Think of all the beauty still left around you and be happy.

Anne Frank, Diary of a Young Girl, 1952

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 116
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 24
hành Thánh Điêu Tàn Mátthêu 24,1-2
' Khi Đức Giêsu từ trong Đền Thờ đi ra, thì các môn đệ của Người lại gần chỉ cho Người xem công trình kiến trúc Đền Thờ. 2 Nhưng Người nói: “Anh em nhìn thấy tất cả những cái đó, phải không? Thầy bảo thật anh em: tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ”.
Hẳn là có một số môn đệ ít khi đến Giêrusalem. Họ là những người Galilê, những người của cao nguyên, của đồng quê, những người đánh cá. Họ biết về bờ hồ rõ hơn thành phố. Họ giống như những người nhà quê đi thăm Luân Đô, nên lấy làm kinh ngạc trước những gì họ nhìn thấy.
Đỉnh núi Xion đã được san bằng thành dải đất cao, rộng mỗi bề 300m. Đền thờ nằm ở cuối dải đất đó. Nó được xây bằng đá cẩm thạch trắng, dát vàng, phản chiếu lấp lánh trong ánh nắng. Nằm giữa thành phố và đền thờ trên núi là thung lũng Tyropocon với một cây cầu bắc ngang qua. cầu có một nhịp dài 14m, những tảng đá kê đầu cầu dài 8m, dày l,5m. Chung quanh khu vực đền thờ có những cửa lớn như cửa Salômôn và cửa hoàng gia. Trụ đỡ những cửa này là những cây cột bằng đá cẩm thạch nguyên khối, cao 12m và to đến nỗi ba người nối tay ôm chưa xuể. Ớ những góc đền thờ, người ta thây những viên đá góc dài 7-14m và nặng hơn 100 tấn. Với kỹ thuật xây cất thời xưa, làm sao người ta có thể xẻ
i J-LA
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​261
đá và đặt nó vào vị trí, điều đó vẫn còn trong bí mật. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi những người Galilê nhìn những viên đá khổng lồ, những kiến trúc lạ lùng này thì quá kinh ngạc và đề nghị Chúa Giêsu chú ý xem.
Chúa Giêsu trả lời rằng trong tương lai cảnh tượng này sẽ không còn nữa, sẽ không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào nữa. Chúa Giêsu đã nói đúng. Vào năm 70 SCN, người Rôma tức giận vì người Do Thái nổi loạn nên đã phá tan tành thành Giêrusalem và đền thờ. Như vậy lời tiên tri của Chúa Giêsu trở thành sự thật theo nghĩa đen.
Điều này nói lên rằng Chúa Giêsu là một ngôn sứ. Ngài biết rằng con đường bạo lực, chính trị chỉ đưa đến tàn diệt thôi. Dân tộc nào, quốc gia nào không theo đường lối Chúa là đang đi vào đại họa, sẽ thấy đường lối riêng mình bị sụp đổ.
Cuộc Bao Vây Kinh Khiếp
Mátthêu 24,15-22
15 "Vậy, khi anh em thấy đặt trong nơi thánh Đồ Ghê Tởm Khốc Hại mà ngôn sứ Đanien đã nói đến -người đọc hãy lo mà hiểu!- 16 thì bấy giờ ai ở miền Giuđê, hãy trốn lên núi, 17 ai ở trên sân thượng thì đừng xuống lấy đồ đạc trong nhà, ‘H ai ở ngoài đồng, đừng trở lại phía sau lấy áo choàng của mình. 19 Khốn cho những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó! 20 Anh em hãy cầu xin cho khỏi phải chạy trốn vào mùa đông hay ngày Sabát. 21 Vì khi ấy sẽ có cơn gian nan khốn khổ đến mức từ thuở khai thiên lập địa cho đến bây giờ chưa khi nào xảy ra, và sẽ không bao giờ xảy ra như vậy nữa. 22 Nếu những ngày ấy không được rút ngắn lại, thì không ai được cứu thoát; nhưng, vì những người được tuyển chọn, các ngày ấy sẽ được rút ngắn.
Việc phong tỏa thành Giêrusalem là một trong những cuộc phong tỏa kinh khủng nhất trong cả lịch sử. Giêrusalem là một thành khó đánh chiếm vì nó được xây trên một ngọn đồi và được bảo vệ bởi lòng cuồng tín, cho nên Titus quyết định phong tỏa cho thành chết đói.
2t>¿ WILIIAM BAKLLA I
Không ai biết đích xác Đồ Ghê Tởm Khốc Hại là gì. Câu này phát xuất từ Đanien 12,11 nói rằng sự gớm ghiếc làm cho hoang vu sẽ được lập nên trong đền thờ. Tham khảo sách Đanien, chúng ta biết rõ hơn. Vào năm 170 trước Công Nguyên, Antiochus Epiphanes vua nước Xyri quyết định tiêu diệt Do Thái giáo, và đưa vào đó tôn giáo, tập quán Hy Lạp. Ông đã chiếm thành Giêrusalem, làm ô uế đền thờ bằng cách lập một bàn thờ thần Zeus và dâng con heo làm lễ vật nơi hành lang của đền thờ, và lấy phòng của các tư tế làm nhà chứa đĩ điếm. Đó là một nỗ lực tiêu trừ và phá bỏ đạo Do Thái, Chúa Giêsu nói tiên tri rằng một việc như thế sẽ xảy ra nữa, thêm một lần nơi thánh sẽ bị ô uế. Chúa Giêsu nhìn rõ tương lai của Giêrusalem, là sự tái diễn những việc kinh khung đã xảy ra 200 năm trước đó. Chỉ khác một điều là lần này không có một Giuđa Macabaeus để giải phóng và thanh tẩy, nhưng là một sự hủy phá tan nát hoàn toàn.
Chúa Giêsu báo trước nếu thời gian phong tỏa không được thâu ngắn lại sẽ không người nào sống sót. Điều lạ lùng là Chúa Giêsu đưa ra những lời khuyên thực tiễn, nhưng những lời khuyên đó không được thi hành nên cảnh nguy khốn gia tăng gấp bội. Chúa Giêsu khuyên, khi ngày đó đến người ta phải chạy trốn lên núi, nhưng người ta đã không làm thế, lại ùn ùn kéo nhau vào thành phố và trong các bức tường của Giêrusalem. Điều đó làm gia tăng gấp trăm lần khủng khiếp do nạn đói của cuộc phong tỏa gây nên.
Khi nghiên cứu lịch sử theo tài liệu của sử gia Do Thái là Josephus, chúng ta thấy Chúa Giêsu nói đúng về những ngày đó. Josephus viết về những ngày kinh khủng bị phong tỏa và đói kém đó như sau: “Nạn đói kém nuốt trửng hết nhà này đến nhà khác, gia đình này đến gia đình khác, những phòng cao đều đầy đàn bà và trẻ con chết đói, những con đường trong thành phố đầy xác chết người lớn tuổi, trẻ con và thanh niên lang thang khắp cả phố chợ như những bóng ma, họ bị cơn đói hành hạ và ngã chết khắp nơi. Còn việc chôn cất thì những người bệnh không thể làm nổi, những kẻ có lòng tốt thì cũng nản lòng vì số xác chết quá nhiều và không biết khi nào chính mình sẽ chết, vì có những người ngã chết trong khi đang chôn người khác. Người ta cũng không nghe thấy ai than vãn khóc lóc trước tai vạ này, sự đói khát đã làm tê liệt mọi
¿‘tjU-o.z.yo 1
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 263
cảm XÚC tự nhiên. Những người sắp chết nhìn những người đã chết miệng há hốc và đôi mắt khô cạn. Một sự yên lặng thăm thẳm và một màn đêm thê lương bao trùm cả thành phố... mọi người chết với đôi mắt dán chặt vào đền thờ” (Josephus, Chiến Tranh Của Người Do Thái 5.12.3).
Josephus kể lại một câu chuyện kinh khủng về một người đàn bà trong những ngày đó đã giết, và ăn thịt đứa con đane bú của bà ta (6.3.4). Ông thuật rằng ngay cả những người Rôma khi đã chiếm thành phô" và tràn vào cướp phá thì cũng kinh hoàng trước cảnh tượng đó đến nỗi họ không thể ra tay hành động. “Khi người Rôma vào nhà để cướp phá, họ thấy mọi người trong nhà đều chết và trên những phòng cao đều đầy xác chết... Họ lặng người, kinh khủng vì cảnh tượng đó và bước ra ngoài mà không đụng đến bất cứ vật gì” (6.8.5). Chúng ta đã thấy nỗi kinh hoàng này gia tăng đến mức nào vì dân chúng tụ tập trong thành phô" thay vì chạy lên núi. Josephus đã trải qua những nỗi kinh hoàng của cuộc bao vây này và ông kể rằng có 97.000 người bị bắt làm nô lệ và 1.100.000 người chết.
Đó là những điều Chúa Giêsu đã nhìn thấy trước và Ngài cảnh cáo. Chúng ta không bao giờ quên rằng chẳng những cá nhân, nhưng dân tộc, quốc gia cũng cần đến sự khôn ngoan của Chúa Giêsu. Nếu những lãnh tụ của quốc gia không được Chúa hướng dẫn, thế nào họ cũng sẽ dẫn người ta đến chỗ suy vong không những về tâm linh mà còn về vật chất nữa. Chúa Giêsu không mơ mộng viễn vông; Ngài đã đưa ra những quy luật để. một quốc gia có thể được thịnh vượng, nếu họ bỏ qua thì sẽ không tránh được tai họa.
Ngày Của Chúa
Mátthêu 24,6-8.29-31
6 Anh em sẽ nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã; coi chừng, đừng khiếp sợ, vì những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là tận cùng. 7 Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những cơn đói kém, và những trận động đất ở nhiều nơi. 8 Nhưng tất cả những sự việc ấy chỉ là khởi đầu các cơn đau đớn.
264 WILIIAM BARCLAY
24,6-8.2y-Jl
29 “Ngay sau những ngày gian nan ấy, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. 30 Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến. 31 Người sẽ sai các thiên sứ của Người thổi loa vang dậy, tập hợp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương, từ chân trời này đến chân trời kia.
Chúng ta thấy rằng quan niệm Ngày của Chúa là một phần cốt yếu trong tư tưởng người Do Thái về tương lai. Đó là lúc Thiên Chúa can thiệp trực tiếp vào lịch sử, và là lúc mà thời kỳ hiện tại với mọi gian ác bất trị của nó sẽ được biến cải, tấi tạo để bước vào thời kỳ tương lai.
Những tác giả Tân Ước đã đồng hóa việc Chúa đến lần thứ hai với Ngày của Chúa của Cựu Ước. Họ lấy mọi hình ảnh liên hệ đến Ngày của Chúa đem áp dụng vào sự tái lâm. Khi biết điều đó, chúng ta sẽ nhớ một điều căn bản: Những hình ảnh này không được hiểu theo nghĩa đen. Đây là những hình ảnh, những mặc khải mà các tác giả dùng, nhằm cô" gắng diễn đạt những điều không thể mô tả được bằng ngôn ngữ loài người, nói lên những sự việc mà ngôn ngữ loài người vốn không có.
Tuy nhiên, tất cả những hình ảnh này nói lên những chân lý vĩ đại:
1. Chúng cho ta biết rằng Chúa không bỏ rơi thế gian vì sự gian ác của nó; thế gian vẫn là khung cảnh để Chúa thực hiện mục đích của Ngài.
2. Chúng cho ta biết rằng dù tội lỗi gia tăng cũng không làm chúng ta nản lòng. Một phần chính trong hình ảnh Ngày của Chúa theo người Do Thái là sự phá sản mọi tiêu chuẩn đạo đức theo sau sự tan rã của thế giới. Tuy nhiên đây không phải là khởi đầu của sự hủy hoại mà là khởi đầu của sự tái tạo.
3. Chúng cho ta biết rằng cả sự phán xét và sự tái tạo đều chắc chắn sẽ đến, Chúa xét đoán thế gian trong tinh thần công chính và thương xót. Chương trình của Chúa không phải là hủy bỏ thế gian nhưng tái tạo thế gian theo ý muốn của Ngài.
ZM-,y-lU
HIN MU INO MA 1 1 Htu - 1 Ah' L ZOJ
Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng giá trị của những hình ảnh này không nhằm ở chi tiết, vì những hình ảnh đó chẳng qua chỉ là biểu tượng giúp trí óc con người dễ có một ý niệm, nhưng giá trị của chúng nằm trong những chân lý đời đời có trong đó. Chân lý căn bản nhất là dù thế gian có như thế nào chăng nữa thì Chúa không bỏ rơi nó.
Bắt Bớ Sẽ Đến
Mátthêu 24,9-10
9 "Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Thầy. '° Bấy giờ sẽ có nhiều người vấp ngã. Người ta sẽ nộp nhau và thù ghét nhau.
Đây là một trong những câu nói của Chúa Giêsu, bày tỏ thẳng thắn thành thật. Ngài không bao giờ hứa cho các môn đệ một con đường dễ dàng. Ngài hứa cho họ sự chết, đau khổ, bắt bớ. Một Hội Thánh thật sẽ luôn luôn bị bắt bớ. Bao lâu còn ở trong thế giới phi Kitô này thì Hội Thánh vẫn còn bị bắt bớ. Do đâu có bắt bớ?
1. Chúa Giêsu đòi hỏi lòng tín trung mới. Ngài nhắc đi nhắc lại rằng lòng tín trung đó phải vượt lên trên mọi ràng buộc trần gian. Nguyên nhân ỉớn nhất của sự ghen ghét trong thời kỳ Hội Thánh sơ khai là Kitô giáo đã chia rẽ gia đình, khi một người trong gia đình tin Chúa, còn những người khác không tin. Kitô hữu là người được kêu gọi hiến dâng cho Chúa Giêsu chỗ ưu tiên trong đời sông mình, do đó có thể mang lại những xung khắc với con người.
2. Chúa Giêsu đem lại một tiêu chuẩn mới. Có những tập quán và lối sống có thể hợp lý đối với thế gian nhưng lại không đúng khi phán đoán theo tiêu chuẩn mới của Kitô giáo. Đối với nhiều người, Kitô giáo khó khăn vì xét đoán bản thân họ, việc làm ăn và những quan hệ cá nhân của họ. Điều kỳ lạ về Kitô giáo là những người không muốn thay đổi thường hay chỉ trích và thù nghịch với Kitô giáo.
z,uư W1L11/\1VÌ D/M\^L./A I
^“T,“T”w/. 1 1 - 1
3. Một Kitô hữu thật sẽ là một gương sáng mới cho thế gian. Mỗi ngày sẽ có một vẻ đẹp trong đời sống người Kitô hữu làm lu mờ những cuộc đời theo tiêu chuẩn thế gian, không phải trong ý nghĩa người ấy chỉ trích và lên án người khác, nhưng trong ý nghĩa người ấy bày tỏ qua đời sống mình vẻ đẹp của một đời sống được đầy tràn chính Chúa Kitô và vì thế, đời sống của những người không có Chúa lộ ra sự xấu xa.
4. Kitô giáo mang lại lương tâm cho cuộc đời. Cá nhân người Kitô hữu hay Hội Thánh Chúa không bao giờ che giấu hay yên lặng một cách hèn nhát. Hội Thánh là tín đồ luôn luôn phản chiếu lương tâm của Kitô hữu, mà người đời thường hay muốn dập tắt tiếng nói của lương tâm.
Những Đe Dọa Đức Tin
Mátthêu 24,4-5.11-13.23-26
4 Đức Giêsu đáp: “Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em, 3 vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: ‘Chính Ta đây là Đấng Kitô’, và họ sẽ lừa gạt được nhiều người.
" Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người. 12 Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi. 13 Nhưng kể nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.
23 “Bấy giờ, nếu có ai bảo anh em: ‘Này, Đấng Kitô ở đây’ hoặc 'ở đó’, thì anh em đừng tin. 24 Thật vậy, sẽ có những Kitô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, đưa ra những dấu lạ lớn lao và những điềm thiêng, đến nỗi chúng lừa gạt cả những người đã được tuyển chọn, nếu có thể. 23 Thầy báo trước cho anh em đấy!
26 “Vậy, nếu người ta bảo anh em: ‘Này, Người ở trong hoang địa’, anh em chớ ra đó; 'Kìa, Người ở trong phòng kín’, anh em cũng đừng tin”.
Chúa Giêsu đã nhìn thấy có hai nguy cơ đe dọa Hội Thánh trong tương lai.
1. Nguy cơ của những người lãnh đạo giả. Họ là những người tìm cách truyền bá quan niệm riêng của mình về chân lý của
¿,-T/ -Z.O
TIN MƯNG MẢTTHÊU - TẬP 2 267
Chúa Giêsu. Họ là những người gièo rắc những ý tưởng riêng của mình nhiều hơn là chân lý của Chúa. Và trên hết, họ là những người tìm cách lôi kéo người khác đến với họ hơn là đến với Chúa. Hậu quả không tránh được là họ gây ra sự chia rẽ hơn là xây dựng hiệp nhất.
2. Môi đẹ dọa thứ hai là sự nản lòng. Lòng yêu thương của một số người sẽ nguội lạnh vì tình trạng vô kỷ cương càng ngày càng gia tăng trong thế gian. Người tín đồ chân thật là người giữ vững niềm tin dù gặp khó khăn, dù trong những hoàn cảnh có thể nản lòng, họ vẫn vững niềm tin nơi cánh tay quyền năng của Thiên Chúa.
Vua Đến
Mátthêu 24,3.14.27-28
3 Sau đó, lúc Người ngồi trên núi Ôliu, các môn đệ tới gặp riêng Người và thưa: “Xin Thầy nói cho chúng con biết khi nào những sự việc ấy xảy ra, và cứ điềm nào mà biết ngày Thầy quang lâm và ngày tận thế? ”
14 “Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm chứng cho mọi dân tộc được biết. Và bấy giờ sẽ là tận cùng”.
27 Vì, như chớp loé ra từ phương đông và chiếu sáng đến phương tây thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. 28 Xác chết nằm đâu, diều hâu tụ đó.
ở đây Chúa Giêsu nói trực tiếp về việc trở lại lần thứ hai của Ngài. Kinh Thánh Tân Ước không hề dùng chữ đến lần thứ hai. Chữ dùng để mô tả sự trở lại của Chúa Giêsu trong vinh hiển là một chữ rất hay, đó là parousia, chữ này rất thông dụng trong các sách khác của Tân Ước, nhưng trong bốn sách Phúc Âm thì đây là chương duy nhất có chữ đó (câu 3.27.37.39). Chữ parousia là chữ thông thường chỉ một vị tổng đốc đến hay chỉ Đức Vua ngự giá thăm thần dân của mình. Chữ này thường diễn tả việc đến của một người nào đó trong uy quyền và sức mạnh.
Zöö WlLllAM BAKLLAY
Phần còn lại của chương này là sẽ nói cho chúng ta biết nhiều về việc đến lần thứ hai của Chúa Giêsu. Tại đây chúng ta có thể ghi nhận giáo lý Chúa đến lần thứ hai chắc chắn nói đến hai sự kiện lớn:
1. Chiến thắng khải hoàn của Chúa Kitô. Đấng bị đóng đinh trên thập giá, một ngày kia sẽ là Chứa của mọi người. Chắc chắn ngày tận thế sẽ đến, và lúc đó Chúa Giêsu sẽ là Vua của cả vũ trụ và thế gian.
2. Lịch sử đang tiến đến một nơi nào đó. Đôi khi người ta thấy rằng lịch sử đang lao vào những hỗn loạn mỗi ngày mỗi trầm trọng hơn, và lịch sử không có gì khác hơn là “bản phúc trình các tội lỗi và điên dại của con người”. Đôi khi người ta cảm thấy rằng lịch sử là một vòng trònovà những chu kỳ mệt mỏi bởi mọi việc sẽ cứ xảy ra mãi mãi. Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ đã cho rằng có những thời kỳ nhất định và cuối mỗi thời kỳ như vậy thế giới bị tiêu hủy trong một cơn hỏa hoạn lớn, và rồi chuyện cũ lại tái diễn như trước.
Như Chrysippus có nói: “Rồi thế giới lại được phục hồi và sắp xếp giống như xưa, các hành tinh tiếp tục di chuyển trong quỹ đạo của nó, mỗi cái lại chuyển vần y như thời kỳ trước, không thay đổi chút nào. Những Socrates, Plato, và mỗi cá nhân sẽ sống lại với những người bạn và đồng bào cũ của mình, họ sẽ trải qua những kinh nghiệm cũ và những hoạt động giống như xưa. Mọi phô" xá, ruộng đồng sẽ được phục hồi như cũ. Và sự phục hồi này của vũ trụ xảy ra không phải chỉ một lần, nhưng lại cứ tiếp diễn mãi đến vô tận”. Đó là một quan niệm u ám, quan niệm cho rằng loài người bị buộc vào một cái cối xay, không có tiến bộ, không có lối thoát.
Nhưng trong sự đến lần thứ hai của Chúa có chân lý quan trọng này: “Có một biến cố hiển thị, và vạn vật đang vận hành hướng về đó”. Biến cố đó sẽ không phải là hủy diệt mà là quy tụ, tập hợp muôn dân muôn đời nơi Thiên Chúa.
24,32-41
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​269
Vua Đến
Mátthêu 24,32-41
32 “Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi. Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần. 33 Cũng vậy, khi thấy tất cả những điều đó, anh em hãy biết là Con Người đã đến gần, ở ngay ngoài cửa rồi. 34 Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. 35 Trời đất sẽ qua đi, nhung những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu. 36 Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi.
37 “Quả thế, thời ông Nôê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 38 Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu. 39 Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 40 Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; 41 hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại
ít có đoạn nào làm chúng ta đối diện với nhiều khó khăn như đoạn này. Nó có hai phần và dường như hai phần này mâu thuẫn nhau. Phần thứ nhất (câu 32-35) nói rằng người ta có thể nhìn những dấu hiệu của thiên nhiên mà biết mùa hè sắp đến. Cũng vậy, người ta có thể nhìn thấy dấu hiệu của thế gian để biết việc Chúa đến. Và đoạn đó tiếp tục nói việc đến lần thứ hai của Chúa có thể xảy ra trong đời của thế hệ đang nghe Ngài nói.
Phần thứ hai (câu 36-41) lại khẳng định rằng không ai biết được ngày giờ Chúa đến. Chỉ Thiên Chúa biết, còn thiên sứ và ngay cả chính Chúa Giêsu cũng không biết. Và ngày đó sẽ xảy đến thình lình và bất ngờ vô cùng.
ở đây có một điểm rất khó, dù chúng ta không thể giải thích hoàn toàn, cũng phải mạnh dạn đối diện với nó.
Chúng ta hãy bắt đầu từ câu 34: “Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra”. Khi suy nghĩ câu này, chúng ta thấy có ba điều có thể xảy ra:
270 WILIIAM BARCLAY
24,32-41
1. Nếu Chúa Giêsu nói đến việc đó để chỉ về việc đến lần thứ hai thì sai, vì Ngài đã không trở lại trong đời của thế hệ đang nghe Ngài nói. Có nhiều người chấp nhận quan điểm đó, cho rằng với nhân tính và những giới hạn của tri thức, Chúa Giêsu tin rằng Ngài sẽ tái lâm trong thế hệ đó. Chúng ta có thể sẵn sàng chấp nhận sự kiện Chúa Giêsu trong lúc mang thân xác con người có những giới hạn về sự hiểu biết, nhưng khó có thể tin rằng Ngài có thể sai lầm đối với chân lý thuộc linh như thế.
2. Người ta cũng cho rằng Ngài đã nói một điều gì tương tự như thế và nó đã bị thay đổi khi truyền đạt. Trong Máccô 9,1 Chúa Giêsu nói rằng: “Quả thật Ta nói cùng các ngươi, trong những người đứng đây có mấy người chẳng chết trước khi chưa thấy Nước Chúa lấy quyền phép mà đến”. Điều này đã đúng một cách vẻ vang. Trong thế hệ đó, Nước Chúa đã được ra truyền mạnh mẽ cho đến khi khắp nơi trên thế giới mà họ biết lúc đó đều có tín đồ của Chúa Kitô.
Những tín đồ đầu tiên hết lòng trông đợi Chúa trở lại ngay. Trong hoàn cảnh đau khổ và bị bắt bớ, họ khao khát, trông đợi Chúa đến, đôi lúc họ nêu ra những câu nói Chúa dùng ngụ ý về việc bành trướng Nước Thiên Chúa hay đạo của Ngài mà gán chúng vào việc Chúa tái lâm, có thể một việc như vậy đã xảy ra ở đây. Có thể Chúa Giêsu đã nói là Nước của Ngài sẽ đến cách mạnh mẽ trước khi thế hệ đó qua đi.
3. Có trường hợp khả dĩ thứ ba, nếu những điều Chúa Giêsu nói không liên quan gì đến việc Chúa tái lâm thì sao? Nếu lời tiên tri có liên quan đến lời mở đầu của chương này là sự phong tỏa và sụp đổ của thành Giêrusalem thì sao? Nếu chúng ta chấp nhận như vậy thì sẽ không còn khó khăn. Chúa Giêsu muốn nói là những lời cảnh cáo nghiêm trọng của Ngài về sự sụp đổ của Giêrusalem sẽ được ứng nghiệm ngay trong thế hệ đó. Quả thật, điều đó đã được ứng nghiệm khoảng 40 năm sau đó. VI vậy, tốt nhất là nên xem các câu 32-35 nói đến sự tụp đổ của thành Giêrusalem chứ không phải việc Chúa Giêsu tái lâm, và như thế thì mọi khó khăn trong những câu đó sẽ không còn nữa.
Vậy các câu 36-41 đề cập đến sự tái lâm và nó cho chúng ta biếl một sô" những sự thật quan trọng nhất:
/4,4/0 i
TIN MƯNG MATTHEU - TẬP 2​27​1
(i) Thì giờ của biến cố đó chỉ một mình Đức Chúa Trời biết rõ mà thôi. Vì thế, việc tìm biết ngày giờ Chúa tái lâm là một việc làm phạm thượng, vì làm điều đó là tìm cách chiếm đoạt những bí mật riêng của Đức Chúa Trời. Phận sự của con người không phải là tìm cách xác định ngày Chúa tái lâm, nhưng là chuẩn bị chính mình và tỉnh thức chờ đợi ngày đó.
(ii) Thì giờ sẽ đến hết sức bất ngờ cho những kẻ miệt mài nơi vật chất thế gian. Trong câu chuyện ngày xưa, Nôê đã chuẩn bị cho mình khi thời tiết còn tốt để sẵn sàng cho cơn nước lụt xảy đến và khi cơn lụt đến thì ông đã chuẩn bị, nhưng những người còn lại mê mải ăn uống, cưới gả nên bị nước lụt cuốn đi cách bất ngờ. Những câu này là lời cảnh cáo cho loài người, đừng miệt mài trong cõi tạm thời mà quên cõi đời đời, đừng bao giờ quá quan tâm đến việc thế gian mà quên rằng có một Thiên Chúa và vấn đề sống chết đều nằm trong tay Ngài. Bất cứ khi nào Ngài gọi, buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều chúng ta đều phải sẵn sàng.
(iii) Sự tái lâm của Chúa là lúc phân rẽ và phán xét. Đó là lúc Chúa Giêsu sẽ tập hợp lại những ai thuộc về Ngài.
Ngoài những điều này, chúng ta không thể đi xa hơn, vì sự hiểu biết tối thượng thuộc về Chúa và sự khôn ngoan của Ngài.
sẵn Sàng Chờ Chúa Đến
Mátthêu 24,42-51
42 “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. 43 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. 44 Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Nạười sẽ đến.
45 “Vậy thì ai là người đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà ông chủ đã đặt lên coi sóc gia nhân, để cấp phát lương thực cho họ đúng giờ đúng lúc? 46 Phúc cho đầy tớ ấy nếu chủ về mà thấy anh ta đang làm như vậy. 47 Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình. 48 Nhưng nếu tên dầy
¿ Ị¿ WlLllAM bAKLLA Ï
¿-,~T,,—ru X
tớ xấu xa ấy nghĩ bụng: “Còn lâu chủ ta mới về”, 49 thế rồi hắn bắt đầu đánh đập các đồng bạn, và chè chén với những bọn say sưa, 50 chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không chờ, vào giờ hắn không biết, 51 và ông sẽ loại hắn ra, bắt chung số phận với những tên giả hình: ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng”.
Đây là một kết luận thực tế cho mọi điều đã nói trước đó. Nếu ngày và giờ tái lâm của Chúa Kitô không ai biết được ngoài Thiên Chúa thì mọi đời sống phải thường xuyên chuẩn bị cho ngày và giờ đó. Do đó có những tội lỗi căn bản cần phải tránh.
1. Sống không chịu cảnh giác sẽ phải rước lấy tai họa. Một tên trộm sẽ không bao giờ gửi thư báo trước mình sẽ đến viếng nhà nào. Vũ khí chính của anh ta là sự bất ngờ, vì vậy một chủ nhà có của cải lúc nào cũng phải canh chừng. Tuy nhiên để hiểu hình ảnh này cho đúng, chúng ta phải nhớ rằng sự trông đợi của người Kitô hữu về sự trở lại của Chúa không phải là sự chờ đợi trong sợ hãi kinh khiếp, nhưng đó là một sự trông chờ náo nức ngày vui vẻ vinh quang sắp đến.
2. Thái độ nguy hại nhất là cứ cho rằng mình còn có nhiều thì giờ. Người đầy tớ trong dụ ngôn thứ hai có ảo tưởng mình có dư thời giờ để sắp đặt mọi việc trước khi chủ về. Có một chuyện ngụ ngôn về ba con quỷ học việc. Chúng đến trần gian để tập sự. Chúng nói với Xatan là chúa quỷ về những kế hoạch cám dỗ làm hại người ta. Con quỷ thứ nhất nói: “Tôi sẽ bảo với loài người là không có Thượng Đế”. Xatan đáp: “Điều đó không lừa dôi được nhiều người vì họ biết là có một Thượng Đế”. Con quỷ thứ hai nói: “Tôi sẽ bảo họ là không có địa ngục”. Xatan trả lời: “Mi sẽ không lừa dối ai được bằng cách đó, ngay đến bây giờ loài người vẫn biết có một địa ngục dành cho tội nhân”. Con quỷ thứ ba nói: “Tôi sẽ bảo loài người là đừng có vội vã làm gì”. Xatan đáp: “Đi đi, mày sẽ làm hại được vô số người bằng cách đó”. Ảo tưởng nguy hiểm nhất là ảo tưởng cho rằng mình còn có lắm thì giờ. Cái nguy hiểm nhất trong đời một người là chần chừ đến khi người đó học được chữ ngày mai. Có những việc cần làm nsay, không thể trì hoãn vì không ai biết ngày mai có đến với mình nữa hay không.
Z3,1-1-3
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 273
3. Chểnh mảng với nhiệm vụ thì bị trách phạt, trung thành với nhiệm vụ sẽ được khen thưởng. Người đầy tớ hoàn thành bổn phận của mình một cách trung tín được ban cho một địa vị lớn hơn, còn người đầy tớ không làm trọn bổn phận bị nghiêm trị. Kết luận ở đây là khi Chúa đến, Ngài muôn thấy chúng ta đang làm bổn phận của mình, không có một công tác nào quý báu, vĩ đại hơn công việc đó. Một người làm phận sự của mình, dù đơn sơ nhỏ mọn đến đâu, chắc chắn cũng sẽ vui mừng trong ngày Chúa tái lâm.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii