The secret of getting ahead is getting started. The secret of getting started is breaking your complex overwhelming tasks into small manageable tasks, and then starting on the first one.

Mark Twain

 
 
 
 
 
Tác giả: Thảo Nhi
Thể loại: Ngôn Tình
Biên tập: Oanh2
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3032 / 8
Cập nhật: 2015-11-25 11:02:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 19
ha Minh
Tâm bị thương nhẹ hơn Vĩnh. Còn tên đồng bọn ngồi sau kịp chụp lấy chiếc túi xách bỏ chạy, nhưng lúc ấy thì mấy anh công an đã kịp chận hắn lại, để "mời" hắn lên xe đi cho đỡ mệt.
Vĩnh nằm bệnh viện hơn một tuần Bảo Lan và Phượng chăm sóc cho anh. Đối với Vĩnh, thời gian này là thời gian hạnh phúc nhất. Khi ra viện, Vĩnh được Long thuật lại toàn bộ sự viêc. Có một việc mà Long vẫn còn chưa giải thích được là sự nghi ngờ của Phượng. Phượng nghĩ: "Nếu không có gì thì làm sao Tâm có thể dựa vào đâu để làm tiền Long được?" Sự nghi ngờ từ đó, nhưng tính nàng rất trầm tĩnh không làm ồn ào. Nàng thường ngồi trầm tư một mình suy nghĩ lại những việc xảy ra trước đây, rồi Phượng nối nó lại với nhau như những mắc xích. Nàng đã hình dung ra được phần nào sự việc. Tuy rằng nàng vẫn chưa có được một đáp số rõ ràng.
Cát Phượng là người đàn bà sống cho gia đình, dù rằng nàng vẫn có công việc riêng phải làm. Phượng rất ít khi đến công ty của Long, vì vậy mà nơi ấy rất ít người biết mặt bà Tổng giám đốc, chỉ trừ bè bạn thân của Long.
Hôm nay, Vĩnh vừa đi làm lại, khi anh vào văn phòng thì cô thư ký báo lại là có nhiều khách đến tìm và để lại thư từ trong suốt tuần qua.
Bất giác Vĩnh giật mình nhận ra tấm danh thiếp quen thuộc: Kha Minh.
Anh gọi cô thư ký vào và hỏi:
- Người mang tấm danh thiếp này đến bao giờ, và có dặn lại gì không?
- Thưa ông, ông ấy có nói là muốn gặp ông. Ông ta còn ở lại Việt Nam khoảng một tháng nữa.
Vĩnh cầm điện thoại quay số. Đầu dây bên kia cho biết là Kha Minh đi vắng, chàng bảo sẽ gọi lại, rồi cúp máy. Vĩnh nghĩ: Kha Minh về Việt Nam làm gì mà không báo trước? Lần nào thì Vĩnh cũng hay đi đón anh ta, vì Vĩnh là một trong số những người bạn thân của anh ta.
Chiều tan sở, Vĩnh đến thẳng nhà Minh. Minh tiếp bạn với vẻ mặt kém vui. Vĩnh hơi ái ngại, sao lần này có việc gì mà trông hắn buồn thê thảm thế?
Vĩnh ngồi xuống ghế, mở đầu bằng câu hỏi:
- Sao lần này cậu về mà không báo cho mình hay gì cả?
- Mình có điện cho cậu, nhưng được biết cậu nằm bệnh viện, nên thôi. Sao, hôm nay cậu đã hoàn toàn bình phục chưa?
- Có thể đánh lộn với cậu được.
Vĩnh đùa một câu cốt để làm cho Minh vui, nhưng chỉ thấy anh nhếch miệng cười nhẹ, làm Vĩnh thêm "xệ", chàng tịt ngòi luôn. Minh hỏi khi rót Coca ra ly cho Vĩnh:
- Cậu có ngạc nhiên vì lần này mình về Việt Nam không?
- Dĩ nhiên rồi.
Minh nói rất nhẹ, mắt như có ngấn nước:
- Loan đã mất rồi.
- Cái gì?
Vĩnh nhảy dựng lên. Sự việc quá đột ngột làm chàng không tin là tai mình nghe đúng. Vĩnh há hốc muốn hỏi Minh rất nhiều, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu.
Minh tựa lưng vào ghế, mắt nhìn xa xôi, kể lại sơ chuyện xảy ra cho chàng và Loan bên Pháp cho Vĩnh nghe. Vĩnh ngồi yên không nói gì. Cuối cùng khi Minh dứt lời, Vĩnh hỏi:
- Thế bây giờ, hai đứa bé con cậu ở đâu?
- Chúng nó ở đây với tớ. Sáng nay khi cậu gọi lại, tớ bận đưa hai chị em nó về thăm ngoại nó.
Vĩnh định tìm một lời nói để an ủi bạn, nhưng nghĩ mãi không ra câu nói nào cho thích hợp. Vĩnh thở ra:
- Tớ tưởng đời tớ không may, nào ngờ cậu cũng chẳng hơn gì tớ. Nhưng cậu được an ủi vì hai đứa bé. À! Chúng nó đâu rồi?
Minh gọi vô trong. một chị vú dẫn hai đứa bé ra, một gái một trai. Nhưng sao nó có nét giống nhau và ngang bằng nhau về hình vóc. Vĩnh hỏi:
- Tụi nó sinh đôi à?
- Con chị ra đời trước thằng em 15 phút.
- Lúc Loan bị tai nạn, chúng nó được mấy tuổi?
Minh như nhớ lại:
- Được 18 tháng tuổi. Giờ hơn hai tuổi rồi đó.
- Rồi cậu định bao giờ trở sang Pháp?
Minh lưỡng lự một lúc nói:
- Mình chưa quyết định được. Về đây nội khuyên là để nó ở lại bên này, ngoại thì bảo để ngoại nuôi. Nghĩ tội nghiệp, vì chúng nó là hình ảnh cuối cùng của Phương Loan.
Vĩnh bây giờ mới có thì giờ nhìn kỹ hai đứa trẻ. Thật dễ thương, nhìn chúng sạch sẽ đang chơi đùa với người vú, đâu thể hình dung hết nỗi bất hạnh đang phủ xuống đầu chúng. Trông thật mủi lòng!
- Rồi cậu quyết định sao?
- Mình khó mà sống thiếu chúng nó được. Cậu chưa có con, chắc cậu chưa hiểu hết cái tình phụ tử mà ông bà thường nói đâu.
- Tớ rất thông cảm với cậu.
Minh nói với vẻ cứng rắn:
- Có lẽ mình sẽ sang bên ấy đưa hài cốt cô ấy về, rồi ở lại luôn bên này cho chúng gần ông bà nội, ngoại tiện hơn.
Vĩnh góp ý:
- Ý hay đấy. Rồi vài năm cậu phải làm lại cuộc đời nữa chứ.
- Đời mình còn gì mà làm lại cậu? Yêu một người, nhưng cưới một người khác, những mong sống hạnh phúc cho hết quãng đời còn lại. Thế mà ông trời cũng chẳng để cho mình yên.
- Thế người ta mới gọi là "trời già cay nghiệt".
Minh hỏi Vĩnh:
- Còn chuyện cậu tới đâu rồi? Lúc mình nhận được thư cậu là lúc Loan vừa mới mất. Mình buồn quá do đó mà cũng không muốn báo cho cậu hay.
- Đã yên rồi. Số của tớ "tiền hung hậu kiết"
- Hai người làm đám cưới chưa?
- Chưa. Nhưng chỉ đơn sơ vài người bạn tụi mình thôi.
Như nhớ lại Minh hỏi:
- À! Còn Long và Phượng thế nào? Họ vẫn hạnh phúc chứ?
Vĩnh đáp dè dặt:
- Họ... vẫn hạnh phúc... - Nhưng lúc đó Vĩnh nhìn chiếc bình hoa trên bàn có một vết nứt, anh nói - A! Chiếc bình này sao lại có một vết rạn thế này? Không khéo nó sẽ vỡ cả chiếc bình đấy.
o O o
Thảo Vy tắt máy xe định nhấn chuông gọi cổng, nhưng Bích Trâm đã đợi sẵn từ bao giờ. Cô bé bước ra, nói:
- Làm gì mãi giờ này mới tới, để ta đợi dài cả cổ ra vậy cô nương?
- Xin lỗi, vì ông cậu mình mượn xe về trễ, nên phải để cô con gái quý của ông bà luật sư đợi một chút đã giận lên rồi. Bởi vậy người ta nói có khác mà.
- Nói gì?
- Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột.
- Mi nói vậy ta là nhà giàu à?
- Chứ còn gì nữa.
- Giàu sao bằng con ông tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu?
- Ấy chết! Mi nói với ta thế nữa, ta nghỉ chơi luôn.
- Bộ mi tưởng giấu được với ta sao?
Thảo Vy cắt ngang câu chuyện bằng cách bảo Bích Trâm.
- Bộ tính đứng đó nói mãi sao? Nhìn bộ điệu của mi, ta khỏi cần phải đi xem kết quả cũng biết rồi.
- Ăn nói dại mồm dại miệng đi.
- Cha! Con ông luật sư mà cũng đi tin dị đoan quá hén.
- Cho tao đi nhờ, xe tao, ông anh tao trưng dụng rồi.
Thảo Vy trả đũa lại:
- Nhờ vậy mới đợi. Chứ nếu có xe đã dông mất rồi.
- Đó là cái chắc. Nôn muốn chết.
- Nôn gì? Lo thì đúng hơn.
- Học như mày mà lo gì không đậu?
- Thôi cô ơi, người ta nói "Học tài thi phận mà".
- Bây giờ thì ai tin dị đoan hà?
- Cái đó không phải dị đoan, mà là... "tục ngữ dân gian", cô nương ạ. Bộ học giỏi là đậu hết sao.
- Tao tin vậy. Học giỏi là phải đậu, chỉ trừ một vài trường hợp cá biệt. Còn đội sổ mà đậu được thì không gởi gắm cũng "chó ngáp phải ruồi" thôi.
Bích Trâm hỏi bạn:
- Ba mẹ mi có hứa thưởng mi gì không?
- Không có. Mẹ tao muốn tao phải đậu thôi, vì thế tao sợ mẹ tao thất vọng tội nghiệp bà ấy. Còn ba tao...
Thảo Vy nghĩ có nên nói cho bạn biết điều mà cô xin riêng với ba cô, và ba cô đã hứa với cô không? Nên cô nói:
- Ba tao... không hứa gì hết.
Bích Trâm có ý chê ba mẹ Thảo Vy. Cô ta khoe:
- Mẹ tao sẽ tặng tao chiếc vòng cẩm thạch. Còn ông "bô" sẽ cho tao chiêu đãi một chầu tùy thích.
Trước vẻ khoe khoang của bạn, Thảo Vy cũng tự ái, muốn nói ra điều mà ba cô sẽ tặng cô nếu cô đậu, nhưng chỉ sợ rớt rồi thẹn với bạn bè, nên cô đành làm thinh.
Đến cổng trường đã có đám học sinh bu đông trước danh sách học sinh trúng tuyển vào cấp ba. Có kẻ trở ra với nét mặt vui tươi, hí hửng, cũng có kẻ bước ra lặng lẽ âm thầm không giấu được sự thất vọng trên khuôn mặt. Thảo Vy ngừng xe, bảo:
- Mày vô xem đi. Chắc tao không có tên đâu.
Thảo Vy dè dặt sợ mình thất vọng trước mặt bạn, nên chỉ dựng xe đứng đó mà không chịu vô. Bích Trâm lách mình vô đám đông. Thảo Vy đang hồi hộp nhớ tới lời hứa của cha nàng. "Ba sẽ tặng con một chiếc Max nếu con thi đậu".
Đó là lời hứa của hai cha con mà cả mẹ nàng cũng không biết, vì nếu biết Thảo Nguyên sẽ ngăn cấm ngay. Thảo Vy nghĩ: "Mà sao cha cô có tiền nhiều vậy? Theo lời mẹ nói thì cha cô chỉ làm tài xế cho ông Tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu Thái Dương thôi. Ông ta còn phải làm thêm nhiều việc khác mà cô cũng không rõ. Nhà chỉ có một chiếc Cup 81 cho mẹ và cậu. Họa hoằn lắm cô mới có dịp đi học bằng "xế nổ" được. Có nhiều đứa bạn chê cô là con ông Tổng giám đốc mà đi học bằng xe đạp, tệ quá! Những lần như vậy, cô cảm thấy tủi thân vì ngỡ là các bạn mình muốn trêu ghẹo công việc của ba mình. Do đó mà Thảo Vy rất ít chơi với ai, trừ Bích Trâm. Ngược lại bạn bè thì cho cô là con nhà giàu, cũng không thích kết bạn với cô. Thảo Vy đang mãi suy nghĩ bỗng nghe tiếng Bích Trâm gọi to, tim cô như thót lại:
- Thảo Vy! Tao đậu rồi... Cả mày nữa.
Thảo Vy muốn tin lắm, chỉ sợ là Bích Trâm xem lầm, nên cô quyết định:
- Giữ xe cho tao.
Cô lách vào. Vừa nhìn thấy chữ, tim cô đập mạnh. Cô dò theo số báo danh. Đúng số báo danh và tên của mình rồi, không thể lầm được. Cô quay vội trở ra, nét vui mừng hiện rõ lên nét mặt cô bé. Thảo Vy đấm vào lưng Bích Trâm, hét lên:
- Tao đậu rồi! Tao có xe mới, Bích Trâm ơi.
- Con quỷ! Chết tao mất, vừa vừa vậy.
Trâm đạp xe nổ máy. Thảo Vy leo lên xe ngồi ôm cứng eo của bạn mà niềm vui vẫn chưa vơi. Cô líu lo:
- Tao sẽ có một chiếc xe mới, Trâm ơi.
- Xe gì? Ai cho mà mày mừng vậy?
- Ba tao... một chiếc Max mới, mày biết không?
- Thế sao bây giờ mày mới nói?
- Tao sợ tao rớt, rồi...
- Vậy mày đi báo cho ba mày hay đi.
Niềm vui đang tràn ngập lòng Thảo Vy, cô đáp mà không suy nghĩ:
- Ừ thì đi. Nhưng...
- Nhưng nhị gì nữa?
Thảo Vy nói dối:
- Tao đâu biết chỗ làm ba tao đâu.
- Tao biết. Mày quê thiệt.
Bích Trâm cho xe chạy trước dẫn đường. Thảo Vy thấy đường này đâu xa nhà cô lắm đâu. Cô nghĩ, mẹ đã dặn cô tuyệt đối không được đến chỗ làm của ba cô. Nhưng hôm nay có mặt Bích Trâm, chẳng lẽ cô lại nói lên điều mẹ ngăn cấm. Ba cô rất cưng cô. Cô đến báo tin mừng với ba, rồi dặn đừng về nói với mẹ là cô đến đây là xong. Nghĩ thế nên cô có thêm can đảm, để cho Bích Trâm đưa cô đến nơi cha cô.
o O o
Cát Phượng đang ngồi xem lại mấy chỉ thị của Sở giáo dục gởi xuống, thì nghe báo có người nhà cô muốn gặp. Cô lấy làm lạ tự hỏi: "Người nhà nàng? Là ai, mà sao lại đến đây, hẳn phải có việc cần gấp?"
Phượng càng ngạc nhiên hơn khi thấy chị bếp của nàng đi vào với vẻ hơ hải, lo âu. Chị ta trao cho Phượng tờ điện tín nói:
- Ông nhà đã mất rồi.
Phượng cầm tờ điện tín xem qua, chỉ vỏn vẹn một câu:
"Ba đã mất lúc 16 giờ chiều ngày 12. Anh chị về gấp!"
Phía dưới đề tên: "Ngọc Long"
Vậy là ông Tân Long - Ba chồng nàng đã chết. Ông có bệnh hay tăng áp huyết như nhiều người lớn tuổi khác. Nàng nghĩ đó là nguyên do nên mới đột ngột như thế. Bây giờ làm sao phải báo cho chồng nàng hay liền để về Cần Thơ, vì chồng nàng là con trai cả. Phượng nhìn đồng hồ 11 giờ 40 rồi, hy vọng Long còn ở văn phòng. Phượng gọi đến thì được biết Long vừa đi về ăn cơm rồi, có cần gì nhắn lại.
Người đầu dây bên kia cũng không cần hỏi Phượng là ai, từ đâu gọi đến. Có lẽ họ cũng sắp sửa ra về thì bị cú điện thoại làm phiền nên trả lời không được êm tai cho lắm. Nhưng Long có một phòng riêng ở phía sau văn phòng làm việc của chàng, chàng bảo là nghỉ trưa nơi đó. Phượng có đến một lần, phòng cũng tương đối đầy đủ tiện nghi lắm. Long bảo thường khi chàng ăn cơm tại phòng rồi nghỉ trưa luôn, vì công ty có dành tiêu chuẩn cơm đặc biệc cho chàng. Thế sao cô ta lại bảo là Long về ăn cơm rồi? Phượng hỏi thêm một câu:
- Xin lỗi, ông... giám đốc có thường hay về nhà ăn cơm trưa như hôm nay không thưa cô?
Đầu kia một giọng trả lời không được dễ chịu lắm:
- Chẳng lẽ ông ta nhịn đói sao, thưa bà?
- Thế nhà ông ấy có gần công ty lắm không, thưa cô?
- Việc ấy thì tôi không được biết thưa bà. Nhưng bà hỏi nhà ông ấy làm chi vậy?
Phượng thấy có cái gì đó như bị xúc động thật mạnh.
- Vì tôi là vợ của ông ta, thưa cô.
-...
- Alô. Cô vẫn còn đó chứ?
- Dạ vâng, tôi vẫn... đang nghe bà đây, thưa bà giám đốc. Bà cần gì nữa ạ? - Bây giờ thì giọng nói dễ nghe hơn.
Phượng thấy đã đến lúc nàng cần tìm hiểu nên cô dịu giọng:
- Cô là thư ký của nhà tôi chứ?
- Dạ không. Cô ấy về sau khi ông tổng giám đốc về khoảng 10 phút. Còn tôi làm việc bên kế toán chung phòng với anh Phúc, nghe chuông tôi trả lời hộ thôi.
- Ồ! Vậy thì cám ơn cô quá.
- Dạ, không có chi, thưa bà. Tôi tên là Mỹ. Bà có cần gì nữa không ạ?
Cô Mỹ kế toán cùng làm chung phòng với Phúc và lại rất có cảm tình với anh ta. Nên nhân cơ hội này, cô muốn làm vừa lòng bà tổng giám đốc mà cũng là chị chồng tương lai của mình nữa. Cô hỏi vẻ lo lắng:
- Thế ông chưa về tới nhà sao bà? Ông rời công ty hơn nửa giờ rồi, mà từ đây về đó đâu có xa lắm đâu. Hay là xe...
Phượng nghĩ: "Nói vậy cô ta cũng biết nhà nữa sao?"
Phượng hỏi:
- Lúc nãy ông đi bằng xe gì vậy cô?
- Dạ, khi nãy tôi không biết. Nhưng từ trước tới giờ, buổi trưa ông thường về nhà ăn cơm bằng Honda, chỉ có buổi chiều ông mới dùng xe con thôi, thưa bà.
Phượng đã hình dung ra phần nào sự việc. Nàng thấy đầu óc hơi choáng váng, định bỏ máy.
- Thôi, tôi đã làm phiền cô. Cám ơn cô Mỹ nhiều lắm.
- Dạ, không có gì ạ. À! Hay là bà có cần anh Phúc em của bà không, tôi sẽ gọi. Hình như anh ấy cũng sắp về đấy.
- À! Không... không cần đâu cô.
Phượng đã biết Phúc là tên của ai rồi. Nhưng nàng muốn kiểm chứng một lần nữa cho chắc chắn, Phượng cố tỏ vẻ lịch sự:
- Vậy hôm nào cô bảo Phúc đưa cô đến nhà chơi, tôi rất mong được gặp co6.
Mỹ nghe như ai vừa cho nàng một số tiền lớn.
- Dạ, cám ơn... bà.
- Hãy gọi tôi bằng chị đi cô Mỹ à.
- Nghe người ta nói bà tổng giám đốc là người vừa đẹp vừa lịch sự nữa, vậy mà em chưa hân hạnh được gặp... chị.
- Người ta nói quá đấy thôi. Cô sắp được gặp tôi rồi và cô sẽ thấy tôi không được như người ta nói đâu.
- Chị khiêm tốn quá. Lần này thì nhất định anh Phúc không còn cách nào từ chối đưa em về nhà rồi. Và em sẽ gặp chị, chị Nguyên ạ!
Phượng nghe như có một mũi dao của ai vừa đâm thẳng vào tim mình. Cô cố gắng tựg vào mép bàn.
- Thôi, chào cô nhé, cô Mỹ.
- Dạ không dám, chào chị. Cho em gởi lời thăm các cháu, chị Nguyên nhé.
Phượng không còn nhìn thấy nơi để ống nghe điện thoại nữa, nàng bỏ rơi trên bàn. Chị bếp nãy giờ đứng chờ bà chủ nói chuyện điện thoại, sao bỗng dưng thấy có điều khác lạ. Chị ta nghĩ là Phượng bị trúng gió hay là vì tin cha chồng chết làm cho nàng có vẻ khác thường mà trước giờ chị ta chưa bao giờ nhìn thấy ở Phượng - Một người đàn bà sâu sắc, trầm tĩnh và rất can đảm này. Chị bước tới đỡ Phượng, giọng lo lắng:
- Bà có sao không? Để tôi đưa bà đi bác sĩ nhé.
- Không sao đâu. Tôi chỉ bị choáng chút thôi. Chúng ta về. Lúc nãy chị đến bằng gì vậy?
- Tôi đi xích lô.
Phượng đưa chìa khóa xe:
- Chị chở tôi đi.
Chị bếp e ngại, nói:
- Trước giờ tôi chỉ biết đi xe đạp, còn... chạy xe này... tôi... đâu có quen. Hay là gởi xe ở đây, mình đi xích lô vậy.
Phượng đứng nhắm mắt thở thật sâu, rồi mở ra nói:
- Không cần đâu. Chị dẫn xe ra đi, tôi chạy được mà.
Chị bếp lo lắng muốn ngăn Phượng. Nhưng nhìn vẻ cương quyết của nàng, chị không dám nói thêm lời nào, mà đành leo lên ngồi phía sau trao sinh mạng vào tay một người đang bị một cú sốc... có lẽ to lớn nhất trong cuộc đời nàng.
o O o
Về đến nhà, Phượng đi thẳng vào giường nằm rủ xuống không buồn cử động. Nàng không khóc được, nỗi đau của nàng như đông cứng lại. Nàng thấy mọi người trên đời này chẳng còn ai để tin và nàng đâm ra hoài nghi luôn chính bản thân nàng.
Tại sao nàng có thể mù quáng đến như vậy? Thiên hạ cho nàng thông minh, sâu sắc... nàng không tự hào lắm, nhưng tự thấy bản thân mình có những phẩm chất đó. Thế mà... những 15 năm nay, sắp tới ngày kỷ niệm ngày cưới thứ 16 rồi...
Chị bếp mang lên cho nàng ly nước chanh. Nàng cảm nghe cổ khô khốc, miệng đắng nghét. Phượng bưng ly lên uống một hơi, nghe sao nó chua một cách lạ lùng:
- Chị không bỏ đường sao chị Sáu?
- Dạ có chứ, thưa bà. Tôi làm hơi ngọt cho bà uống mau lại sức mà.
Thế mà Phượng lại nghe cảm giác chua. Những mật ngọt đã biến đâu mất rồi, bây giờ toàn là sự chua chát và đắng cay thôi.
Người ta nói mật có loại ngọt, loại đắng mà người đời rất khó phân biệt được. Và suốt mười mấy năm nay, nàng đã uống nhằm mật đắng mà không hay, bởi thần kinh nàng đã ngủ say rồi.
Phượng đang nghĩ mình phải làm gì đây? Thái độ ra sao? Cư xử thế nào? Nàng không tìm ra được cách nào tốt nhất. Trời ơi! Kẻ thân yêu nhất cuộc đời nàng, người nàng quý còn hơn là bản thân mình, bây giờ thật sự chỉ là một kẻ lừa dối. Lừa dối một người mà đã đem trọn tương lai, hạnh phúc... nói chung là tất cả cái gì có trên cuộc đời của nàng đặt vào tay họ. một sự phũ phàng đến bỉ ổi, tồi tệ hơn bất cứ sự tồi tệ nào trên đời này.
Phượng nhớ mang máng lời của Bảo Lan: "Sự lừa dối dù là nhỏ nhặt, nhưng hãy coi chừng. Vì đó là sự khởi đầu cho một sự phản bội đã được tính toán."
Phượng sau một lúc nằm nhớ lại tất cả, nàng có cảm giác là nàng đã ngủ suốt thời gian qua, và những chuyện xảy ra chỉ là mộng mị trong giấc ngủ mà thôi. Và bây giờ nàng đã tỉnh.
Cát Phượng ơi! Mày đã tỉnh chưa?
o O o
Sau giấc ngủ chập chờn, Phượng tỉnh dậy. Nàng sửa soạn thật kỹ, nhìn ngắm lại mình trong gương, rồi quay sang nhìn vào tấm hình chụp ngày cưới của hai người, nàng tự so sánh: Nàng vẫn giữ được vẻ đẹp ngày xưa. Tuy giờ đây trên khuôn mặt có nét rắn rỏi, điềm đạm hơn vẻ hồn nhiên tươi vui của ngày mới cưới.
Nàng cố trang điểm để che lấp những dấu vết thời gian, và cố tạo ra một tâm hồn của một người đàn bà đầy đủ hạnh phúc. Chiều nay, Phượng sẽ đến nơi làm việc của chồng nàng. Nàng cố tình muốn tạo ấn tượng với mọi người ở đó. Vì có lẽ đây là lần sau cùng, nên nàng không muốn họ nghĩ bà ấy mất chồng là điều hẳn nhiên thôi. Chứ thật ra xét về tương quan lực lượng, nàng không có điều gì cảm thấy đối thủ có thể hơn mình được. Nhưng phức tạp, tình yêu không phải nằm ở chỗ đó, mặc dù đó cũng là một yếu tố tạo nên thành công hay đổ vỡ của một cuộc sống lứa đôi.
Cát Phượng lựa một chiếc áo nàng vừa ý nhất. Không có vẻ kiêu kỳ lắm, nhưng đủ để mọi người phải quay lại nhìn nàng khi đã thoáng qua. Nàng sẽ cố tạo một vẻ tự nhiên lịch sự với tất cả nhân viên nơi chồng nàng làm việc. Và điều quan trọng là Cát Phượng làm cho chồng nàng phải thấy hãnh diện vì nàng trước đám nhân viên của chàng. Vì tất cả những điều đó nên Phượng đã chọn cho mình một cung cách cư xử lần đến công ty chiều nay, vì nàng biết nó sẽ lần sau cùng.
Bằng lòng với vóc dáng và nhan sắc của mình, Phượng bước ra khỏi nhà. Chị bếp lo lắng hỏi:
- Bà có được khỏe không mà đi một mình vậy?
Phượng thử sức hấp dẫn của mình:
- Chứ chị không nhìn thấy tôi chiều nay sao mà còn hỏi chứ?
Chị bếp mới có dịp nhìn kỹ bà chủ trẻ tuổi của mình, rồi buột miệng khen:
- Chiều nay bà thật là đẹp! Chác ông nhà sẽ hài lòng lám về bà. Ngay tôi mà còn thấy khâm phục và ao ước được một phần nhỏ của bà
- Cám ơn chị. Chị cu"+ ăn cơm đi nhé, khỏi đợi cơm nước gì chúng tôi cả. Có lẽ chúng tôi về hơi muộn đấy.
Phượng nói xong cho xe chạy đi, điểm đến là văn phòng Tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu Thái Dương. Dọc đường, Phượng để ý thấy nhiều người quay lại nhìn nàng, dù là xe chạy cùng chiều hay ngược chiều. Nàng tự nhủ: " Phượng ơi! Mày cũng còn chán người dòm ngó, chứng tỏ mày cũng còn có giá đấy Phượng à "
Chiều nay, Long đi làm với tâm trạng không được vui. Chàng cũng không hiểu do đâu mà có cảm giác lạ lùng đó. Có một vài người đã nhận ra vợ Ông Tổng giám đốc. Sự thông tin rỉ Tai đó lan nhanh đến nhanh đến phòng ban. Ai cũng muốn nhìn thấy hoặc ít ra được nói chuyện với nàng.
Phượng vui vẻ gật đầu chào tất cả mọi người gặp nàng dù nàng chưa từng quen biết. Sự cởi mở, tư cách bình dân của nàng đã thu phục được hầu hết nhân viên ở công ty
Chiều nay không khí trong công ty như có gì khác lạ, chẳng biết có phải vì sự xuất hiện của bà Tổng giám đốc sang trọng, quý phái và rất là dễ mến hay không
Vĩ Long khi hay tin Phượng đến, chàng hơi chột dạ. Nhưng chàng cố trấn tĩnh lại, nghĩ chác có việc cần thiết gì lám nên vợ chàng mơi đến đây, một việc làm mà rất Ít khi Phượng phải cư xử Như vậy.
Cát Phượng đã nhìn thấy nét không được tự nhiên trên mặt chồng, nhưng nàng giả Như không để ý
Ngược lại về phía Vĩ Long cũng cố tỏ ra bình thường dù có hơi quant âm đến sự có mặt đột ngột của vơ, Phượng hỏi:
- Anh ăn cơm chưa?
Long giật mình, nhưng không có cách nào né tránh đành phải trả lời thôi
- À! Anh đã ăn rồi. Trưa nay anh đi ra ngoài ăn cơm với vài người bạn
- Thế à?
Nói xong, Phượng mở bóp tìm mảnh giấy điện tín như không hay biết gì về câu nói của chồng. Phượng nói:
- Em vừa nhận điện tín ở nhà Ngọc Long gởi lên, nên em buộc lòng phải đến làm phiền anh
- Sao vậy? Em đến, anh chị em cả công ty đều mừng rỡ chứ có gì đâu mà phiền
Phượng nói trớ đi:
- Chỉ sợ mất thời gian làm việc của anh thôi
Thế rồi Phượng trao tờ điện tính cho chồng đọc, nàng ngồi yên không nói gì nữa. Nàng đến bên cửa sổ nhìn về một hướng khác, và đầu nàng cũng đang nghĩ về một chuyện khác.
Bích Trâm và Thảo Vy còn đứng chần ngần trước cổng, lòng lưỡng lự Là không biết có nên vào gặp cha không và hỏi sao đây về cha cô? Lần đầu tiên cô dám cãi lời mẹ Cô đến đây. vì niềm vui quá lớn với cô và sự nôn nóng sớm được ngồi lên chiếc xe mới đã làm cho cô bé thêm bạo dạn. Bích Trâm hối:
- Vào hỏi chú gác cổng kìa
Thấy hai cô bé còn chần chừ trước cổng vẻ e dè sợ sệt, anh bảo vệ bước ra hỏi:
- Hai cháu tìm ai ở đây vậy?
- Dạ, cháu tìm ba cháu. Chú làm ơn...
- Nhưng ba cháu là ai, làm công việc gì ở đây?
Thảo Vy đáp nhát gừng:
- Dạ, ba cháu... làm tài xế cho ông tổng giám đốc đó chú. Ba cháu tên là Long
Sác mặt người bảo vệ ngỡ ngàng không biết nên phải trả lòi sao với cô bé. Vì anh ta biết rành anh tài xế của giám đốc là thanh niên còn rất trẻ, chưa có gia đình, làm sao con gái lại lớn như vậy? Hơn nữa ah ta tên là Ngà mà
- Có phải ba cháu tên là Lê Vĩ Long không? - - Anh hỏi lại
Thảo Vy mừng rỡ:
- Dạ, đúng rồi đó chú
- Tôi, dẫn xe vào đây đi. - - Anh tad ẫn hộ Xe vào bãi cho hai cô bé, rồi hỏi - - Ai bảo với cô là ba cô làm tài xế vậy?
- Mẹ Cháu - - Thảo Vy đáp vẻ tự tin, chác chán:
Anh ta phì cười, rồi chỉ:
- Đó! Lên cầu thang ở lầu một, phía bên trái, cháu thấy cái phòng cửa kiếng đề " Phòng Tổng giám đốc ". Cháu vào đó hỏi ba cháu
- Dạ, cháu cám ơn chú. Ê! Đi với tao không.?
- Thôi, mày đi đi. Tao đứng đây đợi mày vậy
Thấy vậy, Thảo Vy đành phải đi một mình theo lời chỉ của người bảo vệ. Khi leo lên mấy bậc thang cô nghĩ, có lẽ hỏi ông tổng giám đốc sẽ gặp ba mình thôi, vì ba là tài xế riêng của ông ấy mà
Đúng như lời chỉ dẫn của chú bảo vệ, thảo Vy thấy một căn phòng có cửa kính mở, ngoài có chữ " Tổng giám đốc " thật to. Cô ngần ngại định gõ cửa vào, thì nghe tiếng cô thư ký hỏi:
- Cô bé! Cô tìm ai thế?
Thảo Vy giật mình quay lại, vẻ ngượng ngập nói:
- Tôi... tôi tìm ba... cháu. Ông Long.....
Cô thư ký nhìn vẻ bối rối của cô bé thật tội nghiệp, nên nói:
- Cô bé đẩy cửa vào trong ấy, ba cô trong ấy
Thảo Vy như có thêm sức mạnh. Cô đẩy cửa vào, nhìn thấy ba cô đang ngồi sau một cái bàn lớn. Cô quá mừng vui mà không để ý thấy vẻ thất sác trên mặt Long. Thảo Vy chạy ào đến ôm cổ cha hôn vào má chàng, mừng rỡ nói líu lo:
- Ba ơi! con đậu rồi, con đậu rồi. Ba sẽ mua tặng con chiếc xe mới như lời hứa, phải không ba?
Long ở vào tình thế nan giải, chẳng biết trả lời sao. Chàng ậm ừ cho qua. Thảo Vy mừng vui quá không để ý trong phòng còn có một người đàn bà khác nữa. Bà tad dang ngồi bên ghế xa lông nhìn cô bé không chớp
- Ba! Sao ba không trả lời con? Bộ con đậu, ba không mừng sao?
- À... mừng... ba mừng lám.
- Thôi, con về, vì bạn con đợi con ở dưới đường. À! Mà ba đừng nói lại với mẹ Nguyên là con đến đây nghe ba. Nếu mẹ Biết, thế con nào con cũng bị Ăn đòn. Hứa với con nghe ba!
Cô bé quá mừng vui chạy trở Ra. Cô thấy có một người đàn bà ngồi đó, nhưng cô không để ý. Cô ta chỉ gật đầu chào rồi chạy đi. Cửa phòng khép kín lại. Một không khí nặng nề bát đầu phủ Trùm xuống cả gian phòng. Trong đó chỉ hai người, nhưng không có đủ Không khí để thở. Không ai nói gì. Ai cũng ngại mở lời trước. Cuối cùng, Phượng đứng dậy, nói:
- Em về trước
Rồi nàng đi ra không chờ đợi hay đếm xỉa gì đến phản ứng của Long.
Cát Phượng đi lang thang dọc theo hàng cây trên lề. Bóng chiều đã ngả, chiếu một vệt dài bóng nàng xuống mặt lộ. Phượng có cảm giác hiện giờ mình chỉ còn là chiếc bóng. Mà chiếc bóng thì không có linh hồn, không có cảm nghĩ và cả cuộc đời của riêng mình nữa. Chỉ là chiếc bóng không linh hồn.
Vĩ Long ngồi thừ như vậy rất lâu, mặc dù Phượng đã rời phòng từ lâu, chàng không biết phải làm gì. Đã đến lúc phải đối đầu với tất cả rồi. Thảm cảnh nào thì cũng phải cam chịu thôi. Đã đọc đến lúc Long nghĩ mình phải lột bỏ cái vỏ bộc bên ngoài, để trở Về cuộc sống hiện tại, mà chính chàng đã tạo ra
Cát Phượng đang đi bỗng có tiếng xe tháng gấp phía sau. Phượng không quay lại vì đoán chác là Long đang đuổi theo nàng chứ không ai. Nàng muốn bước nhanh. Giờ phút này nàng không muốn gặp một con người đã làm cho con tim nàng đang rỉ Máu.
- Phượng đi đâu mà lang thang vậy? Long đâu? Lên đây, anh đưa Phượng về
Người nói là Kha Minh, kẻ yêu nàng suốt thời sinh viên, và sau tám năm chờ đợi tuyệt vọng, chàng đã cưới vợ. Phượng thấy Minh, có vẻ ngỡ ngàng bối rối. Nàng có thay đổi vẻ mặt mà nàng biết là nó khó nhìn lám
- Ủa, anh Minh! Anh về bao giờ vậy?
- Hơn tháng rồi Phượng. Em đi dâu mà như mất hồn vậy?
- À! Em đang suy nghĩ... Mà Loan có về với anh không?
Giọng Minh buồn bã:
- Không. Cô ấy..... còn ở lại bên ấy
- Sao anh tệ Vậy, không đưa vợ về? Để nó bên đó một mình chác sè buồn lám.
- Vâng, Phương Loan sẽ buồn lám. Nhưng.. mình tìm chỗ nào ngồi nói chuyện đi, chẳng lẽ đứng đây à?
Cát Phượng nhìn lại trên xe của Minh có hai đứa bé đang giỡn vói nhau. Nàng nghĩ giờ nếu bằng lòng đi với Minh, mình sẽ ngồi đâu dây. Nàng không muốn xúc phạm đến bạn, và cũng không muốn làm tổn thương dự Của Long. Nghĩ vậy, nên nàng nói:
- Ta tìm quán nào gần đây đi anh, em đang bận
Minh biết là nàng không bận, nhưng nàng giữ phép xã giao
- Không sao đâu. Anh sẽ mời em làm quen với hai đứa con anh, chứ gần đây làm gì có quán
Phượng nhìn lại thấy Minh nói đúng. Hai bên đường toàn là gốc cây và vác tường, không biết nàng đi đến con đường này làm gì?
Minh bước đến bên xe, mở cửa sau bảo:
- Hai con chào cô Phượng, bạn của ba và mẹ Loan con đó
Hai đứa bé lễ phép chào Phượng. Phượng nhìn hai đứa bé. Dễ thương quá! Nó có nét gì giống Loan, mà cũng có nét giống Minh nữa, co6 bé gái nám tay Phượng kéo vào xe, nói:
- Cô vào đây với cháu, cô là bạn của " măn " con hả?
Minh hiểu ý Phượng muốn ngồi với hai đứa bé ở băng sau hơn là ngồi phía trước, nên chàng nói như đồng ý:
- Hai con hãy ngoan với cô, rồi papa sẽ đưa chúng con đi ăn bún bò, nghe chưa?
Hai đứa nhỏ reo vui, làm cho Phượng cảm thấy vui lây khi nghe cha hứa cho ăn bún bò
Minh cho xe chạy đi, Phượng làm quen với hai đứa bé
- Cháu tên gì?
- Dạ, cháu tên Phương Thảo. Còn em con tên Kha Tâm. Chị em cháu sinh đôi đấy cô. Papa ơi! Tên cô là gì vậy?
- Cô tên là Cát Phượng đấy - - Minh trả lời con.
Phương Thảo reo lên:
- A! Tên cô đẹp quá, mà cô cũng đẹp nữa
Minh liếc nhìn vào kính chiếu hậu, bát gặp cặp mát của Phượng cũng đang nhìn mình. Một cảm giác vui vui trong lòng chàng.
- Phương Thảo! con mời cô Phượng đi ăn cơm với chúng ta đi
Phượng không đợi Thảo nói, đã viện lý do từ chối, nhưng đứa bé năn nỉ:
- Cô đi với tụi cháu đi cô. Từ ngày " man"~ mất, không có ai lo cho tụi cháu ăn như mẹ Cả. Hôm nay cô làm mẹ Cháu một bữa nghe cô?
Phượng xúc động khi nghe Phương Thảo nói. Nàng không ngời
- Anh Minh! Phương Loan đã......
- Bị một tai nạn xe hơi, mất khi chúng nó hơn một tuổi, vì thế nó rất quý mến ai là bạn mẹ Nó. Có gì mong Phượng thứ lỗi, trẻ Con nó vô tư lám
Cát Phượng nghe như nghèn nghẹn, nước mát sáp rơi xuống. Phượng cố trấn tĩnh lại nói:
- Được rồi. Hôm nay cô sẽ thay mẹ Loan đãi hai con một bữa cơm của quê hương vậy
Hai đứa bé reo vui làm cho Phượng thấy lòng ấm cúng. Lần đầu tiên nàng có cảm giác làm mẹ. Minh đang lái xe nhưng cứ liếc nhìn và kính hậu, lòng ước ao hình ảnh này sẽ sống mãi
- Cih. Ngồi sang bên kia, để em ngồi gần " mãn " của em một chút. Chị giành hết của em
Phượng Thảo nói, giọng khẩn khoảng:
- Papa! Ba bảo cô Phượng làm " măn " của tụi Con đi ba. Con thương cô Phượng - - Thảo ôm một bên Phượng
- Con cũng thươn gnữa - - Kha Tâm ôm một bên
Kha Minh nhìn hình ảnh qua kính chiếu hậu, thấy một khung cảnh thật ấm cúng. Một gia đình hạnh phúc
Vĩ Long về đến nhà thì được chị bếp báo lại là Phượng đã về Cần Thơ lúc sáu giờ chiều nay. Nàng đi xe tốc hành về để thọ Tang cha chồng. Thấy Phượng về một mình, bà Tân Long và đứa em gái Ngọc Long ngạc nhiên hỏi:
- Anh Hai đâu sao để chị về một mình vậy?
- Anh Long còn bận sáp xếp một số việc ở công ty cho người ta ở lại. Con nóng ruột sợ nhà không có ai nên con về liền, coi má có cần gì không?
Bà Tân Long nghe con dâu nói vậy, bà mũi lòng khóc nhiều hơn:
- Ông ơi! Sao ông bỏ tôi đi trước, rồi còn bao nhiều việc tôi phải giải quyết sao đây? - - Rồi bà xoay qua nói với Phượng - - Hay con về đây ở với má đi. Con Ngọc em con nó sáp phải theo chồng rồi. Nhà bê bộn việc buôn bán, làm sao má trông nom cho hết
Phượng không biết trả lời mẹ Cho6người nàng ra sao cho bà yên lòng? Nàng đành nói lấp lửng:
- Để thủng thỉnh anh Long về rồi tính, má à
- Má có mình nó là lớn, con là chị cả, má giao hết cho con đó. Xưa nay cái gì cũng ba bây lo hết.Bây giờ ông? Bỏ tao mà đi, tao như con cua gãy càng, còn biết xoay sở ra sao nữa chứ
Phượng thật xúc động khi nghe mẹ Chồng nàng nói. Nhưng còn gì nữa đâu mà tính toÍi chuyện tương lai chứ? Đối với Phượng, mọi việc sẽ chấm hết sau cái tai biến gia đình và cũng là tai biến cho riêng cuộc đời nàng
Khoảng hai giờ đêm, Vĩ Long mới về đến, nhìn vẻ hốc hác vì phải lái xe chạy trong đêm. Phượng cũng tha"y^ đau lòng, nhưng nàng kịp đè nén tình cảm mình. Phượng cũng tỏ ra săn sóc Long như thường để mọi người ở gia đình không nhìn thấy
Từ hôm về đến nay, trước khi đưa linh cữu đi an táng, Phượng mo"i+ có dịp khóc. Nàng khóc thật nhiều khiến cho nhiều người e ngại. Có kẻ cho là con dâu quý ông già chồng đến như vậy sao? Nhưng chỉ có người duy nhất biết Phượng khóc vì cái gì. Long nghĩ có lẽ Phượng đã có một quyết định cho chuyện của mình và chồng, nên đây là dịp cuối cùng để nàng trút hết bao ưu tư, phiền muộn mà mười mấy năm qua nàng đã phải ôm ấp.
Trong tang lễ, Vĩ Long vần giữ quan hệ bình thường với vợ, nên mẹ và em chàng không thấy có hiện tượng gì giữa tình cảm vợ chồng của họ. Trong tang lễ vì bận rộn không aid dể Ý. Nhưng sau tang lễ, gia đình nhận thấy giữa vợ cho6người như có chuyện không bình thường. Nhất là sau khi an táng ông Tân Long xong, về nhà, Phượng mời ba mẹ mình và bà mẹ chồng ngồi trước bàn thờ còn mới tinh, nghi ngút khói nhang của cha chồng. Nàng xin phép cha mẹ hai bên:
- Thưa ba má hai bên, hôm nay xin ba má và các em heiu^? giùm là con rất đau lòng khi phải nói lên việc này, bởi nó sẽ làm lòng ba má.
Vĩ Long van lơn:
- Phượng! Anh xin em......
Bà Tân Long ngăn con:
- Thì mày để coi nó nói sao đã. Làm gì mà....
Long bị Mẹ máng, chàng đành ngồi yên lặng. Phượng tiếp:
- Thưa ba má, có lẽ duyên phần con với anh Long đã hết. Nên hôm nay trước vong linh của ba con đây, xin phép má tha thứ cho con được gởi trả mảnh khăn tang này, coi như con cũng đã trọn phận dâu con. Bởi vì duyên phần con và anh Long đến đây dã hết
Cả nhà quá đột ngột về những lời nói của Phượng. Chưa ai kịp có phản ứng gì thì thấy Phượng đã quỳ xuống lạy vong linh ông Tân Long. Xong, nàng gỡ mảnh khăn tang để lên bàn thờ, nói:
- Con xin gởi lại cho nguo8i+` khác xứng đáng hơn con
Bà Tân Long hỏi con dâu:
- Con là con dâu mà ba má đã cưới cho nó. Ngoài con ra, không có ai mà má nhìn nhận, đừng nói chi là xứng đáng hay không.
Phượng nói vẻ thành thật:
- Con xin má rộng lượng, kẻo tội nghiệp cho con ảnh. Dù gì nó cũng là cháu nội của má
Nãy giờ Vĩ Long chết đứng không nói được lời nào. Long biết tánh vợ hơn ai hết. Khi nàng đã quyết thì có trời xuống cản thì còn may ra. Bà Tân Long quay sang con trai, hỏi:
- Đầu đuôi ra sao, mày nói cho tao và anh chị đây nghe xem?
Long ấp úng:
- Dạ, thưa má... con có lỗi....
Phượng biết chồng khó nói, nên nàng nói thay:
- Thưa má, xin má đừng rầy anh ấy, vì thật ra là lỗi ở con. Con đã không làm tròn bổn phận làm vợ. Giờ thì gia đình ta đã có nguo8i+` nối dòng nối họ Rồi. Con xin nhường lại chỗ của con cho một người xứng đáng hơn. Thôi, con đã cạn lời. Bấy lấu nay trong phận dâu con, con có làm điều gì lầm lỗi, nay con xin má vui lòng bỏ qua hết
Phượng cúi xuống lạy bà Tân Long một lạy. Bà không dằn lòng được khóc lớn lên:
- Ông ơi! Sao ông vội bỏ tôi, bây giờ con cái nó cũng muốn bỏ tôi, tôi còn sống làm chi nữa? Sao ông không dẫn tôi đi theo cho rồi? - Bà khóc thật thảm thiết
Phượng cũng mũi lòng, nàng biết rằng ở lại đây lâu sẽ không có lợi chon àng. Nên tốt nhất cùng cha mẹ về thì tiện hơn. Phượng xin phép mẹ chồng:
- Con xin phép má cho con được đưa ba má con về bên nhà, rồi con chuẩn bị Đi trở Lại trường. Xin má ráng giữ gìn sức khoẻ, con có về sẽ ghé thăm má......
Tới đây thì Phượng đã khóc thật rồi.
Bờ Thương Thác Nhớ Bờ Thương Thác Nhớ - Thảo Nhi Bờ Thương Thác Nhớ