Trong chừng mực nào đó, chúng ta đôi khi phải chấp nhận những điều không như ý. Nhưng tuyệt đối không được từ bỏ niềm hy vọng.

Martin Luther King, Jr

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 116
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22
iềm Vui Và Phán Xét
Mátthêu 22,1-10
1 Đức Giêsu lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: 2 “Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. 3 Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mơi trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến. 4 Nhà vua lợi sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: “Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thu beo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!” 5 Nhưntị quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, 6 còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vuữ mà sỉ nhục và giết chết. 7 Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quan
íí,‘-‘u
UN MUNG MATTHEU - TẬP 2​229
đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu hủy thành phố của chúng. s Rồi nhà vua bảo đầy tớ: “Tiệc cưới đã sẩn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. 9 Vậy các ngươi đi ra các ngả đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới”. 10 Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.
Câu 1-14 của chương này không phải chỉ là một dụ ngôn nhưng là hai dụ ngôn. Chúng ta sẽ nắm được ý nghĩa của chúng dễ dàng và đầy đủ hơn nếu chúng ta nghiên cứu hai dụ ngôn riêng biệt. Những biến cố của dụ ngôn này hoàn toàn phù hợp với phong tục bình thường của dân Do Thái. Đốì với những bữa tiệc lớn như tiệc cưới, khi thiệp mời được gửi đi thì thời gian không xác định rõ, và khi mọi việc đã xong đâu vào đó thì những người giúp việc mới đi mời lần cuối cùng xin quan khách đến dự. Như vậy, vị vua trong câu chuyện này đã gửi thiệp mời lâu rồi nhưng đến khi mọi việc sẵn sàng thi lời mời cuối cùng mới gửi đến và đã bị người ta từ chối cách hổ nhục. Chuyện này có hai ý nghĩa.
1. Ý nghĩa thứ nhất có tính cách thuần tuý địa phương. Ý nghĩa địa phương ấy đã được đề cập trong dụ ngôn bọn làm vườn gian ác và thêm lần nữa đây là lời tô" cáo người Do Thái. Quan khách được mời nhưng đến giờ lại từ chối không đến. Họ tiêu biểu cho người Do Thái. Từ xưa họ đã được Chúa mời làm dân tuyển của Ngài, nhưng khi Con Thiên Chúa đến thế gian, và họ được mời theo Ngài, tin nhận Ngài thì họ đã khinh dể, đã từ chối lời mời đó. Rốt cuộc, lời mời của Chúa đến trực tiếp với những tội nhân và người ngoại là những kẻ không bao giờ kỳ vọng được mời vào Nước Trời.
Như tác giả sách Phúc Âm đã nhìn thấy, những hậu quả của sự khước từ này rất kinh khiếp. Có một câu trong dụ ngôn này có ve không ăn khớp với câu chuyện, nó không ăn nhập vì nó không phai là một phần của câu chuyện nguyên thủy như Chúa Giêsu đã ke nhưng là một lời bình luận, một diễn dịch của tác giả Phúc Âm.
ó là câu nói nhà vua sai quân lính diệt những kẻ không nhận lời ttĩơi và đôt thành của họ. Mới nhìn qua thì việc sai quân đi tru diệt, 01■ phá thành phố dường như không ăn nhập với việc mời dự tiệc cươi. Nhưng chúng ta nhớ lại, khi Mátthêu viết sách Phúc Âm của 0ng vào khoảng giữa năm 80 - 90 SCN, những gì đã xảy ra trong
ZJU WILUAM DARLLftl
thời gian giữa lúc Chúa Giêsu sống và lúc viết sách Phúc Âm? Câu trả lời: Kinh thành Giêrusalem thật sự bị tàn phá. Thành phố không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào, đền thờ bị cướp phá và bị đốt. Tai họa này đã đến cho kẻ không chịu nhìn nhận Con Thiên Chúa, khi Ngài đến thế gian. Tác giả sách Phúc Âm đã bình luận bằng cách ghi thêm những điều kinh khủng đã thật sự xảy ra cho một quốc gia đã khước từ đường lối của Chúa. Và quả thật đó là một sự kiện lịch sử. Nếu dân tộc Do Thái chấp nhận đường lối của Chúa Giêsu, bước đi trong yêu thương, khiêm nhường và hy sinh thì họ đã không bao giờ gây chiến và nổi loạn để cuối cùng Rôma phải tức giận trả thù khi Rôma không còn chịu đựng nổi bộ máy chính trị của người Do Thái.
2. Tuy nhiên dụ ngôn này đồng thời cũng nói đến nhiều điều ở phạm vi rộng hơn, nhắc chúng ta:
a/ Lời mời của Chúa là mời đến dự một bữa tiệc vui vẻ như một đám cưới. Ngài mời đến để vui vẻ. Nếu cho Kitô giáo là buồn tẻ vì phải bỏ hết mọi thứ có thể mang lại nụ cười, ánh mặt trời và mối tương quan hạnh phúc cho đời sống, là nghĩ sai hoàn toàn. Khi Kitô hữu được mời là được mời đến để vui vẻ, và chúng ta sẽ mất niềm vui đó nếu chúng ta không nhận lời mời.
b/ Những lý do khiến chúng ta khước từ lời mời của Chúa Giêsu không hẳn là những lý do xấu. Người ra ruộng, kẻ đi buôn bán, không ai từ khước để chơi bời, chè chén say sưa, hay làm những việc vô đạo đức. Người ta dễ bận rộn với những điều tạm bợ và quên những điều đời đời. Quá bận tâm với những điều mắt thấy được thì dễ quên những điều mắt không nhìn thấy được. Quá chăm chú nghe những lời mời gọi của thế gian, sẽ khó nghe được tiếng mời gọi êm dịu của Chúa Giêsu.
