Thành công có nghĩa là thoát khỏi những nếp nghĩ cũ kỹ và chọn cho mình một hướng đi độc lập.

Keith DeGreen

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2284 / 38
Cập nhật: 2016-02-15 17:06:32 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
riều quay số điện thoại và lắng nghe tiếng reo từ phía bên kia đầu dây. Anh chờ giọngnói quen thuộc của bà Liễu nhưng người nhấc ống nghe và nói lại là Hiền, cô em gái cùngmẹ khác cha của anh.
- Giọng hiền trong trẻo vang lên ở đầu dây:
- Alô, xin mlỗi ai gọi đó?
- Anh đây cố bé ạ! - Triều nói.
- Oâi anh Triều, vậy mà em tưởng ai chứ, sao hôm nay nghe giọng nói của anh lạ thế?
- Tại anh bị cảm.
- Tội ghê chưa, anh đang gọi từ nhà đấy à?
- Không gọi từ nhà chứ từ đâu?
- Tưởng anh đang đứng ngoài bưu điện chứ! - Hiền cười khúc khích.
- Mẹ có nhà không hiền?
- Mẹ đi vắng rồi, đi xem kịch nói ở rạp Hòa Bình. Có gì không anh?
- Bao giờ mẹ về?
- Em không biết.
- Bao giờ mẹ về thì cho anh nhắn nhé, hiện nay ba của anh đang nằm trong bệnh việnthống nhất, mẹ có rảnh thì vào đó thăm ba, vậy thôi sao, anh có cần gì nữa không?
- Không.
- Em nghĩ có đấy, nhưng anh không chịu nói với em, đúng không?
- Không đâu, lúc này em thấy thế nào?
- Thế nào là sao? - Hiền cười khúc khích.
- Đi học và vui vẻ chứ?
- Em lúc nào cũng vui vẻ, đởi khổ nhiều rồi, mình còn tạo ra cái sự khổ làm gì, anh?
- Thôi nghen!
- Khoan anh Triều ơi… Nhưng thôi, bái anh hai nha! À mà không, có thể anh em sẽ đi với mẹ tới thăm ba đấy.
- Cám ơn em.
Triều cúp máy, anh thẫn thờ một lúc khi nghĩ tới đứa em gái cùng mẹ khác cha này, Bao giờ cũng thế, Hiền nói chuyện với Triều bằng một giọng liếng thoắng. Năm nay hiền mười tám tuổi, sắp thi tốt nghiệp phổ thông. Hiền rất giống mẹ Triều ở gương mặt và đôi mắt.
"Bây giờ phải làm gì đây?", Triều đi lại lại trong phòng và loay hoay với câu hỏi ấy trong đầu. Ngôi nhà bình thường đã trống trải và lạnh giá, bây giờ lại còn trốn trải và lạnh giá hơn cuối củng Triều quyết định lấy xe ra chợ mua một ít đồ ăn cần dùng để mang vào bệnh viện cho ông Thành.
Triều vào bệnh viện thăm ông Thành vào giờ cơm trưa, không ngờ gặp cả mẹ anh và Hiền ở đấy. Triều đặt những chiếc gói giấy lên chiếc bàn nhỏ, bà Liễu nhìn con trai, nói:
- Mẹ đã mua đầy đủ cả rồi, vừa về tới nhà nghe Hiền nó báolà mẹ vào đây ngay.
Triều nhìn ông Thành đang nằm trên giường bệnh, hình như bà Liều và Hiền vào đây đã lâu, câu chuyện giữa bà Liều và ông Thành đã nói hết nên hai người hoàn toàn im lặng. Ông Thành nhắm mắt không hiểu ông ngủ hay đang mệt. Triều hơi bàng hoàng khi nhìn gương mặt của cha anh, chưa lúc nào Triều thấy gương mặt ông khắc khổ như vậy và hôm nay ông có vẻ già đi nhiều. Ông Thành thật tương phản với bà Liễu, mẹ anh vẫn tcòn trẻ so với tuổi, thời gian như ngừng lại trước sức sống của người đàn bà và anh hiểu vì sao đã có hoàn cảnh éo le ngày hôm nay.
- Thôi, để cho ba con ngủ, mình ra ngoài kia nói chuyện.
Bà Liễu nói và đứng lên đi trước, Hiền và Triều theo sau. Ba người đi xuống tầng một, ra phía trước sân. Ơû đây là một khu rộng mênh mông và lộng gió. Một vài bệnh nhân mặc của bệnh viện ngồi bên thân nhân trên các bậc thềm nói chuyện rì rầm.
- Ở đây thật là mát! - Bà Liễu hấp háy đôi mắt nói.
- Coi cái hồ cá kìa, nó rộng ghê chưa! - Hiền nói như reo.
- Triều châm thuốc hút và ngôi trên bậc thềm cao, đầu óc như mơ hồ trước mọi sự việc. Bà Liễu ngồi bên con trai, nhìn Triều và cười, hỏi:
Bao giờ định lấy vợ đây cậu? Lúc nãy ba và mẹ đã nói gì với nhau? - Triều xoay câu chuyện.Ờ… cũng nói chuyện gian đình. Mẹ thấy ba con hình như yếu lắm. Ông cứ đòi chết, nghĩa là sao? Triều đùa một cách cay đắng: Nghĩa là ông chán sống chứ sao. Con vẫn nói cái giọng ấy - Bà Liễu phiền lòng. Nỗi buồn càng làm ông suy kiệt, mẹ có thất điều đó không? Nhưng mẹ làm gì được đây? Triều rít một hơi thuốc, anh cũng thấy mình vô lý bởi hoàn cảnh của ba mẹ anh là không thể thay đổi. Triều biết bà Liễu có lỗi trong chuyện này, nhưng chiến tranh mới là nguyện nhân mang tới bao nỗi bất hạnh. Sau ngày giải phóng, ông Thành về Sài Gòn công tác và phải mất mấy tháng ròng rã mới tìm ra tung tích của mẹ con bà Liễu. Có một cuộc dàn xếp gia đình giữa người lớn và Triều chấp nhận về sống với ông Thành trong ngôi biệt thự rộng lớn kia. Nhưng rồi cái tình thương mà Triều nghĩ rằng với thời gian sẽ bù đắp lại giữa hai cha con sau những năm tháng xa cách đã không diễn ra đúng như một bổn phận nhàm chán. Và rồi về thành phố, với bao nhiêu sức cuốn hút, ông Thành đã có một cô nhân tình trẻ hơn ông gần hai mươi tuổi. Họ sống với nhau "già nhân ngãi, non vợ chồng" và trốn tránh dư luận. Nhưng rồi cũng chẳng được bao lâu, cô nhân tình ấy bỏ ông Thành để theo một Việt Kiều có quan hệ làm ăn vời ông Thành. Sự ra đi của cô gái này để lại cho ông Thành một nỗi đau vô bờ bến và chính vì thế ông đã suy sụp tinh thần. Vài năm sau này tuổi già dường như xộc đến rất nhanh với ông. Trong khi đó bà Liễu cũng không thể quay về sống với người chồng đã có một thời hàn vi, lặn lộng trong lửa khói của chiến tranh trước khi đi tập kết, bởi vì suốt những năm tháng dài đằng đẵng ở mảnh đất Sài Gòn, bà Liễu do những quan hệ làm ăn sinh sống đã chấp nhận sống chung với người đàn ông khác, đó là thầu khoán Hoành - ba của Hiền bây giờ. Trước đây Triều hoàn toàn không được biết về chuyện này, anh cũng tưởng đâu mình là con của ông Hoành, anh ruột của hiền. Triều đã ung dung sống trong ngôi nhà sang trọng đó, được học ở những ngôi trường nổi tiếng ở Sài Gòn và không bận tâm đến vấn đề kinh tế. Sau giải phóng, ông Hoành không làm thầu khoán nữa, nhưng sự giàu có của ông cũngkhông suy suyển chút nào bởi vì ông là người tháo vát, nhanh chạy với mọi thời cuộc. Ông Hoành xoay qua buôn bán và trở thành một thương gia có tầm cỡ trong xã hội mới. Đến khi ông Thành tìm tới nhà nhìn nhận Triều, mọi việc của quá khứ mới bật tung lên như gốc me cổ thụ trên đường bị mưa bão xô ngã. Triều đã theo ba anh ngay hôm đó và quyết không bước chân vào ngôi nhà của ông Hoành nữa.
- Nếu trường hợp ba con chết, con sẽ quay trở về nhà chứ? - Bà Liễu vụt hỏi.
- Con sẽ ở lại trong ngôi nhà của ba.
- Nhà đó sẽ trở lại trong nhà nước.
- Con cũng không trở về với mẹ đâu! - Triều cương quyết nói.
- Rồi con ở đâu?
- Điều đó có gì quan trọng, con sẽ thuê một chỗ ở hoặc cũng không cần chỗ nào cả.
- Bà Liễu nhìn con trai:
- Con sẽ đi bụi đời như thời gian vừa qua à?
- Nếu vậy cũng có sao đâu.
- Thôi đi cậu ơi, đừng có làm tàng!
- Con nói một cách nghiêm chỉnh, không một chút nào lên gân cả - Triều gằn giọng.
- Thôi, bỏ qua chuyện đó đi! - Giọng à Liêũ trở nên buồn bã - Mẹ cũng chán ngánnhắc lại quá khứ. Bây giờ con tính sao đây?
- Về vấn đề gì?
- Ba con.
- Nếu ba chết sẽ có nhà nước lo, còn trong thời gian này thì có con lo.
- Mẹ thu xếp để có thể tới thăm ba con thường hơn, nếu quá bận sẽ có con Hiền. Điềuquan trọng là con đừng cay đắng khi nói chuyện với mẹ. Đâu có` ai muốn câu chuyện nhưthế này đâu, đo1 là do hoàn cảnh, lúc nào mẹ cũng thương con vá muốn con sống chung với mẹ như ngày còn nhỏ.
Bà Liễu sụt sịt khóc. Hiền ngồi kế bên mẹ, thất vậy đôi mắt cô bé cũng đỏ hoe. Triều ríu rít thuốc liên tục để giấu sự xúc động,anh nhìn xuống hồ cá, nhìn chăm chú những con cá rô phi chờn vờn trên mặt nước màu xanh rêu.
- Trưa nay con ăn cơm ở đâu?
- Con ăn cơm dưới căn-tin của bệnh viện - Triều đáp.
- Hay là ba mẹ con ta đi ăn cơm tiệm?
- Hiền tán thành và vui vẻ nói:
- Đi anh Triều, lâu lắm anh em mình không ăn cơm chung với nhau.
- Anh không thể đi được vì phải ở lại bệnh viện để trông chừng ba anh.
Thôi thì mẹ và con hiền đi chợ Sài Gòn mua thêm trái cây và những thứ cần dùng cho ba con, chiều Hiền nósẽ mang vào.
- Triều làm thinh, anh ném mẩu tàn thuốc ra xa và nhìn nó tắt dần. Bà Liễu và Hiền đi xuống những bậc tam cấp và tiến tới chiếc xe du lịch màu trắng đậu dưới bóng mát của cây điệp vàng ở chỗ bãi đậu xe của bệnh viện.
Triều trở vào phòng thăm ba anh. Ông Thành thấy con trai vào, cố gắng ngồi lên, lưng dựa vào tường, gịng mệt mỏi hỏi:
- Mẹ con về rồi à?
- Vừa mới về xong - Triều đáp.
- Thật là một hoàn cảnh đáng buồn, bao giờ mẹ con trở lại?
- Mẹ con nói khi nào rảnh thì vào thăm ba.
Ông Thành thở dài, đôi mắt mệt mỏi của ông hướng ra cửa sổ. Chưa bao giờ Triều nói chuyện với ba anh lâu, hình như cả dều tránh phải đụng chạm tới những điều không ai muốn nói ra. Cả đến hôm nay cũng vậy, Triều cũng cố lẫn tránh câu chuyện với ông Thành. Anh làm thinh ngồi ở chiếc ghế nhỏ kê sát góc phòng. Thỉnhthoảng Triều liếc nhìn ông Thành, thật khó hiểu cho cuộc sống, chẳng lẽ rồi ba anh đi đến những ngày cuối cùng của đời mình một cách nhanh chóng vậy sao?
- Con cũng còn giận ba à? - Ông Thành chớp đôi mắt buồn bã hỏi.
- Giận chuyện gì cơ? Triều ngơ ngác.
- Những chuyện đã qua.
- Ba nghỉ cho khỏe, hơi sức đâu nghĩ và nhớ tới những chuyện đã qua.
- Thực sự là ba đã có lỗi….
Đôi mắt của ông Thành đỏ hoe như sắp khóc. Triều quay mặt đi, anh không muốn chứng kiến sự xúc động của ba anh. Quả tình Triều cũng không nghĩ gì về những việc đã qua, nó giống như một cơn mưa, chỉ để lại một không gian ẩm ướt, ngầy ngật. Tuy nhiên, nghe ông Thành nói, Triều cũng thấy xót xa. Mọi chuyện bây giờ đều mang lại sự khổ tâm, Triều cố gắng quên đi.
- Để con pha cho ba ly sữa.
Triều đứng lên đi lại bàn, anh đổ nước sôi trong bình thủy để sẵn và dùng chiếc muỗng nhỏ khuấy đều. Ông Thành dựa vào tường và nhắn mắt như rơi vào một giấc ngủ.
Buổi tối lúc ở bệnh viện về, Triều ghé lại thăm Trà. Nghe tiềng chuông gọi cổng, Trà vội ra mở cửa và cô ngạc nhiên hết sức khi thấy Triều.
- Ôi, anh mà em tưởng ai chứ! - Triều mừng rỡ thốt.
- Anh vừa ở bệnh viện về đây - Triều nói.
- Ba anh ra sao?
- Vẫn như thế, không có gì khả quan.
- Em cũng có chuyện buồn, không ngờ anh tới chơi, thật đúng lúc.
Triều dẫn xe vào sân, hai người không vào phòng khách mà ngồi dưới gốc cây khế.
Triều hỏi:
- Chuyện gì thế Trà?
- Mới đầu em tưởng giấu được, không ngờ ba em cũng đã biết chuyện mẹ em ra đi.
Ba em nói gì?
Ông không thèm nói gì mới là khổ em chứ! Suốt ngày ông im lặng. Thật là im lặng một cách đáng sợ.
- Mẹ em đi với thằng cha Phan à?
- Không biết, nhưng có lẽ như vậy.
- Chắc là ba em buồn lắm?
- Buồn đến không nói được lời nào, em sợ quá!
Triều cười:
- Sợ gì?
- Sợ ba em sẽ trở thành một tượng đá trong ngồi nhà này thì quả thật kinh hoàng lắm!
- Trời hình như chuyển mưa, Triều bắt ặp những hơi gió lạnh tạt vào mặt mình và hoa khế lả tả rơi xuống mái tóc dài của Trà. Những cánh hoa khế nhỏ li ti màu đỏ tím điểm những chấm trắng nhìn thấy trong đêm thật đẹp. Triều gỡ hoa khế bám trên tóc Trà, anh vung vẩy những cánh hoa trong tay.
- Trà nhìn lên bầu trời đen nói:
- Sắp mưa phải không anh?
- Hình như vậy.
- Mình đi uống cà phê được không? Trà đề nghị.
- Em không bận gì sao?
- Không.
- Bỏ ba em ở nhà một mình à?
- Em sợ phải nói chuyện nhiều với ba em trong lúc này.
- Sao em lại bào ông im lặng?
- Ông im lặng, nhưng em thì phải tìm cách nói chuyện cho ông vui.
Trà vào nhà thay quần áo, cô trở ra một cách vội vả rồi lên xe cho Triều chở. Cả hai ra khỏi nhà khi trên bầu trời có những ánh chớp lóe sáng và tiếng sấm động rền rĩ đâu đó.
- Chạy nhanh lên, hy vọng tới quán cà phê trước cơn mưa - Trà giục.
- Không sao đâu, coi như vậy chứ còn lâu mới mưa - Triều nói.
- Em sợ phải ướt như con chuột lột - Trà cười.
Đúng như Triều nói, hai người tới quán một lúc lâu trời mới mưa. Đó là một quán cà phê nằm trên cong đường Bà Huyện Thanh Quan. Quán thật yên tĩnh, những bóng đèn mờ ảo mắc trên các vòm lá xanh im lìm chỉ đủ soi sáng một cách lờ mờ các lối đi. Cơn mưa làm cho không khí giá lạnh, thoảng hương thơm của cỏ và lá chết đâu đó. Triều cười:
- Lâu quá mới đi uống cà phê.
- Sao thế?
Lúc trước toàn ngồi trong vũ trường vá chỉ uống bia đến khi nào xỉn mới chịu về.
- Sao anh biết quán này?
- Tình cở thôi, em uống gì?
- Anh uống gì em uống cái đó.
- Sao hôm nay em gan thế? Triều cười.
- Đi với anh thì phải gan chứ sao!
Một đứa trẻ con tiến lại chỗ bàn hai người chờ đợi. Triều gọi cho anh cà phê đen, còn cho Trà ly chanh có vài giọt rượu Rum.
Đứa trẻ con quay đi, triều nhìn Trà cười:
- Nhưng không cho em uống cà phê đâu, mà phải uống nước chanh.
- Sao lại có vài giọt rượu?
- Để em say, mặt đỏ lên cho anh ngắm.
Lập tức Triều ăn ngay một cái véo đau điếng của Trà. Một lúc đứa trẻ con quay lạiđặt thức uống lên bàn, Triều dùng chiếc muỗng nhỏ khuấy ly nước chanh và đẩy sang trước mặt
Trà, cười:
- Em uống đi, nước chanh thật ngon.
- Nhờ có mấy giọt rượu Rum chứ gì?
Trà bưng ly nước chanh lên uống một ngụm, hơi chua, cô bỏ thêm đường rồi nhìn Triều, cười:
- Em thích ngọt ngào hơn cay đắng.
- Nhưng cũng có thứ vừa ngọt ngào vừa cay đắng thì sao?
- Cái đó là gì?
- Tình yêu.
Trà đỏ mặt, cô cụp đơi mắt đen đẹp mê hồn của mình xuống, không dám nhìn Triều. Trà nghe rõ trái tim mình đập loạn trong lồng ngực, dường như Trà không dám thở mạnh, sợ tấ cả sẽ tan đi, trôi nổi theo những bong bóng mưa ngoài kia. Cùng lúc đó bàn tay của Triều lần tìm bàn tay Trà và nắm chặt lại. Trà bị đau nhưng cô biết rằng chẳng đời nào mình dám rút tay ra khỏi tay Triều.
Chủ quán chắc là một người sành nhạc. Triều vừa nghe mấy bài hát mới, nhưng à những bản tình ca tuyệt vời, âm thanh không lớn nhưng nghe thật rõ ràng, êm ái như từ cây lá vọng xuống chỗ ngồi của hai người.
Anh khuyên em phải làm gì bây giờ, thú thật là em rất buồn cho hoàn cảnh của ba - Trà bỗng thầm thì.
Có lẽ chẳng lời khuyên nào thích hợp trong hoàn cảnh này đâu. Em cứ chăm sóc ba em và chứng tỏ tình thương của mình là đủ.
- Thật ra mẹ em đi là một mất mát vô cùng lớn lao cho ba, dù rằng ở nhà, hai người cũng chẳng sống hạnh phúc với nhau. Mẹ em là hiện thân của tình yêu, là một kỉ niệm đời người của ba.
Triều chép miệng:
- Sao hoàn cảnh của em và anh giống nhau thế!
Họ im lặng nhìn ra ngoài mưa. Cơn mưa lớn và kéo dài, tiếng nước đổ rào rạt và hơi lạnh tràn ngập trong ngôi quán. Bàn bên kia cũng có một cặp tình nhân, họ ngồi sát vào nhau như chia sẻ hơi lạnh. Triều không nhìn rõ mặt hai người vì phía đó ánh đèn dường như không hắt tới.
- Em lạnh không? Triều hỏi.
- Lạnh chứ!
- Triều càng bóp chặt mấy ngón tay ngỏ nhắn của Trà hơn. anh làm em đau! - Trà cười nói.
- Anh muốn bóp nát mấy ngón tay dễ ghét của em - Triều nói.
- Để làm chi?
- Để mai một em đừng nắm tay người khác.
- Xí!
- Và cũng ngay lập tức, Triều lại ăn mấy cái véo liên tục của Trà.
- Em véo anh cũng đau thấy mồ.
- Cho đáng đời, ai biểu cứ chọc người ta làm chi.
Triều đưa Trà về sau cơn mưa. Chờ cho Triều đi khuất, Trà mới dùng chìa khóa riêng ra mở cổng. Trà ngạc nhiên vô cùng khi thấy ông Toàn ngồi trong phòng khách, ba cô có vẻ già đi nhiều trong khoảng thời gian sau này.
- Trà nhỏ nhẹ hỏi:
- Ba vẫn chưa ngủ sao?
- Chưa.
Trà ngồi xuống ghế sa-lông đối diện với ông Toàn. Cô rót cho mình ly nước trà và uống một ngụm nhỏ. Ông Toàn hỏi:
- Con đi chơi về đấy à?
- Con đi uống cà phê với anh Triều.
- Cậu ấy đâu rồi?
- Anh ấy về rồi ba - Trà đáp.
- Mưa lớn quá, ba không thể ngủ được, chưa bao giờ ba thấy nhớ mẹ con đến như vậy.
Lần đầu tiên sau ngày bà Loan ra đi, ông Toàn mới nói với con gái về tình cảm của mình, giọng ông đầy xúc động và rất thiết tha.
Con có lỗi là đã giấu ba chuyện đó. Lẽ ra…
- Ba đã hiểu hết rồi, con không cần phải giải thích. Thật ra ba còn hiểu nhiều hơn mữa kia… - Ông Toàn nói.
- Riêng chuyện mẹ con ra đi, con không thể nói được vì đó là yêu cầu của mẹ con.
- Dì Cúc mới vừa ở đây về.
Trà sửng sốt, cô dè dặt hỏi:
- Dì Cúc tới đây thăm ba à?
- Thăm ba cũng nói cho ba biết nhiều chuyện. Ba không ngờ là xảy ra nhiều chuyện đến thế.
- Dì Cúc có nói gì về con không? Trà lo lắng.
- Dù sao ba cũng cám ơn dì Cúc đã cho ba biết sự thật. Ba không giận mẹ con đâu nhưng ba buồn đến lịm người. Cuộc sống có những điều mà ta không nghĩ ra hoặc tưởng tượng được.
Trà thở dài, cô xoay cái ly không trong mấy ngón tay mình, Trà cảm nhận một nỗi buồn thấm thía và ngôi nhà này dường như trống lạnh thêm.
- Không biết bây giuờ mẹ ra sao?
- Ba nghĩ tới điều ấy làm gì, hãy quên mẹ con đi hoặc xem như mẹ con đã chết.
- Nếu dễ dàng như vậy thì con người ta đâu phải khổ sở! - Ông Toàn thở dài.
- Con nghĩ bây giờ ba nên sống cho chính mình là hơn. Ba đã khổ nhiều rồi, thời gian còn lại không còn bao nhiêu.
- Con an ủi ba đấy ư?
- Vâng.
Trà đáp mà muốn khóc, cô cúi mặt, không d8ủ can đảm nhìn ông Toàn. Một lúc Trà đứng lên đi về phòng mình. Ông Toàn cũng không giữ con gái ở lại, hình như ông cần ngồi một mình, sống lại với kỷ niệm và hình ảnh của bà Loan chưa phai trong ngôi nhà này.
Trà mở tung hết cửa sổ cho hơi lạnh và gió bên ngoài tràn vào phòng, Cô cảm thấy một sự bứt rứt đến khó chịu, người nóng bừng, tay chân thừa thãi và muốn đập phá tất cả đồ vật trong phòng. Một vài lần Trà cũng gặp phải trường hợp như thế này, đó có phải là phản ứng của sự bế tắc? Trà vội mở máy cassette và nằm lăn ra giường ôm chiếc gối dài lắng nghe nhạc. Chỉ có những bài hát nhẹ nhàng trong lúc này mới giải tỏa bớt cơn kích động của Trà mà thôi, nhưng giọng hát của cô ca sĩ quen thuộc mà bình thường Trà rất thích cũng không làm Trà dễ chịu. Cô cứ thấy ấm ức, bực tức một chuyện gì và phải chi Trà khóc được thì đỡ khổ.
Trà vùng dậy chạy vào phòng tắm, cô mở nước xới xả và trút bỏ quần áo rồi bước vào đứng dưới những tia nước lạnh như băng cho chúng bắn vào da thịt. Trà đứng đấy trân mình đón nhận những tia nước lạnh như những chiếc roi mềm quất nhẹ nhàng lên da thịt mình. Nước lạnh làm bao nhiêu cảm giác nóng bức, khó chịu trong người Trà dịu dần, cô bắt đầu vuốt ve thân thể mình với sự ngưỡng mộ âm thầm. Bất giác Trà nhớ đến Triều, rồi nhớ tới những hành động thô bạo của Sỹ. Trà nhắm mắt lại, để cho cảm giác của mình trôi đi theo những tia nước… Từ phòng tắm bước ra, Trà như một người khác. Cô tười tắn trở lại như một bông hoa mới nở dưới vườn sau cơn mưa. Trà thấy cơ thể mình ấm dần lại trong chiếc khăn lớn, cô ném chiếc khăn lên giường và mlở tủ quần áo chọ bộ áo ngủ đẹp nhất, còn thơm mùi long não mặc vào; sau đó Trà gỡ tóc và đứng rất lâu tữ ngắm mình trong gương, bộ quần áo ngủ màu xanh nước biển làm Trà nên lộng lẫy và cô mỉm cười hài lòng với nhan sắc của mình. Bất ngờ Trà nghe thấy tiếng sáo u buồn réo rắt vọng tới từ một góc vườn, Trà ngạc nhiên vô cùng, cô tới đứng bên cửa cô nhìn xuống vườn, chỗ phát ra tiếng sáo. Ở đó là phòng vẽ của ông Toàn, căn phòng mở cửa, ánh đèn từ trong hắt ra một khoảng sáng và Trà bàng hoàng khi nhận ra ba cô đang ngồi dưới một vòm cây. Thật lạ lùng, chưa bao giờ Trà ngheông thổi sáo và lại thổi tuyệt vời đến như vậy. Ông Toàn đang thổi bài Tiếng xưa, âm điệu u buồn, réo rắt và tràn đầy kỷ niệm. Trà biết ba cô thổi khúc sáo này trong lúc ông sống lại với quá khứ và nhớ về mẹ cô. Trà vịn song cửa sổ lắng nghe, cô thực sự xúc động trước hình ảnh của ba cô đêm nay. Người ngồi thổi sáo thì đẹp, huyền ảo nhưng tâm hồn của ba cô chắc đang nát vụn như những chiếc lá chết nằm dưới cỏ sau cơn mưa. Trà xuống nhà và đi ra vườn, cô đi nhè nhẹ, rón rén như sợ làm ba cô giật mình ngừng khúc sáo đang thổi. Trà đi vòng ra sau hàng cây và tiến tới chỗ ông Toàn đang ngồi từ phía sau lưng ông.Trà đấy à? - Ông Toàn vụt ngưng thổi sáo và hỏi. Dạ. Con chưa ngủ sao? Con tính đi ngủ thì chợt nghe ba thổi sáo. Phải nói là con rất ngạc nhiên.Ba thổi sáo nghe được chứ? - Ông Toàn cưòi mà giuọng ông rất buồn. Hay tuyệt vời, bài Tiếng xưa cũng buồn quá! Ba thổi bài này vì nhớ mẹ con, ngày xưa mẹ con cũng thường hát bài này. Trà cầm cây sáo trúc lên nước bóng ngời trong tay ba cô lên ngắm nghía. Trà mân mêcây sáo trúc. Ông Toàn nói: Ba tính không bao giờ đụng tới cây sáo này nữa, nhưng rồi không hiểu sao đêm nay ba lại lấy nó ra thổi. Cây sáo chính tay ba làm trong những ngày lao động trong trại cải tạo, chọn lựa mãi mới có được cây trúc già đúng như ý muốn. Ba đã làm nó hơn sau tháng ròng rã.
Ông Toàn vừa kể lại cho con gái nghe lại lịch của cây sáo trúc. Hai giọt nước mắt ông lăn dài trên má. Trà cảm thương ba cô vô hạn, không kềm được xúc động, Trà ôm lấy cổ ông
Toàn, gục mặt vào vai ba cô, nói trong màn nước mắt:
- Ba nên quên mẹ con đi, càng nhớ ba càng khổ, không ích lợi gì đâu.
Chỉ nghe ông Toàn lặng lẽ thở dài.
Cánh Hồng Gai Cánh Hồng Gai - Từ Kế Tường Cánh Hồng Gai