No person who can read is ever successful at cleaning out an attic.

Ann Landers

 
 
 
 
 
Tác giả: Hải Văn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1376 / 7
Cập nhật: 2015-07-18 01:26:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
au cái tết, khối Y3 từ giã Sài Gòn để lên đường đi thực tập. Hai địa điểm nhà trường chỉ định rơi đúng vào quê hương của Thường Anh với Cảnh Dương.
Lớp của Hương Nhu về tận Hậu Giang. Tổ của cô đóng tạ xã Thường Đông, muốn đi ra chợ Cá Tắt phải đạp một quãng khá xa.
Những ngày đầu đến đây, dù trời nắng nóng, nhưng mọi người rất xông xáo lội đi khảo sát miệt vườn.
Hương Nhu đã phải một phen khiếp vía khi đối diện với con rắn màu xanh lục. Nhưng vì phải tạo thành phẩm, sưu tầm dược liệu và hoàn thành mười hồ sơ bệnh án, nên ai cũng phải cật lực. Dạo này, nhìn nắng xuyên qua cành lá, rực rở buông ánh hào quang, Hương Nhu không phải ngắm màu nắng vàng mà cô luôn canh chừng cái màu xanh lẫn lộn trong lá.
Dân miền Tây thật hiếu khách. Nhà nào cũng tiếp đón nhóm người đi thực tế một cách nồng nhiệt. Có món gì ngon và đặc biệt nhất trong nhà, họ đều đem ra thết đãi. Có lẽ họ nghĩ nhóm người áo trắng này là lương y như từ mẫu, rồi sẽ một đời tận tụy cứu vớt sinh linh.
Hàng ngày, sau khi xong việc, Hương Nhu đều ghé vào căn nhà nhỏ nằm ở cuối con đường. Ở đó có một cậu bé trai 9 tuổi, sau khi trải qua cơn sốt đã bị liệt cả hai chân. Cô châm cứu giúp cậu bé dù biết rằng kết quả hồi phục chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Nhưng được Nhu quan tâm, được người trò chuyện, cậu bé rất vui, nên ngày nào cũng bồn chồn mong ngóng.
- Khi nào đi được, em sẽ tìm ra nhà của chị. Chị nhớ dạy cho em bơi đó. Em rất thích tắm biển. Biển đẹp hơn sông nhiều, phải không chị? Em nghe người ta kể, những con dã tràng xe cát biển Đông, chúng nó nhanh nhẹn lắm, chắc là phải nhiều chân.
Cật bé đã nói với nhau bằng cặp mắt rất sáng, vậy mà lòng cậu đau rưng rức, nước mắt cứ chực trào ra mi. Dẫu sao cũng không thể để cậu bé thấy cô khóc.
Cậu bé cần phải sống có niềm tin.
- Chị à! Bà nội em nói cây lựu ở ngoài vườn đã có trái chín. Bà định hái cho chị nhưng rồi bà lại nói để tự tay chị hái xuống như vậy lựu sẽ ngọt hơn. Chị nhớ nha. Lát nữa ra về, đừng quên ghé thân cây lựu. Chị nhìn thấy hoa lựu chưa? Bà nói mùi của hoa lựu khó ngửi thấy lắm, nhưng nằm ở đây, lâu lâu em lại ngửi thấy mùi thơm, chắc là mùi của hoa lựu.
Hương Nhu kéo nhẹ chiếc mũi cao của cậu:
- Như vậy chứng tỏ cái mũi của em thính lắm. Chị chưa thấy hoa lựu bao giờ, hôm nào sẽ để ý. Thôi chị phải về đây lát nữa em nhớ nói chị cảm ơn bà nội đã dể dành lựu cho chị.
Cậu bé lưu luyến:
- Chị không thể về trễ hơn một chút sao.
- Vì chị sống tập thể mà, không thể sinh hoạt tùy tiện, làm ảnh hưởng đến người khác.
Nghe vậy, cậu bé sốt sắng:
- Vậy thôi, chị mau về đi.
- Ngày mai gặp lại em!
Hương Nhu đi ra vườn, dễ dàng tìm thấy trái lựu chín đỏ. Nắng tắt thật mau, gió chiều nhẹ thổi, vướng vít chân Nhu trên đường. Nghĩ đến cậu bé bất hạnh, Nhu cảm thấy mình là người sung sướng. Cô đang đi bằng chính đôi chân của mình, không thể để bước chân lạc lối mà cần phải biết đi đâu về đâu.
Một con kỳ nhông từ bờ rào thình lình băng qua đường, làm Như giật thót.
Con rắn lục hôm đó cứ ám ảnh cô mãi.
Cô cắm đầu đuổi theo trái lựu tuột tay lăn công cốc trên đường. Chừng tóm được trái lựu, cô thảng thốt nhận ra đôi dép màu đen ở ngay tầm tay mình. Và rồi chiếc quần tây nâu kẻ sọc thật quen... Cô đứng phắt dậy sững sờ:
- Thường Anh!
Anh níu tay cô, ánh mắt nhìn nhau vội vàng cuống quít:
- Sao biết Nhu ở đây?
- Vì nhớ nên cái gì cũng biết.
Cô bối rối rụt tay về:
- Ờ Bình Dương, Thường Anh được phân về xã nào vậy?
- Tổ của anh đóng ở Trạm y tế Tân Bình, trạm mới xây, chưa đi vào hoạt động. Điểm đó là nơi heo hút nhất, nếu đi tắt thì phải lội suốt, vượt đồi. Đêm trăng ở đó, huyền hoặc lắm.
Cứ mỗi lần Thường Anh ngang nhiên xưng anh vói cô là cô thấy mất tự nhiên.
Nhìn cô ậm ừ, Thường Anh hiểu ý:
- Từ giờ trở đi, hãy bỏ bớt chữ "Thường" cho tên "Anh" đơn giản mà dễ nghe hơn.
Hương Nhu chớp mắt, định nói Thường Anh khôn ghê, nhưng rồi cô im lặng.
Thường Anh nhắc lại:
- Nhớ lời anh nói rồi chứ? Thử một lần xem!
Hương Nhu lắc đầu:
- Nhu không thích thay đổi, cứ để nguyên vậy đi.
- Gọi anh khó như vậy sao?
Tránh tia nhìn lấn áp của Thường Anh, Hương Nhu lảng chuyện:
- Thường Anh có gặp Khôi Khoa, Thuần Mỹ chưa?
- Gặp rồi! Gặp cả Hữu Hải tổ trưởng để xin phép đưa em đi chơi tối nay.
- Sao Thường Anh tự ý vậy? Biết Nhu có đồng ý hay không?
Thường Anh bạnh hàm nhìn đôi mày Nhu chau lại:
- Mình đi thôi! Đừng để anh dùng biện pháp mạnh.
- Lúc này, Thường Anh ngon quá há.
Cô nghếch mặt lên để hạ bớt chút xúc động vừa bùng phát trong lòng.
Nhìn vào mắt cô, Thường Anh nhượng bộ:
- Có ngon gì đâu. Nếu em không chịu đi anh chỉ có nước năn nỉ.
- Nói vậy còn nghe được. Chừng nào Thường Anh trở lên Bình Dương?
Thường Anh lừng khừng khi nghe hỏi:
- Chuyện đó còn chưa tính.
Cô ngạc nhiên:
- Chẳng lẽ lúc đi Thường Anh không xin phép tổ trưởng sao?
Thường Anh gãi đầu:
- Miễn không bê trê là được rồi.
- Điểm thực tế quan trọng lắm, Thường Anh đừng xem thường.
Thấy cô phật ý, Thường Anh vội nói:
- Không xem thường đâu. Ít nhất khi ra trường, anh cũng phải cầm được tấm bằng hạng khá. Ngày trước khi bị gia đình ép vào học trường này, anh đã phản đối kịch liệt lắm. Không vào được đại học anh nghĩ việc đi nghĩa vụ quân sự vài năm cũng không có gì ghê gớm, được rèn luyện trong môi trường quân đội cũng có cái hay, vậy mà mẹ anh cứ khóc lóc, quyết liệt không cho anh nhập ngũ. Đôi bên cùng quyết liệt, nhưng cuối cùng cũng nhượng bộ mẹ thôi.
- Hèn chi hồi đó vào học cả tháng mà chẳng thấy Thường Anh.
- Thật tình lúc đó anh nản lắm. Ngay môn thi đầu tiên đã phải thi lại. Nếu không có em, chắc anh đã phải bỏ cuộc từ lâu rồi.
Hương Nhu thở nhẹ:
- Theo đuổi một cái nghề không yêu thì cũng bất lợi thật. Sau này Thường Anh sẽ theo học một trường khác chứ?
Anh nhìn cô nồng nàn, muốn cô hiểu rằng những lời anh nói xuất phát từ trái tim chân thật:
- Trước mắt phải có em bên cạnh, còn những việc khác sẽ tính sau.
- Như vậy thì bắp bênh lắm, đàn ông con trai thì phải mạnh mẽ quyết đoán.
- Cuộc sống và sự nghiệp của anh nằm trong tay em.
Cô bàng hoàng nhìn Thường Anh. Dù lập luận thiếu thuyết phục, nhưng cô cảm nhận được một tình yêu đằm thắm và chân tình. Có một người cần thiết cô như vậy mà cô thì cứ vọng tưởng một bóng hình xa xăm. Tình yêu đúng là không thể nào cắt nghĩa được.
- Thôi, đi với anh đi!
- Đi đâu?
- Về nhà của anh. Anh muốn mọi người trong nhà biết em.
Cô hoảng hốt phản đối:
- Không được đâu... Sao mà gấp gáp vậy chứ?
- Vì đây là cơ hội tốt. Em không đi, anh buồn.
- Buồn cũng chịu. Làm sao có thể đi như vậy được.
- Nếu là một người nào khác, không phải anh, em có đi không?
Câu hỏi của Thường Anh tuy bất ngờ nhưng đủ làm đau nhói, khiến cô cũng tự hỏi bản thân mình. Nếu là Hạo Khang muốn thế... cô có đi với Khang không?
- Em ngại sao?
Lần này Nhu gật bừa:
- Những việc như thế, phải có sự chuẩn bị, đâu thể nói đi là đi.
Thường Anh vẫn cố thuyết phục:
- Em cứ bình thường và thoải mái. Ba mẹ anh hiền lành, còn anh trai và mấy đứa em của anh cũng dễ chịu. Lớn rồi, dạn dĩ lên chút đi!
Hương Nhu thoái thác:
- Để dịp khác cũng không muộn đâu mà. Về chỗ của tụi Nhu chơi di, tối nay tụi Nhu làm viên hoàn trị loét bao tử.
Thường Anh xuôi xị:
- Không đi thật hả? Vậy thôi, anh đi một mình, anh quay trở lên Bình Dương. Em nhớ làm vừa sức thôi, dạo này anh thấy em ốm đó.
Vuốt má cô một cái, Thường Anh quay lưng. Cô chưng hửng nhìn theo anh rồi gật giọng gọi:
- Thường Anh à! Trở lên Bình Dương bây giờ sao?
Đầu Thường Anh gật gật nhưng chân vẫn bước, mới đó anh đã cách cô một quãng xa.
Hương Nhu không thể đứng yên nhìn vội đuổi theo:
- Đã về tới đây thì ghé nhà chơi một ngày, sáng mai hẵn trở lên Bình Dương.
Thường Anh xoay lại, ánh mắt nhìn cô rất lạ:
- Em về chỗ của em đi. Chuyện anh đi hay ở thì có liên quan gì.
Cô đứng sững nhìn Thường Anh rồi buông giọng:
- Thường Anh nói cũng phải. Thôi, Nhu về trước đâ y. Cám ơn đã lặn lội đường xa thăm Nhu một chút.
Vừa lướt qua mặt Thường Anh, cô lập tức bị kéo ngược lại. Hương Nhu thảng thốt vì gương mặt Thường Aanh kề sát gần. Cô rùng mình nhắm mắt lại khi Thường Anh cúi xuống. Nhưng thật mau, anh buông cô ra:
- Xin lỗi Nhu gần bên em, anh không kiềm chế được, nhưng bảo đảm không có ai nhìn thấy đâu, em đừng lo.
Hương Nhu đưa tay quẹt mắt, Thường Anh vụng về đến nỗi không giúp cô được chuyện đó. Cứ đứng tần ngần.
- Hôn tí xíu mà cũng khóc nữa.
- Vì Thường Anh là người đầu tiên đã làm như thế với Nhu.
- Em không nói, anh cũng biết.
Nưóc mắt Hương Nhu lại ứa ra. Cô khóc vì nghĩ tới Khang. Quen anh gần ba năm nhưng nụ hôn đầu đời lại thuộc về người khác.
Sau chuyến đi thực tế, Hương Nhu vẫn sống trong tâm trạng buồn. Cô biết bản thân chưa hề đón nhận Thường Anh, nhưng có những lúc yếu đuối, cô đã khiến anh hiểu lầm. Vậy mà lúc trước khi nói với Cảnh Dương về vấn đề này, cô đã tỏ ra tự tin, vững vàng lắm vậy.
Nhiều lúc Hương Nhu cũng muốn khiêu khích trái tim mình, thúc ép nó hãy rung động trước ai đó, vì cô đang ở cái tuổi khát khao có tình yêu mà. Con gái nào lại không muốn được săn đón, được chiều chuộng và thêu dệt những phút giây lãng mạn.
Nhưng Hạo Khang thật ích kỷ, anh buông bỏ cô, nhưng lại không cho cô cái quyền đó. Anh án ngữ mãi trong tim cô, làm đông đặc mọi cảm xúc với người khác. Cô phải chịu đựng sự bưng bít này đến bao giờ đây?
- Không! Có phải quên Khang bằng mọi cách!
- Nhu à...!
Thuần Mỹ là chuyên gia phá rối dòng suy nghĩ của người khác. Hai hàm răng trắng đều của cô nàng mở ra tăm tắp trước mặt Hương Nhu.
- Nhớ hả?
- Nhớ gì?
- Nhớ ai, ai biết!
- Vậy để ta nói cho biết... đang nhớ canh rau muống với cà dầm tương.
Đôi măắ t Thuần Mỹ vụt lóe sáng:
- Phải rồi! Trưa nay ta may mắn không phải thổi lửa nấu cơm, vì nhà bác của Thái Hòa có giỗ.
Nghe cũng hấp dẫn, nhưng cái mũi Hương Nhu thun lại:
- Chẳng lẽ lần nào nhà người ta có giỗ, tụi mình cũng kéo tới làm rộn.
Thuần Mỹ tủm tỉm cười:
- Bác nó thích như vậy mà. Lúc nãy, bà ấy đích thân ghé trường nhắc nhở.
- Vậy là tụi mình có số ăn uống.
Thuần Mỹ đang cười chợt ngẩng lên:
- Ồ! Dương...
- Mỹ xích vào trong chút đi, hay có thể nhường chỗ cho Dương càng tốt:
- Rắc rối thật!
Liếc Cảnh Dương một cái nhưng Thuần Mỹ cũng đứng lên, bỏ đi chỗ khác.
Cảnh Dương ngồi xuống, Hương Nhu nhìn thấy tay Dương đang cầm quyển tập của mình. Chưa nghe, nhưng Nhu đã đoán biết Dương sẽ nói gì.
Anh nheo nheo mắt nhìn cô:
- Vẫn không có ý định tìm Dương để lấy lại quyển tập sao?
- Không.
- Vậy hôm qua thi, có làm bài được không?
Nhu bình thản đáp:
- Bản thân Nhu có trách nhiệm không để thi lại môn đó.
Ánh mắt Cảnh Dương buồn nhưng đôi môi vẫn cao ngạo:
- Nhu thật ác với dương quá. Cầu mong sao Nhu phải thi lại mộn đó để nhớ đời.
Hương Nhu ngồi im. Cảnh Dương nhìn xoáy vào cô rồi phóng mắt ra cửa sổ.
Một lúc lâu, anh đẩy quyển tập về phía cô.
- Trả lại cho Nhu đó. Nếu thích thì cứ việc cứng rắn, đừng để cho Dương thấy trái tim Nhu tan chảy.
Giờ thì Nhu thấy bức xúc:
- Mượn tập không trả... rõ ràng có lỗi còn nói này nói kia.
- Không nói mới là lạ. Thôi được rồi, từ giờ trở đi, Dương sẽ không tạo áp lực, không gây khó khăn gì cho Nhu nữa. Trước khi đứng lên, Cảnh Dương bỏ lại cho cô ánh nhìn mới kỳ quái làm sao.
Suy cho cùng, Cảnh Dương có lỗi gì đâu, chỉ vì anh muốn được sở hữu trái tim cô nên mới trở nên như vậy.
Buổi chiều Nhu cùng đám bạn qua chơi ký túc xá. Đã lâu lắm mới có dịp cùng nhau hò hét, ăn uống linh đình. Mới hôm nào chân ướt chân ráo xách vali vào đây vậy mà bây giờ đã chuẩn bị chia xa. Bắt đầu tuần sau, khối Y3 đã tập trung vào ôn thi tốt nghiệp.
Cả nhóm đang cười nói ồn ào, chợt có một gương mặt ló qua cửa phòng, gọi lớn:
- Hương Nhu đang ở trong đấy phải không? Ở dưới có người tìm.
Trống ngực Hương Nhu đạp mạnh. Không phải riêng mình Nhu mà đám bạn cũng lấy làm lạ, vì cô đã rời ký túc xá gần hai năm, hôm nay vừa ghé qua, sao lại có người tìm. Nếu không Cảnh Dương thì cũng Thường Anh chứ chẳng ai xa lạ đâu.
Khôi Khoa và Thuần Mỹ đã nghĩ như vậy sau cái nháy mắt.
Nhu đi như chạy xuống những bậc thang. Mong mỏi là Khang, nhưng lại tự nhủ là không thể.
Một cô bé ngồi chờ ở phòng trực ban vụt đứng đậy khi vừa trông thấy Hương Nhu.
Quá đỗi bất ngờ, Nhu bước thật nhanh đến gần cô bé:
- Ôi! Ran Vy...
Ran Vy nhoẻn cười:
- Mấy hôm trước, em có đọc một mẫu truyện ngắn trong tờ Tiền Phong. Bài viết có tựa đề là "Chiếc lá thuộc bài". Tự dưng em nghĩ là của chị.... Mà có phải của chị viết không?
Hương Nhu gượng cười, bỗng dưng cô thấy một nỗi lo mơ hồ xâm chiếm.
- Ừ, là của chị.... nhưng có gì không Vy?
- Đâu có gì. Chị viết được như vậy hay thật. Em cũng thích nhưng chắc là không viết được đâu.
Lòng chợt nhẹ nhõm, Nhu kéo Ran Vy vào ghế ngồi:
- Đã thích thì sẽ viết được, Ran Vy cứ thử đi. Hôm nay chị thấy vui lắm vì biết Vy còn nhớ tới chị.
Cặp mắt to của Ran Vy khẽ chớp:
- Em học tuốt bên Thủ Đức. Hôm nay về nhà trọ cũ có chút chuyện, nên em có dịp ghé thăm chị.
- Ừ! Mình gặp nhau ở đây may mắn thật, vì chị đã dọn ra ngoài gần hai năm rồi.
Ran Vy lại cười:
- Ồ, may thật! Lẽ ra em định tối mới ghé.
- Chắc tụi mình có duyên với nhau.
- Sao rồi? Học có cực lắm không mà dạo này thấy Vy hơi ốm?
- Em ốm sao? - Ran Vy đưa tay ôm đôi má - Em lười học thấy mồ. Chắc tại môi trường mới không thích nghi... Mà chị cũng ốm hơn hồi đó một chút.
- Tại chị sắp thi tốt nghiệp nên cũng hơi căng thẳng.
Một thoáng lặng yên, Ran Vy lại nói. Hôm trước, em có về nhà nhưng không gặp anh Khang. Chỗ anh ấy làm cách xa nhà lắm.
- Vậy à?
Hương Nhu cố giữ vẻ bình thản dù bị Ran Vy khơi nguồn cảm xúc. Dường như đoán biết Nhu sẽ không hỏi gì thêm, nên Ran Vy tự khai ra:
- Tình cảm của anh Hai em khó biết thật đó. Hồi ảnh học ở trên này, con bà chủ nhà trọ cũng thích ảnh lắm. Bây giờ chị ấy đã lấy chồng nhưng không được hạnh phúc. Ở dưới quê, cũng có một chị học cùng lớp với ảnh thời phổ thông để ý thương ảnh lâu rồi, nhưng nghe mẹ em nói cũng chưa thấy có tiến triển gì.
- Chắc tại ảnh chưa gặp được người vừa ý.Thôi, mình ra ngoài kiếm chút gì uống, ở đây chị chẳng có gì để đãi Vy cả.
Không đợi Ran Vy phản ứng, Hương Nhu đứng lên:
- Đợi chị một lát, chị lên phòng lấy chìa khóa xe.
Rời phòng trực ban, lòng Nhu quay quắt buồn. Cô rất muốn biết những thông tin về Khang nhưng lại sợ lắng nghe những sự thật làm cô đau lòng.
Đêm ấy, Hương Nhu đã nằm khóc lặng lẽ trên chiếc giường tầng. Gần hai năm mới có dịp ngủ lại ký túc xá nên bao cảm xúc hòa trộn. Mặt gối ướt rồi lại khô, khô rồi lại ướt, gần như cả đêm cô chẳng chợp mắt được chút nào.
Rời giường, cô ra ban công đứng nhìn đường phố về đêm. Thỉnh thoảng vẫn có vài chiếc xe vùn vụt chạy ngang. Tiếng gõ lóc cóc của người bán hủ tíu khuya chợt khiến Nhu xót lòng.
Nếu như có thể bắt đầu lại, cô vẫn muốn mình được quen biết Khang. Nhung nhớ anh đó là chút hạnh phúc còn sót lại.
Có ai hát dưới trăng khuya thật nhỏ Lời ân tình thắm thiết buổi sương hoa Có ai đứng bên kia bờ trí nhớ Thầm gọi tên người tình cũ xót xa Ở đâu đó, gần cạnh hay từ lầu hai bỗng vẳng lên lời hát, giọng đàn làm lòng cô chơi vơị.... Em có cười nhưng mắt rất buồn. Đang giờ cơm, cả bọn đều ngưng nhai trố mắt nhìn Thái Hòa:
Khôi Khoa hoạnh họe:
- Sao tự dưng hôm nay xuất khẩu thành thơ vậy nhỏ kia?
- Không thấy Thái Hòa phản ứng, đôi mắt Thuần Mỹ lúng liếng:
- Có phải hôm nay Quân đã nói với mi như vậy không?
Giờ thì Thái Hòa hểnh mũi:
- Quân có đời nào nói vậy với ta. Hôm qua môi được Quân hôn, làm gì mà buồn.
- Trời đất! - Khôi Khoa nhăn mặt - Mấy cái chuyện đó mà cũng đem khoe ra sao?
- Ừ, vừa mất lịch sự vừa mất vệ sinh quá đi thôi - Thuần Mỹ khoát tay lia lịa - Nhỏ này làm ta ăn mất ngon.
Thái Hoà bụm miệng cười làm Hương Nhu cũng không ngăn được. Nhưng trong lúc cười cô chợt nhớ tới Thường Anh. Có đã để cho người ta hôn tức là đã đồng ý phân nửa. Vậy mà sau lần đó, cô cứ lảng tránh. Hình như nụ hôn của Thường Anh không làm khởi sắc được mối quan hệ giữa hai người.
Đợi không khí lắng xuống, Thái Hòa tiếp tục:
- Thật ra có một tin rất sốt dẻo, tụi mi có muốn nghe không?
- Là tin gì vậy hả?
Thuần Mỹ chuyển sang nôn nóng. Thấy vậy Hòa càng làm giá:
- Nghe rồi phải giữ bí mật, không được nói linh tinh, không thôi Quân lại bảo ta nhiều chuyện.
- Nhưng là chuyện của ai? Có liên quan gì tới tụi mình không?
Nghe Khôi Khoa hỏi, Thái Hòa liếc nhìn Hương Nhu:
- Là chuyện của bọn con trai, nhưng hình như có dính dáng đến con gái nhà mình.
Tự dưng rồi tất cả cùng đổ dồn về phía Hương Nhu, làm đôi mắt cô mở to căng thẳng.
Bỗng Thuần Mỹ buột miệng:
- Có phải Thường Anh với Cảnh Dương đã đánh lộn không?
Khôi Khoa tiếp:
- Hay là đã có một trong hai uống thuốc... bỏ mạng?
- Tụi bây suy diễn nghe thấy ớn vậy!
- Thái Hòa khít mũi - Không phải uống thuốc mà là uống rượu đến say bí tỉ, trên đường về nhà bị té xuống đường rầy xe lửa.
Thuần Mỹ nhảy nhổm, làm rớt cả đôi đũa xuống gầm bàn:
- Úi, trời ơi! Lúc đó không có chiếc xe lủa nào chạy qua chứ?
- Dĩ nhiên là không có rồi. Nếu có, nhỏ Nhu làm gì yên thân mà ngồi đây ăn cơm.
- Nhưng mà là tên dại dột nào vậy?
- Thường Anh hay Cảnh Dương?
- Đoán thử xem!
- Cảnh Dương?
- Thường Anh?
Hương Nhu ngồi lặng thinh, nghe đầu ong ong bởi những lời đối đáp qua lại.
- Này! Nãy giờ có nghe gì không?
- Tiếng Thuần Mỹ kéo Nhu vào cuộc. Nhìn Mỹ, nụ cười trên môi cô tẻ nhạt:
- Nghe chứ sao không. Nhưng người ta uống rượu, thì có liên quan gì đến mình.
Thái Hòa khai luôn:
- Sao không hên quan? Quân nói dạo này Cảnh Dương thiếu tinh thần lắm.
Tối nào cũng ghé ký túc xá đàn hát tới khuya, nhưng toàn hát những bản nhạc tình buồn, có lúc hắn ôm cây đàn ngồi lặng như kẻ thất tình vậy.
Ăn chưa vơi chén cơm, nhưng Hương Nhu không thể nào nuốt tiếp nổi. Một người buồn vì mình thì làm sao có thể yên ổn được. Nhưng Nhu biết cô không thể nào miễn cưỡng với Cảnh Dương. Không được, người mình thương yêu đã buồn thế rồi, huống gì mất một người đã từng thương yêu nhau... Cảnh Dương có hiểu điều đó cho cô không?
Khôi Khoa nhẹ giọng:
- Hương Nhu à! Tối nay thử nằm vắt tay lên trán suy nghĩ mà đo lường tình cảm của mình đi. Một là Cảnh Dương, hai là Thường Anh, dứt khoát phải chọn một, đừng đẩy đưa ỡm ờ như vậy nữa.
Không nghe Hương Nhu nói gì, Thuần Mỹ lên tiếng bênh vực:
- Con Nhu có đẩy đưa gì đâu, nó đã tỏ rõ thái độ, chỉ tại hai tên kia không chịu bỏ cuộc đó thôi.
Thái Hòa tiếp luôn:
- Người ta nói con gái dễ xiêu lòng, mà sao con Nhu này cứng rắn quá.
Thường Anh hiền lành dễ thương, Cảnh Dương ngoại hình khá thu hút, khí chất cũng đáng yêu.Vậy mà con Nhu nó chẳng "xài" vô người nào. Có lẽ con tim nhỏ này có vấn đề rồi, phải xét lại mới được.
Thuần Mỹ lại đứng về phe Hương Nhu:
- Có gì đâu phải xét. Mi đang yêu mà chẳng hiểu tình yêu là gì ráo trọi. Hai người phải có chung một tần số thì mới gắn kết với nhau được.
Thái Hòa so vai ngồi im. Bữa cơm chiều kết thúc nhạt nhẽo.
Hương Nhu đứng lên thu dọn và rút êm ra nhà sau.
Chỉ Là Con Sóng Chỉ Là Con Sóng - Hải Văn