Never lend books, for no one ever returns them; the only books I have in my library are books that other folks have lent me.

Anatole France

 
 
 
 
 
Tác giả: Bích Thủy
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1926 / 13
Cập nhật: 2015-11-06 01:31:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17
a năm sau. Ba năm trôi qua từ ngày bà Ba nhận bồng bế bé Hạnh và chăm sóc cho nó. Ngã ba ông Tạ, theo thời gian, cũng có nhiều thay đổi.
Huệ, cô con gái lớn của chú Năm nhà in đã được 18 tuổi rồi. Cô vừa ở Đàlạt xuống. Ngót ba năm nay Huệ được chú Năm gửi lên học nghề may với bà cô trên Đàlạt. Hôm nay Huệ mới về nhà, vì chú Năm cho rằng Huệ cũng đã lớn rồi.
Trên xe tắc xi bước xuống, Huệ không khỏi ngơ ngác nhìn ngã ba ông Tạ, với những cửa hiệu, những căn phố lầu mọc lên san sát. Nhiều ngôi nhà quen thuộc khi xưa cũng đã biến dạng đi chỉ còn nhận được có cái mái cũ. Giữa sự thay đổi hỗn tạp ấy, Huệ chợt nhớ đến Bình và tự hỏi: "không biết hắn có còn ở đây nữa không!" Huệ trực nhớ đến Bình, đến Thảo, vì cô vẫn chưa quên được mối hận xưa! Cô bĩu môi tỏ ý miệt thị, thầm nghĩ: "Xí cái thằng chạy xe ngựa, với con đi giặt mướn ai mà thèm chơi!" Huệ tự cho mình sau thời gian xa cách, đã trở nên một cô gái khác, cách biệt lớp người bạn cũ.
Qua ngôi nhà của cụ Lâm khi xưa, Huệ ngạc nhiên ngừng lại. Mặt trước nhà đã được sửa thành cửa hàng có tủ kính, với tấm bảng hiệu đề rõ:
SẢN XUẤT CÁC THỨ ĐỒ CHƠI
Tò mò Huệ đứng dán mũi nhìn vào tủ kính. Ông Cả tưởng khách nào lạ, bước ra và thấy Huệ:
- Kìa Huệ! Cháu mới về đấy à?
Huệ vội sửa lại dáng điệu, đáp:
- Dạ thưa bác Cả, cháu mới về tới.
Ông Cả ngắm Huệ, gật gù:
- Chà, chóng nhớn thật. Mới ngày nào, mà bây giờ cháu đã thành một cô thiếu nữ rồi.
- Dạ.
- Lại mặc áo dài, và uốn tóc ngắn nữa hả!
Huệ cúi nhìn xuống đất e dè đáp:
- Dạ.
Ông Cả như bực mình về lối dạ nhịp của Huệ, nhún vai toan quay vào.
- Thôi, hôm khác rảnh, ghé chơi nghe cháu.
Huệ ngập ngừng hỏi:
- Thưa bác, còn anh Bình, vẫn ở đây chớ?
- Còn chớ. Hắn là quản lý của bác mà.
Giữa lúc ấy, một bé gái kháu khỉnh khoảng năm tuổi bước ra nắm tay ông Cả:
- Ba vô xơi cơm, Má dọn xong rồi.
Huệ ngạc nhiên và toan cất tiếng thì em bé đã kéo ông Cả lôi vào. Huệ đành bỏ đi, lững thững trở về nhà, thầm nghĩ: Té ra Bình bây giờ đã khá rồi, có góp phần trong công việc làm ăn với ông Cả, đứng trông nom quán xuyến một xưởng sản xuất đồ chơi nữa!
° ° °
Những thắc mắc về Bình làm Huệ chỉ mong đến giờ em gái đi học về để hỏi cho rõ ràng hơn.
Buổi chiều, Hòa ở trường về gặp chị đã ngẩn người ra nhìn. Ba năm xa cách, Hòa đâm ra rụt rè trước vẻ tân thời của chị. Mái tóc cắt ngắn, lượt phấn mỏng trên mặt, và màu thuốc hồng trên ngón tay Huệ đã làm cho Hòa mơ hồ cảm thấy có sự cách biệt giữa hai chị em. Câu chuyện hàn huyên giữa Huệ với em không ngoài sự khoe khoang những hiểu biết về thời trang. Dĩ nhiên Huệ phải rành vì đó là trong phạm vi nghề nghiệp. Huệ học nghề may và có dịp tiếp xúc với nhiều thiếu nữ ưa chưng diện.
Hòa hỏi chị:
- Chị về ở nhà luôn chớ?
- Thì ba má kêu tao về mà. Nhưng chắc tao không ở nhà lâu đâu.
- Bộ chị tính lên lại Đàlạt?
- Không. Tao sẽ xin đi học đánh máy và anh văn...
- Để chi vậy?
- Để làm việc bàn giấy. Biết đâu tao chẳng xin được một chân thư ký ở sở Mỹ nào đó!
Hòa ré lên cười:
- Chị mà làm thư ký?
Huệ lừ mắt nhìn em:
- Chứ sao!
- Kỳ quá.
- Cái gì mà kỳ? Bộ tao không làm thư ký được sao?
Thấy chị gay gắt Hòa không dám nói thẳng ý nghĩ của mình, nhưng rất hồ nghi về học lực của chị. Hồi xưa, Huệ chưa học tới lớp Đệ Thất, thì đã bỏ dở. Hòa nói lảng đi:
- Em nói kỳ là tại ba má cho chị lên Đàlạt với cô để học nghề may chứ có cho chị đi học thư ký đâu.
- Nhưng tao không ưa làm thợ may. Cái nghề đó chán thấy mồ!
- A, cái đó còn tùy nơi ba nữa. Mới hôm qua ba có bàn với má mua cho chị cái máy khâu để làm vốn đó.
Huệ chỉ muốn táng cho em một cái. Nhưng Hòa cũng đã lớn rồi. Nó đã 14 tuổi, không thể vô cớ mà đánh nó được. Hơn nữa câu chuyện giữa hai chị em dù có làm Huệ phật ý, vẫn không phải lỗi tại Hòa. Cô đành dằn lòng hỏi sang chuyện khác:
- Hòa này, hồi sáng tao có đi ngang qua nhà ông Cả, thấy có mở cửa hiệu bán đồ chơi hả mày?
Hòa vẫn còn nhớ vụ lộn xộn giữa Huệ với Bình nên lửng lơ đáp:
- Ừa.
- Có điều lạ là tao thấy nhà ông Cả có con bé con, không hiểu nó là con ai vậy?
Hòa ngó lơ, đáp:
- Nhỏ đó của anh Bình...
Huệ đỏ bừng mặt, ấp úng hỏi:
- Hắn có vợ rồi à?
- Chưa, nhưng ông Cả thì lấy bà Ba.
- Thế chắc con bé đó là con của ông Cả chứ sao mày lại bảo của anh Bình?
- Hông phải nữa. Nó kìa nó vẫn sang chơi với em đó. Chị cứ hỏi nó thì biết.
Huệ nhìn ra quả thấy em bé bước vào. Nó chào Hòa:
- Chào chị Hòa. Chị mới đi học về.
Hòa cười:
- Chào chị Huệ nữa đi. Chị ấy là chị của chị đấy.
Em bé khoanh tay:
- Chào chị ạ!
Huệ kéo nó lại gần:
- Tên bé là gì?
- Bé tên Hạnh.
- Hạnh con ai?
- Con ba.
- Ba tên gì?
- Tên là ông Cả.
- Chứ không phải tên Bình à?
Bé Hạnh ngẫm nghĩ:
- Có.
- Nghĩa là bé có hai ba phải không?
- Dạ.
- Ba Cả và ba Bình.
- Không, anh Bình chứ!
Hòa giải thích:
- Nó là con nuôi của hai người do anh Bình đem về.
Huệ thở dài:
- À!
Bé Hạnh khoe tiếp:
- Hạnh có cả má nữa. Một má thôi, nhưng mà to bằng hai má thường lận.
Hòa lại phải giải thích:
- Nó nói bà Ba đấy!
Huệ cười ròn:
- Má đó thì to con thật, bằng hai người là đúng lắm.
Thấy Huệ cười vui vẻ, bé Hạnh thêm lém lỉnh. Nó nhìn Huệ hỏi:
- Chị xức cái gì mà thơm thế?
- Nước hoa. Em muốn bôi một xí không?
- Có, nhưng bé sợ anh Bình không bằng lòng. Rồi đến chủ nhật không cho bé đi chơi sở Thú nữa.
Huệ vuốt ve mái tóc của bé Hạnh:
- Chắc Hạnh thương anh Bình lắm nhỉ?
Hạnh gật đầu:
- Thương nhiều, thật nhiều...
Đột nhiên nó tuột khỏi vòng tay của Huệ, thản nhiên nói:
- Thôi Hạnh về đây. Chắc anh Bình cũng về rồi.
Nó ù té chạy ra, hấp tấp cũng như lúc mới vào. Huệ nhìn theo bé Hạnh bảo em:
- Con nhỏ dễ thương quá há mày!
Và cô chợt có ý nghĩ: "Giá có sẵn vải, cô sẽ may cho nó một cái áo thật xinh".
Chiếc Xe Thổ Mộ Chiếc Xe Thổ Mộ - Bích Thủy Chiếc Xe Thổ Mộ