Nguồn gốc của thiên tài là nguồn gốc của nhiệt huyết.

Benjamin Disraeli

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 116
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16
ui Mù Trước Những Dâu Chỉ
Mátthêu 16,1-4
1 Bấy giờ, có những người thuộc phái Pharisêu và phái Xaãốc lại gần Đức Giêsu, và để thử Người, thì xin Người cho thấy một dấu lạ từ trời. 2 Người đáp: “Chiều đến, các ông nói: ‘Ráng vàng thì nắng’, 3 rồi sớm mai, các ông nói: ‘Ráng trắng thì mưa’. Cảnh sắc bầu trời thì các ông biết cắt nghĩa, còn thời điềm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi. 4 Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giôna”. Rồi Người bỏ họ mà đi.
Khi người ta có chung một kẻ thù cũng như có cùng một nhu cầu thì những kẻ xa lạ cũng trở thành bạn hữu. Sự cấu kết giữa Pharisêu và Xađốc (Sadducees) là một hiện tượng kỳ lạ. Họ đại diện cho hai niềm tin và chính sách hoàn toàn đốì nghịch nhau. Các Pharisêu sống theo từng chi tiết của luật truyền khẩu. Phái Xađốc hoàn toàn chối bỏ luật truyền khẩu mà chỉ chấp nhận lời Kinh Thánh làm luật cho đời sống họ thôi. Các Pharisêu tin có thiên thần và sự sông lại của thân xác, còn phái Xađốc thì
106 WILIIAM BARCLAY
1U,1 —r
không tin. Phaolô đã lợi dụng sự đối nghịch này khi ông bị đưa ra xử trước tòa Công Luận (Cv 23,6-10). Trong trường hợp này điều quan trọng hơn hết ta cần biết là các Pharisêu không phải là một đảng phái chính trị. Họ sẩn sáng sống dưới bất cứ chính thể nào cho phép họ giữ những nguyên tắc tín ngưỡng của họ. Phái Xađốc là một nhóm nhỏ những người quý phái giàu có, sẩn sàng phục vụ và cộng tác với chính quyền Rôma nhằm duy trì tài sản và đặc quyền của chính họ. Thêm vào đó, Pharisêu trông đợi Đấng Mêsia, còn phái Xađốc thì không. Thật khó tìm thấy hai phái đốì lập nào khác biệt đến thế, vậy mà họ có thể cấu kết với nhau để thực hiện ý muôn gian ác là loại trừ Chúa Giêsu. Sở dĩ họ liên kết lại được vì họ có cùng một điểm chung: thù nghịch với Chúa Giêsu.
Các Pharisêu và Xađốc yêu cầu Chúa Giêsu cho họ một dấu lạ. Như chúng ta biết, người Do Thái mong muôn một ngôn sứ hay một nhà lãnh đạo xác định được thẩm quyền của sứ điệp mình bằng dấu lạ bất thường và siêu phàm nào đó (Mt 12,38- 40). Chúa Giêsu trả lời dấu lạ đã có rồi và họ chỉ cần nhìn xem. Họ là người giỏi đoán thời tiết, biết rõ nếu trời hồng vào buổi chiều thì báo thời tiết tốt, còn trời hồng có mây mờ vào buổi sáng là cảnh báo sắp có cơn giông, nhưng họ lại đui mù đối với những dấu chỉ của thời đại.
Vì vậy Chúa Giêsu nói với họ rằng dấu chỉ duy nhất họ nhận được là dấu chỉ ngôn sứ Giôna. Chúng ta đã thấy dấu chỉ Giôna là gì (Mt 12,38-40), Giôna là một ngôn sứ đã làm cho dân thành Ninivê trở lại đạo, làm cho họ từ bỏ con đường gian ác, trở về với Chúa. Dấu lạ đã làm dân thành Ninivê quay lại với Chúa không phải là sự kiện Giôna bị cá nuốt. Dân Ninivê biết gì về điều đó và Giôna cũng không hề dùng điều đó làm phương tiện để kêu gọi họ. Dấu hiệu của Giôna là chính bản thân Giôna và sứ điệp ông nhận từ Chúa. Chính tinh thần khẩn trương của vị ngôn sứ và của sứ điệp ông mang đến làm thay đổi đời sông dân thành Ninivê.
Như vậy điều Chúa Giêsu muốn nói là chính Chúa Giêsu và sứ điệp của Ngài là dấu lạ của Chúa. Như thế Ngài nói với họ rằng: “Các ngươi được đốì diện với Chúa và với chân lý của Ngài trong Ta, thế thì các ngươi cần điều gì hơn nữa? Bởi vì các
10,0-1/
TIN MƯNG MẢTTHẼU - TẬP 2​107
ngươi mù nên không thể thấy được”. Đây là sự thật, cũng là lời cảnh cáo. Chúa Giêsu là lời cuối cùng của Thiên Chúa. Chúa Giêsu là tột đỉnh của mặc khải của Thiên Chúa. Đây là Chúa rõ ràng cho mọi người nhìn thấy, là sứ điệp rõ ràng của Chúa để có thể nghe, là dấu lạ của Chúa cho con người. Đây cũng là một sự thật cảnh cáo nếu Chúa Giêsu không thể kêu gọi con người thì không ai có thể kêu gọi họ được. Nếu người ta không thể thấy Thiên Chúa trong Chúa Giêsu thì họ không thể thấy Thiên Chúa trong bất cứ điều nào khác hay người nào khác. Khi chúng ta đốì diện với Chúa Giêsu. Chúng ta được đốì diện với lời phán cucíi cùng và tốì hậu của Thiên Chúa, được nghe lời hiệu triệu của Thiên Chúa. Và nếu quả như thế thì còn gì nữa cho người bỏ qua cơ hội cuối cùng đó, cho người không chịu nghe lời cuối cùng và từ khước lời kêu gọi cuối cùng đó?
Thứ Men Nguy Hiểm
Mátthêu 16,5-12
5 Khi sang bờ bên kia, các môn đệ quên đem bánh. 6 Đức Giêsu bảo các ông: “Anh em phải cẩn thận, phải coi chừng men Pharisêu và Xađốc”. 7 Các môn đệ nghĩ thầm rằng: “Tại chúng ta không đem bánh 8 Nhưng biết thế, Đức Giêsu nói: “Sao anh em lại nghĩ đến chuyện không có bánh, người đâu mà kém tin vậy? 9 Anh em chưa hiểu ư? Anh em không nhớ chuyện năm chiếc bánh nuôi năm ngàn người sao? Và anh em còn thu lại được bao nhiêu giỏ? 10 Rồi chuyện bảy chiếc bánh nuôi bốn ngàn người nữa? Và anh em còn thu lại được bao nhiêu thúng? 11 Tại sao anh em không hiểu rằng Thầy chẳng có ý nói về bánh, khi Thầy nói: Anh em phải coi chừng men Pharisêu và Xađốc?” 12 Bấy giờ các ông mới hiểu là Người không bảo phải coi chừng men bánh, mà phải coi chừng giáo lý Pharisêu và Xađốc.
Chúng ta đang đối diện với một đoạn rất khó hiểu ở đây. Nói cho đúng, chúng ta chỉ có thể đoán ý nghĩa mà thôi.
Chúa Giêsu và môn đệ Ngài lên đường đi qua bờ bên kia và các môn đệ quên mang bánh. Có những lý do khiến họ bôi rối
108 WILIIAM BARCLAY
10, 0-lZ
và lo lắng về việc này. Chúa Giêsu nói với họ “Anh em phải coi chừng men Pharisêu và men Xađốc”, chữ men có hai nghĩa, trước hết là nghĩa đen hoặc nghĩa cụ thể. Men là một miếng bột nhồi đã lên men. Nếu không cho men vào bột thì không thể nướng thành bánh được. Các môn đệ hiểu Chúa Giêsu nói về men theo nghĩa đó. Tâm trí họ bị ám ảnh bởi việc quên mang bánh nên họ cứ tưởng là Chúa Giêsu bảo họ coi chừng về một loại men bánh nguy hiểm nào đó, và cũng có thể họ suy nghĩ như thế này: Họ quên mang theo đồ ăn, như thế nếu muốn có đồ ăn thì họ phải mua đồ ăn của dân ngoại bên kia hồ. Không có người Do Thái chính thông nghiêm chỉnh nào có thể ăn bánh do người ngoại làm. Vì vậy không thể mua đồ ăn bên kia hồ được. Các môn đệ quên mang bánh, và họ có thể hiểu Chúa Giêsu muốn nói rằng: “Các ngươi quên mang theo bánh tinh sạch do người Do Thái làm. Hãy cẩn thận kẻo khi qua bên kia hồ, các ngươi lại làm ô uế chính mình bằng việc mua bánh có men không thanh sạch”.
Tâm trí các môn đệ không nghĩ đến chuyện gì khác hơn là vấn đề quên mang theo đồ ăn, nên Chúa Giêsu hỏi họ: “Anh em có nhớ việc cho năm ngàn người và cho bốn ngàn người ăn không? Có nhớ người ta ăn no nê mà đồ ăn còn dư thừa biết bao nhiêu không? Khi nào anh em nhớ lại những điều này, chắc anh em không còn lo âu, bối rối về những việc nhỏ nhặt nữa. Anh em chắc đã thấy rằng, khi Ta có mặt, những vấn đề nhỏ nhặt đó đã được giải quyết, và sẽ còn giải quyết nữa. Hãy tin cậy ta và đừng lo lắng”.
Chúa Giêsu nói một cách thẳng thắn và rõ ràng để các môn đệ hiểu. Đoạn Ngài lập lại lời cảnh cáo: “Hãy coi chừng men Pharisêu và men Xađốc”. Bây giờ, chữ men còn có một nghĩa thứ hai, nghĩa bóng, nghĩa trừu tượng. Theo cách nói bóng bẩy của người Do Thái, men dùng để chỉ một ảnh hưởng xấu. Đối với người Do Thái men luôn tượng trưng cho điều xấu, người Do Thái đồng hóa sự lên men với sự hôi thối, men tượng trưng cho tât cả những gì mục rữa, xấu xa, gian ác. Men có tác dụng làm dậy bất cứ khối bột nào nó được bỏ vào, vì vậy men tượng trưng cho một ảnh hưởng xấu có thể lây lan qua đời sống và làm hư hoại đời sống. Bấy giờ các môn đệ mới hiểu. Họ biết Chúa Giêsu không nói về bánh nhưng Chúa Giêsu đang cảnh cáo họ coi chừng ảnh
10,1J-10
TIN M ỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​109
hưởng Xấu về tín ngưỡng và sự giảng dạy của Pharisêu và Xađốc. Đó là những điều chúng ta chỉ có thể ức đoán. Tuy nhiên chúng ta biết được những đặc điểm của Pharisêu và Xađốc:
1. Các Pharisêu nhìn tôn giáo dưới hình thức các luật lệ, các giới răn và quy tắc. Họ nhìn tôn giáo dưới hình thức những nghi lễ và thanh sạch bên ngoài. Vì vậy Chúa Giêsu nói: “Hãy coi chừng kẻo anh em làm tôn giáo của mình trở nên một hệ thống cấm đoán theo cách Pharisêu làm. Hãy coi chừng kẻo anh em đồng hóa tín ngưỡng với một loạt những hành động bề ngoài mà quên rằng vấn đề chính là tấm lòng”. Đây là một cảnh cáo đối với những kẻ sống theo chủ nghĩa giáo điều và gọi đó là tôn giáo. Nó là một lời cảnh cáo chống lại chủ nghĩa hình thức của tôn giáo, hay nói theo cách ngày nay, nó là một lời cảnh cáo đối với thứ tôn giáo chỉ chú ý đến vẻ khả kính bên ngoài, chú trọng những hành động bề ngoài mà quên đi thực trạng bên trong của tấm lòng.
2. Phái Xađốc có hai đặc tính liên quan mật thiết với nhau. Họ giàu có, quý phái, và dính líu nhiều đến chính trị. Vì vậy, Chúa Giêsu có thể nói rằng: “Hãy coi chừng để các ngươi không bao giờ đồng hóa nước thiên đàng với những điều thiện bên ngoài, đừng bao giờ gắn những hy vọng của mình vào hoạt động chính trị”. Đây có thể là một lời cảnh cáo chúng ta không nên đặt những nhu cầu vật chất ở một vị trí quá cao trong bậc thang giá trị của chúng ta, đừng cho rằng những cải cách chính trị có thể sửa đổi được lòng người. Có thể Chúa Giêsu nhắc nhở người ta rằng giàu có vật chất không phải là phúc lộc cao quý nhất và hoạt động chính trị không mang lại kết quả tốt đẹp nhất. Phúc lộc thật chính là phúc lộc của tấm lòng và sự thay đổi thật không phải là sự thay đổi hoàn cảnh bên ngoài nhưng là sự thay đổi nội tâm của con người.
Bốì Cảnh Của Một Khám Phá Quan Trọng
Mátthêu 16,13-16
13 Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” 14 Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là
110 WILIIAM BARCLAY
IU,iJ-1U
ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ”. 15 Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” 16 Ông Simôn Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kỉtô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
Chúa Giêsu thấy những ngày giờ cuối cùng của Ngài sắp đến gần, nên Ngài dành nhiều thì giờ để ở riêng biệt với các môn đệ. Ngài có nhiều điều để nói với họ, để dạy dỗ họ, dù có nhiều điều họ không thể lãnh hội, không thể hiểu thấu.
Ngài rút về địa phận thành Xêdarê Philípphê. Thành này cách chừng 40km về phía đông bắc biển Galilê, nằm ngoài lãnh địa của Hêrôđê Antipass người đangcai trị vùng Galilê, và thuộc địa phận của vương hầu Philípphê. Dân cư ở đây phần lớn không phải là người Do Thái, ở đó Chúa Giêsu được yên tĩnh để dạy dỗ mười hai môn đệ của Ngài.
Lần này Chúa Giêsu đối diện với một vấn đề đòi hỏi cấp bách. Thì giờ của Ngài không còn bao nhiêu, số ngày của Ngài ở thế gian chỉ đếm từng ngày, vấn đề‘ là: “Có ai hiểu Ngài không, có ai nhận biết được Ngài là ai và làm gì không? Có ai tiếp tục công việc của Ngài, hoạt động cho nước Ngài khi Ngài rời bỏ thế gian? Hiển nhiên đây là một vấn đề trọng đại liên quan đến sự sống còn của đức tin. Nếu không có người nào nắm được chân lý, chẳng một ai tiếp thu được chút nào thì bao công lao của Ngài đều ra mây khói. Nếu có được một số ít người nhận biết chân lý thì công việc của Ngài được bảo đảm. Vì vậy Chúa Giêsu quyết định trắc nghiệm họ, Ngài hỏi những người theo Ngài rằng: Họ tin Ngài là ai?
Chúng ta cần đặc biệt để ý đến địa điểm Chúa Giêsu chọn để hỏi câu này. Có thể ít có vùng nào lại có nhiều tôn giáo hơn Xêdarê Philípphê.
1. Vùng này có rải rác những đền thờ thần Baan của người Xyri cổ xưa. Tác giả Thomson trong Xứ Thánh và Kinh Thánh ước tính không dưới mười bốn đền thờ như vậy ở vùng phụ cận. Đây là một nơi bao trùm một bầu không khí tôn giáo cổ xưa. Đây là một nơi nằm dưới bóng các vị thần.
2. Ở đây người ta không chỉ thờ các thần Xyri mà thôi, ở Xêdarê Philípphê có một ngọn đồi lớn, trong có một thạch động
1U, I J-IU
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2​111
rất sâu, và ngựời ta nói nơi đó là nơi sinh của thần Pan, thần thiên nhiên. Thành Xêdarê Philípphê được đồng hóa với thần đó đến nỗi lúc đầu nó có tên là Panias, và bây giờ nó vẫn còn được gọi là Banias. Những truyền thuyết của các thần Hy Lạp tập trung quanh vùng Xêdarê Philípphê.
3. Hơn thế nữa, người ta nói thạch động đó là thượng nguồn của sông Giođan. Sử gia Josephus viết: “Đây là một thạch động rất đẹp ở trong núi, bên dưới là một cái hang lớn nằm trong lòng đất. Thạch động rất sâu, chứa đầy nước, bên trên thạch động là một ngọn núi lớn, bên dưới là những khe suối chảy vào sông Giođan”. Ý tưởng cho nơi này là điểm xuất phát của sông Giođan đã ăn sâu vào cả lịch sử và ký tức của các chuyện tích Do Thái.
4. ở Xêdarê Philípphê còn có một đền thờ lớn bằng cẩm thạch để thờ Xêda do Hêrôđê đại đế xây cất. Josephus nói rằng: “Hêrôđê đã tô điểm vinh quang cho nơi đó, nơi vốn là một địa điểm rất đáng ghi nhớ rồi, nay lại xây thêm một đền thờ nữa dành riêng cho Xêda”. về sau Philípphê con vua Hêrôđê, trang hoàng đền thờ cho lộng lẫy hơn và đổi tên là Panias thành Xêdarê, nghĩa là thành của Xêda và thêm tên của mình vào nên thành Xêdarê Philípphê, để phân biệt với Xêdarê trên bờ biển Địa Trung Hải. Sau này, Hêrôđê Ácríppa còn gọi nó là Nêrôni, để tôn vinh hoàng đến Nêrô. Khi nhìn thành Xêdarê Philípphê, dù chỉ nhìn từ đằng xa, thấy ánh lấp loáng của những phiến cẩm thạch, ta không thể nào không nghĩ tới thế lực và tính cách thần kỳ của đế quốc Rôma.
Đây quả là một bức tranh sinh động. Đây là. người thợ mộc không nhà cửa, không một xu dính túi của xứ Galilê, với mười hai người thân cận tầm thường. Trong lúc đó, những người thuộc phe chính thống của thời Ngài đang âm mưu hoạch định thủ tiêu, trừ diệt Ngài như một tên tà đạo nguy hiểm. Ngài đứng giữa một khu vực lấp lánh những đền miếu của các thần Xyri, giữa một nơi các thần Hy Lạp đang nhìn xuống, giữa một nơi quy tụ nhiều câu chuyện lịch sử của Do Thái, nơi mà ánh rực rỡ của ngôi đền thờ Xêda chế ngự cả một vùng và đập vào mắt người xem. Chính tại nơi đây, Chúa Giêsu - người thợ mộc phi thường - đã đứng, đã hỏi môn đệ rằng họ tin Ngài là ai và chờ đợi câu trả lời: “Ngài là Con Thiên Chúa”. Dường như Chúa Giêsu cố ý đặt Ngài trên bối
1
WlLllAlVl ÖAKLLA I
1 u, 1 J'IU
cảnh của các tôn giáo thế giới với tất cả lịch sử và vinh quang của họ, rồi buộc người ta phải so sánh Ngài với họ, và đưa ra một nhận định đúng về Ngài. ít có nơi nào mà ý thức về thần tính của Chúa Giêsu chiếu sáng rực rỡ như ở đây.
Không Có Hạng Người Nào Sánh Kịp
Mátthêu 16,13-16
Như vậy, tại Xêdarê Philípphê, Chúa Giêsu đã quyết định đòi hỏi các môn đệ phải đưa ra một nhận định về Ngài, trước khi Ngài lên đường đi Giêrusalem để lên thập giá. Ngài cần phải biết đã có người hiểu được - dù chỉ hiểu lờ mờ - Ngài là ai, Ngài là gì. Ngài không hỏi trực tiếp, nhưng Ngài dẫn tới câu hỏi ấy. Mở đầu Ngài hỏi họ người ta nói gì về Ngài, và họ cho Ngài là ai.
Có người nói Ngài là Gioan Tẩy Giả. Không phải Hêrôđê Antipas là người duy nhất cho rằng Gioan là một nhân vật siêu phàm, và rất có thể Gioan đã sống lại.
Có kẻ bảo rằng Ngài là Êlia. Quan niệm như vậy là họ đã nói lên hai điều về Ngài. Họ nói rằng Ngài lớn ngang hàng với vị ngôn sứ lỗi lạc nhất, vì Êlia luôn luôn được xem như người có địa vị tột đỉnh, bậc tôn sư trong hàng ngũ ngôn sứ. Họ cũng xem Chúa Giêsu là vị tiền phong của Đấng Mêsia. Như Malakhi đã nói: “Đức Chúa đã hứa rằng: Này Ta sẽ sai vị ngôn sứ Êlia đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Chúa” (MI 4,5). Cho đến ngày nay, người Do Thái vẫn còn mong đợi Êlia trở lại trước khi Đấng Mêsia đến, và đến ngày nay, người ta vẫn có lệ chừa một ghế trống cho Êlia khi dự lễ Vượt Qua, vì khi Êlia đến, Đấng Mêsia cũng sắp xuất hiện. Như vậy, những người này xem Chúa Giêsu là vị sứ giả của Đấng Mêsia và là nhà tiền phong cho sự can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa.
Vài người lại cho rằng Chúa Giêsu là Giêrêmia. Giêrêmia có một vị trí kỳ lạ trong niềm mong đợi của dân ítraen. Người ta tin rằng trước khi dân Do Thái bị lưu đày, Giêrêmia đã lấy hòm bia giao ước và bàn thờ dâng hương ra khỏi đền thờ, đem giấu trong một cái động trên núi Nêbô, và trước khi Đấng Mêsia đến, ông
iu,i J-IO
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2​113
sẽ trở lại lây những thứ đó ra, rồi vinh quang của Chúa sẽ trở lại với dân tộc (2 Mcb 2,1-12). Trong sách II Esdras 2,18 có nói Chúa hứa rằng: “Vì Ta sẽ sai các đầy tớ Ta là Giêrêmia và Isaia đến giúp các ngươi”.
Có một câu chuyện đáng nhớ trong thời chiến tranh Macabêô như sau: Trước khi vị tư lệnh của quân đội Do Thái là Giuđa Macabeô ra giao chiến với Nicanor thì Onias, thượng tế một người rất đức độ thấy được một thị kiến. Ông cầu nguyện xin được thắng trận, thì có một người tóc bạc hiện ra, diện mạo rực rỡ, phong cách đĩnh đạc, oai nghi. Onias nói rằng: “Đây là người yêu mến anh em, cầu nguyện nhiều cho anh em, cho thành thánh, là Giêrêmia, vị ngôn sứ của Đức Chúa”. Giêrêmia liền đưa tay hữu ra trao cho Giuđa một thanh gươm vàng và nói rằng: “Hãy cầm lấy gươm thánh này, đó là tặng vật của Chúa, hãy dùng nó tiêu diệt kẻ thù của dân ítraen” (2 Mcb 15,1-14). Như vậy, Giêrêmia cũng là nhà tiên phong của Đấng Mêsia, là người giúp nước trong cơn khốn khó.
Khi người ta đồng hóa Chúa Giêsu với Êlia và Giêrêmia theo sự hiểu biết của họ, thì họ đã tán dương và đặt Ngài ở một vị trí cao, vì Giêrêmia và Êlia không là ai khác hơn là những nhà tiền phong cho “Đấng Được Xức Dầu” của Thiên Chúa.
Sau khi Chúa Giêsu đã nghe qua những lời nhận định của quần chúng, Ngài đặt một câu hỏi: “Còn anh em, anh em nói Thầy là ai?” Sau câu hỏi ấy, chắc là một lúc im lặng, tâm trí các môn đệ băn khoăn với những ý nghĩ mà họ e ngại phải nói thành lời. Thế rồi Phêrô đưa ra điều khám phá và lời xưng nhận bất hủ của ông, và Chúa Giêsu biết rằng sứ mạng Ngài được đảm bảo vì ít nhất đã có người hiểu Ngài. Nếu để ý, ta thấy ba sách Phúc Âm ghi lại câu nói của Phêrô theo ba cách. Câu của Mátthêu là: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chứa Hằng Sông”. Câu của Máccô ngắn nhất: “Thầy là Đức Kitô” (Mc 8,29). Câu của Luca rõ nhất: “Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa” (Lc 9,20).
Bây giờ Chúa Giêsu biết rằng ít nhất đã có một người nhận biết Ngài là Đấng Mêsia, “Đấng Được Xức Dầu” của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa hằng sông. Hai chữ Mêsia và Kitô đều có cùng một nghĩa. Một chữ là tiếng Do Thái và một chữ là tiếng Hy Lạp,
114 WILIIAM BARCLAY
1 w, í ~>~ 1 \>
đều CÓ nghĩa là Đấng Được Xức Dầu. Ngày xưa các vua được xức dầu khi lên ngôi, ngày nay cũng vẫn còn như thế. Đấng Mêsia, Đức Kitô, Đấng Được Xức Dầu là Vua của nhân loại.
Đoạn sách này chứa đựng hai chân lý:
1. Khám phá của Phêrô có ý nói không có một phạm trù nào của con người, dù là phạm trù cao nhất, có thể gán cho Chúa Giêsu được. Khi người ta cho Chúa Giêsu là Êlia hay Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ, họ đã tưởng rằng họ đã xếp Chúa Giêsu vào hạng cao nhất rồi. Êlia là nhà tiền phong mà mọi người mong đợi, Giêrêmia cũng có chỗ đứng trong Nước Trời, là vị bảo trợ cho dân Chúa trong những ngày khốn khó. Người Do Thái rin rằng trải qua bốn trăm năm, tiếng nói ngôn sứ đã im bặt, họ cho rằng trong Chúa Giêsu người ta nghe được tiếng nói trực tiếp và quyền uy của Thiên Chúa. Đó là những lời tán dương rất trọng vọng, vì không một phạm trù nào của con người có thể đem mô tả Chúa Giêsu cho tương xứng được. Có lần Napoleon đã nói về Chúa Giêsu: “Tôi biết con người, nhưng Chúa Giêsu còn hơn một con người”. Dĩ nhiên Phêrô không thể nào diễn tả điều ông muốn nói bằng ngôn ngữ thần học hoặc triết học khi ông tuyên bố rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng sống, duy có một điều ông biết chắc là không một so sánh trần gian nào có thể mô tả Chúa Giêsu cho tương xứng được.
2. Đoạn sách này dạy chúng ta, khám phá của chúng ta về Chúa Giêsu phải là một khám phá cá nhân. Câu hỏi của Chúa Giêsu là: “Còn các con, các con bảo Ta là ai?” Khi Philatô hỏi Chúa Giêsu Ngài có phải là Vua dân Do Thái không, thì Ngài trả lời: “Ngài nói điều đó tự ý mình, hay là có người đã nói điều đó với ngài về tôi?” (Ga 18,32-34).
Sự hiểu biết của chúng ta về Chúa Giêsu không thể là thứ hàng mua lại. Một người có thể biết hết mọi nhận định về Chúa Giêsu, có thể biết hết về giáo lý mà con người nghĩ ra, có thể tóm lược đầy đủ những giáo huấn về Chúa Giêsu của mọi nhà tư tưởng, thần học, mà vẫn không phải Kitô hữu. Kitô giáo không nằm trong sự hiểu biết về Chúa Giêsu mà ở chỗ biết rõ Chúa Giêsu. Ngài đòi hỏi mọi người phải có nhận biết riêng của mình, Ngài không chỉ hỏi Phêrô mà còn hỏi mỗi người: “Còn các con, các con bảo Ta là ai?”
10,1/-1V
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​115
Lời Hứa Trọng Đại
Mátthêu 16,17-19
17 Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Simôn con ông Gỉôna, anh thật là người có plĩúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. 18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. 19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
Đây là một đoạn sách gây nhiều sóng gió tranh biện nhất trong Tân ước. Khó có thể đề cập đến đoạn này một cách hoàn toàn khách quan không chút định kiến nào, vì đây là nền tảng cho chức vị Giáo hoàng và quan niệm về Hội Thánh của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Giáo Hội Công Giáo dựa trên đoạn này cho rằng Phêrô được ban cho chìa khóa để tiếp nhận hay khai trừ một người khỏi thiên đàng, được quyền tha tội hay buộc tội người ta. Giáo Hội Công Giáo còn đi xa hơn, cho rằng vì Phêrô được quyền hạn to lớn như thế, nên đã trở thành Giám mục thành Rôma, do đó quyền ấy được lưu truyền cho các vị giám mục Rôma. Ngày nay quyền này vẫn còn nằm trong chức vị Giáo Hoàng, vừa là nguyên thủ Giáo Hội, vừa là Giám mục của Rôma.
Ta rất dễ thấy giáo lý thật khó cho tín hữu Tin Lành chấp nhận. Và cũng dễ thấy ngay rằng một người Tin Lành cũng như một người Công Giáo, mỗi khi đến với khúc Kinh Thánh này sẽ không đến với tấm lòng đơn thuần muôn đào sâu ý nghĩa của nó, mà đến với quyết tâm bảo vệ lập trường mình, nếu được, cũng triệt hạ lập trường kẻ khác. Thế thì chúng ta tìm xem ý nghĩa đích thực của đoạn Kinh Thánh này là gì.
Trong đoạn này có sự lấp lửng về từ ngữ. Chữ Phêrô trong tiêng Hy Lạp là Petros và chữ đá là petra. Tên Phêrô trong tiếng Aram là Kephas cũng có nghĩa là đá. Dù là trong tiếng nào thì ở đây cũng có vấn đề chơi chữ. Ngay sau khi Phêrô tôn xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Ngài liên phán với ông: “Người là petros, Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên Petra này”.
lio WIUIAM BARCLAY
10,1/-1V
Ta nên lưu ý rằng, dù câu này có ý nghĩa gì đi nữa thì cũng là một câu khen ngợi rất nồng nhiệt. Nó không phải là lối nói bóng gió xa lạ khó hiểu đôì với tư tưởng người Do Thái.
Các Rápbi áp dụng chữ đó do Ápraham. Họ có câu: “Khi Đấng Thánh thấy Ápraham dấy lên, Ngài phán: ‘Này Ta đã tìm được tảng đá (petra) làm nền cho thế giới’. Vì thế Ngài gọi Ápraham là đá (sur): ‘Hãy nhìn tảng đá từ đó Ta đẽo ra ngươi’. Ápraham là tảng đá để Chúa thiết lập dân tộc Do Thái và thực hiện mục đích Ngài”.
Hơn nữa, trong Kinh Thánh rất nhiều lần Chúa áp dụng chữ đá (sur) cho chính mình Ngài. “Công việc của Hòn Đá là trọn vẹn” (Đnl 32,4), “vì hòn đá chúng nó chẳng phải như Hòn Đá chúng ta” (Đnl 32,31), “không có Hòn Đá nào như Đức Chúa chúng ta, Đức Chúa là Hòn Đá và đồn luỹ tôi” (2 Sm 22,2). Câu này lặp lại trong Tv 18,2 là: “Ngoài Chúa chúng tôi, ai là hòn đá tôi?” Trong 2 Sm 22,32 cũng có câu ấy.
Có một điều rất rõ ràng: gọi ai đó là hòn đá tức là ca tụng, tôn quý họ hết mực; không một người Do Thái nào hiểu biết Cựu Ước mà không nghĩ đến Chúa khi dùng đến chữ đá, vì chỉ có Ngài mới thật là Đấng bảo vệ, cứu rỗi họ. Như vậy Chúa Giêsu có ý gì khi nói Ngài dùng chữ đá ở đây? ít nhất cũng có bốn giải đáp cho câu hỏi đó.
1. Augustinô cho chữ tảng đá là chính Chúa Giêsu. Ý Chúa Giêsu muôn nói: Ngươi là Phêrô, Ta sẽ thiết lập Hội Thánh Ta trên chính Ta đây là Tảng Đá; rồi những ngày sắp đến, đức tin ngươi sẽ được tưởng thưởng, ngươi sẽ là lớn trong Hội Thánh.
2. Lời giải thích thứ hai cho rằng Tảng Đá là chân lý: “Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng sống”. Chân lý ấy đã được Chúa mặc khải cho Phêrô. Chính Chúa đã mở mắt cho Phêrô để khám phá ra điều đó, Chúa Giêsu là Con Đức Chúa Trời, thật sự đó là viên đá nền tảng cho niềm tin cùng tín ngưỡng Hội Thánh. Lối giải thích này chủ trương rằng, nhìn nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là chân lý nền tảng duy nhất để thiết lập Hội Thánh. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng nó không lột được ý dùng chữ trong mấy câu này.
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​117
3. Giải thích thứ ba cho rằng tảng đá là đức tin của Phêrô. Hội Thánh này được thành lập trên niềm tin của Phêrô. Chính niềm tin đó của Phêrô là tia lửa nhen nhúm cho niềm tin của toàn thể Hội Thánh trên thế giới. Niềm tin của Phêrô là động lực sơ khởi để về sau Hội Thánh phổ thông sẽ thành hình.
4. Giải thích cuối cùng là giải thích tốt nhất, giải thích cho rằng chính Phêrô là đá, nhưng với một nghĩa đặc biệt. Ông không phải là tảng đá để xây dựng Hội Thánh lên, Đá ấy là Đức Chúa Trời. Ông là viên đá đầu tiên của toàn thể Hội Thánh. Phêrô là người đầu tiên khám phá ra Chúa Giêsu là ai, ông là người đầu tiên thực hiện được một bước nhảy vọt của đức tin để thấy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng sống. Nói cách khác, Phêrô là thành viên đầu tiên của Hội Thánh theo nghĩa đó, cả Hội Thánh được xây dựng trên ông. Như thể là người đầu tiên hiểu được Ta là ai, như vậy, ngươi là viên đá đầu tiên, viên đá nền tảng, là khởi điểm của Hội Thánh Ta đang thiết lập”. Rồi những thời đại tiếp theo, tất cả những ai tìm được chân lý như Phêrô đều sẽ là những viên đá kế tiếp xây nên tòa nhà Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô.
Có hai điểm có thể giúp ta soi sáng vấn đề này:
1. Thường thường Kinh Thánh dùng hỉnh ảnh để nhấn mạnh một điểm nhất định nào đó, chứ không để nhấn mạnh tất cả các chi tiết. Tân Ước thường hay dùng hình ảnh tòa nhà để diễn tả Hội Thánh, và dùng với nhiều mục đích và từ nhiều quan điểm khác nhau. Ớ đây, Phêrô là nền tảng, theo nghĩa Hội Thánh được xây dựng trên ông, vì ông là người đầu tiên khám phá ra Chúa Giêsu là ai. Êphêxô 2,20 nói rằng các ngôn sứ và tông đồ là nền tảng của Hội Thánh. Hội Thánh ở thế gian thành hình là nhờ công tác của họ, chứng từ của họ và lòng trung thành của họ. Cũng đoạn Kinh Thánh này nói Chúa Giêsu là viên đá góc nhà, Ngài là năng lực giữ vững Hội Thánh. Không có Ngài, cả tòa nhà sẽ tan rà, sụp đổ. Theo 1 Phêrô 2,4-8 tất cả tín hữu đều là những viên đá sống để xây nên nhà Hội Thánh. 1 Côrintô 3,11 nói rằng Chúa Giêsu là nền tảng duy nhất, không ai có thể lập một nền khác.
Ta thấy rõ, các tác giả Tân Ước đã dùng hình ảnh tòa nhà theo nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng đằng sau tất cả ý này, luôn luôn là ý tưởng cho rằng Chúa Giêsu là nền tảng thật sự của Hội
118 W1L11AM BAKLLA ĩ
1 w, 1 / - 1 y
Thánh, là năng lực duy nhất để bảo tồn Hội Thánh. Khi Chúa Giêsu nói với Phêrô rằng Ngài sẽ lập Hội Thánh Ngài trên ông, Ngài không có ý nói rằng cả Hội Thánh sẽ tùy thuộc vào ông như kiểu tùy thuộc vào chính Ngài, và vào Đức Chúa là Tảng Đá duy nhất của Hội Thánh. Ngài có ý nói rằng Hội Thánh bắt đầu với Phêrô và Phêrô là nền tảng của Hội Thánh theo ý đó, đó là vinh dự không ai có thể cướp của ông được.
2. Chính chữ Hội Thánh (ekklesia) trong đoạn này cũng dễ gây ấn tượng sai lầm. Khi chúng ta nghe đến chữ Hội Thánh, chúng ta hãy có khuynh hướng nghĩ đến Hội Thánh chúng ta, hay ít nữa cũng nghĩ đến Hội Thánh như là một cơ chế, một tổ chức có những tòa nhà, văn phòng, có việc thờ phượng, nhóm họp và đủ thứ hoạt động khác. Nhưng chữ Chúa Giêsu dùng ở đây là quahal, là chữ Cựu Ước dùng để chỉ dân ítraen, một tập họp của dân Chúa. Điều Chúa Giêsu muốn nói với Phêrô là: “Phêrô, ngươi là khởi điểm của dân ítraen mới, một dân tộc mới của Chúa, một liên kết mới của những kẻ tin danh Ta”. Phêrô là người đầu tiên trong liên hiệp những kẻ tin Chúa Giêsu. Hội Thánh bắt đầu từ Phêrô không phải là Hội Thánh theo nghĩa con người, lại càng không phải là Hội Thánh theo nghĩa hệ phái. Cái bắt đầu với Phêrô là liên hiệp của những người tin Chúa Giêsu, không giới hạn cho giáo phái, giáo hội nào, mà bao gồm tất cả mọi người tin yêu Chúa.
Như vậy chúng ta có thể nói rằng phần đầu câu này muốn nói Phêrô là viên đá nền tảng của Hội Thánh theo nghĩa ông là người đầu tiên trong liên hiệp của những người tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, nhưng ý nghĩa tối hậu là: chính Chúa là Tảng Đá Hội Thánh xây dựng lên trên đó.
Các Cửa Địa Ngục Mátthêu 16,17-19
Chúa Giêsu lại tiếp tục nói rằng các cửa địa ngục chẳng thắng được Hội Thánh Ngài. Điều đó có nghĩa gì? Ý “các cửa địa ngục thắng” không phải là một hình ảnh bình thường dễ hiểu. Ớ đây lại cũng có nhiều cách giải thích:
1​1​I​-​Ly
1 IN MUNU MATTHEU -TẠP 2 iiy
1. ĐÓ CÓ thể là hình ảnh của đồn luỹ. Trên đỉnh núi nhìn xuống thành Xêdarê Philípphê ngày nay còn di tích một tòa lâu đài lớn. Có thể đã ngự trị ở đó từ thời Chúa Giêsu. Có thể Chúa Giêsu đã hình dung Hội Thánh Ngài như một đồn luỹ và lực lượng tội ác như đồn luỹ đốì nghịch, và Ngài nói rằng thế lực gian ạc sẽ không bao giờ thắng được Hội Thánh Ngài.
2. Richard Glover có một cách giải thích câu này rất hay. ở Phương Đông thời xưa, cổng (cửa) thành thường là nơi để các vị bô lão, viên chức hội họp để khuyến cáo, phân xử cho dân nhất là ở các làng mạc, thành thị nhỏ. Ví dụ, luật ghi rằng, người nào có đứa con nghịch ngợm không vâng lời “phải bắt nó dẫn đến trước mặt các kỳ mục của thành mình, tại nơi cửa thành” (Đnl 21,19), tại đó người ta sẽ xét xử và thi hành công lý. Trong Đnl 25,7 có nói, người nào có nan đề gì thì hãy đến “cửa thành, tới cùng các kỳ mục”, cổng là nơi các kỳ mục hội họp để thi hành công lý, theo cách diễn tả này thì cổng có nghĩa là nơi cai trị. Ví dụ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là Cửa Tối Cao (Sublime Porte). Như vậy, câu ấy có nghĩa “các thế lực, chính quyền của âm phủ sẽ không bao giờ thắng được Hội Thánh”.
3. Còn một lối giải thích nữa, chúng ta trở lại với ý là Hội Thánh được thiết lập trên Tảng Đá. Tảng Đá này là niềm xác tín Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa Hằng sống. Theo nguyên văn, câu này không phải là các cửa địa ngục, mà là cửa âm phủ (Hades). Chữ Hades không phải là nơi chịu hình phạt, mà theo niềm tin nguyên thủy của người Do Thái, đó là nơi người- chết đến. Như ta đã biết, nhiệm vụ của cái cửa là giữ lại bên trong, nhốt lại, giam lại, kiểm soát. Có một người mà các cửa âm phủ không thể nhốt lại, đó là Chúa Giêsu. Ngài bẻ tan xiềng xích của sự chết. Như tác giả sách Công vụ nói: “Sự chết không thể giữ Người được... Chúa chẳng bỏ linh hồn tôi trong âm phủ, cũng chẳng cho Đấng Thánh Ngài thấy sự hư nát đâu” (Cv 2,24.27). Như vậy, câu này không nói gì khác hơn là sự phục sinh khải hoàn sắp tới của Ngài. Có thể ý Chúa muốn nói: “Ngươi đã khám phá ra Ta là Con Thiên Chúa Hằng sống. Đã đến lúc Ta sẽ bị đóng đinh trên thập giá, các cửa âm phủ sẽ khép Ta lại, nhưng chúng bất lực không giữ Ta lại được. Các cửa âm phủ không có quyền gì trên Ta là Con Thiên Chúa Hằng sống!” Dù chúng ta hiểu thế
120 WILIIAM BARCLAY
1U,1 / - 1 7
nào thì câu này cũng diễn tả sự bất diệt của Chúa Giêsu và Hội Thánh Ngài.
Địa Vị Của Phêrô
Mátthêu 16,17-19
Bây giờ chúng ta đến hai câu Chúa Giêsu mô tả một số đặc quyền dành cho Phêrô và những nhiệm vụ đặt trên vai ông.
1. Chúa Giêsu nói Ngài sẽ trao cho Phêrô các chìa khóa của Nước Trời. Đây là một câu rất khó, bởi vậy trước hết chúng ta nên đề cập đến ý nghĩa chúng ta đã biết chắc.
a/ Từ chìa khóa luôn luôn có nghĩa là một thứ quyền lực rất đặc biệt. Chẳng hạn, các vị Rápbi Do Thái có câu: “Chìa khóa của việc sinh đẻ, của mưa gió, của sự sống lại là thuộc về Đức Chúa Trời”. Nghĩa là chỉ một mình Đức Chúa Trời tạo ra sự sống, đem mưa tới, khiến kẻ chết sống lại. Từ ấy luôn luôn chỉ một thứ quyền năng độc nhất vô nhị.
b/ Theo cách dùng của Tân Ước, từ này thường dùng để chỉ về Chúa Giêsu. Các chìa khóa đều ở trong tay ngài, chứ không ở trong tay ai khác. Trong Khải huyền 1,18, Chúa Giêsu phục sinh nói: “Ta là Đấng sống, Ta đã chết, kìa nay Ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ”, trong Khải huyền 3,7, Ngài lại được mô tả là “Đấng Thánh, là Đấng có chìa khóa của Đavít, mở thì không ai đóng được, đóng thì không ai mở được”. Như vậy, câu này chắc chắn phải dùng để chỉ một thứ quyền lực thiên thượng. Dù cho lời hứa với Phêrô là gì đi nữa, nó cũng không thể nào giẫm lên, hay làm vô hiệu quyền chỉ thuộc riêng về Thiên Chúa và Con Thiên Chúa.
c/ Tất cả những hình ảnh và cách sử dụng này của Tân Ước gợi lại hình ảnh trong Isaia (Is 22,22), trong bức tranh này, Isaia mô tả Êliakim, người mang chìa khóa của nhà Đavít trên vai, người duy nhất được quyền mở và đóng cửa. Nhiệm vụ của Êliakim làm một quản gia trung thành. Người quản gia là người giữ chìa khóa ngôi nhà, buổi sáng mở cửa buổi tôi đóng cửa, và khách khứa muôn diện kiến đức vua phải thông
10,1 / -jy
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 121
qua ông. Như vậy, ở đây Chúa Giêsu muốn nói về Phêrô rằng, trong những ngày tới ông sẽ là quản gia của Nước Trời. Trong trường hợp Phêrô thì ông mở cửa Nước Trời chứ không phải đóng. Ngày Lễ Ngũ Tuần, Phêrô, người quản gia của Nước Trời đã mở cửa cho ba ngàn linh hồn (Cv 2,41). Ông đã mở cửa cho Conêliô, viên đại đội trưởng ngoại giáo, cánh cửa Nước Trời mở rộng tiếp nhận thế giới dân ngoại rộng lớn (Cv 10). Công vụ 15 thuật lại hội nghị Giêrusalem đã mở toang cánh cửa cho dân ngoại, nhờ lời làm chứng của Phêrô mà đi đến kết quả đó (Cv 15,14, Simôn tức là Phêrô). Lời Chúa hứa ban chìa khóa Nước Trời cho Phêrô sẽ là phương tiện mở cửa cho hàng ngàn, hàng vạn người đến với Đức Chúa Trời trong những ngày tới. Không phải chỉ có Phêrô có chìa khóa Nước Trời, mọi Kitô hữu đều có. cửa đã mở cho chúng ta để chúng ta cũng mở cửa Nước Trời cho người khác, để cùng bước vào lời hứa vĩ đại của Chúa Giêsu Kitô.
2. Chúa Giêsu lại hứa với Phêrô rằng những gì ông buộc sẽ bị buộc, những gì ông mở sẽ được mở. Richard Glover giải thích rằng Phêrô buộc tội lỗi con người vào lương tâm họ rồi ông mở cho họ thoát tội lỗi bằng cách nói cho họ biết về tình yêu cùng sự tha thứ của Chúa. Ý này rất hay vì đó là bổn phận của người truyền giáo và dạy đạo Chúa, nhưng ở đây còn điều gì hơn thế nữa.
Buộc và mở là những chữ rất thông dụng của người Do Thái. Nó hay được dùng cho những quyết định của các thầy dạy và các Rápbi cao trọng. Nghĩa thông thường của chữ này mà người Do Thái nào cũng biết là cho phép và cấm đoán. Buộc một điều gì là tuyên bô" không cho phép làm điều đó, mở là tuyên bố cho phép làm điều đó. Đó là những chữ thường dùng cho những quyết định liên quan đến luật. Đó là nghĩa của chữ trong văn mạch đoạn này. Như vậy, Chúa Giêsu muôn nói với Phêrô rằng: “Phêrô, ngươi sắp sửa gánh vác những trách nhiệm nặng nề trọng đại. Ngươi sẽ phải có những quyết định ảnh hưởng đến sự tồn vong của Hội Thánh. Trong những ngày sắp tới, ngươi sẽ gánh lấy công tác quản trị Hội Thánh. Ngươi sẽ là kẻ dẫn đường, người giám đốc của Hội Thánh sơ khai, nhưng quyết định của ngươi sẽ hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến linh hồn nhiều người trong đời này và đời sau”.
122 WILIIAM BARCLAY
Đặc ân giữ chìa khóa có nghĩa là Phêrô sẽ là quản gia của nhà Chúa, mở cửa cho người ta vào Nước Trời. Nhiệm vụ buộc và mở có nghĩa là Phêrô phải có những quyết định về sinh hoạt và thực hành của Hội Thánh, đem lại những hậu quả lâu dài về sau. Thật vậy, chúng ta đọc những đoạn này của sách Công vụ Tông Đồ, chúng ta biết Phêrô đã làm đúng như vậy: ông đã trung thành trong nhiệm vụ, đặc ân và công tác đã giao cho ông.
Khi chúng ta diễn đạt lại đoạn Kinh Thánh này, đoạn Kinh Thánh từng gây nên bao nhiêu tranh biện, bao nhiêu ý kiến trái ngược, chúng ta sẽ thấy không phải nó đề cập đến những hình thức của Giáo Hội, nhưng là những vấn đề thuộc về ơn cứu rỗi. Chúa Giêsu nói với Phêrô: “Hỡi Phêrô, tên ngươi có nghĩa là đá, số phận của ngươi là làm một viên đá, ngươi là người đầu tiên biết Ta là ai, bởi vậy ngươi là viên đá đầu tiên xây nên tòa nhà thân hữu gồm những kẻ thuộc về Ta. Các thế lực tội ác dàn trận nghịch cùng Hội đó, nhưng chúng không thể thắng được, cũng như không thể giữ Ta mãi trong cõi chết. Trong những ngày tới, ngươi sẽ làm người quản gia mở cửa Nước Trời cho người Do Thái cũng như dân ngoại bước vào, ngươi cũng làm người quản trị, hướng dẫn để giải quyết các vấn đề, điều khiển các công việc của Hội Thánh sơ khai đang phát triển”.
Phêrô đã khám phá ra được chân lý quan trọng, ông đã được trao đặc ân và trách nhiệm lớn lao. Đó là khám phá mà mỗi người chúng ta phải thực hiện cho chính mình, và khi ta đã khám phá ra được, thì những trách nhiệm và đặc ân ấy cũng sẽ đặt trên vai chúng ta.
Lời Quở Trách Nặng Nề
Mátthêu 16,20-23
20 Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Kitô.
21 Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phủi đi Gỉêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. 22 Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách
TIN MUNG MATTHEU - TÄP 2​123
Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” 23 Nhưng Đức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô: “Xatcin, lui lại đằng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh khônẹ phải là tư tưởng của Thiền Chúa, mà là của loài người”.
Mặc dù các môn đệ đã hiểu được Chúa Giêsu là Đấng Mêsia của Thiên Chúa, họ vẫn chưa rõ việc ấy có nghĩa gì. Đối với họ thì việc ấy hoàn toàn mang ý nghĩa khác hẳn đối với Chúa Giêsu. Họ vẫn suy nghĩ theo chiều hướng của một Đấng Mêsia chiến thắng, một vị vua chinh phạt, sẽ quét sạch quân Rôma khỏi bờ cõi Palestin và dẫn dân tộc ítraen đến chỗ hùng cường. Chính vì vậy, Chúa Giêsu mới bảo họ phải yên lặng. Nếu họ đi ra với dân chúng và loan ra ý nghĩ của họ, thì cùng lắm họ sẽ gây được một cuộc cách mạng bạo động, họ chỉ có thể khiến cho bạo lực bộc phát, để rồi bị dập tắt. Trước khi họ giảng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, họ phải học biết điều đó có ý nghĩa gì. Trên thực tế, phản ứng của Phêrô chứng tỏ các môn đệ chẳng hiểu ý nghĩa lời Chúa Giêsu khi Ngài xưng mình là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa.
Bởi vậy, Ngài bắt đầu tìm cách mở mắt cho họ tíấy rằng Ngài chẳng có con đường nào khác ngoài con đường thập giá. Ngài nói rằng phải đi đến Giêrusalem chịu khổ dưới tay của “các kỳ mục, tư tế và các Kinh sư”. Ba nhóm người này là thành phần của tòa Công Luận (tòa án tôn giáo Do Thái). Kỳ mục là những người được tôn kính trong dân, các thượng tế đa số là phái Xađôc, các Kinh sư và Pharisêu. Nói thế có nghĩa là Chúa Giêsu sẽ chịu đau khổ trong tay các lãnh tụ tôn giáo chính thống trong nước.
Chúa Giêsu vừa nói xong thì Phêrô liền phản ứng thật mạnh bạo. Phêrô được lớn lên và được dưỡng dục với niềm hy vọng Đấng Mêsia sẽ cầm quyền trong vinh quang và chiến thắng. Đối với ông, ý tưởng về một Đấng Mêsia chịu đau khổ, một Đấng Mêsia phải đi tới thập giá là không thể tin được. Ông “giữ” Chúa Giêsu lại. Ta có thể tưởng tượng Phêrô đưa tay choàng qua Chúa Giêsu như để giữ Ngài khỏi đi tự tử. Phêrô nói: “Việc đó không thể xảy ra cho thầy được” và thế là tiếp theo đó, một lời quở trách thật nặng nền khiến chúng ta có thể nín thở khi nghe đến: “Xatan, hãy lui lại đằng sau Thầy”. Muốn hiểu khung cảnh sôi động này, có một số điều chúng ta cần phải biết.
124 WILIIAM BARCLAY
Chúng ta phải thử hình dung ra cung giọng của Chúa Giêsu khi nói câu này. Chắc chắn Ngài không nói câu ấy với tiếng la thét thịnh nộ và tia mắt hằn học tức tối. Ngài nói câu ấy như một người bị đâm thấu tim, với nỗi buồn thấm thìa, và một sự kinh hoàng ghê rỢn. Tại sao Chúa Giêsu lại phản ứng như vậy? Đó là vì ngay lúc ấy, cơn cám dỗ với sức mạnh ghê sợ Ngài đã đương đầu trong hoang địa hồi đầu sứ vụ lại đến với Ngài. Lúc đó, Ngài đã bị cám dỗ để chọn con đường quyền lực. Kẻ cám dỗ bảo Ngài: “Hãy cho người ta ăn bánh, đem của cải vật chât cho họ, họ sẽ chạy theo anh”. “Hãy thỏa hiệp với thế gian, hạ thấp tiêu chuẩn anh xuống, họ sẽ chạy theo anh ngay”. Đó chính là cám dỗ Phêrô mang trở lại cho Ngài.
Cám dỗ đó không hẳn đã biến mất khỏi tâm trí Chúa Giêsu. Luca đã nhìn thấy trong tâm khảm thầy mình, nên ở cuối câu chuyện cám dỗ, ông viết: “Ma quỷ dùng hết cách cám dỗ rồi, bèn tạm lìa Ngài” (Lc 4,13). Đứa cám dỗ thỉnh thoảng vẫn tái diễn cuộc tấn công đó. Chẳng ai muốn thập giá, chẳng ai muôn chết đau đớn. Tại vườn Ghếtsêmani, kẻ cám dỗ lại đến nhưng bằng cách khác. Còn ở đây, chính Phêrô đưa đến cho Ngài, sở dĩ Chúa Giêsu trả lời xẳng giọng như vậy, vì Phêrô đã khuyên Ngài làm chính điều mà ma quỷ cám dỗ vẫn luôn luôn thì thầm bên tai Ngài, chính điều mà Ngài phải tận lực chiến đấu. Phêrô đã gợi cho Ngài lối thoát khỏi thập giá, khỏi các kết cuộc đang vẫy gọi Ngài.
Chính vì vậy mà Phêrô là Xatan. Xatan theo nghĩa đen là kẻ nghịch. Vì ý của Phêrô không phải là ý của Thiên Chúa mà là ý của loài người. Xatan là bất cứ sức mạnh nào tìm cách kéo chúng ta ra khỏi đường lối Chúa, Xatan là bất cứ ảnh hưởng nào tìm cách khiến chúng ta quay lưng khỏi con đường khó khăn Chúa đã đặt trước chúng ta, Xatan là bất cứ thế lực nào tìm cách đem ý muốn con người đến thế chỗ cho ý Chúa.
ở đây, cám dỗ lại càng nghiêm trọng sâu sắc hơn vì nó phát xuất từ một người yêu mến Chúa. Lời Phêrô nói là lời của người mến Chúa Giêsu đến độ không thể nào chịu nổi hình ảnh Chúa phải lê bước trên lồi đi ghê rỢn và phải chết cái chết đớn đau. Cám dỗ khó chông chọi nhất là cám dỗ đến từ những người yêu thương ta. Có những lúc người thân của ta tìm cách đem chúng
iồ,2U-23
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 125
ta khỏi lối đi gian nan của Chúa. Nhưng tình yêu chân chính không phải là tình yêu giữ người hiệp sĩ ở nhà khi chàng phải ra đi chinh chiến, mà là tình yêu đưa chàng đi theo mệnh lệnh của đoàn kỵ binh, những mệnh lệnh không làm cho cuộc sông dễ dàng hơn nhưng làm cho nó cao đẹp hơn. Có lắm lúc tình yêu quá quan tâm bảo bọc người mình yêu đến độ ngăn cản họ xông pha vào chiến trận của người lính của Chúa Giêsu, ngăn cản họ bước vào con đường của lối thiên trình. Điều làm cho Chúa Giêsu khổ tâm, khiến Chúa đã phải quở nặng như vậy, là vì lúc ấy kẻ cám dỗ đã nói với Ngài qua tình yêu thiết tha, nhưng sai lầm, từ trái tim nóng bỏng của Phêrô.
Tiếng Gọi Bên Trong Lời Quở Trách
Mátthêu 16,20-23
Trước khi qua đoạn Kinh Thánh khác, chúng ta hãy xem xét qua hai lời giải thích rất xưa về câu: “Xatan, hãy lui ra đằng sau ta”. Theo giáo phụ Origen, khi Chúa Giêsu nói vậy Ngài có ý bảo Phêrô: “Chỗ của ngươi là đằng sau ta, không phải đằng trước ta. Chỗ của ngươi là theo Ta trên đường Ta chọn, không phải là dẫn Ta trên đường ngươi muốn đi”. Nếu giải thích theo cách đó thì tính cách khắt khe của lời quở trách giảm đi, vì không có ý truyền cho ông phải đi khuất khỏi mặt Chúa, mà chỉ kêu gọi ông trở lại vị trí của mình, làm một đồ đệ đi theo bước chân của Chúa Giêsu. Đối với chúng ta cũng vậy, chúng ta phải luôn luôn đi theo con đường của Chúa Giêsu, chứ không bao giờ được buộc Ngài phải đi theo con đường của ta.
Một ý khác khai triển xa hơn khi xét kỹ câu nói của Chúa Giêsu đối chiếu với lời Ngài phán với Xatan lúc kết thúc cơn cám dỗ như Mátthêu kể lại trong Mt 4,10. Câu này bản tiếng Việt dịch là: “Xatan, hãy xéo đi”, nguyên văn Hy Lạp là: “Hupage Satana”. Còn lời Chúa Giêsu quở Phêrô: “Xatan, hãy lui ra đằng sau Ta” thì tiếng Hy Lạp là “Hupage opiso mou, Satana”.
Lời Chúa Giêsu truyền cho Xatan chỉ là: “Hãy xéo đi” còn lời Chúa Giêsu truyền cho Phêrô là: “Hãy lui ra đằng sau Ta”, nghĩa
126 WILIIAM BARCLAY
10,24-/0
là: “Hãy trở lại làm môn đệ Ta”. Xatan bị đuổi đi khuất mắt Chúa, còn Phêrô được gọi trở lại làm môn đệ. Xatan không bao giờ có thể trở thành môn đệ của Chúa, tính kiêu căng ma quỷ của nó khiến nó không thể hạ mình làm điều đó, vì thế nó mới là Xatan. Mặt khác Phêrô có thể lầm lẫn, sa ngã, phạm tội, nhưng luôn luôn có tiếng gọi và cơ hội giành cho ông để ông trở lại làm môn đệ của Chúa Giêsu. Dường như Chúa muốn nói với Phêrô: “Lúc nãy ngươi vừa nói như Xatan nói, nhưng đó không phải là Phêrô thật nói, ngươi có thể chuộc mình lại. Hãy ra sau Ta, làm môn đệ Ta trở lại, rồi mọi sự sẽ êm đẹp”. Điểm khác biệt căn bản giữa Phêrô và Xatan là Xatan không bao giờ chịu ra đằng sau Chúa Giêsu. Hễ người nào còn sẩn sàng đi theo Chúa, thì dù bị sa ngã, cũng vẫn còn đầy hy vọng cho họ trong đời này và đời sau.
Thách Thức Quan Trọng
Mátthêu 16,24-26
24 Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ: Ệ‘.Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. 25 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. 26 Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?
Đây là một trong những đề tài chủ yếu được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã nói rất nhiều lần về vấn đề này (Mt 10,37-39; Mc 8,34-37; Lc 9,23- 27; 17,33; Ga 12,25). Nhiều lần Chúa Giêsu đặt con người đối diện với sự thách thức của cuộc sống Kitô giáo. Có ba điều con người phải sẩn sàng làm, nếu muôn sống cuộc đời Kitô hữu:
1. Phải từ bỏ mình. Thường người ta dùng chữ từ bỏ mình theo một nghĩa giới hạn, nghĩa là từ bỏ một cái gì đó. Tỉ như “từ bỏ mình một tuần lễ” có nghĩa là một tuần đó chúng ta không ăn chơi xa xỉ. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ của ý Chúa Giêsu muốn nói. Theo ý Chúa Giêsu, từ bỏ mình (liều mình) có nghĩa là bất cứ lúc nào trong đời sống, cũng phải lắc đầu từ chối bản ngã, và cúi đầu vâng phục Chúa. Từ bỏ mình là hạ bệ bản ngã để suy
iO,Zi+-ZD
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2 1 27
tôn Chúa một lần cho đến trọn đời. Từ bỏ mình là không còn lấy bản ngã làm quy tắc chi phối đời sống, mà đặt Chúa làm quy tắc thống trị, niềm say mê chủ yếu cho đời sống. Một cuộc đời thường xuyên từ bỏ mình là cuộc đời thường xuyên làm vừa lòng Chúa.
2. Phải vác thập giá mình. Nghĩa là gánh chịu sự hy sinh. Đời sông Kitô hữu là đời sông hy sinh phục vụ. Người Kitô hữu có thể phải bỏ mọi cao vọng cá nhân để phục vụ Chúa. Họ có thể khám phá ra rằng nơi phục vụ Chúa được nhiều nhất lại là nơi phần thưởng rất ít oi và chẳng đem lại danh vọng gì cho họ cả. Chắc chắn họ phải hy sinh thì giờ, sự nhàn rỗi, giải trí để phục vụ Chúa trong công tác phục vụ đồng loại.
Nói rõ hơn, họ có thể hy sinh những giờ an nhàn trong mái ấm gia đình, thú vui nơi giải trí để làm những công việc lợi ích chung, sinh hoạt đoàn thể thăm viếng những gia đình buồn khổ, những người cô đơn. Họ có thể phải hy sinh nhiều điều họ có thể cho đi. Cuộc sống Kitô hữu là cuộc sống hy sinh. Luca, với nhãn quan sâu sắc, đã thêm một chữ vào mệnh lệnh của Chúa Giêsu “mỗi ngày vác thập giá mình mà theo Ta”. Điều quan trọng không phải chỉ có những giờ phút hy sinh hào hùng, mà là sống một cuộc đời thường xuyên ý thức được những đòi hỏi của Chúa và nhu cầu của kẻ khác. Đời sống Kitô hữu là một đời sống luôn luôn quan tâm đến kẻ khác hơn là đến chính mình.
3. Phải theo Chúa Giêsu. Nghĩa là phải phục tùng trọn vẹn Chúa Giêsu. Khi còn trẻ, chúng tôi thường chơi trò “theo người đoàn trưởng”. Người trưởng đoàn làm gì mình cũng phải làm theo, dù khó khăn kỳ cục đến mấy cũng vậy. Cuộc sống Kitô hữu là thường xuyên đi theo vị lãnh tụ, thường xuyên vâng phục Chúa Giêsu trong lời nói, hành động cũng như tư tưởng. Người Kitô hữu luôn luôn theo chân Chúa Giêsu, bất cứ nơi nào Ngài dẫn đi.
Đánh Mất Và Tìm Được Sự Sông
Mátthêu 16,24-26
Sống và tồn tại là hai điều rất khác biệt trên trần gian này. Tồn tại là phổi có thở, tim có đập, còn sống là phải có một cuộc
128 WILIIAM BARCLAY
10,z¿f-zo
đời đáng giá, có sự bình an cho tâm hồn, niềm vui cho trái tim, xúc cảm cho từng giây phút, ở đây Chúa Giêsu ch? cho ta phương thức sống khác biệt với tồn tại.
1. Người nào cố’ giữ an thân thì sẽ mất sự sông. Mátthêu viết sách này vào khoảng năm 80 - 90SCN, nghĩa là ông viết trong những ngày bách hại cay nghiệt nhất. Những lời này có ý nói rằng: “Đã đến lúc ngươi có thể cứu mạng sống mình bằng cách chối bỏ niềm tin, nhưng nếu thế thì chẳng những ngươi không cứu được mạng sống mình theo đúng nghĩa thật sự mà là đánh mất nó”. Người giữ lòng trung tín có thể chết, nhưng chết để mà sông, còn người bỏ đức tin mình để được an thân thì có thể sông nhưng sông để mà chết. Trong thời kỳ và thế hệ chúng ta, vấn đề tử đạo không còn, nhưng vẫn có sự thật này: người nào chỉ bo bo lo cho mình an thân, yên ấm, sống dễ dãi, tiện nghi, quyết định nào của mình cũng thận trọng dè dặt, khôn ngoan theo đời này thì sẽ đánh mất hết những thứ làm cho đời mình có giá trị. Cuộc sông trở thành một thứ mềm nhão, nhu nhược, trong khi lẽ ra phải là một thứ mạo hiểm. Cuộc sông trở thành ích kỷ trong khi lẽ ra phải ngời sáng bằng sự dân thân phục vụ. Cuộc sông trỏ thành một vòng lẩn quẩn dưới đất, trong khi lẽ ra nó phải vươn đến các vì sao. Có người đã ghi trên mộ bia một người nọ câu chua chát. “Ông ấy sinh ra là một người, nhưng chết là một kẻ bán tạp hóa”. Ta có thể thay cho nghề bán tạp hóa bằng bất cứ nghề nào; người nào chỉ sông cầu an, thì không còn là con người nữa, vì con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa.
2. Người nào liều bỏ mọi sự vì Chúa Kitô sẽ tìm được sự sống, mặc dầu thoạt nhìn tưởng họ mất hết mọi sự. Lịch sử đã dạy chúng ta một bài học giản dị là những tâm hôn biết mạo hiểm, giã từ cuộc sống yên ổn là những kẻ đã viết tên tuổi mình lên lịch sử, giúp ích lớn cho nhân loại. Nếu không có những người sẵn sàng liều mình, nhiều phương thuốc chữa bệnh đã không thể có, và nếu không có những người sẵn sàng liều mình, nhiều máy móc giúp cuộc sống dễ chịu hơn đã không phát minh được. Nếu những bà mẹ không sấn sàng liều mình, thì chẳng có đứa bé nào ra đời cả. Tất cả những ai dám “đem mạng sống mình ra trả lời có một Đức Chúa Trời, cuối cùng sẽ tìm được sự sông”.
io,z^-zo
TIN MƯNG MATTHÉU - TẶP 2​129
3. Rồi Chúa Giêsu cảnh cáo: “Giả sử có người chỉ trích thụ hưởng cầu an, giả sử anh ta được cả thế gian, thế rồi anh ta thấy cuộc đời chẳng có gì đáng sống, vậy thì anh ta lấy gì đánh đổi lại sự sống?” Sự thật đáng buồn là chúng ta không thể nào lấy sự sống lại được. Mỗi quyết định trong đời sống góp phần tạo thành con người chúng ta, chúng ta đang làm cho chính mình trở thành một hạng người nào đó, chúng ta đang từ từ xây dựng nên một thứ bản ngã, cá tính nào đó, chúng ta đang làm cho mình có khả năng đối với một số công việc và hoàn toàn bất năng đối với một số việc khác. Con người có thể chiếm hữu hết mọi thứ mình đã dốc tâm theo đuổi, để rồi một buổi sáng kia thức dậy thấy mình đã thiếu mất những điều quan trọng nhất trên đời.
Chữ thế giới ở đây có nghĩa là những thứ vật chất đốì nghịch với Đức Chúa Trời. Có ba điều có thể nói về mọi thứ của cải vật chất:
a/ Không ai có thể đem nó theo lúc lìa đời. Người ta chỉ có thể đem chính mình đi theo thôi. Bởi vậy nếu ai hạ phẩm giá mình để được vật chất thì rồi sẽ càng hối tiếc cay đắng hơn.
b/ Của cải không giúp gì được cho người ta trong những ngày đau thương tan tác. Nó không thể nào hàn gắn được lòng tan vỡ hay làm vui cho được linh hồn cô đơn sầu héo.
c/ Nếu con người tạo được của cải vật chất bằng những phương cách nhuốc nhơ thì rồi một ngày kia, lương tâm sẽ lên tiếng, và người ta sẽ biết được địa ngục ngay phía bên này mồ mả, ngay trong cuộc đời hiện đang sống ở đây.
Thế gian đầy những tiếng kêu cảnh cáo rằng kẻ nào bán sự sông thật để đổi vật chất là kẻ ngu dại.
Cuối cùng, Chúa Giêsu hỏi: “Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?” Tiếng Hy Lạp là: “Người ấy antallagma nào mà đổi linh hồn mình?” Chữ antallagma này rất hay, trong sách Ecclesiasticus có nói: “Không có antallagma nào đổi được một người bạn trung thành”, “Không có antallagma nào đổi được một tâm hồn kỷ luật” (Ecclesiasticus 6,15; 26,14). Có nghĩa là không có một giá nào mua nổi một người bạn trung thành hay một tâm hồn kỷ luật. Như vậy câu nói của Chúa Giêsu có thể có hai nghĩa.
130 WILIIAM BARCLAY
1Ö,Z/-/Ö
a/ NÓ CÓ thể có nghĩa khi con người đã đánh mất sự sống thật vì muôn được an thân, hưởng thụ vật chất, thì không còn có một giá nào có thể trả để đổi lại sự sống mình được. Người ấy đã làm một điều không bao giờ có thể tẩy xóa được.
b/ Cũng có nghĩa người Kitô hữu mắc nợ Chúa Giêsu về chính bản thân mình và mọi sự mình có, bởi vậy người ấy không thể đem gì đến cho Chúa Giêsu thay cho cuộc sống mình được. Người ta có thể cố gắng dâng tiền cho Chúa mà vẫn giữ cuộc sống mình lại. Người ta có thể phục vụ Chúa bằng môi miệng mà vẫn giữ cuộc sống mình lại. Nhiều người dâng tiền hằng tuần cho nhà thờ mà không đi lễ, dĩ nhiên là không thỏa mãn được những đòi hỏi của Hội Thánh đối với thành viên. Đối với Chúa Giêsu, của dâng duy nhất có giá trị là đời sống chúng ta. Không có gì có thể thay thế nó được, không gì hơn nó để chấp nhận được.
Cảnh Cáo Và Lời Hứa
Mátthêu 16,27-28
27 “Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm. 28 Thầy bảo thật anh em: trong số người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết trước khi thấy Con Người đến hiển trị”.
ở đây có hai câu nói hoàn toàn khác biệt:
1. Câu đầu là lời cảnh báo, cảnh báo về sự phán xét không tránh được, sống là đi về một nơi nào đó, sống là đi đến nơi phán xét. Trong bất kỳ địa hạt nào của đời sống, thế nào cũng có một ngày tính sổ. Không sao thoát khỏi sự thật Kitô giáo vẫn dạy là sau đời này sẽ có phán xét. Liên hệ đoạn này với đoạn trước, chúng ta sẽ thây ngay tiêu chuẩn của phán xét. Người nào chỉ bo bo ích kỷ giữ lấy.sự sông mình, lúc nào cũng chỉ lo cho mình được an thân, được sung sướng ấm êm, thì dưới con mắt của thiên đàng đó là một thất bại dù có giàu sang, địa vị, sung túc đến đâu mặc lòne. Niĩưừi nào hy sinh vì kẻ khác, sống cuộc đời mạo hiểm can trưừng sẽ được thiên đàng khen ngợi và Chúa tưởng thưởng.
1 /,1-s
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​131
2. Câu thứ hai là một lời hứa. Theo Mátthêu ghi lại thì Chúa Giêsu có ý nói Ngài sẽ trở lại trong lúc một sô" người đang nghe Ngài nói vẫn còn sông. Nếu Chúa Giêsu nói như vậy thì Ngài nói sai. Nhưng đọc qua sách Máccô ta hiểu được ý nghĩa thật sự khi Chúa nói về sự trở lại của Ngài. Máccô nói rằng: “Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, trong những người đứng đây, có mấy kẻ sẽ chẳng chết trước khi chưa thấy Nước Chúa lấy quyền phép mà đến (Mc 9,1).
Chúa Giêsu đã nói về quyền năng tác động của Nước Trời, và việc đã xảy ra như vậy. Nhiều người đứng đó sau này đã chứng kiến Chúa Giêsu đến trong quyền năng Thánh Thần vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Nhiều người được chứng kiến người ngoại cũng như người Do Thái kéo ồ ạt vào Nước Trời. Họ được chứng kiến cơn thủy triều Phúc Âm tràn xuống vùng Tiểu Á, tràn qua châu Âu đến tận Rôma. Chính những người nghe Chúa nói lúc đang còn sống đã chứng kiến Nước Trời đến trong quyền năng.
Ta lại phải xét câu này đi liền với câu trước. Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ rằng Ngài sẽ đi Giêrusalem, tại đó Ngài sẽ chịu nạn và chết. Đó là một điều nhục nhã, nhưng mối nhục đó không phải là kết thúc. Sau thập giá là phục sinh, thập giá không phải là kết cuộc, đó là điểm khởi đầu cho quyền năng tràn lan ra khắp thế giới. Đó là một lời hứa cho môn đệ Chúa Giêsu, không một nỗ lực nào của con người có thể ngăn cản sự bành trướng của Nước Chúa.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii