Love is like a roller coaster,

Once you have completed the ride,

you want to go again.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 116
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15
Ồ Ăn Vào Trong Người
Mátthêu 15,1-9
Luật về tinh sạch và ô uế này có một lãnh vực áp dụng rộng hơn. Nó qui định người ta nên ăn những thứ gì. Nói chung, mọi trái cây và các thứ rau đều tinh sạch. Nhưng đối với sinh vật thì luật rất khắt khe. Những điều luật đó trong Lêvi đoạn 11.
Chúng ta có thể tóm lược như sau: những thứ vật có móng rẽ và nhai lại thì được phép ăn. Đó là lý do người Do Thái không ăn thịt heo, thịt thỏ, thịt thỏ rừng. Trong mọi trường hợp, không được phép ăn thịt con thú nào chết tự nhiên (Đnl 14,21). Trong mọi trường hợp, máu của con thú phải được lấy ra khỏi xác. Người Do Thái chính thông ngày nay vẫn còn mua thịt ở lò sát sinh đặc biệt là nơi con vật được cắt tiết kỹ càng. Mỡ thường trên con thú có thể ăn được, nhưng mỡ ở trên quả cật và mỡ ở trong ruột bụng mà chúng ta gọi là mỡ sa thì không được ăn. Còn đối với những loài vật ở dưới nước chỉ được phép ăn loại có vảy, có vi, nghĩa là những loài nghêu, sò, tôm, cua là không tinh
9U WILIIAM BARCLAY
sạch. Tất cả những loại côn trùng đều không tinh sạch trừ con châu chấu có thể và vẫn còn được ăn tại phương Đông. Trong trường hợp thú và cá như chúng ta đã thây, có một tiêu chuẩn để xác định loại nào ăn được và loại nào không ăn được, đốì với các loại chim thì không có một bản tiêu chuẩn chính xác như vậy, nhưng có một danh sách nêu ra những loại chim không tinh sạch và bị cấm trong Lv 11,13-21. Điều đó có những lý do ta có thể thấy như sau:
1. Việc cấm đụng đến xác chết hay ăn thịt những con thú đã chết vì những nguyên nhân tự nhiên, có thể bắt nguồn từ niềm tin có ma qui ở trong những xác chết đó và nó sẽ nhập vào thân thể người ta.
2. Một số thú vật được coi là linh thiêng trong những tôn giáo khác, ví dụ con mèo và con cá sấu được coi là linh thiêng đối với người Ai Cập. Thường thì đối với những súc vật mà nước khác tôn thờ, người Do Thái phải coi là không tinh sạch. Vì con vật đó được coi là một thần tượng, biểu tượng thiêng liêng của thần ngoại, nên nó rất ô uế, phải xa tránh.
3. Bác sĩ Rendle Short đã đưa ra một sô" nguyên tắc rất sáng suốt dựa trên quan niệm sức khỏe và vệ sinh. Trong một quyển sách rất hữu ích của ông là Kinh Thánh và Y Học Hiện Đại, bác sĩ viết: “Đúng, chúng ta ăn thịt heo, thịt thỏ, thịt thỏ rừng, nhưng những con thú này có ký sinh trùng truyền nhiễm và chỉ bảo đảm nếu thức ăn được nấu kỹ. Heo là một con thú ăn dơ và là ổ của các loại sán lải, sán kim và sán đũa (heo gạo) có thể truyền sang con người, ở Palestine thời xưa, tốt hơn hết là nên tránh những thức ăn như vậy”. Việc cấm ăn mọi thứ có máu xuất phát từ quan niệm của dân Do Thái cho máu là sự sống. Đây là ý tưởng tự nhiên, vì khi máu tuôn ra thì sự sống tắt đi. Sự sống thuộc về Chúa và chỉ thuộc về Ngài mà thôi. Sự cấm ăn mỡ cũng được giải thích cùng với ý ấy. Mỡ là phần béo bổ nhất của cơ thể nên phải được dâng lên cho Chúa. Trong một số trường hợp dù ít, việc cấm đoán có ý nghĩa rất sâu sắc.
4. Tuy nhiên vẫn còn một số lớn trường hợp, trong đó đồ vật, thú vật bị cho là không thanh sạch mà không có lý do nào cả. Những sự kiêng cữ cấm kỵ thường không lý giải được. Chúng chỉ
13,1-y
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 91
là những định kiến dị đoan không giải thích được, tự nhiên cho một vật nào đó là hên xui, tinh sạch hay ô uế.
Những điều này tự nó không quan hệ gì cho lắm, nhưng rắc rối và bi đát ở chỗ nó đã trở thành vấn đề sinh tử đối với các Pharisêu và các kinh sư Do Thái. Muốn tin mến, muốn phục vụ Chúa phải giữ những luật lệ này. Nếu chúng ta đặt vấn đề theo cách sau đây thì sẽ thấy hậu quả của nó. Theo trí hiểu của Pharisêu thì cấm ăn thịt thỏ hay thịt heo là điều răn của Chúa, cũng quan trọng như cấm ngoại tình. Vì vậy ăn thịt heo hay thịt thỏ là phạm trọng tội giống như dụ dỗ một người đàn bà và ăn.nằm với người ấy. Tôn giáo đã lẫn lộn với mọi luật lệ và nguyên tắc bề ngoài. Và vì việc tuân giữ những nguyên tắc, luật lệ và kiểm soát những ai không tuân giữ là việc dễ cho nên những nguyên tắc và luật lệ đó trở nên một thứ tôn giáo đối với người Do Thái chính thông.
Những Biện Pháp Tẩy uế
Mátthêu 15,1-9
Bây giờ chúng ta nghiên cứu đến ý nghĩa đặc biệt của vấn đề đó trong đoạn này. Rõ ràng là người ta không thể nào tránh được mọi hình thức ô uế theo luật lệ. Một người có thể tự mình tránh khỏi những thứ cấm đoán nhưng làm thế nào biết được trong lúc đi đường mình có đụng phải một người không tinh sạch nào chăng? Một sự đụng chạm như vậy khiến người đó bị ô uế vì như chúng ta đã thấy sự ô uế có tính cách truyền nhiễm. Điều này trở nên phức tạp hơn nữa tại Palestine, vì ngay hạt bụi bám vào chân người ngoại cũng trở nên ô uế.
Để đốì phó với sự ô uế đó, người ta đặt ra một hệ thống thanh tẩy rất kỹ lưỡng, những sự thanh tẩy này đã trở nên tỉ mỉ hơn. Trước hết là tục lệ rửa tay khi thức dậy vào buổi sáng, rồi về sau là cả một hệ thống qui tắc rửa tay tỉ mỉ mà lúc đầu vốn dành cho các tư tế trong đền thờ. Trước khi các tư tế dùng các phần lễ vật dành cho họ, thì họ phải làm việc thanh tẩy đó. về sau những qui tắc thanh tẩy phức tạp đó được những người Do Thái chính thống nghiêm nhặt đem ra áp dụng cho chính mình và cho những người tự xem mình là đạo đức.
92 WILIIAM BARCLAY
13,1-y
Edersheim trong tác phẩm “Đời sống Và Thời Kỳ Của Chúa Giêsu”, đã ghi lại những chi tiết tỉ mỉ của việc thanh tẩy này. Nước trong bình được để sẵn để sử dụng trước bữa ăn. Sô" nước tối thiểu để thanh tẩy là độ chừng đầy một vỏ rưỡi quả trứng. Trước hết người ta đổ nước lên hai bàn tay ngửa, ngón tay đưa thẳng lên, nước đổ xuống bàn tay chảy xuông cổ tay và từ cổ tay rớt xuống đất, vì lúc bấy giờ nước chảy qua bàn tay ô uế, nếu nước đó chảy trở lại ngón tay thì sẽ làm cho ngón tay ô uế trở lại. Sau đó lật úp bàn tay, ngón tay chĩa xuống đất và lập lại động tác trên. Cuối cùng là lấy bàn tay này chà lên nắm tay kia. Một người Do Thái thật sự nghiêm túc phải rửa tay như vậy không phải rửa trước bữa ăn mà là trước mỗi món ăn.
Vậy câu hỏi mà những người lãnh đạo Do Thái giáo hỏi Chúa Giêsu là: “Tại sao môn đệ của Thầy không để ý đến những luật lệ về sự tẩy rửa mà truyền thống của chúng ta đã đặt ra?” Họ nói về truyền thống của cha ông, tổ tiên họ. Theo người Do Thái, luật gồm có hai phần. Luật thành văn chứa đựng trong Kinh Thánh và luật truyền khẩu gồm có những điều luật, những nguyên tắc được triển khai như qui luật rửa tay mà các kinh sư, các chuyên viên triển khai qua nhiều thế hệ. Tất cả những sự khai triển này đều là truyền thống của tổ tiên và được xem như có tính cách bắt buộc tuân giữ, nếu không muốn nói là hơn cả luật thành văn. cần phải nhớ một điểm quan trọng là đối với người Do Thái chính thống, tất cả những nghi thức này là tôn giáo. Họ tin đó là lệnh truyền của Chúa, làm những điều này là làm vừa lòng Chúa, là trở nên một người công chính. Nói cách khác, tất cả những nghi thức làm tinh sạch này được coi là công chính, là quan trọng và có tính cách bắt buộc như Mười Điều Răn. Tôn giáo đã trở nên đồng hóa với vô số những nguyên tắc bề ngoài. Việc rửa tay theo đúng lề lối là quan trọng như việc vâng giữ điều răn: “Ngươi chớ tham lam”.
Bỏ Luật Thiên Chúa Để Giữ Luật Loài Người
Mátthêu 15,1-9
Chúa Giêsu không trả lời thẳng câu hỏi của Pharisêu nhưng Ngài lấy một ví dụ về việc thực hành luật truyền khẩu để họ thấy
ìxi-y
TIN MỮNG MATTHEU - TẬP 2​93
giữ đúng luật truyền khẩu chẳng những không phải là tuân phục Luật Chúa mà còn có thể đi ngược lại Luật Chúa.
Chúa Giêsu nói rằng Luật của Thiên Chúa đã đặt ra là người ta phải hiếu kính cha mẹ mình, đoạn này cho biết truyền thông các ngươi lại bảo nếu một người nói: “Những điều mà tôi có thể giúp cha mẹ thì đã dâng cho Chúa rồi” cho nên khỏi bị ràng buộc vào bổn phận hiếu kính cha mẹ. Theo Máccô 7,11 thì câu đó là “mọi điều tôi có thể giúp cha mẹ được thì đó là coban”. Ý nghĩa của đoạn này là gì? Nó có thể có hai nghĩa, vì chữ Coban có hai nghĩa:
1. Coban có nghĩa là cái được dâng hiến cho Chúa. Giả sử có một người có cha hay mẹ đang nghèo túng, và họ đến với anh để nhờ giúp đỡ, anh ta có một cách để tránh giúp đỡ cha mẹ mình là công bô" đã hiến tất cả tiền bạc, tài sản của anh cho Chúa và cho Đền Thờ. Tài sản anh ta như thế là đã coban, đã hiến dâng cho Chúa, vậy anh sẽ nói với cha mẹ rằng: “Con rất tiếc, con không còn gì để cho cha mẹ cả. Tất cả mọi thứ thuộc về con, con đã dâng cho Chúa...” Người đó có thể dùng nghi lễ tôn giáo để thoái thác một bổn phận căn bản là giúp đỡ và hiếu kính cha mẹ. Anh ta có thể lấy một qui ước của các kinh sư để xóa bỏ điều răn của Thiên Chúa.
2. Tuy nhiên, chữ coban còn một nghĩa khác, và có thể đây là nghĩa của đoạn văn này. Coban được dùng như một lời thề. Một người có thể nói với cha mẹ mình rằng: “Coban (dâng hết cho Chúa) thứ gì con có thể giúp đỡ cha mẹ”. Bây giờ giả dụ như người này bị lương tâm cáo trách và hối hận, giả dụ như một người đã từ chối cha mẹ trong lúc tức giận, song nghĩ lại phận làm con thây rằng dù sao mình cũng có bổn phận giúp đỡ cha mẹ. Trong trường hợp này, một người biết suy nghĩ sẽ đồng ý là người đó đã thật sự ăn năn và anh ta đổi ý là điều tốt, vì giờ đây anh sẩn sàng làm một điều phải lẽ và vâng giữ luật Chúa nên cần phải khuyến khích anh.
Nhưng vị kinh sư cô" chấp nói: “Không được, luật chúng ta định rằng không được phá bỏ lời thề” và ông trích dẫn Kinh Thánh trong Dân số 30, 2 “Khi một người nào có hứa cùng Đức Chúa hoặc thề buộc mình phải giữ một sự gì thì chớ nên thất tín.
94 WILIIAM BARCLAY
15,1-9
Mọi lời ra miệng, ngươi phải làm theo”. Như thế, có thể nói các kinh sư muốn người đó phải giữ một lời thề phát ra trong một giây phút bồng bột, một lời thề buộc người ta vi phạm một luật cao cả hơn của con người và của Chúa. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nói. Ngài muốn nói rằng: “Các ngươi đừng dùng sự diễn giải sao chép của các ngươi và những truyền thống của các ngươi để đẩy người ta vào sự bất hiếu với cha mẹ dù người đó đã ăn năn và thấy được con đường đúng”.
Điều kỳ lạ và bi đát là những kinh sư và các rapbi Do Thái vào thời Chúa Giêsu thật sự đi ngược lại những điều mà các rapbi Do Thái bậc thầy khác đã nói. Rabi Eliezer nói rằng: “Vì cớ cha mẹ ngươi, cửa được mở toang cho ngươi”, ý ông muốn nói là nếu người nào đã thề một việc bất hiếu với cha mẹ mình nhưng rồi lại ăn năn về điều đó thì cửa được mở ra cho người đó, cho phép anh đổi ý để đi theo con đường khác, dù anh đã có lời thề. Thường thường, Chúa Giêsu không đưa ra cho con người một chân lý mới mẻ nhưng chỉ nhắc lại cho họ những điều Thiên Chúa đã phán dạy. Những điều họ đã biết rõ nhưng họ đã lãng quên vì họ cứ thích những điều không chân thực do con người dựng nên hơn là những điều đơn giản của Luật Chúa.
Đây là cuộc đụng độ, chạm trán, so tài giữa hai loại tôn giáo, hai hình thức thờ phượng. Đôi với Pharisêu và các kinh sư thì tôn giáo là sự tuân thủ những luật lệ, những nguyên tắc và những lễ nghi bề ngoài nào đó như việc rửa tay cho đúng cách trước khi ăn. Họ lo tuân thủ một cách nghiêm nhặt phần hình thức của cuộc sống. Đốì với Chúa Giêsu, tôn giáo là một cái gì ở trong lòng, một cái gì thể hiện lòng thương xót, nhân từ, là những điều vượt trên luật.
Đôi với các rapbi và các kinh sư, sự thờ phượng và lễ nghi, là luật hình thức, còn đối với Chúa Giêsu sự thờ phượng là tấm lòng trong sạch và đời sông yêu thương. Sự mâu thuẫn chính là ở đây và nó vẫn còn tồn tại. Sự thờ phượng là gì? Ngay cả ngày nay cũng có nhiều người nói rằng sự thờ phượng không còn là thờ phượng nữa nếu không bởi một linh mục làm lễ theo một trình tự nào đó, trong một thánh đường với những nghi thức do Giáo hội đặt ra. Tất cả những điều này chỉ là những việc bề ngoài.
1D,1U-ZU
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 yo
Một trong những định nghĩa hay nhất về sự thờ phượng đã được William Temple đưa ra: “Thờ phượng là quấy động lương tâm bằng sự thánh thiện của Chúa, là nuôi dưỡng tâm trí bằng chân lý của Chúa, là thanh tẩy óc tưởng tượng bằng vẻ đẹp của Chúa, là mở lòng ra cho tình yêu Chúa, là dâng hiến ý chí cho mục đích của Chúa. “Chúng ta phải cẩn thận kẻo chúng ta đã sững sờ về sự đui mù của các kinh sư và các Pharisêu, chúng ta kinh ngạc về sự cô" chấp của họ theo nghi lễ bề ngoài, nhưng rồi chính chúng ta lại phạm lỗi lầm đó theo cách riêng của chứng ta. Tôn giáo không bao giờ có thể tìm thấy trong những nghi lễ, tôn giáo phải được tìm thấy trong tương quan giữa người và người.
Điều Tốt Thật Và Điều xấu Thật
Mátthêu 15,10-20
10 Sau đó, Đức Giêsu gọi đám đông lại mà bảo: “Hãy nghe và hiểu cho rõ: " Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế”.12 Bấy giờ các môn đệ đến gần Đức Giêsu mà thưa rằng: “Thầy có biết không? Những người Pharisêu đã vấp phạm khi nghe Thầy nói lời ấy”. 13 Đức Gìêsu đáp: “Cây nào mà Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời, đã không trồng, thì sẽ bị nhổ đi. 14 Cứ để mặc họ. Họ là những người mù dắt người mù. Mù mà lại dắt mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố”.
15 Ông Phê rô thưa với Người: “Xin Thầy giải thích dụ ngôn cho chúng con”. 16 Đức Giêsu đáp: “Cả anh em nữa, bây giờ mà anh em vẫn còn ngu tối sao? 17 Anh em không hiểu rằng bất cứ cái gì vào miệng thì xuống bụng, rồi bị thải ra ngoài sao? 18 Còn những cái gì từ miệng xuất ra, là phát xuất tự lòng, chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế.
19 Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. 20 Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế; còn ăn mà không
rửa tay thì không làm cho con người ra ô uế”.
96 WILIIAM BARCLAY
1
CÓ thể tin chắc những điều Chúa Giêsu nói ở đây đối với người Do Thái là điều gây nhiều kinh ngạc. Vì những điều Ngài nói ở đây không chỉ lên án tín ngưỡng theo lễ nghi và hình thức của kinh sư và rapbi, nhưng Ngài còn lại ra ngoài phần lớn sách Lêvi. Đây không chỉ mâu thuẫn đốì với truyền thống tổ tiên mà thôi, nhưng dường như còn mâu thuẫn đối với Kinh Thánh nữa. Lời của Chúa làm vô hiệu tất cả những lề luật về ăn uống trong Cựu Ước. Những lề luật về ăn uống vẫn còn áp dụng như biện pháp bảo vệ sức khỏe và vệ sinh, theo sự hiểu biết thông thường và kiến thức y học, nhưng nó không còn áp dụng vì lý do tôn giáo nữa. Chúa Giêsu dứt khoát cho biết vấn đề quan trọng không phải là vâng giữ lễ nghi, nhưng ở tấm lòng của con người.
Những rapbi và các kinh sư bị chấn động không phải là điều đáng ngạc nhiên, vì tất cả các nền tảng tín ngưỡng của họ đã bị Chúa Giêsu quật đổ. Điều Chúa Giêsu nói không phải chỉ là điều cảnh cáo nhưng là cả một cuộc cách mạng. Nếu Chúa Giêsu đúng thì toàn thể lý thuyết về tín ngưỡng của họ sai. Họ đồng hóa tín ngưỡng và sự làm đẹp lòng Chúa với sự tuân thủ những nguyên tắc và luật lệ phải làm để được tinh sạch, và những thứ người ta ăn, và với cách rửa tay trước khi ăn. Chúa Giêsu đồng hóa tín ngưỡng với tình trạng của lòng người và Ngài nói thẳng ra là những nguyên tắc đó của kinh sư và các rapbi Do Thái không dính dáng gì đến tín ngưỡng cả. Chúa Giêsu bảo các rapbi và kinh sư là những người dẫn đường đui mù, không biết gì về đường lôi Chúa, nếu người ta theo họ thì chỉ có nước là cả hai sẽ đi trật đường và rơi xuống ho’. Lời Chúa Giêsu quả rất đúng.
1. Nếu tôn giáo chỉ chứa đựng những nguyên tắc và sự tuân thủ bên ngoài thì có hai vân đề. Nó quá dễ dàng. Người ta dễ kiêng cữ một vài thức ăn và rửa tay theo một cách thức nào đó, hơn là yêu thương và tha thứ những kẻ không thể yêu và không đáng yêu, cùng giúp đỡ những người thiếu thốn bằng tiền bạc, thời giờ riêng, phải hy sinh sự hạnh phúc và ấm cúng của mình. Chúng ta vẫn chưa học được bài học này cho trọn vẹn. Đi nhà thờ thường xuyên, dâng cúng rộng rãi cho Hội Thánh, tham gia học Kinh Thánh, tất cả chỉ là những việc làm bên ngoài. Chúng là những việc làm của tín ngưỡng, nhưng không phải là
JL ^,Z- 1 -¿,0
TIN MUNG MATTHÉU - TẬP 2​97
tín ngưỡng. Vì chúng ta ít khi tự nhắc nhở cho chính mình nhớ rằng tín ngưỡng nằm trong những tương quan cá nhân, trong thái độ đối với Chúa và với anh em mình.
Hơn nữa, những tín ngưỡng chỉ gồm những tuân thủ lề luật bên ngoài thì thật là sai lạc. Rất nhiều người có một đời sống không lỗi lầm nào bên ngoài, nhưng lại có những tư tưởng xấu xa nhất và cay đắng nhất trong lòng. Chúa Giêsu dạy rằng tất cả những sự vâng phục bề ngoài trên thế gian này không thể chuộc tội cho một tấm lòng châ't chứa những kiêu ngạo, cay đắng và ham muôn xấu xa.
2. Chúa Giêsu dạy phần quan trọng của con người chính là tấm lồng “Phúc cho ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8). Đối với Chúa, cách chúng ta hành động không quan trọng bằng lý do tại sao chúng ta hành động, những gì chúng ta làm thực sự không quan trọng bằng những gì chúng ta muốn làm tự trong đáy lòng. Thomas Aquinas nói “Loài người thấy việc nhưng Thiên Chúa thấy ý”.
Chúa Giêsu dạy là không ai có thể tự gọi mình là người tốt do vâng giữ những luật lệ, qui tắc bên ngoài, mà chỉ là người tốt khi lòng mình trong sạch. Mỗi chúng ta đều bị lời dạy này lên án. Chính điều đó làm tiêu tan thái độ kiêu ngạo, và cũng là lý do tại sao mỗi người chúng ta chỉ có thể nói “Chúa ôi, xin thương xót con là một tội nhân”.
Đức Tin Đưực Thử Nghiệm Và Đức Tin Được Đáp ứng
Mátthêu 15,21-28
21 Ra khỏi đó, Đức Giêsu lui về miền Tia và Xiđôn, 22 thì này có một người đàn bà Canaan, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng: “Lạy Ngài là con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi ỉ Đứa con gái tôi bị quỉ ám khô sở lắm! ” 23 Nhưng Người không đáp lại một lời. Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi /” 24 Người đáp: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà ítraen mà thôi”. 25
98 WILIIAM BARCLAY
1J/1-Z.O
Bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!” 26 Người ãấp: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”. 27 Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng-mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trển bàn chủ rơi xuống”. 28 Bấy giờ Đức Giêsu đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy”. Từ giờ đó, con gái bà được khỏi bệnh.
Đoạn này có rất nhiều ý nghĩa. Ngoài những ý khác, nó có một điểm thú vị độc đáo là cho biết cơ hội duy nhất Chúa Giêsu đi ra ngoài xứ Palestine và lãnh thổ Do Thái. Điều đó tiên báo sự phổ cập của Phúc Âm ra khắp thế gian và cho thấy các hàng rào ngăn cách bắt đầu bị triệt hạ.
Đối với Chúa Giêsu, đây là thời gian Ngài có chủ tâm tránh ra riêng, mọi sự đã sắp kết thúc. Trước khi kết thúc, Chúa Giêsu muốn có ít thì giờ yên tĩnh, chuẩn bị cho giờ cuối cùng. Ngài không muốn chuẩn bị gì nhiều cho bản thân Ngài, mặc dù Ngài cũng có ý đó, nhưng Ngài muôn có thì giờ để dạy dỗ và chuẩn bị cho môn đệ Ngài trước khi Ngài lên thập giá. Ngài có nhiều điều phải nói cho họ và phải làm cho họ hiểu.
ở Palestine, Ngài không tìm được một nơi nào để sông yên tĩnh, vì bất cứ Ngài đến đâu, dân chúng cũng tìm được Ngài. Vì vậy Ngài đi thẳng về phía Bắc qua Galilê, và tận đất Tia và Xiđôn nơi dân Phênixi ở. Ớ đó ít ra Ngài cũng được một thời gian yên ổn, khỏi bị các kinh sư và các rapbi với đám đông dân chúng theo sát quấy rầy, vì sẽ không có người Do Thái nào theo Ngài vào đất dân ngoại.
Đoạn này cho chúng ta thấy Chúa Giêsu đang tìm một thời gian yên tĩnh trước cảnh hỗn loạn của giờ cuối cùng. Đây không phải là một bức tranh mô tả Chúa Giêsu chạy trốn mà là một bức tranh mô tả Ngài chuẩn bị chính mình cũng như môn đệ cho trận chiến quyết liệt cuối cùng đang đến gần.
Thế nhưng ngay trong đất dân ngoại, Chúa Giêsu cũng không thoát được sự đòi hỏi của nhu cầu con người. Một người đàn bà có con bị quỉ ám rất nặng. Bà này nghe đồn về những việc lạ lùng Chúa đã làm, nên bà đi theo Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài nài xin giúp đỡ. Lúc đầu dường như Chúa Giêsu không để ý đến
ID,ZI -Zỗ
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 99
bà. Các môn đệ bực mình, thưa với Chúa rằng: “Bà này cần gì, xin thầy hãy cho bà ấy để bà ấy đi cho rồi”. Phản ứng của các môn đệ thật ra không phải là thương xót, nhưng trái lại họ thấy bà làm phiền mình quá nên hết thảy đều muốn tống cổ bà đi càng sớm càng tốt. Đáp ứng lời cầu xin của một người vì sợ người ấy quấy rầy là một phản ứng thông thường, nhưng nó hoàn toàn khác-với sự đáp ứng vì tình yêu, nhân từ, thương xót của Kitô hữu.
Tuy nhiên, đối với Chúa Giêsu có một vấn đề ở đây: Chúng ta biết chắc là Chúa Giêsu đã động lòng thương xót người đàn bà này. Nhưng bà là một người ngoại, không những chỉ là người ngoại, bà còn là con cháu của Canaan ngày xưa, và người Canaan là kẻ thù xưa của người Do Thái. Ngay thời bấy giờ hay sau đó không lâu, Josephus, sử gia Do Thái đã viết: “Người Phênixi và người Tia có ác cảm với chúng ta nhất”. Chúng ta đã thấy rằng nếu Chúa muốn có kết quả thì Ngài phải giới hạn đôi tượng của Ngài giống như một vị tướng khôn ngoan. Ngài phải bắt đầu với người Do Thái, nhưng đây là một người ngoại đang cầu xin thương xót. Chỉ có một việc để Chúa làm là phải thức tỉnh đức tin chân thật trong lòng bà này.Vì vậy sau cùng Chúa quay sang bà và nói: “Lấy bánh của cỏn cái mà quăng cho chó ăn là việc không đúng”. Gọi một người là con chó là một sự nhục mạ thậm tệ. Người Do Thái xấc xược gọi người ngoại là “những con chó bất trung”, “chó ngoại”. Trong thời bấy giờ Chó là con vật kiếm ăn những thứ dơ bẩn ngoài đường, nó hung dữ, dơ dáy và thường bị bệnh. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ hai điều.
Giọng nói và cái nhìn khi nói một điều gì làm cho ý được hiểu khác đi. Ngay cả một điều có vẻ thô bạo cũng có thể nói được với một nụ cười hòa nhã. Chúng ta có thể gọi một người bạn là “lão già độc ác” hoặc “tên ranh” với giọng nói và nụ cười vui vẻ, thì câu nói đó là một câu trìu mến chứ không còn là một lời nói nặng nữa. Chúng ta có thể chắc chắn rằng nụ cười trên môi và cái nhìn thương xót trong cặp mắt của Chúa đã cất đi mọi vẻ nhục mạ và cay đắng trong lời nói của Chúa. Thứ đến, chữ Kunaria ở đây có nghĩa là con chó con nuôi trong nhà là con vật cưng, khác với con chó chạy rông ngoài đường. Bà là một người Hy Lạp nên bà nhanh nhẩu, hiểu ngay và đáp lại liền “Lạy Thầy, đúng như vậy, nhưng chó con cũng được ăn những miếng bánh vụn trên bàn chủ
nó rớt xuống”. Đôi mắt của Chúa rạng ngời mừng vui vì niềm tin sắt đá của người đàn bà. Và Ngài đã ban cho bà phước hạnh và sự chữa lành mà bà mong muốn.
Đức Tin Được Phước
Mátthêu 15,21-28
Chúng ta cần lưu ý vài điểm về người đàn bà này:
1. Điều đầu tiên và trên hết mọi sự là bà có lòng yêu thương. Bengel đã nói về bà “Bà đã xem nỗi bất hạnh của con bà như của chính bà”. Dù bà là người ngoại đạo, nhưng bà có lòng thương con bà và tình thương đó luôn luôn phản ảnh tình yêu của Thiên Chúa đối với con cái Ngài. Chính bởi tình yêu khiến bà đến gần người ngoại quốc này, chính tình yêu đã khiến bà cam chịu sự nín lặng, lạnh nhạt của Ngài mà vẫn tiếp tục kêu xin, chính tình yêu đã khiến bà cam chịu đau khổ vì lời từ chối tàn nhẫn, chính tình yêu đã khiến bà có thể thấy được niềm thương cảm phía sau những lời nói của Chúa Giêsu. Sức mạnh lèo lái người đàn bà này là tình yêu, và không có gì mạnh hơn, gần gũi Chúa hơn là tình yêu.
2. Người đàn bà này có đức tin:
a. Đó là một đức tin lớn lên qua sự tiếp xúc với Chúa Giêsu. Bắt đầu, bà gọi Ngài là Con Vua Đavít, đó là một danh hiệu phổ thông, một danh hiệu chính trị. Đó là một danh hiệu xem Chúa Giêsu như một người làm phép lạ phi thường nhất, nhưng cũng là một danh hiệu nhìn Chúa Giêsu theo ý nghĩa vinh quang và có quyền lực trần gian. Bà đến nài xin ơn huệ nơi một người mà bà cho là vĩ nhân và có quyền năng. Bà đến với tinh thần của một người mê tín đến với thầy phù thủy. Sau cùng bà gọi Chúa Giêsu là Chúa. Bà buộc phải nhìn Ngài và trong Ngài bà thấy một cái gì không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ trần gian, một cái gì thuộc về trời. Chính đó là điều Chúa Giêsu muốn đánh thức nơi bà trước khi Ngài ban cho bà điều bà cầu xin. Ngài muốn bà thấy rằng lời cầu xin một nhân vật có quyền phải biến thành lời cầu nguyện với Thiên Chúa hằng ngày. Chúng ta thấy đức tin của người đàn bà này tăng trưởng khi bà được đối diện với Chúa Giêsu.
ij,zyoy
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 101
b. ĐÓ là một đức tin tôn thờ. Bắt đầu, bà đi theo và cuối cùng bà quỳ xuống, bà bắt đầu bằng lời cầu xin và chấm dứt bằng lời cầu nguyện. Mỗi khi đến với Chúa Giêsu, trước hết chúng ta phải đến với tấm lòng tôn thờ sự uy nghiêm của Ngài, rồi sau đó mới trình bày những nhu cầu của chúng ta.
3. Người đàn bà này có một quyết tâm không gì lay chuyển nổi. Bà không hề nản lòng. Có nhiều người cầu nguyện thật ra chỉ vì họ không muốn bỏ qua một cơ hội. Họ không tin ở cầu nguyện. Họ chỉ nghĩ là may ra sẽ có một điều gì có thể xảy ra và họ không muôn bỏ lỡ một cơ hội. Người đàn bà này đến với Chúa không chỉ vì Ngài có thể giúp đỡ, nhưng vì Ngài là nguồn hy vọng duy nhất của bà. Bà đến với niềm hy vọng tha thiết, với nhu cầu cấp bách, với quyết tâm không chịu nản lòng. Người đàn bà này có một đức tính tối cần để cho lời cầu nguyện được hữu hiệu, đó là bà có lòng thiết tha vô cùng, cầu nguyện đối với bà không phải là nghi thức nhưng là dốc đổ ước vọng nung nấu linh hồn bà, khiến bà cảm thấy mình không thể bị từ chối.
4. Người đàn bà này có tinh thần lạc quan. Bà đang ở trong tình trạng bối rối, tâm can như lửa đốt, thế mà bà vẫn có thể mỉm cười, bà có một tấm lòng rạng rỡ. Chúa yêu thích một đức tin lạc quan, một đức tin trong ánh mắt luôn luôn có tia hy vọng, một đức tin với nụ cười có thể xua tan nỗi u sầu.
Người đàn bà này đã mang đến Chúa Giêsu một tình yêu can đảm, bạo dạn, một đức tin tăng trưởng cho đến khi quỳ lạy dưới chân Chúa, một quyết tâm sắt đá phát xuất từ niềm hy vọng bất khuất và một tâm hồn lạc quan không hề hoảng sợ. Đó là một đức tin không thể không nhận ơn Chúa.
Dân Ngoại Ăn Bánh của Chúa
Mátthêu 15,29-39
29 Đức Giêsu xuống khỏi miền ấy, đến ven Biển Hồ Galilê. Người lên núi và ngồi ở đó. 30 Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân
102 WILIIAM BARCLAY
Người và Người chữa lành, 31 khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của ítraen.
32 Đức Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường”. 33 Các môn đệ thưa: “Trong nơi hoang vắng này, chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho đám đông như vậy ăn no? ”
34 Đức Giêsu hỏi: “Anh em có mấy chiếc bánh?” Các ông đáp: “Thưa có bảy chiếc bánh và một ít cá nhỏ”. 33 Bấy giờ, Người truyền cho đám đông ngồi xuống đất. 36 Rồi Người cầm lâỳ bảy chiếc bánh và mấy con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. 37 Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được bảy thúng đầy. Jỉi Số người ăn có tới bốn ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con. 39 Sau khi giãi tán đám đông, Đức Giêsu lên thuyền, sang miền Magadan.
Chúng ta đã thây khi Chúa Giêsu lên đường đi đến bờ cõi của người Phênixi, Ngài đang bước vào một thời kỳ rút lui chủ ý chuẩn bị mình và môn đệ cho những ngày cuối cùng. Một trong những khó khăn khi đọc các sách Phúc Âm là tác giả không đưa ra thời gian và ngày tháng đích xác của sự việc chúng ta phải tự tìm ra bằng cách xét những ngầm ý trong câu chuyện. Khi nghiên cứu, chúng ta thấy là thời kỳ nghỉ ngơi của Chúa Giêsu với các môn đệ Ngài dài hơn là chúng ta tưởng khi mới đọc qua câu chuyện.
Khi Chúa Giêsu cho năm ngàn người ăn (Mt 14,15-21; Mc 6,31-44) chúng ta thây họ ngồi trên bãi cỏ xanh (14,19; Mc 6,39). Như vậy lúc đó là mùa xuân vì ngoài ra không khi nào có cỏ xanh trong vùng đất nóng đó. Sau những lần thảo luận với các kinh sư và rapbi Do Thái, Ngài rút qua bờ cõi Tia và Xiđôn (Mc 7,24; Mt 15,21). Đó không phải là một cuộc hành trình ngắn đối với việc đi bộ.
Chúng ta phải xem sách Máccô để xác định thời gian và địa điểm của cuộc hành trình này. Máccô 7,31: “Rời khỏi Tia, Ngài ngang qua Xiđôn đến biển Galilê, xuyên qua vùng Đêcapôli. Đi
LU
i in iViui'ivj 1V1/-V 1 X nuu - 1 nr z.​IV/
theo đường đó thì thật lạ lùng, vì Xiđôn ở phía Bắc thành Tia, biển Galilê ở phía Nam Tia và Đêcapôli là một vùng đất bao gồm mười thành phố Hy Lạp nằm ở phía đông biển Galilê. Thế có nghĩa là Chúa Giêsu đi về phía Bắc để đi xuống phía Nam. Giông như đi từ góc đáy này qua góc đáy kia của tam giác, bằng cách đi vòng qua đỉnh tam giác. Rõ ràng Chúa Giêsu cố tình kéo dài cuộc hành trình này với các môn đệ của Ngài càng lâu càng tô"t, trước khi đi chuyến cuối cùng lên Giêrusalem.
Sau cùng Ngài đến Đêcapôli (Mc 7,31), à đó những biến cố trong đoạn này xảy ra. Chúng ta sang ý thứ hai. Trong dịp này khi Chúa bảo đám đông ngồi xuống, họ ngồi xuống đất (epi ten gen). Vậy lúc đó phải là mùa hè vì cỏ bị thiêu cháy còn trơ lại đất khô.
Thế là trong cuộc hành trình về phía Bắc này, Chúa Giêsu phải mất gần sáu tháng. Chúng ta không biết những gì đã xảy ra trong suốt sáu tháng này nhưng chúng ta có thể chắc chắn đó là sáu tháng quan trọng nhất mà các môn đệ đã sống vì đó là thời gian mà Chúa Giêsu tập trung dạy dỗ họ và mở trí họ để nhìn thấy chân lý. Một điều cần ghi nhớ là các môn đệ có sáu tháng sống riêng với Chúa Giêsu trước giờ thử thách xảy đến.
Nhiều học giả nghĩ rằng việc cho năm ngàn người ăn và việc cho bốn ngàn người ăn là hai cách ghi lại của cùng một biến cố. Nhưng thật ra không phải thế, vì như chúng ta đã biết hai biến cố này xảy ra trong hai thời gian khác nhau. Biến cố thứ nhất xảy ra trong mùa xuân, biến cố thứ hai xảy ra trong mùa hè. Người và địa điểm của hai biến cố này khác nhau. Việc cho bốn ngàn người ăn trong đoạn này xảy ra ở Đêcapôli có nghĩa là mười thành phô", đó là một liên bang mười thành phố của Hy Lạp. Trong dịp này có nhiều người ngoại có mặt và có lẽ số người ngoại nhiều hơn người Do Thái. Sự kiện đó giải thích một câu có vẻ kỳ lạ, câu 31: “họ ngợi khen Chúa của dân Israel”. Đôi với đám đông, dân ngoại đây là biểu tượng quyền phép của Thiên Chúa của dân Do Thái. Có một điểm nhỏ kỳ lạ nữa cũng cho thây sự khác biệt. Trong biến cô" cho năm ngàn người ăn, những cái giỏ dùng để đựng những mẩu bánh vụn gọi là Kophinoi, nhưng trong biến cố cho bốn ngàn người ăn gọi là sphurides.
1U4 WILIIAM BARCLAY
u,£.7-jy
Kophinoi là một cái giỏ cổ hẹp hình cái chai mà người Do Thái thường mang theo bên mình. Họ thường mang theo đồ ăn riêng của họ vì sỢ phải ăn đồ ăn có bàn tay người ngoại đụng đến là đồ ăn không tinh sạch. Sphurides là một cái sọt lớn đủ để chứa một người mà là loại giỏ mà người ngoại dùng.
Điều kỳ diệu của câu chuyện này là trong việc chữa lành và cho đoàn dân ăn, chúng ta thật sự nhận ra lòng thương xót nhân từ của Chúa Giêsu đôi với người ngoại. Đây là dấu hiệu họ đã được nếm trước bánh của Chúa. Không phải chỉ có người Do Thái mà người ngoại cũng được dự phần trong Ngài là Bánh Hằng Sông.
Từ Tâm Của Chúa Giêsu
Mátthêu 15,29-39
Chúng ta thấy đoạn này thể hiện rõ rệt từ tâm và nhân đức của Chúa, Ngài cứu giúp mọi thứ nhu cầu của con người.
1. Chúng ta thấy Ngài chữa lành người tật nguyền. Người què, người đui và người câm điếc được đặt dưới chân Ngài đều được chữa lành. Chúa Giêsu mãi mãi quan tâm đến nỗi khổ đau thể xác của nhân loại. Những người đang làm công tác mang lại sức khỏe và chữa lành cho người khác là đang làm công việc của Chúa Cứu Độ.
2. Chúng ta thấy Ngài quan tâm đến kẻ mệt mỏi. Dân chúng mệt mỏi và Ngài muôn thêm sức cho đôi chân của họ để đi đoạn đường dài và khó khăn. Chúa Giêsu mãi mãi quan tâm đến những kẻ lao khổ, cả những người có cặp mắt đờ đẫn và hai tay rã rời.
3. Chúng ta thấy Ngài cho chúng ta là những kẻ đói được ăn. Chúng ta thấy Ngài có tất cả điều Ngài có thể làm dịu cơn đói khát và nhu cầu vật chất. Chúa Giêsu luôn luôn quan tâm đến phần xác của con người cũng như Ngài quan tâm đến phần hồn của họ.
Tại đây chúng ta thấy quyền năng và lòng thương xót của Chúa đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh con người. Khi viết về
TIN MƯNG MATTHẼU - TẬP 2​105
đoạn này, Edersheim có một ý rất hay. Ông đưa ra ba giai đoạn kế tiếp của Chúa Giêsu, và Ngài kết thúc mỗi giai đoạn bằng một bữa ăn đãi cho dân Ngài. Trước hết là việc cho năm ngàn người ăn xảy ra vào cuối sứ vụ Ngài ở Galilê vì sau đó, Ngài không rao giảng và chữa bệnh ở Galilê nữa. Thứ hai là cho bốn ngàn người ăn xảy ra vào cuối giai đoạn sứ vụ ngắn ngủi của Ngài cho người ngoại ở ngoài lãnh thổ xứ Palestine, ở thành Tia và Xiđôn, và ở Đêcapôli. Thứ ba và cuối cùng là bữa tiệc ly ở Giêrusalem, khi Chúa Giêsu bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời nhập thể nhập thế của Ngài.
Đây quả là một ý hay. Chúa Giêsu luôn luôn để lại cho con người sức lực. Ngài tụ họp người ta lại để cho họ ăn bánh hằng sống. Ngài luôn luôn cho họ chính mình Ngài trước khi Ngài lên đường. Ngài vẫn còn đến với chúng ta, ban cho mỗi người chúng ta bánh làm thỏa mãn vĩnh viễn cơn đói khát của linh hồn và ban sức mạnh để chúng ta có thể đi trọn cuộc đời.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii