Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Việt Sỹ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 18
Cập nhật: 2020-10-08 21:15:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15
ét công đánh Nguyên Mông. Phạm Ngũ Lão được xếp thứ ba (cùng với Nguyễn Khoái) chỉ sau Hưng Đạo Đại vương và Chiêu văn vương Trần Nhật Duật. Trần Khánh Dư xếp thứ tư. Vì vậy Ngũ Lão được vua phong cho hai nhăm mẫu đất ở phía tây thành Thăng Long để xây phủ đệ. Khác với các vương tôn công tử xây phủ to, gỗ quý và lớn cùng đá đẹp, Ngũ Lão chỉ xây ngôi nhà năm gian hai trái, phía mái giữa trổ lên hai căn gác để làm phòng thờ và gian đọc sách. Nhà xây bằng gỗ xoan đào và tre ngâm nên trăm năm cũng không bị mối mọt. Một chiếc chuồng ngựa thoáng đãng cho con Tía. Còn lại bao nhiêu đất, Ngũ Lão cho trồng cau nên gọi là phủ đệ vườn cau.
Năm 1290 đói. Nắng tháng 6 đến tháng 10. Trời trong xanh và khô như rang. Qua năm 1291 lại mất mùa to vì nắng hạn, sâu bệnh hoành hành. Một thăng gạo (khoảng ba bơ sữa bò bây giờ) giá một quan tiền. Dân chúng rất nhiều vùng phải bán ruộng đất, con cái (cả trai lẫn gái) giá đồng hạng một quan tiền để làm nô tì cho các nhà giàu và các gia đình quý tộc. Thành thử nhiều quý tộc mua nam thanh niên khỏe mạnh về làm gia binh, con gái đẹp về làm tì thiếp. Tích tụ ruộng đất đến cả ngàn mẫu. Mùa thu, tháng tám con Tía trở bệnh, mới đầu không chịu ăn, chỉ uống nước. Buổi sáng Ngũ Lão ra thăm thấy nằm bụng sát xuống đất biết là hỏng rồi. Vì ngựa chỉ chuyên ngủ đứng chứ không như các loài vật khác như trâu bò ngủ nằm. Con Tía lúc mới sinh to quá cỡ. Vừa lọt lòng thì mẹ băng huyết chết. Ngũ Lão lúc đó mới mười tuổi, sống trong chùa, hàng ngày ra ruộng tuốt lúa nếp non về nấu cháo thành sữa mớm cho nó. Rồi nó cũng lớn lên. Đến khi được ba tuổi trổ mã, cao to khác thường, toàn lông một mầu đỏ tía. Không có một sợi lông tạp nào. Sư cụ biết là ngựa quý bèn huấn luyện thành ngựa chiến rồi giao cho Ngũ Lão. Trong chiến công lẫy lừng chống Nguyên Mông của Ngũ Lão có một phần đóng góp không nhỏ của nó. Là ngựa đực, nó cũng có nhu cầu tìm bạn gái. Nhưng vì trận mạc mà nó đã phải kìm nén. Có đêm Ngũ Lão lấy thêm thóc ra cho nó ăn. Thấy cái của quý của nó thòi ra như một cái chày giã gạo Ngũ Lão nựng nó, khi nào yên hàn rồi ta sẽ lấy vợ cho mi. Bởi ngựa chiến cũng như ngựa thồ ở miền núi cao, chỉ nhảy một lần là mất rất nhiều sức, khó có thể chiến đấu và thồ hàng như trước được nữa. Dường như biết ý chủ, con Tía đành “cố nhịn”. Đến ngày ca khúc khải hoàn thì nó đã mất khả năng của con đực. Ngũ Lão tính chuyện đưa nó về quê chôn. Chàng thuê một chiếc xe hai ngựa kéo đưa nó về. Nằm trên xe nó chỉ còn thở thoi thóp. Ngũ Lão tự tay đào một chiếc hố dài, rộng và rất sâu ở mảnh ruộng ở trước nhà. Lấy vải trắng liệm cho nó cẩn thận rồi cặp tấm thân dài và nặng của nó bằng hai tay nhẹ nhàng đặt xuống huyệt.
Chập tối Ngũ Lão đang thắp hương cho gia tiên và cha mẹ trong nhà thì thấy phía ngoài có tiếng động. Lúc đầu còn khẽ, sau là tiếng cãi nhau như chợ vỡ.
Ngũ Lão chạy ra thì thấy khoảng hơn hai chục người nam, phụ, lão ấu đủ cả đã moi và khênh xác con Tía đưa lên mặt ruộng. Thấy Ngũ Lão ra, tất cả sụp xuống lạy như tế sao.
- Mong hổ hầu tha cho chúng tôi! Đói quá!
- Con tôi ốm, ba ngày nay chưa có gì bỏ bụng! Tội lắm tướng quân ơi!
- Hổ hầu làm phúc! Mẹ già tôi hấp hối muốn có cái gì bỏ vào bụng để chết đi khỏi biến thành ma đói.
Bao nhiêu người là bấy nhiêu lời cầu xin thảm thiết. Tất cả chung quy chỉ vì cái đói. Ngũ Lão ứa nước mắt nói với bà con:
- Được rồi! Mọi người yên lặng! Tôi đã có cách giải quyết rồi!… Trong làng có tay đồ tể nào không?
- Dạ! Bẩm có ạ! Có một tay chuyên mổ trâu, bò.
- Thế thì gọi hắn ra đây! Tôi sẽ thuê tiền hắn, lột da, lóc thịt chia cho bà con… Còn xương thì phải để tôi cho vào cái chum nước… Chôn cho nó. Dù sao cũng là nghĩa thầy trò. Cùng vào sinh ra tử với nhau.
Viên đồ tể được mời đến, hắn trạc bốn mươi. Ngũ Lão yêu cầu như thế và thuê hắn hai đồng. Hắn nâng nâng bộ cà của con Tía nói một câu xanh rờn:
- Tôi không lấy tiền… Chỉ xin bộ cà này về ngâm rượu.
- Còn bộ da ngươi đi thuộc cho ta. Hết bao nhiêu tiền, ta trả.
- Dạ vâng! Tôi xin nghe theo lệnh tướng quân.
Ngũ Lão vào nhà lấy ra mấy tấm cót, cho gã đồ tể trải ra cho khỏi bẩn. Mọi việc đến gần nửa đêm mới xong.
Ngũ Lão vét túi còn tổng cộng hai mươi quan tiền. Đem chia cho mỗi người một ít. Tùy người nhiều thì một đồng. Người ít nhất cũng được năm bảy hào…
Hôm sau Ngũ Lão sang lạy sư phụ. Tạ tội với người vì về quê mà không sang với thầy ngay. Sư cụ Hồng Quang đã ngót nghét trăm tuổi, tuy vóc hạc, nhưng vẫn còn rất tinh anh, người nói:
- Sư phụ đã biết hết cả rồi! Con làm như thế là vừa hết tình hết nghĩa với con Tía. Lại giúp được tí nào hay tí ấy với bà con chòm xóm lúc hoạn nạn, cơ hàn…
- Tấm da đó con định khi nào sang tiểu, thì bảo các con chúng nó gói nắm xương của con… gọi là “thầy trò sống chết có nhau”… Sự phụ thấy có được không ạ!
- Cái tâm của con có trời biết, phật biết con ạ!
- Sư phụ ơi! - Ngũ Lão nói giọng buồn rầu như mếu - Cảnh quan trường… chán nản lắm. Đến như Quốc công Tiết chế cũng ở lì hẳn điền trang Vạn Kiếp rồi, không buồn tham gia vào chính sự nữa… Con cũng định bắt chước hiền huynh Nguyễn Khoái… từ quan về… đi tu. Sư phụ dạy con thế nào?
- Không phải ai cũng có căn tu. Người không có căn tu như con thì có tu tại chùa, tại chợ, hay tại gia… thì cũng chẳng có kết quả gì… Có khi còn mệt mỏi rồi sinh bệnh ra… Số của con là phải còn chinh chiến. Giặc phương Bắc thì đã tạm lui. Nhưng phía tây còn Lão Qua (tức Ai Lao). Phía nam còn Chiêm Thành, Chân Lạp, xa hơn tí nữa là Xiêm La… Họ còn quấy nhiễu, xâm lấn không để chúng ta yên đâu… Xa hơn nữa, thế nào giặc phương bắc cũng quay lại. Nhà Nguyên Mông thì trước sau sẽ đổ. Triều đại mới của Trung Hoa chắc chắn sẽ không để Đại Việt yên đâu. Số mệnh của sư phụ đã hoàn thành được tâm niệm của thầy sư phụ. Rèn dạy được ra con. Còn sứ mệnh của con, sư phụ muốn con phải làm được nhiều hơn sư phụ. Không chỉ đánh giặc cứu nước, cứu dân mà còn phải giữ được, truyền lại được ngọn lửa thượng võ ngàn năm của dân tộc. Không có truyền thống thượng võ đó thì không thể giữ nước được… Con có hiểu ý của sư phụ không?
- Thưa sư phụ! Con hiểu ạ! Nhưng ngặt một nỗi hiện giờ con vô cùng bận rộn việc triều đình, ngay đến cả con trai Phạm Ngộ, con cũng chỉ có thể cho nó học chữ chứ không thể luyện võ cho nó được.
- Sư phụ hiểu! Nhưng sư phụ có thúc giục con phải làm việc đó ngay bây giờ. Ngay lúc này đâu? Nhưng thời gian tới có điều kiện, con có thể bứt ra được thì hãy nhớ lời sư phụ căn dặn hôm nay. Người nối nghiệp không phải là con đẻ của con, là cháu nội, cháu ngoại của con. Mà là bất kỳ người dân Đại Việt nào, miễn là người đó có thiên bẩm, có lòng yêu nước, thương dân… như con.. Cây đao và cây cung con đang dùng, nhất thiết không phải vĩnh viễn để ở nhà con. Mà có thể trao cho “thiên hạ”. Để rồi nó sẽ tự tìm được chủ nhân xứng đáng phục vụ cho việc giữ nước sau này.
- Con xin ghi tâm, khắc cốt lời dạy của sư phụ.
Phạm Ngũ Lão có ngờ đâu, đây là lần cuối cùng được nghe lới chỉ giáo của sư phụ. Bởi hai năm sau, trong lúc Ngũ Lão dẫn quân đi dẹp loạn Ai Lao quấy nhiễu ở miền tây châu Ái, thì ở nhà sư phụ đã về với Phật. Trở về quê Ngũ Lão đã khóc thầy đến chảy cả máu mắt. Nỗi đau xé lòng, ngang với lần nghe tin người mẹ vô vàn kính yêu bị kẻ xấu sát hại năm nào.
Chim Ưng Và Chàng Đan Sọt Chim Ưng Và Chàng Đan Sọt - Bùi Việt Sỹ Chim Ưng Và Chàng Đan Sọt