He fed his spirit with the bread of books.

Edwin Markham

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 116
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13
ác Dụ Ngôn
Mátthêu đoạn 13 là một chương rất quan trọng trong sách Phúc Âm.
1. Nó cho thấy một bước ngoặt trong sứ vụ của Chúa Giêsu. Khởi đầu sứ vụ, Ngài dạy dỗ trong hội đường, nhưng bây giờ Ngài giảng dạy trên bờ biển. Sự thay đổi này rất có ý nghĩa. Không phải cửa hội đường đã đóng lại với Ngài, nhưng nó đang khép lại. Ớ hội đường vẫn có những người thường dân hoan nghênh Ngài, nhưng những nhà lãnh đạo Do Thái giáo chính thống thì bây giờ lại công khai chống đối Ngài. Giờ đây khi Ngài bước vào hội đường không phải chỉ có đám đông háo hức muốn nghe Ngài, nhưng cũng có những cặp mắt dò xét của các kinh sư, Pharisêu và các kỳ mục, họ cân nhắc và gạn lọc từng chữ của Ngài để tìm cách chống lại Ngài. Họ cũng trông chừng nhất cử, nhất động của Ngài để tìm cớ lên án và tố cáo Ngài.
Một trong những điều đáng buồn nhất là Chúa Giêsu đã bị đuổi khỏi giáo hội thời bấy giờ. Nhưng điều đó không thể ngăn cản Ngài mang sứ điệp của Ngài đến với con người, vì khi cửa hội đường đóng lại, thì Ngài dẫn mọi người đến đền thờ lộ thiên ngoài trời và dạy dỗ trên đường phố, bên bờ hồ và ở nhà của họ. Người nào có một sứ điệp thật để ban phát và một tấm lòng
thật muốn ban phát, thì sẽ luôn luôn tìm được cách ban phát cho mọi người.
2. Điều đáng chú ý nhất của chương này là ở đây chúng ta thấy Chúa Giêsu bắt đầu tận dụng phương pháp giảng dạy bằng các dụ ngôn (parables). Mặc dầu trước đây những lời giảng dạy của Ngài đã có chứa đựng ít nhiều dụ ngôn trong đó. Muối và ánh sáng (5,13-16), hình ảnh chim trời và hoa huệ ngoài đồng (6,26- 30), câu chuyện về người xây nhà khôn và dại (7,24-27), ví dụ về cái áo và bầu rượu da (9,16-17), hình ảnh của trẻ con chơi ngoài chợ (11,16-17) đều là những mầm dụ ngôn, chúng là những chân lý được diễn tả bằng hình ảnh.
Nhưng trong chương này chúng ta thấy cách Chúa Giêsu dùng dụ ngôn đã được phát huy đầy đủ, hết sức sống động. Một người đã nói: “Có nhiều điều xác thực về Chúa Giêsu và điều chắc chắn xác thực là Ngài là một bậc thầy vĩ đại của thế giới về chuyện ngắn”. Trước khi bắt đầu nghiên cứu những dụ ngôn này một cách chi tiết, chúng ta thử hỏi tại sao Chúa Giêsu dùng phương pháp này và những ưu điểm lớn lao về giảng dạy mà phương pháp này mang đến.
a. Dụ ngôn làm chân lý trở nên cụ thể. Rất ít người có thể nắm vững và hiểu được những ý tưởng trừu tượng, hầu hết người ta suy nghĩ theo hình ảnh. Chúng ta có thể cố sức dùng lời để mô tả thế nào là đẹp thì kết cuộc cũng chẳng làm cho ai biết hơn. Nhưng nếu ta chỉ vào một người nào đó và nói “đó là một người đẹp” thì chúng ta không cần phải diễn tả gì thêm nữa. Chúng ta có thể mất thì giờ để cố định nghĩa tốt là gì và cuối cùng có thể không để lại một ý tưởng rõ ràng nào về điều tốt trong tâm trí người ta, tuy nhiên người ta đều biết người tốt và việc tốt khi họ thấy. Mucín cho hiểu được những ngôn từ trừu tượng thì phải làm cho chúng trở thành cụ thể. Mọi tư tưởng cao đẹp đều phải thành hình nơi con người, đặc điểm thứ nhất của dụ ngôn là biến chân lý ra hình ảnh để mọi người có thể thấy và hiểu được.
b. Người ta nói rằng mọi giáo huấn có giá trị bắt đầu từ những cái gần gũi để đưa đến những điều cao xa. Nếu muốn dạy người khác những điều họ chưa hiểu thì phải bắt đầu từ những điều họ hiểu. Những dụ ngôn bắt đầu từ những vật hiển hiện trước mắt, những điều mọi người đều hiểu và mở mắt cho họ thây những
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 37
điều chưa thây được. Dụ ngôn khai tâm mở mắt cho người ta từ chỗ họ đang đứng, rồi dần dẫn họ đến nơi họ cần đến.
c. Một ưu điểm lớn của dụ ngôn là nó thu hút sự chú ý. Kể chuyện là cách hay nhất làm cho người ta thích nghe. Người kể chuyện luôn được người bình dân lắng nghe. Dụ ngôn mang chân lý dưới hình thức một câu chuyện. Định nghĩa đơn giản nhất của dụ ngôn là: “một câu chuyện trần gian với một ý nghĩa thiên đàng”. Người ta chịu lắng nghe và chú ý khi nào thích thú. Đối với người bình dân chỉ có chuyện tích mới đánh thức và duy trì được sự thích thú nơi họ. Dụ ngôn là một chuyện tích.
d. Dụ ngôn có một đặc điểm lớn là nó thúc đẩy và giúp người ta tự mình có thể khám phá ra chân lý. Nó không suy nghĩ thay cho ta, nó nói “đây là một câu chuyện, vậy chân lý trong câu chuyện đó là gì?” Câu chuyện đó có nghĩa gì đối với anh? Hãy suy nghĩ và tự tìm ra cho chính anh.
Có những điều mà người khác không thể nói cho ta biết, nhưng ta phải tự mình khám phá. Walter Pater nói rằng: “Bạn không thể nói chân lý cho người nào, bạn chỉ đặt họ ở một vị trí để từ đó họ tự khám phá ra. Câu chuyện vẫn mãi là một cái gì hời hợt, cũ kỹ, cho đến khi chúng ta tự khám phá ra được chân lý trong đó cho chính mình. Hơn nữa chắc chắn chúng ta sẽ quên chân lý đó rất nhanh trừ khi chúng ta đã tự khám phá nó cho mình. Vì dụ ngôn thúc đẩy người ta rút ra kết luận của riêng mình và làm theo sự suy nghĩ của chính mình, nên đồng thời nó cũng khiến chân lý trở nên sống động và in sâu vào ký ức của ta.
e. Nhưng trên một khía cạch khác, dụ ngôn che dấu chân lý khiến những kẻ lười suy nghĩ hoặc đui mù vì thành kiến không thể thấy được. Dụ ngôn giao thẳng trách nhiệm cho cá nhân. Dụ ngôn bày tỏ chân lý cho người có lòng khao khát chân lý, nhưng lại dấu kín chân lý với những ai không muốn thấy chân lý.
f. Cuối cùng chúng ta phải nhớ một điều là khi Chúa Giêsu dùng dụ ngôn, Ngài nói chứ không phải đọc. Nó phải có tác dụng ngay chứ không phải đợi nghiên cứu lâu dài nơi sách vở. Nó chiếu sáng chân lý nơi người ta như tia chớp lóe lên đột ngột chiếu sáng trong đêm tối. Để nghiên cứu những dụ ngôn, chúng ta cần lưu ý hai điểm:
38 WILIIAM BARCLAY
13,1-9.18-^i
Thứ nhất, chúng ta phải thu thập mọi chi tiết khả hữu về bối cảnh đời sống ở xứ Palestine để những dụ ngôn này có thể tác động chúng ta như đối với những người đã nghe lúc đầu. Chúng ta suy nghĩ, nghiên cứu và tự hình dung lại tâm trạng những người đang lắng nghe Chúa Giêsu.
Thứ hai, dụ ngôn nói chung sẽ chỉ có một điểm thôi. Dụ ngôn không phải là một chuyện ngụ ngôn (allegory), ngụ ngôn là một câu chuyện trong đó mọi chi tiết đều ngầm mang một ý nghĩa nào đó. Truyện ngụ ngôn cần phải đọc và nghiên cứu, còn dụ ngôn thì phải nghe. Vì vậy, chúng ta phải rất cẩn thận đừng cho rằng dụ ngôn là ngụ ngôn, nhưng phải nhớ rằng dụ ngôn được nói ra để đem một chân lý vững chắc chiếu dọi vào người ta ngay lúc họ nghe đến.
Người Gieo Giông
Mátthêu 13,1-9.18-23
1 Hôm ấy, Đức Giẽsu từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. 2 Dân chúng tụ họp bẽn Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. 3 Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.Người nói: “Người gieo giống đi ra gieo giống. 4 Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. 5 Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; 6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. 7 Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt.8 Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục.9Ai có tai thì nghe ".
18 “Vậy anh em hãy nghe dụ ngôn người gieo giống. 19 Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy: đó là kẻ đã được gieo bên vệ đường. 20 Còn kẻ được gieo trên nơi sỏi đá, đó là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận. 21 Nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nhất thời: khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay. 22 Còn kẻ được gieo vào bụi gai, đó là kẻ nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự
13,1-9.18-23
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 39
đời, và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt, khiến Lời không sinh hoa kết quả gì.23 Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kể được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục”.
Đây là một bức tranh mà người nào ở xứ Palestine cũng hiểu. Ớ đây rõ ràng là Chúa Giêsu dùng điều gần gũi để đưa tới điều cao xa. Có lẽ lúc bấy giờ Chúa Giêsu đang đứng giảng trên một chiếc thuyền bên hồ, thì trên một đám ruộng gần đó có một người đang gieo giông, Chúa Giêsu đã lấy hình ảnh người gieo giống mà mọi người đang thấy trước mắt để khơi mào câu chuyện “Hãy nhìn người gieo giống kia đang gieo trên đám ruộng đó”. Chúa Giêsu bắt đầu từ một điều mà ngay giây phút đó họ có thể thật sự nhìn thấy để tâm trí họ mở ra đón nhận chân lý mà họ chưa bao giờ nhìn thấy.
ở xứ Palestine có hai cách gieo giống. Một cách gieo như ở xứ ta, nghĩa là người gieo đi lên đi xuống trong đám ruộng, vãi hạt giông ra. Dĩ nhiên, nếu có một cơn gió thổi đến thì một sô" hạt giống sẽ bị thổi bay tứ tung, đôi khi bị thổi dạt ra khỏi thửa ruộng. Cách thứ hai là cách lười biếng ít ai dùng: người ta đặt một túi hạt giống trên lưng một con lừa, xoi một cái lỗ ở góc bao rồi đánh lừa đi lên, đi xuống trên cánh đồng và hạt giông từ từ rơi ra. Ớ trường hợp này, một số hạt giông có thể tuôn ra khi con vật băng qua đường trước khi đến thửa ruộng.
ở Palestine, ruộng được ngăn thành từng thửa dài và hẹp. Giữa các thửa ruộng luôn luôn có một dải đất dùng làm lôi đi. Dải đất này chai cứng vì người ta đi lại hoài. Đó là là loại đường đi mà Chúa Giêsu nói. Dù gieo bằng cách nào chăng nữa thì cũng không tránh khỏi có những hạt rơi trên lối đi; cũng như trường hợp rơi trên đường cái, những hạt rơi trên lối đi thì không thể nào đâm rễ.
Đất có đá không phải là đất đầy những đá, đây là một cảnh rất thông thường ở Palestine. Nó là một lớp đất mỏng phủ lên trên lớp đá vôi. Lớp đât có thể chỉ dày vài phân thì đụng đến đá. Trong đất đó, hạt giống chắc chắn sẽ nảy mầm rất nhanh, vì dưới ánh nắng mặt trời đất rất mau ấm. Nhưng đất quá mỏng nên khi rễ đâm xuống tìm hơi ấm và chất dinh dưỡng thì chỉ gặp toàn đá. Nó sẽ chết vì thiếu dinh dưỡng và vì không chịu nổi hơi nóng mặt trời.
40 WILIIAM BARCLAY
Đất gai là đất đánh lừa mắt người ta. Khi người gieo giống đi gieo, mặt đất có thể trông nhẵn nhụi. Người ta có thể dọn sạch đất bằng cách phát sạch cây cối bên trên, nhưng rễ của đủ loại cây cỏ vẫn còn nằm dưới, sẵn sàng đâm chồi trở lại. Người làm vườn nào cũng biết rằng cỏ dại mọc với một tốíc độ nhanh và mạnh đến nỗi không một hạt giông tốt nào địch lại. Kết quả là hạt giống tốt và cỏ dại mọc chung với nhau, nhưng cỏ dại quá mạnh đến nỗi nó chèn ép và làm chết hạt giống khi nó lớn lên.
Đất tốt là đất dọn sạch, xốp và sâu, hạt giống có thể đâm rễ sâu và tìm được chất dinh dưỡng, lớn lên rất mau trong đất tốt và vụ mùa thật trúng.
Lời Nói Và Người Nghe
Mátthêu 13,1-9.18-23
Dụ ngôn này nhắm vào hai hạng người.
1. Nó nhắm vào những người nghe. Những loại đất khác nhau là để chỉ những loại người nghe khác nhau. Có học giả cho rằng lời giải thích trong câu 18-23 không phải là lời giải thích của Chúa Giêsu mà là của những nhà truyền giáo đầu tiên, và lời giải thích này không đúng. Người ta bảo rằng nó vi phạm qui luật phân biệt một dụ ngôn (parable) với một chuyện ngụ ngôn (allegory), vì nó đi quá sâu vào chi tiết khiến người mới nghe lần đầu thấy khó hiểu. Nếu Ghúa Giêsu đang chỉ vào người đang gieo giống thì ý phản đối trên đây không có giá trị.
Dù sao, lối giải thích những loại đất khác nhau chỉ những loại người nghe khác nhau vẫn được Hội Thánh từ xưa đến nay châp nhận. Do đó nó phải phát xuất từ một nguồn gốc có thẩm quyền. Vậy tại sao lại không phải phát xuất từ Chúa Giêsu?
Nếu chúng ta nghĩ rằng dụ ngôn này là một lời cảnh báo cho người nghe thì có nghĩa là người ta có nhiều cách tiếp nhận lời Chúa và lời ấy kết quả ra sao là do từ tấm lòng người nhận, số phận của bất cứ lời nói nào cũng đều tùy thuộc vào người nghe. Người ta nói rằng: “một lời pha trò thành công không phải nhờ cái lưỡi của người nói nhưng nhờ lỗ tai người nghe”. Một lời nói
1
TIN MUNU MATl HtiU - TẠP 2 tị l
đùa sẽ thành công khi nói với người vui tính sẩn sàng cười, và sẽ trở thành vô duyên khi nói với một người nghiêm trang, lạnh lùng không thích đùa dỡn. Như vậy, ai là những người nghe được mô tả và được cảnh cáo trong dụ ngôn này?
(i) Có người nghe với một tâm trí đóng kín. Có những người mà lời nói không hề thấm vào tâm trí họ như thể hạt giống đã rơi xuống chỗ đất đã chai cứng vì bị nhiều bàn chân giẫm lên. Nhiều điều có thể đóng kín tâm trí con người, thành kiến có thể khiến người ta đui mù đốì với mọi điều mà họ không muốn nhìn thấy. Một tâm trí ngoan cố có thể dựng nên một hàng rào cản không dễ gì đánh đổ được. Tâm hồn ngoan cố có thể là hậu quả của hai điều, có thể đó là hậu quả của lòng kiêu ngạo không biết rằng mình cần biết, và có thể là hậu quả của lòng sợ hãi một chân lý mới, không chịu xông pha mạo hiểm trên những nẻo đường tư duy. Đôi khi lối sông và cá tính vô đạo đức có thể đóng cửa tâm trí họ lại, vì có thể chân lý sẽ lên án những điều họ yêu thích và tố giác đường lối và hành động của họ. Có nhiều người không chịu nghe, không chịu nhìn nhận chân lý nào lên án họ. Thật không ai đui mù bằng những kẻ cố tình không chịu nhìn xem.
(ii) Có những người nghe với tâm trí như mảnh đất nông cạn. Họ suy nghĩ không cặn kẽ và không suy nghĩ cho ra lẽ. Có những người dễ chạy theo trào lưu. Họ chấp nhận thật nhanh rồi bỏ cuộc cũng lẹ. Họ luôn luôn chạy theo thời trang, họ bắt đầu một sở thích mới và theo đuổi một thành tích mới với lòng nhiệt thành, nhưng khi gặp khó khăn thì bỏ cuộc, hoặc lòng nhiệt thành tàn lụi thì họ để việc đó sang một bên. Nhiều người suốt đời bắt tay vào rất nhiều việc mà chẳng hoàn tất được việc nào. Đối với đạo cũng vậy, một người nghe giáo lý có thể bị lôi cuốn bởi cảm xúc, nhưng không ai có thể sống bằng cảm xúc. Con người có trí tuệ nên buộc phải có một đức tin sáng suốt. Kitô giáo có những đòi hỏi và người ta phải đối diện với những đòi hỏi này trước khi tiếp nhận. Kitô giáo không chỉ mang đến quyền lợi nhưng cũng đòi hỏi bổn phận. Một tấm lòng nhiệt thành bộc phát đột ngột thường có thể thành một ngọn lửa chóng tàn lụi.
(iii) Có những người nghe nhưng lại có quá nhiều sở thích đến nỗi những điều quan trọng nhất lại bị đẩy ra khỏi cuộc sống của họ. Đặc điểm của đời sống hiện đại là càng ngày càng náo nhiệt
42 WILIIAM BARCLAY
U,l-y.i8-ZJ
và vội vã. Người ta trở nên quá bận rộn không thể cầu nguyện nổi. Đầu óc bị choán quá nhiều thứ đến nỗi quên mất việc học lời Chúa, họ có thể xông xáo trong những ban bệ, những công tác, những tổ chức từ thiện đến nỗi không còn chút thời giờ nào dành cho Đấng khởi nguồn của tình yêu và phục vụ. Công việc làm ăn của anh có thể bám chặt lấy anh ta đến độ anh ta quá mệt mỏi không còn nghĩ đến chuyện nào khác. Không phải chỉ có điều xấu hiển nhiên mới là nguy hiểm mà là những điều tốt, vì điều hơi tốt luôn luôn là kẻ thù số một của điều tốt nhất. Người ta không phải cố tình bỏ qua sự cầu nguyện, hội họp và đọc Kinh Thánh, có thể người đó thường nghĩ đến điều đó, mong ước có thì giờ và định sắp xếp thì giờ dành cho việc đó, nhưng rồi thế này hay thế khác, đời sống sôi động không bao giờ buông tha họ. Chúng ta phải rất cẩn thận để đừng đẩy Chúa ra khỏi địa vị ưu tiên nhất trong đời sống chúng ta.
(iiii) Có người giống như mảnh đất tốt. Người ấy tiếp nhận lời Chúa theo bốn bước sau. Giống như đất tốt, tâm trí mở ra, lúc nào anh cũng muốn học hỏi. Anh sẵn sàng nghe, anh không hề quá tự phụ hay quá bận rộn đến nỗi không thể lắng nghe. Nhiều người đáng lý đã tránh nhiều chuyện đau lòng nếu chỉ cần dừng lại lắng nghe lời nói của người bạn khôn ngoan hay tiếng nói của Chúa. Anh ta hiểu được, anh suy nghĩ chín chắn, biết giá trị điều này.cho mình và sẵn sàng tiếp nhận nó. Anh chuyển điều mình nghe trở nên hành động, anh sinh ra bông trái tốt từ hạt giống tốt. Người nghe đích thực là người biết lắng nghe, hiểu được và vâng theo.
Không Thất Vọng
Mátthêu 13,1-9.18-23
2. Như đã nói lúc đầu, dụ ngôn này nhắm vào hai hạng người: đối tượng thứ nhất là người nghe, nhưng đồng thời nó cũng đề cập đến người giảng. Nó không chỉ có ý nói với đám đông đang lắng nghe, nhưng còn muốn nói đến nội bộ các môn đệ. Không cần phải khó khăn lắm mới thấy rằng trong lòng các môn đệ đôi khi có sự nản lòng. Chúa Giêsu đối với họ là tất cả, là người khôn ngoan nhất và là người kỳ diệu hơn hết. Tuy nhiên, nói theo cách
U,i-y.i8-zj
TIN MƯNG MATTHEU - TÄP 2 43
loài người, Ngài thành công rất ít. cửa hội đường đã đóng lại với Ngài, những nhà lãnh đạo chính thông giáo là những kẻ chỉ trích Ngài cay nghiệt nhất và rõ ràng họ đang tìm cách thủ tiêu Ngài. Đúng! Những đám đông đến để nghe Ngài, nhưng có ít người thật sự được thay đổi. Có quá nhiều người đến để xin hưởng quyền năng chữa bệnh của Ngài, nhưng khi nhận được rồi họ bỏ đi và lãng quên. Có rất nhiều người đến với Chúa Giêsu chỉ vì những điều họ có thể nhận được từ Ngài. Các môn đệ đôi diện với một tình trạng là dường như Chúa Giêsu không làm dậy lên được điều gì hơn là sự thù ghét của những người lãnh đạo tôn giáo và đáp ứng yếu ớt của đám đông. Vì vậy không nên ngạc nhiên nếu đôi khi có sự nản lòng và thất vọng trong lòng các môn đệ. Vậy dụ ngôn này nói về những gì với những người nản lòng?
Bài học của dụ ngôn này thật rõ ràng: ấy là mùa gặt chắc chắn phải có. Đốì với những nhà truyền giáo nản lòng thì bài học nằm ở cuối dụ ngôn trong bức tranh mô tả hạt giống sinh sôi nảy nở thật phong phú. Một số hạt giống có thể rơi nhằm lối đi. Một số có thể rơi nhằm lớp đất mỏng và không bao giờ có thể lớn lên được. Một số có thể rơi nhằm bụi gai và bị chèn ép đến chết. Dù vậy, mùa gặt phải đến, mùa gặt chắc chắn phải có. Không có nông dân nào kỳ vọng mỗi hạt giông gieo xuống đều đơm bông kết hạt, ông biết quá rõ là một số sẽ bị gió cuốn đi, một số rơi nhằm những chỗ không thể mọc được, nhưng điều đó không thể ngăn cản việc gieo hạt của ông, cũng như không làm ông mất hy vọng về mùa gặt. Người làm ruộng gieo giống với niềm tin tưởng rằng dù phải mất đi một số hạt giống nhưng mùa gặt chắc chắn sẽ đến.
Vì vậy dụ ngôn này là một dụ ngôn khích lệ mọi người đi gieo giống lời Chúa.
(i) Khi một người đi gieo lời của Chúa, người ấy chỉ gieo và không cần biết kết quả của hạt giống đó sẽ thế nào. H.L.Gee thuật lại câu chuyện sau đây. Trong Hội Thánh nơi ông, có một cụ già cô độc tên là Thomas. Cụ sống lâu hơn bạn bề cụ nên gần như không còn mây ai biết cụ nữa. Khi cụ Thomas qua đời, ông Gee nghĩ rằng sẽ không có ai đưa đám cụ nên ông quyết định đi để còn có người tiễn cụ Thomas đến nơi an nghỉ cuôì cùng. Không có ai đi đưa cả, hôm đó trời lại mưa dầm ướt lạnh. Khi quan tài đến nghĩa trang, có một quân nhân đứng ở cổng chờ. Đó là một
sĩ quan nhưng trên áo mưa không thấy quân hàm. Quân nhân đó đến bên huyệt dự lễ an táng. Xong lễ, ông ta đến trước huyệt đưa tay lên chào theo nghi thức dành cho một vị vua. Rồi ông Gee và quân nhân đó đi ra. Khi họ đang đi, gió thổi bật cái áo mưa của vị sĩ quan và ông Gee thấy quân hàm của ông ta: quân hàm thiếu tướng. Vị sĩ quan nói với ông Gee: “Có lẽ ông ngạc nhiên không hiểu tôi làm gì ở đây. Nhiều năm trước ông Thomas là giáo viên trường Sunday School của tôi. Tôi là thằng bé ngỗ nghịch và là thứ gai nhức nhối cho cụ. Cụ không hề biết cụ đã làm gì cho tôi, nhưng cả đời tôi mang ơn cụ Thomas, và hôm nay tôi phải đến để nghiêng mình chào tiễn cụ lần cuối”. Thomas không biết được việc mình đã làm, không một giáo sư hay một nhà truyền giáo nào biết được. Công tác của chúng ta là gieo không chút nản lòng và phần còn lại hãy để cho Chúa.
(ii) Khi một người đi gieo giống, anh không thể và không được trông đợi có thể kết quả tức khắc. Trong thiên nhiên, sự tăng trưởng không bao giờ vội vã, phải mất một thời gian dài để hạt giống đơm bông kết quả. Và có thể còn phải mất một thời gian dài hơn nữa để hạt giống nảy mầm trong lòng người ta. Tuy nhiên, lời Chúa thường rơi vào lòng người ta trong thời niên thiếu, nằm yên đó cho đến một ngày nào đó sẽ thức tỉnh và cứu vớt họ khỏi những sự cám dỗ lớn, gìn giữ linh hồn họ khỏi sự chết. Chúng ta sống trong thời đại mà người ta mưu tìm những thành quả tức thời. Nhưng trong việc gieo giống, chúng ta phải kiên nhẫn và hy vọng, nhiều khi chúng ta phải mất nhiều năm mới thu hoạch được.
Chân Lý Và Người Nghe
Mátthêu 13,10-17.34-35
‘° Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giêsu rằng: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?” " Người đáp: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. 12 Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất. 13 Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu. 14 Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​45
ngôn sứl-sai-a, rằng: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thây; 15 vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.
16 “Còn anh em, mắt anh em thật cớ phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe. 17 Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.
34 Tất cả các điều ấy, Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với đám đông; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn, 35 hầu ứng nghiệm lời sẩm của ngôn sứ: Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa.
Đây là một đoạn chứa đầy những vấn đề khó mà chúng ta cần nhiều giờ để tìm ra ý nghĩa. Trước hết có hai điều tổng quát ở phần đầu mà nếu chúng ta hiểu được, nó sẽ soi sáng toàn thể đoạn Kinh Thánh này.
Câu 11: “Bởi vì anh em được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không”. Trong thời Tân Ước chữ mầu nhiệm (mysterion) được dùng theo nghĩa đặc biệt, có tính cách kỹ thuật. Đối với chúng ta, chữ mầu nhiệm chỉ có nghĩa là một cái gì tối nghĩa, khó, không thể hiểu được, một cái gì huyền bí. Nhưng trong thời Tân Ước, chữ mầu nhiệm là một thuật ngữ để chỉ một cái gì không thể hiểu được cho những người ở ngoài nhưng lại hết sức rõ ràng với những người được truyền thụ.
Trong thời Chúa Giêsu, ở Hy Lạp và Rôma, người ta cho rằng tôn giáo nào thật và có giá trị thì là huyền bí. Những tôn giáo ấy có chung một đặc tính, chúng đều là những vở kịch có tính chất đau thương kể những câu chuyện về những vị thần nam nữ đã sống, đau khổ, làm việc cực nhọc và chết rồi được sống lại để hưởng phúc lành. Người được truyền thụ phải trải qua một khóa hướng dẫn, được giải thích ý nghĩa nội tại của vở kịch. Khóa hướng dẫn đó kéo dài hàng mấy tháng, có khi mấy năm. Cuối cùng, trước khi được phép xem vở kịch, họ còn phải trải qua một thời kỳ k'Ế'
Mọi việc đó được đặt ra cốt đưa đến một trạng thái tin kích thích cao độ và trông chờ. Lúc đó họ mới được xe
46 WILIIAM BARCLAY
13,1U-1 /.J4-35
bối cảnh đã được dựng lên một cách cẩn thận, có ánh sáng, có trầm hương, có âm nhạc truyền cảm đầy nghi thức trang trọng. Vở kịch diễn ra nhằm mục đích làm cho người tín đồ đồng hóa mình hoàn toàn với vị thần mà sự tích được thuật lại trên sân khấu. Vào cuối vở kịch người tín đồ đó kêu lên: “Ta là thần, thần là ta”.
Một trong những huyền thoại nổi tiếng là huyền thoại Isis. Osiris là một vị vua khôn ngoan và nhân từ. Seth, em trai của nhà vua, là một người gian ác, ghen ghét nhà vua, cùng với bảy mươi hai tên đồng lõa thuyết phục nhà vua đến dự một bữa tiệc. Tại đó hắn thuyết phục nhà vua bước vào một cái hòm đóng rất khéo và rất vừa cho nhà vua. Khi Osiris bước vào trong hòm thì chúng đóng nắp lại và quăng hòm xuống sông Nile. Sau một thời gian tìm kiếm mệt mỏi, Isis, người vợ trung thành của Osiris đã tìm được cái hòm và mang về nhà để thọ tang. Nhưng khi nàng vừa vắng mặt thì tên Seth gian ác trở lại ăn cắp thi hài của Osiris, đem cưa thành mười bôn khúc rồi đem vãi ra khắp xứ Ai Cập. Một lần nữa hoàng hậu Isis lên đường tìm kiếm với bao nhiêu đau khổ và nhọc nhằn. Sau một thời gian tìm kiếm vất vả, nàng đã tìm được những mảnh thi hài và bởi một phép mầu, những mảnh đó vừa được ghép lại thì Osiris sống lại và mãi mãi trở về sau ông trở thành vị vua bất tử của người sông và kẻ chết.
Ta thấy câu chuyện đó cảm động đến thế nào đốì với một người đã trải qua một sự hướng dẫn lâu dài, và được xem sự tích khi nó được dàn dựng sắp xếp kỹ càng, cốt chuyện có một vị vua nhân từ, bị tội ác tấn công, có cuộc tìm kiếm đầy đau khổ vì tình yêu, có sự thành công khải hoàn của tình yêu, có sự sống lại của chiến thắng cái chết. Trong khi xem như vậy, thiện nam tín nữ phải được đưa vào kinh nghiệm đồng hóa với nhân vật trong vở kịch và họ coi như từ đó sông lại theo câu nói của các Tôn Giáo Huyền Bí “Tái sinh để sông lại đời đời”.
Đó là một huyền nhiệm. Huyền nhiệm là một cái vô nghĩa đôi với người ngoài nhưng vô cùng quí giá đối với người được truyền thụ. Tiệc thánh thật ra cũng giông như vậy. Đối với một người ngoài chưa thấy điều đó bao giờ thì nó trông giống như một nhóm người ăn những miếng bánh nhỏ và uống những ly rượu nhỏ, và thật là kỳ cục. Nhưng đối với người biết mình đang làm gì và với
1​l.3tị-3D
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 4 /
mục đích gì, đối với người lãnh hội được ý nghĩa thì đó là một giờ thờ phượng quí báu và cảm động nhất.
Vì vậy Chúa Giêsu nói với các môn đệ Ngài: “Người ngoài không thể hiểu những điều ta nói, nhưng các ngươi biết ta, các ngươi là môn đệ ta, nên các ngươi có thể hiểu được”. Kitô giáo chỉ có thể hiểu được từ bên trong. Người ta chỉ có thể hiểu được sau khi chính bản thân đã đối diện với Chúa Giêsu. Không ai có thể hiểu được Kitô giáo nếu không làm một Kitô hữu. Đứng bên ngoài mà chỉ trích, phê bình là sự chỉ trích của người không biết gì. Chỉ có người được sẩn sàng để trở thành môn đệ Chúa mới có thể bước được vào trong những điều quí báu nhất của đức tin Kitô giáo.
Qui Luật Nghiêm Nhặt của Đời Sông
Mátthêu 13,10-17.34-35
Điểm tổng quát thứ hai là Chúa nói trong câu 12 là sẽ cho thêm kẻ nào đã có, nhưng kẻ nào không có thì lại lấy mất luôn điều đã có. Thoạt nghe câu này có vẻ tàn nhẫn, nhưng thật ra nó không chứa đựng ác ý nào, mà chỉ nêu lên một qui luật không thể lẩn tránh trong đời sông.
Trong một lãnh vực của đời sông, những kẻ đã có thì được cho thêm, còn những kẻ không có lại bị lấy hết. Trong lãnh vực học vấn, sinh viên nào làm việc cật lực, học hành chăm chỉ để tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhận được nhiều tri thức hơn. Người ta cho anh thêm công việc nghiên cứu, những khóa học cao cấp, những điều sâu xa hơn vì sự cần cù tận tụy làm cho anh xứng đáng nhận lãnh những điều đó. Trái lại những sinh viên lười biếng không chịu học hành thì chắc chắn sẽ mai một dần những kiên thức đã có. Nhiều người khi còn nhỏ học tiếng La Tinh, tiếng Pháp hay vài ngôn ngữ khác, nhưng sau này không còn chữ nào trong đầu óc họ, vì họ chẳng bao giờ phát triển hoặc sử dụng chúng. Nhiều người có tài thủ công hoặc thể thao, nhưng lại đánh mất đi vì bị bỏ quên, không chịu sử dụng nó. Người chăm chỉ, chuyên cần, siêng năng và chịu khó học hỏi, trau dồi luôn luôn vì thế được ban cho càng lúc càng hơn. Người lười biếng không được
‘tỗ WILIIAM BARCLAY
1J,IU-1 /.3^-33
nhận lãnh thêm nhưng ngược lại có thê đanh mat điêu mình đã có. Bất cứ ân huệ nào cũng có thể phát triển, vì không có điều gì trong đời sông cứ đứng yên một chỗ, ân huệ nào không phát triển được thì sẽ bị mất.
Đốỉ với điều thiện cũng vậy. Cứ mỗi lần chiến thắng được cám dỗ, chúng ta lại càng có khả năng thắng được cám dỗ tiếp theo. Ngược lại, mỗi lần thất bại trước cám dỗ, chúng ta lại mất bớt đi khả năng đứng vững trước sự tấn công sắp tới. Mỗi điều lành chúng ta làm, mỗi hành động chúng ta khép mình vào kỷ luật và phục vụ, khiến chúng ta có thêm khả năng cho những công việc sắp tới. Nhưng mỗi lần chúng ta bỏ qua không nắm lấy cơ hội như vậy, chúng ta làm cho mình không còn khả năng nắm lấy cơ hội sắp tới khi nó đến. Đời sống luôn luôn là một diễn trình chuyển hóa, hoặc được thêm hoặc mất bớt. Chúa Giêsu đã thiết lập một chân lý: người nào càng sống gần gũi với Ngài thì người ấy càng có thể sống gần gũi với lý tưởng Kitô giáo, càng có thêm sức mạnh trong cuộc sống của mình.
Ngược lại, người nào càng tách rời khỏi Chúa Giêsu thì người ấy càng kém khả năng đạt đến điều thiện, vì sự yếu đuối luôn luôn gia tăng cũng như sức mạnh gia tăng vậy.
Sự Đui Mù Của Con Người Và Mục Đích của Thiên Chúa
Mátthêu 13,10-17.34-35
Câu 13-17 của đoạn này ở trong số những câu khó nhất trong toàn bộ Phúc Âm. Mỗi sách Phúc Âm tường thuật một cách khác nhau cho thấy người ta đã cảm thấy khó khăn đó trong Hội Thánh sơ khai như thế nào. Máccô là sách Phúc Âm đầu tiên vì vậy chúng ta có thể hy vọng Máccô gần nhất với những lời chính xác của Chúa Giêsu. Mc 4,11-12 viết:
Ngài phán rằng: Mầu nhiện của Nước Trời đã tỏ ra cho các con, nhưng về phần người ngoài thì dùng dụ ngôn để dạy mọi sự, hầu cho họ xem thì xem mà không thấy, nghe thì nghe mà không hiểu, e họ hốì cải mà được tha tội chăng?
11N MUNU MATTHEU - TẠP 2 4y
Nếu chỉ xét câu này theo bề mặt mà không cố tìm hiểu ý nghĩa thật của chúng thì người ta có thể cho rằng Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nói với dân chúng nhằm làm cho họ không thể hiểu, để ngăn cản không cho họ quay về với Chúa hầu tìm được sự tha thứ.
Mátthêu sau Máccô đã thay đổi như sau: “Vậy nếu ta phán dụ ngôn cùng chúng, vì chúng xem mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết”. Theo Mátthêu Chúa Giêsu nói bằng dụ ngôn vì người ta quá đui và điếc, không thể nhìn thấy chân lý bằng cách khác.
Cần chú ý lời này của Chúa Giêsu dẫn đến một câu trích dẫn trong Isaia 1,9-10. Đây là một đoạn khác khiến phải suy nghĩ nhiều:
Đi đi, nói với dân này rằng: “Các ngươi hãy nghe, nhưng chẳng hiểu chi, hãy xem nhưng chẳng thấy chi”. Hãy làm cho dân này béo lòng, nặng tai, nhắm mắt, e rằng mắt nó thấy được, tai nó nghe được, lòng nó hiểu được, nó trở lại và được chữa lành chăng?
Câu này lại có vẻ như Chúa cố tình làm cho tai người ta điếc, mắt người ta đui, lòng người ta chai để họ không thể hiểu gì được. Sự thiếu hiểu biết của một dân tộc được nói như là một hành động cố tình của Chúa.
Nhưng Mátthêu đã xuống giọng hơn Máccô thì bản Bảy Mươi là bản dịch Hy Lạp từ bản Do Thái và được đa sô" người Do Thái dùng trong thời Chúa Giêsu, cũng đã xuống giọng hơn bản nguyên thủy:
Hãy đi nói với dân này rằng: “Các ngươi nghe nhưng chẳng hiểu chi, xem nhưng chẳng thấy chi”. Vì lòng dân này trở nên xấu xa, tai chúng nó nghe cách nặng nề, mắt chúng nó đã nhắm lại, e rằng mắt nó thấy được và lòng nó hiểu được, nó quay về, ta sẽ chữa lành cho nó chăng?
Bản dịch Bảy Mươi như vậy là đem trách nhiệm của Chúa và đặt nó trên con người một cách phân minh.
Vậy chúng ta giải thích tất cả điều này như thế nào? Chúng ta có thể chắc chắn một điều là dù cho đoạn này có ý nghĩa gì chăng nữa thì cũng có thể cắt nghĩa là Chúa Giêsu cố’ tình ban phát sứ điệp của Ngài theo một cách cốt làm sao cho người ta không thể
J\J​WlLvII/AiVl​U>/-\rV\^I^rA​I
hiểu được. Chúa Giêsu đến không phải để che giấu chân lý, nhưng để giải tỏ chân lý ra. Chắc chắn có những lúc người ta đã nắm được chân lý ấy.
Khi những nhà lãnh đạo Do Thái chính thông nghe lời ngăm đe trong dụ ngôn về người làm công gian ác thì họ hiểu ngay và giật mình kinh hãi vì sứ điệp của dụ ngôn đó, mà nói rằng: “Đức Chúa Trời nào nỡ vậy?” (Lc 20, 16). Trong câu 34 và 35 của đoạn này, Chúa Giêsu trích dẫn một câu nói của tác giả Thánh Vịnh:
Hỡi dân ta hãy lắng nghe luật của ta, hãy nghiêng tai qua nghe lời của miệng ta. Ta sẽ mở miệng ra nói dụ ngôn, bày ra những câu đố của đời xưa, mà chúng đã nghe biết và tổ phụ chúng đã thuật lại cho chúng ta.
Đó là những câu trích dẫn từ Thánh Vịnh 78,1-3 và trong đó tác giả biết rằng những gì ông đang nói, người ta sẽ hiểu và ông đang kêu gọi người ta đến với chân lý mà họ và tổ phụ họ đã biết.
Muốn hiểu lời Chúa Giêsu và sự ứng dụng của Chúa Giêsu, cần đọc với sự soi sáng và nỗ lực tự đặt mình vào địa vị của Isaia và của Chúa Giêsu. Những lời này nói lên ba điều:
1. Chúng nói lên sự ngỡ ngàng của một ngôn sứ. Ngôn sứ mang đến cho dân chúng một sứ điệp hết sức rõ ràng đối với ông, nhưng ông ngỡ ngàng vì thấy họ không thể hiểu được. Đó cũng là kinh nghiệm thường xuyên của các thầy dạy hay các vị truyền giáo. Thường khi chúng ta giảng dạy hay thảo luận điều gì với người khác, chúng ta cố gắng nói những điều minh bạch, sống động và thúc bách đối với chúng ta, những điều tối quan trọng mà chúng ta hết sức quan tâm. Nhưng họ lại nghe với thái độ không chút quan tâm, không thiết tha, lúc đó người ta ngạc nhiên và ngỡ ngàng vì những điều có ý nghĩa hết sức rõ ràng với chúng ta còn đối với họ lại không có lý gì cả. Điều đã nung cháy xương cốt chúng ta thì họ lại lạnh như tiền. Điều đã khiến lòng chúng ta xúc động bồi hồi thì họ vẫn chai đá, thờ ơ. Đó là kinh nghiệm.
2. Chúng nói lên nỗi thất vọng của ngôn sứ. Chính Isaia cảm thấy việc rao giảng của mình thực sự có hại hơn là lợi ích. Nói với họ chẳng khác chi nói với bức tường gạch, không có cách nào để
i J, 1V7- i / ■J't-JJ
HIN MUNUMAI IHbU-TẠP2 DI
lời ấy thấm nhập vào tâm trí và tấm lòng của dân câm điếc này. Nhưng kết quả có được thì có vẻ càng ngày càng tệ hơn chứ không khá hơn. Đây lại là kinh nghiệm của các thầy dạy và truyền giáo. Nhiều lần chúng ta hết sức cố gắng thu phục một số người thì thấy họ càng đi xa lý tưởng thay vì đến gần hơn. Lời của chúng ta bay theo mây gió, sứ điệp của chúng ta gặp phải hàng rào kiên cố là sự thờ ơ của con người. Kết quả của mọi công việc chúng ta dường như còn tệ hơn số không vì cuối cùng ta thấy dường như họ càng đi xa Chúa hơn lúc ban đầu.
3. Tuy nhiên những lời này còn nói đến một cài gì khác hơn sự ngỡ ngàng và thất vọng của một ngôn sứ. Nó nói lên niềm tin tối cao của một ngôn sứ. Ớ đây chúng ta thấy mình đối diện với niềm xác tín của người Do Thái. Nếu tách rời niềm xác tín đó thì phần lớn những điều mà ngôn sứ, Chúa Giêsu và Hội Thánh sơ khai nói đến, ta có thể nào hiểu trọn vẹn được.
Nói một cách đơn giản, người Do Thái tin tưởng là không có gì xảy ra trên thế gian này nằm ngoài ý của Chúa, và khi họ nói không có gì thì họ muốn nói theo nghĩa đen. Người ta chịu nghe hoặc không chịu nghe cũng đều là ý của Chúa. Người ta từ chối hoặc đón nhận chân lý đều ở trong ý Chúa. Người Do Thái bám chặt vào niềm tin cho rằng mọi sự đều nằm trong mục đích và chương trình của Chúa. Chúa đang dệt chung sự thất bại và thành công, điều thiện và điều ác lại với nhau thành một tấm vải theo kế hoạch của Ngài.
Mục đích của mọi sự đều là tốt đẹp. Phaolô đã nêu rõ ý tưởng này ở Rôma 9,11. Đây là những chương nói người Do Thái, tuyển dân của Chúa, đã thật sự từ chối chân lý và đóng đinh Con Chúa khi Ngài đến với họ. Điều đó nghe như không thể giải thích được. Nhưng hậu quả của nó là gì? Hậu quả là Phúc Âm được rao giảng ra ngoài cho dân ngoại và kết quả cuối cùng là dân ngoại một ngày nào đó sẽ liên kết trong dân Do Thái. Điều ác hẳn nhiên được tụ tập trong một điều thiện lớn hơn, vì mọi sự đều ở trong chương trình và kế hoạch của Chúa. Đó là điều Isaia đã cảm thấy. Lúc đầu ông ngỡ ngàng thất vọng, nhưng khi có ánh sáng chiếu soi thì ông nói rằng: “Ta không thể hiểu hành vi của dân này. Nhưng' dù sao chăng nữa ta biết rằng tất cả những thất bại này cũng nằm trong mục đích tối hậu của Chúa, và Ngài sẽ dùng nó
52 WILIIAM BARCLAY
13,Z4-JU.iO-4J
cho Sự vinh quang cuối cùng của Ngài và cho lợi ích cuối cùng của con người”. Vì vậy Chúa Giêsu đã dùng những lời này của Isaia để khích lệ các môn đệ Ngài. Ngài muốn nói: “Ta biết điều này xem như thất vọng, ta biết các ngươi cảm thấy như thế nào khi lòng và trí người ta không chịu nhận biết nó. Nhưng trong điều này cũng có mục đích, rồi một ngày kia các ngươi sẽ thấy”.
Đây là khích lệ lớn lao của chúng ta. Đôi khi nhìn thấy mùa gặt chúng ta vui mừng, đôi khi lại trông như không có gì ngoại trừ mảnh đất khô cằn, không thấy gì ngoài sự hờ hững, không có gì ngoài sự thất bại. Đối với trí óc và con mắt của loài người, có thể là như vậy. Nhưng phía sau điều đó có Chúa đang sắp xếp ngay cả sự thất bại đó vào trong chương trình của Chúa vì Ngài toàn tri và toàn năng. Không có sự thất bại hay kết cuộc dở dang trong chương trình của Chúa.
Hành Động của Một Kẻ Thù
Mátthêu 13,24-30.36-43
24 Đức Giêsu trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn khác: “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. 25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thèm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. 26 Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. 77 Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?” 28 Ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó!” Đầy tớ nói: “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?” 29 Ông đáp: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. 30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi”.
36 Bấy giờ, Đức Giêsu bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe 37Người đáp: “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. 38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. 39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỉ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. 40
1
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2 53
Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. 41 Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, 42 rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.
Những hình ảnh trong dụ ngôn này rất rõ ràng và quen thuộc với người Palestine, cỏ lùng là một thứ cỏ dại mà nhà nông phải trừ diệt. Lúc còn nhỏ, cây cỏ lùng giống như cây lúa mì nên khó phân biệt hai thứ, cho đến khi cả hai đơm bông thì có thể nhận ra cách dễ dàng, nhưng lúc đó rễ cỏ lùng và rễ lúa mì đã mọc quyện vào nhau đến nỗi hễ nhổ cỏ lùng thì lúa mì cũng trốc theo. Trong cuốn Xứ Thánh và Kinh Thánh, Thomson kể ông đã thấy cỏ lùng ở đồng ruộng Hamam, nơi nào cây lúa ra hạt thì cỏ lùng cũng ra hạt. Khi đó một đứa trẻ cũng không lầm lẫn cỏ lùng với lúa mì hay lúa mạch. Nhưng khi cả hai chưa phát triển nhiều thì dù quan sát kỹ mấy cũng khó nhận dạng được chúng. Ông nói: “Tôi không thể phân biệt chúng một cách chắc chắn, ngay cả nông dân là những người thường nhổ cỏ trong ruộng ở xứ này cũng không tách rời chúng ra vì họ sẽ lầm chúng với cây lúa tốt. Thông thường rễ của hai thứ này mọc xoắn vào nhau đến nỗi không thể tách rời chúng mà không làm trốc cả hai. Vì vậy phải để hai thứ cùng lớn với nhau cho đến kỳ gặt”.
Cỏ lùng và lúa mì giống nhau đến nỗi người Do Thái gọi cỏ lùng là cây lúa mì hoang (bastard wheat), cỏ lùng tiếng Do Thái là Zunim, và tiếng Hy Lạp là zizanion; chữ zunim liên hệ với chữ zanah có nghĩa là phạm tội tà dâm. Có câu chuyện rất phổ thông về nguồn gốc cỏ lùng là nó phát sinh từ thời kỳ tội ác trước đại hồng thủy thời Noe. Vào thời đó, toàn thể thụ tạo, người, súc vật, cỏ cây đêu lầm lạc và loạn dâm nên sinh sản ra những thứ trái, nghịch với thiên nhiên. Lúc ban đầu cỏ lùng và lúa mì rất giống nhau, đến nỗi người ta nghĩ cỏ lùng là loại lúa mì đi lạc.
Lúa mì và cỏ lùng không thể tách riêng một cách an toàn khi cả hai đang phát triển, nhưng cuối cùng chúng cũng phải được tách ra. cần phải tách chúng ra bởi vì hạt cỏ lùng rất độc, nó gây chóng mặt, đau ốm và hôn mê. Một số lượng nhỏ của nó cũng đủ
54 WILIIAM BARCLAY
gây vị đắng và khó chịu. Rốt cuộc người ta thường tách riêng nó ra bằng tay. Levison mô tả như sau: “Người ta thuê phụ nữ lượm cỏ lùng trong lúa trước khi đem đi xay. Theo nguyên tắc người ta tách cỏ lùng với lúa mì sau khi đập xong. Người ta bày hạt ra chung một cái nia to và các bà có thể lựa ra những hạt cỏ lùng có kích thước và hình dáng y như hạt lúa mì nhưng có màu xám nhạt”. Như vậy không thể phân biệt cỏ lùng và lúa mì ở những giai đoạn đầu, nhưng đến cuối cùng người ta phải tốn công tách chúng ra, nếu không sẽ có những nguy hại.
Hình ảnh những người cố tình gieo hạt cỏ lùng vào ruộng người khác không phải chỉ là chuyện tưởng tượng. Thỉnh thoảng việc đó cũng đã thực sự xảy ra. Ngày nay ở Ân Độ, ai muốn cho kẻ thù sợ chỉ cần dọa “Tao sẽ gieo giống xấu vào ruộng của mày” tội này được đề cập đến trong luật thành văn của Rôma. Nó bị cấm và trừng phạt.
Toàn bộ những hình ảnh trong dụ ngôn này rất quen thuộc với dân Galilê ngay khi họ nghe lần đầu.
Giờ Phán Xét
Mátthêu 13,24-30.36-43
Có thể nói đây là một trong những bài học thực tế nhất mà Chúa Giêsu đã kể bằng dụ ngôn.
1. Nó dạy chúng ta rằng luôn luôn có một thế lực thù nghịch ở trong thế gian, tìm kiếm và chờ đợi để hủy phá hạt giống tốt. Kinh nghiệm đời sống chúng ta là có hai loại ảnh hưởng cùng tác động trên đời sống chúng ta: ảnh hưởng giúp cho hạt giống Lời Chúa được nảy nở tăng trưởng và ảnh hưởng tìm cách hủy hoại hạt giống tốt trước khi nó có thể đơm bông kết trái. Đó là bài học nhắc nhở chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác.
2. Nó dạy chúng ta rằng khó có thể phân biệt người thuộc Nước Trời với người không thuộc Nước Trời. Có người bề ngoài có vẻ tốt, nhưng thật sự là một người xấu. Có người mới nhìn tưởng là người xấu nhưng kỳ thực lại là người tốt. Nhiều khi chúng
13,24-30.36-43
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 55
ta quá vội vã đánh giá người khác, gán ngay cho họ cái nhãn hiệu tốt hay xấu trong khi chưa biết tường tận về họ.
3. Nó dạy chúng ta không nên đoán xét vội vàng. Nếu người gặt cứ làm theo cách của họ, muôn nhổ sớm cỏ lùng thì chắc chắn sẽ nhổ luôn cây lúa mì nữa. Muốn phán xét phải chờ đến mùa gặt. Đến cuối cùng, người ta sẽ chịu phán xét không phải chỉ căn cứ trên một hành động đơn lẻ hay một giai đoạn nào trong đời sống nhưng trên toàn thể cuộc đời họ. Sự phán xét không thể đến trước kỳ chung kết. Một người có thể phạm tội lỗi lầm lớn và được Chúa cứu chuộc. Người ấy chuộc lại lỗi lầm bằng cách sống cuộc đời còn lại một cách tốt đẹp. Một người khác có thể sống khả kính nhưng cuối đời bất ngờ sa vào tội lỗi mà làm đổ vỡ tất cả. Không ai chỉ nhìn xem một phần sự việc mà có thể phê phán toàn thể sự việc, không ai chỉ biết một phần đời người mà có thể phê phán toàn thể đời người.
4. Nó dạy chúng ta rằng sự phán xét giữa tốt và xấu phải đến lúc chung cuộc. Phán xét đến nhưng không vội vã. Phán xét giữa tốt và xấu phải đến lúc chung cuộc. Nói theo cách loài người, có thể đời này kẻ ác dường như trốn được những hậu quả, dù vậy vẫn còn có đời sau nữa. Dường như làm điều thiện chẳng được lợi lộc gì cả, dù vậy vẫn còn một thế giới mới để quân bình lại những điều đó.
5. Nó dạy chúng ta rằng Đấng duy nhất có quyền phán xét là Chúa. Chỉ có Chúa mới có thể phân biệt tốt xấu, chỉ có Chúa mới có thể thấy được toàn diện con người và mọi điều của đời sống con người.
Vì vậy dụ ngôn này có hai điểm: nó khuyến cáo chúng ta không được xét đoán người khác và cho chúng ta biết rằng cuối cùng phán xét của Chúa sẽ đến.
Bước Đầu Nhỏ Nhoi
Mátthêu 13,31-32
31 Đức Giêsu còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói: “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ
55 WILIIAM BARCLAY
1
lấy gieo trong ruộng mình. 32 Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được".
Cây cải ở xứ Palestine khác với cây cải ở xứ chúng ta. Đúng ra hạt cải không phải là hạt giống nhỏ nhất, vì hạt của cây trắc bá (cypress) còn nhỏ hơn nữa nhưng ở phương Đông nó là thành ngữ chỉ sự nhỏ nhất, chẳng hạn như người Do Thái hay nói: “giọt máu nhỏ như hạt cải”, hoặc khi họ muốn nói về một lỗi lầm trong nghi lễ thờ phượng, họ bảo: “lỗi đó như hạt cảiChúa Giêsu dùng thành ngữ này theo lối đó khi Ngài nói đức tin nhỏ như hạt cải (Mt 17, 20). Ớ Palestine hạt cải mọc thành cây to. Thomson trong cuốn Xứ Thánh và Kinh Thánh đã viết: “Tôi đã thấy cây này trên cánh đồng màu mỡ ở Akkar, nó cao bằng con ngựa và người cỡi ngựa. Với sự giúp đỡ của người hướng dẫn, tôi đã nhổ được cây cải cao hơn 4m”. Dụ ngôn này của Chúa không thổi phồng sự thật chút nào. Người ta vẫn thấy cây cải to như vậy, có bầy chim đậu lại, vì chim thích những hạt cải đen nên chúng đậu trên cây để ăn.
Vì vậy Chúa Giêsu nói rằng Nước Ngài giống như hạt cải lớn lên thành cây. Ý nghĩa của dụ ngôn này rất rõ ràng. Nước Thiên Chúa bắt đầu từ những khởi điểm hết sức nhỏ bé, nhưng không biết khi nào nó kết thúc. Trong ngôn ngữ phương Đông và trong Cựu Ước, một trong những hình ảnh thông thường nhất chỉ một đế quốc lớn là hình ảnh một cây to, và những nước chư hầu được mô tả như chim chóc nghỉ ngơi và làm tổ trên cành (Ed 31,6). Vì vậy dụ ngôn này cho ta biết rằng Nước Thiên Chúa bắt đầu từ những khởi điểm hết sức nhỏ bé, nhưng cuối cùng nhiều nước sẽ qui tụ trong đó.
Sự kiện lịch sử chứng minh rằng những lớn nhất luôn luôn bắt đầu bằng những khởi điểm nhỏ nhất.
1. Tư tưởng khả dĩ làm thay đổi cả nền văn minh thường bắt đầu từ một người. Trong đế quốc Anh, William Wilberforce là người khởi xướng việc giải phóng nô lệ. Ý tưởng giải phóng đến với ông khi ông đọc một bài báo phơi bày việc buôn bán nô lệ (của Thomas Clarkson). Ông là bạn thân của ông Pitt, thủ tướng đương thời. Ngày nọ, ông ngồi với ông Pitt và George Grenville trong vườn của ông Pitt ở Hollywood. Phong cảnh hữu tình với
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​57
thung lũng Keston trải dài trước mắt, tư tưởng của Wilberforce không tập trung ở vẻ đẹp đó mà ở những vết nhơ của thế giới. Đột nhiên Pitt quay lại nói với ông: “Này anh Wilberforce, tại sao anh không nhận định gì về vụ buôn bán nô lệ?” Một ý tưởng được gieo vào tâm trí của một người và ý tưởng đó đã làm thay đổi cuộc sống của hàng trăm ngàn người. Một ý tưởng cần phải có một người sẵn sàng để nó có thể chiếm ngự trọn vẹn và khi tư tưởng bắt gặp một người như vậy rồi thì cơn thủy triều ào ạt dâng lên.
2. Sự làm chứng đạo phải bắt đầu với một người. Cecil Northcott kể lại trong một quyển sách của ông là có một nhóm thanh niên đến từ nhiều quốc gia họp lại thảo luận phương cách truyền bá Phúc Âm. Họ nói đến tuyên truyền, đến báo chí đến mọi phương cách phổ biến Phúc Âm trong thế kỷ 20. Có một thiếu nữ ở Phi Châu phát biểu: “Khi chúng tôi muốn đem Kitô giáo đến với đồng bào trong buôn làng chúng tôi, chúng tôi không gửi cho họ sách báo, nhưng chúng tôi mang một gia đình tín đồ đến, gửi họ sống trong buôn làng đó và họ cảm hóa được cả buôn làng tin Chúa”. Trong bất cứ tổ chức hay đoàn thể nào, trong bất cứ trường học hay cơ xưởng nào, trong bất cứ cửa hàng hay văn phòng nào, Kitô giáo đến với tập thể đều là nhờ chứng tá cá nhân. Người đó có lửa nóng cháy cho Chúa Giêsu sẽ châm lửa cho những kẻ khác.
3. Cải cách thường bắt đầu với một người. Một trong những truyện tích rất cảm động là chuyện kể về Telemachus, một ẩn sĩ đang ở trong hoang địa, Chúa đã phán với ông, bảo ông phải đi Rôma, và ông đi Rôma mang danh là một xứ Kitô giáo nhưng ngay trong thành phố đó, những trò giác đấu vẫn tiếp tục, ở đó người ta đánh nhau có đám đông khát máu hò hét cổ vũ. Telemachus đi đến xem trận đấu, tám mươi ngàn người có mặt ở đó. Những con người đang tàn sát nhau này không phải là con cái Chúa sao? Ông kinh khiếp quá, ông nhảy khỏi chỗ ngồi, xuống đấu trường đứng giữa những người giác đấu. Ông bị xô qua một bên, nhưng ông quay trở lại, đám đông nổi dậy, họ bắt đầu ném đá ông nhưng ông vẫn cố vùng vẫy trở lại đứng giữa những người giác đấu. Viên phán, quan truyền lệnh, thế là một lưỡi gươm lóe lên dưới ánh nắng và Telemachus bị chém chết. Đột nhiên, yên lặng bao trùm, đột nhiên đám đông nhận thức được điều đã xảy ra, một vị thánh
58 WILIIAM BARCLAY
13,33
đã chết. Sự việc đã xảy ra trong ngày đó ở Rôma để mãi mãi về sau không bao giờ còn trò giác đấu nào nữa. Một người đã hy sinh mạng sống mình để làm sạch cho cả một đế quốc. Phải có một người bắt đầu cuộc cải cách, anh ta không cần phải bắt đầu trong cả nước. Anh có thể bắt đầu từ trong gia đình anh hay nơi anh làm việc mỗi ngày. Một khi anh đã bắt đầu rồi thì không ai biết điều đó chấm dứt ở đâu.
4. Đây là một trong những dụ ngôn có tính cách riêng tư nhất Chúa đã kể. Đôi khi môn đệ Ngài phải thất vọng, tập thể của họ quá nhỏ và thế giới thì rộng lớn quá, làm thế nào họ có thể thắng và thay đổi được thế giới? Nhưng Chúa Giêsu đã đem một lực lượng vô địch vào thế giới này. Hugh Martin trích dẫn lời của Wells: “Chúa Giêsu là hình ảnh nổi bật nhất trong lịch sử”. Sử gia nào không bị chi phôi bởi thành kiến thần học đều phải nhìn nhận rằng ông “không thể mô tả sự tiến triển của nhân loại một cách trung thực nếu không dành cho vị Thầy nghèo khổ Nadarét một chỗ cao nhất”. Trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu nói với môn đệ Ngài và với những người theo Ngài từ lúc ấy cho đến hôm nay rằng chúng ta không nên ngã lòng, chúng ta phải phục vụ và làm chứng cho mọi người tại nơi chúng ta sông. Mỗi người chúng ta phải là một khởi đầu nhỏ bé, để từ đó Nước Thiên Chúa lớn lên cho đến cuối cùng khi các nước ở trần gian này trở thành Nước Trời.
Quyền Năng Biến Đổi của Chúa
Mátthêu 13,33
33 Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dạy men
Điều rất có ý nghĩa trong chương này là xuất xứ của những dụ ngôn Chúa Giêsu kể. Trong mỗi trường hợp, Ngài rút chúng từ những cảnh tượng và những sinh hoạt của đời sống hàng ngày. Ngài bắt đầu với những điều hoàn toàn quen thuộc với những người nghe để dẫn họ đến những điều họ chưa bao giờ nghĩ đến. Ngài lấy ví dụ người gieo giông từ cánh đồng của nông dân, ví dụ
TIN MƯNG MÂTTHËU - TẶP 2​59
hạt cải từ vườn người làm rẫy, Ngài lấy ví dụ cỏ lùng và lúa mì từ vấn đề muôn thuở mà người nông dân phải đối phó là đấu tranh chống cỏ dại và ví dụ kéo lưới từ bờ biển Galilê. Ngài lấy ví dụ kho tàng chôn dưới đất từ công việc đào xới đất đai và ví dụ hạt ngọc quí giá từ việc buôn bán kinh doanh hằng ngày. Nhưng trong ví dụ về men này, Chúa đến gần gia đình Hội Thánh hơn bất cứ ví dụ nào khác vì Ngài rút nó từ trong nhà bếp của một gia đình bình thường.
ở Palestine người ta nướng bánh mì ở nhà. Theo Levinson, ba cân bột là số lượng bột trung bình cần để nướng cho một gia đình đông con. Chúa Giêsu lấy ví dụ về Nước Thiên Chúa ngay từ điều Ngài thường thấy ở Đức Maria mẹ Ngài đã làm. Men là miếng bột nhồi nhỏ đã ủ, được giữ lại từ lần nướng bánh trước.
Trong ngôn ngữ và ý nghĩa của người Do Thái, men luôn luôn liên quan đến ảnh hưởng xấu. Người Do Thái liên hệ sự lên men với sự hư thối, mục rữa và men tượng trưng cho những gì xâu xa ( Mt 16,6; lCr 5,6-8; GI 5,9). Một trong những nghi thức sửa soạn cho lễ Vượt Qua là phải tìm trong nhà mọi mảnh vụn men rồi đem đốt và hủy bỏ. Có thể Chúa Giêsu chú tâm chọn ví dụ này để nói về Nước Thiên Chúa. Chắc chắn người ta phải giật mình khi thấy Chúa đem Nước Thiên Chúa ví với men và từ ngạc nhiên đó, người ta sẽ quan tâm chú ý về một hình ảnh phát xuất từ cái gì bất thường và bất ngờ, rất dễ gợi sự chú ý của người ta.
Điểm chính yếu duy nhất của dụ ngôn này là khả năng biến đổi của men, men làm thay đổi tính chất của cả ổ bánh. Bánh không men, bánh nướng không cho men vào giông như bánh bích qui, chai cứng ăn chẳng ngon lành hấp dẫn tí nào. Bánh nướng có men thì mềm, xốp nên ngon miệng vì men làm thay đổi bột nhồi. Cũng như men biến đổi bột. Nước Trời đến làm biến cải đời sông.
Chúng ta gộp chung những đặc điểm của sự biến cải này.
1. Kitô giáo biến đổi đời sông cho cá nhân con người. Trong lCr 6,9-10, Phaolô kê ra một danh sách những tội ác gớm ghiếc và ghê tởm nhất, sau đó trong câu tiếp theo, ông đưa ra một câu đáng chú ý là “Trước kia có vài người trong anh em đã là như thế”. Như Denny nói, chúng ta không bao giờ quên sứ vụ và quyền năng của
ÖU WIL11AM BARCLAY
Chúa Giêsu là làm cho người xấu trở nên tốt. Sự biến đổi của Kitô giáo bắt đầu trong đời sống cá nhân, vì qua Chúa Giêsu, nạn nhân của cám dỗ trở thành người chiến thắng cám dỗ.
2. Kitô giáo biến đổi đời sông con người trên bốn phương diện lớn của xã hội. Kitô giáo biến cải đời sống cho phụ nữ. Người Do Thái trong kinh nguyện buổi sáng cảm tạ Chúa vì Ngài không dựng nên họ là một người ngoại, một nô lệ hoặc một người đàn bà. Trong nền văn minh Hy Lạp, người đàn bà sống một cuộc đời khép kín, không làm việc gì ngoài việc nội trợ. K.J. Freeman viết về Nhã Điển trong thời hoàng kim. Khi nói về đời sống thanh niên và trẻ em Hy Lạp, ông viết “Khi nói về nhà không có đời sống gia đình. Cha nó ít khi ở nhà, mẹ nó là một hình ảnh không có thực, bà sống trong khu dành cho đàn bà nên có lẽ nó ít khi nhìn thấy mẹ nó”, ở phương Đông người ta thường thấy cuộc hành trình của một gia đình, người cha thì chễm chệ trên lưng lừa, người mẹ thì phải lội bộ và thường còng lưng dưới gánh nặng. Sự thực lịch sử chứng minh là Kitô giáo biến đổi đời sống cho phụ nữ.
3. Kitô giáo biến cải đời sống cho người yếu đuôi và bệnh tật. Đối với người ngoại đạo, đời sông của người yếu đuối và bệnh tật được coi là một gánh nặng. Ớ Sparta khi một đứa trẻ sinh ra phải đem đi khám nghiệm, nếu nó khỏe mạnh mới được phép sống, nếu nó ốm yếu mang tật nguyền thì bị bỏ chết bên sườn núi. Tiến sĩ Rendle Short cho biết viện người mù đầu tiên do Thalasius, một thương gia Kitô giáo thành lập. Chẩn y viện miễn phí đầu tiên do Apollonius, một thương gia Kitô giáo thành lập. Bệnh viện đầu tiên người ta biết được là do Fabiola, một phụ nữ Kitô giáo thành lập. Kitô giáo là một tôn giáo đầu tiên quan tâm đến những rách nát của đời sống con người.
4. Kitô giáo biến đổi đời sống cho người già. Giông như người yếu đuối, người già cả là một phiền toái. Cato, người Rôma viết về nông nghiệp khuyên những người lãnh việc trông coi nông trại: Hãy quan sát nông trại rồi kêu bán bớt, hãy bán dầu nếu được giá, hãy bán rượu và thóc dư, hãy bán những con bò già, những bò chiên có tì vết, len, dân tộc cừu, xe cũ; những dụng cụ cũ, nô lệ bệnh hoạn và những thứ dư thừa khác”. Người già cả không còn làm việc được nữa, chỉ đáng đem liệng vào đông rác những cuộc
1 'á,S3
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​61
đời. Kitô giáo là tín ngưỡng đầu tiên xem con người như những con người chứ không phải là công cụ sản xuất.
5. Kitô giáo biến đổi đời sông cho trẻ em. Trong bối cảnh xã hội chung quanh Kitô giáo, mối tương quan hôn nhân đã bị đổ vỡ và gia đình có nguy cơ sụp đổ. Ly dị rất thông thường đến nỗi người ta không còn coi việc người đàn bà mỗi năm có một đời chồng là sự bất thường hay đáng chê trách. Trong những hoàn cảnh như vậy, con cái là một tai họa và thói quen bỏ mặc con cái cho chết là một thảm trạng thường thây. Có một bức thư nổi tiếng của một người đàn ông tên Hilarion gửi cho vợ anh là Alis, khi anh rời khỏi nhà để đến Alexandria, anh viết cho nàng: “Nếu em may mắn mang thai và sinh con trai thì hãy để nó sống, còn sinh con gái thì quăng nó đi”. Trong nền văn minh hiện đại, đời sống hầu như được vây quanh đứa trẻ, nhưng trong nền văn minh cổ xưa đứa trẻ rất nhiều nguy cơ chết trước khi nó được bắt đầu sông.
Người nào nêu câu hỏi “Kitô giáo đã làm được điều gì cho thế giới?” thì người đó đã tự đặt mình vào tay người biện giải. Trong lịch sử không có điều gì được chứng tỏ rõ ràng như quyền năng thay đổi của Kitô giáo và của Chúa Giêsu trên đời sống cá nhân và đời sống xã hội.
Tác Dụng của Men
Mátthêu 13,33
Dụ ngôn về men này vẫn còn một vấn đề. Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng dụ ngôn nói về quyền năng biến đổi của Chúa Giêsu và Nước Ngài trong đời sống cá nhân và thế giới. Tuy nhiên có một sự khác biệt quan điểm về cách vận hành của quyền năng biến đổi đó.
1. Có khi người ta nói rằng bài học của dụ ngôn này là Nước Trời vận hành một cách vô hình. Chúng ta không thể thấy men vận hành trong bột nhồi cách nào khác hơn là như thấy một cái hoa đang lớn lên, nhưng tác dụng của men luôn luôn diễn tiến. Cũng vậy, chúng ta không thể thấy công việc của Nước Trời. Tuy nhiên trong lịch sử và trong đời sống, Nước Trời luôn luôn đang
vv 1L11/\1V1 D AI\V_.L,/A 1
1
vận hành lôi kéo người ta vào thế giới càng lúc càng đến gần Thiên Chúa. Vì vậy đây là một sứ điệp khích lệ, chúng ta không nên so sánh sự việc của ngày nay với tuần trước, tháng trước hay ngay cả năm trước, nhưng chúng ta phải nhìn lại hằng thế kỷ sẽ thấy sự tiến triển từ từ của Nước Trời.
Theo quan điểm này thì dụ ngôn cho thấy Chúa Giêsu và Phúc Âm của Ngài đã đưa vào trần gian một năng lực mới. Năng lực đó đang tác động thầm lặng nhưng mạnh mẽ cho sự công chính trong thế gian. Thiên Chúa quả thực đang thực hiện mục đích của Ngài từ năm này qua năm khác.
2. Nhưng một số ý kiến khác, như C.H. Dodd chẳng hạn, lại cho rằng bài học của dụ ngôn này trái hẳn thế, nghĩa là tác động của Nước Trời có thể thấy được dễ dàng chứ không phải là không thấy được. Tác động của men quá rõ ràng, mọi người đều có thể nhìn thấy. Bỏ men vào trong bột mì thì men sẽ thay đổi bột im lìm trở thành bột nổi, phồng to lên. Cũng vậy, ảnh hưởng và tác dụng của Nước Trời là một sức mạnh mãnh liệt và khuấy động mà mọi người đều thấy. Khi Kitô giáo đến thành Thêxalônica, người ta la lên rằng “Những tên gây rối trong cả thiên hạ nay vác mặt đến đây” (Cv 17,6). Tác động của Kitô giáo đem lại chia cách, khuấy động mãnh liệt. Đó là một sự thật không thể chối cãi. Đúng là người ta đã đóng đinh Chúa Giêsu vì Ngài đã khuấy động mọi tập quán, mọi qui ước chính thống của họ. Kitô giáo tiếp tục bắt bớ vì muốn nắm lấy con người, xã hội và tái tạo họ. Rõ ràng là trên thế giới không có điều gì khuấy động người ta bằng Kitô giáo. Đó là lý do tại sao nhiều người bực tức, phủ nhận Kitô giáo và muốn tiêu diệt nó.
Tuy nhiên khi nghĩ đến điều này, chúng ta không cần phải chọn lọc một trong hai quan điểm khác biệt trên, bởi vì cả hai đều đúng. Một ý là Nước Trời, quyền năng Chúa Giêsu Kitô Cứu Thế và Thánh Thần luôn luôn đang hoạt động dù chúng ta thấy sự hoạt động đó hay không, và một ý khác là quyền năng của Nước Trời và công việc của Chúa Giêsu đã bày tỏ một cách rõ ràng. Nhiều đời sống cá nhân được Chúa Giêsu thay đổi rõ ràng, mạnh mẽ, đồng thời cũng có hoạt động thầm lặng cho những mục đích của Chúa trong suốt lịch sử.
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​63
Chúng ta có thể đặt nó trong một bức tranh như thế này: Nước Trời, quyền năng của Chúa Giêsu, mục đích của Chúa giống như một con sông lớn uốn ngầm dưới mặt đất không thây được, nhưng rồi lại lộ ra trên bề mặt với tất cả sức mạnh và sự vĩ đại của nó, rõ ràng cho mọi người thấy tác động của nó. Dụ ngôn này dạy ta Nước Thiên Chúa mãi mãi tác động một cách vô hình và cũng dạy ta có những lúc trong đời sống cá nhân và lịch sử, Nước Thiên Chúa tác động được biểu lộ một cách hiển nhiên, mãnh liệt và mọi người đều có thể thây được.
Công Việc Hàng Ngày
Mátthêu 13,44
44 “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.
Dụ ngôn này có vẻ lạ và bất thường với chúng ta nhưng lại rất hoàn toàn tự nhiên với dân chúng ở Palestine. Trong thời Chúa Giêsu và ngay cả ngày nay, nó cũng vẽ ra một bức tranh mà dân ở phương Đông đều biết rõ.
Trong thế giới thời xưa cũng có ngân hàng, nhưng không phải loại ngân hàng mà thường dân có thể sử dụng. Người bình thường hay đem cất giấu tài sản quí giá dưới đất, xem đó là nơi an toàn. Trong dụ ngôn về yến bạc, người quản gia không trung tín chôn gấu yến bạc của mình dưới đất để khỏi mất (Mt 25, 25). Một tục ngữ nói rằng chỗ giấu tiền an toàn nhất là ở dưới đất. Điều này vẫn còn là một thực tế trên một vùng đất mà vườn tược của bất cứ ai cũng có thể trở thành bãi chiến trường. Palestine có lẽ là xứ hay đánh nhau nhất trên thế giới, và khi làn sóng chiến tranh luôn đe dọa phủ lấp họ thì việc đem của báu chôn dưới đất là chuyện thường xảy ra trước cuộc chiến, vì họ hy vọng có ngày họ trở lại để lấy những thứ đó. Josephus nói rằng: “Vàng, bạc và mọi thứ đồ đạc quí báu còn lại của người Do Thái đã được chủ nhân của nó chôn giấu dưới đất để chổng lại sự bất trắc của chiến tranh”.
64 WILIIAM BARCLAY
U,^
Thomson trong quyển Xứ Thánh và Kinh Thánh xuất bản đầu tiên năm 1876 kể lại một trường hợp chính ông đã chứng kiến một kho tàng ở Xiđôn. Trong thành phố’ đó có một đại lộ nổi tiếng có trồng cây, một số công nhân đang đào xới trong một khu vườn trên đại lộ đã khám phá nhiều hũ bằng đồng chứa đầy những đồng tiền bằng vàng. Họ có ý giữ kín chuyện khám phá này, nhưng vì họ đông và họ mừng quá nên chuyện lộ ra và chính quyền địa phương sung công kho tàng đó. Đó là số tiền của Alexander đại đế và phụ hoàng là Philipphê. Thomson cho rằng Alexander bất ngờ qua đời ở Babylon và tin này đến Xiđôn thì một số viên chức chính quyền đã chôn giấu tiền này với ý định chiếm đoạt chúng trong cuộc khủng hoảng sau cái chết của Alexander. Tác giả Thomson còn kể rằng có nhiều người sinh sông bằng nghề đi tìm các kho tàng chôn giấu và có nhiều người vui mừng đến nỗi khi mới bắt gặp chỉ một đồng tiền thôi đã ngã ra bất tỉnh. Có người đã tiêu xài hết tiền bạc của họ để đi tìm cầu may những kho tàng chôn giấu đó. Khi Chúa Giêsu kể lại câu chuyện này thì Ngài kể một câu chuyện mà ai ở Palestine và ở phương Đông cũng có thể hiểu được.
Có thể có người nghĩ rằng trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu khen ngợi người phạm tội chôn giấu kho tàng để chiếm lấy cho riêng mình. Có hai điều cần nêu ra.
Thứ nhất, mặc dầu xứ Palestine trong thời Chúa Giêsu ở dưới sự cai trị và luật Rôma, nhưng bình thường mọi người vẫn sử dụng luật lệ truyền thống Do Thái. Nói đến kho tàng chôn giấu, luật Do Thái nêu rất rõ ràng: “những thứ gì tìm được đều thuộc về người tìm ra nó. Nếu một người tìm được những trái cây rơi rớt hoặc những đồng tiền rơi rớt thì chúng thuộc về người tìm ra chúng”. Thực tế thì người này có quyền ưu tiên về những thứ anh ta đã tìm được.
Thứ hai, chúng ta cần nhớ một điều khi nghiên cứu một dụ ngôn là nó không nhấn mạnh vào những chi tiết. Trong dụ ngôn chỉ có một điểm chính, còn những điểm khác là thứ yếu, không quan trọng. Trong dụ ngôn này có hai điểm nổi bật là niềm vui của người khám phá được kho tàng và sự sẵn lòng từ bỏ mọi sự để chiếm hữu kho tàng ấy. Mọi điều khác trong dụ ngôn này là thứ yếu.
1 J,44
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​65
1. Bài học đầu tiên của dụ ngôn này là người kia đã tìm thấy báu vật trong công việc hàng ngày của ông ta hơn là do tình cờ. Đúng là ông ta đã bất ngờ bắt gặp nó, nhưng điều đó xảy ra khi ông làm công việc hàng ngày. Chúng ta có lý khi suy diễn rằng ông ta đang làm công việc thường nhật một cách cần mẫn, kỹ lưỡng. Ồng phải đào thật sâu, vì nếu chỉ cào sơ sơ trên mặt đất thì không thể nào đụng tới kho tàng. Thật đáng buồn nếu chúng ta chỉ tìm thấy Chúa và cảm thấy gần gũi với Ngài ở trong nhà thờ, ở những nơi thánh và ở những buổi hội họp tôn giáo mà thôi.
Có một câu nói mà người ta cho là của Chúa Giêsu nhưng không thấy chép trong sách Phúc Âm nào, tuy vậy ngẫm nghĩ thì thấy đúng: “Hãy giở hòn đá lên thì ngươi sẽ thấy ta, hãy chẻ gỗ ra thì ta ở đó”. Khi người thợ hồ khuân cục đá, khi người thợ mộc cưa khúc gỗ, Chúa Giêsu ở đó. chúng ta tìm được hạnh phúc thật, thỏa lòng thật, về sự hiện diện của Chúa và cả của chính Chúa Giêsu trong việc làm hàng ngày, khi chúng ta làm việc với lòng thành và lương tâm ngay thẳng. Sư huynh Lawrence, vị thánh và nhà thần bí vĩ đại, đã dùng phần lớn đời sống của mình làm việc ở nhà bếp của tu viện trong việc rửa bát, đã nói rằng: “Tôi cảm thấy Chúa Giêsu ở gần tôi trong nhà bếp cũng như trong thánh lễ đầy ơn phúc”.
2. Bài học thứ hai của dụ ngôn này là phải hy sinh tất cả mọi thứ để vào được Nước Trời. Vào Nước Trời có nghĩa gì? Chúng ta hãy nhớ lại khi chúng ta nghiên cứu kinh cầu nguyện của Chúa (Mt 6,10). Chúng ta đã biết Nước Chúa là nơi ý Chúa được thực hiện trọn vẹn như ở trên trời. Vì vậy ở trong Nước Trời có nghĩa là châp nhận và làm theo ý Chúa. Vậy thì chúng ta đáng hy sinh bất cứ điều gì để làm theo ý Chúa. Như người khám phá ra kho tàng, có những lúc đột nhiên niềm tin về ý Chúa đối với đời sống mình bỗng lóe sáng ra trên chúng ta. Chấp nhận điều đó, chúng ta có thê từ bỏ một số mục tiêu, tham vọng mà chúng ta hằng âp ủ, phải bỏ những thói quen và lối sống rất khó dứt khoát, phải chẩp nhận kỷ luật và khước từ bản ngã là điều không phải dễ dàng. Nói tóm lại, phải mang lấy thập giá, bước theo Chúa Giêsu. Không còn cách nào khác hơn để được bình an cho tâm trí trong cõi đời này và vinh quang đời sau. Thật rất đáng từ bỏ mọi sự để chấp nhận và làm theo ý Chúa.
66 WILIIAM BARCLAY
1
Viên Ngọc Quí
Mátthêu 13,45-46
45 “Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đì tìm ngọc đẹp. 46 Tim được một viên ngọc quí, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.
Trong thế giới cổ xưa, ngọc châu có một chỗ đứng rất đặc biệt trong lòng người ta. Người ta muôn có một viên ngọc đẹp không phải chỉ vì nó mắc tiền nhưng vì nó đẹp. Người ta thấy sung sướng khi mân mê và nhìn ngắm nó. Chỉ cần được làm chủ và ngắm nghía nó cũng đủ cho họ vui ngất người. Thời bấy giờ nguồn cung cấp ngọc châu chính yếu là bờ Hồng Hải và ngoài khơi Anh Quốc. Lái buôn ngọc phải đi lùng các nơi trên khắp thế giới để tìm những hạt châu thật đẹp. Dụ ngôn này tiềm tàng một số chân lý.
1. Người ta cho rằng tìm được Nước Trời ví như tìm được một viên ngọc quí. Đối với người thời xưa, như chúng ta thường nói, ngọc quí là thứ đáng yêu nhất trong mọi của cải. Vì thế Nước Trời là thứ đáng yêu nhất trên trần gian. Hãy nhớ lại Nước Trời là gì? Vào Nước Trời là chấp nhận và làm theo ý Chúa, có nghĩa là làm theo ý Chúa không phải là điều buồn nản, chán chường đau đớn, xót xa, nhưng là điều đáng yêu thích. Bên trên kỷ luật, bên trên sự hy sinh, bên trên sự từ chối bản ngã, bên trên thập giá là vẻ đáng yêu tuyệt vời mà không nơi nào có nổi. Chỉ có một cách mang lại bình an trong tâm trí, niềm vui cho tâm trí và vẻ đẹp cho đời sống, đó là chấp nhận và làm theo ý Chúa.
2. Ta có thể nói rằng ở đó có nhiều ngọc châu khác, nhưng chỉ có một viên ngọc quí giá nhất mà thôi, có nghĩa là có nhiều điều hay đẹp trên thế gian này và có nhiều điều người ta có thể thấy thật đáng yêu. Người ta có thể thấy kiến thức và thành đạt của trí tuệ con người, nghệ thuật, âm nhạc, văn chương và mọi thứ chiến thắng tinh thần đều đáng yêu quí cả. Người ta có thể thấy nét khả ái trong việc phục vụ đồng loại, cho dù việc phục vụ đó bắt nguồn từ lòng nhân đạo nhiều hơn là những động cơ thuần túy Kitô giáo. Người ta cũng có thể tìm thấy vẻ đáng yêu trong những mối tương quan giữa con người. Tất cả mọi điều đó đều đáng yêu hạng nhì. Vẻ đẹp tối thượng nằm trong sự chấp nhận ý của Chúa. Nói thế
I J,-t / -JU
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2 67
không phải là hạ thấp những điều kia, chúng cũng là ngọc châu, nhưng viên ngọc châu báu nhất vẫn là lòng sẵn sàng vâng phục để làm ta trở lên bạn hữu của Chúa.
3. Một lần nữa chúng ta lại tìm thấy trong dụ ngôn này là một điểm tương đồng với dụ ngôn trước. Điểm khác biệt giữa hai dụ ngôn là mục đích đào bới đám đất. Trong dụ ngôn trước không phải để tìm kho tàng, người đào bới đã bắt gặp nó hoàn toàn bất ngờ, còn người đi tìm ngọc quí trong dụ ngôn sau đã bỏ cả đời mình để lùng kiếm, nhưng dù đó là kết quả của một giây phút tình cờ hay cả một đời tìm kiếm thì phản ứng vẫn giống nhau. Người ấy phải bán và hy sinh tất cả để được báu vật. Một lần nữa chúng ta gặp lại cùng một chân lý chung cho cả hai trường hợp. Đó là, khi một người khám phá được ý Chúa cho đời sống mình thì dù là do một giây phút được soi sáng hay do kết quả của một công cuộc tìm kiếm lâu dài, đều đáng cho họ nhận lấy không chút ngần ngại và thắc mắc.
Đánh Bắt Và Chọn Lựa
Mátthêu 13,47-50
47 “Nước Trời lại CÒIĨ giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. 48 Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. 49 Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, 50 rồi quăng chúng vào lò lửa. Ớ đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.
Khi Chúa Giêsu nói chuyện với dân chài, Ngài lấy việc đánh cá để làm ví dụ soi sáng. Ngài nói với họ: “Các ngươi hãy nhìn công việc hằng ngày của mình, và biết những việc trên trời như thế nào”.
ở Palestine có hai cách đánh cá chính: một cách dùng chài (amphiblestron), đó là loại lưới tay để chài ở bờ biển. Thomson mô tả việc đó như sau: “Cái lưới hình nón, có một sợi dây dù cột ở chóp. Sợi dây này được cột vào bàn tay còn cái lưới được xếp mà khi tung ra thì sẽ xòe rộng tối đa rồi bị những viên chì kéo
68 WILIIAM BARCLAY
chìm xuống nước sâu. Người đánh cá ở trần, khom mình chăm chú quan sát các đợt sóng lăn tăn. Anh theo dõi bày cá vô tình đang tung tăng lội về phía anh. Anh nhảy tới, tung lưới ra, lưới xòe tròn và chụp xuống đáy, bầy cá ngu ngốc bây giờ mới biết mình đã bị phong tỏa. Tay chài chỉ việc khoan thai kéo sợi dây lôi cả lưới cá lên. Chài cá đòi hỏi phải có cặp mắt tinh nhanh và tài quăng lưới. Anh ta cũng phải kiên nhẫn, chăm chú và tỉnh táo tung lưới kịp lúc.
Cách bắt cá thứ hai là lưới kéo (sagene). Đây là cách được nói đến trong dụ ngôn này. Lưới kéo là một tấm lưới cột dây ở bốn góc, cạnh dưới nặng để khi thả nó sẽ nằm thẳng đứng dưới nước. Khi thuyền bắt đầu di chuyển, lưới sẽ kéo thành hình chóp nón lớn và quét đủ loại cá vào hình nón ấy. Lưới được kéo vô bờ, cá được phân loại ra, cá vô dụng thì vứt đi, cá tốt được bỏ vào thùng chứa. Đôi khi cá còn sống vì được bỏ trong thùng chứa có nước, đây là cách duy nhất thời bấy giờ để mang cá tươi đi xa.
Có hai bài học quan trọng trong dụ ngôn này:
1. Tính chất của lưới kéo là nó không phân biệt và lựa chọn. Nó bắt buộc phải kéo theo mọi thứ khi xuyên qua nước, chứa đủ thứ hỗn tạp. Nếu chúng ta áp dụng điều này cho Hội Thánh là công cụ của Nước Trời ở trần gian thì nó phải có ý nghĩa là Hội Thánh không thể chọn lọc tinh thần. Hội Thánh trần thế là một tập thể pha trộn, nó gồm đủ mọi loại người, tốt và xấu, hữu dụng và vô dụng. Nhưng quyền xét đoán không thuộc về chúng ta. Luôn luôn có hai quan niệm về Hội Thánh, quan niệm tách biệt và quan niệm dung nạp. Quan niệm tách biệt cho rằng Hội Thánh chỉ dành cho những người tốt, những người thật sự dâng mình biệt riêng, những người hoàn toàn khác hẳn với người thế gian. Đó là một quan niệm hấp dẫn nhưng không phải là quan niệm của Tân Ước, vì “các ngươi đừng đoán xét để mình khỏi bị đoán xét” (Mt 7,1). Địa vị của con người là không xét đoán người khác hay phê phán người nào. Quan niệm dung nạp cho rằng Hội Thánh phải mở ra cho mọi người, giông như cái lưới kéo. Hội Thánh bao gồm một tập thể pha trộn, đó chính là điều dụ ngôn này dạy.
2. Tuy nhiên dụ ngôn này cũng dạy ta giờ phân rẽ sẽ đến, đó lầ lúc người tốt cũng như kẻ xâu sẽ đến nơi định cho mình. Tuy
0,010/
TIN MÜNG MÁTTHÉU - TÁP 2​69
nhién sií phán chía dó chac chan khóng phái la cong viéc cüa loái ngüdi má la cong viéc cüa Chúa. Vi váy phán sU cüa chúng ta la dón nhán tát cá moi ngiídi den vói chúng ta, khóng xét doán cüng khóng phán biet, nhiíng dé sU phán xét cuól cüng cho Chúa la Báng duy nhát có quyén phán xét.
Án Hue Cu, Cách Düng Mtíi
Mátthéu 13,51-52
51 “Anh em có hieu tát cá nhüng dieu ay khóng? ” Ho dáp: “Thua hieu”. 52 Ngüdi bao ho: “Bdi vay, bá't cú kinh su nao da dtíüc hoc hói ve Nuóc Trdi, thl cüng gió'ng nhu chü nhá kia lay ra tif trong kho táng cüa minh cá cái mói lán cái cü”.
Khi Chúa Giésu da nói xong ve Niíóc Trdi thi Ngái hói món de cüa Ngái có hieu khóng. Ho hié’u, ít ra cüng diídc phán nao. Chúa Giésu tiép tuc nói ve kinh si¿ da dUOc hoc hói ve Niíóc Trói thi gióng nhu ngiídi chü nhá kia dem nhüng cái mói va cü ó trong kho mính ra. Diéu Chúa Giésu muón nói ó dáy la: “Các ngiídi có khá náng hieu biet vi khi các ngiíOi den vói ta, các ngifOi da có sán mót di san quí báu, các ngiTOi có tát cá các giáo huán cüa Luát va các ngón sú. Mót kinh stf trifóc khi den vói ta thi da dé’ suó't dói nghién cúu ve Luat va moi diéu rán cüa Luát. Quá trinh dó giúp các ngtfdi hié’u dUOc, nhUng sau khi ta da day dao cho các ngiídi thi các ngtfdi hié’u dUOc, khóng phái chi nhüng diéu các ngüdi da biet nhUng cá nhüng diéu các ngUdi chUa he biet trUóc dáy, ngay cá kién thüc má các ngiídi da có triíóc dáy cüng dUdc soi sáng bói thém nhüng diéu ta da nói vói các ngiídi”.
Có mót diéu dáng liíu y ó dáy, cáu náy có nghía la Chúa Giésu khóng bao gid muón, hay có y nói ngüdi nao den vói Ngái thi phái quén hét moi diéu má ngUdi ay da biet, nhiíng Ngái muón ngiídi áy phái nhin sU hieu biet dó trong moi ánh sáng mói va ngUdi ay phái sü dung sií hieu biet dó cách mói. Khi ngiídi áy lám nhií vay, kié'n thüc ngáy triíóc cüa ngiídi ay tró thánh mót kho táng quí giá hdn xiía.
70 WILIIAM BARCLAY
1 J.JJ-JO
Mọi người đều đến với Chúa Giêsu với một số ân huệ và khả năng. Chúa Giêsu không đòi hỏi người ta phải từ bỏ ân huệ của mình. Có nhiều người nghĩ rằng khi họ tin Chúa họ phải từ bỏ mọi sự để tập trung vào những điều thuộc về tín ngưỡng. Một học giả không cần từ bỏ học thức của mình khi trở thành Kitô hữu, ông sử dụng nó cho Chúa. Một thương gia không cần phải từ bỏ việc làm ăn của mình, nhưng người ấy phải làm ăn theo tinh thần Kitô giáo. Một người có thể ca hát, múa vũ, đóng kịch hay vẽ không phải từ bỏ nghệ thuật của mình nhưng người đó phải sử dụng nghệ thuật như một Kitô hữu sử dụng. Một vận động viên thể thao không cần từ bỏ môn thể thao của mình, nhưng anh ta phải chơi theo tinh thần Kitô giáo. Chúa Giêsu đến thế gian không làm trống rỗng nhưng để làm đầy đời sống, không phải để bần cùng hóa đời sống nhưng để làm phong phú đời sống. Tại đây, chúng ta thấy Chúa Giêsu nói với mọi người đừng vứt bỏ ân huệ của họ, nhưng phải sử dụng chúng một cách đúng đắn hơn trong ánh sáng hiểu biết mà Ngài ban cho họ.
Hàng Rào Vô Tín
Mátthêu 13,53-58
53 Khi Đức Giêsu kể các dụ ngôn ấy xong, Người đi khỏi nơi đó. 54 Người về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? 55 Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria; anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Giôxếp, Sìmôn và Giuãa sao? 56 Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế? ” 57 Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Đức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi”. 58 Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.
Chúa Giêsu về thăm quê nhà Nadarét, nơi Ngài đã lớn lên, là điều thật tự nhiên, nhưng lại là một hành động can đảm. Nơi khó khăn nhất cho mọi người rao giảng chính là Hội Thánh mà người đó sông lúc còn bé, nơi khó cho mọi bác sĩ hành nghề nhất là nơi
mọi người đều biết ông ta lúc còn trẻ. Dù vậy, Chúa Giêsu đã đến Nadarét. Trong hội đường không có một diễn giả cố định, bất cứ một vị khách lạ nào nổi tiếng đều có thể được người trưởng hội đường mời nói chuyện, hoặc bất cứ người nào nếu có sứ điệp cũng có thể đứng lên nói. Không phải là Chúa Giêsu không được cho cơ hội để nói, nhưng khi Ngài nói thì Ngài đụng đầu ngay với thái độ hằn học và vô tín. Họ không nghe Ngài bởi vì họ biết cha Ngài, mẹ Ngài, bà con Ngài. Họ không thể quan niệm nổi một người từng sống giữa họ, một người họ quen biết lại nói năng như Chúa Giêsu đang nói. Vị ngôn sứ thường không được tôn trọng nơi quê hương của mình. Thái độ của họ đối với Chúa đã dựng nên một hàng rào cản khiến Chúa Giêsu không thể ảnh hưởng được chút nào trên họ.
Có một bài học quan trọng ở đây. Trong bất cứ một buổi cầu nguyện nào, cộng đoàn thường giữ một vai trò quan trọng cho sự thành công của bài giảng, và bầu không khí đó có thể là một rào cản mà lời giảng không thể xuyên qua được, hoặc là một tinh thần khao khát đến nỗi bài giảng nghèo nàn nhất cũng trở nên ngọn lửa sống động.
Nhắc lại, chúng ta không nên phán đoán con người theo lý lịch và những liên hệ gia đình của họ, mà chỉ nên phán đoán theo con người thực của họ. Nhiều sứ điệp đã bị bóp chết không phải sứ điệp đó có điều gì sai lầm, nhưng vì đầu óc của người ta quá thành kiến với sứ giả đến nỗi sứ điệp không bao giờ có được cơ hội đến với họ.
Khi chúng ta tụ họp lại để làm việc thờ phượng và nghe lời của Chúa, chúng ta phải đến với tinh thần thiết tha trông đợi và chúng ta phải nghĩa đến, không phải là diễn giả, nhưng là Chúa Thánh Thần Đấng phán dạy chúng ta qua người ấy.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii