Tôi biết giá trị của thành công: cống hiến, làm việc chăm chỉ, và sự hy sinh không cần bù đắp cho những việc bạn muốn nó xảy ra.

Frank Lloyd Wright

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 33
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1526 / 30
Cập nhật: 2022-12-22 17:48:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7 -
uổi tối, tôi rất cẩn thận chui vào mền bông đã quấn thành ống, cẩn thận như khẽ luồn dùng đùng bằng châu ngọc vào hộp gấm. Tôi chỉ lo ngón chân thọc phải chỗ mền thủng, hoặc làm đứt chỉ, và cũng vì không dám mở phanh ra, nếu không, cỏ sẽ đâm vào lưng. Sau đó tôi thò tay vào túi áo bông trải trên mền, lấy ra hai cái bánh mô mô, ngửi hít một lúc, rồi dùng khăn mặt bọc lại, nhét dưới lớp cỏ. Ở nông trường lao cải, nửa đêm vẫn có tiếng chân tuần tra của trực ban.
Tức thì mặt thứ hai của con người tôi bắt đầu hoạt động. Tinh thần tôi bị hiện thực đau khổ và không sao hiểu nổi đập nát thành mảnh vụn, lúc này tập hợp lại như ghép những mảnh kính vỡ, chà xát tôi bằng những cạnh sắc như dao. Đêm khuya là lúc tôi tỉnh táo nhất.
Ban ngày, bản năng kiếm sống rượt đuổi tôi. Tôi xúc xiểm, lấy lòng lấy bề…giở đủ trò khôn vặt. Nhưng đến đêm, tôi giật mình vì sự ti tiện đủ kiểu và những ý nghĩ độc ác của mình ban ngày, giống như Lancley nhìn bức chân dung đã bị linh miêu phù phép trên đó, tôi thấy linh hồn tôi bị vẩn bụi. Dòng hồi ức mở ra từng cảnh trước mắt, tôi thẩm tra lại cuộc sống ban ngày của tôi mà căm ghét bản thân đến cùng cực. Tôi run lên, tự sỉ vả mình.
Sa đọa không đáng sợ, mà đáng sợ là sự tỉnh táo lúc sa đoạ.
Tôi cho rằng sư sa đoạ của con người không hoàn toàn dho hoàn cảnh bên ngoài tạo nên. Nếu là do khách quan thì hoá ra sức mạnh tinh thần hoàn toàn bất lực. thế giới này nếu chỉ thuần vật chất và sức mạnh, thì con người sẽ bị hạ xuống trình độ của muông thú. Các thánh đồ tôn giáo vì thần linh mà hiến thân, nhà thơ theo chủ nghĩa duy vật coi lý tưởng cao cả là thần. Tôi chưa chết có nghĩa là tôi đang sống. Mà mục đích của cuộc sống là gì? Lẽ nào chỉ là để sống? nếu không có gì cao hơn sự sống đó thì sống có ý nghĩa gì?
Nhưng hiện nay tôi phải chịu đựng tất cả, vượt qua tất cả để mà sống. Tôi nhớ đến một câu thơ của thi hào Nga Puskin:
Ôi, tất cả đã trở thành trống rỗng!
Tôi đâu có dừng ở chỗ trống rỗng, mà đã thối nát. Nhưng biết làm sao được? "Hy sinh" phải có mục đích rõ ràng. Cái lý tưởng còn mờ nhạt xưa kia đã bị phê phán tan biến ngay từ lúc nó chưa hình thành. Dù rằng tôi nghi ngờ chuyện phủ nhận sức mạnh trữ tình phi thường, mà có nó thì tinh thần con người trở nên cao thượng, nhưng tôi phải thừa nhận rằng, sự phủ định của hiện thực mạnh hơn mọi phê phán. Vậy thì, lý tưởng mới, mục đích của cuộc sống mới là gì?
Nghe nói tầng lớp người có hoàn cảnh xuất thân như tôi, mục đích của cả đời là cải tạo bản thân. Nhưng nói rằng "hy sinh" là để cải tạo mình, thì rõ ràng là không hợp lý. Vì rằng nói như vậy tức là chưa chết thì chưA được coi là cải tạo tốt, vậy thì việc cải tạo sẽ mất hết ý nghĩa. Hôm nay tôi đã trở thành con người tự do. Nếu nói trừng phạt là để chuộc tội, vậy thì khi sự trừng phạt đã kết thúc, có nghĩa là tôi đã chuộc xong cái tội "phái hữu". nếu nói được tha là đánh dấu một giai đọan cải tạo, vậy sự cải tạo của tôi coi như đã xong. Từ nay trở đi tôi sống như thế nào? Đó là điều phải suy tính. Nhưng ở cái nông trường này không làm tôi lạc quan, bởi nó không phát huy được vốn liếng văn hoá của tôi, để kiểm tra xem tôi đã cải tạo đến mức độ nào.
Tuy đã được tự do, nhưng tôi vẫn cảm thấy không bám được vào chỗ nào của thực tại, vẫn như lơ lửng giữa trời…
Tôi nằm quay mặt vào tường. Từ chân tường bốc lên mùi ẩm ướt, mùi ổ chuột và cả mùi âm ấm của cỏ khô. Bên cạnh tôi, ông kế toán nghiến răng thâu đêm suốt sáng. Cái tiếng mài răng ken két không ngừng không nghỉ ấy tượng trưng cho tương lai cay đắng của chúng tôi. Sợi bông buốt như thép làm tôi bị lạnh cứng cả toàn thân. Câu hỏi "Vì sao mình đến nông nỗi này?" lại được đặt ra. Tôi thường tự hỏi câu này, vì nó như một câu đố khó. Khi tôi coi quãng đời trước khi bị lao động cải tạo là một giấc mơ, thì tôi cảm thấy bây giờ là một ác mộng, ngày hôm sau tỉnh dậy tôi lại lên lớp cho học viên về Đường Thi, Tống Từ, hoặc ngồi đọc Sechxpia bên bàn làm việc. Nhưng cái bụng mới là thày dạy của tôi về chủ nghĩa duy vật. Anh không chịu nhìn thẳng vào hiện thực thì cho anh chết đói!
Hoàn cảnh hiện nay của tôi là một hiện thực đanh thép!
Đây là định mệnh ư? Vậy thì, đói rách có tính phổ biến đã đẩy hàng triệu người vào chung số phận. Bên tai tôi lại vang lên câu nói của anh cán bộ giảng dạy triết học. Số phận cá nhân gắn chặt với vận mệnh của đất nước!
Tôi nắn khẽ bộ Tư bản luận dưới gối. "Có lẽ anh sẽ hiểu vì sao chúng ta đến nông nỗi này?" giờ đây quyển sách bắc cầu cho quan hệ của tôi với thế giới, chỉ nó mới kéo tôi quay trở lại cuộc sống tinh thần mà tôi quen thuộc, và từ những mô mô, củ cải, canh dưa…thăng hoa. Chỉ nó mới có thể tách tôi khỏi bầy thú đói.
Tấm mền đã được hơi ấm của tôi truyền sang. Tôi thấy ấm áp, mềm mại. Tôi cảm thấy tôi tồn tại. Tồn tại là gì nhỉ? ĐềCac đã nói "Tôi tư duy tức là tôi tồn tại". Sống là rất hay, suy nghĩ được lại càng hay, hay đến nỗi không muốn ngủ…
Nhưng tôi đã ngủ rồi.
Cây Hợp Hoan Cây Hợp Hoan - Trương Hiền Lượng Cây Hợp Hoan