Thảm kịch của đời sống chính là những cái tốt thường làm hỏng những điều tốt nhất. Người ta có thể quá bận rộn mưu sinh mà quên lo cho cuộc đời mình, quá bận rộn với việc tổ chức và quản trị đời sông mà quên đi chính đời sống.
c/ Chúa Giêsu không kêu gọi chúng ta suy nghĩ nhiều về hình phạt sẽ chịu nếu chúng ta từ chối con đường của Ngài, nhưng Ngài kêu gọi chúng ta nhìn thấy những gì chúng ta thật sự mât mát. Những kẻ không đến đều bị hình phạt, nhưng điều bi đát đích thực
chính là họ đánh mất niềm tin vui của tiệc cưới. Nếu chúng ta từ chối lời mời gọi của Chúa Giêsu sẽ có ngày chúng ta phải chịu đau đớn giày vò, không phải vì những nỗi khổ mình chịu nhưng vì nhận ra chúng ta đã đánh mất những điều quý báu nhất, và đã tự lừa dốì mình.
d/ Lời mời gọi của Chúa dành cho chúng ta là lời mời gọi của ân sủng. Những kẻ được quy tụ từ những nẻo đường không có quyền đòi hỏi gì nơi nhà vua cả. Họ không bao giờ có thể ngờ rằng mình sẽ được mời dự tiệc cưới và càng không xứng đáng để dự tiệc đó. Nhưng việc xảy ra đến với họ không bởi điều gì khác hơn là lòng quảng đại, lòng hiếu khách tử tế của nhà vua khiến vua mở rộng đôi tay tiếp đón họ. Bởi ân sủng, lời mời được ban ra, và bởi ân sủng mà người ta được tập hợp lại.
Sự Kiểm Soát Kỹ Lưỡng của Nhà Vua
Mátthêu 22,11-14
" “Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, 12 mới hỏi người ấy: “Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?” Người ấy câm miệng không nói được gì. 13 Nhà vua liền bảo những người phục dịch: “Trói chân tay nó lại, quãng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng!14 Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít”.
Đây là dụ ngôn được để chung với dụ ngôn trước trong đoạn này. Chúng ta sẽ thấy đây là một dụ ngôn riêng biệt, cũng là dụ ngôn nối tiếp và giải rộng ý nghĩa dụ ngôn trước. Câu chuyện ở đây có một thực khách đến dự tiệc cưới của nhà vua, nhưng không mặc y phục lễ cưới.
Một trong những điều lý thú nhất của dụ ngôn này là Chúa Giêsu đưa ra một câu chuyện đã quen thuộc với người nghe và sử dụng câu chuyện theo cách của Ngài. Các Rápbi Do Thái có hai câu chuyện về vua và áo cưới. Câu chuyện thứ nhất nói về một vị vua mời khách đến dự tiệc nhưng không nói rõ ngày giờ bữa tiệc. Tuy nhiên nhà vua có lưu ý quan khách phải tắm rửa, xức dầu
và mặc y phục lễ cưới sẩn sàng, khi được triệu tập thì đến ngay. Người khôn sửa soạn và thay áo quần rồi đứng đợi trước hoàng cung vì họ tin rằng một bữa tiệc ở cung điện có thể chuẩn bị rất nhanh đến nỗi có thể họ không đến kịp. Người dại cho rằng việc chuẩn bị phải mất nhiều thì giờ và chừng nào xong xuôi đâu đó thì tắm rửa và thay quần áo cũng không muộn gì! Thế là họ bỏ đi làm công việc riêng của mình. Thình lình lệnh triệu tập đến tiệc cưới được ban ra mà không báo trước, tất cả những người khôn đã sẵn sàng đâu đó để ngồi vào bàn, và nhà vua lấy làm vui vẻ ăn uống với họ. Nhưng những kẻ chưa tắm rửa, chưa thay quần áo phải đứng bên ngoài, vừa đói, vừa buồn nhìn vào niềm vui mà họ đã đánh mất. Ví dụ của các Rápbi Do Thái nói về bổn phận phải chuẩn bị sẩn sàng chờ Chúa mời đến, và áo cưới là tượng trưng cho sự chuẩn bị đó.
Câu chuyện thứ hai của các Rápbi Do Thái nói về một vị vua đã giao cho các tôi tớ của mình giữ những bộ triều phục. Người khôn mang đồ đó cất giữ cẩn thận cho được luôn mới mẻ và đẹp đẽ. Người dại thì mang nó ra mặc khi làm việc nên làm dơ và hư bộ triều phục. Đến khi nhà vua ra lệnh thu hồi những bộ đồ đó lại thì người khôn trao trả chúng ở tình trạng mới nguyên vẹn. Nhà vua cất vào kho và chúc họ đi bình yên. Người dại mang trả bộ triều phục đã dơ và cũ kỹ. Vua ra lệnh phải đưa bộ đồ đi giặt tẩy cho sạch, và bỏ tù những đầy tớ ngu dại đó. Ví dụ này dạy người ta phải hoàn trả linh hồn mình lại cho Chúa trong trạng thái trong sạch nguyên thủy và kẻ nào làm dơ bẩn linh hồn mình sẽ phải chịu phạt. Rõ ràng Chúa Giêsu đã nghĩ đến hai ví dụ này khi Ngài kể chuyện của Ngài. Vậy Chúa Giêsu muốn dạy điều gì trong câu chuyện này? Cũng như trong dụ ngôn trước, dụ ngôn này chứa đựng một bài học có tính cách tạm thời, địa phương, và một bài học có tính cách phổ biến.
1. Bài học thứ nhất: Chúa Giêsu nói nhà vua sai tôi tớ đi khắp các nẻo đường để tập hợp mọi người lại cho đủ số khách dự tiệc. Đó là ví dụ về cánh cửa mở rộng. Nó cho thấy người ngoại và kẻ có tội đã được tập hợp lại như thế nào. Ví dụ này nhấn mạnh sự quân bình cần thiết. Cánh cửa mở cho mọi người, nhưng khi đến họ phải mang theo một đời sống thích hợp với tình yêu đã ban cho họ. Ân sủng không chỉ là một quà tặng, ân sủng còn là một trách
nhiệm nặng nề. Con người không thể tiếp tục sống như trước khi họ gặp Chúa. Người ấy phải mặc lấy sự thánh thiện, trong sạch mới. Cánh cửa mở nhưng không phải để tội nhân vào và vẫn giữ nguyên là tội nhân, nhưng để tội nhân có thể vào và trở thành thánh nhân.
2. Bài học thứ hai: Cung cách một người thực hiện tinh thần của người đó. Khi đến thăm một người bạn, ta sẽ không mặc bộ đồ làm vườn mà đến. Chúng ta biết rõ rằng áo quần không thành vân đề đối với bạn chúng ta, cũng không phải chúng ta muốn trình diễn, nhưng vì vấn đề tôn trọng nên chúng ta phải đến nhà bạn một cách lịch sự chỉnh tề. Chuẩn bị trước như thế là chúng ta bày tỏ cảm tình và sự tôn trọng của mình đốì với bạn. Đốì với nhà của Chúa cũng vậy, ví dụ này không quan hệ gì đến việc ăn mặc của chúng ta khi đến nhà thờ, nhưng nó nói lên tinh thần chúng ta khi đến nhà Chúa. Rõ ràng chúng ta không bao giờ nên đến nhà thờ để trình diễn, nhưng cần có trang phục cho linh hồn, tấm lòng và tâm trí của chúng ta. Đó là sự khao khát, trông đợi, lòng khiêm nhường và thống hối, đức tin và tôn kính. Đây là bộ lễ phục nếu không mặc vào thì ta sẽ không dám đến gần Chúa. Điều thường xảy ra là chúng ta hay đến nhà Chúa mà không sửa soạn chút nào. Nếu mỗi người trong Hội Thánh đều chuẩn bị trước khi đến nhà thờ bằng lời cầu nguyện, suy nghĩ và tự kiểm điểm bản thân thì việc thờ phượng mới đúng là thờ phượng thật, mới đem lại nhiều tốt lành cho linh hồn mỗi người, cho Hội Thánh và cho cả thế giới.
Quyền Của Con Người Và Quyền của Thiên Chúa
Mátthêu 22,15-22
15 Bấy giờ những người Pharisêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy.'6 Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hêrôđê, đến nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nê ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta.
234 WILIIAM BARCLAY
17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không? ”
18 Nhiừig Đức Giêsu biết họ có ác ý, nên Người nói: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! 19 Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế!” Họ liền đưa cho Người một quan tiền. 20 Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” 21 Họ đáp: “Của Xêda”. Bấy giờ, Người bảo họ: “Thếthì của Xêda, trả vềXêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa". 22 Nghe vậy, họ ngạc nhiên và để Người lại đó mà đi.
Từ trước đến đây chúng ta thấy Chúa Giêsu ở thế công. Ngài đã nói ba dụ ngôn, trong đó Ngài chỉ trích những người lãnh đạo Chính Thống giáo Do Thái. Trong dụ ngôn về hai người con trai (Mt 21,28-32) chúng ta thấy họ qua hình ảnh đứa con bất hiếu, không làm theo ý cha. Trong dụ ngôn về người làm vườn gian ác (Mt 21,33-46) họ là những người làm vườn nho gian ác. Trong dụ ngôn về tiệc cưới của vua (Mt 22,1 -14), họ là những khách dự tiệc bị lên án vì đã từ chối lời mời.
Bây giờ chúng ta thấy những lãnh tụ Do Thái đưa ra đòn phản công bằng cách đưa một câu hỏi đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Họ hỏi câu này giữa đám đông đứng nhìn và lắng nghe. Mục đích của họ là làm cho Chúa Giêsu tự làm mất uy tín của mình trước dân chúng bằng chính lời nói của Ngài. Đây là câu hỏi của các Pharisêu đã xếp đặt một cách khôn ngoan và kỹ lưỡng. Do Thái là xứ bị chiếm đóng, người Do Thái là thần dân của đế quốc Rôma. Câu hỏi của họ là: “Nộp thuế cho Rôma có đúng luật hay không?”
Chính quyền Rôma đã ban hành ba thứ thuế thông thường. Một là thuế điền thổ, mỗi người đều phải đóng cho nhà nước một phần mười số ngũ cốc và một phần năm số dầu mà họ làm ra, thứ thuế này được trả một phần bằng tiền mặt, một phần bằng sản phẩm. Kế đến, thuế lợi tức gồm một phần trăm lợi tức của một người. Sau cùng là thuế thân quy định mọi người nam từ 14 đến 65 tuổi và mọi người nữ từ 12 đến 65 tuổi đều phải đóng một đồng, tương đương với lương công nhật của một người. Thuế trong câu hỏi ở đây là loại thuế thân.
Câu hỏi mà các Pharisêu hỏi nhằm đặt Chúa Giêsu vào một tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu Ngài nói đóng thuế là không
đúng luật, lập tức họ sẽ báo cáo với chính quyền Rôma rằng Ngài là kẻ phản loạn, chắc chắn Ngài sẽ bị bắt ngay. Nếu nói đóng thuế là đúng luật thì Chúa sẽ bị mất lòng tin của dân chúng. Dân chúng không chỉ không ưa đóng thuế như mọi người không ưa đóng thuế, nhưng họ còn không muốn đóng thuế vì lý do tín ngưỡng. Đối với người Do Thái, Chúa là Vua duy nhất. Họ là quốc gia thần quyền nên việc đóng thuế cho bất cứ vị vua trần gian nào cũng đều có nghĩa là nhìn nhận vương quyền của vua ấy, và như thế là xúc phạm Chúa. Nên đối với những người Do Thái cuồng tín, đóng thuế cho vua ngoại quốc là điều hoàn toàn sai. Những kẻ hỏi Chúa nghĩ rằng dù Ngài trả lời thế nào chăng nữa, Ngài cũng tự đặt mình vào tình trạng nan giải.
Đòn tấn công này càng có tính nghiêm trọng, vì do các Pharisêu và những người trong đảng Hêrôđê cấu kết nhau để tấn công Chúa Giêsu. Bình thường hai phái này rất chông đốì nhau. Các Pharisêu là những người chính thông cực đoan, họ chống việc đóng thuế cho một vị vua ngoại quốc, coi đó là xâm phạm quyền của Chúa. Đảng Hêrôđê, là đảng của vua xứ Galilê, do người Rôma đặt lên cầm quyền, nên luôn luôn sát cánh với người Rôma. Những Pharisêu và những người trong đảng Hêrôđê dù mâu thuẫn với nhau, nhưng trong lúc này họ đã bắt tay nhau, vì cả hai đều có chung một lòng ghen ghét Chúa Giêsu và một ý muôn loại trừ Ngài.
Câu hỏi về việc đóng thuế này không phải chỉ riêng cho một giai đoạn lịch sử. Mátthêu viết sách Phúc Âm giữa năm 80 - 90 SCN và đền thờ đã bị phá hủy năm 70 SCN. Khi đền thờ còn thì mỗi người Do Thái buộc phải đóng 2 chỉ bạc thuế đền thờ. Sau khi đền thờ bị phá hủy, chính quyền Rôma ra lệnh phải đóng thuế đó cho đền thờ Jupiter Capitolinus ở Rôma. Rõ ràng đây là một sắc thuế cay đắng cho người Do Thái. Đây là một vấn đề thực tế trong thời gian Chúa Giêsu thi hành sứ vụ cũng như trong thời kỳ Hội Thánh sơ khai.
Nhưng Chúa Giêsu rất khôn ngoan, Ngài bảo họ đưa cho Ngài xem một đồng tiền có chạm hình của hoàng đế. Thời xưa đồng tiền là dâu hiệu của vương tước. Khi một vị vua đăng quang, họ thường đúc đồng tiền riêng của mình để bày tỏ tính cách thực tế của vương tước họ đang nắm giữ, đồng tiền đó
236 VVILIIAM BARCLAY
thuộc tài sản vị vua có hình in trên đồng tiền. Chúa Giêsu hỏi hình ai trên đồng tiền, họ trả lời đó là hình của Xêda. Chúa Giêsu phán: “Hãy trả lại cho Xêda vật gì của Xêda, và trả cho Chúa vật gì của Chúa”.
Với sự khôn ngoan tuyệt đối, Chúa Giêsu không bao giờ đặt ra những lề luật, giới răn, điều lệ, đó là lý do tại sao việc dạy dỗ của Ngài tồn tại mãi mãi mà không bị lỗi thời. Ngài luôn đưa ra những nguyên tắc rất lớn và quan trọng. Bất cứ Kitô hữu nào cũng có hai bổn phận công dân. Người ấy là công dân của quốc gia mình đang sông. Người ấy được sống an ổn khỏi bị những kẻ vô luật lệ quấy nhiễu là nhờ sự che chở của nhà nước. Người ấy có những dịch vụ công cộng cung ứng cho đời sống như điện, nước đều là nhờ nhà nước, ở những quốc gia tiên tiến, người dân còn được hưởng những lợi ích khác về giáo dục, y tế, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già. Điều này đặt người dân dưới một món nợ bắt buộc. Vì Kitô hữu là một người lương thiện nên họ phải là một người dân có trách nhiệm. Không làm trọn bổn phận công dân cũng chính là không làm trọn bổn phận người Kitô hữu. Người tín đồ đó có một bổn phận đối với nhà nước để đền đáp lại những lợi ích mà chính quyền mang lại cho họ.
Nhưng Kitô hữu cũng là công dân của Nước Trời. Có những vấn đề tôn giáo và về nguyên tắc mà người tín đồ phải có trách nhiệm đổi với Chúa. Hai bổn phận công dân có thể sẽ không bao giờ đụng chạm nhau vì không nhất thiết phải như thế. Tuy nhiên khi người tín đồ tin rằng một điều nào đó là ý Chúa thì họ phải làm, hoặc nếu họ tin rằng điều đó ngược với ý Chúa thì họ cần phải chông lại, không được nhúng tay vào. Chúa Giêsu không nói đến những ranh giới giữa hai bổn phận này. Ngài dành điều đó cho lương tâm mỗi người phán đoán. Tuy nhiên, đây là chân lý vĩnh viễn mà Chúa đã đưa ra: một Kitô hữu chân thật phải là một công dân tốt của đất nước đồng thời cũng là một công dân tốt của Nước Trời. Họ phải “Kính sợ Thiên Chúa, tôn trọng nhà vua” (lPr 2,17).
22,23-33
TIN MÜNG MÂTTHÊU - TÂP 2​237
Chua Hang Song Cüa Ngtfcfi Seing Mâtthêu 22,23-33
23 Hôm âô, cô nhiïng ngudi thuôc nhôm Xadoc, den gâp Düc Giêsu. Nhôm này chu trUcfng không cô su song lai. Ho hôi Ngudi: 24 “Thua Thay, ông Môsê cô nôi: Nëu ai chet mà không cô con, thi anh hay em cüa ngi/ùi â'y phâi cuôi lây ngudi vçf gôa, de sinh con noi dông cho anh hay em mïnh. 25 Mà, trong chüng tôi, nhà kia cô bây anh em trai. NgUdi anh câ lây va, roi chet, va vi không cô con noi dông, nên de va lai cho em. 26 Ngudi thü hai, roi ngudi thü ba, cho den hê't bây ngudi, ngudi nào cüng vây. 27 Sau hê't, ngudi dàn bà â'y cüng chet. 28 Vây, trong ngày song lai, bà â'y së là vçf ai trong so bây ngudi, vï tâ't câ deu dâ lây bà?” 29 Düc Giêsu trâ ldi ho: “Câc ông lâm, vi không biê't Kinh Thânh, cüng châng biê't quyèn nâng Thiên Chüa. 30 Quâ the, trong ngày song lai, nguài ta châng lây vçf lây chong, nhung së giô'ng nhu câc thiên than trên trài. 31 Côn ve van de kë chet song lai, thi câc ông không doc ldi Thiên Chüa dâ phân cùng câc ông sao? 32 NgUdi phân: Ta là Thiên Chüa cüa Apraham, Thiên Chüa cüa Ixaâc và Thiên Chüa cüa Giacôp. NgUdi không phâi là Thiên Chüa cüa kë chet, nhung là cüa kë song”. 33 Dân chüng kinh ngac khi nghe ldi NgUdi day.
Khi câc Pharisêu dâ düa ra dôn phân công Chüa Giêsu và bi quât ngâ, phâi Xadoc bèn nhây vào vong chien. Rô rang, phâi Xadoc vui thich vê thât bai cüa câc Pharisêu vi ho co nhüng quan diê’m hê’t süc doi lâp vâi nhau.
Phâi Xadoc không dông nhiïng ho thuôc tâng ldp cai tri, giàu cô và quÿ phâi. Nhüng vi thiTOng tê" là ngifdi phâi Xadoc. Ve chinh tri ho là nhüng kê chu triTOng công tac, ho sân sàng bat tay vdi chinh quyên Rôma nêu viêc công tac dô mang lai loi ich cho ho. Vê mat tu ttfcfng, ho sân sàng mô rông dâu ôc tiép dôn tü ttfcfng Hy Lap. Vê vân de tin ngUông Do Thâi giâo thi ho là nhüng ngüôi theo truyên thông. Ho phü nhân luât truyên khâ’u và luât thành van mà câc Pharisêu hêt süc coi trong. HOn nüa ho chï coi trong le luât tuyêt hâo trong Ngü Kinh cüa CiTu Üctc, ho không nhîn nhân câc sâch ngôn sü và thi ca là Kinh Thânh. Bâc biêt khâc vôi câc Pharisêu là ho không tin cô sü song lai von là mot niêm tin mà
238 WILIIAM BARCLAY
22,23-33
Pharisêu nhân mạnh. Pharisêu cho rằng ai phủ nhận sự sống lại của người chết thì bị Thiên Chúa loại bỏ.
Phái Xađốc khẳng định rằng Ngũ Kinh không hề chứng minh là có sự sống sau khi chết. Các Pharisêu nói rằng có thể chứng minh được và đưa bằng chứng trong Dân số 18,28 rằng: “Ngươi sẽ giao lễ vật đó cho Aharon, thầy tế lễ”. Đây là một luật đời đời, động từ trong câu dùng ở thì hiện tại, vì vậy Aharon vẫn sống. Trong Đệ nhị luật 32,39: “Ta khiến cho chết và cho sống lại”. Ngoài Ngũ Kinh Cựu Ước, họ nêu Isaia 26,19 “Những kẻ chết của Ngài sẽ sống”. Chúng ta không thể nói rằng những câu trích dẫn đó của các Pharisêu có đủ sức thuyết phục và chúng ta cũng không có đủ lý lẽ nào trong Ngũ Kinh thật sự biện hộ cho sự sống lại của kẻ chết.
Pharisêu rất quả quyết về sự sông lại của thân xác. Họ thảo luận cả những chuyện viển vông như: một người khi sống lại có mặc y phục hay không? Nếu có thì người ấy mặc y phục lúc chết hay y phục khác? Họ dùng 1 Samuen 28,14 (bà bóng ở Ênđôrơ gọi hồn của Samuen cho Saulơ cầu vấn) để chứng minh rằng sau khi chết người ta vẫn giữ lại hình ảnh bên ngoài lúc ở thế gian. Họ còn lý luận rằng người ta sống lại với những tật nguyền mà họ có khi chết, nếu không, họ sẽ không phải là những con người giống như trước nữa. Tất cả mọi người Do Thái sẽ sông lại ở Palestin là đất thánh và họ nói rằng nếu một người Do Thái chết và chôn nơi xứ lạ quê người, người đó sẽ đi theo những kẽ hở trong lòng đất mà về xứ Palestin. Pharisêu xem sự sông lại của thân xác là một giáo lý quan trọng còn phái Xađốc hoàn toàn phủ nhận.
Phái Xađốc đưa ra một câu hỏi mà họ tin sẽ làm cho người ta thấy thuyết sông lại của thân xác là vô lý. Có một phong tục Do Thái gọi là hôn nhân kế thừa. Nếu một người đàn ông chết, mà không có con thì em trai người ấy bắt buộc phải cưới người chị dâu để nối dõi cho anh. Những đứa con đó được luật thừa nhận là con của người anh. Nếu người em từ chối không chịu lấy vỢ người anh thì cả hai phải đến trước mặt các kỳ mục, người chị dâu sẽ lột giày của em chồng, khạc nhổ trên mặt người ấy và nguyền rủa người ấy (Đnl 25,5-10). Phái Xađốc nêu một trường hợp của phong tục này trong đó bảy anh em, lần lượt lấy người đàn bà ấy -« uất khône con, và họ hỏi Ngài rằng: “Khi
22,34-40
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​23S
sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai?” Đây quả là một câu hỏi bắt bí.
Chúa Giêsu bắt đầu bằng cách đưa ra một nguyên tắc. Toàn thể câu hỏi của họ bắt đầu từ mội sai lầm căn bản, sai lầm vì đã nghĩ về Nước Trời theo phạm trù của trần gian, suy nghĩ về cõi đời đời trong giới hạn của thời gian. Chúa Giêsu trả lời rằng bất cứ kẻ nào đọc Kinh Thánh đều thấy rằng câu hỏi đó không thích hợp, bởi lẽ thiên đàng không phải là sự tiếp nối hay mở rộng thế giới này. Sẽ có mối tương quan mới mẻ và to lớn hơn, vượt trên những quan hệ thể chất thuộc giới hạn thời gian.
Chúa Giêsu phá đổ toàn thể lập luận của phái Xađốc. Họ cho rằng không có chỗ nào trong Ngũ Kinh Cựu Ước có thể dùng để chứng minh sự sống lại của những người chết. Thế thì, một trong những danh xưng thông thường nhẩt của Chúa trong Ngũ Kinh Cựu Ước là: “Chúa của Ápraham, của Ixaác, của Giacóp” có nghĩa gì? Chúa không thể là Chúa của những người chết, của những thi thể mục rữa. Chúa hằng sống phải là Chúa của những người sống. Luận điểm của người Xađốc bị đánh đổ, Chúa Giêsu đã nêu ra điều mà những Rápbi Do Thái khôn ngoan nhất không thể nhìn thấy. Từ Kinh Thánh, Ngài đã chứng minh sự lầm lạc của phái Xađốc và cho họ thấy, có một đời sống sau khi chết và sự sống đó không nên hiểu theo quan niệm trần gian. Cả đám đông đều kinh ngạc trước một người nắm vững mọi biện luận như thế, ngay cả Pharisêu cũng phải ca ngợi Ngài.
Bổn Phận Đôi Với Thiên Chúa Và Bổn Phận Đối Với Con Người
Mátthêu 22,34-40
34 Khi nghe tin Đức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm nilệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. 35 Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: 36 “Thưa hây, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?" Đức Giêsu đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. 38 Đó là điều răn Quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. 39 Còn điều răn thứ hai, cũng
240 WILIIAM BARCLAY
22,34-40
giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. 40 Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”.
Theo tường thuật của Mátthêu khi thầy thông luật đưa ra câu hỏi thì có vẻ như là phe Pharisêu giáng thêm một đòn tấn công mới nữa vào Chúa Giêsu. Nhưng theo Máccô thì bầu không khí lại khác hẳn. Theo Mc 12,28-34 thì thầy thông luật không hỏi Chúa câu này để gài bẫy Ngài, nhưng ông ta hỏi với thái độ cảm kích vì Chúa Giêsu đã đánh đổ được những người Xađốc và để Chúa Giêsu có cơ hội chứng tỏ Ngài có thể trả lời hay đến thế nào. Đoạn Phúc Âm Máccô chấm dứt câu chuyện với mối tương đắc giữa Chúa Giêsu và thầy thông luật.
Có thể nói rằng tại đây Chúa Giêsu đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ về tín ngưỡng.
1. Đức tin nằm ở sự kính mến Đức Chúa Trời. Chúa Giêsu trích dẫn câu Kinh Thánh trong Đnl 6,5. Đó là một phần trong những tín điều căn bản và thiết yếu của Do Thái giáo, là một câu mở đầu cho buổi thờ phượng của người Do Thái, là bài học đầu tiên mà mỗi trẻ em Do Thái phải ghi nhớ. Nó có nghĩa là chúng ta phải dâng hiến cho Thiên Chúa một tình yêu toàn vẹn, một tình yêu chế ngự cảm xúc của chúng ta, một tình yêu hướng dẫn tư tưởng chúng ta và một tình yêu là động lực cho mọi hành động của chúng ta. Tín ngưỡng bắt đầu bằng tình yêu, phó thác hoàn toàn đời sống mình cho Chúa.
2. Điều răn thứ hai, Chúa trích trong Lê vi 19,18, tình yêu của chúng ta đối với Chúa phải được phát huy trong tình thương đối với con người. Cách duy nhất để người ta có thể chứng minh lòng yêu mến Chúa là họ phải yêu thương đồng bào, đồng loại. Nhưng điều đáng chú ý là thứ tự của sự yêu thương này. Trước hết phải yêu mến Chúa rồi mới đến con người. Chỉ khi nào chúng ta yêu mến Chúa, chúng ta mới thấy kẻ khác trở nên đáng yêu. Kinh Thánh không nói con người là tập hợp của những yếu tố hóa học, hay là một thụ tạo mộc mạc, mà là con người được tạo nên theo hình ảnh của Chúa (St 1,26.27), vì lý do đó con người đáng yêu. Nền tảng đích thực của mọi thể chế dân chủ đúng đắn phải là lòng kính mến Chúa. Nếu không có tình yêu Chúa, chúng ta có
\J
11IN MUMU MATĨHEU - TẠP 2​z41
thể giận dữ vì không giáo hóa được con người, chúng ta có thể bi quan vì không hoán cải được con người; chúng ta có thể ù lì chai sạn vì con người quá máy móc. Tinh yêu con người đặt nền tảng vững chắc trên tình yêu Chúa.
Đứ<;tin chân chính là yêu mến Chúa và yêu thương con người mà Ngài đã tạo dựng theo hình ảnh Ngài. Chúng ta yêu mến Chúa và yêu thương mọi người không do tình cảm mơ hồ, nhưng bằng sự dấn thân trọn vẹn trong tinh thần tận hiến đối với Chúa và nhiệt thành phục vụ người khác.
Những Chân Trời Mới
Mátthêu 22,41-46
41 Những người Pharisêu đang tụ tập thì Đức Giêsu hỏi họ 42 rằng: “Các ông nghĩ sao về Đấng Kitô? Người là con của ai?" Họ thưa: “Con của vua Đavít”. 43 Người hỏi: “Vậy tại sao vua Đavít, được Thần Khí soi sáng, lại gọi Người là Chúa Thượng, khi nói rằng: 44 Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con?
45 “Vậy nếu vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng, thì làm sao Đấng Kitô lại là con vua ấy được?" 46 Không ai đáp lại Người được một tiếng. Và từ ngày ấy, chẳng ai còn dám chất vấn Người nữa.
Đối với chúng ta, đây có thể là một điều rất tối nghĩa, nhưng lại là một trong những tuyên bô" quan trọng nhất của Chúa Giêsu. Dù chúng ta không nắm ngay được trọn vẹn ý nghĩa, nhưng vẫn có thể thấy vẻ sửng sốt, kinh ngạc và bí hiểm trong câu nói này.
Chúng ta đã thấy Chúa Giêsu luôn luôn ngăn cấm các môn đệ tuyên xưng Ngài là Đấng Mêsia cho đến khi Ngài đã dạy cho họ biêt sứ vụ Mêsia có nghĩa gì. Ý nghĩa họ hiểu về chức vụ Mêsia cần phải thay đổi tận gốc rễ.
Danh hiệu thông thường của Đấng Mêsia là con vua Đavít. Mọi người Do Thái mong mỏi một ngày nào đó một hoàng tử vĩ đại thuộc dòng dõi Đavít sẽ xuất hiện, đánh tan mọi kẻ thù của dân tộc và lãnh đạo dân tộc chinh phục mọi nước. Người ta thường
242 VVILIIAM BARCLAY
zz,41 -40
nghĩ về Đấng Mêsia theo nghĩa thế lực và vinh quang chính trị, quân sự của dân tộc. Đây là một nỗ lực khác của Chúa Giêsu nhằm thay đổi quan niệm đó.
Chúa Giêsu hỏi Pharisêu, theo họ hiểu thì Đấng Mêsia là con ai? Họ trả lời là con vua Đavít. Chúa Giêsu bèn nêu Tv 110,1: “Chúa phán cùng Chúa tôi: Hãy ngồi bên hữu Ta”. Mọi người đều nhìn nhận đó là lời tiên tri. Chữ Chúa thứ nhất chỉ Đức Chúa Trời và chữ Chúa thứ nhì chỉ Đấng Mêsia. Điều này có nghĩa là Đavít gọi Đấng Mêsia là Chúa; vậy nếu Đấng Mêsia là con cháu vua Đavít, thì làm sao vua lại gọi con mình là Chúa được?
Luận điểm trên cho thây gọi Đấng Mêsia là con vua Đavít thì không chính xác, Ngài không là con vua Đavít nhưng Ngài là Chúa của vua Đavít. Khi Chúa Giêsu chữa lành những người mù thì họ gọi Ngài là con vua Đavít (Mt 20,30), khi Ngài vào thành Giêrusalem, đám đông tung hô Ngài là con vua Đavít (Mt 21,9). Tại đây Chúa Giêsu nói: “Gọi Đấng Mêsia là con vua Đavít chưa đủ, nghĩ rằng Ngài là một hoàng tử thuộc dòng dõi vua Đavít, là người chinh phục thế gian, là lãnh tụ quân sự của thế gian thì không đủ. Các ngươi phải biết xa hơn vì Đấng Mêsia là Chúa của vua Đavít.
Chúa Giêsu muôn nòi gì ở đây? Điều Ngài muốn nói là chỉ có danh hiệu Con Thiên Chúa mới là danh hiệu đúng nhất để mô tả Ngài. Danh hiệu con vua Đavít không phải là danh hiệu thích đáng để chỉ Đấng Mêsia, chỉ có danh hiệu Con Thiên Chúa mới đúng với Ngài. Vì thế, chức vụ Mêsia không nên nghĩ theo quan niệm chinh chiến nhưng theo ý nghĩa của tình yêu hy sinh. Tại đây Chúa Giêsu đã đưa ra lời tuyên xưng lớn nhất. Ngài đến không làm người chinh phục thế gian, tái lập chiến thắng quân sự cho nhà Đavít, nhưng Ngài là Con Chúa, Đấng bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa trên thập giá.
Lúc bấy giờ có ít người hiểu được ý nghĩa của điều Chúa nói. Nhưng khi Ngài nói xong, ngay cả kẻ kém trí hiểu nhất cũng cảm thấy run rẩy trước một bí mật đời đời. Họ có cảm xúc lạ lùng xôn xang như được nghe tiếng nói của Thiên Chúa, và trong khoảnh khắc, họ chợt nhìn ra chính diện mạo của Thiên Chúa trong con người Đức Giêsu.
22,41-46
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​243
Những Kinh Sư Và Pharisêu
Nếu một người tính tình nóng nảy, dễ giận, hay cáu kỉnh thì sự nổi giận của người đó không có hiệu quả hay ảnh hưởng gì, bởi không ai để ý đến cơn giận của một người nóng tính. Nhưng khi một người tính tình nhu mì, hiền hậu, đầy tình thương lại đột nhiên nổi giận, thì ngay đến kẻ vô tâm nhất cũng phải ngạc nhiên và suy nghĩ. Đó là lý do tại sao sự nổi giận của Chúa Giêsu là một cảnh tượng làm kinh ngạc mọi người. ít khi chúng ta thấy trong sách vở một lời buộc tội nghiêm khắc như chúng ta thấy trong chương này. Chúa Giêsu nổi giận với các Kinh sư và Pharisêu. Trước khi nghiên cứu chương này từng chi tiết, chúng ta cần nhìn qua về lập trường của những người này.
Người Do Thái có quan niệm đã đâm rễ láu đời về tính cách kế tục của tôn giáo họ. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng lập trường của những Pharisêu và các Kinh sư bằng cách nhìn vào xuất xứ của quan niệm đó. Người Do Thái nói rằng: “Môsê nhận Luật và truyền cho Giôsuê, Giôsuê truyền cho các kỳ mục, và các kỳ mục truyền cho các ngôn sứ, rồi các ngôn sứ truyền cho các thành viên của tòa Công Luận”. Do Thái giáo đặt nền tảng trước hết trên mười điều răn, rồi đến Ngũ Kinh Cựu Ước, Luật Lệ.
Lịch sử người Do Thái đã được hoạch định nhằm khiến họ trở nên một dân tộc của Luật. Như mọi dân tộc khác, họ có những mơ ước lớn lao, nhưng kinh nghiệm lịch sử đã đẩy giấc mơ đó theo một chiều hướng đặc biệt. Họ đã bị người Asyri, người Babylon và người Ba Tư chinh phục. Thành Giêrusalem bị bỏ hoang. Rõ ràng họ không thể nổi bật về sức mạnh chính trị, dầu vậy họ có Luật, và đối với họ. Luật là lời của Chúa là điều lớn nhất, là tài sản quý báu nhất trên trần gian. Ngày trọng đại trong lịch sử của họ là ngày Luật được công bố, dân tộc Do Thái đương nhiên trở thành dân tộc duy nhất có Luật của Chúa.
Từ đó việc nghiên cứu Luật đã trở nên một nghề cao trọng nhất, được giao cho những người thuộc Đại Giáo Đường, tức các Kinh sư, họ là những người có nhiệm vụ nghiên cứu về Luật.
Chúng ta đã thây những nguyên tắc lớn của Luật bị mổ xẻ thành hàng ngàn, hàng vạn luật lệ và quy định nhỏ nhặt (xem chi
244 VVILIIAM BARCLAY
zz,41 -40
tiết ở phần chú giải Mt 5,17-20), như Luật nói không làm việc trong ngày Sabát, thì các Kinh sư đã ra sức định nghĩa chữ “công việc” và định ra số bước người ta cho phép đi lại trong ngày Sabát, hoặc trọng lượng một gánh nặng được phép mang cũng như những việc có thể làm và không thể làm trong ngày Sabát. Khi việc giải thích Luật của các Kinh sư hoàn chỉnh, ta phải dùng đến năm mươi bộ sách để ghi hết những luật lệ, quy định của họ.
Cuộc hồi hương của dân Do Thái về Giêrusalem và Đền Thờ dâng hiến đầu tiên vào năm 450 TCN, sau đó ít lâu thì giới Pharisêu mới xuất hiện. Vào khoảng năm 175 TCN, Antiochus Epiphanes ở Xyri đã mưu toan phá hủy Do Thái giáo để thay vào đó những tập quán và tôn giáo Hy Lạp. Lúc đó Pharisêu xuất hiện như một phái riêng biệt. Danh xưng của họ có nghĩa là những người được biệt riêng, và họ là những người dâng hiến trọn đời mình để nghiên cứu mọi luật lệ và nguyên tắc mà những Kinh sư đã làm ra. Để đối phó với sự đe dọa nhắm vào Do Thái giáo, họ quyết định hiến trọn đời mình để tuân giữ cách rất cẩn thận mọi chi tiết hình thức luật lệ và nghi lễ của Do Thái giáo. Họ là những người chấp nhận khôi lượng không ngừng gia tăng của những quy điều luật lệ tôn giáo khai triển từ Luật.
Con số của họ không bao giờ quá đông, không bao giờ quá 6.000 người, lý do đơn giản là nếu một người chấp nhận thực thi mọi quy tắc nhỏ nhặt của Luật sẽ không có thì giờ để làm điều gì khác, người ấy phải tự rút lui hay tách biệt khỏi đời sống bình thường để vâng giữ Luật.
Vì vậy có hai điều về Pharisêu. Thứ nhất họ là những người tận hiến cho Luật, tôn giáo đôì với họ là vâng giữ mọi chi tiết của Luật. Nhưng điều thứ hai, ta không nên quên, họ là những người rất sùng đạo, vì không ai chấp nhận một đời sống gò bó kỷ cương như thế nếu không phải là những kẻ sốt sắng, nhiệt thành. Vì thế, họ phát triển mọi lỗi lầm của chủ nghĩa duy luật cùng một lúc với mọi đức hạnh của một con người tự hiến trọn vẹn. Một Pharisêu có thể vừa là một người duy luật nhiệt thành và kiêu căng vừa là một người sốt sắng, nóng cháy về Thiên Chúa. Nói như thế không phải là đưa ra một phán quyết về họ vì chính người Do Thái đã đưa ra một phán quyết về họ rồi. Kinh Talmud phân biệt bảy loại Pharisêu:
ZZ,41-4Ố
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 245
1. Hạng phô trương. Họ là những người tuân giữ Luật rất nghiêm minh, nhưng phô trương những hành động đó trên vai mình. Họ ra sức vì muốn được tiếng là tinh sạch và thiện hảo. Họ vâng giữ Luật với mục đích cho người ta nhìn thấy.
2. Hạng nói mà không làm. Họ là người luôn luôn có lý do chính đáng để không làm một điều tốt nào đó. Họ xưng nhận những tín điều nghiêm nhặt nhất nhưng luôn luôn tìm được lý do để thoái thác thực hành. Họ nói mà không làm.
3. Những kẻ bị bầm giập thương tích. Kinh Talmud có nói đến dịch tự gây thương tích của họ. Tại xứ Palestin, đàn bà có một địa vị thấp hèn, bị khinh rẻ, nên không một thầy dạy đạo chính thông nào dám nói chuyện với một phụ nữ ở ngoài đường, dù đó là vỢ hay chị em người ấy. Ớ đây họ còn đi xa hơn nữa, họ không cho phép chính mình nhìn một phụ nữ nào trên đường phố. Muôn vậy, họ phải nhắm mắt lại, kết quả là họ đâm đầu vào tường, hay vấp té vì những chướng ngại vật. Họ bị sưng đầu, đổ máu. Những thương tích đó đã làm cho họ được nổi tiếng đặc biệt về tinh thần sùng đạo quá mức.
4. Có những kẻ được mệnh danh là cối chày hay lom khom. Họ có một dáng đi khúm núm, bước đi lom khom như người gù lưng, như cái chày trong cái cối. Họ hạ mình khiêm nhường đến nỗi họ không dám giơ chân khỏi mặt đất nên thường vấp nhằm những chướng ngại vật trên đường. Sự khiêm nhường của họ chẳng qua cũng chỉ là một cách tự quảng cáo mình thôi.
5. Hạng người tính toán. Họ luôn luôn suy tính những hành vi đạo đức của mình, họ ghi sổ kế toán giữa họ và Chúa, tin rằng mỗi hành vi đạo đức của họ ghi thêm một món nợ cho Chúa, tôn giáo luôn tính bằng tinh thần vụ lợi, được thua, hơn thiệt.
6. Hạng người nhút nhát hay lo sợ. Họ luôn luôn kinh khiếp về hình phạt của Chúa, vì thế, họ lo lau chùi bề ngoài cho thanh sạch để người ta nhìn thấy họ là tốt lành. Họ nhìn tôn giáo trên bình diện đoán xét, và xem đời sông như một cuộc chạy trốn hãi hùng để thoát khỏi sự đoán phạt kinh khiếp này.
7. Sau cùng là những người kính sợ Chúa. Họ là những người thật sự yêu mến Chúa và vui vẻ trong việc vâng giữ Luật của Chúa dù Luật đó có thể rất khó khăn.
/40 VV1L11AM BAKLLA ĩ
1 -*-r
Đó là cách người Do Thái phân loại những Pharisêu. Chúng ta thấy có tới sáu hạng xấu và chỉ có một hạng tốt mà thôi.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii