Nghị lực và sự kiên nhẫn cần có cho bất kỳ ai, ở bất kỳ vị trí nào.

Theodore F. Merseles

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 116
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14
ấn Bi Kịch Gioan Tẩy Giả
Mátthêu 14,1-12
1 Thời ấy, tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng Đức Giêsu, 2 thì nói với những kẻ hầu cận rằng: “Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép
lạ”.3Số là vua Hêrôđê đã bắt trói ông Gioan và tống ngục vì bà Hêrôđia, vợ ông Philípphê, anh của nhà vua. 4 Ông Gioan có nói với vua: “Ngài không được phép lấy bà ấy”. 5 Vua muốn giết ông Gioan, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông là ngôn sứ.
6 Vậy, nhân ngày sinh nhật của vua Hêrôđê, con gái bà Hêrôđia đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. 7 Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. 8Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: “Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm”. 9 Nhà vua lâỳ làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. 10 Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gioan. " Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ. 12 Môn đệ ông đến lấy thi hài ông đem đi mai táng, rồi đi báo cho Đức Giêsu._Trong câu chuyện về cái chết bi đát của Gioan Tẩy Giả như Mátthêu thuật lại, các nhân vật được mô tả rỗ ràng và sống động.
1. về nhân vật Gioan Tẩy Giả. Đối với Hêrôđê thì Gioan có hai tội:
a) Ông quá nổi tiếng. Josephus kể lại cái chết của Gioan theo quan điểm này, ông kể rằng: “Có nhiều người kéo đến tụ họp quanh ông, vì họ hết sức cảm động khi nghe ông rao giảng. Hêrôđê lo SỢ ảnh hưởng lớn lao của Gioan trong dân chúng có thể tạo thế lực cho Gioan và gây ra một cuộc nổi loạn (vì họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì ông nói). Hêrôđê nghĩ cách tốt nhất là giết Gioan để tránh những điều bất hạnh Gioan có thể gây cho ông, cũng như để khỏi phải đương đầu với những khó khăn về sau” (Antiquities of the Jews 18,5-2). Như Josephus lý giải thì Hêrôđê giết Gioan vì lòng ganh ghét và nghi ngờ. Giông như mọi nhà độc tài yếu hèn, đa nghi và sợ hãi khác, Hêrôđê không thể nghĩa ra cách nào đối phó với đối thủ hơn là giết người ấy.
b) Tuy nhiên các tác giả Phúc Âm nhìn câu chuyện một cách khác. Đây không phải là một câu chuyện khác nhưng là câu chuyện đó được thuật lại theo một quan điểm khác. Như họ đã nhìn thấy, Hêrôđê giết Gioan, vì Gioan đã nói lên sự thật. Quở trách một nhà độc tài luôn luôn là một việc làm nguy hiểm nhưng Gioan đã làm điều này.
1 UN tviUlNU MA 1 1 HfcU - 1 ẠH 2 /J
Những sự việc xảy ra ở đây thật đơn giản. Hêrôđê Antipass cưới con gái của vua Nabatean Arabs. Hêrôđê có một em trai ở Rôma là Hêrôđê Philipphê. Ông này ở Rôma là một người giàu nhưng không làm vua. Trong chuyến đi thăm Rôma, Hêrôđê Antipass dụ dỗ vợ của em mình và thuyết phục nàng bỏ chồng để lây ông ta. Để lấy được em dâu mình, nhà vua phải bỏ người vợ chính của mình, điều này gây ra hậu quả tai hại ta sẽ thấy sau này. Làm như vậy, ngoài khía cạnh đạo đức, Hêrôđê đã vi phạm hai luật: ông ly dị vỢ không có lý do và cưới em dâu mình là điều bị cấm theo luật Do Thái. Gioan đã không ngần ngại quở trách ông.
Lên án một vị vua phương Đông luôn luôn là một điều nguy hiểm. Khi quở trách vua, Gioan đã ký bản án tử hình cho chính mình. Ngài là người mạnh dạn lên án điều ác ở bất cứ nơi nào ông thấy. Khi John Knox bênh vực những nguyên tắc của mình chông lại nữ hoàng Mari thì bà hỏi ông rằng chống lại quyền bính của các bậc cầm quyền ông nghĩ có đúng không? Ông trả lời rằng: “Thưa bà, nếu bậc vua chúa vượt quá giới hạn của mình thì họ có thể bị chống đối và có thể bị phế bỏ nữa”.
Thế giới chịu ơn rất nhiều những bậc vĩ nhân đã coi thường mạng sống của mình, đã có can đảm nói với các vua chúa rằng có một luật đạo đức mà bất cứ ai vi phạm cũng sẽ bị thiệt hại.
2. về nhân vật Hêrođia. Chúng ta sẽ thấy bà là mối nguy hại, mặc dù bà không phải là con người hoàn toàn không cao thượng. Tại đây, chúng ta thấy Hêrođia phạm ba tội. Bà là người lăng loàn, bất trung. Bà là người đàn bà căm thù, nuôi cơn giận của mình và tìm cách trả thù mặc dù bà bị lên án đúng. Và tệ hơn nữa là bà không ngần ngại sử dụng ngay con gái mình để thực hiện mục đích báo thù của mình. Nếu chính bà ta tìm cách báo thù người của Chúa vì ông đã chỉ cho bà thây việc nhuốc nhơ của bà thì cũng là xấu xa rồi, đằng này còn xấu hơn nữa vì bà đã sử dụng con gái mình cho ý đồ gian ác ấy. Không còn gì về những người làm cha mẹ đã xô đẩy con cái vào tội lỗi nhằm đạt được vài mục tiêu xấu xa của riêng mình.
3. về con gái Hêrođia là Salômê. Chắc nàng còn trẻ, khoảng mười sáu, mười bảy tuổi. Dù sau này cô ta có thể là gì đi nữa, thì trong câu chuyện này, rõ ràng nàng bị xúi phạm tội hơn là gây
74 WILIIAM BARCLAY
ra tội. Hẳn nàng phải có một ít bản chất trơ trẽn trong người, là một công chúa của hoàng gia nàng lại hành động như một vũ nữ. Những cuộc khiêu vũ của các cô gái này thường có tính cách khêu gợi, dâm đãng. Một công chúa dám ra nhảy múa ở chốn công cộng là một việc lạ thường. Hêrođia không nghĩ tới việc làm mất phong cách con gái mình mà chỉ nghĩ làm thế nào trả thù được kẻ đã cáo giác hành động tội lỗi của mình.
Ngày Tàn của Hêrôđê
Mátthêu 14,1-12
4. Nhân vật thứ tư là Hêrôđê. Ông được gọi là chư hầu, thực tế ông là người cai trị một phần tư nước. Người ta thường dùng từ vua chư hầu để chỉ một người cai trị một phần đất trong xứ. Thân phụ ông là Hêrôđê đại vương có nhiều con trai. Khi qua đời, ông ta chia lãnh thổ làm ba phần và được sự đồng ý của người Rôma, ông truyền ngôi lại cho ba con. Ông để Giuđa và Samari cho Archelaus; lãnh thổ phía bắc Trachonitis và Ituraea cho Philipphê; đất Galilê và Bêrê cho Hêrôđê Antipass. Hêrôđê Antipass không phải là một vị vua xấu xa lạ thường, nhưng kể từ việc này, Hêrôđê bắt đầu đi vào con đường dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn. Chúng ta có thể ghi nhận ba điều về Hêrôđê.
a. Ông là một người có lương tâm nặng trĩu tội lỗi. Khi Chúa Giêsu nổi danh thì ông liền kết luận ngay rằng Gioan sông lại. Origen có một nhận xét rất hay về điều này, ông cho biết Maria, mẹ Chúa Giêsu và Êlisabét, mẹ Gioan, có quan hệ bà con rất gần (Lc 1, 36), Chúa Giêsu và Gioan có quan hệ họ hàng với nhau và Origen nhắc đến một truyền thuyết nói rằng Chúa Giêsu và Gioan có một hình dáng rất giống nhau. Nếu đúng thế thì lương tâm tội lỗi của Hêrôđê càng có thêm lý do để sợ hơn. Hêrôđê là bằng chứng hùng hồn cho ta thấy không ai có thể loại bỏ tội lỗi bằng cách thủ tiêu người tố giác tội lỗi đó. Và dù người tô" giác bị loại trừ đi nữa thì lương tâm là sự tố giác từ trời vẫn không bao giờ câm nín.
b. Hành động của Hêrôđê là tiêu biểu cho một người yếu hèn. Ông giữ một lời thề điên rồ để vi phạm một luật lớn. Ông hứa cho
14-, 1-iZ
TIN MƯNG MATTHẼU - TẬP 2​75
Salômê bất cứ thứ gì nàng muốn mà không suy nghĩ điều gì nàng sẽ xin. Ông biết rõ nếu chấp thuận điều nàng xin và giữ lời thề là vi phạm một luật quan trọng hơn nhiều, dầu vậy, ông đã chọn giữ lời thề vì ông quá yếu hèn để nhận lỗi lầm. Ông sợ sự hờn dỗi của người đàn bà hơn là luật đạo đức. Ông sợ bị chỉ trích và có lẽ sợ quan khách của ông mất vui hơn là sợ tiếng nói của lương tâm. Ồng là người vẫn có thể giữ vững lập trường trong những việc sai lầm, dù đã biết rõ điều nào là đúng. Một lập trường như vậy là dấu hiệu của sự mềm yếu chứ không phải mạnh mẽ.
c. Như chúng ta đã nói hành động cửa Hêrôđê trong trường hợp này là khởi đầu cho sự suy sụp của ông, và quả thật như vậy. Việc Hêrôđê quyến rũ Hêrôđia và ly dị vợ đã khiến cha vợ của ông là Aretas, vua dân Nabateans, hết sức tức giận vì Hêrôđê đã làm nhục con gái ông. Vì vậy, ông đem quân đánh Hêrôđê và Hêrôđê bị đại bại. Josephus đã bình luận về việc này như sau “Một số người Do Thái nghĩ rằng sự tiêu diệt quân đội Hêrôđê đến từ Chúa như là một hình phạt rất công bình đôi với những điều ông làm cho Gioan, người được gọi là Tẩy Giả” (Antiquities of the Jews 18,5). Hêrôđê đã phải kêu gọi sự tiếp cứu của Rôma mới được giải thoát.
Từ đầu, sự kết hợp phi luân lý và bất hợp pháp của Hêrôđê với Hêrôđia mang lại cho ông toàn là rắc rối. Tuy nhiên, ảnh hưởng Hêrôđia không dừng ở đây. về sau Caligula trao lãnh thổ đó cho một người khác trong dòng họ Caligula Ạcríppa (Agrippa), đồng thời phong vương cho ông. Sự việc Ạcríppa được phong vương khiến Hêrôđia hết sức ghen tức. Josephus nói: “Bà không thể dấu sự khổ sở của bà vì lòng ghen tức của bà đối với Ạcríppa” (Antiquities of the Jews 18,7.1). Lòng ghen tức đó khiến bà xui giục Hêrôđê đi Rôma xin Caligula phong vương cho ông vì Hêrôđia muốn làm hoàng hậu. Bà nói: “Chúng ta hãy đi Rôma và đừng chi tiêu vàng bạc cho việc gì khác, vì chẳng có gì đáng quí hơn là chi tiêu để được một vương quốc”.
Hêrôđê không muôn hành động vì bản chất lười biếng và vì thây trước sự rắc rối nghiêm trọng của vân đề. Nhưng người đàn bà kiên quyết này đã quyết định nên Hêrôđê chuẩn bị lên đường đi Rôma. Ạcríppa sai sứ giả đến Rôma ngăn chặn trước và tô" cáo Hêrôđê đang chuẩn bị chống Rôma. Kết quả là Caligula tin lời tố
76 WILIIAM BARCLAY
14,1J-Zl
cáo của Ạcríppa nên đã lây lại hết đất đai và tiền bạc của Hêrôđê cho Ạcríppa và lưu đày ông đến tận xứ Gaul để mòn mỏi ở đó cho đến chết.
Như thế cuối cùng vì Hêrôđia mà Hêrôđê mất hết tài sản, ngôi báu, phải lê lết cuộc sống buồn khổ của kiếp lưu đày ở Gaul, tại đây Hêrôđia cho thấy một thái độ cao thượng và vĩ đại của bà. Bà là em gái của Ạcríppa nên Caligula nói với bà rằng ông sẽ không lấy tài sản của riêng bà và vì cớ Ạcríppa, nên ông định miễn trừ cho bà, để bà khỏi phải theo chồng trong cuộc lưu đày đó. Hêrôđia trả lời: “Thưa đại đế, ngài cứ xử thật độ lượng, tôi cảm ơn ngài vì ơn huệ ngài dành cho tôi, nhưng tình yêu mà tôi dành cho chồng tôi đã không cho phép tôi nhận đặc ân mà ngài ban cho tôi, vì thật ra chẳng lẽ tôi là bạn đời của nhà tôi trong cảnh giàu sang, mà nay lại ruồng bỏ ông ấy khi ông ấy gặp bất hạnh?” (Antiquities of the Jews 18,7.2) và Hêrôđia cùng đi theo Hêrôđê trong cuộc lưu đày của ông.
Nếu muốn hỏi bằng chứng về việc tội lỗi mang lại sự trừng phạt như thế nào thì bằng chứng đó nằm trong câu chuyện Hêrôđê, Hêrôđê khởi sự dụ dỗ Hêrôđia là một ngày đen tối. Từ hành động bất trung đó ông đã hạ sát Gioan và cuối cùng là tai họa đến với ông, ông mất tất cả, trừ người đàn bà yêu ông và làm tàn hại đời ông.
,​J​V
Lòng Trăc An Và Quyên Năng
Mátthêu 14,13-21
13 Nghe tin ấy, Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người. 14 Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.
15 Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, đê họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. 16 Đức Giêsu bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn". 17Các ông đáp: “Ớ đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá! ” 18
1H,1 J-Z,l
UN MUNCJ MA ITHEU - TẠP 2​/​/
Người bảo: “Đem lại đây cho Thầy! ” 19 Rồi sau đó, Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng. 20 Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. 21 Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.
Tại xứ Galilê, người ta rất khó có thể ở một mình, lánh xa đám đông. Galilê là một xứ nhỏ, khoảng tám mươi cây số từ Bắc xuống Nam và bốn mươi cây số từ Đông sang Tây. Josephus cho chúng ta biết trong thời ông, vùng đất nhỏ đó có tới hai trăm lẻ bốn thành phố và làng mạc và không nơi nào có dưới mười lăm ngàn dân. Trong một vùng đông dân như vậy không dễ gì xa lánh dân chúng dù chỉ là một thời gian ngắn. Tuy vậy phía bên kia bờ hồ thì yên tĩnh, và bề rộng nhất của hồ chỉ có mười ba cây số. Những người thân cận của Chúa Giêsu là dân đánh cá, nên chỉ cần bước lên một chiếc thuyền của họ sang bên kia bờ hồ là có thể tìm được một chỗ nghỉ ngơi. Đó là điều Chúa Giêsu đã làm khi Ngài nghe tin Gioan qua đời.
Có ba lý do hết sức tự nhiên và đơn giản cho biết tại sao Chúa Giêsu phải lánh đi một mình. Ngài là con người nên cần nghỉ ngơi, Ngài không bao giờ liều lĩnh xông vào chỗ nguy hiểm nên tốt hơn Ngài rút lui kẻo có thể chịu đồng sô" phận với Gioan quá sớm. Hơn nữa, thập giá đang đến với Ngài mỗi lúc một gần hơn nên Chúa Giêsu biết rằng Ngài phải gặp Thiên Chúa Cha trước khi gặp loài người. Chúa Giêsu đi tìm chỗ nghỉ ngơi cho thân xác và sức mạnh cho linh hồn ở nơi vắng vẻ.
Nhưng Chúa không thực hiện ý định đó được. Người ta trông thấy chiếc thuyền chèo đi, đoán ra nơi thuyền sẽ đến, thế là đám đông ùn ùn kéo nhau chạy vòng qua bên kia bờ hồ để đợi Ngài. Vì vậy lúc tới nơi Chúa Giêsư chữa bệnh cho họ. Chiều đên Ngài cho họ ăn trước khi họ đi một đoạn đường xa để về nhà. ít có phép lạ nào của Chúa Giêsu nói lên được nhiều điều như phép lạ này.
1. Nó nói lên lòng thương xót của Chúa Giêsu. Khi nhìn thấy đám đông Ngài động lòng trắc ẩn. Đó là điều rất lạ lùng. Chúa
78 WILIIAM BARCLAY
1^,1 J-Z1
Giêsu đi tìm nơi yên tĩnh vắng vẻ, nhưng lại đụng đầu với một đám đông đang nóng lòng chờ đợi những điều Ngài có thể ban cho. Rất dễ bực bội đám đông, rất dễ cảm thấy họ đã gây phiền hà cho Ngài. Họ đâu có quyền xâm phạm cuộc sống riêng tư của Ngài bằng những đòi hỏi liên tục như vậy, Ngài không có quyền nghỉ ngơi yên tĩnh và không có quyền có thì giờ nghỉ ngơi cho mình sao?
Nhưng Chúa Giêsu không màng đến điều đó. Chẳng những Ngài không thấy họ gây phiền toái nào mà Ngài còn động lòng thương xót họ. Premanand là một Kitô hữu, trước kia từng là một người giàu có thuộc giai cấp thượng lưu Ân Độ đã viết trong tập tự thuật của ông: “Từ xưa cho đến mãi bây giờ, sứ điệp chúng ta cho thế giới chưa tin Chúa vẫn là: Thiên Chúa quan tâm đến mọi người. Đúng thế, chúng ta không nên quá bận rộn đến nỗi không dành được thì giờ cho người khác và đừng bao giờ tỏ ý coi họ là kẻ gây rắc rối phiền hà cho mình” Premanand viết: “Tôi kinh nghiệm được một điều là khi tôi hoặc bất cứ giáo sĩ hay linh mục Ân Độ nào mệt mỏi hay sốt ruột trước những vị khách có đạo hoặc ngoại đạo, có học và biết suy nghĩ, và cố làm cho họ hiểu rằng chúng tôi có ít thì giờ, hoặc đã đến giờ ăn trưa, giờ giải lao, chúng tôi không thể đợi được, thì chúng tôi mất ngay những người khách đó, họ không bao giờ trở lại nữa”. Chúng ta không bao giờ nên vừa tiếp khách vừa nhìn lên đồng hồ như muốn xua đuổi họ đi một cách lịch sự. Premanand tiếp tục kể một sự việc đáng ra có thể đã làm thay đổi toàn thể chiều hướng truyền bá Kitô giáo ở Bengal: “Người ta ghi lại rằng giám mục đầu tiên của Ân Độ đã không chịu gặp Pandit Iswar Chandar Vidyasgar của Bengal cách chính thức. Ông Pandit được phái đi làm người phát ngôn cho cộng đồng Ân Độ giáo ở Calcutta để thiết lập quan hệ thân hữu với vị giám mục và với Giáo Hội Vidyasagar, người sáng lập trường cao đẳng Ân Độ giáo ở Calcutta, là nhà cải cách xã hội, một tác giả, và là nhà giáo dục có tiếng, đã trở về bất mãn vì không gặp được vị giám mục. Ông thành lập một đảng mạnh gồm toàn người giàu có và trí thức ở Calcutta để chông đối Giáo Hội và giám mục, ngăn chặn sự bành trướng của Kitô giáo. Sự chú trọng hình thức, nghi lễ của một viên chức của Hội Thánh đã làm cho một người bạn thành một người thù”. Một cơ hội cho Chúa đã bị đánh mất vì
14,15-11
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​79
một người quá câu nệ nghi lễ hình thức, đã không chịu để sự sống riêng tư mình bị quấy rầy.
Một số người vì không muốn để cho người khác động đến cuộc sống riêng tư của mình mà đã làm mất một số cơ hội cho Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không hề xem ai là môi phiền hà cho mình, dù lúc toàn thân Ngài cần được nghỉ ngơi và yên tĩnh. Là môn đệ của Chúa chúng ta cũng phải như vậy.
2. Trong câu chuyện này, chúng ta thây Chúa Giêsu làm chứpg rằng mọi ơn ban đều đến từ Thiên Chúa. Ngài lấy bánh rồi tạ ơn Chúa. Người Do Thái tạ ơn về bữa ăn rất đơn giản: “Cảm tạ Chúa, Thiên Chúa của chúng con, là Vua của vũ trụ, là Đấng ban bánh cho thế gian”. Chắc đó là lời tạ ơn mà Chúa Giêsu nói, và là câu tạ ơn mà mọi gia đình Do Thái đã dùng. Tại đây chúng ta thấy Chúa Giêsu bày tỏ rằng đây là tặng vật của Thiên Chúa mà Ngài đem đến cho loài người. Tạ ơn con người đã là hiếm hoi, nhưng tạ ơn Chúa lại càng hiếm hoi hơn.
Chỗ Đứng Của Môn Đệ Trong Công Việc Chúa
Mátthêu 14,13-21
3. Phép lạ này nói lên rất rõ ràng vị trí của các môn đệ trong công việc của Chúa Giêsu. Truyện thuật lại rằng Chúa Giêsu ban phát cho các môn đệ và các môn đệ phát lại cho đám đông. Ngày xưa Chúa Giêsu hành động qua tay các môn đệ và ngày nay Ngài vẫn còn làm như vậy.
Chúng ta mãi mãi đốì diện với sự thật trung tâm đó của Hội Thánh. Quả thật, môn đệ sẽ vô dụng nếu không có Chúa, và thật Chúa cũng không làm được nếu không có môn đệ của Ngài. Nếu Chúa Giêsu muốn làm việc gì, như muốn dạy dỗ một đứa trẻ hay giúp đỡ một người, thì Ngài cần có người để làm việc ấy. Chúa Giêsu cần có con người để Ngài có thể hoạt động qua người đó, nói qua người đó.
Trong thời kỳ mới tìm hiểu đạo Chúa, Premanand đến liên lạc với giám mục Whitley ở Ranchi. Ông viết: “Vị giám mục đọc Kinh Thánh với tôi mỗi ngày. Đôi khi tôi đọc tiếng Bengal.
OVJ W1L11A1V1 D/\KA^L/\ Ĩ
Càng sống gần giám mục, tôi càng đến gần ông hơn và Chúa Giêsu càng được bày tỏ cho tôi qua đời sống của ông. Hành động và lời nói của ông khiến tôi dễ hiểu được sự dạy dỗ của Chúa Giêsu về những điều tôi đọc trong Kinh Thánh mỗi ngày. Tôi có một mặc khải mới về Chúa Giêsu khi tôi thật sự nhìn thấy cuộc đời yêu thương, hy sinh và từ chối bản thân của Chúa Giêsu trong đời sống hàng ngày của vị giám mục, đôi với tôi, ông thật sự là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.
Chúa Giêsu cần có những môn đệ để Ngài có thể làm việc qua họ và nhờ họ đem chân lý và tình yêu của Ngài đến với đời sống của người khác. Ngài cần có người để nhận điều Ngài ban phát, rồi họ có thể ban phát lại cho người khác. Không có những người như vậy, Ngài không thể làm việc, phận sự của chúng ta là làm như người đó cho Ngài.
Người ta dễ lo sợ và nản lòng đối với một số công tác to lớn như vậy. Nhưng còn một điều khác trong câu chuyện này có thể làm phấn khởi chúng ta. Khi Chúa Giêsu bảo môn đệ cho đám đông ăn, họ bảo họ chỉ có năm ổ bánh và hai con cá, với những thứ họ mang đến đó, Chúa Giêsu đã làm phép lạ. Chúa Giêsu đặt trên mỗi chúng ta một công tác trọng đại là truyền đạt Ngài cho người khác, nhưng Ngài không đòi hỏi nơi chúng ta những tài năng, tiền của và những phẩm tính chúng ta không có. Ngài bảo chúng ta: “Hãy đến với ta bằng con người thật của ngươi, dù nó nghèo nàn, hãy mang đến ta điều gì ngươi có, dù nó ít ỏi. Và ta sẽ sử dụng nó một cách lớn lao trong công việc ta”. Trong tay Chúa, ít luôn luôn trở thành nhiều.
4. Ớ cuối phép lạ người ta thu nhặt lại những mẩu bánh vụn. Mặc dù trong phép lạ người ta được cho ăn dư dật nhưng họ không được phung phí. Điều đáng lưu ý ở đây là Thiên Chúa ban cho con người với lòng rộng lượng nhưng sử dụng phung phí của Chúa ban là điều không phải, ơn ban rộng rãi của Chúa và sử dụng khôn ngoan của chúng ta phải đi đôi với nhau.
1^+,! J-Z,l
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 ồ 1
Tác Dụng của Một Phép Lạ
Mátthêu 14,13-21
Có một số người đọc những phép lạ của Chúa Giêsu và không cần hiểu. Hãy để cho họ mãi mãi giữ đức tin đơn sơ, ngọt ngào, yên lành đó. Có những người khi đọc thì thắc mắc, thấy mình cần phải hiểu rõ. Đừng làm họ e ngại về điều đó vì Chúa đang bước tới để gặp những tâm hồn nghi vấn. Nhưng vì chúng ta đến với những phép lạ của Chúa Giêsu bằng cách nào thì điều chắc chắn là chúng ta không nên nhìn phép lạ đó như cái gì đang xảy ra. Chúng không phải là những biến cố đơn độc trong lịch sử, nhưng là sự tỏ bày quyền năng tác động bất tận của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nhìn vào phép lạ này theo ba cách:
1. Chúng ta có thể xem phép lạ ấy là sự gia tăng gấp bội số bánh và cá. Nếu chúng ta nhìn theo cách đó thì cứ thỏa lòng và đừng phê bình hay lên án người khác khi họ cảm thấy cần nhìn theo một cách khác.
2. Nhiều người đã hiểu phép lạ này như một Thánh Lễ (bí tích). Họ cho rằng những người có mặt lúc đó chỉ nhận được một chút đồ ăn, nhưng với chút đồ ăn đó, những người ấy được tăng cường sức lực để tiếp tục cuộc hành trình và họ thỏa lòng. Họ cho rằng đây không phải là bữa ăn để cho no bụng đang đói, nhưng là một bữa mà người ta được thức ăn thiêng liêng. Nếu vậy, thì đây là một phép lạ luôn luôn được tái diễn mỗi khi chúng ta dự bàn tiệc của Chúa. Vì tại đó chúng ta được thưởng thức món ăn tâm linh giúp chúng ta bước tới với đôi chân vững vàng và sức mạnh bền bỉ.
3. Có người nhìn phép lạ này, một mặt là một việc rất tự nhiên, nhưng mặt khác, là một phép lạ thật sự và có ý nghĩa rất cao quí. Hãy tưởng tượng quang cảnh hôm đó, một đám đông người, trời sắp tối và họ đang đói. Nhưng có thể là đa số những người đó lên đường vượt qua bờ hồ mà lại không mang theo chút thức ăn gì sao. Chắc hẳn là họ có mang theo ít nhiều, bây giờ trời đã tốì, họ đã đói rồi. Nhưng họ vẫn ích kỷ không ai muốn đưa ra thứ mình có vì sợ phải chia sẻ với người khác rồi mình sẽ thiếu chăng! Thay vì chia sẻ phần ít ỏi của mình, họ giữ lại trong túi. Còn Chúa Giêsu
82 WILIIAM BARCLAY
14,'ZZ-Z /
và các môn đệ của Ngài làm trước, Ngài và các môn đệ của Ngài bắt đầu chia sẻ những gì có trong tay với lời tạ ơn, lời mời và nụ cười. Thế rồi mọi người bắt đầu chia sẻ với nhau và họ không ngờ rằng chẳng những được no đủ mà còn dư thừa ra nữa.
Nếu nhìn sự việc như vậy, thì đây không phải là phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều mà là phép lạ thay đổi con người vị kỷ thành người rộng lượng khi họ được Chúa Giêsu đụng đến. Đây là phép lạ khai sinh tình yêu trong những tấm lòng keo kiệt, phép lạ của con người được thay đổi nhờ Chúa Giêsu hành động xua đuổi tính vị kỷ ra khỏi lòng họ. Nếu quả như vậy, trong ý nghĩa thiết thực nhất, Chúa Giêsu đã cho họ ăn chính Ngài và sai Thần Khí Ngài đến ngự trong lòng họ.
Dù hiểu phép lạ này như thế nào thì cũng chẳng hệ trọng gì, có điều chắc chắn là: khi Chúa Giêsu có ở đó thì những kẻ mệt mỏi được nghỉ ngơi và những linh hồn đói khát được no đủ.
Trong Giờ Phút Bôi Rôi
Mátthêu 14,22-27
22 Lập tức, Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. 23 Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. 24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. 25 Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. 26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hỏang hốt bảo nhau: “Ma đấy! ”, và sợ hãi la lên. 27 Đức Giêsu liền bảo các ông: “Cứyên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”
Bài học của đoạn này hết sức rõ ràng, câu chuyện xảy ra như thế nào thì không thể biết được, nhưng trước hết chúng ta đặt câu chuyện này trong bối cảnh của nó.
Sau khi cho đám đông ăn xong, Chúa Giêsu bảo các môn đệ ra đi. Mátthêu nói rằng Ngài bắt họ xuống thuyền qua bờ bên kia trước. Thoạt nghe chữ bắt có vẻ lạ, nhưng nếu quay sang lý do mà Gioan nêu ra trong biến cố này chúng ta tìm thấy lời giải thích khá rõ ràng. Gioan nói rằng sau khi cho đám đông ăn
14,22-27
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​83
thì đám đông muôn đến với Ngài và dùng áp lực để đưa Ngài lên làm vua (Ga 6,15). Tại xứ Palestine sôi động ấy, khi đã có phong trào quần chúng cổ vũ thì một cuộc cách mạng rất có thể sẽ bùng nổ ngay tại đó. Đó là một tình trạng nguy hiểm, và các môn đệ có thể càng làm cho tình huống thêm rắc rối vì họ vẫn nghĩ về Chúa Giêsu như là một thế lực trần gian. Chúa Giêsu bảo các môn đệ của Ngài đi, vì đã đến một tình trạng mà Ngài thấy rằng tốt hơn hết là Ngài nên đốì phó một mình và Ngài không muốn môn đệ dính líu vào.
Khi còn lại một mình, Ngài lên núi để cầu nguyện. Một trận bão đột nhiên kéo đến, hồ nổi sóng và họ chiến đấu chông lại sóng gió nhưng không có gì khả quan. Khi đêm về khuya, Chúa Giêsu bắt đầu đi vòng qua mé hồ để đến bờ bên kia. Mátthêu đã thuật lại rằng Chúa Giêsu cho đám đông ăn, Ngài bảo họ ngồi xuống bãi cỏ xanh. Vì thế chúng ta biết lúc đó là mùa xuân. Rất có thể là gần ngày Lễ Vượt qua khoảng trung tuần tháng tư và nếu thế, đêm đó trăng tròn. Ngày xưa người ta chia đêm ra làm bốn canh, từ 6-9 giờ đêm, từ 9-12 giờ đêm, từ 12-3 giờ sáng. Vậy vào lúc 3 giờ sáng Chúa Giêsu đang đi trên vùng đất cao ở phía bắc bờ hồ thì nhìn thấy rõ chiếc thuyền đang chiến đấu với sóng gió nên Ngài xuống bờ hồ để giúp họ.
Thật khó biết điều gì xảy ra. Trong câu 25 và 26, chúng ta đọc hai lần nói Chúa Giêsu đi bộ trên mặt nước. Điều kỳ lạ là hai cụm từ Hy Lạp để chỉ chữ trên mặt biển lại khác nhau. Trong câu 26, chữ epi-ten thalassan vừa có nghĩa là trên mặt biển và về phía biển. Trong câu 26, chữ epitès thalassès có nghĩa là trên mặt biển và cũng chính từ này được dùng trong Gioan 21,1 với nghĩa tại biển, nghĩa là tại bờ biển. Thêm vào đó chữ được dùng để chỉ sự đi bộ trong hai câu 25 và 26 là peripatein có nghĩa là đi quanh.
Căn cứ theo tiếng Hy Lạp thì có hai cách giải thích đoạn này. Nó có thể mô tả phép lạ Chúa Giêsu thực sự đi bộ trên mặt nước. Hoặc nó có thể nói rằng thuyền của các môn đệ bị gió thổi dạt vào mạn bắc bờ hồ và Chúa Giêsu từ núi đi xuống để giúp họ khi thây họ đang chiến đâu với sóng gió trong đêm trăng, và Ngài bước qua các đợt sóng hướng về chiếc thuyền, Ngài đến với họ thật bất ngờ, đến nỗi họ hoảng hốt khi thấy Ngài, cả hai lối giải
84 WILIIAM BARCLAY
14,28-33
thích đều có giá trị, có người thích lối thứ nhất, có người thích lối thứ hai.
Tuy nhiên, dù chọn lối giải thích nào cũng không hề gì, vì ý nghĩa của câu chuyện này rất rõ ràng. Trong giờ phút môn đệ cần thì Chúa Giêsu đến với họ. Khi gió ngược, lúc chúng ta phải chiến đấu trong cuộc sống thì Chúa Giêsu có mặt ở đó để giúp đỡ. Vừa khi có một nhu cầu thì Chúa Giêsu đã có ở đó để cứu giúp.
Trong cuộc sống, gió thường hay thổi ngược. Chúng ta thường phải chống chọi khi đời sông là một cuộc chiến đấu vô vọng với chính mình, với hoàn cảnh, với những cám dỗ, với sầu khổ và với những quyết định của chúng ta. Chính trong những giờ phút như thế, chúng ta không phải chiến đấu một mình, vì Chúa Giêsu đã đến với chúng ta giữa cơn bão tố của đời sống, Ngài đưa tay ra để cứu vớt, với giọng nói bình tĩnh rõ ràng Ngài bảo chúng ta yên lòng đừng sợ.
Dù chúng ta xem biến cô" này như thế nào thì nó cũng không phải là câu chuyện Chúa Giêsu đã làm một lần trong một đêm giông tố ở xứ Palestine xa xưa. Nhưng đó là dấu hiệu tiêu biểu cho những điều Ngài luôn luôn làm cho dân của Ngài mỗi khi gió thổi ngược, mỗi khi chúng ta có nguy cơ bị vùi dập dưới những cơn giông tô" phũ phàng của đời sông.
Sụp Ngã Và Hồi Phục Mátthêu 14,28-33
28 Ông Phêrô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”. 29 Đức Giêsu bảo ông: “Cứ đến ỉ” Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu. 30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu COIĨ với!” 31 Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy / Sao lại hòai nghi?” 32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. 33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa! ”
TIN MƯNG MATTHËU - TÄP 2​85
Không có đoạn nào trong Tân ước biểu lộ cá tính của Phêrô đầy đủ như đoạn này. Nó nêu lên ba điều về Phêrô.
1. Phêrô hành động theo thúc đẩy của cảm tính chứ không suy nghĩ chín chắn. Lầm lỗi mà ông luôn mắc phải là hành động không chịu nhìn rõ thực trạng và không cân nhắc kỹ lưỡng. Ông cũng đã làm như vậy khi xác nhận lòng trung thành không lay chuyển của ông đốì với Chúa Giêsu (Mt 26, 33-35); nhưng sau đó ông đã chối Ngài. Tuy vậy, tội đó vẫn chưa đến nỗi nào, vì chung qui mọi rắc rối của ông đều do ông đã để tình cảm chi phôi hành động, cho nên dù đôi lần ông vấp ngã, lòng ông lúc nào cũng ngay thẳng, thành thực vì bản chất của lòng ông luôn luôn là yêu thương.
2. Như chúng ta đã thấy, vì Phêrô hành động theo sự thúc đẩy của cảm tính nên ông thường thất bại và buồn khổ. Chúa Giêsu khuyên người ta nên nhìn kỹ mọi việc trước khi hành động (Lc 9,57.58; Mt 16,24.25). Chúa Giêsu hoàn toàn ngay thật với mọi người và Ngài luôn luôn cho họ biết phải gặp khó khăn khi theo Ngài. Người Kitô hữu thất bại vì đã hành động theo cảm xúc trong một phút giây nào đó mà không suy nghĩ đến giá phải trả.
3. Tuy nhiên, Phêrô không bao giờ thất bại ở phút cuối. Luôn luôn trong giây phút thất bại ông biết nắm chặt lấy Chúa Giêsu. Điều kỳ diệu là cứ mỗi lần ông vấp ngã, ông lại trỗi dậy, những thất bại đó lại mang ông đến gần Chúa Giêsu hơn. Như người ta hay nói, một vị thánh không phải là một người không hề vấp ngã, một vị thánh là người có thể trỗi dậy và tiếp tục đi sau khi vấp ngã. Sự thất bại của Phêrô chỉ làm cho ông càng yêu Chúa hơn.
Những câu này kết thúc với một sự thật đời đời. Khi Chúa Giêsu bước vào thuyền thì sóng gió yên lặng. Sự thật vĩ đại đó là bất cứ nơi nào có Chúa Giêsu, thì dù phong ba bão táp dữ dội đến đâu cũng trở nên yên tĩnh. Bà Olive Wyon trong tác phẩm Hãy Nhìn Xem Ngài có trích dẫn một việc đã kể lại trong những bức thư của thánh Francis ở Sales. Thánh Francis để ý đến một phong tục ở miền quê trong xứ. Ông thường thấy một cô gái giúp việc ở một nông trại đi ngang qua sân để xách nước giếng. Trước khi xách thùng nước đi, cô luôn luôn bỏ một miếng gỗ vào đó, một ngày nọ, ông hỏi cô gái “Tại sao cô làm như vậy?” Nàng nhìn ông
86 WILIIAM BARCLAY
l^J^+OO
rất ngạc nhiên và trả lời như thể đó là một việc tự nhiên “Tại sao à? Để giữ nước khỏi chao, khỏi tạt ra ngoài”. Sau này viết thư cho một người bạn, vị giám mục thuật lại câu chuyện trên và thêm rằng “Vì vậy khi lòng bạn sầu thảm và bối rối, hãy đặt thập giá vào lòng bạn để giữ cho lòng bạn được yên tịnh”. Khi bị sóng gió dập dồn, sự hiện diện của Chúa Giêsu và tình yêu của Ngài tuôn tràn từ thập giá sẽ mang lại cho ta sự bình an và thanh tịnh.
Chức Vụ Của Chúa Giêsu Kitô
Mátthêu 14,34-36
34 Khi qua biển rồi, thầy trò lên đất liền, vào Ghennêxarét. 35 Dân địa phương nhận ra Đức Giêsu, liền tung tin ra khắp vùng, và người ta đem tất cả những kẻ đau Ốm đến với Người. 36 Họ nài xin Người cho họ chỉ sờ vào tua áo của Người thôi, và ai đã sờ vào thì đều được khỏi.
Đây là một trong những đoạn chuyển mạch của Mátthêu hầu như chẳng có màu mè gì. Nó là một câu chuyện Phúc Âm, tóm tắt trong một hai câu mà chúng ta rất dễ lướt qua như không có gì quan trọng. Thật ra nó bày tỏ về Chúa Giêsu rất nhiều.
1. Chúa Giêsu xuất hiện đến đâu dân chúng vây quanh van nài Ngài giúp đỡ đến đó. Ngài không bao giờ từ chối. Ngài chữa lành cho mọi người. Ở đây chỉ đơn giản ghi lại sự chữa lành của Ngài. Điều lớn lao nhất về Chúa Giêsu là Ngài dạy người ta về Thiên Chúa bằng cách bày tỏ cho họ thây Thiên Chúa như thế nào. Ngài không nói suông với người ta là Thiên Chúa quan tâm đến họ, nhưng Ngài thể hiện cụ thể cho người ta thấy. Giảng dạy về tình yêu của Thiên Chúa bằng lời nói suông mà không bày tỏ tình yêu đó bằng hành động thì không ích gì.
2. Trong câu chuyện này lại có một điều đáng buồn. Đọc đoạn này ta không thể không thấy một sự thật đau lòng là có hàng trăm, hàng ngàn người đến với Chúa Giêsu chỉ để được những điều họ cần nơi Ngài. Một khi họ đã nhận được ơn chữa lành mà họ tìm kiếm thì họ thôi không sẩn sàng đi xa hơn nữa với Chúạ. Đó là trường hợp những người muôn hưởng những
11ÍN MU1NU MA 1 i Ht,u - 1 Ạh' l
quyền lợi của Kitô giáo nhưng không muốn nhận những trách nhiệm của Kitô giáo. Nhiều người trong chúng ta chỉ nhớ đến Chúa khi chúng ta cần Ngài. Sự vô ơn với Thiên Chúa là tội lớn nhất. Đối với Thiên Chúa không có tội nào mà người ta thường thấy hay lỗi bằng tội đó.
Tinh Sạch Và ô uế
Mátthêu 15,1-9
1 Bấy giờ có mấy người Pharisêu và mấy kinh sư từ Giêrusalem đến gặp Đức Giêsu và nói rằng: 2 “Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa?” 3 Người trả lời: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? 4 Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. 5 Còn các ông, các ông lại bảo: “Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, 6 thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa”. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa. 7 Những kẻ đạo đức giả kia, ngôn sứ Isaia thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông rằng: 8 ‘Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. 9 Chúng có thờ phượng Ta thì củng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.
Chúng ta không quá lời khi nói rằng dù đoạn này đối với chúng ta có khó hiểu và tối nghĩa đến đâu, nó cũng là một trong những đoạn quan trọng nhất trong các sách Phúc Âm. Nó cho thấy một cuộc đụng độ giữa Chúa Giêsu và những người lãnh đạo chính thống giáo Do Thái. Câu mở đầu cho biết rõ những kinh sư và rapbi Do Thái đã đi từ Giêrusalem đến tận Galilê để nêu thắc mắc vấn nạn Chúa Giêsu. Lần này ta không cần nghĩ những thắc mắc của họ là có ác ý gài bẫy Chúa Giêsu, họ hoang mang thật sự. Nhưng rồi trong giây lát sau họ thật sự sững sờ, tức tối. Vì trọng tâm của đoạn này chính ra không phải là cuộc chạm trán trực tiếp có tính cách cá nhân giữa Chúa Giêsu và các rapbi, nhưng là sự đụng độ giữa hai quan niệm về những đòi hỏi của Thiên Chúa.
88 WILIIAM BARCLAY
13,1-y
Cũng không thể có một sự thỏa hiệp nào giữa hai quan niệm tôn giáo đó. Quan niệm này phải tiêu diệt quan niệm kia, nếu không chính nó sẽ bị tiêu diệt. Vì thế đoạn này là một cuộc so tài tôn giáo rất quan trọng trong lịch sử. Để hiểu được, chúng ta phải cô" tìm hiểu bối cảnh tôn giáo của các kinh sư và các rapbi Do Thái.
Trong đoạn này, chúng ta đốì diện với một quan niệm về sự tinh sạch và ô uế. Chúng ta phải hiểu rõ ý tưởng về sự tinh sạch và ô uế này không dính dáng gì đến sự tinh sạch của thể xác hay vệ sinh. Nó hoàn toàn là một vấn đề lễ nghi, vì một người được tinh sạch mới có thể đến gần Chúa và tôn thờ Chúa. Nếu người nào không tinh sạch thì không thể được đến gần và tôn thờ Chúa. Người ta bị ô uế khi bị đụng chạm một sô" người nào đó, hay ăn những thức ăn nào đó. Ví dụ người đàn bà bị ô uế khi họ ra máu dù là ra máu trong kỳ kinh nguyệt bình thường. Họ bị ô uế trong thời gian qui định nào đó sau khi sinh con. Mọi xác chết đều ô uế nên nếu đụng vào xác chết thì trở nên ô uế, mọi người ngoại đều ô uế.
Sự ô uế này có thể lây sang người khác hay nói cách khác là có thể truyền nhiễm. Ví dụ một con chuột đụng phải một cái bình đất thì cái bình bị ô uế. Khi nó chưa được rửa và tẩy uế theo nghi lễ thì mọi thứ bỏ vào đó cũng trở nên ô uế. Hậu quả là ai đụng đến cái bình hoặc ăn hay uống đồ đựng trong bình đều trở nên ô uế, đến lượt người khác đụng vào người đã bị ô uế thì cũng trở nên ô uế. Đây không phải là ý niệm của riêng người Do Thái, mà còn thấy ở các tôn giáo khác nữa. Đối với giai cấp thượng lưu Ân Độ, người nào không thuộc giai cấp của họ là ô uế, nếu người đó trở thành Kitô hữu thì anh ta lại càng ô uế hơn. Premanand, một Kitô hữu người Ân, kể lại trong tập tiểu sử của ông là ông tin Chúa thì gia đình từ bỏ ông, đôi lần ông trở về thăm mẹ, là người rất mực yêu thương ông dù bà đau lòng vì cho rằng ông bội đạo. Premanand viết “Khi cha tôi hay tin tôi trở về thăm mẹ tôi lúc ông đi vắng - ông đang làm việc ở sở - thì ông ra lệnh cho Rump-Rup, người giữ cửa lực lưỡng, không được cho tôi vào nhà, nhưng mẹ tôi thuyết phục người giữ cửa, cuối cùng bà thắng và tôi được vào gặp mẹ tôi. Thành kiến này lớn đến nỗi ngay cả những người Ân giáo giúp việc ở trong nhà cũng không dám rửa những thứ đồ ăn mà
iM-y
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​89
mẹ tôi cho tôi ăn. Đôi khi dì tôi tẩy uế chỗ tôi ngồi bằng cách rẩy lên đó nước sông Hằng hay nước hòa với phân bò”. Premanand bị coi là ô uế, mọi thứ ông đụng đến đều trở nên ô uế.
Chúng ta nên chú ý là việc này không liên quan gì đến đạo đức cả. Họ cho rằng sờ mó vào một vật gì đó làm cho người ta ô uế, và khi đã bị ô uế người đó bị loại ra khỏi xã hội loài người và không được đến gần Thiên Chúa.
Chúng ta có thể hiểu điều này rõ hơn nếu chúng ta nhớ là ngay trong nền văn minh Tây Phương, ý niệm này chưa hẳn đã chết, vẫn có những người nhìn thấy trong loại cỏ bôn lá, trong đồ trang sức bằng gỗ hay kim loại, trong con mèo đen, trong những con số nào đó có cái gì mang lại hên xui cho họ.
Như vậy, đây là một quan niệm xem tôn giáo chỉ là việc tránh né không đụng chạm đến một số vật hay người nào đó vì chúng bị xem là không tinh sạch, vì nếu rủi đụng đến thì phải chịu một nghi thức tẩy uế để làm tinh sạch lại.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii