Bread of flour is good; but there is bread, sweet as honey, if we would eat it, in a good book.

John Ruskin

 
 
 
 
 
Tác giả: Philip Pullman
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Golden Compass
Dịch giả: Nhật Thu
Biên tập: Gió
Upload bìa: Little rain
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6791 / 190
Cập nhật: 2014-12-06 13:57:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3 - Học Viện Jordan Của Lyra
ọc viện Jordan là Học viện uy nghi và giàu có nhất trong số các Học viện thuộc đại học Oxford. Có lẽ nó cũng là Học viện rộng lớn nhất, dù không ai chắc chắn cả. Những tòa nhà được xây dựng xung quanh ba chiếc sân ra đời suốt dọc thời gian từ thời Trung cổ cho đến giữa thế kỷ mười tám. Nó được thiết kế hoàn chỉnh mà xây dựng từng phần, những nét hiện đại và quá khứ đối nhau chan chát ở khắp mọi nơi, kết quả cuối cùng là một sự vĩ đại lộn xộn và ngổn ngang. Một số phần của toàn bộ tòa nhà luôn trong tình trạng sắp rơi xuống đến nơi, năm thế hệ trong gia đình nhà Parslow đã được Học viện Jordan thuê làm thợ nề và các việc thủ công. Ông Parslow hiện đang dạy con trai nghề mộc, hai người bọn họ cùng ba người làm khác có thể bò ra làm việc như những con mối chăm chỉ trên những đống gỗ chất ở góc thư viện, hay trên mái Phòng nguyện, kéo những viên gạch mới tươi màu hay lăn những xà nhà gỗ nhẵn bóng.
Học viện sở hữu nhiều nông trại và bất động sản khắp vùng Britain. Người ta nói có thể đi bộ từ Oxford đến Bristol theo một hướng và đến London theo một hướng khác, nhưng không bao giờ ra khỏi đất của Jordan. Trong mỗi phần đất của vương quốc, có những xưởng nhuộm, lò nung gạch, các khu rừng phải trả tiền thuê đất cho Jordan. Vào mỗi ngày đầu quý, người thủ quỹ và kế toán sẽ cộng hết số tiền lại và thông báo số tiền cho Hội đồng Học viện rồi gọi hai con thiên nga cho bữa đại tiệc. Một phần tiền được dùng để tái đầu tư - Hội đồng Học viện vừa phê chuẩn việc mua một tòa nhà văn phòng ở Manchester; phần còn lại dùng để trả số lương ít ỏi cho các Học giả và tiền công cho người giúp việc (người nhà Parslow hay hàng tá các gia đình thợ thủ công và người buôn bán phục vụ Học viện), để giữ cho hầm rượuầy, để mua sách cho Thư viện bao la, và một phần không ít dùng để mua những dụng cụ hiện đại nhất trang bị cho Nhà nguyện.
Việc giữ cho Nhà nguyện luôn thức thời rất quan trọng, vì Học viện Jordan không có đối thủ cạnh tranh, cả ở Châu Âu lẫn tân Pháp quốc, trong việc là một trung tâm thần học thực nghiệm. Ít nhất Lyra biết điều này. Cô tự hào về sự lỗi lạc ọc viện của mình và thích khoe khoang về nó với rất nhiều đứa trẻ lang thang đầu đường xó chợ mà cô chơi cùng ở gần kênh. Cô coi thường việc gặp các Học giả hay Giáo sư lỗi lạc từ các nơi khác đến, vì họ không thuộc về Học viện Jordan và như thế chắc hẳn phải hiểu biết ít hơn dù là so với những học giả trẻ tuổi nhất tại Jordan.
Còn vền thần học thực nghiệm là gì, Lyra chẳng biết gì nhiều hơn những đứa trẻ lang thang kia. Cô có ý niệm rằng nó liên hệ với phép thần, với sự chuyển dịch của các ngôi sao và hành tinh, với những vật thể bé nhỏ, nhưng đó thực sự chỉ là việc phán đoán. Có thể các ngôi sao cũng có nhân tinh, giống như con người, và thần học thực nghiệm quan tâm đến việc nói về chúng. Lyra tưởng tượng ra cảnh Cha tuyên úy nói mộtự hào, lắng nghe lời nhận xét của con nhân tinh của một ngôi sao nào đó, rồi gật đầu thận trọng hay lắc đầu tiếc nuối. Nhưng những gì có thể xảy ra giữa họ thì cô không thể hiểu nổi.
Và cô cũng không thực sự quan tâm. Về nhiều mặt, Lyra là một cô bé vẫn còn những nét hoang dã. Điều cô thích nhất là được trèo lên mái Học viện cùng Roger, cậu bé làm trong nhà bếp, người bạn đặc biệt của cô để cùng ném đá vào đầu những vị Học giả, huýt sao giả tiếng cú kêu ngoài cứa sổ khi các buổi dạy kèm đang diễn ra hay chạy thi trên những con đường hẹp, ăn trộm táo ngoài chợ, hay khiêu khích các cuộc đánh nhau. Chỉ vì cô không biết gì về những dòng chính trị bị che giấu dưới bề mặt của các vụ việc trong Học viện, vì thế, về phần mình, các Học giả có thể không nhìn thấyc những nỗi lo âu ghê gớm của các đồng minh hay kẻ thù, hay sự thù hận và thỏa thuận trong cuộc sống của một đứa trẻ tại Oxford. Bọn trẻ chơi đùa cùng nhau: nhìn cảnh đó thật vui! Còn gì ngây thơ và đáng yêu hơn nữa?
Thực ra, tất nhiên, Lyra và các bạn của mình bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh chết người. Trước hết, trẻ con trong Học viện (những người giúp việc nhỏ tuổi, con của những người giúp việc, và Lyra) gây chiến với trẻ con của những Học viện khác. Nhưng sự thù địch này bị gạt sang một bên khi trẻ con thành thị khiêu khích người của Học viện, vậy là tất cả những người trong các Học viện kết lại với nhau để bước vào cuộc chiến với người thành thị. Sự kình địch này đã kéo dài hàng trăm năm, rất sâu sắ và làm thỏa mãn các bên.
Nhưng ngay cả nó cũng bị lãng quên khi kẻ thù khác đến đe dọa. Một kẻ thù quanh năm: lũ trẻ con lò gạch sống gần Mỏ đất sét bị các Học giả và những người thành phố coi thường. Năm ngoái, Lyra và vài người thành phố đã có một thỏa hiệp ngừng bắn để quay sang tấn công Mỏ đất sét, trút xuống đầu lũ trẻ lò gạch hàng đng những cục đất nung và giẫm nát những lâu đài còn ẩm chúng vừa xây, trước khi lăn chúng qua lại trong thứ chất dính nhớp nháp cho đến khi cả người thắng trận lẫn kẻ bại trận đều hòa vào nhau thành một bầy, kêu thét dữ dội.
Những kẻ thù bình thường khác thì xuất hiện theo mùa vụ. Những gia đình người Gypsy sống trên thuyền, đến và đi vào các hội chợ mùa xuân và mùa hạ luôn là những người thích đánh nhau. Đặc biệt có gia đình một người Gypsy thường hạ neo ở Jericho thuộc thành phố này, những người cô đã có xô sát ngay từ khi biết ném viên đá đầu tiên.
Lần cuối cùng họ ở Oxford, cô, Roger cùng mấy cậu bé làm bếp khác của Học viện Jordan và Học viện Thánh Michael đã có một buổi phục kích, ném đá vào chiếc thuyền nhỏ quét sơn màu sáng của họ cho đến khi cả gia đ phải ra và đuổi chúng đi. Kể từ thời điểm đó, đội phục kích dưới sự chỉ huy của Lyra đã tấn công con thuyền và đuổi nó khỏi bờ. Con thuyền phải chạy xuôi xuống theo dòng cùng các con thuyền khác. Trong khi đội tấn công của Lyra tìm kiếm con thuyền khắp từng ngóc ngách. Chúng chờ đợi một cuộc tấn công ném đá. Lyra tin chắc sẽ chiến thắng trong cuộn công này. Nếu con thuyền xuất hiện, Lyra cam đoan với đội quân của mình rằng nó sẽ bị đắm ngay. Nhưng bọn trẻ không tìm thấy bóng dáng nó đâu cả.
Đó là thế giới và niềm vui của Lyra. Cô là một cô bé còn hoang dã và gai góc. Nhưng cô luôn có một cảm giác mơ hồ rằng đó không phải là toàn bộ thế giới của mình, một phần trong con người cô còn thuộc về sự lớn lao và nghi của Học viện Jordan, và rằng ở đâu đó trong cuộc sống của mình, có một sự liên hệ với thế giới chính trị quan trọng của Ngài Asriel. Tất cả những gì cô làm với những hiểu biết đó là ra vẻ ta đây và áp đặt nó lên những đứa trẻ lang thang khác. Cô chẳng bao giờ muốn tìm hiểu thêm điều gì khác.
Vì thế cô đã trải qua thời thơ ấu của mình như một c. Chuyện chỉ khác đi vào những dịp hiếm hoi Ngài Asriel đến thăm Học viện. Một người chú giàu có và quyền lực thật đáng để tự hào, nhưng cái giá của sự tự hào đó là khi cô đang tìm cách lẩn đi chơi thì bị một Học giả nào đó nhanh nhẹn nhất bắt lại và đưa đến chỗ bà quản gia để tắm rửa và mặc áo choàng sạch sẽ, ti đó là bị hộ tống đến Phòng chung của các Học giả để uống trà cùng ngài Asriel. Một nhóm các Học giả lớn tuổi cũng có thể được mời đến. Lyra sẽ ngồi lọt thỏm với vẻ sốt ruột trong chiếc ghế bành cho đến khi ông Hiệu trưởng nghiêm khắc ra lệnh cho cô phải ngồi thẳng lên, và cô sẽ nhìn chằm chằm vào họ cho đến khi Cha tuyên úy bật cười. Chuyện xảy ra trong các cuộếng thăm kỳ quặc và hình thức đó thường chẳng bao giờ thay đổi. Sau bữa trà, ông Hiệu trưởng và vài Học giả khác được mời rút lui để Lyra và chú mình được ngồi với nhau. Ông gọi cô đến ngồi trước mặt mình và nói cho ông biết cô đã học được gì kể từ lần ông đến thăm gần đây nhất. Cô sẽ lúng búng nói về bất cứ thứ gì cô moi móc ra được tng trí nhớ về môn hình học hay số học, lịch sử hay địa lý. Còn ông thì ngồi ngả ra sau, vắt chân lên đầu gối, nhìn cô một cách khó hiểu cho đến khi cô không còn gì để nói nữa.
Năm ngoái, trước chuyến thám hiểm phương Bắc, ông đến và hỏi cô, “Thế cháu đã sử dụng thời gian vào việc gì khi không chịu chăm chỉ học hành?”
Cô lẩm bẩm, “Cháu chỉ chơi thôi. Xung quanh Học viện. Chỉ… chơi thôi, thực sự là như vậy đấy ạ.”
Ông nói, “Đưa tay cho ta xem, cô bé.”
Cô giơ tay lên cho ông khám xét. Ông cầm lấy tay cô, lật úp xuống để xem móng tay. Bên cạnh ông, con nhân tinh nằm dài như con nhân sư trên tấm thảm, thình thoảng lại quất đuôi và nhìn Lyra không chớp mắt.
“Bẩn quá.” Ngài Asriel nói và đẩy tay Lyra ra. “Ở đây họ không bắt cháu tắm rửa sao?”
“Có chứ ạ.” Lyra trả lời, “nhưng móng tay Cha tuyên úy cũng luôn bẩn đấy thôi. Thậm chí còn bẩn hơn cả móng tay cháu.”
“Ông ấy là người có học thức. Lý do bào chữa của cháu mới hay ho làm sao?”
“Cháu làm móng tay bẩn sau khi tắm.”
“Cháu chơi ở đâu mà bẩn như vậy?”
Cô nhìn ông vẻ ngờ vực. Cô có cảm giác việc trèo lên mái nhà là bị cấm, dù không ai nói hẳn ra như vậy. “Ở một vài căn phòng cũ,” cuối cùng cô trả lời.
“Và ở đâu nữa?”
“Bến Jericho và cảng Meadow.”
“Không còn nơi nào nữa sao?”
“Không ạ.”
“Cháu nói dối. Hôm qua ta nhìn thấy cháu trên mái nhà.”
Cô cắn môi và không nói gì. Ông đang nhìn cô một cách nhạo báng.
“Như thế có nghĩa là cháu còn chơi cả trên mái nhà nữa,” ông tiếp tục. “Cháu đã vào Thư viện bao giờ chưa?"
“Chưa ạ. Nhưng cháu tìm được một con quạ trên mái nhà.” Cô tiếp tục.
“Vậy sao? Cháu có bắt nó không?”
“Một chân nó bị đau, Cháu định giết và quay nó lên ăn thịt nhưng Roger nói bọn cháu nên chữa cho nó khỏe lên. Vì thế bọn cháu cho nó ít vụn thức ăn và uống rượu, rồi nó lành bệnh và bay đi.”
“Roger là ai thế?”
“Bạn cháu. Cậu ấy làm việc trong bếp.”
“Ta hiểu rồi. Vậy là cháu đã trèo lên khắp các mái nhà…”
“Không phải là khắp đâu ạ. Chú không thể lên được mái tòa nhà Sheldon vì phải nhảy từ tháp Pilgrim qua một khoảng trống. Có một cửa sổ áp mái mở ra ở đó, nhưng cháu không đủ cao để với tới.”
“Cháu đã leo lên khắp các mái nhà ngoại trú tòa nhà Sheldon vì cháu không đủ cao. Thế còn tầng ngầm dưới đất thì sao?"
"Tầng ngầm dưới đất ạ?”
“Một phần rộng như thế này nữa của Học viện nằm dưới mặt đất. Ta ngạc nhiên là cháu chưa khám phá ra điều này. Thôi, ta sắp phải vào rồi. Trông cháu cũng đủ khỏe mạnh đấy. Đây.”
Ông lục túi và bốc ra một nắm tiền xu, lấy trong đó ra năm đô la vàng.
“Họ đã dạy cháu nói cảm ơn chưa vậy?” Ông hỏi.
“Cảm ơn chú.” Cô lúng búng.
“Cháu có nghe lời ông Hiệu trưởng không?”
“À, có ạ.”
“Và kính trọng các Học giả?”
“Có ạ.”
Con nhân tinh của Ngài Asriel khẽ cười. Đó là âm thanh đầu tiên nó phát ra, và Lyra đỏ mặt.
“Thôi đi chơi đi,” Ngài Asriel nói
Lyra quay đi và th phào lần ra cửa, sau đó cô bỗng nhớ ra và quay lại nói, “Tạm biệt.”
Cuộc sống của Lyra là như vậy, trước cái ngày cô quyết định trốn trong Phòng nghỉ, và lần đầu tiên nghe về Bụi.
Tất nhiên ông Quản lý thư viện đã sai lầm khi nói với ông Hiệu trưởng rằng cô sẽ không quan tâm. Giờ thì cô có thể lắng nghe với thái độ háo hức bất cứ người nào nói cho cô nghe về Bụi. Cô sẽ phải nghe thêm rất nhiều về nó trong những tháng tới, và cuối cùng cô là người hiểu về Bụi hơn bất cứ ai trên thế giới này. Nhưng hiện tại, cuộc sống phong phú tại Jordan vẫn đang bao bọc và cuốn hút cô.
Trong bất kỳ trường hợp nào, vẫn có điều gì đó khác để suy nghĩ. Mấy tuần gần đây, khắp các đường phố ni lên một lời đồn đại. Lời đồn này khiến một số người bật cười, một số người im lặng, như thể một số người phỉ báng ma quỷ, những người khác lại sợ chúng. Không biết vì nguyên nhân gì, trẻ con bắt đầu biến mất.
Chuyện xảy ra như thế này.
Phía Đông dọc theo đường cao tốc lớn của song Isis đầy những chiếc thuyền chở gạch, thuyền chở đầy nhựa đường và thuyền chở ngũ cốc đang trên đường đi qua Henley và Maidenhead xuống Teddington, nơi thủy triều từ biển German tràn tới, và đậu bến ở Mortlake. Những chiếc thuyền đi tới, và đậu bến ở Mortlake. Những chiếc thuyền đi qua ngôi nhà của pháp sư nổi tiếng Dee, qua Falkeshall, nơi những dòng suối băng rôn vào buổi sáng, những ngọn đèn treo trên cây và pháo hoa vào ban đêm. Thuyền đi qua Cung điện Nhà Trắng - nơi đức vua chủ trì Hội đồng nhà nước mỗi tuần; qua tháp Shot rồi xuống tiếp phía dưới, nơi dòng song, rộng lớn và nhiều rác bẩn, trải rộng chỗ uốn lượn của mình về phía Nam.
Đây là Limehouse, nơi trẻ con biến mất.
Cậu bé có tên Tony Makarios. Mẹu nghĩ rằng cậu đã lên chín tuổi nhưng trí nhớ của chị tồi đến mức đã bị rượu hủy hoại, có thể cậu mới tám tuổi, hoặc đã mười tuổi rồi. Tên đệm của cậu là Greek, nhưng cũng giống như số tuổi, đây chỉ là suy đoán của người mẹ, vì trông cậu giống người Trung Quốc hơn là người Hi Lạp. Cậu còn th̗a hưởng dòng máu Ai-len, Skraeling và Lascar từ bên họ ngoại. Tony không thông minh lắm, nhưng cậu có sự dịu dàng vụng về khiến đôi khi cậu đến ôm mẹ thật lâu và đặt một nụ hôn ấm áp vào má mẹ. Người phụ nữ khốn khổ thường quá say để làm như vậy lại với con, nhưng chị cũng đáp lại đủ nồng nhiệt, khi nhận ra điều gì đang xảy ra.
Lúc đó đang lang thang tại khu chợ trên đường Pie. Nó đang đói. Đó là vào lúc sáng sớm, và nó sẽ không được ăn nếu về nhà. Trong túi nó có một si-linh mà một người lính cho nó vì nó đưa thư của anh đến người bạn anh yêu nhất, nhưng Tony sẽ không tiêu nó vào đồ ăn.
Vì thế cậu bé lang thang khắp chợ, giữa những quầy bán quần áo cũ và xổ số, những lái buôn hoa quả và người bán cá rán; chú nhân tinh bé nhỏ, một con vẹt, nhìn ngó xung quanh; khi người bán hàng và nhân tinh của họ cùng nhìn đi chỗ khác, một tiếng hót vang lên, tay Tony vươn ra và rụt về chiếc áo sơ mi rộng lụng thụng của chú, mang theo một quả táo hay mấy củ lạc, và cuối cùng là một chiếc bánh pa-tê nóng hổi.
Người bán hàng này nhìn thấy, và la lên. Con nhân tinh trong hình dáng con mèo nhảy vọt ra, nhưng con vẹt của Tony ở trên cao và bản thân Tony đã chạy được nửa đường xuống phố. Những lờii rủa đuổi theo cậu bé, nhưng chỉ được một đoạn ngắn. Cậu thôi không chạy nữa mà dừng chân tại nhà thờ Thánh Catherine, ngồi xuống và lôi chiếc lợi phẩm là chiếc bánh méo mó đang bốc khói, để lại một vệt nước sốt trên áo cậu.
Và có một ánh mắt đang dõi theo cậu. Một quý bà trong chiếc áo choàng lông cáo màu đỏ và vàng, một quý bà xinh đẹp với mái tóc bóng mượt buông dài thanh lịchi chiếc mũ viền lông đang đứng trước cửa nhà thờ, độ vài bước phía trên cậu. Có lẽ buổi lễ nhà thờ đã kết thúc, vì ánh sáng chiếu từ cánh cửa phía sau bà, tiếng dương cầm vang lên bên trong, người phụ nữ cầm trên tay một cuốn kinh thánh bìa dát vàng
Tony không biết gì cả. Mặt cậu cúi ngập trong chiếc bánh, những ngón chân quặp lại, cậu cắn và nhai trong khi con nhân tinh biến thành một con chuột đang chải chuốt bộ ria của nó.
