In reading, a lonely quiet concert is given to our minds; all our mental faculties will be present in this symphonic exaltation.

Stéphane Mallarmé

 
 
 
 
 
Tác giả: Thế Du
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1568 / 6
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11 -
àng nào phải là người đã trải việc đời mà biết nghĩ đến sự khó khăn của một việc dự định mà biết đắn đo, nghĩ chín rồi mới thực hành.
Người còn trong tuổi mơ mộng đối với việc đời bao giờ cũng vậy, họ chỉ nghĩ đến cái kết quả hay của việc sắp làm.
Song cũng vì tiêm nhiễm những sự hành động "nên thơ" của nhân vật trong tiểu thuyết nên nàng mới sinh ra nghĩ quẩn, thấy một người thiếu phụ trẻ trung đóng vai tình nhân giả dối để đầy đọa kẻ thù, sự báo oán thực là khéo léo gớm ghê, nàng cũng muốn theo gương đó để trả thù xưa! Nhưng đến lúc lâm trong cảnh ấy, nàng mới biết là nguy hiểm. Chỉ được hôm đầu, bỗng nhiên nàng sinh ra lo sợ, vẩn vơ và chán nản. Nàng biết đâu là người thẳng thắng như nàng mà có ý làm những việc éo le, trái với lương tâm thì không bao giờ thành được, rồi nàng luôn luôn tự hỏi: Lương làm gì nên tộỉ
Nàng đã nhận thấy sự vô lý của nàng, nhưng cố tìm lời chống chế để che đậy "nhược điểm" của mình: "Dẫu sao đàn ông cũng là giống bạc tình". Tuy Lương không làm cho ta khổ sở nhưng biết đâu chàng lại không lừa dối một người khác!
Vì không biết xử trí ra sao nên Chi sinh ra bối rối lo ngạị Lắm lúc nàng đối với Lương rất nhã nhặn, nhưng lắm lúc lại tàn tệ đến điềụ
Một hôm, đang khi buồn bực, nàng lững thững đi chơi phố. Đến một ngã ba nọ thấy một đám đông người đứng xúm xít trên bờ hè, nàng tò mò ngó vào xem, thấy một người đàn ông mặt hốc hác, quần áo tả tơi, ngồi bệt xuống hè. Ngước mắt lên nhìn người thiếu phụ, anh ta nhớn nhác một lúc, rồi bỗng nhiên cất tiếng cười khanh khách.
Ngay lúc ấy một người cảnh sát đến đuổi những người đứng xem và bắt thằng điên đi chỗ khác.
Một bà lão đi gần Chi nhân dịp ấy kể cho nàng nghe cái lai lịch mập mờ của hắn:
- Anh ta trước là một phú ông ở tỉnh nọ, gia tài có đến vài vạn, chỉ vì mê một con ả đầu rồi bị nó lừa hết cả cơ nghiệp nên mới tiếc mà hóa rồ. Nghĩ thực đáng thương!
Chi hỏi:
- Sao người ta không bắt nó vào nhà điên?
Bà lão đáp:
- ấy tuy ngày nào cũng đi lang thang khắp phố, nhưng anh ta nói rất khôn, cho nên đã bị bắt mấy lần lại được thả rạ
Rồi bà kết luận giọng nói có vẻ thương đời:
- ở đời sao lại có lắm người độc ác thế nhỉ! Thực là loài rắn độc hại ngườị
Câu nói xót xa của bà cụ bỗng làm cho Chi tỉnh ngộ. Nàng vừa lững thững về nhà vừa tự nhủ: "Phải, ta cũng là một thứ rắn độc hại người!"
Hôm ấy Lương ở bệnh viện về, thấy nàng ngồi thừ người nghĩ ngợi thì đến gần âu yếm hỏi:
- Em sao thế? Độ này em xanh lắm. Chắc em có điều gì dấu anh?
Chi lặng thinh không đáp nghĩ thầm: "Trời! Sao ta không gặp những thằng bạc ác! Lương đối với ta tử tế như vậy; ta biết xử trí làm sao bây giờ."
Rồi thấy Lương rầu rầu nét mặt, nàng động lòng thương hại, muốn đứng lên mà cầm tay xin lỗị Nhưng chợt nghĩ đến nông nỗi đắng cay, nàng lại đổi tình thương ra lòng oán ghét. Vì đâu mà thân nàng lại phải điêu đứng nhường nàỷ Phải chăng là bởi Lương luyến ái nàng. Mà ai lại, đường đường một ông bác sĩ mà lại để cho người đàn bà sai khiến như một tên nô lệ như thế. Hơn nữa, thân nàng nào có trong sạch gì cho cam; cái kết quả của tấm ái tình ô uế, nàng còn mang trong bụng, hàng ngày Lương vẫn trông thấy mà sao lại không khinh bỉ chán chường?
Chi đã mang lụy vì tình, nhưng nàng nào có thể hiểu được những nguyên nhân khe khắt của tình yêu cao thượng. Lương yêu nàng mà nàng lại không yêu Lương. Mà lòng thù hằn vô lý cũng dần dần phai nhạt khiến nàng lúc nào cũng băn khoăn khắc khoảị
Nàng đã bắt đầu hối hận...
Chi luôn luôn tự mắng là lố lăng ngu dại, bỗng dưng đem thân vào hang hổ để ngày nay phải khổ sở một đờị Chi lại nhớ tiếc những ngày êm đẹp ở "túp lều tranh".
Đã lâu nay Lương không nhắc đến Tuấn, vì hễ nghĩ đến sự đường đột lúc dắt nhau đi chàng lại hổ thẹn. Nhưng hôm nay thấy Chi có vẻ suy nghĩ, chàng mới sực nhớ ra nên sẽ hỏi:
- Sao ở bên Bắc Ninh lúc nào em cũng vui vẻ mà ở bên này em lại cứ buồn hoài như vậy, hả em?
Câu nói âu yếm, lơ lớ giọng Sài Gòn làm cho Chi thêm chán ghét vì nàng bỗng đem so sánh Lương với Tuấn; một người thì mềm nhũn, u mê trước sắc đẹp, một người thì gân guốc như đá, hình như cái miệng khô khan của Tuấn chẳng tình tứ với gái bao giờ. Rồi quay lại nhìn Lương thấy chàng thờ thẫn, Chi so vai tỏ ý khinh bỉ và muốn xử tàn tệ cho bõ lòng căm tức. Khốn thay, vừa nghĩ đến cái dáng điệu lúng túng, đến vẻ mặt ảo não thảm thê của chàng, mỗi khi mình gắt gỏng, nàng lại động lòng thương.
- Có phải là vì anh mà em buồn không em? Sao em lại dấu anh, anh khổ tâm lắm.
Câu hỏi tha thiết bỗng làm cho Chi cảm động. Nàng không thể giữ được vẻ lạnh lùng:
- Em có buồn gì đâu! Có lẽ tại em ngồi không, chẳng có việc gì làm nên hay nghĩ vơ nghĩ vẩn, chứ như ở Bắc Ninh suốt ngày cậm cụi với kim chỉ thì còn lúc nào buồn được nữạ
Nhắc đến việc thêu thùa, nàng vụt có ý muốn sang thăm bạn nên vội nhắc Lương:
- Anh không lên bệnh viện à?
Lương thở dài:
- Có, anh phải lên ngay bây giờ.
Rồi chàng se sẽ cầm lấy tay Chi âu yếm:
- Anh thấy lúc nào em cũng buồn! Nếu em muốn khuây thì chi bằng em lại mua vải, chỉ về thêu để trang điểm cửa nhà thì có phải là lợi cả đôi đường không?
Chi tươi cười:
- Vâng, nhưng bây giờ anh hãy lên bệnh viện đi đã. Em bứt rứt quá, chỉ muốn ngồi một mình. à, anh có thể cho em mượn xe hơi để sang Bắc được không?
Lương âu yếm đáp:
- Gớm! Lại còn vay với mượn. Của anh cũng như của em chứ sao! Em còn phải hỏi cho phiền.
Nói xong, chàng cười nụ lặng lẽ đi xuống nhà. Chi cũng vội vàng mặc quần áo và trang điểm qua loa để sang Bắc Ninh. Nàng định gặp Tuấn để thú tội và mong chàng cứu giúp chọ Nhưng sang tới nơi, nàng lại do dự không muốn giáp mặt ân nhân. Chi bắt xe đỗ ở tận ngoài đường cái lớn rồi đi bộ vào trong làng, theo quãng đường xa hơn để tránh con mắt tò mò của bọn thợ thêu sống sượng.
Đứng sau hàng dậu tre, nàng hồi hộp nhìn vào trong vườn. Không một bóng aị Trước sân những cành đào nâu sẫm đã rụng hết lá. Trên cây đu đủ có một quả chín vàng. Cây nhãn ở đầu hồi cũng chi chít những quả non.
Chi trông qua một lượt rồi tự nhủ: "Giá ta còn ở đây thì bây giờ ta đã sắp được ăn đu đủ, ăn nhãn lồng. Sung sướng biết bao nhiêu!"
Từ ngày Chi đột ngột bỏ ra đi đến nay, "túp lều tranh" lại lặng lẽ hơn ngày nàng chưa đến. Vì tuy người không ở đó. Nhưng hình ảnh nàng còn in dấu trong cảnh nên thơ để người ở lại phải nhớ nhung vơ vẩn. Mà anh em Tuấn cũng không quan tâm tới sự sỗ sàng của Chị Cái tính tình lạ lùng của nàng chỉ làm cho hai anh em động lòng thương cảm chứ không khinh ghét.
Nhưng Chi lại không nghĩ thế. Nàng tưởng tượng như khi đọc mấy lời từ biệt của mình, Tuấn thế nào cũng cười nhạt hay bình phẩm lôi thôị Như vậy nàng không còn hy vọng gì trở lại với cuộc đời "lãng mạn" như xưa được nữạ
Mặt trời đã xế... Trên ngọn bưởi đào chỉ còn chút ánh sáng vàng nhạt - trước kia, lúc này chi Chi thường cùng Yến đi lảng vảng ở ngoài sân để chờ Tuấn ở trường về nên cảnh vườn có vẻ xao xác. Nay chỉ vì nàng vắng bóng nên mới lạnh ngắt tiêu điềụ
Đang mơ màng với mẩu đời ký vãng, Chi bỗng thoáng trông thấy Tuấn xách chiếc ghế mây ở trong nhà đi ra gốc nhãn. Thì, như đứa ăn trộm bị chủ nhà bắt gặp, nàng vùng chạy trốn.
- Cô Chi!
Tuấn đã trông thấy nên cất tiếng gọị Nhưng Chi cứ cắm cổ bước mau không dám ngoảnh lạị Ra đến đường cái lớn nàng hấp tấp trèo lên xe giục:
- Về mau!
Xe chạy đến Lũng Giang, Chi mới như tỉnh mộng. Nàng đưa mắt nhìn ra ngoàị Một đoàn gái quê đi bên vệ đường làm cho nàng phải chú ý. Các cô, vai đeo tay nải trắng, lưng thắt bao xanh, bao đỏ, gió đưa phấp phới như cánh bướm tươi mầu, vừa đi vừa cười nói huyên thiên, chẳng như Chi lúc nào cũng ủ dột lo phiền...
Bóng Mây Chiều Bóng Mây Chiều - Thế Du