Love is the hardest habit to break, and the most difficult to satisfy.

Drew Marrymore

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Việt Sỹ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 18
Cập nhật: 2020-10-08 21:15:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20
ăm 1301, Thượng hoàng Trần Nhân Tông qua chơi Chiêm Thành, được vua Chiêm là Chế Mân tiếp đãi hết sức ân cần. Người ở lại đất Chiêm gần sáu tháng. Trước khi về có hứa gả con gái út là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân để lập làm hoàng hậu. Thay thế hoàng hậu cũ người Java. Chế Mân từng là đồng minh của Đại Việt trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai. Với bốn trăm chiến thuyền và hai vạn quân Đại Việt cộng với kế bỏ thành trống, Chế Mân đã làm phá sản kế hoạch xâm chiếm của mười lăm vạn quân Toa Đô cùng một ngàn chiến thuyền.
Khi Thượng hoàng về nước, đem việc đó ra hỏi ý kiến các quan. Mọi người đều phản đối vì khi đó Huyền Trân mới 15 tuổi. Năm 1305, sứ giả Chiêm lại đem rất nhiều cống phẩm cùng hai châu Ô và châu Rí (chứ không phải là châu Lý như nhiều sách báo đã viết, vì tiếng Chiêm không có từ Lý) làm lễ rước dâu. Vua Anh Tông xót em gái út phải gả chồng xa. Một số quan lại phản đối quyết liệt cho rằng việc gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân chẳng khác nào vua Hán bên Tầu phải gả Chiêu Quân cho Hung Nô. Riêng Trần Khắc Chung lúc ấy đã được phong tới chức Đại hành khiển thì lại ra sức ủng hộ Thượng hoàng. Năm 1306 công chúa Huyền Trân do vậy mới được gả cho Chế Mân làm hoàng hậu. Một năm sau, vào năm 1307, sau khi sinh được thái tử Đada thì Chế Mân đột ngột qua đời. Theo tục lệ nước Chiêm, hoàng hậu phải lên giàn thiêu để chết theo vua. Vua Anh Tông biết vậy, sợ em gái phải chết thảm bèn cử người đi cứu Huyền Trân và thái tử Đada về. Trước đây Khắc Chung đã hết lời khuyên gả Huyền Trân nên cực chẳng đã phải xung phong đem thuyền nhẹ đi cứu. Sau khi chuyển đồ lễ viếng gồm voi nan, ngựa giấy, vàng thỏi giấy, Khắc Chung nói thác ra rằng:
- Nếu hoàng hậu Huyền Trân hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương chi bằng hãy ra bờ biển làm lễ chiêu hồn ở ven trời đón linh hồn vua cùng về rồi hãy vào giàn thiêu.
Người Chiêm nghe theo. Khắc Chung biết họ đã bị mắc bẫy, nên ra đến bờ biển bèn sai người cướp lấy công chúa đưa lên thuyền căng buồm chạy thẳng ra khơi. Người Chiêm trở tay không kịp.
Để đánh lạc hướng quân Chiêm, Khắc Chung cho thuyền ra tít khơi xa, rồi chạy ngoặt xuống phía nam, sau đó khi biết chắc đã đánh lạc hướng quân địch, Khắc Chung mới cho giong thuyền ngược lên phía bắc.
Vua Anh Tông thấy em gái trở về lành lặn. Sau gần một năm “lênh đênh” trên biển, biết là Khắc Chung đã làm gì, nhưng cũng chẳng biết xử thế nào.
Riêng Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng (vì gả con gái cả cho Anh Tông và làm quan rất thanh liêm, nên được tập tước của cha) thì ghét Khắc Chung lắm. Một lần gặp ở cửa triều, Quốc Tảng chỉ mặt Khắc Chung mà mắng rằng:
- Người này đối với nước là bất tướng, lại lấy họ là Trần Khắc Chung thì nhà Trần có lẽ hết vì mày chăng?
Rồi rút gươm ra toan chém, Khắc Chung vội lẩn vào toán các quan chuẩn bị vào chầu. Từ đấy mỗi lần gặp Quốc Tảng từ xa, Khắc Chung đã tìm cách “lủi” cho nhanh, cho khéo. Năm năm sau, vào năm 1313 Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng chết (thọ 61 tuổi) Khắc Chung mới hết lo.
Còn về Huyền Trân, trở lại Thăng Long, công chúa xuất gia đi tu vào năm 1309 lấy pháp danh là Hương Tràng, và mất tại chùa Nộm Sơn tức Quảng Nghiêm Tự tại huyện Thiện Bản Nam Định vào ngày mồng 9 tháng Giêng năm Canh Thìn 1340. Dân chúng biết ơn bà và tôn là Thần Mẫu. Với Chiêm Thành việc giải cứu Huyền Trân được coi là hành vi bất tín của Đại Việt khiến dân Chiêm nổi giận, đòi lại hai châu Ô, châu Rí. Và nhiều lần vượt biển ra đánh phá Đại Việt…
Trở lại chuyện Trần Khánh Dư có bảo với Khắc Chung rằng:
- Ngươi là quan Đại hành khiển, lúc nào cũng được túc trực quanh vua. Vậy hãy tìm cơ hội tâu cho ta lên chức Đại vương thì ta sẽ cho người một ngàn lượng vàng.
Khắc Chung thấy thế thì mừng lắm, nhận lời ngay. Nhân một hôm vua Anh Tông gọi vào bàn việc cơ mật, đã tranh thủ tâu rằng:
- Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư có công lớn trong cả ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Được xếp thứ tư sau Hưng Đạo Đại vương, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Khoái lại là Thiên tử nghĩa nam của Thái hoàng Trần Thái Tông. Thế mà cứ ở mãi tước vương thì e là quá thiệt thòi. Trong khi Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, công lao không được bằng Nhân Huệ vương mà lại được phong Đại vương.
Vua Anh Tông vốn anh minh nên đáp lại rằng:
- Hưng Nhượng vương là Quốc Trượng (cha vợ của vua), làm quan cần cù liêm chính. Cha là Hưng Đạo Đại vương đã mất thì việc con được tập tước của cha là lẽ đương nhiên, không ai dèm pha gì được. Còn Nhân Huệ vương, đành rằng có công lớn, nhưng tính tình kiêu ngạo, ăn chơi sa đọa, bị dân các nơi kiện, đã không biết sửa mình còn nói “quan lại quý tộc là chim ưng, lính dân là vịt, thì việc đem vịt nuôi chim ưng là lẽ tự nhiên”. Mới rồi lại gây ra thảm án chết người ở làng Phù Ủng, may mà gia chủ không kiện, nên triều đình mới bỏ qua… Một người như vậy phong Đại vương thế nào được?
Khắc Chung năn nỉ thêm vài lần khác, viện cả việc Khánh Dư đã có công xây dựng thương cảng Vân Đồn, nhưng vua Anh Tông đều gạt đi.
Biết Trần Khắc Chung đã bị thất sủng sau vụ công chúa Huyền Trân, Nhân Huệ vương nghĩ không còn lợi dụng được gì nên từ đó không chu cấp tiền cho Khắc Chung đánh bạc nữa.
Vua Chiêm là Chế Chí vốn tính gian manh, nhiều lần đồng ý hòa hiếu với Đại Việt, rồi lại tráo trở, lật lọng đem quân ra quấy rối ở vùng Hoan - Ái. Nhiều lần gây cho Đại Việt tổn thất đáng kể.
Năm 1312, mùa xuân, tháng ba, vua Anh Tông quyết định đem Huệ Võ vương Trần Quốc Chẩn đi đường núi. Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư lĩnh Thủy quân đi đường biển. Vua Anh Tông thân chinh đi đường bộ, có Điện súy Phạm Ngũ Lão đem quân Thánh dực đi hộ giá. Đoàn Nhữ Hài tâu với vua:
- Quân ta rầm rộ tiến theo ba đường thế này tất là bắt được Chế Chí. Nhưng để khỏi bị tổn thất, dù ít, dù nhiều xin Thánh thượng cho thần đến lấy lẽ thiệt hơn dụ hàng Chế Chí là thượng sách.
Vua Anh Tông ưng thuận. Đoàn Nhữ Hài đến đại bản doanh của Chế Chí, quân lính cho vào. Đoàn Nhữ Hài bảo:
- Đại binh của Đại Việt chia ba đường cùng tiến. Chiêm thành lấy gì chống đỡ đây!
Chế Chí cười đáp:
- Xưa quân Toa Đô với cả ngàn chiến thuyền lớn cùng mười lăm vạn quân tinh nhuệ mà gần ba năm trời không làm gì được nước Chiêm. Thử hỏi Đại Việt bằng được mấy phần Toa Đô.
- Người Chiêm vẫn tự hào vua của họ Chế Chí có tài thao lược tính đâu ra đó. Nay nghe nói vậy mới biết dân nước Chiêm bị nhầm to rồi. - Đoàn Nhữ Hài ung dung nói.
- Ngươi nói thế là sao? - Chế Chí vặn lại.
- Nhân Huệ vương là tướng đánh thuỷ giỏi nhất thời nay. Huệ Võ vương cũng là tướng tài hiếm có. Riêng Điện súy Phạm Ngũ Lão chẳng phải ngài đã nghe chính là người đã bắn chết Toa Đô ở bên Chương Dương đó sao? Lần này Điện súy hộ giá vua Trần đến đây, thử hỏi người Chiêm có ai là đối thủ.
- Ta nghe nói Điện súy Ngũ Lão cách ba trăm bước, bắn tách đôi ngọn tre, chuyện đó có không?
- Trăm nghe không bằng một thấy. Nếu Ngài muốn Điện súy sẽ bắn thử cho Ngài coi.
- Ừ, thì cứ coi chuyện đó là thật thì ngươi định khuyên ta thế nào?
- Tôi cất công sang đây chỉ để nói cho Ngài một điều thôi. Một điều song lại tốt cho cả Chiêm Thành lẫn Đại Việt. Ấy là Ngài hãy sớm hàng đi!
Chế Chí ngẫm nghĩ hồi lâu rồi đồng ý.
Trần Khánh Dư thấy mình đem binh vượt biển vất vả mà không lập được công gì, vả lại vừa rồi cậy nhờ Trần Khắc Chung để xin vua phong lên Đại vương không được thì đành “một liều ba bẩy cũng liều”. Biết Chế Chí đem quan và quân đi đường biển lại hàng vua Anh Tông, Khánh Dư giương buồm, thúc quân đuổi theo, hòng bắt Chế Chí, cướp công của cả vua Anh Tông và Đoàn Nhữ Hài. Nhữ Hài thấy vậy thì sợ hãi vội tức tốc phi ngựa về báo với vua rằng:
- Khánh Dư khinh nhờn phép nước. Muốn tranh công cả với Thánh thượng!
Vua Anh Tông cho thuyền cấp tốc ra chặn quân của Khánh Dư lại, rồi gọi giám quân của Nhân Huệ vương đến. “Giận cá chém thớt”. Vua Anh Tông sai lôi Nguyễn Ngỗi ra ngoài chặt hai chân, từ ống chân trở xuống.
Trần Khánh Dư lúc ấy mới cả sợ vội vàng tâu với vua:
- Tôi sợ Chế Chí vốn phản trắc nên đi sau để đề phòng đó thôi! Chứ không có ý gì!
Vua Anh Tông nghe Khánh Dư chống chế như thế thì cũng bớt giận không nói thêm gì nữa. Riêng Điện súy Ngũ Lão thì nghĩ rằng: “Triều Trần sau Anh Tông đã có dấu hiệu suy. Việc sư phụ dặn đã đến lúc phải thực hiện rồi”.
Trần Khánh Dư trở lại thuyền, Nguyễn Ngỗi đau đớn than:
- Tôi chết mất Nhân Huệ vương ơi!
Khánh Dư bảo:
- Ngươi chết! Vợ con để đấy ta lo, không phải vương vấn nỗi gì!
Lần ấy bình Chiêm, nhờ uy của Phạm Ngũ Lão và nhờ tài khéo ăn nói của Đoàn Nhữ Hài mà Đại Việt không tốn một mũi tên đã thành công. Chỉ riêng Nguyễn Ngỗi là phải chịu thiệt thòi…
Chim Ưng Và Chàng Đan Sọt Chim Ưng Và Chàng Đan Sọt - Bùi Việt Sỹ Chim Ưng Và Chàng Đan Sọt