Con nhân tinh của người phụ nữ trẻ chui ra từ chiếc áo choàng lông cáo. Nó là một con khỉ, nhưng không phải khỉ bình thường: lông nó dài, có ánh bạc và vàng lấp lánh. Với những bước bong vèo, nó bước từng bước về phía cậu bé, ngồi phía trên cậu một bước.
Con chuột như cảm thấy được điều gì, và lại trở về hình dáng một con vẹt. Nó nghển cổ một ch và nhảy lò còn từng một hai bước dọc bờ đá.
Con khỉ nhìn chú vẹt, chú vẹt nhìn con khỉ.
Con khỉ chậm chạp tiến đến. Bàn tay bé nhỏ của nó màu đen, móng vuốt bằng sừng, chuyển động của nó nhẹ nhàng và mời mọc. Con vẹt không thể cưỡng lại, Nó nhảy lò cò xa hơn, xa hơn, và sau đó, với một bước ngắn, nó nhảy lên tay con khỉ.
Con khỉ nâng nó lên, nhìn chăm chú trước khi đứng và đu đưa qua lại cùng con nhân tinh vẹt. Quý bà cúi mái đầu sức nước hoa thì thầm gì đó.
Tony quay lại. Cậu không thể làm thế.
“Ratter,” cậu nói, một nửa là để nhắc nhở, với cái mồm đầy bánh.
Chú vẹt kêu líu lo. Chắc chắn là an toàn. Tony nuốt chỗ bánh trong mồm và nhìn ra.
“Xin chào,” quý bà xinh đẹp nói. “Cháu tên là gì?”
“Tony.”
“Cháu sống ở đâu vậy Tony.”
“Clarice Walk.”
“Bánh kẹp nhân là gì vậy?”
“Thịt bò.”
“Cháu có thích nước chocolate không?”
“Có!”
“Thật ra, cô có nhiều nước chocolate lắm mà lại không uống hết được. Cháu có muốn đến uống giúp cô không?”
Giờ thì cậu bé đã mất tích. Cậu mất tích từ lúc con nhân tinh ngốc nghếch của mình nhảy vào tay con khỉ. Cậu đi theo người phụ nữ xinh đẹp và con khỉ vàng xuống đường Denmark, đi dọc bến tàu Hangman, xuống các bậc thang King George đến một cánh cửa xanh lá cây bên sườn một ngôi nhà kính cao. Quý bà gõ cửa và cánh cửa mở ra. Họ đi vào, cánh cửa lại đóng lại. Tony không bao giờ đi ra nữa, hay ít nhất là bằng cửa ra vào, và cậu cũng không bao giờ gặp lại mẹi phụ nữ nghiện rượu đáng thương sẽ nghĩ cậu bỏ đi, khi nhớ đến nó, chị sẽ nghĩ đó là lỗi của mình, và trái tim người mẹ lại thổn thức trong đêm.
Tony Makarios bé nhỏ không phải là cậu bé duy nhất bị quý bà có con khỉ vàng bắt cóc. Cậu còn thấy hàng chục đứa bé khác trong hầm nhà, cả trai lẫn gái, không có đứa nào vượt quá mười hai tuổi, và dù tất cả đều có những câu chuyện như nhau, không đứa nào biết chắc về tuổi của mình. Điều Tony không để ý, tất nhiên là yếu tố tất cả chúng đều có điểm chung với nhau: không có đứa trẻ nào trong chiếc hầm ấm áp và ướt át đó đã đến tuổi dậy thì.
Quý bà tốt bụng nhìn cậu ngồi trên chiếc ghế dài dựa vào tường và đượct bà giúp việc đưa cho một cốc nước chocolate từ chiếc xoong đặt trên bếp lò sắt. Tony ăn nốt chiếc bánh kẹp và uống chất nước ngọt ngào mà không quan tâm gì nhiều đến xung quanh, những người xung quanh cũng không mấy quan tâm đến cậu: cậu quá bé nhỏ để trờ thành một mối đe dọa, và quá dửng dưng để biết mình trở thành một nạn nhân.
Một cậu bé khác đưa câu hỏi.
“Thưa bà. Bà đưa chúng cháu đến đây làm gì?”
Đó là một cậu bé có vẻ ngoài khá bướng bỉnh. Nước chocolate cậu vừa uống vẫn còn bám trên môi. Nhân tình của cậu là một chú chuột đen gầy. Quý bà đứng nói chuyện với người đàn ông mập mạp có phong cách của một thuyền trưởng viễn dương, và khi bà quay lại để trả lời, đôi mắt bà nhìn vào chiếc đèn dầu khuôn mặt thiên thần, tất cả bọn trẻ đều im lặng.
“Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các cháu. Vác cháu không ngại giúp chúng tôi, phải vậy không?”
Không đứa trẻ nào có thể nói được một lời. Chúng đều nhìn bà chằm chằm, rồi bất giác ngượng nghịu. Chưa bao giờ chúng gặp một quý bà như thế này, bà quá dịu dàng, ngọt ngào và tốt bụng đến mức chúng cảm thấy mình không xứng đá được hưởng sự may mắn được bà nhờ giúp đỡ. Dù bà có yêu cầu điều gì, chúng cũng thấy hạnh phúc vì được gần bà thêm một lúc nữa.
Bà ta nói với chúng rằng họ sắp có một chuyến đi. Chúng ta sẽ được ăn uống no nê và mặc quần áo đầy đủ, và ai muốn đều có thể gửi thư về nhà cho gia đình báo cho mọi người biết mình vẫn an toàn. Thuyền tưởng Magnusson sẽ đưa chúng lên thuyền sớm, và khi thủy triều lên, họ sẽ ra biển để đi về hướng Bắc.
Những đứa trẻ muốn gửi thư về nhà nhanh chóng ngồi quanh quý bà xinh đẹp khi bà viết mấy dòng theo ý chúng. Bà để chúng vạch một dấu X nguệch ngoạc ở cuối tờ giấy rồi gấp lại cho vào một phong bì ướp nước hoa, cuối cùng viết địa chỉ chúng đọc. Ty cũng muốn gửi thư về nhà cho mẹ, nhưng cậu có một suy nghĩ thực tế rằng mẹ cậu không biết chữ. Cậu bám lấy tay áo lông cáo của quý bà và thì thầm rằng nó muốn bà nói với mẹ cậu nơi cậu sẽ đến, thế thôi, quý bà cúi chiếc đầu thơm tho xuống đủ gần cậu bé hôi hám để nghe, và gật đầu hứa sẽ chuyển lời nhắn của cậu.
Rồi bọn trẻ tụ tập lại để tạm biệt. Con khỉ vàng vuốt ve tất cả các nhân tinh của lũ trẻ, và chúng đều vuốt ve chiếc áo lông cáo của bà để lấy may. Cũng có thể chúng đang vẽ ra chút sức mạnh hay hi vọng từ lòng tốt của quý bà, và bà ta đảm bảo mọi lợi ích của chúng, nhìn ngắm chúng được thuyền trưởng dũng cảm chăm sóc trên chiếc tàu hơi nước tại cầu tàrời đã tối, ánh sáng lấp lánh trên sông. Quý bà đứng trên cầu tàu và vẫy cho đến khi không thể nhìn thấy mặt bọn trẻ nữa.
Rồi bà ta quay vào với con khỉ vàng nép bên ngực, ném xấp thư bé nhỏ vào đống lửa trước khi quay trở lại đường cũ.
Bọn trẻ sống tại khu nhà ổ chuột rất dễ bị dụ dỗ và bắt cóc, nhưng cuối cùng mọi người cũng phát hiện ra, còn cảnh sát thì miễn cưỡng điều tra tìm kiếm. Rồi không còn ai quan tâm nữa. Nhưng những lời đồn đại bắt đầu lan tràn, qua từng người, từng người một, nó thay đổi và được thêm bớt. Một thời gian sau lũ trẻ con biến mất ở Norwich, sau đó là Sheffield, rồi Manchester. Những người dân đã nghe chuyện ở những nơi này thêm vào những vụ bắt cóc mới khiến câu chuyện hấp dẫn hơ
Và thế là huyền thoại về những nhóm người bỏ bùa mê bắt cóc trẻ con huyền bí xuất hiện. Một số người nói trưởng nhóm là một quý bà xinh đẹp, những người khác lại nói đó là một người đàn ông cao mắt đỏ, trong khi đó, câu chuyện thứ ba lại nói về một thanh niên cười và hát cho nạn nhân của mình nghe khiến chúng đi theo ngoan ngoãn như một con cừu.
Còn về việc họ đọn trẻ đi đâu, không có lời giải thích nào giống lời giải thích nào. Người thì nói chúng bị đưa xuống địa ngục, dưới mặt đất, đến chốn thần tiên. Người khác nói đến một nông trại nơi bọn trẻ bị giam cầm và vỗ béo để ăn thịt.
Người khác nói chúng bị bắt và bán làm nô lệ cho những người Tartar giàu có… Và còn nhiều cách nói khác nữa.
Nhưng một điều mọi người đều đồng ý là về chuyện tên của những kẻ bắt cóc giấu mặt kia, chúng phải có một cái tên, hoặc không bị đánh đồng chung chung, và nói về chúng - đặc biệt là khi bạn đang an toàn và yên ở nhà, hay trong Học viện Jordan, thật là một chuyện thú vị. Cái tên được dành cho chúng, mà chẳng ai biết tại sao, là Gà trống tây.
“Đừng có về muộn, nếu không bọn Gà trống tây đấy.”
“Cháu trai tôi ở Northampton, nó biết một người phụ nữ có con bị bọn Gà trống tây bắt cóc...”
“Bọn Gà trống tây đã ở Stratford. Chúng nói chúng đang đi về phía Nam.”
Và, đây là kết quả không thể tránh:
“Hãy chơi trò trẻ con và bọn Gà trống tây đi!” Lyra nói với Roger, cậu bé làm bếp. Cậu có thể đi theo cô đến cùng trời cuối đất.
“Chơi trò đó thế nào?”
“Cậu trốn còn mình sẽ tìm và cắt cậu thành từng miếng, ngay lập tức, như bọn Gà trống tây vẫn làm.”
“Cậu không biết chúng làm gì. Có thể chúng không hề làm như vậy.”
“Cậu sợ chúng,” cô nói, “mình chắc chắn thế đấy.”
“Mình không sợ. Dù sao, mình cũng không tin chúng.”
“Mình cũng thế,” cô nói vẻ quả quyết, “mình ch làm những gì chú mình đã làm vào lần gần đây nhất ông ấy đến Học viện Jordan. Mình đã nhìn thấy. Ông ấy ở trong Phòng nghỉ, trong đó có những người khách không mấy lịch sự, chú mình chỉ nhìn người đó một cách nghiêm khắc và người đó ngã xuống chết ngay lập tức, miệng sùi đầy bọt mép.”
“Còn lâu mới có chuyện đó.” Roger nói với giọng nghi ngờ. “Không thấy ai nói gì về chuyện ấếp cả. Dù sao, cậu cũng không được phép vào Phòng nghỉ.”
“Tất nhiên là không. Họ không nói cho những người giúp việc những chuyện như vậy. Và mình đã từng ở trong Phòng nghỉ. Dù sao đi nữa, chú mình luôn luôn làm như vậy. Chú ấy đã làm như vậy với một vài người Tartar khi họ bắt chú ấy. Họ trói chú ấy lại và chuẩn bị mổ bụng chú ấy. Nhưng khi người đàn ông đầu tiên xông tới với con dao trên tay, chú mình chỉ việc nhìn vào hắn ta, và hắn ta lăn ra chết. Bọn còn lại chạy đến và chú ấy cũng làm tương tự, cuối cùng chỉ còn lại một tên. Chú mình nói ông sẽ tha cho hắn sống nếu hắn cởi trói cho chú ấy. Hắn đã làm theo, và chú mình vẫn giết hắn để dạy cho hắn một bài học.”
Roger không chắc chắn lắm về điều này cũng như về bọn Gà trống tây. Nhưng câu chuyện thú vị để có thể bỏ phí, vì thế chúng chuyển sang đóng vai Ngài Asriel và bọn Tartar, và dùng nước tắm cốt chanh để làm bọt mép.
Tuy nhiên, đó chỉ là một cách lấp liếm vì Lyra vẫn muốn chơi trò Gà trống tây. Cô dụ dỗ Roger xuống hầm rượu và chúng vào đó bằng bộ chìa khóa sơ cua của ông quản gia. Cùng nhau chúng nhón chân đi dưới những mái vòm, nơi rượu Tokey, Canary, Burgundy và Brantwin của Học viện được sắp xếp một cách rắc rối theo s năm tuổi. Những khung tò vò bằng đá cổ phía trên đầu chúng được đỡ bởi những cây cột to gấp mười lần độ lớn của một thân cây, các phiến đá lát các chai và thùng rượu. Thật là cuốn hút. Những tên Gà trống tây lại bị lãng quên, hai đứa trẻ nhón gót đi từ đầu này đến đầu kia, cầm một cây nến trên tay với những ngón tay run rẩy, nhìn ngó từng góc tối. Một câu hỏi nảy ra trong óci lúc một bức bối: Rượu có mùi vị thế nào?
Có một cách đơn giản để trả lời câu hỏi của Lyra. Lyra, bỏ qua sự phản đối kịch liệt của Roger, cầm lên một chai lâu năm nhất, hình dáng kỳ lạ nhất và có màu xanh lá cây đậm nhất có thể tìm thấy. Không có gì để mở nút chai, cô đập vỡ chỗ cổ chai. Chúng ngồi tụm với nhau trong góc xa nhất, uống từng ngụm chất lđỏ sẫm rất bốc, tự hỏi bao giờ thì chúng sẽ say, và làm thế nào chúng có thể nói khi đã say. Lyra không thích mùi vị của rượu lắm, nhưng cô phải công nhận loại rượu này rất ngon và dễ uống. Buồn cười nhất là nhìn hai con nhân tinh của họ, có vẻ như đầu óc chúng ngày càng mụ đi. Chúng ngã lăn ra và cười rúc rich như điên, biến thành những cái phễu và cố trở nên xấu xí hơn.
Cuối cùng, gần như cùng lúc, bọn trn ra say rượu là thế nào.
“Có phải say rượu là thế này không?” Roger thở hổn hển, sau khi nôn thốc nôn tháo.
“Đúng vậy.” Lyra nói, cũng trong tình trạng tương tự. “Cả mình cũng say rồi.” Cô nói thêm một cách bướng bỉnh.
Lyra chẳng học được gì từ việc đó ngoại trừ việc chơi trò Gà trống tây dẫn đến những nơi rất thú vị. Cô nhớ đến những lời chú mình nói trong lần nói chuyện gần đây nhất giữa họ, và bắt đầu khám phá tầng hầm, vì những gì trên mặt đất chỉ là một phần nhỏ của cả khu Học viện. Khoảng từ thời Trung cổ, Jordan (nhận thấy nó đang chen nhau một bên là Học viện Thánh Michael, một bên là Học viện Gabriel, còn phía sau là Thư viện của đại học) đã bắt đầu mở rộng khu tầng ngầm của mình. Những đườngm, đường ống thông, mái vòm, mái trần, cầu thang được đào sâu trong lòng đất phía dưới Jordan rộng hàng nghìn mét đến mức bên dưới cũng có nhiều không gian như bên trên. Học viện Jordan đang đứng trên một cái móng rỗng.
Và bây giờ Lyra thích thú được khám phá nó, cô từ bỏ sào huyệt cũ của mình, những chỗ trú ẩn trên mái trần Học viện và cùng Roger lao vào thế giới lạ lẫm này. Từ việc chơi trò Gà trống ti đứa trẻ chuyển sang săn chúng, vì còn gì giống hơn việc chúng đang lẩn dưới lòng đất?
Vì thế một ngày nọ cô và Roger tìm đường vào khu hầm mộ dưới Nhà nguyện. Đây là nơi các thế hệ Hiệu trưởng đã được chôn cất, mỗi người được đặt trong chiếc quan tài gỗ sồi nẹp chì xếp dọc những bức tường đá. Một viên đá phía dưới tên họ:
SIMON LE CLERC
HIỆU TRƯỞNG 1765—1789
CEREBATON
YÊN NGHỈ
“Thế có nghĩa là gì vậy?” Roger hỏi.
“Phần đầu tiên là tên ông Hiệu trưởng, và cụm cuối cùng là chữ La Mã. Còn các năm ở giữa là thời gian ông ta làm Hiệu trưởng. Cái tên còn lại chắc là nhân tinh của ông ta. “
Chúng đi dọc mái vòm tĩnh lặng, nhìn những chữ trên các tấm đá khác.
FRNCIS LYALL
HIỆU TRƯỞNG 1748—1765
ZOHARIAL
YÊN NGHỈ
IGNATIUS COLE
HIỆU TRƯỞNG 1745—1765
MUSCA
YÊN NGHỈ
Trên mỗi chiếc quan tài, Lyra thích thú khi thấy một tấm bảng đồng gắn những hình ảnh khác nhau: một con giống túi, một con rắn, hay một con khỉ. Cô nhận ra đó là hình ảnh những con nhân tinh của người chết. Khi con người đến giai đoạn trưởng thành của họ sẽ mất đi sức mạnh biến hình và khoác lấy một bộ dạng cố định không thay đổi nữa.
“Trong mỗi chiếc quan tài này có một bộ xương người!” Roger thầm thì.
“Thân xác vẫn còn nguyên,” Lyra thì thầm lại, “và giòi bọ đang ngọ nguậy trong mắt bọn họ đấy.”
“Chắc dưới này thể nào cũng có ma,” Roger nói rùng mình một cách thích thú.
Dưới hầm mộ đầu tiên chúng tìm thấy một lối đi hai bên có xếp các giá xây bằng đá. Mỗi giá chia thành từng ô vuông, trong mỗi ô vuông là một chiếc xương sọ.
Nhân tinh của Roger, đuôi nhét chặt giữa hai chân, run rẩy nép vào người Roger và khẽ tru lên.
“Suỵt,” Roger nói.
Lyra không nhìn thấy Pantalaimon, nhưng cô biết nó đã biến thành bướm đêm đậu trên vai cô, có lẽ cũng đang run bắn.
Cô tiến đến v nhẹ nhàng nhấc chiếc xương sọ gần nhất khỏi nơi đặt nó.
“Cậu đang làm gì vậy?,” Roger hỏi. “Cậu không được phép động vào chúng!”
Cô lật đi lật lại nó, không quan tâm đến lời Roger. Có gì đó đột nhiên rơi khỏi cái lỗ dưới đáy xương sọ, lọt qua kẽ tay cô và rơi xuống sàn nhà khiến cô suýt đánh rơi chiếc sọ vì bất ngờ
“Một đồng xu!” Roger nói, sờ vào nó. “Có lẽ là một kho báu đấy!”
Cậu mang đồng xu đến gần ngọn nến và cả hai đứa trẻ đều mở to mắt. Đó không phải là một đồng xu, mà là một tấm đồng nhỏ khắc hình một con mèo.
“Giống như hình trên chiếc quan tài,” Lyra nói. “Đây là nhân tinh của ông ta. Chắc chắn là vậy.”
“Tốt hơn là trả nó về chỗ cũ.” Roger nói một cách khó khăn, và Lyra lật ngược chiếc xương sọ, thả tấm đồng lại nơi an nghỉ từ xa xưa trước khi trả chiếc sọ vào vị trí trên giá. Chúng phát hiện ra trong mỗi chiếc sọ đều có hình tấm đồng khắc hình con nhân tinh của người đó, thể hiện rằng người bạn đồng hành suốt đời của chủ nhân vẫn gần bên cả trong cái chết.
“Cậu nghĩ những người này là ai khi còn sống?” Lyra hỏi. “Có lẽ là các Học giả, mình đoán vậy. Chỉ có các Hiệu trưởng mới có quan tài. Có thể qua hàng thế kỷ có quá nhiều Học giả đến mức không đủ chỗ đề mai táng họ, vì thế người ta chỉ cắt đầu họ và giữ lại. Dù sao thì đó cũng là phần quan trọng nhất của họ.”
Chúng không tìm được một tên Gà trống tây nào, nhưng những hầm mộ dưới Nhà nguyện giữ Lyra và Roger bận bịu cả ngày. Một lần cô đã thử trêu đùa với các Học giả đã chết, bằng cách thay đổi vị trí các tấm đồng trong chiếc sọ khiến con nhân tinh trong đó không còn đúng với người chủ nữa. Pantalaimon bị kích động bởi chuyện này đến mức nó biến thành một con dơi, bay lên bay xuống kêu lên những tiếng the thé đic tai và đập cánh vào mặt Lyra, nhưng cô không quan tâm, đây là một trò đùa quá vui để có thể bỏ qua. Tuy nhiên, sau đó cô đã phải trả giá cho chuyện này. Trên chiếc giường trong căn phòng nhỏ tại đỉnh của Cầu thang Mười hai, cô được mấy bóng ma viếng thăm đứng bên cạnh giường. Họ giơ những ngón tay xương xẩu về phía cô rồi giật chiếc mũ trùm đầu của mình ra để lộ vết đang rỉ máu nơi đáng lẽ phải có chiếc đầu. Chỉ khi Pantalaimon biến thành con sư tử và gầm lên, họ mới chịu rút lui qua các bức tường cho đến khi tất cả những gì còn nhìn thấy được là cánh tay, rồi những bàn tay vàng vọt xanh xao, rồi đến những ngón tay cào xé, và không còn gì nữa. Điều đầu tiên cô làm vào sáng hôm sau là hối hả lao xuống hầm mộ vừa đặt những tấm đồng về đúng chũ vừa thì thầm “Xin lỗi! Xin lỗi!” với những chiếc xương sọ.
Khu hầm mộ rộng lớn hơn hầm rượu rất nhiều nhưng nó cũng có giới hạn. Khi Lyra và Roger đã khám phá hết tất cả các góc và chắc chắn không có tên Gà trống tây nào để tìm kiếm ở đây, chúng chuyển sự quan tâm sang hướng khác - nhưng chưa kịp làm thì chúng bị Cha cố gọi trở lại Nhà nguyện.
Cha cố người đàn ông cao tuổi béo mập thường được gọi là Cha Heyst. Công việc của cha là chủ trì mọi vấn đề tế lễ của Học viện, thuyết giáo, cầu nguyện và nghe xưng tội. Khi Lyra còn nhỏ, Cha đã quan tâm đến phần hồn của cô. Cô đáp lại bằng cách giễu cợt với thái độ lãnh đạm láu cá và sự ăn năn giả bộ của mình. Cô không hứa hẹn là một con chiên ngoan đạo, ông đã nhận ra là như vậy.
Khi nghe tiếng ông gọi, Lyra và Roger miễn cưỡng quay ra, kéo lê chân, bước vào Nhà nguyện rộng lớn tù mù toàn mùi nấm mốc. Ánh nến lung linh khắp mọi phía trước các bức tượng thánh, tiếng lách cách xa xa vọng lại từ phòng để đàn ống, một người Gypsy đang đánh bóng bục giảng kinh bằng đồng thau. Cha Heyst đang vẫy từ cửa vào phòng họp dành cho những người đống góp cho nhà xứ.
“Các con vở đâu vậy?” Ông nói với chúng. “Ta chỉ thấy con đến đây được hai hay ba lần. Các con phải làm gì nào?”
Giọng điệu ông ta không có vẻ kết tội. Có vẻ ông muốn thể hiện mình chỉ có ý quan tâm. Con nhân tinh của ông đang đập chiếc đuôi thằn lằn trên vai ông.
Lyra trả lời, “Chúng con muốn xem hầm mộ một chút.”
“Để làm gì mới được chứ?"
“Để xem… quan tài. Chúng con muốn xem tất cả các quan tài. “ Cô trả lời.
“Nhưng tại sao nào?”
Cô nhún vai. Đây là phản ứng quen thuộc của cô mỗi khi bị hỏi dồn.
“Còn con,” ông tiếp tục, quay sang Roger, nhân tinh của Roger đang lo lắng vẫy chiếc đuôi chó sục của mình để làm ông nguôi ngoai, “tên con là gì?”
“Roger, thưa Cha.”
“Nếu con là một người giúp việc, thì con làm việc đâu?”
“Trong bếp, thưa Cha.”
“Vậy con có phải có mặt ở đó vào lúc này không?”
“Có, thưa Cha.”
“Vậy thì cho con đi.”
Roger quay người chạy đi. Lyra di di chân trên nền nhà.
“Còn với con, Lyra.” Cha Heyst nói, “ta thấy hài lòng khi thấy con quan tâm đến những gì nằm trong Nhà nguyện. Con là một đứa trẻ may mắn, khi được sống trong tất cà những thứ lịch sử như thế này.”
“Vâng,” Lyra nói.
“Nhưng ta thấy thắc mắc về cách chọn bạn của con. Con có phải một đứa trẻ cô độc không?”
“Không.” Cô nói.
“Con có… con có thèm muốn cuộc sống của những đứa trẻ khác không?”
“Không.”
“Ta không nói đến cậu bé Roger làm bếp. Ta muốn nói đến những đứa trẻ giống như con. Những đứa trẻ xuất thân cao quý. Con có muốn có vài người bạn như thế?“
“Không.”
“Những… những cô bé gái khác, có thể…”
“Không.”
“Con biết đấy, không ai trong chúng ta muốn mất đi tất cả những niềm vui và trò tiêu khiền bình thường của tuổi thơ. Đôi lú ta nghĩ cuộc sống sẽ cô đơn lắm với con ở đây giữa những Học giả lớn tuổi, Lyra ạ. Con có thấy vậy không?”
“Không.”
Ông chụm hai ngón cái vào nhau trên hai bàn tay đang đan các ngón, không nghĩ ra thêm bất cứ điều gì để nói với đứa trẻ bướng bỉnh này.
“Nếu có điều gì khó khăn với con,” cuối cùng ông nói, “con biết con có thể đến tâm sự với ta. Ta hi vọng con luôn cảm thấy có thể làm như vậy.”
“Vâng,” cô nói.
“Con vân cầu nguyện đấy chứ?”
“Vâng.”
“Cô bé ngoan. Thôi, con đi chơi đi.”
Với một vẻ được giải thoát khó giấu giếm, cô quay người đi. Không tìm được những Gà trống tây dưới lòng đất, cô quay ra đường. Ở đó, cô như được về nhà.
Rồi, khi cô gần như đã không còn hứng thú gì với chúng, những con Gà trống tây lại xuất hiện tại Oxford.
Đó là vào quãng thời gian diễn ra Hội chợ ngựa, lòng sông chật kín những chiếc thuyền nhỏ và thuyền nửa mui, những thương nhân và khách du lịch. Những bến tàu dọc khu cảng tại Jericho rực rỡ ánh đèn cùng tiếng ồn ào của móng ngựa xen lẫn tiếng người mặc cả. Lyra luôn thích thú với các Hội chợ ngựa, cũng như cơ hội được ngồi thử trên lưng một con ngựa không-hiếu-thắng-lắm, có vô số các nguyơ có thể khiến chúng nổi khùng.
Và năm nay cô có một kế hoạch lớn. Thích thú với cuộc truy đuổi chiếc thuyền nhỏ năm trước, lần này cô định có một chuyến đi trước khi bị phát hiện. Nếu cô và các đồng đội làm việc trong các bếp ăn Học viện của mình có thể đến được tận Abingdon, họ có thể đánh chiếm đập nước…
Nhưng năm nay không có cuộc chiến nào cả. Khi cô đi tha thẩn quanh khu đỗ thuyền tại cảng Meadow trong ánh nắng sớm cùng hai đứa trẻ lang thang khác, truyền tay nhau điếu thuốc lá ăn cắp được và phì khói thuốc một cách tự hào, cô nghe thấy một tiếng hét rất quen.
“À, hóa ra mày đã làm thế với nó hả, đồ ngu?”
Đó là một giọng nói khỏe khoắn, giọngng là một người phụ nữ có lá phổi bằng đồng. Ngay lập tức Lyra nhìn quanh tìm kiếm, vì đó là Mẹ Costa, người đã tát Lyra chóng váng hai lần nhưng lại cho cô bánh gừng nóng đến ba lần, và gia đình bà được chú ý bởi họ có một chiếc thuyền to lớn và lộng lẫy. Họ là hoàng tử giữa đám người Gypsy, Lyra rất hâm mộ Mẹ Costa, nhưng dù gì thỉnh thoảng cô vẫn cảnh giác với bà, vì đó là con thuyền bà ta đã đánh cắ.
Một trong những đồng minh của Lyra tự động nhặt một hòn đá khi cậu nghe thấy tiếng nói, nhưng Lyra nói, “Hãy vứt xuống. Bà ấy đang nổi cơn tam bành. Bà ấy có thể bẻ gẫy xương sống cậu như bẻ một cành củi đấy.”
Thực ra, trông Mẹ Costa có vẻ lo lắng hơn là tức giận. Người đàn ông đang nói chuyện với bà, một lái buôn ngựa, đang nhún vai và giang tay ra.
“Vâng, tôi không biết.” Ông ta nói. “Ông ta ở đây một phút rồi đi ngay. Tôi không biết ông ta đi đâu…”
“Ông ta đang giúp anh! Ông ta đang giữ những con ngựa hăng máu của anh để giúp đỡ anh!”
“Ồ, ông ta không thể ở đây được, phải không? Bỏ việc giữa chừng…”
Ông ta không nói gì thêm, vì Mẹ Costa đột ngột cho ông ta một nắm đấm vào thái dương, và theo sau đó là một tràng những lời chửi bới nguyền rủa ông ta văng ra rồi quay người bỏ đi. Những lái buôn ngựa gần đó cười to chế nhạo, và một tiếng súng côn ré lên tức tối.
“Chuyện gì xảy ra vậy?” Lyra hỏi một đứa trẻ người Gypsy đang đứng há miệng nhìn. “Bà ấy bực bội vì chuyện gì vậy?”
“Về con bà ấy.” Đứa trẻ nói. “Tên nó là B, có thể bà ấy cho rằng bọn Gà trống tây đã bắt nó. Cũng có thể là đúng như vậy. Tớ cũng chưa nhìn thấy nó lần nào kể từ…”
“Bọn Gà trống tây hả? Vậy là chúng đã đến Oxford rồi sao?”
Cậu bé người Gypsy quay ra hỏi các bạn, bọn chúng đều đang nhìn Mẹ Costa.
“Cậu ấy không biết điều gì đang xảy ra!u ấy không biết bọn Gà trống tây đã đến đây.”
Nhận thấy bọn trẻ lang thang quay lại nhìn mình với vẻ chế giễu, Lyra ném điếu thuốc xuống, gợi ý một cuộc chiến. Con nhân tinh của mọi người đều trở nên sẵn sang chiến đấu: Mỗi đứa trẻ được hỗ trợ bởi những con nhân tinh đầy răng nanh, móng vuốt, hay những bộ lông dày, và Pantalaimon khinh thng trí tưởng tượng hạn hẹp của bọn nhân tinh kia, biến thành một con rồng to bằng một chú chó săn Ê-cốt.
Nhưng trước khi bọn trẻ kịp lao vào cuộc ẩu đả, chính Mẹ Costa xông vào, lôi hai đứa trẻ sang một bên và đứng đối mặt với Lyra như một võ sĩ quyền anh.
“Cháu có gặp nó không?” bà hỏi gặng Lyra, “Cháu có gặp Billy không?”
“Không,” Lyra trả lời. “Chúng cháu vừaới đến đây. Hàng tháng nay cháu không gặp Billy.”
Con nhân tinh của Mẹ Costa đang lăn trong không khí rực rỡ phía trên đầu bà, một con quạ, đôi mắt vàng hung dữ đảo từ bên này sang bên kia không chớp. Lyra cảm thấy sợ hãi. Chẳng ai lo lắng về chuyện một đứa trẻ mất tích vài giờ, tất nhiên không, với một đứa trẻ người Gypsy cũng vậy. Trong thế giới chen chúc của những chiếc thuyền của người Gypsy, đứa trẻ nào cũng quý giá và rất được nâng niu, và một người mẹ biết nếu đứa trẻ vượt ra khỏi tầm mắt, nó sẽ không đi quá xa khỏi ai đó khác có thể bảo vệ nó theo bản năng.
Nhưng đây là Mẹ Costa, một vị nữ hoàng giữa những người Gypsy, hốt hoảng bởi một đứa trẻ bị mất tích. Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Mẹ Costa tìm kiếm một cách tuyệt vọng trong đám trẻ con rồi quay đi và lẫn vào đám đông tại bến cảng, kêu gào tên con. Lập tức bọn trẻ quay lại nhìn nhau, mối thù hằn của chúng tắt ngấm trước khuôn mặt đau thương của người mẹ.
“Bọn Gà trống tây đó là ai vậy?” Simon Parlow, một người bạn của Lyra hỏi.
Cậu bé người Gypsy đu tiên trả lời, “Mày biết đấy. Chúng ăn cắp trẻ con ở khắp nơi trên đất nước. Chúng là cướp biển…”
“Chúng không phải là cướp biển.” Cậu bé người Gypsy khác đính chính. “Chúng là bọn dụ dỗ trẻ con. Chính vì thế người ta mới gọi chúng là Gà trống tây.”
“Chúng có ăn thịt trẻ con không?” Hugh Lovat, cậu bạn nối khố khác của Lyra, làm bếp tại Học viện Thánh Michael hỏi.
“Ai mà bi được.” Cậu bé Gypsy đầu tiên trả lời. “Chúng mang bọn trẻ đi và không ai còn gặp lại chúng nữa.”
“Bọn tao cũng biết vậy.” Lyra nói. “Bọn tao còn chơi trò trẻ con và tụi Gà trống tây hàng tháng nay, trước khi bọn mày biết, tao cá đấy. Nhưng tao cá không ai từng nhìn thấy chúng.”
“Có đấy” một cậu bé nói.
“Ai nào?” Lyra kiên trì hỏi tiếp. “Mày đã nhìn thấy chúng chưa? Làm sao mày biết chúng chỉ người?”
“Charlie đã gặp chúng ở Banbury.” Một cô bé người Gypsy trả lời. “Chúng đến và nói chuyện với quý bà đó trong khi một người đàn ông khác bắt cóc con trai bà ấy ra khỏi vườn.”
“Đúng vậy.” Charlie gật đầu lia lịa. “Tao đã nhìn thấy ông ta làm thế.”
“Trông ông ta thế nào” Lyra hỏi.
“Tao chưa bao giờ nhìn rõ chúng cả.” Charlie nói. “Nhưng tao đã nhìn thấy chiếc xe tải của chúng,” nó nói thêm, một chiếc xe tải màu trắng. Chúng cho đứa bé vào xe và lao vụt đi.”
“Nhưng tại sao người ta gọi chúng là bọn Gà trống tây?” Lyra hỏi.
“Vì chúng ăn thịt bọn trẻ.” Cậu bé người Gypsy đầu tiên trả lời. “Ở Northampton người ta nói với chúng tao như vậy. Bọn chúng đã ở đó và các nơi khác nữa. Có một con bé ở Northampton, anh trai nó bị bắt, và nó nói người đàn ông khi bắt cóc đã nói chúng sẽ ăn thịt thằng bé. Ai cũng biết việc này. Chúng sẽ ăn thịt bọn trẻ.”
Một cô bé Gypsy đứng gần đó bắt đầu khóc to.
“Đó là chị họ của Billy,” Charlie nói.
Lyra hỏi, “Ai là người gặp Billy cuối cùng?”
“Tao.” Cả nửa tá giọng nhao nhao. “Tao nhìn thấy nó giữ con ngựa già của Johnny Fiorelli - Tao nhìn thấy nó gần chỗ người bán bánh táo - Tao nhìn thấy nó đánh đu chỗ cần trục…”
Khi Lyra phân loại các câu trả lời, cô nhận thấy Billy vẫn còn ở đây ít nhất hai giờ đồng hồ trước.
“Vậy thì,” cô nói “trong khoảng hai tiếng đồng hồ trở lại, bọn Gà trống tây đã ở đây…”
Bọn trẻ nhìn ra xung quanh, run rẩy dù đang đứng dưới ánh nắng mặt trời ấm áp, bến tàu đúc, mùi nhựa đường, mùi ngựa và mùi lá thuốc quen thuộc. Rắc rối là không ai biết bọn Gà trống tây trông như thế nào, bất cứ ai cũng có khả năng là một tên Gà trống tây, như Lyra đã chỉ ra cho các đồng đội của mình, tất cả chúng đang ở dưới sự lãnh đạo của cô, cả những đứa ở trường cao đẳng lẫn đám người Gypsy bên ngoài.
“Chắc chắn chúng trông cũng như những người bình thường khác, nếu không chúng đã bị phát hiện ra ngay,” cô giải thích. “Nếu chúng chỉ đến vào ban đêm, chúng có thể trong bất cứ hình dáng nào. Nhưng nếu chúng xuất hiện ban ngày, chắc chúng phải trông như những người bình thường. Vì thế bất cứ ai cũng có thể là một tên Gà trống tây…”
“Không thể.” Một cậu bé người Gypsy nói chắc chắn. “Tôi biết tất cả bọn họ mà.”
“Đúng vậy, không phải ở đây, nhưng có thể là bất cứ người nào khác,” Lyra nói, “hãy đi tìm chúng! Và chiếc xe tải màu trắng của chúng!”
Cả nhóm tản ra như bầy ong vỡ tổ. Một số thành viên tìm kiếm mới cũng nhập cuộc, và không lâu sau, khoảng ba mười đứa trẻ người Gypsy đã chạy từ đầu đến cuối bến tàu, chui ra chui vào các tàu ngựa, trèo lên các cần trục và cần cẩu tại bến tàu, nhảy qua các hàng rào vào khu bãi cỏ, lay qua lay lại hàng chục lần chiếc cầu treo cũ kỹ bắc qua mặt nước xanh, chạy thục mạng qua những con phố chật hẹp ở Jericho, giữa những ngôi nhà gạch bé nhỏ hoặc chạy vào Nhà nguyện lớn hình tháp vuông ****ist của Thánh Barnabas. Một nửa trong số chúng không biết chúng đang tìm kiếm cái gì, và dù chỉ là một trò bông đùa, nhưng những đứa trẻ thân thiết với Lyra nhất cảm thấy một cảm giác sợ hãi và e dè thật sự mỗi khi chúng nhìn thy bóng một giáo sĩ trên một ngõ nhỏ hay trong sự âm u của Nhà nguyện: đó có phải là một tên Gà trống tây không?
Nhưng tất nhiên là không phải. Cuối cùng chẳng gặt hái được một thành công nào, với nỗi buồn về chuyện Billy thực sự đã mất tích treo trên đầu, sự hào hứng đã nhạt dần. Khi Lyra và Hia người bạn cùng Học viện rời khỏi Jericho vì đã gần đến giờ ăn tối, họ nhìn thấy những người Gypsy đang tụ tập với nhau trên bến tàu gần nơi tàu nhà Costa nhả neo. Mấy người phụ nữ đang khóc to, những người đàn ông giận dữ đứng với nhau thành từng nhóm, những con nhân tinh của họ đang bị kích động và vỗ cánh lo lắng hay gầm gừ trong bóng tối.
“Tớ đoán bọn Gà trống tây không dám đến đây đâu.” Lyra nói với Simon Parslow khi hai đứa bc chân qua ngưỡng cửa lớn của trường Jordan.
“Không,” cậu nói một cách không chắc chắn, “nhưng tớ biết có một đứa bé bị mất tích ở Khu chợ.”
“Ai vậy?” Lyra hỏi. Cô biết hầu hết lũ trẻ ở Khu chợ, nhưng chưa từng nghe thấy chuyện này.
“Jessie Reynolds, nhà người thợ làm yên cương. Nó không ở đó vào giờ đóng cửa tàu ngày hôm qua, nó chỉ đi trước giờ uống trà của ông bố một tẹo. Nó không quay lại và không ai nhìn thấy nó cả. Họ đã tìm kiếm khắp Khu chợ và cả những nơi khác nữa.”
“Mình chưa từng nghe nói về chuyện này?” Lyra nói với giọng phẫn nộ. Cô cho dây là một sai sót tệ hại của đám lâu la khi không nói cho cô biết mọi chuyện kịp thời.
“Ừ, mới ngày hôm qua thôi. Có thể bây giờ nó lại về rồi cũng nên.”
“đi hỏi,” Lyra nói và quay người khỏi cánh cổng trường. Nhưng chưa ra khỏi cổng thì cô bị người khuân vác gọi lại.
“Cô đây rồi, Lyra! Tối nay cô không được đi đâu nữa đâu. Ông Hiệu trưởng có lệnh rồi!”
“Tại sao lại không?”
“Thì tôi đã nói với cô rồi, đó là lệnh của ông Hiệu trưởng. Ông ấy nói khi nào cô về thì phải ở trong trường luôn.
“Thử bắt tôi xem.” Cô nói và lủi ra trước khi người đàn ông lớn tuổi kịp ra khỏi cánh cửa của mình.
Cô chạy qua những con đường hẹp và xuống những ngõ nhỏ nơi các xe tải đang dỡ hàng dùng cho chợ vải. Đang là giờ đóng cửa, chỉ còn vài chiếc xe tải ở đây, nhưng có một tốp thanh niên đứng hút thuốc và nói chuyện gần cửa chính đối diện với bứường đá cao của Học viện Thánh Michael. Lyra biết một người trong số họ, một cậu con trai mười sáu tuổi cô rất ấn tượng vì cậu có thể phì nước bọt xa hơn tất cả những người cô từng nghe nói. Cô bước đến, kiên nhẫn đứng chờ đợi anh chú ý đến cô.
“Em cần gì nào?” Cuối cùng anh nói.
“Có phải Jessie Reynolds đã biến mất không?”
“Đúng, sao lại hỏi vậy?”
“Vì có một đứa trẻ người Gypsy mất tích ngay hôm nay, tất cả chỉ có thế.”
“Họ luôn luôn biến mất, những người Gypsy ấy. Cứ sau mỗi hội chợ ngựa là họ lại biến mất.”
“Như những con ngựa vậy.” Một trong những người bạn của anh nói.
“Chuyện này khác,” Lyra nói. “Lần này là một đứa bé. Chúng em đã tìm kiếm nó cả buổi chiều nay và những đứa trẻ khác nói bọn Gà trống tây đã bắt nó.”
“Bọn nào cơ?”
“Bọn Gà trống tây,” cô nói, “các anh chưa nghe về bọn Gà trống tây bao giờ sao?”
Đây cũng là tim mới đói với những cậu con trai khác, họ không bình luận những câu thô lỗ nữa. Họ chăm chú lắng nghe những lời Lyra nói.
“Bọn Gà trống tây à.” Dick, mộti quen của Lyra nói. “Thật ngớ ngẩn, bọn người Gypsy đó, họ luôn có những ý tưởng ngớ ngẩn.”
“Họ nói có bọn Gà trống tây ở Banbury hai tuần trước,” Lyra khăng khăng, “và năm đứa trẻ đã bị bắt cóc. Có thể bây giờ chúng đã đến Oxford để bắt những đứa trẻ của chúng ta. Chắc chắn chúng đã bắt Jessie.”
“Cũng có một vụ tr con mất tích ở đường Cowley,” một trong những cậu con trai còn lại nói. “Tôi nhớ ra rồi. Dì tôi đến đây hôm qua vì bà ấy bán cá và khoai tây rán, và bà ấy nghe được chuyện này… Mấy cậu bé, đó là… Tuy thế, tớ không biết về bọn Gà trống tây. Chúng không có thật, bọn Gà trống tây ấy. Chỉ là thêu dệt thôi.”
“Chúng có thực!” Lyra nói, “những người Gypsy đã nhìn thấy chúng. Họ đoán là chúng ăn thịt những đứa trẻ con bắtc, và…”
Cô ngừng lại giữa câu, vì có điều gì đó đột ngột nảy ra trong đầu cô. Trong suốt buổi tối kỳ lạ trong Phòng nghỉ. Ngài Asriel đã cho mọi người nhìn thấy qua đèn chiếu một người đàn ông cầm một cây gậy với những dòng ánh sáng đang chảy vào đó. Có một chiếc bóng nhỏ bên cạnh ông ta, ít ánh sáng chiếu tới hơn. Ông nói đó là một đứa trẻ, rồi người nào đó đã hỏi nó có phải đứa trẻ bị chia tách không. Chú cô nói không phải, đó chỉ là một cái chấm. Lyra còn nhớ rằng bị chia tách có nghĩa là “bị cắt”.
Và rồi có điều gì đó nhói lên trong tim cô: Roger đang ở đâu?
Cô không trông thấy cậu từ buổi sáng…
Đột nhiên cô cảm thấy lo sợ. Pantalaimon, trong hình dáng một con sư tử nhỏ, nhảy ra và gầm gừ. Ct các anh bạn và lặng lẽ quay trở lại phố Tuck và chạy nhanh về cồng trường Jordan, nhảy ra cánh cửa trước con nhân tinh giờ đã biến thành con báo Gêpa.
Người khuân vác tỏ ra nhân đạo.
“Tôi đã gọi điện nói với ông Hiệu trưởng rồi, ông ấy không hài lòng chút nào. Tôi sẽ chẳng muốn lâm vào tình cảnh của cô đâu, nếu không phải vì tiền.”
“Roger đâu?” Cô hỏi.
“Tôi không trông thấy nó đâu cả. Cậu ta cũng bị phạt vì chuyện này cho mà xem. À khi ông Cawson bắt được cậu ta…”
Lyra chạy đến khu nhà bếp và lao vào cái đám hối hả nóng nôi, chói tai và đầy hơi nước đó.
“Roger đâu rồi?” Cô hét to.
“Ra khỏi đây đi, Lyra! Chúng tôi đang bận lắm!”
“Nhưng cậu ấy đâu rồi? Cậu ấy đã về hay chưa?"
Dường như chẳng ai thèm bận tâm.
“Nhưng cậu ấy đang ở đâu? Bà phải biết chứ!”
Lyra hét lên với người đầu bếp, bà ta giả điếc và không quan tâm gì đến cơn thịnh nộ của cô.
“Chúng đã bắt cậu ấy rồi! Bọn Gà trống tây ấy, đáng lẽ người ta phải bắt và giết chúng ngay! Tôi ghét các người. Các người chẳng quan tâm gì đến Roger cả…”
“Chúng tôi đều quan tâm đến Roger…”
“Các người không quan tâm, nếu không tất cả các người đã ngừng công việc và đi tìm cậu ấy ngay bây giờ rồi! Tôi ghét các người!”
“Có thể có hàng tá lý do Roger không có mặt tại đây. Hãy nghe những điều đúng đắn. Chúng tôi phải chuẩn bị bữa tối và phục vụ trong gần một tiếng nữa; ông Hiệu trưởng mời khách trong Phòng riêng, và ông ấy sẽ ăn ở đấy. Như thế có nghĩa là Đầu bếp phải phụ trách đưa thức ăn đến đó thật nhanh để không bị nguội. Dù có điu gì xảy ra, Lyra, mọi chuyện vẫn phải được thực hiện. Tôi chắc chắn Roger sẽ có mặt ở đây…”
Lyra quay đi và chạy khỏi Nhà bếp, giật mạnh đống khăn trải bàn và không thèm quan tâm đến tiếng hét bực bội của đám người trong Nhà bếp. Cô lao xuống cầu thang và chạy qua Sân, giữa Tháp Chapel và Palmer, vào Sân Yaxley, nơi có những tòa nhà cổ kính nhất của Học viện.
Pantalaimon hối hả chạy theo cô trong hình con báo Gêpa thu nhỏ, trèo lên các bậc thang cho đến tận bậc trên cùng, nơi có phòng ngủ của Lyra. Lyra bật tung cửa, kéo chiếcế khập khiễng của mình đến cửa sổ, mở tung hai cánh cửa và bò ra ngoài. Có một máng nước bằng đá rộng khoảng nửa mét ngay phía dưới bậu cửa, khi đã đứng được trên đó, cô quay người và trèo lên các viên ngói thô ráp cho đến khi đứng trên đỉnh mái nhà. Ở đây cô hét lên thật to. Pantalaimon, thường biến thành một con chim mỗi khi ở trên mái nhà, bay vòng quanh cô và giả tiếng quạ kêu.
Bầu trời ban đêm tràn ngập đào, mơ, kem: những đám mây nhẹ như kem trên một bầu trời giống như quả cam ổng lồ. Những ngọn tháp và mái vòm của Oxford đứng xung quanh họ. Những khu rừng của Château - Vert và White Ham mọc ở cả hai bên bờ đông và tây. Có tiếng quạ kêu đâu đó, những chiếc chuông đang được gióng lên; từ phía Oxpens, những tiếng động cơ khí gas vang lên báo hiệu khí cầu đưa thư của Hoàng gia tới London bắt đầu khởi hành. Lyra nhìn nó bay đi qua những mái vòm của nhà thờ Thánh Michael, đầu tiên là to như đầu ngón tay út rồi nhanh chóng bé dn đến khi chỉ là một chấm nhỏ trên bầu trời long lanh như ngọc trai.
Cô quay lại và nhìn xuống chiếc sân tràn đầy bóng tối, nơi những bóng áo choàng đen của các độc giả đã bắt đầu tụm năm tụm ba. Các con nhân tinh của họ đi thong dong, bay bên cạnh hay lặng lẽ đậu trên vai chủ. Ánh đèn thắp sáng trong Sảnh. Cô có thể nhìn thấy những khung cửa sổ khung kính thép dần lấp lánh khi một người Gypsy đi thắp đèn dầu ở từng bàn. Tiếng chuông dành cho người Quản lý bắt đầu rung, bào rằng còn nửa tiếng đồng hồ nữa là đến bữa tối.
Đây là thế giới của cô. Cô muốn giữ nó nguyên như vậy mãi mãi, nhưng nó đang thay đổi quanh cô, vì có vài người đang đánh cắp trẻ con. Cô ngồi trên mái nhà, hai tay ôm má.
“Tốt hơn hết là chúng ta phải cứu cậu ấy, Pantalaimon,” cô nói.
Nó trả lời từ trong ống khói với giọng của một con quạ.
“Sẽ rất nguy hiểm đấy.” Nó nói.
“Tất nhiên rồi! Mình biết điều đó.”
“Hãy nhớ lại họ đã nói gì trong Phòng nghỉ.”
“Gì vậy?”
“Điều gì đó về một đứa trẻ ở Bắc cực. Đứa tr không bị bắt Bụi.”
“Họ nói đó là một đứa trẻ nguyên vẹn… Thế thì sao?”
“Như thế có thể là điều họ sẽ làm với Roger và những đứa trẻ người Gypsy khác.”
“Làm gì?”
“Ừ, thế nguyên vẹn có nghĩa là gì?”
“Không biết. Chúng cắt họ ra làm đôi, có thể là như vậy. Mình đoán là chúng bắt họ làm nô lệ. Nh thế có tác dụng hơn. Có thể ở đó có các mỏ than. Những mỏ uranium phục vụ việc chế tạo tàu nguyên tử. Mình cá là như vậy. Và nếu họ cho những người đã lớn xuống hầm, có thể họ sẽ chết, vì thế thay vào đó họ dùng trẻ con cho rẻ. Đó là điều họ làm với cậu ấy.”
“Mình nghĩ…”
Nhưng điều Pantalaimon nghĩ phải chờ đợi chưa được nói ra, vì có ai đó đang gọi to bên dưới.
“Lyra! Lyra! Cô vào trong ngay lập tức!”
Có tiếng đập vào khung cửa sổ. Lyra quen giọng nói và sự nóng nảy đó: đó là bà Lonslale, Quản gia trông nom việc giặt giũ. Không chỗ trốn nào có thể qua mắt bà.
Với khuôn mặt cau có, Lyra trượt khỏi mái nhà vào ống máng, rồi từ đó lại treo qua cửa sổ. Bà Lonslaleng cho nước vào một cái chảo đựng khoai tây nhỏ cùng tiếng quai búa nện vào những ống nước.
“Đã không biết bao nhiêu lần cô được nhắc nhở về chuyện trèo lên đó… Nhìn cô mà xem! Xem chiếc váy của cô kìa - bẩn thỉu quá đi mất! Cởi ra ngay lập tức và tự giặt đi trong khi tôi tìm xem có thứ gì tươm tất chưa bị rách hay không. Sao cô không thể giữ cho mình gọn gàng và sạch sẽ nhỉ… “
Lyra quá tự ái để hi tại sao cô phải tự giặt và mặc quần áo, và chẳng có người trưởng thành nào đưa ra những lý do về những ý thích của mình. Cô kéo chiếc váy qua đầu và vứt vào chiếc chậu nhỏ rồi bắt đầu giặt một cách chán nản trong khi Pantalaimon, giờ là một chú chim hoàng yến, nhảy từng bước một đến gần con nhân tinh của bà Lonslale, một con chó săn lạnh lung, cố gắng chọc giận nó nhưng vô ích.
“Nhìn chiếc tủ quần áo của cô này! Hàng tuần nay cô chẳng treo cái gì lên mắc cả! Nhìn những nếp nhăn trên chiếc…”
Nhìn cái này, nhìn cái kia… Lyra chẳng muốn nhìn gì cả. Cô nhắm mắt lại khi lau mặt bằng chiếc khăn nhỏ.
“Cô phải mặc nguyên như thế này vậy. Chẳng còn đủ thời gian đề là nữa. Cầu chúa phù hộ cô bé, đầu gối cô kìa, nhìn xem chúng…”
“Chẳng muốn nhìn gì hết.” Lyra thì thầm.
Bà Lonslale đập vào chân cô. “Rửa đi,” bà ta nói với vẻ hung tợn, “cô phải rửa sạch hết các vết bẩn. “
“Tại sao?” cuối cùng Lyra cũng lên tiếng. “Tôi chẳng bao giờ thường xuyên lau rửa đầu gối cả. Sẽ chẳng có ai nhìn vào đầu gối tôi đâu. Tôi phải làm tất cả những chuyện này để làm gì? Bà cũng chẳng quan tâm gì đến Roger, chẳng hơn gì bà Đầu bếp. Tôi là người duy nhất…”
Một đập nữa, vào chân kia.
“Thật là ngớ ngẩn quá đi mất. Tôi là một người nhà Parslow, giống như cha của Roger. Nó là cháu trai thứ hai của tôi. Tôi cá là cô không biết điều này, vì tôi cá là cô chẳng bao giờ hỏi cả, Tiểu thư Lyra ạ. Tôi cá là chuyện đó chẳng bao giờ xảy ra với cô. Sao cô không trách móc tôi vì không quan tâm chăm sóc đến thằng bé. Có Chúa chứng giám, thậm chí tôi còn chăm sóc cho cô, còn cô chỉ luôn vô lý và chẳng biết cám ơn tôi gì cả.”
Bà chộp lấy mu vải chùi bằng flanen và cọ đầu gối Lyra mạnh đến nỗi cô cảm thấy da mình đỏ lên và đau đớn, nhưng như thế mới lau sạch các vết bẩn.
“Lý do cho chuyện này là vì cô sắp phải ăn tối với ông Hiệu trưởng và khách của ông ấy. Tôi mong rằng cô biết cư xử thế nào cho phải phép. Hãy nói khi người ta nói với cô, hãy yên lặng và lịch sự, mỉm cười dịu dàng và đừng có bao giờ trả lời là ‘không biết’ khi ai đó hỏi cô một câu hỏi nào đó.”
Bà lồng chiếc váy đẹp nhất vào thân hình gầy giơ xương của Lyra, kéo chúng thẳng ra, lấy một dải ruy băng đỏ trong mớ hỗn độn trong ngăn kéo và chải mái tóc của Lyra thật mạnh.
“Nếu họ cho tôi biết sớm hơn, tôi có thể gội đầu cẩn thận hơn cho cô. Ôi, thế này thì tệ quá. Nếu họ không nhìn quá gần thì còn đỡ… Đây, giờ thì đứng thẳng người lên. Đôi giày da sơn đẹp nhất đâu rồi?”
Năm phút sau, Lyra đã gõ cửa Phòng riêng của ông Hiệu trưởng, căn nhà rộng và hơi ảm đạm ở cửa vào Sân Yaxley và quay lưng ra Vườn Thư viện. Pantalaimon, giờ là một con chồn ecmin lịch lãm, cọ mình vào lưng cô. Cánh cửa được mở bởi Cousins, người hầu nam của ôngng và là kẻ thù truyền kiếp của Lyra, nhưng cả hai đều biết đây là lúc cần ngưng chiến.
“Bà Lonslale nói tôi phải đến đây.” Lyra nói.
“Đúng vậy.” Cousins nói, và bước sang bên, “ông Hiệu trưởng đang trong phòng vẽ.”
Anh ta dẫn cô vào một căn phòng lớn nhìn ra Vườn thư viện. Những ánh nắng cuối cùng của buổi chiều chiếu vào phòng, qua khoảng trống giữa Thư viện và Tháp Palmer, chiếu sáng những bức tranh nặng nề và đồ đạc buồn bã ông Hiệu trưởng sưu tập được. Nó cũng chiếu sáng những vị khách, và Lyra hiểu ra vì sao họ không ăn tối tại Sảnh: ba trong số những vị khách là phụ nữ.
“À, Lyra,” ông Hiệu trưởng nói. “Ta rất vui là cháu có thể tham gia. Cousins, anh có thể tìm cho loại đồ uống nhẹ nào đó được không? Bá tước phu nhân Hannah, tôi nghĩ là bà từng gặp Lyra, cháu gái ngài Asriel, bà biết ông ấy đấy.
Bá tước phu nhân Hannah Relf là một trong những người thuộc Học Viện là phụ nữ, một quý bà nhiều tuổi với mái tóc màu xám, có con nhân tinh là khỉ đuôi sóc. Lyra bắt tay lịch sự hết mức cô có thể, sau đó cô được giới thiệu với những người khách khác, giống như Bá tước phu nhân Hannah, là các Học giả từ các Học viện khác, một cách khá nhạt nhẽo. Rồi ông Hiệu trưởng quay sang người khách cuối cùng.
“Bà Coulter,” ông nói, “đây làa chúng tôi. Lyra, đến chào bà Coulter đi.”
“Chào Lyra.” Bà Coulter nói.
Bà Coulter xinh đẹp và còn trẻ. Mái tóc đen óng ả của bà viền quanh hai má và nhân tinh của bà là một con khỉ vàng.
Chiếc La Bàn Vàng Chiếc La Bàn Vàng - Philip Pullman Chiếc La Bàn Vàng