượt Qua là hình bóng về sự an toàn. Vào đêm chết chóc đó, máu của con chiên đã giữ cho dân Do Thái được bình an, vồ sự. Cũng vậy, Chúa Giêsu muốn nói rằng Ngài là Chúa Cứu Thế, Ngài đến để cứu vớt con người ra khỏi tội lỗi và những hậu quả của tội lỗi. Ngài đến để ban cho con người sự bình an dưới đất và trên trời, sự bình an ở đời này và cả đời sau.
Có một chữ căn bản chỉ về công việc và ý định của Chúa Giêsu. Đó là chữ giao ước. Chúa Giêsu nói máu Ngài là máu của giao ước, Ngài nói thế có nghĩa gì? Giao ước là tương quan giữa hai người. Nhưng giao ước Chúa Giêsu nói đây không phải là giao ước giữa người với người, mà là một giao ước giữa Đức Chúa Trời với loài người. Đó là một tương quan mới giữa Đức Chúa Trời với con người. Điều Chúa Giêsu nói giữa tiệc Vượt Qua là: “Bởi sự sống Ta và nhất là bởi sự chết của Ta nên mới có một tương quan mới giữa Đức Chúa Trời và loài người”. Ý Ngài nói rằng: “Các ngươi đã thấy Ta và trong Ta các ngươi đã nhìn thấy Đức Chúa Trời, Ta đã nói với các ngươi, Ta đã cho các ngươi thây là Đức Chúa Trời yêu thương các ngươi đến độ nào. Ngài thương yêu các ngươi đến nỗi chịu điều mà Ta sắp trải qua”. Nhờ những gì mà Chúa Giêsu đã làm, một con đường đã được mở ra cho nhân loại bước vào một tương quan yêu thương mới với Thiên Chúa.
Sau khi Chúa Giêsu và các môn đệ hát kết thúc thì các Ngài đi lên núi Ôliu. Một phần nghi thức của ỉễ Vượt Qua là bài Hallel. Hallel có nghĩa là chúc tụng Đức Chúa Trời. Hallel gồm có những Tv 113-Ị18, là những thánh thơ khen ngợi. Những Tv này được hát lên vào những phần khác nhau trong tiệc Vượt Qua và kết thúc bằng bài hát ca ngợi của Tv 136. Đó là bài Tv họ đã hát trước khi lên núi Ôliu.
26,31-35
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​295
CÓ một sự khác nhau cần nêu ra giữa lễ Vượt Qua và lễ Tiệc Thánh mà chúng ta giữ. Lễ Vượt Qua là một bữa ăn thật sự, luật lệ quy định phải ăn hết cả con chiên và mọi thứ khác không nên chừa lại chút gì. Đây là một bữa ăn cho người đói. Chúng ta có thể nói rằng những gì Chúa Giêsu dạy không chỉ là họp lại trong nhà thờ và dự tiệc thánh, nhưng Ngài còn nói rằng mỗi lần chúng ta ngồi xuống để ăn uống thì bữa ăn đó là để nhớ đến Ngài, vì Chúa Giêsu không chỉ là Chúa của Tiệc Thánh, nhưng Ngài phải là Chúa của mỗi bữa ăn nữa.
Còn một điều cần nêu ra đây, đoạn này kết thúc với những lời cuối cùng của Chúa Giêsu tại lễ Vượt Qua. Ngài nói rằng Ngài sẽ không dự tiệc với họ cho đến khi Ngài sẽ cùng họ dự tiệc trong nước Cha Ngài. Tại đây chúng ta thấy đức tin và sự lạc quan thiên thượng của Chúa Giêsu. Ngài sắp đến Ghếtsêmani, sắp chịu thử thách trước tòa Công Luận, sắp lên thập giá. Tuy nhiên, Ngài vẫn suy gnhĩ về một nước thiên đàng. Đôi với Chúa Giêsu, thập giá không phải là thất bại, nó là con đường dẫn đến vinh quang. Chúa Giêsu đang trên đường dẫn đến Gôngôtha nhưng Ngài cũng đang trên đường lên vinh quang của Nước Chúa.
Lời Cảnh Cáo của Thầy
Mátthêu 26,31-35
31 Bấy giờ Đức Giêsu nói với các ông: “Đêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy. Vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và đàn chiên sẽ tan tác. 32 Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em". 33 Ông Phêrô liền thưa: “Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã”. 34 Đức Giêsu bảo ông: “Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần”. 35 Ông Phêrô lại nói: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy”. Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy.
Trong đoạn này chúng ta thấy thêm một số đặc điểm của Chúa Giêsu:
1. Chúng ta thấy tinh thần thực tế của Chúa Giêsu. Chúa biết những điều đang chờ đợi Ngài trên đường đi tới. Mátthêu nhìn
296 WILIIAM BARCLAY
26,31-35
thấy sự chạy trốn của các môn đệ đã được nói trước trong Dacaria 13,7. Chúa Giêsu không phải là người dễ lạc quan, an tâm nhắm mắt trước thực tế, Ngài thấy trước những gì sắp phải xảy ra, thế nhưng Ngài vẫn tiến tới.
2. Chúng ta cũng thấy thái độ tin tưởng của Chúa Giêsu. Ngài nói rằng: “Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đi đến Galilê trước anh em”. Chúa Giêsu luôn nhìn qua bên kia thập giá, Ngài biết chắc sẽ có vinh hiển cũng như biết chắc về khổ nạn.
3. Chúng ta cũng thấy ở đây lòng thương cảm của Chúa Giêsu. Ngài biết rằng các môn đệ của Ngài sẽ vì sự sống mình mà chạy trôn. Họ sẽ bỏ rơi Ngài trong giờ phút Ngài cần họ, nhưng Ngài không trách mắng, không lên án họ; chẳng những thế, Ngài còn cho họ biết, sau biến cô" khủng khiếp đó Ngài sẽ gặp lại họ. Sự vĩ đại của Chúa Giêsu là Ngài biết con người hết sức xâu xa, nhưng Ngài vẫn yêu mến họ, Ngài biết sự yếu đuôi của con người, Ngài biết rõ chúng ta sẽ phạm lỗi lầm và làm xấu lòng trung thành, dầu biết rõ như vậy, Ngài cũng không đổi lòng yêu thương ra khinh ghét. Chúa Giêsu thương con người yếu đuổi dễ phạm lỗi lầm.
Đoạn này cũng cho chúng ta thấy thêm ít nhiều về Phêrô. Lỗi lầm của ông thật rõ ràng, ông quá tự tin ở mình. Phêrô biết là ông yêu mến Chúa lắm, đó là điều không thể nghi ngờ, ông nghĩ rằng mình có thể đương đầu với bất cứ hoàn cảnh nào xảy đến. Phêrô nghĩ rằng ông mạnh mẽ chứ không như Chúa biết về ông. Chúng ta chỉ có thể an toàn khi nào chúng ta thay thế thái độ tự tin khoác lác bằng tinh thần khiêm nhường vì biết mình yếu đuôi, để không nương cậy vào chính mình mà tìm sự giúp đỡ của Chúa Kitô.
Người Rôma và người Do Thái chia đêm làm bốn canh. Từ 6 đến 9 giờ tối, 9-12 giờ đêm, 12-3 giờ sáng, 3-6 giờ sáng. Gà thường gáy giữa canh ba và canh tư, Chúa Giêsu nói với Phêrô rằng trước lúc rạng đông ông sẽ chối Ngài ba lần.
26,57.58.69-75
TIN MỪNG MẨTTHÊU - TẬP 2 297
Tiêu Tan Nhuệ Khí
Mátthêu 26,57.58.69-75
57 Họ bắt Đức Giêsu, rồi điệu đến thượng tế Caipha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó. 58 Ôn g Phê rô theo Người xa xa, đến tận dinh thượng tế. Ông vào bên trong ngồi với bọn thuộc hạ, xem kết cuộc ra sao.
69 Lúc đó ông Phêrô đang ngồi ngoài sân. Một người đầy tớ gái đến bên ông và nói: “Cả bác nữa, bác cũng đã ở với ông Giêsu, người Galilê đó chứ gì?” 70 Ông liền chối trước mặt mọi người mà nói: “Tôi không biết cô nói gì!” 71 Ông đi ra đến cổng, thì một người tớ gái khác thấy ông, liền nói với những người ở đó: "Bác này cũng đã ở với ông Giêsu người Nadarét đấy”. 72 Nhưng ông Phêrô lại thề mà chối: “Tôi không biết người ấy". 73 Một lát sau, những người đứng đó xích lại gần ông Phêrô mà nói: “Đúng là bác cũng thuộc bọn họ. Cứ nghe giọng nói của bác là biết ngay". 74 Bấy giờ ông Phêrô liền thề độc mà quả quyết rằng: “Tôi thề là không biết người ấy". Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. 75 Ông Phêrô sực nhớ lời Đức Giêsu đã nói: “Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần”. Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Không ai đọc đoạn này mà không xúc động bởi sự trung thực vô cùng kinh ngạc của Tân ước. Nếu có một sự kiện nào cần giữ kín thì chính là biến cố này, thế nhưng ở đây lại được tường thuật với tất cả mọi nhục nhã. Chúng ta biết rằng Mátthêu theo rất sát tường thuật của Máccô, và trong Phúc Âm Máccô thì câu chuyện này đã được thuật lại cách chi tiết, sống động hơn (Mc 14,66-72). Chúng ta biết rằng Phúc Âm Máccô, như Papias nói, chính là tài liệu ghi chép lại những lời giảng dạy của Phêrô, vì vậy, chúng ta lấy làm ngạc nhiên khi thấy có câu chuyện Phêrô chối Chúa ở đây, bởi vì chính Phêrô đã thuật chuyện đó cho những người khác. Thay vì dìm câu chuyện đi, Phêrô đã biến nó thành một phần quan trọng trong sách Phúc Âm.
Phêrô làm như vậy vì những lý do rất chính đáng, cứ mỗi lần kể lại chuyện này thì ông có thể nói: “Chúa Giêsu có thể tha thứ đến như thế đấy, Ngài tha thứ cho tôi khi tôi bỏ rơi Ngài vào giờ phút cay đắng cần thiết nhât của Ngài. Đó là điều Chúa Giêsu
IV,., uỵện này>:: “ jr"6 °aogiờquên rằng CJ /// người kể lại tọi|ỗi ™ J đê rn®'ngi^'có the âòc và W?Upng của tình yêƯ thứ và ^yảnăng tẩy xoa tội íY/a Giêsu.
/Ach,úng ta chỉnhìn cPhêICí với thái độ Jen án không thiện / Ó làýều sai lầni; Sự thật quá hiểnnhiên là tai biến xảy y / ôni là tai biến cỊlỉCu lhả XỀy đê'n cho một người rất mực
•Vcí111 ar)h hùnơ TrntlR ^ các,T|Ôn đê Úắ​C'hỉ mAt
: ồật nhất, sau V" ^ nnạn diện như vậy, ai cũng nghĩ >,e~ °chạy để cứ» SOn,ỗ mìnỉỉ- Một người hèn nhát chắc bỏ đi ngay tronể đê™ tôij cầnê sớm càng ố. Nhưng ông >?ônỗ-dùôngcóluiraphíacônể-
f ĩh-í.bị,ra"h ch.âỉ 8f! haJ tlnh ^ "êl nỗi10​‘™s
,/ii ĩ" «8 nú«” b Í ạL.!?? llnllí« troné »"81® ông
5f-M» w.nhj" f ệ" ícái. lần ni, ông thề S.& 1​o"ês“;​VỈL 8 *3* bi Á Biều này
ỹ£hli»8lathí,ô»srf'canđảm-
‘ ^ "ton irons k1"''h°: CMa lần %|l|. - N „bận ra là /​Mi gi,nsf​là​cục
!"yéllóóclái chucpMc trong 'Pu« ễ á hội d«;,Ộ1​.nữa ô"í i tí cáo là ¿0 <# cửa
người​"ỉy;.​Ônê​đ' M hơn, ong không chỉ
V 1 là khong biêt, Giêsu> nhưng ong còn ríỉa tên của J?!?nLh- Nhuhg chúnể ta thây rò lần này ông cũng không có ý
'l/^hỏiđó'vàrồigàểáy-
Có rhAf •*. -rA't rl đâ V rhfa r*h^ „I.​.​»​^
2Ồ, iö-46
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​299
con gà, có thể ban đầu nó không chỉ tiếng gà gáy. Vì tư thất của vị thượng tế ở trung tâm thành phô" Giêrusalem, mà việc nuôi gia cầm ở giữa thành phô" là việc ít có. Trên thực tế có một quy định trong luật Do Thái câm nuôi gà vịt trong phố thánh vì chúng làm ô uế những vật thánh. Nhưng lúc ba giờ sáng thường được gọi là giờ gà gáy, vì vào giờ đó vệ binh Rôma đổi gác ở lâu đài Antonia, dấu hiệu để đổi gác là một tiếng kèn. Chữ Latinh gọi tiếng kèn là gallicinium có nghĩa là gà gáy. Rất có thể ngay khi Phêrô chối Chúa lần thứ ba thì có tiếng kèn từ lâu đài Antonia trổi lên, vang ra khắp thành phố đang chìm trong giấc ngủ và Phêrô nhớ lại Chúa đã nói, bèn đi ra ngoài khóc lóc đắng cay.
Điều gì đã xảy ra cho Phêrô sau đó thì chúng ta không biết. Tuy nhiên trước khi kết án Phêrô, chúng ta phải nhớ rõ rằng rất ít người trong chúng ta có đủ can đảm để vào sân nhà của thầy cả thượng phẩm như Phêrô, và còn một điều sau cùng cần nói lên là chính tình yêu khiến ông có đủ can đảm đó. Chính tình yêu đã giữ chân ông ở đó mặc dù ông đã bị nhìn mặt đến ba lần, chính tình yêu khiến ông nhớ lại lời Chúa, cũng chính tình yêu khiến ông ra ngoài khóc lóc đắng cay. Và tình yêu che đậy vô số tội lỗi. Ân tượng của câu chuyện này không phải là sự hèn nhát của Phêrô nhưng là tình yêu của ông.
Cuộc Chiến Của Tâm Hồn Trong vườn Ghếtsêmani
Mátthêu 26,36-46
36 Bấy giờ Đức Giêsu đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các môn đệ: “Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện ”, 37 Rồi Người đưa ông Phêrô và hai người con ông Dêbêđê đi theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. 38 Bấy giờ Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy”. 39 Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xỉn đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha”. 40 Rồi Người đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: “Thế ra anh em
298 WILIIAM BARCLAY
26,57.58.69-75
đã làm, Ngài vẫn yêu tôi và dùng tôi, một tên Phêrô hèn nhát”. Khi đọc câu chuyện này, chúng ta đừng bao giờ quên rằng chính Phêrô là người kể lại tội lỗi mình để mọi người có thể đọc và biết rõ hào quang của tình yêu tha thứ và quyền năng tẩy xóa tội lỗi của Chúa Giêsu.
Nếu chúng ta chỉ nhìn Phêrô với thái độ lên án không thiện cảm thì đó là điều sai lầm. Sự thật quá hiển nhiên là tai biến xảy đến cho ông là tai biến chỉ có thể xảy đến cho một người rất mực can đảm anh hùng. Trong khi các môn đệ khác bỏ chạy, chỉ một mình ông ở lại. ở Palestin, nhà cửa những người giàu có thường xây theo lối một dãy nhà bao quanh khoảng sân lộ thiên ở giữa. Các cửa phòng đều mở hướng về phía sân. Phêrô bước vào sân ở giữa nhà của thầy cả thượng phẩm cũng như bước vào hang cọp, thế mà ông vẫn làm. Dù câu chuyên này kết thúc thế nào chăng nữa, nó cũng được bắt đầu với một Phêrô can đảm.
Lần chối Chúa đầu tiên xảy ra trong sân nhà thượng tế. Người đầy tớ rõ ràng đã nhận ra Phêrô là một trong những người theo Chúa nổi bật nhất. Sau khi bị nhận diện như vậy, ai cũng nghĩ ông sẽ bỏ chạy để cứu mạng sống mình. Một người hèn nhát chắc chắn sẽ bỏ đi ngay trong đêm tối, càng sớm càng tốt. Nhưng ông thì không, dù ông có lui ra phía cổng.
Phêrô bị tranh chấp giữa hai tình cảm, một nỗi lo sợ trong lòng khiến ông muốn bỏ chạy, nhưng tình yêu trong lòng giữ ông lại đó. Một lần nữa ông bị nhận diện ở cổng, lần này ông thề là không biết Chúa Giêsu, dù vậy ông vẫn không bỏ đi. Điều này cho chúng ta thấy ông rất can đảm.
Tuy nhiên trong khi chối Chúa lần thứ hai, ông bị nhận ra là người Galilê bởi giọng nói của ông. Giọng nói người Galilê là cục mịch nên họ thường không được tuyên đọc lời chúc phúc trong các buổi lễ ở hội đường. Một lần nữa ông bị tố cáo là môn đệ của Chúa Giêsu người Galilê. Lần này, ông đi xa hơn, ông không chỉ thề thốt là không biết Chúa Giêsu, nhưng ông còn rủa tên của thầy mình. Nhưng chúng ta thấy rõ lần này, ông cũng không có ý định rời khỏi đó, và rồi gà gáy.
Có một giả thuyết ở đây đưa cho chúng ta một bức tranh sống động. Có thể tiếng gà gáy không có nghĩa là tiếng gáy của một
2b,3ố-4ò
TIN MÜNG MẢTTHÊU - TẬP 2​299
con gà, có thể ban đầu nó không chỉ tiếng gà gáy. VI tư thất của vị thượng tế ở trung tâm thành phố Giêrusalem, mà việc nuôi gia cầm ở giữa thành phố là việc ít có. Trên thực tế có một quy định trong luật Do Thái cấm nuôi gà vịt trong phô" thánh vì chúng làm ô uế những vật thánh. Nhưng lúc ba giờ sáng thường được gọi là giờ gà gáy, vì vào giờ đó vệ binh Rôma đổi gác ở lâu đài Antonia, dấu hiệu để đổi gác là một tiếng kèn. Chữ Latinh gọi tiếng kèn là gallicinium có nghĩa là gà gáy. Rất có thể ngay khi Phêrô chối Chúa lần thứ ba thì có tiếng kèn từ lâu đài Antonia trổi lên, vang ra khắp thành phố đang chìm trong giấc ngủ và Phêrô nhớ lại Chúa đã nói, bèn đi ra ngoài khóc lóc đắng cay.
Điều gì đã xảy ra cho Phêrô sau đó thì chúng ta không biết. Tuy nhiên trước khi kết án Phêrô, chúng ta phải nhớ rõ rằng rất ít người trong chúng ta có đủ can đảm để vào sân nhà của thầy cả thượng phẩm như Phêrô, và cồn một điều sau cùng cần nói lên là chính tình yêu khiến ông có đủ can đảm đó. Chính tình yêu đã giữ chân ông ở đó mặc dù ông đã bị nhìn mặt đến ba lần, chính tình yêu khiến ông nhớ lại lời Chúa, cũng chính tình yêu khiến ông ra ngoài khóc lóc đắng cay. Và tình yêu che đậy vô số tội lỗi. Ân tượng của câu chuyện này không phải là sự hèn nhát của Phêrô nhưng là tình yêu của ông.
Cuộc Chiến Của Tâm Hồn Trong vườn Ghếtsêmanỉ
Mátthêu 26,36-46
36 Bấy giờ Đức Giêsu đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện \ 37 Rồi Người đưa ông Phêrô và hai người con ông Dêbêđê đi theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. 38 Bấy giờ Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy”. 39 Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu có thê được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha 40 Rồi Người đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: “Thế ra anh em
300 WILIIAM BARCLAY
26,36-46
khônẹ thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? 41 Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn”. 42 Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha”. 43 Rồi Người lại đến, thấy các môn đệ vẫn đang ngủ, vì mắt họ nặng trĩu. 44 Người để mặc các ông mà đi cầu nguyện lần thứ ba, nói lại cũng một lời đó. 45 Bấy giờ Người đến chỗ các mân đệ và nói với các ông: “Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao? Này, đến giờ Con Người bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi. 46 Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới! ”
Đây là một đoạn Kinh Thánh mà chúng ta phải nghiên cứu với một thái độ cung kính.
Trong thành Giêrusalem không có một khu vườn lớn hay nhỏ, vì thành phố thiết lập trên đỉnh đồi, không có một khoảng lộ thiên nào, mỗi tấc đất đều rất giá trị cho việc xây cất. Vì thế những người giàu có thường lập những khu vườn riêng trên sườn núi Ôliu và chữ Ghếtsêmani rất có thể có nghĩa là một cái thùng Ôliu hay một chỗ ép dầu Ôliu. Đó là một vườn Ôliu mà Chúa Giêsu được phép vào. Chúng ta thấy một điều lạ và đáng yêu khi nghĩ đến những người bạn vô danh đã có mặt bên ngoài trong những ngày cuối cùng này. Một người cho Ngài mượn con lừa để cỡi vào thành Giêrusalem, một người cho Ngài mượn phòng cao để ăn lễ Vượt Qua, và bây giờ, một người cho Ngài được phép vào khu vườn của người ấy bên sườn núi Ôliu. Ớ giữa một sa mạc thù ghét vẫn có những vũng nước yêu thương.
Chúa Giêsu mang theo ba môn đệ vào vườn với Ngài. Họ là những người đã ở với Ngài trên núi biến hình. Ớ đó Ngài đã cầu nguyện. Ngài đã chiến đấu trong khi cầu nguyện. Khi chiêm ngưỡng sự chiến đấu của tâm hồn Chúa Giêsu trong vườn Ghếtsêmani, chúng ta thấy được bốn điều:
1. Sự đau đớn của Chúa Giêsu. Lúc này Ngài biết chắc sự chết đang ở trước mặt. Không ai muốn chết ở cái tuổi ba mươi ba và chết một cách vô cùng đau đớn trên thập giá. Tại đây Chúa Giêsu đã chiến đâu can trường để phó thác ý chí của mình cho ý Chúa Cha. Không ai đọc câu chuyện này mà không nhìn thấy tính cách ác liệt của cuộc chiến đâu đó. Đây không phải là đóng kịch, đây
zo,.50-40
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​301
là một chiến đấu mà kết quả đã làm lệch cán cân. Sự cứu rỗi của thế gian được treo trên cán cân trong vườn Ghếtsêmani. Vì ngay lúc ấy, Chúa Giêsu vẫn có thể quay lại khiến cho ý định của Đức Chúa Trời trở nên vô hiệu.
Vào giây phút ấy, Chúa Giêsu biết Ngài phải tiếp tục bước tới, thập giá đang ở trước mặt. Với tất cả lòng tôn kính, chúng ta có thể nói tại đây Chúa Giêsu đang học bài học mà mọi người phải học, đó là bài học chấp nhận những gì mình không thể hiểu. Ngài chỉ biết ý Chúa Cha bảo Ngài phải bước tới. Những điều xảy ra cho mỗi chúng ta trong trần gian này là những điều chúng ta không thể hiểu hết, đó là lúc đức tin được thử nghiệm đến tận cùng. Lúc đó linh hồn chúng ta được an ủi vì chính Chúa Giêsu đã trải qua sự thử thách đó tại vườn Ghếtsêmani. Tertullian (DeBapt. 20) nói rằng có một câu nói của Chúa Giêsu đã được lưu truyền mặc dù không thấy ghi trong Phúc Âm, câu đó như sau: “Không ai chưa từng bị cám dỗ mà có thể vào được nước thiên đàng”. Như vậy, mỗi người đều có một Ghếtsêmani riêng của mình, mỗi người đều phải học để nói: “Xin ý Chúa được nên trọn”.
2. Nỗi cô đơn của Chúa Giêsu. Ngài đem theo ba môn đệ đã lựa chọn, nhưng họ quá mệt mỏi vì những diễn biến của những ngày, những giờ khắc cuối cùng, đến nỗi họ không thể thức với Ngài. Chúa phải chiến đấu một mình. Đó cũng là sự thật có thể xảy ra cho mỗi chúng ta. Có những vấn đề mà riêng ta phải đối diện, những quyết định mà chính chúng ta phải dứt khoát trong nỗi cô đơn kinh khủng của linh hồn mình. Có những lúc người an ủi và giúp đỡ ta rút lui nhưng trong nỗi cô đơn đó, ta có sự hiện diện của Đấng đã kinh nghiệm và vượt qua điều đó trong vườn Ghếtsêmani.
3. Thái độ tin cậy của Chúa Giêsu. Trong thường thuật của Máccô, chúng ta thấy sự tin cậy rõ ràng hơn. Mc ghi lại Chúa Giêsu với nội dung lời cầu nguyện của Ngài rằng: “Ápba, Lạy Cha” (Mc 14,36). Chữ Ápba này chứa đựng cả thế giới yêu thương. Joachim Jeremias, trong tác phẩm Những Dụ Ngôn của Chúa Giêsu đã viết về chữ Ápba: “Chúa Giêsu dùng chữ Ápba để gọi Đức Chúa Trời là điều không hề có văn chương Do Thái. Người ta tìm thấy lời giải thích về sự kiện này của các giáo phụ Chrysostom, Theodore và Theodoret cho rằng chữ trẻ con dùng
302 WILIIAM BARCLAY
ZD,DU-DO
để gọi cha mình, đó là một chữ thông dụng trong gia đình mà không ai dám dùng để xưng hô với Đức Chúa Trời. Nhưng Chúa Giêsu đã dùng, Ngài nói chuyện với Chúa Cha một cách tin cậy và thân mật như một em bé nói với cha nó”.
Chúng ta biết con cái nói chuyện với chúng ta như thế nào và cách chúng gọi người cha. Đó là cách mà Chúa Giêsu nói chuyện với Chúa Cha, đó là lúc Ngài tin rằng Chúa Cha đang thôi thúc Ngài đi đến thập giá. Ngài đã gọi Ápba như một đứa trẻ nói chuyện. Đây đích thực là lòng tin cậy mà chúng ta phải có nơi Thiên Chúa, là Đấng mà Chúa Giêsu dạy chúng ta phải biết như một người cha.
4. Cuối cùng là lòng can đảm của Chúa Giêsu. Ngài nói: “Hãy dậy, kìa kẻ nộp Thầy đã đến”. Celsus, một triết gia ngoại đạo chống đối Kitô giáo đã dùng câu nói đó để lý luận rằng Chúa Giêsu cố tìm cách chạy trốn. Nhưng sự thật trái ngược hẳn, Ngài nói: “Hãy dậy, giờ cầu nguyện đã hết. Bây giờ là giờ hành động, chúng ta hãy đương đầu với sự thật khắc nghiệt nhất của đời sống và sự xấu xa nhất của con người”. Chúa Giêsu đứng lên, bước vào cuộc chiến đấu của đời sống. Đó là ý nghĩa của cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện, người ta quỳ gối trước Chúa để có thể đứng thẳng đối diện với con người. Trong cầu nguyện, ta bước vào thiên đàng để có thể đương đầu với mọi trận chiến của thế gian.
Chúa Bị Bắt Trong Vườn Ghếtsêmani
Mátthêu 26,50-56
50 Đức Giêsu bảo hắn: “Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi! ” Bấy giờ họ tiến đến, tra tay bắt Đức Giêsu. 51 Một trong những kẻ theo Đức Giêsu liền vung tay tuốt gươm ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai. 52 Đức Giêsu bảo người ấy: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm. 53 Hay anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần!54 Nhưng như thế, thì lời Kinh Thánh ứng nghiệm sao được? Vì theo đó, mọi sự phải xảy ra như vậy". 55 Vào giở ấy Đức Giêsu nói với đám đông: “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 303
bắt? Ngày ngày tôi vẫn ngồi giảng dạy ở Đền Thờ thì các ông không bắt. 56 Nhưng tất cả sự việc này xảy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong sách các Ngôn Sứ”. Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết.
Chính Giuđa là người thông tin để các giới chức Do Thái có thẩm quyền có thể tìm thây Chúa Giêsu khi Ngài ở trong vườn Ghếtsêmani. Những lực lượng ở dưới quyền sử dụng của nhà cầm quyền Do Thái là cảnh sát đền thờ đặt dưới quyền chỉ huy của Xatan hay đội trưởng đền thờ. Nhưng những người có vũ trang theo sau Giuđa đến vườn Ghếtsêmani lại giống như một đám đông kéo đến để hành hình hơn là một số người được phái đến để bắt Chúa Giêsu cách có trật tự.
Chúa Giêsu không kháng cự. Mátthêu chỉ cho chúng ta biết rằng một trong những môn đệ của Chúa rút gươm ra chông cự khiến một đầy tớ của vị thượng tế bị thương. Khi Gioan thuật chuyện này (Ga 18,10) ông nói rõ môn đệ đó là Phêrô, còn người đầy tớ tên là Mancô. Lý do khiến Gioan nêu tên Phêrô, còn Mátthêu thì không nêu, rất có thể là vì Gioan viết sách của ông về sau, riêng Mátthêu vì giai đoạn ông viết sách còn có thể nguy hiểm cho Phêrô nên ông không nêu tên người môn đệ đã phản ứng nhanh chóng để bảo vệ thầy mình. Tại đây chúng ta thấy một điển hình nữa về sự can đảm nhiệt thành của Phêrô. Một mình ông sẵn sàng đương đầu với đám đông có vũ khí, và chúng ta hãy nhớ lại sau khi việc này xảy ra ông là một người bị để ý nhưng ông vẫn theo Chúa Giêsu vào ngay trong sân nhà thượng tế. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chú ý đến Chúa Giêsu trong những biến cố ở giờ phút cuối cùng này, và học thêm được hai điều về Chúa Giêsu.
1. Sự chết của Chúa Giêsu là do chính Ngài lựa chọn. Chúa Giêsu không cần phải đến Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua. Khi Ngài đến, không cần phải tỏ ra thái độ thách thức với những kẻ chống dô'i Ngài. Ngay cả khi trong vườn Ghếtsêmani, Ngài có thể lặng lẽ rút lui, và cứu mạng sống mình, vì lúc đó là đêm tôi, có nhiều người có thể bí mật đem Ngài ra khỏi thành phố. Hoặc ngay lúc đó Ngài vẫn có thể cầu xin sức mạnh của Chúa Cha đến để đập tan kẻ thù của Ngài. Mỗi bước tiến của ngày cuối cùng làm cho chúng ta thấy càng lúc càng rõ ràng là Chúa Giêsu đã tự hy sinh mạng sông của Ngài. Chúa Giêsu
JUT​VY​11—11/-V1V1 UrtI\^/LiA I
chết không phải vì người ta đã giết, nhưng vì chính Ngài đã chọn cái chết cho mình.
2. Chúa Giêsu chọn cái chết vì Ngài biết rằng sự chết của Ngài là ý muốn của Chúa Cha. Ngài đi con đường này vì đây là điều đã được nói trước bởi các ngôn sứ. Ngài chọn con đường đó vì tình yêu là con đường duy nhất. “Kẻ nào dùng gươm thì sẽ chết vì gươm”. Bạo lực chỉ gây ra bạo lực, một người rút gươm thì một người khác cũng sẽ rút gươm để địch lại. Chúa Giêsu biết rằng vũ lực và chiến tranh không giải quyết được điều gì, mà chỉ gây tổn hại và muôn vàn khổ đau. Ngài biết rằng mục đích của Chúa Cha chỉ có thể thực hiện bởi tình yêu và hy sinh. Và lịch sử đã chứng minh Ngài đúng. Vì những người Do Thái này đã dùng bạo lực để bắt Ngài, đã tìm vinh quang trong bạo lực, họ sẽ vui sướng như được tẩm lưỡi gươm của mình bằng máu người Rôma, nhưng bốn mươi năm sau đó họ đã nhìn thấy thành phố của họ bị tàn phá đau xót, và Chúa Giêsu, con người không chịu chiến đấu bằng bạo lực, thì dược lên ngai ngự trị mãi mãi trong lòng con người.
Trước tòa Án Do Thái
Mátthêu 26,57.59-68
57 Họ bắt Đức Giêsu, rồi điệu đến thượng tế Caipha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó.
59 Còn các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng thì tìm chứng gian buộc tội Đức Giêsu để lên án tử hình. 60 Nhưng họ tìm không ra, mặc dầu có nhiều kẻ đã đứng ra làm chứng gian. Sau cùng, có hai người bước ra, 61 khai rằng: “Tên này đã nói: tôi có thể phá Đền Thờ Thiên Chúa, và nội trong ba ngày, sẽ xây cất lại”. 62 Bấy giờ vị thượng tế đứng lên hỏi Đức Giêsu: “Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó?” 63 Nhưng Đức Giêsu vẫn làm thinh. Vị thượng tế nói với Người: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Đấng Kitô Con Thiên Chúa không?" 64 Đức Ciiêsu trá lời: “Chính ngài vừa nói. Hơn nữa, tôi nói cho các ông /u.v; từ now Cch ÔIIÍỊ sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và nịỉự gia má V trời mà đến". 65 Bấy giờ vị thượng tế liền xé
ZD,3/.^y-ố8
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​305
áo mình ra và nói: “Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, 66 quý vị nghĩ sao?" Họ liền đáp: “Hắn đáng chết!”
67 Rồi họ khạc nhổ vào mặt và đấm đánh Người. Có kẻ lại tát Người68 và nói: “Ông Kitô ơi, hãy nói tiên tri cho chúng tôi nghe đi: ai đánh ông đó?”
Diễn tiến của vụ xử Chúa Giêsu không phải dễ theo dõi. Vụ xử đó có thể chia làm ba giai đoạn. Thứ nhất là giai đoạn xảy ra sau khi bị bắt trong vườn. Trong đêm đó, tại nhà vị thượng tế, là phần được kể lại trong đoạn này. Thứ hai là giai đoạn xảy ra vào buổi sáng được kể lại tổng quát trong Mátthêu 27,1.2. Thứ ba là giai đoạn xảy ra trước mặt Philatô được kể lại trong Mátthêu 27,11-26. Câu hỏi quan trọng là có phải buổi họp tối hôm đó là của các giới chức có thẩm quyền của tòa Công Luận đã được triệu tập một cách vội vàng, hay nó chỉ là một vụ xét xử sơ khởi nhằm đưa ra cáo trạng, và chính buổi họp vào buổi sáng mới là buổi họp của các giới chức tòa Công Luận? Dù câu hỏi này được trả lời như thế nào thì người Do Thái cũng đã hoàn toàn vi phạm những luật lệ của họ trong việc xử án Chúa Giêsu. Nếu phiên họp được triệu tập vào đêm đó là phiên họp của tòa Công Luận thì sự vi phạm càng trầm trọng hơn. Nhìn toàn diện, chúng ta thấy Mátthêu cho buổi họp đêm đó là buổi họp của tòa Công Luận, vì trong câu 59, ông nói rằng các thượng tế và tòa Công Luận kiếm người làm chứng gian để giết Ngài. Trước hết, chúng ta hãy nghiên cứu diễn tiến này theo quan niệm pháp lý của người Do Thái.
Tòa Công Luận là tối cao pháp viện của người Do Thái. Thành phần gồm có những Kinh sư, Pharisêu, Xađốc và các kỳ mục trong dân chúng, gồm 71 thành viên do vị thượng tế làm chủ tịch. Đối với những vụ án như thế này, chỉ cần một túc số 23 là đủ. Có những nguyên tắc như: Tất cả mọi vụ phạm pháp phải được xét xử ban ngày. Các vụ phạm pháp không được xét xử trong mùa lễ Vượt Qua. Chỉ khi nào phán quyết là vô tội thì vụ án đó mới là kết thúc trong ngày xử đầu tiên, còn không, phải để qua đêm mới được đưa ra phán quyết, mục đích để người xử có thì giờ bộc lộ lòng thương xót. Ngoài ra, quyết định của tòa Công Luận sẽ không có hiệu lực nếu không được đưa ra trong phiên họp nhóm tại sảnh đường trong đền thờ. về phía nhân chứng, mọi
306 WILIIAM BARCLAY
26,57.59-ồ«
bằng chứng phải có hai nhân chứng bảo đảm và được thẩm vân riêng không có liên hệ với nhau. Người làm chứng gian có thể bị xử chết. Trong trường hợp vụ án quan hệ đến sự sống bị can, thì bất cứ nhân chứng nào cũng cảm biết sự nghiêm trọng của việc xét xử: “Hỡi người làm chứng, đừng quên rằng nêu bằng chứng trong một vụ án hình sự là một trách nhiệm nặng nề. Trong một vụ tô" tụng về tiền bạc, nếu các ngươi làm chứng sai, thì tiền bạc có thể sửa sai được, nhưng trọng vụ án liên hệ đến sinh mạng của con người, nếu các ngươi làm chứng gian thì máu của bị can và máu của con cháu người đó mãi mãi đổ trên các ngươi”. Hơn nữa, trong bất kỳ vụ xử án nào, tiến trình xử án cũng bắt đầu bằng việc trình ra trước tòa mọi bằng cớ về sự vô tội của bị cáo trước khi đưa ra bằng cớ buộc tội.
Đây là nguyên tắc riêng của tòa Công Luận và rõ ràng tòa Công Luận nóng lòng muốn trừ khử Chúa Giêsu nên đã phá bỏ những nguyên tắc của chính họ. Người Do Thái ghen ghét Chúa đến mức độ mọi phương tiện đều được biện minh cho mục đích giết Chúa Giêsu.
Tội Của Chúa Giêsu
Mátthêu 26,57.59-68
Công việc chính của buổi họp tối hôm đó của các giới chức Do Thái có thẩm quyền là để hình thành bản cáo trạng lên án Chúa Giêsu. Như chúng ta đã biết, phải có hai nhân chứng được thẩm vấn riêng biệt, cùng làm chứng thì lời chứng mới bảo đảm. Người ta tìm mãi vẫn không ra hai nhân chứng khai cho ăn khớp nhau, nhưng rồi họ cũng tìm được một cáo trạng buộc tội Chúa Giêsu là Ngài đã nói Ngài sẽ phá đền thờ và xây lại trong ba ngày. Rõ ràng cáo trạng này đã xuyên tạc những điều Chúa Giêsu thật sự muôn nói. Ta đã thấy Chúa tiên báo sự phá hủy đền thờ (lời tiên báo này đúng). Họ bóp méo lời tiên báo này thành lời kết tội Chúa, nói Ngài sẽ phá hủy đền thờ. Chúng ta cũng biết rằng Chúa Giêsu đã nói trước là Ngài sẽ bị giết và đến ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại, và họ bóp méo thành lời buộc tội là Chúa nói Ngài sẽ xây lại đền thờ trong ba ngày. Người ta cố tình xuyên tạc lời nói
26,57.59-68
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​307
của Chúa với dụng tâm độc ác để hình thành bản cáo trạng này. Trước lời buộc tội đó Chúa Giêsu từ chối trả lời. về phương diện đó thì pháp lý nằm về phía Chúa Giêsu, vì trong khi xử án không bị can nào bị hỏi và bị buộc phải trả lời bất cứ câu hỏi nào nhằm buộc tội chính mình.
Lúc đó thầy cả thượng phẩm đưa ra một câu hỏi sinh tử. Ta đã thấy Chúa Giêsu vẫn thường cảnh cáo, và ra lệnh cho môn đệ của Ngài không được tỏ cho ai biết Ngài là Đấng Mêsia. Thế thì làm thế nào thầy cả biết để hỏi câu hỏi đó, một câu hỏi mà Chúa Giêsu không thể không trả lời. Có thể khi Giuđa báo cáo tin tức về Chúa Giêsu thì ông cũng nói cho những giới chức Do Thái rõ điều Chúa Giêsu bày tỏ về chức vụ Mêsia của Ngài. Rất có thể Giuđa cố tình làm lộ điều bí mật mà Chúa Giêsu đã tỏ riêng cho các môn đệ của Ngài.
Khi thầy cả hỏi Chúa Giêsu câu hỏi này thì ông vừa buộc Chúa Giêsu thề, vừa hỏi: “Ngươi có phải là Đấng Mêsia không? Có phải ngươi nói mình là Con Đức Chúa Trời không?” Đây là giây phút căng thắng trong phiên tòa xử Chúa Giêsu. Có thể nói rằng vũ trụ nín thở đợi câu trả lời của Chúa Giêsu. Nếu Chúa Giêsu trả lời: “Không”, thì họ không tìm được cớ gì buộc tội Ngài; chỉ cần trả lời “không” là bước ra như một người tự do và có thể trốn thoát trước khi tòa Công Luận có thể nghĩ ra cách khác để bẫy Ngài. Ngược lại nếu Chúa Giêsu trả lời: “Phải” thì Ngài đã ký cho mình bản án tử hình, chỉ cần nói “phải” là đủ bảo đảm đưa Ngài lên thập giá cách chắc chắn. Ngài đã nói: “Phải”, tiếp thêm Ngài trích dẫn Đanien 7,13 nói về chiến thắng và sự thông trị của Đấng được Thiên Chúa lựa chọn. Ngài biết rõ điều mình đang làm. Tức thì tiếng la ó “phạm thượng” nổi lên. Họ xé áo, lấy làm khiếp đảm về lời tuyên bố của Chúa, Ngài đã bị án tử hình.
Họ tiến đến nhổ vào mặt Ngài, tát vào mặt Ngài và mắng nhiếc Ngài. Các giới chức có thẩm quyền Do Thái trút đổ thù hằn ghen ghét lên Chúa Giêsu, họ đã quên mất vẻ công chính giả tạo của mình. Buổi họp trong đêm đó bắt đầu như một phiên tòa hòa giải, nhưng kết thúc bằng cơn giận điên cuồng, không còn ai cô" gắng duy trì vẻ công chính vô tư bề ngoài của phiên tòa xử án nữa.
308 WILIIAM BARCLAY
27,1-2.11-26
Sự kiện này ngày nay vẫn còn tồn tại, khi một người đốì diện với Chúa Giêsu, người ấy sẽ có hai thái độ hoặc ghen ghét hay yêu mến Ngài, đầu phục Ngài hay muôn giết Ngài. Không ai đã hiểu được điều Chúa Giêsu đòi hỏi mà có thể giữ thái độ trung lập.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii