Books serve to show a man that those original thoughts of his aren't very new after all.

Abraham Lincoln

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 116
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12
há Bỏ Luật Ngày Sa Bát
Mátthêu 12,1-8
1 Hôm ấy, vào ngày Sabát, Đức Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. 2 Người Pharisêu thấy vậy, mới nói với Đức Giêsu: «Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm ngày Sabát!» 3 Người đáp: «Các ông chưa đọc trong Sách sao? Ông Đavít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ đói bụng?4 Ông vào nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi. 5 Hay các ông chưa đọc trong sách Luật rằng ngày Sabát, các tư tế trong Đền Thờ vi phạm luật Sabát mà không mắc tội đó sao?6Tôi nói cho các ông hay: ở đây còn lớn hơn Đền Thờ nữa. - 7 Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: Ta muôn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông đã chẳng lên án kẻ vô tội.8 Quả thế, Con Người làm chủ ngày Sabát
ở xứ Palestine vào thời Chúa Giêsu, những đồng lúa và đất đai canh tác thường chia thành những giải hẹp dài, giữa hai mảnh đất là lối đi; có nhiều đường mòn chạy dài. Việc này xảy ra khi Chúa Giêsu và các môn đệ đang đi giữa những cánh đồng lúa.
Không có ý nào cho rằng các môn đệ đã ăn cắp. Luật đã định rằng những người đi đường bị đói được phép làm như điều các môn đệ đã làm, tức là chỉ được dùng tay bứt bông lúa chứ không được dùng liềm để cắt. “Khi ngươi vào đồng lúa của kẻ lân cận, thì được phép lấy tay rứt gié lúa nhưng chớ đặt lưỡi hái vào đồng lúa của kẻ lân cận” (Đnl 23,25). W.M. Thomson trong tác phẩm Xứ Thánh và Kinh Thánh kể rằng khi ông du lịch qua xứ Palestine thì thấy phong tục này vẫn còn. Một trong những món ăn ưa thích của khách du lịch là bắp nướng. Thomson viết: “Khi đi vào mùa gặt, những người dắt lừa của tôi thường làm món bắp nướng vào buổi tối sau khi cắm trại xong. Việc hái những trái bắp non này để nướng ăn không bao giờ bị cho là ăn cắp. Khi chúng tôi đi qua ruộng lúa, tôi cũng thấy những người dắt lừa của tôi bứt bông lúa, chà nó trong tay rồi ăn sống giống như các tông đồ đã làm ngày xưa”.
6 WILIIAM BARCLAY
12,1-8
Dưới mắt các biệt phái và các kinh sư, lỗi của các tông đồ không phải bứt và ăn bông lúa mì nhưng là họ đã làm việc ấy trong ngày Sabát. Luật ngày Sabát rất phức tạp và rườm rà. Luật cấm làm việc trong ngày Sabát, nhưng những nhà dạy Luật không hài lòng với sự cấm đoán đơn thuần đó, mà phải định rõ là việc gì. Vì thế họ nêu ra 39 việc bị cấm làm trong ngày Sabát. Trong số những việc bị cấm đó có việc gặt hái, đập lúa và nấu nướng. Tuy nhiên, những nhà giải luật không chỉ đưa ra và để vấn đề ở đó. Mỗi mục trong danh sách ghi những việc làm bị cấm phải được định nghĩa rõ ràng. Ví dụ: cấm mang gánh nặng. Nhưng gánh nặng là gì? Một gánh nặng là bất cứ vật gì cân nặng bằng hai trái vả khô. Việc đề nghị làm việc cũng bị cấm vào ngày Sabát, cả những gì có thể tưởng tượng cho việc làm cũng bị cấm.
Sau này một giáo sưngười Do Thái nổi tiếng là ông Maimonides nói: “Bứt bông lúa là một cách gặt”. Hành động của các tông đồ là tội vì họ đã phạm luật. Bứt bông lúa họ đã phạm tội gặt lúa, chà bông lúa mì trong tay họ đã phạm tội đập lúa, tách hột khỏi gié lúa họ đã phạm tội giê lúa, và cả diễn tiến đó là phạm tội sửa soạn bữa ăn trong ngày Sabát, vì bất cứ thức gì ăn trong ngày Sabát đều được sửa soạn ngày hôm trước.
Những người Do Thái chính thống thi hành luật ngày Sabát một cách nghiêm nhặt. Trong “The Book of Jubilee” (sách về lễ Toàn xá) chương 50 có đề cập về việc giữ ngày Sabát. Bâ't cứ ai nằm với vỢ hay dự trù làm bất cứ việc gì trong ngày Sabát hay tính toán đi nơi nào, (ngay cả suy tính về việc làm cũng bị cấm đoán) hoặc dự trù mua bán, việc kéo nước hoặc nâng một gánh nặng lên đều bị kể là có tội. Người nào làm bất cứ việc gì trong ngày Sabát, dù làm ở trong nhà hay bất kỳ nơi nào khác, đi du lịch, cày ruộng, nhóm lửa hay cưỡi lừa, đi tàu ngoài biển, đánh hay giết bất cứ thứ gì, bắt một con thú, con chim hay con cá, đánh giặc trong ngày Sabát, người nào làm những điều này sẽ phải chết. Giữ những luật lệ này là giữ luật của Chúa, phá bỏ nó là phá bỏ luật của Chúa.
Như vậy, theo quan điểm của kinh sư và Pharisêu thì họ bắt lỗi Chúa Giêsu là một việc hoàn toàn chính đáng, vì Ngài đã cho phép, nếu không nói là khuyến khích các môn đệ vi phạm luật ngày Sabát.
1¿, JL-O
lllNMUlNUMAllHtU- 1ẠPZ /
Nhu Cầu Của Con người
Mátthêu 12,1-8
Đáp lại sự chỉ trích của các kinh sư và Pharisêu, Chúa Giêsu đưa ra ba luận điểm:
1. Ngài trích dẫn hành động của Đavít (1 Sm 21, 1-6). Khi Đavít và những thuộc hạ của ông bị đói chạy vào Đền Tạm, - không phải đền thờ vì việc này xảy ra trước khi Đền Thờ được xây cất và ăn bánh dâng tiến là bánh chỉ tư tế mới được phép ăn. Bánh dâng tiến được mô tả trong Lêvi 24,5-9, nó gồm có 12 ổ bánh được đặt mỗi tuần, sắp thành 2 hàng 6 ổ, trong nơi Thánh. Đó là của lễ tượng trưng dâng cho Chúa để tạ ơn Ngài đã tiếp trợ lương thực. Bánh này mỗi tuần được đổi một lần và là lộc của tư tế và chỉ có họ mới được phép ăn. Trong dịp này Đavít và thuộc hạ của ông vì đói nên đã lấy bánh thánh này ăn và họ không bị bắt lỗi gì. Sự đòi hỏi của nhu cầu con người, sự đói khát của con người là khẩn thiết hơn bất kỳ tập quán và nghi lễ nào.
2. Ngài trích dẫn việc làm trong ngày Sabát ở đền thờ luôn luôn liên hệ đến việc làm, nào nhóm lửa, giết và chuẩn bị sinh tế, nào mang chúng lên bàn thờ và nhiều việc khác nữa. Thật ra trong ngày Sabát, công việc này phải làm gấp đôi (Ds 28,9). Bất cứ hành động nào trong những hành động này cũng sẽ bị coi là trái luật nếu do một người thường làm trong ngày Sabát. Nhóm lửa, giết con thú, đem nó đặt lên bàn thờ là phạm luật, là làm ô uế ngày Sabát. Nhưng đối với tư tế thì những việc làm này hoàn toàn đúng, vì việc phụng vụ trong đền thờ phải được tiếp tục. Như thế có nghĩa là việc thờ phượng được đặt lên trên mọi qui tắc và luật lệ ngày Sabát.
3. Ngài trích dẫn lời Chúa phán với ngôn sứ Hôsê: “Ta muốn lòng nhân từ chứ không muốn của lễ” (Hs 6,6). Điều Chúa muốn hơn của lễ là lòng nhân từ, là tâm hồn không biết luật nào hơn là lòng nhân từ, nó phải đáp ứng tiếng gọi của nhu cầu con người.
Trong câu chuyện này, Chúa Giêsu đã đưa ra nguyên tắc là đòi hỏi của nhu cầu con người phải đặt trước mọi đòi hỏi khác. Sự đòi hỏi của việc thờ phượng, của nghi lễ, của phụng vụ rất là quan
trọng và có chỗ đứng của nó, nhưng ưu tiên trên mọi đòi hỏi là đòi hỏi của nhu cầu con người.
Một trong những vị thánh ngày nay của Chúa là linh mục G. Potter, đã nêu cao gương sáng trong việc thờ phượng và phục vụ. Ông đã thành lập tổ chức “Ái Hữu Dòng Thánh Giá” huy hiệu là cái khăn Chúa Giêsu choàng để rửa chân cho các môn đệ. Không có công tác nào quá thấp hèn đến nỗi họ không làm được. Thật không đủ lời để ca ngợi công việc của họ đối với những kẻ bị xã hội ruồng bỏ, những trẻ em vô gia đình có thành tích xấu hay có khuynh hướng phạm pháp. Linh mục Potter hết sức coi trọng việc thờ phượng, thế nhưng khi giải thích công việc của tổ chức, ông nói cho ai muốn dấn thân vào đời sống với ba lời khấn khó nghèo, trinh khiết và vâng phục, như thế này: “Người ấy không được âu sầu khi không có dịp dự thánh lễ. Có thể người ấy phải ngồi tại đồn cảnh sát để chờ “một khách hàng”, người ấy không phải là loại người vào nhà bếp mà sụt sùi chỉ vì chúng tôi thiếu hương liệu. Chúng tôi đặt việc cầu nguyện và thánh lễ trước hết; chúng tôi biết nếu không làm thế, thì không thể đạt đến kết quả mỹ mãn được; nhưng thật ra chúng tôi đã dành nhiều thì giờ ở chân núi biến hình hơn là ở đỉnh núi”. Ông kể lại một ứng viên kia đến xin nhập dòng, trong khi ông sắp cho mấy cậu bé uống ca cao và đem chúng đi ngủ. Tôi bảo anh ấy: “Anh có thể lau chùi quanh phòng tắm giùm được không?” Anh ta đứng kinh ngạc và lắp bắp: “Tôi không ngờ là tôi phải chùi nhà cho những đứa bé dơ bẩn này”. Thế đấy cuộc đời dâng hiến phụng sự Chúa của anh chỉ kéo dài chừng 7 phút.
Florence Allshorn, viện trưởng một đại học truyền giáo nữ kể lại chuyện một nữ ứng viên kia rất bực bội khi nhận ra rằng hễ cứ tới giờ cầu nguyện của mình là lại phải đi rửa một số chén đĩa dính mỡ bằng nước không được nóng lắm.
Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng lễ nghi phụng vụ lớn nhất là công tác phục vụ nhu cầu con người. Chúng ta khó nghĩ khi thấy rằng suốt đời Chúa Giêsu sống ở trần gian không có bằng chứng nào cho thấy Ngài đã hướng dẫn một việc thờ phượng ngoại trừ Ngài có mặt tại hội đường Nadarét, vậy chúng ta có vô số bằng chứng cho thấy Ngài cho kẻ đói ăn, an ủi người buồn rầu, săn sóc kẻ ốm đau. Công tác người tín hữu của Chúa không phải là việc
lZ,i-8
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​9
phụng tự hay nghi lễ nhưng là phục vụ nhu cầu của con người, không phải là rứt vào tu viện, nhưng là dấn thân vào mọi thảm kịch, mọi nhan đề, mọi đòi hỏi của hoàn cảnh con người.
Chủ Của Ngày Sabát Mátthêu 12,1-8
Còn một vấn đề khó giải thích cách dứt khoát trong đoạn Kinh Thánh này. Đó là câu: “Vì con người làm chủ ngày Sabát
Câu này có hai ý:
1. Nó có thể có nghĩa là Chúa Giêsu tự cho mình là Chúa ngày Sabát vì Ngài có toàn quyền sử dụng ngày Sabát theo cách Ngài cho là chính đáng. Chúng ta đã thấy rằng tính cách thiêng liêng của công việc trong Đền Thờ vượt trên những qui tắc và luật lệ ngày Sabát. Chúa Giêsu vừa mới tuyên bố trong Ngài có cái gì lớn hơn Đền Thờ, từ đó suy ra Ngài có quyền gạt bỏ những qui tắc của ngày Sabát và làm điều Ngài cho là tô"t nhất trong ngày Sabát. Đó là cách giải thích xưa nay về câu này, nhưng trong đó vẫn có những điều thật khó hiểu.
2. Điều đáng chú ý là trong dịp này Chúa Giêsu không bênh vực mình về bất cứ điều gì Ngài đã làm trong ngày Sabát. Chúa bênh vực các môn đệ của Ngài và Chúa không nhấn mạnh về thẩm quyền riêng của chính Ngài bằng thẩm quyền của nhu cầu con người. Cũng cần lưu ý khi Máccô kể lại chuyện này, ông đưa thêm vào đó một lời nữa của Chúa Giêsu để đẩy tư tưởng trên lên đến tuyệt đỉnh: “Ngày Sabát được lập ra cho loài người chứ không phải loài người cho ngày Sabát (Mc 2,27).
Hơn nữa, trong tiếng Do Thái và Ả Rập, từ “con người” (son of man) không phải là một danh hiệu nhưng chỉ là cách nói về một người. Những kinh sư Do Thái thường bắt đầu nhập đề một câu chuyện bằng câu: “Ngày xưa, có một con người, người đó...,” tác giả Thánh Vịnh viết: “Loài người là gì mà Chúa nhớ đến? Con người (son of man) là chi mà Chúa thăm viếng nó?” (Tv 8,4). Trong Edekien, Chúa phán với Edekien, lặp đi lặp lại chữ: “Hỡi con người” (son of man) để gọi ông. Ngài phán cùng
ta rằng: Hỡi con người, chân ngươi phải đứng, ta sẽ phán cùng ngươi” (Ed 2,1.6.8; 3,1.4.17.25) trong những trường hợp này, chữ “con người” không viết hoa và chỉ có nghĩa là “người ta”. Trong nguyên bản Tân Ước Hy Lạp ngày xưa mọi chữ đều được viết hoàn toàn bằng những mẫu tự viết hoa. Trong một nguyên bản như vậy, thật khó mà xác định được những chữ nào là cần viết hoa. Vì vậy, trong Mátthêu 12,8, chữ “con người” đáng lý là không viết hoa, chữ đó không ám chỉ Chúa Giêsu nhưng chỉ nói đến loài người.
Nếu chúng ta cho rằng Chúa Giêsu chỉ muốn nhấn mạnh đến những đòi hỏi của nhu cầu con người, nếu chúng ta nhớ rằng Ngài đã bênh vực các môn đệ chứ không phải chính Ngài và Máccô ghi rằng Chúa phán: “Vì loài người mà lập ngày Sabát chứ chẳng phải vì ngày Sabát mà dựng nên con người,” thì chúng ta có thể kết luận rằng điều Chúa Giêsu muốn nói ở đây là: “Loài người không phải là nô lệ của ngày Sabát, loài người là chủ của ngày Sabát, có thể sử dụng nó cho lợi ích của mình”. Rất có thể Chúa Giêsu muôn quở trách các kinh sư và Pharisêu vì đã đem thân mình và người khác làm nô lệ cho biết bao nguyên tắc độc đoán; có thể nói ở đây Ngài đưa ra nguyên tắc lớn về tự do của người Kitô hữu để áp dụng cho ngày Sabát cũng như cho mọi vấn đề khác trong đời sông.
Lề Luật Và Yêu Thương
Mátthêu 12,9-14
9 Đức Giêsu bỏ đó mà đi vào hội đường của họ. 10 Tại đây, có người bị bại một tay. Người ta hỏi Đức Giêsu rằng: “Có được phép chữa bệnh ngày Sabát không?" Họ hỏi thế là để tố cáo Người. 11 Người đáp: “Ai trong các ông có một con chiên độc nhất bị sa hô' ngày Sabát, lại không nắm lẩy nó và kéo lên sao? 12 Mà người thì quý hơn chiên biết mấy! Vì thế, ngày Sabát được phép làm điều lành". 13 Rồi Đức Giêsu bảo người bại tay: “Anh giơ tay ra!” Người ấy giơ ra và tay liền trở lại bình thường lành mạnh như tay kia. 14 Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu bàn bạc đê tìm cách giết Đức Giêsu.
1Z,V-14
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​1​1
Biến Cố này là thời điểm quan trọng trong đời sống của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã công khai chủ tâm phá bỏ luật ngày Sabát. Kết quả là các lãnh tụ chính thống giáo đã họp lại bàn cách thủ tiêu Ngài.
Chúng ta sẽ không thể nào hiểu được thái độ của người chính thông giáo Do Thái, nếu chúng ta chưa hiểu sự nghiêm nhặt quá đáng trong việc giữ ngày Sabát của họ. Luật cấm mọi việc làm trong ngày Sabát, người Do Thái chính thống giữ luật Sabát một cách nghiêm chỉnh đến nỗi thà chết còn hơn là vi phạm luật đó.
Trong thời kỳ nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Giuđa Macabêô, có một số người Do Thái tị nạn ở những hang động trong hoang địa. Antiochus phái một đạo quân đặc biệt đến tấn công họ, cuộc tấn công xảy ra vào ngày Sabát và quân khởi nghĩa Do Thái đã chịu chết mà không có lấy một cử chỉ chống trả hay tự vệ nào, vì nếu chống trả họ sẽ vi phạm luật ngày Sabát. Sách 1 Mcb kể rằng lực lượng của Antiochus ào ạt đến tấn công họ, nhưng họ không chông lại, không ném trả một viên đá, thậm chí cũng không án ngữ lối vào hang động họ đang ẩn náu. Họ nói: “Chúng ta hãy chết trong vô tội. Đất trời chứng giám cho chúng ta là các người đã giết chúng ta một cách sai lầm”. Thế là quân Antiochus tiến đánh họ, giết họ cùng vợ con và gia súc, con số lên đến 1.000 người (1 Mcb 2,31-38). Dù nước nhà có lâm nguy, dù cần tự vệ, dù phải bảo vệ những người gần gũi nhất và thân yêu nhất, người Do Thái cũng không đánh trả trong ngày Sabát.
Cũng vì người Do Thái quyết tuân thủ ngày Sabát nên Pompey mới có thể chiếm được Giêrusalem. Trong chiến tranh ngày xưa, quân tấn công thường hay đắp một mô đất cao để có thể quan sát một thành phố bị bao vây, từ trên đỉnh mô đất đó họ bắn phá các chỗ phòng ngự. Vì thế Pompey cho đắp mô đất và lại đắp trong ngày Sabát nên người Do Thái chỉ nhìn mà không chịu ra tay ngăn chặn. Josephus nói rằng: “Nếu không có thói quen nghỉ trong ngày thứ bảy từ thời cha ông chúng tôi, thì cái mô đất kia đã không bao giờ có thể hoàn thành được, bởi bị người Do Thái chống cự: Mặc dù luật chúng tôi lúc đó cho phép chúng tôi tự vệ chống lại kẻ nào đánh giết chúng tôi trong ngày Sabát nhưng lại khồng cho phép chúng tôi can thiệp vào kẻ thù khi họ làm những việc khác” (Josephus, Antiquities 14,4).
12 WILIIAM BARCLAY
IZ, y-14
Josephus nhắc lại về sự kinh ngạc của sứ giả Hy Lạp Agatharchides khi thấy họ để cho Ptolemy Lagos chiếm thành Giêrusalem quá dễ dàng. Agatharchides viết: “Có một dân gọi là dân Do Thái, sống trong một thành kiên cô" hơn mọi thành phố, gọi là thành Giêrusalem. Họ có thói quen nghỉ ngơi trong ngày thứ bảy, trong ngày đó họ không cầm vũ khí hay làm việc đồng áng, hay lo lắng bất cứ công việc sinh sống gì khác, nhưng đến những nơi thánh, dang tay lên cầu nguyện cho tới chiều tối. Khi Ptolemy con của Lagos đem quân tiến vào thành phô" họ lo giữ cái tục lệ điên rồ này nên thay vì phải canh giữ thành, họ lại phó thác xứ sở vào tay quân giặc. Điều đó chứng tỏ là luật của họ đã truyền cho họ thi hành một điều ngu xuẩn. Biến cô" này đã dạy cho mọi người khác, trừ người Do Thái, hãy dẹp bỏ những chuyện mơ hồ như thế. Đừng nên tuân theo những ý kiến viển vông được ban hành như thể là Luật. Khi thiếu suy luận của lý trí con người thì hậu quả của mọi hành động đó chỉ là thất bại mà thôi” (Josephus, chống Apion 1,22). Đốì với các dân tộc khác, việc dân Do Thái giữ nghiêm nhặt luật ngày Sabát như thế quả là điên khùng, vì nó có thể đưa quốc gia họ đến thất bại, sụp đổ cách vô lý.
Chúa Giêsu đã chống lại những đầu óc đóng khung cứng nhắc đó. Luật hoàn toàn nghiêm cấm việc chữa bệnh trong ngày Sabát. Đúng là luật có qui định rằng “trong trường hợp sự sống bị lâm nguy thì không cần phải tuân giữ luật ngày Sabát”. Đây là những trường hợp đặc biệt cho những bệnh về tai, mắt, mũi, họng. Tuy thế ngay trong trường hợp đó, người ta cũng qui định rõ là chỉ dùng những biện pháp giữ cho bệnh khỏi nặng thêm, chứ không phải để chữa lành. Khi có vết thương thì chỉ được đắp một miếng băng có tẩm thuốc.
Trong trường hợp người bại tay này, rõ ràng sự sống của người bị bệnh không ở tình trạng lâm nguy, có thể để đến ngày hôm sau cũng được. Chúa Giêsu biết Luật và cũng biết rõ điều Ngài làm. Ngài biết rằng Pharisêu đang chờ xem, dù vậy Ngài đã chữa lành người đau bại. Chúa Giêsu không chấp nhận luật nào bắt người ta phải kéo dài sự đau đớn dù sự đau đớn đó không đến nỗi chết. Tình yêu của Ngài đối với nhân loại vượt lên trên sự tôn trọng lễ nghi luật lệ.
HIN MUMU MATTHEU - TẠP 2 u
Chấp Nhận Thách Thức
Mátthêu 12,9-14
Chúa Giêsu vào hội đường, ở đó có một người bị bại tay. Sách Phúc Âm của chúng ta không cho chúng ta biết nhiều hơn về người này, nhưng Phúc Âm theo người Do Thái, một trong những sách Phúc Âm đầu tiên không được chấp nhậfi vào bộ Tân Ước, cho biết người đó đã đến nài xin Chúa Giêsu: “Tôi là một thợ nề sống nhờ hai bàn tay, Chúa Giêsu ôi, tôi van xin Ngài hãy phục hồi sức khỏe cho tôi để tôi khỏi phải đi ăn xin nhục nhã”.
Các Pharisêu và các kinh sư cũng ở đó. Họ không để tâm tới người bị bại tay, họ chỉ để ý đến những chi tiết của những luật lệ và nguyên tắc của họ. Vì vậy họ hỏi Chúa một câu: “Trong ngày Sabát có được phép chữa bệnh hay không?” Chúa Giêsu thừa biết câu hỏi đó có ý gì, Ngài biết rằng ngoại trừ trường hợp nguy hiểm đến tính mạng, việc chữa bệnh bị cấm, vì nó được kể là một việc làm. Nhưng Chúa Giêsu vô cùng khôn ngoan, nếu họ muốn tranh luận về Luật, Ngài vẫn sẵn sàng đương đầu với họ ngay trên phần đất của họ. Ngài đáp: “Hãy cho ta biết nếu người nào ở đây có một con chiên bị té xuống hố trong ngày Sabát thì có đi ra kéo nó lên không?” Thật ra đây là một trường hợp mà Luật có dự liệu, nếu có một con thú sa xuống hô" trong ngày Sabát thì luật định cho phép mang thức ăn cho nó và tìm mọi cách giúp nó, Chúa Giêsu phán: “Vậy thì trong ngày Sabát người ta được phép làm lành, mà nếu được phép làm việc lành cho con chiên, thì làm cho con người lại càng hợp pháp, vì con người quí trọng hơn con vật”. Chúa Giêsu đã đảo ngược chiều suy luận, Ngài biện luận rằng “Nếu làm điều lành trong ngày Sabát là đúng, thì khước từ làm điều lành là ác”. Nguyên tắc căn bản của Chúa Giêsu là không có thì giờ nào là quá thiêng liêng, quí báu đến nỗi không sử dụng để giúp đỡ người đồng loại đang cần đến mình được. Chúa không đoán xét chúng ta theo số những buổi chúng ta tham dự ở nhà thờ hoặc theo số đoạn Kinh Thánh chúng ta đã đọc, hay số giờ chúng ta cầu nguyện, nhưng theo số người chúng ta đã giúp đỡ khi họ cần đến chúng ta và kêu chúng ta cứu. Những kinh sư và Pharisêu lúc ấy đành nín thinh, và chính những lý lẽ của họ đã quật ngược lại họ.
14 WILIIAM BARCLAY
iZ,V-14
Đoạn Chúa Giêsu chữa lành người bệnh. Khi chữa lành cho anh ta Ngài đã ban cho anh ta ba điều:
1. Ngài ban lại cho anh sức khỏe. Chúa Giêsu rất quan tâm đến sức khỏe con người. Paul Tournier trong tác phẩm có tựa đề: Sách Ghi Ca Bệnh của Bác Sĩ, đã đưa ra một số vấn đề lớn về Chúa và về sự chữa bệnh. Giáo sư Courvoisier viết rằng nghề nghiệp bác sĩ là “một chức vụ cho những người được kêu gọi, những người nhờ học hỏi và năng khiếu tự nhiên thiên phú, có thể chăm sóc và chữa trị cho người bệnh. Dù họ có biết hay không, dù họ có phải là tín đồ hay không, thì theo quan điểm Kitô giáo người thầy thuốc lành nghề như vậy là người đồng công với Chúa”. Bác sĩ Pouyanne nói rằng: “Sự đau ốm và sự chữa lành là hành động của ân sủng”. Alain Peưot viết rằng: “Bác sĩ là công cụ của lòng nhẫn nhục của Thiên Chúa. Thuốc men là sự ban phát ân sủng của Chúa, lòng nhân lành đã thương xót con người và cung ứng những phương cách trị liệu cho những hậu quả xấu xa của tội lỗi”. Calvin mô tả thuốc men là ơn ban từ Thiên Chúa. Chữa lành bệnh tật cho người ta tức là tiếp tay với Chúa. Chữa trị thân thể con người là một công tác Chúa giao, cũng như việc chữa lành linh hồn con người; vì vậy khi thầy thuốc hành nghề, ông là tôi tớ của Chúa.
2. Ban lại cho anh sức khỏe, Chúa Giêsu cũng ban lại cho anh việc làm. Người không có việc làm mới chỉ là một nửa con người. Trong công việc, người ta tìm thấy chính mình và sự thỏa lòng. Phải ở không từ năm này qua năm khác còn khó chịu hơn là bị đau đớn thể xác. Nếu có việc làm thì nỗi buồn sẽ nguôi dịu, ít nữa cũng bớt đi phần nào cay đắng. Một trong những điều lớn nhất mà ta có thể làm cho người khác là đem việc làm lại cho họ.
3. Vì Chúa đã ban cho anh sức khỏe và việc làm, Ngài cũng ban lại cho anh sự tự trọng. Chúng ta cũng nên thêm vào đây một phúc lành nữa. Phúc cho người nào trả lại sự tự trọng cho chúng ta, một con người được trở thành người khi anh có thể đứng trên chân mình và dùng đôi tay để đối diện với cuộc sống, tự lo liệu lấy những nhu cầu của riêng mình, của những người thân thuộc mình.
Chúng ta đã gọi câu chuyện trên là khủng hoảng vì cuối cùng các Pharisêu và kinh sư đi ra ngoài, bắt đầu âm mưu giết Chúa Giêsu, Ngài bị họ cho là nguy hiểm. Lắm khi bắt bớ inột ngưừi nào
x/,,1 J-Z1
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​15
lại là cách đề cao họ. Điều ấy chứng tỏ rằng người ấy không chỉ là kẻ nguy hiểm mà còn là một người có nhiều ảnh hưởng. Hành động của Pharisêu và kinh sư là thước đo quyền năng của Chúa Giêsu. Kitô giáo chân chính có thể bị ghen ghét, nhưng không bao giờ có thể bị xem thường.
Những Đặc Tính của Một Tôi Tớ Chúa
Mátthêu 12,15-21
15 Biết vậy, Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết.16 Người còn cấm họ không được tiết lộ Người là ai. 17 Như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia đã nói:
18 ‘Đây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người. Ta cho Thần Khí Ta ngự trên Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân.19 Người sẽ không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường. 20 Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng, 21 và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Người.
Có hai điều Chúa Giêsu cho thấy rằng Ngài không bao giờ lẫn lộn sự liều lĩnh và lòng can đảm. Thứ nhất, Ngài rút lui vì giờ chạm trán chưa tới. Ngài còn nhiều việc phải làm trước khi thọ hình trên thập giá. Thứ hai, Ngài cấm họ quảng bá về Ngài. Ngài biết rõ có bao nhiêu Mêsia giả đã nổi lên, Ngài biết rõ dân chúng dễ bị kích động như thế nào. Nếu thiên hạ loan truyền rằng có một người có quyền phép phi thường đã xuất hiện, thì chắc chắn một cuộc nổi dậy chính trị sẽ bộc phát, nhiều người sẽ mất mạng thê thảm và oan uổng. Ngài phải dạy cho họ biết ý nghĩa của sứ vụ Mêsia không phải là đầy quyền lực hủy phá nhưng là một chức vụ hy sinh, không phải là ngai vàng, bèn là thập giá, trước khi người ta có thể đồn ra sự thật về Ngài.
Mátthêu đã trích dẫn Isaia 42, 1-4 để tóm lược công việc của Chúa Giêsu. Câu này trích ra ở đây cũng hơi kỳ lạ vì trước hết đó là lời tiên tri về Siru vua Ba Tư (Is 45,1). Nguyên ý của đoạn trích
16 VVILIIAM BARCLAY
dẫn là thế này: Vua Siru đang tiến quân đi chinh phục, vị tiên tri nhìn biết những cuộc chinh phục này nằm trong chương trình đã định của Chúa. Siru, vua Ba Tư, là một nhà chinh phục hiền hòa. Mặc dù những lời tiên tri đó, vốn nói về Siru, nhưng nó đã ứng nghiệm trọn vẹn hiển nhiên trong Chúa Giêsu. Đã một thời vua Ba Tư làm bá chủ thế giới phương Đông. Nhưng vị minh chủ đích thực của cả thế giới chính là Chúa Giêsu. Sau đây chúng ta xem Chúa Giêsu đã làm ứng nghiệm trọn vẹn lời tiên tri này của Isaia như thế nào.
1. Chúa Giêsu đến để rao giảng sự công chính và đem sự công chính đến cho loài người. Người Hy Lạp định nghĩa sự công chính là thực hiện nghĩa vụ chính đáng của mình đối với Chúa và loài người. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy phải sống như thế nào để cả Chúa và con người đều nhận được vị trí thích đáng trong đời sống chúng ta. Ngài cho chúng ta biết phải đối xử với Thiên Chúa và với loài người ra sao.
2. Ngài không cãi lẫy, không kêu la và cũng không nghe thấy tiếng Ngài ngoài đường. Chữ “kêu la” là chữ dùng để chỉ tiếng chó sủa, tiếng quạ kêu, tiếng la lối của người say rượu, tiếng thính giả phản đối trong rạp hát. Nghĩa là Chúa Giêsu sẽ không la lối với con người. Chúng ta ai cũng biết những cuộc cãi vã giữa các phe phái đối lập, bên nào cũng cố trấn áp đối phương. Những cuộc tranh cãi hằn học giữa các nhà thần học đã là một tấn thảm kịch trong Hội Thánh. Sự chống đối om sòm giữa các chính khách và các hệ tư tưởng. Còn trong Chúa Giêsu có sự yên lặng, sự trầm tĩnh hoàn toàn của một người chinh phục kẻ khác bằng tình yêu chứ không bằng lời lẽ tranh cãi hơn thua.
3. “Người sẽ chẳng bẻ gẫy cây sậy đã dập, chẳng tắt ngọn đèn còn khói”. Cây sậy có thể bị dập đi và khó đứng thẳng lại được, tim bấc đèn có thể lịm đi và ánh sáng chỉ còn chập chờn. Lời chứng của một người có thể bị lung lay, yếu ớt, ánh sáng đời người có thể chỉ là một ngọn đèn leo lét chứ không phải ngọn lửa bùng cháy, nhưng Chúa Giêsu đến không phải để làm nản lòng người ta mà để khích lệ. Ngài không đến để khinh khi những người yếu đuôi nhưng để cảm thông với họ. Ngài không đến để dập tắt ngọn lửa sắp tàn, nhưng để khơi cho nó bùng cháy sáng tỏ
iz,,z.z,-z.y
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​17
lên. Điều vô cùng quí báu về Chúa Giêsu là Ngài làm phấn khởi chứ không làm nản lòng.
4. Trong Ngài, người ngoại có được hi vọng. Chúa Giêsu đến trần gian mang theo lời mời gọi tất cả mọi người đến chia sẻ, tiếp nhận tình yêu của Thiên Chúa. Trong Ngài, tình yêu của Thiên Chúa được đem đến cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
Hệ Thông Phòng Ngự của Satan Bị Phá Vỡ
Mátthêu 12,22-29
22 Bấy giờ họ đem đến cho Đức Giêsu một người bị quỷ ám vừa mù lại vừa câm. Người chữa anh ta, khiến anh nói và thấy được. 23 Tất cả dân chúng đều sửng sốt và nói: “Ông này chẳng phải là Con vua Đavít sao?” 24 Nghe vậy, những người Pharisêu nói rằng “Ông này trừ được quỷ chỉ là nhờ dựa thế quỷ vương Bêendêbun
25 Biết ý nghĩ của họ, Đức Giêsu nói: “Bất cứ nước nào tự chia rẽ, thì sẽ điêu tàn. Bất cứ thành nào hay nhà nào tự chia rẽ, thì sẽ không tồn tại.26 Nếu Xatan trừXatan, thì Xatan tự chia rẽ: nước nó tồn tại sao được? 27 Nếu tôi dựa thếBêendê-bun mà trừ quỷ, thì đệ tử các ông dựa thế ai mà trừ? Bởi vậy, chính họ sẽ xét xử các ông. 28 Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông.
29 “Làm sao người ta có thể vào nhà một kẻ mạnh và cướp của được, nếu không trói kẻ mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà no?”
Chúa Giêsu đã chữa lành người câm và mù mà người ta cho là do quỷ ám, khiến dân chúng hết sức kinh ngạc. Họ bắt đầu tự hỏi phải chăng người này chính là con Đavít, như lời hứa cho họ từ lâu và họ đã hằng trông đợi; phải chăng đây là Chúa Cứu Thế vĩ đại, là nhà giải phóng, là Đấng phải đến? Họ nghi ngờ vì trong thực tê Chúa Giêsu không như hình ảnh con Đavít mà họ học biết và quan niệm lâu nay. Đây không phải là vị hoàng tử xa giá vinh qui, không có tiếng gươm đao rổn rang với quan quân cờ xí, tiền hô hậu ủng, không có cờ bay trống giục kêu gọi người ta đánh nhaú. Đây chỉ là một người thợ mộc đơn sơ ở Galilê, ăn nói thật
18 WILIIAM BARCLAY
iz,zz-zy
khôn ngoan trong sáng, có đôi mắt thật nhân từ và đôi tay quyền năng kỳ diệu. Đám đông không thể hiểu Chúa Giêsu vì vẻ nhu mì hiền hậu của Ngài không giống chút nào với hình ảnh uy nghi lẫm liệt mà họ hằng mong đợi.
Kinh sư và Pharisêu lúc nào cũng lườm lườm theo dõi. Họ đã có cách giải thích vấn đề: Chúa Giêsu đã đuổi được quỷ vì Ngài liên minh với quỷ vương. Chúa Giêsu đáp lại lời cáo giác đó bằng ba lý lẽ làm họ cứng miệng.
1. Nếu Ngài nhờ quỷ vương để trừ quỷ thì nước của nó đã bất ổn, bị phân hóa. Nếu thật quỷ vương dùng quyền phép của nó để tiêu diệt chính vây cánh của nó thì nước nó đã có nội chiến, không thể nào tồn tại được. Một nhà hay một thành chia rẽ, xâu xé nhau thì không thể nào mạnh được. Chia rẽ nội bộ là làm suy kiệt sức lực. Dù cho các kinh sư và Pharisêu nói đúng đi nữa thì theo lập luận này, ngày tàn của Satan cũng đã đến rồi.
2. Chúng ta sẽ đề cập đến lý lẽ thứ ba của Chúa trong phần này, còn lý lẽ thứ nhì có nhiều điều cần nói nên sẽ nghiên cứu riêng. Chúa Giêsu phán: “Nếu ta trừ quỷ và các ngươi không thể chối cãi được thì điều đó có nghĩa là ta đã xâm nhập lãnh địa của Satan và như thế ta giống như tay trộm vào nhà Satan lấy của cải nó. Ai cũng biết, muốn xâm nhập nhà một người mạnh, trước hết phải làm sao trói hắn lại cho hắn không cựa quậy được. Ớ đây rõ ràng ta đã xâm nhập được lãnh địa của Satan, điều đó chứng tỏ Satan đã bị trói và vô phương chống cự”. Bức tranh về việc trói người mạnh bạo được lấy trong Isaia 49,24.
Lập luận này gợi ra một thắc mắc: người mạnh sức đã bị trói khi nào? Quỷ vương bị xiềng khi nào mà để Chúa Giêsu có thể chọc thủng phòng tuyến của nó? Có lẽ ta không thể trả lời chính xác câu hỏi này được, nhưng nếu có thì câu trả lời đó phải là: Satan đã bị trói khi Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa.
Nhiều khi một đội quân không hoàn toàn bị loại khỏi vòng chiến nhưng nó đã bị một thất bại chua cay đến nỗi tiềm lực chiến đấu không còn như trước nữa. Nó đã bị tổn thất quá lớn, lòng tự tin đã bị lung lay đến nỗi nó không còn duy trì được sức mạnh như trước nữa. Khi Chúa Giêsu đối diện với kẻ cám dỗ trong hoang địa và chiến thắng nó thì đó là một biến cố đặc biệt. Lần đầu tiên
IZ, ¿¿-29
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​19
Satan mới thấy một người mà tất cả mọi mưu chước của nó có thể triệt hạ được. Từ đó trở đi quyền lực Satan không còn như trước nữa. Nó không còn là thế lực tối tăm bách chiến bách thắng nữa, thế lực tội lỗi đã bị đánh bại, hệ thống phòng ngự bị phá vỡ, kẻ thù chưa bị triệt hạ nhưng thế lực của nó không thể nào còn được như xưa, và Chúa Giêsu có thể giúp cho mọi người chiến thắng như chính Ngài đã chiến thắng.
Những Thầy Pháp Do Thái
Mátthêu 12,22-29
3. Lý lẽ thứ hai của Chúa Giêsu mà chúng ta nghiên cứu ở đây
là chính người Do Thái cũng hành nghề đuổi quỷ và chữa bệnh.
Nếu Ngài đuổi quỷ nhờ quyền của quỷ vương thì chính họ cũng
nhờ quyền của quỷ vương vì họ trị bệnh tương tự và ít ra cũng có
lần đạt kết quả như vậy. Xem phong tục và những phương pháp
của các thầy pháp Do Thái, thật là những phương pháp trái ngược
hẳn với Chúa Giêsu. Josephus, một sử gia danh tiếng, nói rằng kho
tàng khôn ngoan của vua Salômôn cũng có cả quyền năng đuổi
quỷ, ông tả lại một trường hợp chính ông chứng kiến (Josephus,
Antiquities 8,2.5). Chúa cũng cho Salomon học được thuật đuổi
quỷ, vốn là một khoa học hữu ích và mang lại sức khỏe cho con
người. Ông đã đặt ra những thần chú làm giảm được tật bệnh. Ông
cũng lưu truyền một phương pháp trừ quỷ có thể đuổi được tà ma
đến nỗi chúng không trở lại nữa. Phương pháp trị bệnh này vẫn
công hiệu cho tới bây giờ, vì tôi đã chứng kiến một người ở xứ tôi
tên Eleazar đuổi quỷ ra khỏi những người bị quỷ ám trước sự hiện
diện của hoàng đế Vespasian, các hoàng tử, các tướng lãnh và cả
đám đông binh sĩ. Ông ta đã làm theo cách này: ông đặt một cái
vòng có một rễ cây, một trong những loại rễ mà Salomon có nói
tới, vào trong lỗ mũi của người bị quỷ ám, sau đó ông kéo tà ma
ra khỏi lỗ mũi của ông ta, lập tức người đàn ông ngã xuống, ông
ta truyền cho quỷ không nhập lại vào anh ta nữa bằng cách đọc
thần chú Salomon. Để cho khán giả tin và để chứng minh quyền
1 1​9​A​​ A​ 1​//​A, / • 1 A 4 J A​\​1​^​_​1_​1​9​1​A​,
lực của ông, ông lấy một
ngược cái chậu lên để cho
Việc làm này chứng tỏ s
ái chậu dây ngóe và'ra "lệnh
:ho quỷ lật
.ỏi ậgười bệnh.
Salomón
20 WILIIAM BARCLAY
Đây là phương pháp của người Do Thái, nó hoàn toàn là ma thuật phù phép, trái với những lời trong sáng êm đềm đầy quyền năng của Chúa Giêsu.
Josephus cũng cho biết thêm cách thức làm việc của các phù thủy Do Thái. Có một loại rễ cây nào đó được dùng rất nhiều trong việc đuổi quỷ. Ông mô tả như sau: “Trong thung lũng Macherus có một loại rễ cây cũng có tên như vậy, màu của nó giống như màu ngọn lửa và về chiều nó phát ra tia sáng như chớp; không dễ gì lấy loại rễ đó được, vì mỗi lần lấy là nó vuột khỏi tay người ta. Muốn lấy cho êm thắm thì phải tưới nước tiểu đàn bà hay huyết kinh nguyệt lên nó. Mà dù có làm như thế đi nữa, người nào đụng tay đến nó vẫn chết vì vậy phải tìm cách treo thòng đầu nó xuống rồi mới mang đi. Người ta có thể lấy nó bằng cách khác không nguy hiểm: Họ đào một cái rãnh chung quanh rễ, túm dần vào cho đến khi gần sát rễ thì cột một con chó vào đó. Khi con chó cô" vùng vẫy chạy theo người cột nó, cái rễ bị trốc lên, tức thì con chó chết ngay, nó chết thế mạng cho người mang khúc rễ đi. Sau đó họ có thể cầm cái rễ trên tay mà không còn sợ gì. Chịu bao nhiêu vât vả khó khăn như thế để lấy được cái rễ, chỉ nhằm một công dụng của nó là đem nó đến cho người bệnh thì nó đuổi được tà ma, quỷ ám khỏi người đó” (Josephus, Wars of The Jews 7, 6). Cách chữa bằng bùa chú của những thầy phù thủy Do Thái thật khác xa so với lời đầy quyền năng của Chúa.
Chúng ta có thể đưa ra một ví dụ nữa về sự đuổi quỷ của người Do Thái ở trong sách Tobit. Tobit được thiên thần báo rằng: anh sẽ cưới Sara, con gái của Raguel. Cô này đẹp và có của hồi môn rất lớn. Chính Sara thì tốt, nhưng nàng đã lấy bảy đời chồng mà ai cũng chết ngay trong đêm tân hôn, vì có một ác quỷ yêu nàng nên không cho ai đến gần nàng, Tobit run sợ nhưng Thiên Thần bảo anh ta bỏ trên đó một ít tim và gan cá rồi đốt lên thành khói, ác quỷ sẽ ngửi thấy mùi đó, nó sẽ chạy trốn và không bao giờ trở lại” (Tb 6,16), Tobit làm theo và ác quỷ biến mất luôn (Tb 8,1-4).
Đó là những việc của các thầy phù thủy thường làm, chúng chỉ là biểu tượng. Loài người mưu tìm sự giải phóng khỏi tội ác và buồn khổ bằng ảo thuật, bùa ếm, thần chú. Có thể những điều này đôi khi cũng cho người ta đỡ được ít nhiều. Nhưng chỉ trong Chúa Giêsu mới có lời đầy quyền lực trong sáng của Thiên Chúa
IZ,ÌU
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2 21
để mang lại cho con người sự giải phóng toàn diện mà họ đã tìm kiếm cách tuyệt vọng trước khi Ngài đến.
Một trong những điều lý thú nhất trong cả đoạn này là lời Chúa Giêsu: “Nếu ta cậy dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi” (c.28). Dấu hiệu cho biết Nước Trời đã đến không phải là những nhà thờ đông đúc và những buổi đọc kinh đông đảo, nhưng chính là sự đánh tan nỗi khổ đau của con người.
Không Thể Trung Lập
Mátthêu 12,30
30 “Ai không đì với tôi, là chống lại tôi; và ai không cùng tôi thu góp, là phân tán.
Hình ảnh của sự thu góp và sự tan rã trong câu nói này của Chúa Giêsu có thể phát xuất từ hai bối cảnh. Có thể đó là hình ảnh của gặt lúa. Người nào không dự phần gặt hái thì cũng chỉ như vãi lúa để nó bay mất theo gió. Đó cũng có thể là hình ảnh chăn cừu. Người chăn nào không gìn giữ đàn cừu an toàn là xô chúng vào chỗ nguy hiểm, không mang chúng vào chuồng là đẩy chúng ra nơi đồi núi hiểm nghèo và bất trắc.
Trong câu nói sắc bén này, Chúa Giêsu xác định tính cách bất khả trung lập. W.C. Allen viết: “Trong trận chiến chông lại những phòng tuyến của Satan, chỉ có hai phe: theo Chúa Kitô hoặc chống lại Ngài, thông hiệp với Ngài hoặc là tan tác với Satan”. Sự suy diễn một cách đơn giản và đem câu này áp dụng cho chúng ta và Hội Thánh thì có thể nói rằng: Nếu sự có mặt của chúng ta không làm vững mạnh Hội Thánh thì sự vắng mặt của chúng ta lại làm suy yếu Hội Thánh. Không có chỗ lưng chừng. Trong mọi sự trên đời, người ta phải chọn chỗ đứng của mình. Không chịu chọn lựa, đình chỉ hành động, chẳng phải ỉà lối thoát đâu, vì thật ra từ chối không ủng hộ bên này tức là hỗ trợ bên kia rồi. Có ba điều khiến chúng ta ưa tìm thế trung lập bất khả thi này:
1. Bản chất lười biếng của con người. Rất nhiều người chỉ muốn một điều duy nhất là được yên thân, họ tự động rút khỏi mọi việc rắc rối, ngay cả lựa chọn cũng là việc rắc rối đối với họ.
22 WILIIAM BARCLAY
2. Bản chất hèn nhát tự nhiên của con người. Có những người từ chối đạo Chúa vì trong thâm tâm, họ sợ phải giữ lập trường mà Kitô giáo đòi hỏi. Trở ngại chính của họ là sợ những điều người ta sẽ nghĩ, sẽ nói về mình. Tiếng nói của người chung quanh lấn át tiếng nói của Chúa trong họ.
3. Bản chất nhu nhược của con người. Hầu hết mọi người thích an thân hơn là mạo hiểm. Càng lớn tuổi người ta lại càng thích an thân hơn. Tiếng gọi thách thức nào cũng đòi hỏi dấn thân. Chúa Kitô đến cùng chúng ta với một thách thức, nhưng nhiều khi chúng ta thà ngồi không, hưởng thụ ích kỷ hơn là dấn thân hoạt động cho Ngài.
Câu nói của Chúa Giêsu: “Ai không đi với tôi là chống lại tôi” làm nảy sinh một vấn đề là cả Máccô và Luca đều chép một câu ngược lại: Câu “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,40; Lc 9,50). Dù vậy hai câu nói này không mâu thuẫn như chúng ta tưởng, cần lưu ý là Chúa Giêsu nói câu thứ hai khi môn đệ Ngài đến và nói với Ngài rằng họ đã ngăn không cho một người nhân danh Ngài để trừ quỷ, vì người đó không thuộc nhóm của họ. Chúa đã đưa ra cho họ một nhận định thật sáng suốt. “Người nào không ở với Ta là nghịch cùng Ta” là trắc nghiệm mỗi chúng ta phải áp dụng cho chính mình. Tôi có thật ở về phe của Chúa hay tôi đang cố lẩn tránh, suốt đời trong tình trạng trung lập hèn nhát?
“Hễ ai không nghịch với Ta là thuộc về Ta ” là một trắc nghiệm chúng ta có thể áp dụng cho người khác. Tôi có lòng khoan dung không? Tôi có lên án những ai không cùng một quan điểm thần học, không thờ phượng theo cùng một nghi thức và đồng một ý kiến với tôi không? Tôi có đang giới hạn Nước Thiên Đàng cho những người có đồng một suy nghĩ với tôi không?
Câu nói trong đoạn này là một thách thức và là một bài trắc nghiệm cho mình. Câu nói trong Máccô và Luca là để áp dụng cho người khác vì chúng ta phải phê phán mình cách nghiêm khắc và phê phán người khác với lòng khoan dung.
Tội Không Thể Tha Thứ Được
Mátthêu 12,31-33
31 Vì thế, tôi nói cho các ông hay: mọi tội lỗi và lời phạm thượng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha. 32 Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.
33 “Cây mà tốt thì quả cũng tốt; cây mà sâu thì quả cũng sâu, vì xem quả thì biết cây.
Thật là một điều kinh ngạc khi Chúa Giêsu, Chúa Cứu Thế của nhân loại, lại nói về một tội không thể tha thứ được. Đáng kinh ngạc đến nỗi có một số người muốn loại bỏ ý nghĩa khẳng định sắc bén của nó. Một số người biện luận rằng đây là một lối nói điển hình theo cách diễn tả linh hoạt của Phương Đông, ví dụ như khi Chúa Giêsu nói một người phải ghét cha mẹ mình để trở nên môn đệ Chúa và cho rằng không nên hiểu câu ấy theo nghĩa đen cứng nhắc mà nên hiểu rằng tội chông lại Thánh Thần là một tội vô cùng lớn. Để ủng hộ quan niệm trên, người ta trưng dẫn một vài đoạn Cựu Ước: “Nhưng nếu có ai cố ý phạm tội, hoặc là người bản xứ hay khách ngoại, thì ai đó khinh bỉ Đức Chúa, người đó sẽ bị truất khỏi dân mình, vì người đó khinh bỉ Đức Chúa và trái lệnh của Ngài, tội gian ác người đó đổ lại trên mình” (Ds 15,30-31). “Bởi đó ta thề cùng nhà Hêli rằng tội phạm của nhà ấy sẻ chẳng hề chuộc được, hoặc bởi hy tế hay của lễ chay” (lSrn 3,14), “Vả, Đức Chúa tỏ mình trong tai tôi rằng: Tội ấy sẽ chẳng hề được tha cho các ngươi cho đến giờ các ngươi chết, Chúa là Đức Chúa vạn quân phán vậy” (Is 22,14).
Người ta nói rằng những câu trích dẫn trên đây nói về cùng một điều như Chúa Giêsu nói, và chúng chỉ nhấn mạnh đến tính chất nghiêm trọng và khủng khiếp của tội lỗi đang đề cập mà thôi. Chúng ta chỉ có thể nói rằng những câu trích dẫn trong Cựu Ước này không có chung một giọng điệu và cũng không tạo ra cùng một ấn tượng. Chúng ta cảm thấy có một cái gì nghiêm trọng hơn nhiều khi chính môi miệng của Đấng vốn là hiện thân tình yêu của Thiên Chúa lại nói về một tội không thể tha thứ được.
24 WILIIAM BARCLAY
1Z,.310:>
CÓ một phần trong câu nói này của Chúa Giêsu rõ ràng là khó hiểu. Nếu đúng Chúa Giêsu nói phạm tội cùng Con Người có thể tha thứ được còn tội nghịch lại Thánh Thần thì không thể tha thứ được thì quả là thật khó hiểu. Mátthêu đã nói rằng Chúa Giêsu là tiêu chuẩn của mọi chân lý (Mt 10,32.33) và khó nhận định được hai tội đó khác nhau như thế nào.
Có thể có một sự hiểu lầm về những điều Chúa Giêsu nói. Chúng ta đã biết (trong Mt 12,1-8), chữ “con người” (son of man) chỉ có nghĩa là một người và người Do Thái dùng chữ này khi họ muốn nói đến người nào. Khi chúng ta nói có một người... thì các Pharisêu sẽ nói là: “Có một con người...” Có thể Chúa Giêsu nói: “Nếu ai nói phạm đến một người thì sẽ được tha, nhưng nếu ai nói một lời phạm đến Thánh Thần thì sẽ chẳng được tha”.
Chúng ta có thể hiểu lầm lời của một con người làm sứ giả của Thiên Chúa nhưng chúng ta không thể hiểu lầm - ngoại trừ cố ý - khi Thiên Chúa phán với chúng ta qua Thánh Thần. Một sứ giả phàm nhân luôn luôn dễ gây ngộ nhận nhưng sứ giả cõi trời phán bảo rất minh bạch đến nỗi chỉ có kẻ nào cố tình mới hiểu sai lệch mà thôi. Chắc chắn phần này sẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta xem sự khác biệt giữa hai tội này là: một tội nghịch với con người làm sứ giả của Thiên Chúa, tuy nghiêm trọng nhưng không phải là không tha thứ được, và một tội nghịch với sứ giả cõi trời của Thiên Chúa là điều hoàn toàn cố ý và như chúng ta sẽ thấy, cuối cùng nó dẫn đến chỗ không thể tha thứ được.
Mất Khả Năng Nhận Thức Mátthêu 12,31-33
Chúng ta hãy cố tìm hiểu Chúa Giêsu muốn nói gì khi Ngài đề cập tội chống lại Thánh Thần. Chúng ta phải nắm vững một sự kiện là Chúa Giêsu nói về Thánh Thần theo ý nghĩa đầy đủ của từ ngữ trong Kitô giáo. Phải đợi đến Lễ Ngũ Tuần Thánh Thần mới xuống trên con người với tất cả ánh sáng quyền năng và sự đầy tràn của Ngài. Vì vậy phải giải thích điều này theo quan niệm về Thánh Thần của người Do Thái.
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​25
Theo người Do Thái, Thánh Thần có hai nhiệm vụ chính. Thứ nhất, Ngài mang chân lý của Thiên Chúa đến cho loài người. Thánh Thần là công cụ của Thiên Chúa trong việc mặc khải. Thứ hai, Thánh Thần giúp chúng ta nhận biết và am hiểu chân lý đó khi họ nhìn thấy. Thánh Thần được Thiên Chúa dùng soi sáng tâm trí con người. Vì vậy, theo người Do Thái, con người cần Thánh Thần để tiếp nhận cũng như để hiểu biết chân lý của Thiên Chúa. Nói một cách khác là trong con người có một khả năng do Thánh Thần ban để có thể nhận biết điều thiện và chân lý khi gặp.
Bây giờ chúng ta sang bước thứ hai để thử tìm hiểu Chúa muốn nói gì. Con người có thể đánh mất bất kỳ khả năng nào nếu không chịu sử dụng nó. Điều này đúng trong bất cứ lãnh vực nào của đời sông, về thể lực, nếu một người ngưng cử động và luyện tập, các bắp thịt sẽ teo lại không sử dụng được, điều này cũng đúng về phương diện trí năng. Nhiều người lúc còn đi học thâu nhận được một số kiến thức, ví dụ Latinh, tiếng Pháp hay âm nhạc, nhưng chẳng bao lâu sự hiểu biết ấy không còn vì họ không chịu ôn luyện và sử dụng đến. Điều đó cũng đúng với mọi loại cảm giác và nhận thức, một người có thể đánh mất hết khả năng thưởng thức loại nhạc có giá trị nếu cứ nghe mãi thứ nhạc rẻ tiền, anh có thể đánh mất khả năng đọc loại sách có giá trị nếu cứ đọc mãi những sản phẩm chạy theo thị hiếu; anh có thể đánh mất khả năng nhận thức các thú vui thanh cao lành mạnh, nếu cứ miệt mài trong những lạc thú hạ cấp bẩn thỉu.
Vì vậy một người có thể đánh giá khả năng nhận biết điều thiện và chân lý. Nếu anh cứ nhắm mắt bịt tai đôì với đạo Chúa để theo đường riêng của mình, nếu anh cứ khước từ không nghe theo sự hướng dẫn của Chúa đang ban cho anh, nếu anh cứ quay lưng với sứ điệp Chúa gửi đến anh, nếu anh cứ ưa thích ý riêng của mình hơn là ý Chúa đang lên tiếng trong tâm trí anh, thì rốt cục anh sẽ đi đến giai đoạn ưa thích ý của mình hơn là những ý tốt lành của Chúa, không còn nhận thức được chân lý, vẻ đẹp, và sự tốt lành của Chúa nữa khi anh thấy chúng. Anh sẽ đến một giai đoạn nhận thấy sự gian ác của mình dường như tốt đẹp còn sự tốt lành của Chúa lại có vẻ xấu xa. Đó chính là tình trạng đã đến với các Pharisêu và các kinh sư. Từ lâu họ đã trở thành đui và điếc đốì với bàn tay hướng dẫn và sự nhắc nhở của Thánh Thần. Họ cứ mải
ZÒ WILIIAM BARCLAY
miết đi theo đường riêng của mình đến nỗi họ không còn nhận biết được chân lý và sự tốt lành của Chúa khi những điều đó đến với họ. Họ có thể nhìn hiện thân của sự thiện lại bảo đó là hiện thân của sự ác. Họ nhìn vào Con Chúa và gọi Ngài là đồng bọn với ma quỷ. Tội chống lại Thánh Thần là tội cứ luôn luôn khăng khăng khước từ ý của Chúa đến nỗi cuối cùng, khi ý ấy được bày ra thật đầy đủ thì cũng không thể nhận ra được.
Tại sao tội đó không thể tha thứ được? Nó khác với những tội khác như thế nào? Câu trả lời thật đơn giản: khi một người đến giai đoạn đó thì không thể hoán cải nữa. Nếu một người không thể nhận biết điều thiện khi nhìn thấy nó thì không thể nào ao ước được điều thiện được. Nếu một người không thể nhận biết điều ác là ác thì không thể hối hận về điều ác, không khinh ghét cũng như không muốn từ bỏ nó. Nếu anh ta không thể yêu điều thiện, ghét điều ác thì không thể hoán cải. Nếu anh ta không ăn năn thì không thể được tha thứ vì ăn năn là điều kiện duy nhất để được tha thứ.
Ta sẽ bớt băn khoăn hơn khi nhận thức rằng một người không thể phạm tội nghịch với Thánh Thần nếu người ấy biết lo sợ mình phạm tội, vì tội phạm đến Thánh Thần thật ra chính là sự đánh mất mọi nhận thức về tội lỗi.
Pharisêu và kinh sư đã đi đến tình trạng này. Từ lâu họ cô" tình giả đui, giả điếc với Chúa đến nỗi mất hết khả năng nhận biết Chúa khi họ đối diện với Ngài. Không phải Chúa đã đóng cửa để họ bên ngoài hay xô đuổi họ ra khỏi vòng rào tha thứ, nhưng họ đã tự đứng ngoài. Bao năm chông lại Chúa đã làm họ trở nên như thế.
Đây là một lời cảnh báo nghiêm trọng. Chúng ta phải gần gũi với Chúa Giêsu đêm ngày để cảm quan bén nhạy của chúng ta không bao giờ cùn nhụt, để sự hiểu biết của chúng ta không hề bị lu mờ, để lỗ tai của chúng ta không bao giờ bị điếc. Đây là qui luật của đời sống. Chúng ta chỉ nghe được những gì chúng ta chịu lắng nghe và chỉ nghe được những gì thích hợp với thính giác chúng ta. Có một câu chuyện về một nông dân đến thăm một người bạn ở thành phô". Giữa tiếng xe cộ vọng qua cửa sổ, đột nhiên anh nói: “Nghe kìa!” Bạn anh hỏi “Gì thế?” Anh nông dân đáp: “Có một con châu chấu”. Qua năm tháng lắng nghe âm thanh đồng nội,
TIN MỮNG MÁTTHÊU - TẬP 2​27
tai anh đã điều chỉnh nhạy bén với những âm thanh mà tai người dân tỉnh thành không thể nghe được. Thả một đồng bạc rơi xuống đất, tiếng kêu của đồng bạc sẽ lọt ngay vào tai của người đúc tiền trong khi người nông dân có thể chẳng hề nghe thấy nó. Chỉ có người chuyên môn về chim mới luyện thính giác để phân biệt tiếng chim khi chúng cùng cất tiếng hót. Chỉ có nhà chuyên môn về âm nhạc mới có thể phân biệt được những nhạc cụ khác nhau trong ban hòa tấu và có thể nghe thấy một nốt sai từ một cây vĩ cầm nào đó.
Quy luật của đời sống là chúng ta chỉ nghe được những gì chúng ta đã luyện tập để nghe. Chúng ta phải lắng nghe Chúa mỗi ngày, để tiếng phán dạy của Chúa không bị yếu ớt dần đến độ chúng ta không còn nghe được gì nữa, nhưng càng ngày tiếng ấy càng rõ ràng hơn đến chừng nó trở thành một âm thanh nổi bật, đập mạnh vào thính giác của ta.
Chúa Giêsu kết luận rằng: “Nếu Ta đã làm việc lành thì các ngươi phải thừa nhận Ta là một người tốt. Nếu Ta làm một việc ác, thì các ngươi cứ cho Ta là người xấu. Các ngươi phân biệt được cây tốt xấu nhờ trái của nó, cũng biết được nhân cách của một người khi nhìn hành động của họ”. Nhưng nếu tâm linh người ta đã thành mù lòa đến nỗi không thể nhận biết dược điều lành của Chúa thì sao?
Lời Nói Và Tấm Lòng
Mátthêu 12,34-37
34 Loài rắn độc kia, xẩu như các người, thì làm sao nói điều tốt được? Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra. 35 Người tốt thì rút cái tốt từ kho tàng tốt của mình; kẻ xấu thì rút cái xấu từ kho tàng xấu của mình. 36 Tôi nói cho các người hay: đến Ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích mình đã nói. 37 Vì nhờ lời nói của anh mà anh sẽ được trắng án; và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án
Một thắc mắc nhỏ là tại sao Chúa Giêsu đề cập về trách nhiệm nặng nề của lời nói ở đây. Kinh sư và Pharisêu đã phát ngôn những lời khủng khiếp nhất. Họ đã nhìn Con Thiên Chúa và
gọi Ngài là đồng minh của quỷ. Lời đó thật kinh khủng nên Chúa Giêsu đã đưa ra hai qui luật:
1. Ta có thể nhìn biết tấm lòng của con người qua lời nói của họ. Ngày xưa Menander, một kịch gia Hy Lạp có nói: “Nhân cách con người có thể biết được qua lời nói của họ”. Những gì ở trong lòng chỉ có thể bày tỏ ra qua môi miệng, một người chỉ có thể phát ngôn bằng môi miệng những điều đã có trong lòng. Hiển nhiên là không gì biểu lộ bản chất con người rõ ràng như lời nói. Chúng ta không cần nói chuyện thật lâu với một người mới khám phá ra đầu óc người đó là trong sáng hay bẩn thỉu. Chúng ta không cần phải nghe anh ta nói thật lâu mới biết anh ta có lòng tử tế nhân hậu hay tâm địa nham hiểm, chỉ trích, thiếu tình yêu thương. Chúng ta không cần phải nghe một người rao giảng, dạy dỗ hay diễn thuyết thật lâu mới biết được tâm trí người đó trong sáng minh mẫn hay lộn xộn phức tạp. Chúng ta luôn luôn biểu lộ con người mình qua lời nói.
2. Chúa Giêsu nói rằng người ta sẽ khai ra những lời hư không. Chữ “Hư không” trong nguyên bản aergos, chữ ergon trong Hy Lạp có nghĩa một việc làm, tiếp đầu chữ a có nghĩa là “không có gì”, chữ aergos dùng chỉ một cái không nhằm mang lại lợi ích gì cả. Người ta dùng chữ đó nói về một loại cây hoang, đất bỏ hoang, ngày Sabát khi không thể làm được công việc gì, một người ở không. Chúa Giêsu đang đề cập đến một điều rất đúng, có hai chân lý vĩ đại ở đây.
a. Những lời nói lúc vô tình, những lời nói thiếu suy nghĩ, và những lời nói buông ra không kiềm chế, sẽ chứng tỏ con người thật của mình. Như Plummer phát biểu “Lời nói cẩn thận có thể là một sự giả dối có tính toán”. Một người có ý tứ sẽ cẩn thận về những điều mình nói và cách nói, nhưng khi anh ta buông thả, không còn để ý điều minh nói thì lời nói sẽ bày tỏ cá tính của anh. Nói vậy, rất có thể những lời nói của một người trước công chúng thì hay đẹp, nhưng khi nói chuyện riêng thì lại lỗ mãng, tục tằn. Trước công chúng, anh ta ăn nói cẩn thận còn ở chốn riêng tư anh ta không còn canh phòng lời nói ra từ miệng mình. Một người lúc nóng giận, anh ta sẽ nói ra những điều anh ta thật sự suy nghĩ và những điều anh thường muốn nói nhưng vì dè giữ anh đã không nói ra. Nhiều người tỏ ra là một mẫu người dễ thương, lịch sự ở
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​29
chốn đông người, đang khi họ biết người ta để ý, nên thận trọng gìn giữ lời nói; nhưng ở nhà riêng thì anh ta điển hình của một người dễ nổi nóng. Cay cú, cộc cằn, chỉ trích hay phàn nàn, bởi vì lúc đó anh ta nghĩ là không cần phải gìn giữ vì có ai nghe thấy nữa đâu! Điều cần nhớ là lời nói bày tỏ con người thật của chúng ta là những lời chúng ta nói ra trong lúc không cảnh giác. Điều này khiến ta phải khiêm nhường và cảnh giác luôn.
b. Thường thường những lời này gây thương tổn nặng nề. Lúc đang nóng giận, một người có thể phát ngôn những điều không bao giờ nói ra lúc anh ta tự chủ được. Có thể sau đó anh ta nói rằng anh ta không có ý nói điều đó. Nhưng như thế cũng không làm anh ta hết trách nhiệm về những điều anh đã nói, và khi đã nói ra như vậy, nó thường để lại vết tích không có gì chữa lành được, dựng nên một hàng rào cản trở không có gì dẹp bỏ được. Trong lúc nghỉ xả hơi, một người có thể nói một chuyện tục tĩu đáng xấu hổ mà không bao giờ anh ta dám nói nơi hội trường; và điều đó có thể in vào ký ức người nghe và họ không bao giờ quên được. Pythagoras, triết gia Hy Lạp nói rằng: Thà ném một hòn đá may rủi còn hơn nói một lời may rủi”. Một khi đã nói ra những lời gây thương tổn, bẩn thỉu thì không gì có thể rút lại được và hễ nó lan tới đâu thì gây thiệt hại tới đó.
Chúng ta hãy xét lại chính mình, xét lại lời nói của mình, để có thể khám phá ra thực trạng của lòng mình. Hãy nhớ rằng Chúa không phán đoán chúng ta theo những lời chúng ta nói có ý tứ, cân nhắc cẩn thận, nhưng theo lời chúng ta nói khi không có gì kiềm chế và lúc những cảm xúc thật của lòng chúng ta thể hiện ra.
Dấu Lạ Duy Nhất
Mátthêu 12,38-42
38 Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pharisêu nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ 39 Người đáp: “Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giôna. 40 Quả thật, ông Giôna đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người củng sẽ ở trong lòng đất ba ngày
ba đêm như vậy. 41 Trong cuộc phán xét, dân thành Ninỉvê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khỉ nghe ông Giôna rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giôna nữa. 42 Trong cuộc phán xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với thế hệ này, và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomón; mà đây thì còn hơn vua Salomón nữa.
Phaolô nói trong 1 Côrintô 1,22: “Người Do Thái đòi dấu lạ”. Bản tính của người Do Thái là hay đòi dấu lạ, dấu lạ nơi những người tự nhận mình là sứ giả của Chúa. Chắc họ nói rằng: “Ông hãy chứng minh điều ông nói, hãy làm điều gì phi thường để chứng tỏ thẩm quyền của mình đi”. Edersheim trích một đoạn trong những câu chuyện về các rapbi Do Thái. Có một rapbi Do Thái được môn đệ hỏi lúc nào Đấng Mêsia đến, ông đáp “Tôi e các người cũng sẽ đòi tôi làm một dấu lạ”. Khi họ hứa họ sẽ không yêu cầu, thì ông nói rằng cửa thành Rôma sẽ sụp đổ và được xây lại, rồi lại sụp đổ nữa và sẽ không có thì giờ để xây lại nó nữa trước khi Con Vua Đavít đến. Nhưng rồi họ lại đòi hỏi ông cho xem một dấu lạ mặc dù ông đã ngừa trước. Họ đã được xem một dấu lạ, nước sông Banias biến thành máu. Một lần khác, một rapbi Do Thái tên Eliezer bị người ta hoài nghi về những lời giáo huấn của ông, ông đã phải làm một số dấu lạ. Trước hết, theo lời khấn niệm của ông, một cây me đã dời chỗ 50m, có người cho là 200m. Tiếp theo đó ông làm cho nước chảy ngược, những bức tường của học viện ngả về phía trước và chỉ dừng lại khi một rapbi Do Thái khác khấn niệm. Cuối cùng Eliezer kêu lên rằng “Nếu những điều ta dạy đúng là luật thì xin trời đất hãy chứng minh”. Một tiếng kêu từ trời nói rằng “Các người đã làm gì cho rapbi Eliezer? Lời giáo huấn của ta đúng như người dạy”. Đó là loại dấu lạ mà người Do Thái mong muốn. Họ làm vậy vì họ đã phạm một lỗi lầm căn bản, họ muốn nhìn thấy Chúa trong những gì phi thường. Họ quên rằng không bao giờ và không nơi nào Chúa bày tỏ Ngài thật đầy đủ, liên tục và gần gũi cho chúng ta hơn là trong mỗi công việc bình thường hàng ngày.
Chúa Giêsu gọi họ là dòng dõi gian ác và ngoại tình. Chữ ngoại tình không hiểu theo nghĩa đen, nó có nghĩa là sự bội đạo. Cựu Ước thường mô tả tương quan giữa Thiên Chúa và Do Thái
1Z,J8-4Z
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​3​1
như là liên hệ hôn nhân. Thiên Chúa là chồng của người Do Thái, dân Do Thái là vợ của Thiên Chúa. Vì vậy khi dân Do Thái không trung tín và san sẻ tình yêu của mình cho các thần tượng khác thì nước Do Thái bị lên án là phạm tội ngoại tình, gian dâm với các thần lạ. Giêrêmia 3,6-11 là một đoạn tiêu biểu, nói cả nước đã leo lên núi cao, đến dưới cây xanh mà hành dâm tại đó. Ngay khi dân Do Thái phản bội và bị Thiên Chúa từ bỏ, họ cũng không chịu cảnh tỉnh và vẫn tiếp tục hành dâm. Sự dâm loạn của họ làm ô uế đất, họ đã phạm tội gian dâm với đá và gỗ. Những lời ở đây mô tả một cái gì xấu xa hơn ngoại tình thể xác. Nó mô tả sự bất trung với Thiên Chúa.
Chúa Giêsu phán rằng dấu lạ duy nhất dành cho dân tộc này là dấu lạ ngôn sứ Giôna. Mátthêu nói rằng như Giôna đã ở trong bụng cá ba ngày ba đêm thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm. Chúng ta chú ý, đây không phải là câu trích lời Chúa Giêsu nói nhưng là diễn giải của Mátthêu. Khi Luca kể lại biến cố này (Le 11,29-32), ông không đề cập trước tí nào về việc Giôna ở trong bụng cá, ông chỉ nói Chúa Giêsu có phán rằng “Vì Giôna là một dấu lạ cho dân thành Ninivê thì cũng một thể ấy, Con Người sẽ là một dấu lạ cho dòng dõi này” (Le 11,30).
Điểm căn bản đốì với dân thành Ninivê, chính Giôna là dấu lạ của Thiên Chúa và lời nói của Giôna là sứ điệp của Ngài.
Chúa Giêsu nói: “Các ngươi đòi một dấu lạ, Ta chính là dấu lạ của Thiên Chúa, nhưng các ngươi đã không nhận biết được Ta. Dân thành Ninivê đã nhận biết sự cảnh cáo của Thiên Chúa bởi Giôna, nữ hoàng Sêba nhận biết sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong Salômôn. Còn Ta đã đến với các ngươi với sự khôn ngoan lớn hơn của Salômôn và với một sứ điệp trọng đại hơn của Giôna, nhưng các ngươi quá mù đến nỗi không thể thấy được chân lý, và quá điếc không nghe được lời cảnh cáo. Chính vì lý do đó, trong ngày phán xét, những người thời xưa đã nhận biêt Thiên Chúa sẽ làm chứng nghịch cùng các ngươi là những kẻ có cơ hội tốt hơn nhưng đã không nhận biết Thiên Chúa vì các ngươi khước từ Ngài.
Đây là một chân lý trọng đại. Chúa Giêsu là dấu lạ của Thiên Chúa cũng như Giôna là sứ điệp của Thiên Chúa cho dân Ninivê
và Salômôn là sự khôn ngoan của Thiên Chúa cho nữ hoàng Sêba. Trong Chúa Giêsu, chúng ta được đối diện với Thiên Chúa, và một câu hỏi thật sự được nêu ra trong đời sống là: “Chúng ta có phản ứng gì khi đốì diện với Thiên Chúa trong Chúa Giêsu?” Đó là thái độ thù nghịch lạnh lùng như trường hợp những Pharisêu và các kinh sư, hay là khiêm nhường chấp nhận lời cảnh cáo và chân lý của Chúa như trường hợp dân thành Ninivê hay nữ hoàng Sêba? Câu hỏi quan trọng hơn hết trong cuộc đời là: “Anh nghĩ gì về Chúa Giêsu?”
Nguy Cơ Của Tấm Lòng Trông Rỗng
Mátthêu 12,43-45
43 “Khi thần ô uế xuất khỏi một người, thì nó đi rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi mà tìm không ra. 44 Bấy giờ nó nói: “Ta sẽ trở về nhà ta, nơi ta đã bỏ ra đi”. Khi đến nơi, nó thấy nhà đê trống, lại được quét tước, trang hoàng hẳn hoi. 45 Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc, tình trạng của người ấy lại còn tệ hơn trước. Thế hệ gian ác này rồi cũng sẽ bị như vậy”.
Cả một chân lý thực tiễn chứa đựng trong dụ ngôn cô đọng và lạ lùng này về căn nhà có ma:
1. Tà linh bị đuổi ra khỏi con người chứ không bị tiêu diệt. Có nghĩa là trong thời kỳ hiện nay ma quỷ chỉ có thể bị đánh bại, bị xua đuổi chứ không thể bị tiêu diệt. Ma quỷ luôn luôn tìm cơ hội để phản công và chiếm lại căn cứ đã mất. Ma quỷ là một lực lượng ta chỉ có thể kiềm chân chứ không thể tiêu diệt.
2. Điều đó cũng có nghĩa là một tôn giáo tiêu cực không thể nào đủ được. Một tôn giáo chỉ toàn những cấm kỵ thì chắc chắn kết cuộc sẽ thất bại. Cái khó khăn của tôn giáo này là nó có thể làm sạch người ta bằng cách cấm đoán mọi hành động xấu, nhưng không thể giữ người đó thanh sạch mãi mãi.
Chúng ta hãy suy nghĩ điều này trong thực tế. Một người say rượu có thể cải thiện, anh có thể quyết định anh sẽ không bao giờ la cà chôn ăn nhậu nữa, nhưng anh phải tìm một cái gì khác để
l/,4t>OU
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 33
làm, một cái gì để lấp đầy khoảng trông thời gian của anh, còn không anh sẽ lại bước vào đường xấu. Một người xưa nay đeo đuổi khoái lạc có thể quyết định phải dừng lại, nhưng anh phải tìm một cái gì khác để lấp đầy đời sống và thì giờ của mình, còn không anh sẽ quay về với những điều anh từng theo đuổi vì thây cuộc đời trống rỗng. Đời sống của con người không phải là chỉ cần làm tinh sạch cho hết điều ác, nhưng cần phải đơm bông kết trái bằng điều thiện. Có một điều luôn luôn đúng là “Satan tìm việc xấu cho các bàn tay ở không”. Nếu là loại hành động bị khai trừ khỏi đời sông thì một loại hành động khác phải được thay thế vào vì đời sống không thể để trống.
3. Vì lẽ đó phương thuốc vĩnh viễn và duy nhất để chữa trị hành động tội lỗi là hành động theo ý Chúa. Bất cứ giáo lý nào dừng lại ở chỗ bảo con người không được làm điều này, điều nọ, chắc chắn sẽ đi đến thất bại. Nó phải tiếp tục dạy người ta những điều cần làm. Bệnh ăn không ngồi rồi là một căn bệnh chết người. Ngay cả sự rảnh rỗi trong sạch chẳng sớm thì muộn cũng bị uế nhiễm. Cách dễ nhất để trừ cỏ dại trong vườn là trồng hết cả vườn bằng những thứ cây có ích. Con đường dễ nhất để giữ đời sống khỏi tội lỗi là làm đầy đời sống bằng những hành động lành mạnh.
Hội Thánh sẽ dễ giữ những người mới tin Chúa bằng cách giao công việc Chúa cho họ làm. Chúng ta không chỉ nhằm đạt cho được sự vắng mặt tiêu cực của những hành vi tội ác, nhưng chính là để được sự hiện diện tích cực của sự sống và làm việc cho Chúa. Nếu chúng ta nhận thấy cám dỗ của ma quỷ rất đáng sợ thì một trong những cách hay nhất để chiến thắng là quên chúng bằng cách dấn thân hành động cho Chúa và cho đồng loại chúng ta.
Mối Liên Hệ Bà Con Thật
Mátthêu 12,46-50
46 Người còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. 47 Có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy”. 48 Người bảo kẻ ấy rằng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” 49 Rồi Người giơ tay chỉ các môn
.34 WILIIAM BARCLAY
1 ¿,nu- -JVJ
đệ và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. 50 Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi”.
Một trong những điều đau lòng nhất trong đời sông của Chúa Giêsu là chính những người thân yêu, gần gũi nhất của Ngài lại không hiểu Ngài. Gioan nói rằng: “Bởi chưng chính các anh em Ngài không tin Ngài” (Ga 7,5). Máccô cho chúng ta biết rằng khi Chúa Giêsu khởi sự thi hành sứ vụ trước công chúng thì thân nhân của Ngài liền đi bắt Ngài vì họ nói Ngài đã mất trí (Mc 3,21). Đốì với họ, dường như Ngài mất trí vì Ngài đã lao mình vào công việc.
Đây là trường hợp thông thường khi một người dấn thân vào con đường của Chúa Giêsu, những người thân yêu, gần gũi nhất có thể không cảm thông họ và có khi thù ghét họ nữa.
Một trong những thánh tử đạo đầu tiên nói rằng: “Người tín đồ Kitô giáo chẳng có ai là bà con, ngoài các thánh”. Nhiều tín đồ đầu tiên đã có kinh nghiệm cay đắng này. Khi Edward Buưough đi theo con đường mới, cha mẹ ông đã căm tức tinh thần cuồng nhiệt của ông và đuổi ông khỏi nhà, ông nài nỉ cha mẹ rằng: “Hãy cho con ở lại làm đầy tớ cho cha, con sẽ làm công việc của đứa ở cho cha, hãy cho con ở lại”. Nhưng người viết tiểu sử của ông cho biết: “Cha ông là người cứng cỏi nên dù cậu con trai rất yêu mái nhà và khung cảnh quen thuộc cũng đành phải giã biệt ra đi”.
Tinh bạn chân thật và tình yêu chân thật phải được đặt trên một số cơ sở, nếu không thì không thể tồn tại được.
1. Tinh bạn được đặt trên một lý tưởng chung. Có những người dù rất khác biệt về gia thế, về kiến thức và cả về lối làm việc, lại có thể làm bạn với nhau rất thân thiết vì họ có một lý tưởng chung để cùng đeo đuổi, cùng hành động. Lý tưởng là sợi dây liên kết họ.
2. Tinh bạn thành hình vì cùng gặp một cảnh ngộ và cùng nhớ lại cảnh ngộ đó. Khi hai người đã cùng trải qua một số biến cố lớn, về sau khi cùng ôn lại quá khứ thì tình bạn cũng nẩy sinh.
3. Tình yêu chân thật được đặt trên nền tảng vâng phục. Chúa Giêsu phán: “Anh em là bạn hữu của Thầy nếu anh em thực hiện
12,46-50
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​35
những điều Thầy truyền dạy (Ga 15,14). Không có cách nào bày tỏ tình yêu chân thành, rõ ràng cho bằng tinh thần vâng phục.
Vì những lý do trên, quan hệ bà con thật không phải chỉ là vấn đề huyết thông. Dĩ nhiên huyết thống là một sợi dây liên kết không gì có thể phá vỡ, và quả thật có nhiều người tìm được niềm vui và bình yên trong bầu không khí gia đình. Nhưng thực tế cho thấy đôi khi những người gần gũi nhất, thân thiết nhất lại là những người không phải là bà con, và người ta tìm thấy tình thân hữu thật nơi những người cùng làm việc cho một lý tưởng chung, cùng chia sẻ một cảnh ngộ. Đối với người tín hữu cũng vậy; dù cho những người thân cận với anh nhất có thể hất hủi anh đi nữa, anh vẫn còn tình thương của Chúa và tình bạn của những người yêu mến Ngài
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii