There is no way to happiness - happiness is the way.

There is no way to happiness - happiness is the way.

Thich Nhat Hanh

 
 
 
 
 
Tác giả: Thảo Nhi
Thể loại: Ngôn Tình
Biên tập: Oanh2
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3032 / 8
Cập nhật: 2015-11-25 11:02:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
át Phượng xuất viện được khoảng một tuần. Nàng còn gầy và xanh lắm. Tuy vậy, nàng vẫn cố gắng đến trường. Bạn bè xúm hỏi thăm, thì nàng nói dối là mình vừa qua một trận cảm sốt. Trong đám bạn học, chỉ có Bảo Lan là thân nhất với nàng và nàng cũng không giấu giếm bạn về tai biến mà mình vừa trải qua. Bảo Lan cũng có bạn trai, nhưng chưa đến đỗi khắng khít, cho nhau cả cuộc đời như Cát Phượng và Vĩ Long. Bảo Lan là cô gái con nhà khá giả cũng ở tỉnh lêntrọ học chung lớp với Cát Phượng, nhưng mỗi người cư ngụ một chỗ khác nhau. Cát Phượng thường hay đến chỗ Bảo Lan để tâm sự, hoặc vui chơi, vì Bảo Lan chiếm nguyên cả tầng lầu trên, không ai xâm nhập lãnh vực của nang. Nên nơi đây rất lý tưởng cho hai cô tha hồ tâm sự.
Vĩ Long rất bận cho chương trình học cuối năm, nhưng không vì vậy mà anh ta quên đến thăm Cát Phượng. Bây giờ ngoài việc đến Cát Phượng, thỉnh thoảng anh còn đến thăm Thảo Nguyên nữa, để khỏi phải mang tiếng "hết xôi rỗi việc". Vả lại, xa gia đình, Vĩ Long rất thích được hưởng cái không khí ấm êm trong ngôi nhà nhỏ, nhưng tràn đầy tình thương và hạnh phúc đó.
Mẹ Thảo Nguyên - Bà Huệ - Cũng tỏ ra mến Vĩ Long, coi Long như con. một hôm, bà Huệ bảo:
- Long à! Hay là cháu đi học rồi ghé về đây ăn cơm cho vui. Nhà cũng chẳng có ai Thảo Nguyên đi làm về thường phải ăn cơm một mình cũng buồn. Hơn nữa ăn cơm ở đây, gia đình bác sẽ chăm sóc cho cháu tiện hơn là cháu phải đóng tiền ăn cơm tháng ở chỗ người khác.
Vĩ Long cảm động trước sự lo lắng của bà Huệ.
- Cháu chỉ sợ làm phiền bác và Thảo Nguyên thôi.
- Phiền gì. Không có cháu, bác vẫn phải nấu cơm cho con Nguyên nó ăn vậy. Thêm một người, nặng nhọc gì đâu.
Vĩ Long chưa biết trả lời sao, Thảo Nguyên nói:
- Ối, má ơi! Anh ấy chê nhà ta nghèo không chịu ăn đâu mà má mời mọc.
Thảo Nguyên nói câu này có vẻ hơi đùa, nhưng nghe như có pha lẫn chút gì chua chát, hờn giận.
- Đó! Bác coi, em Nguyên nói với con vậy đó, bác nghĩ có đáng đánh đòn không?
- Thôi, cháu hãy bỏ qua cho nó. Con không có cha mà, nên nó ăn nói đôi lúc...
- Hổng phải đâu, bác ơi! Cô ấy muốn chửi cháu đó.
Vẫn giọng nói vẻ hờn tủi:
- Ai dám chửi "ông cử nhân" tương lai nào.
Vĩ Long tức khí, nói mà mắt lườm Thảo Nguyên:
- Dạ, nếu được bác thương như vậy, thì cháu xin vâng lời làm phiền bác.
Vĩ Long đâu thấy được Thảo Nguyên đang giấu nụ cười thỏa mãn. Bà Huệ tiếp:
- Phiền hà gì! Nói vậy chứ cơm nước trong nhà này hầu hết do tay con Thảo Nguyên nó lo đấy. Ít khi bác phải nhúng tay vào.
Thảo Nguyên nói mà không giấu được sự vui sướng:
- Nếu bằng lòng, có ăn cơm khét đừng có chê đấy nhé. Vừa nấu cơm khét nè.
Vĩ Long không chịu thua, cũng vỗ vào ngực mình:
- Cho em hay, vua ăn cơm khét nè.
Không khí gia đình vui vẻ hẳn lên. Vĩ Long tìm được nơi đây sự êm ấm của gia đình. Ngoại trừ tình cảm của Cát Phượng, là luôn ngự trị trong tim chàng.
Kể từ hôm đó, Vĩ Long ăn cơm ở nhà Thảo Nguyên, nên hầu như ngày nào Vĩ Long cũng ghé lại nhà Nguyên, và món ăn cũng ngon miệng vừa ý hơn, nên chẳng bao lâu chàng mập ra, bù lại lúc trước cơm nước thất thường. Vĩ Long phải khéo léo lắm, bà Huệ mới chịu nhận tiền tháng của Long, vì nếu không nhận chàng sẽ từ chối không ăn. Nhưng số tiền đó chỉ là tượng trưng nếu so với sự chăm sóc món ăn cho Vĩ Long. Chuyện ấy lâu ngày, Vĩ Long có cảm giác gia đình mình vậy. Ngược lại, gia đình cũng quen sự có mặt của chàng. Hôm nào chàng không đến, cả nhà đâm ra buồn bã như thiếu một người thân thương, một thành viên của gia đình.
Sắp hết niên học, Vĩ Long và Cát Phượng chuẩn bị về quê và có thể sẽ tổ chức đám cưới luôn. Phượng giờ đã là cô giáo với mảnh bằng sư phạm trong tay. Vĩ Long cũng tốt nghiệp Đại học Kinh tế, được nhiều cơ quan xí nghiệp mời mọc nhưng chàng định đám cưới xong sẽ tính. Nơi nào có đồng lương đảm bảo cho cuộc sống và phải thuận lợi việc làm của hai người.
Hôm Vĩ Long và Cát Phượng từ Cần Thơ lên thành phố mua sắm những thứ cho đám cưới, hai người có ghé thăm Thảo Nguyên và những người quen cũ, nhân tiện mời dự lễ thành hôn của hai người luôn. Nhưng Thảo Nguyên vì bận đi làm, cũng như những người quen khác, họ chỉ gởi quà và chúc mừng, chứ không đi dự được bởi đường xa xôi quá.
Hè về. Bạn bè mỗi đứa một nơi, nên cũng cha9?ng có được mấy người thân thích lắm đi dự khi phải vượt qua hàng mấy trăm cây số.
Tuy vậy, lễ cưới không vì thế mà kém phần rình rang. Bởi hai gia đình cùng ở chung một thành phố Cần Thơ, và lại là những nhà buôn bán lớn lâu năm, có nhiều quan hệ ngoại giao rộng. Khi họ đã thành đạt ngoài xã hội, con họ lại thành danh, thì việc cưới xin phải làm cho xứng với danh phận của hai gia đình thôi.
Cha mẹ Cát Phượng lúc còn trẻ là nhà giáo, nay nghỉ hưu mở đại lý rượu bia, nước ngọt, thuộc hàng có tiếng tăm. Cha mẹ Vĩ Long thầu và cung cấp vật liệu xây dựng cũng được nhiều người biết tiếng nghe tên. Nói chung la một cuộc hôn nhân đẹp đôi. hai gia đình sui gia rất là xứng hợp. một cuộc hôn nhân gần như hoàn hảo. Nhưng việc đời vốn phức tạp, có mặt nước nào mà không gợn sóng đâu?
Tuần trăng mật của hai người vì vào những ngày hè nên họ tha hồ đi hết Nha Trang - Huế - Đà Lạt... và cuối cùng là Vũng Tàu, trước khi về để nhận phân công của những ngày sắp tới. Cát Phượng được phân công dạy ở một huyện ngoại thành, nên Vĩ Long xin vào một đơn vị kinh doanh tọa lạc tại thành phố Hồ Chí Minh, để cuộc sóng gia đình của hai người không bị khó khăn lắm. Được sự giúp đỡ của gia đình hai bên, nên họ tậu được một ngôi nhà nhỏ nằm ngoài ngoại ô. Căn nhà rất yên tịnh, có sân trống trước nhà và chung quanh. Thật là một ngôi nhà lý tưởng cho những cặp vợ chồng mới.Láng giềng họ chẳng có ai, phải xa lắm mới có nhà của dân địa phương cư ngụ, nhưng được cái là chỉ cách trường học của Cát Phượng chừng 15 phút xe đạp mà thôi. Dần dà đám học trò cấp hai của Phượng lui tới trò chuyện với nàng, nên nàng không đến nỗi buồn vắng khi Vĩ Long phải đi làm từ sáng sớm, về đến nhà cũng đã bảy, tám giờ là thường.
Từ ngày hai người có được một tổ ấm, họ lo vun quén cho ngôi nhà nhỏ của họ. Những ngày nghỉ, cả hai lo trồng trọt chung quanh nhà những loại cây ăn trái, và trước nhà là một vườn hoa nho nhỏ. Bấy nhiêu công việc đã chiếm hết thời gian của hai người, nên việc lui tới thăm viếng bạn bè cũng thưa thớt. Thấm thoát đã một năm rồi, kể từ ngày hai người thành vợ chồng "hợp pháp" đến nay. Cuộc sống đã tạm ổn định tuy hông sung túc lắm, nhưng nhờ "viện trợ" của gia đình hai bên nên cũng tương đối đầy đủ. Đã lâu lắm rồi hai người không có dịp đi chơi với nhau. Vũ trường giờ đây hình như xa lạ với họ.
Một hôm, sau giờ cơm trưa - Vĩ Long ăn cơm tập thể nơi cơ quan, chỉ có buổi chiều về nhà là hai vợ chồng mới có thời gian ngồi ăn chung với nhau thôi - Vĩ Long bỗng nhớ, lâu quá mình không đến thăm Thảo Nguyên và mẹ nàng. Xem đồng hồ thấy còn sớm, chàng nảy ra ý định đến nhà Thảo Nguyên. Ngôi nhà vẫn như ngày nào tuy có vẻ cũ kỹ hơn. Hàng rào bạc màu không có ai sơn sửa, cửa vào cũng xiêu vẹo... Nhìn chung, nó có vẻ gì hoang vắng hơn lúc trước đây. Chàng có cảm giác bùi ngùi như một người thân đi đâu xa nay vừa trở về vậy? Vĩ Long nhớ lại ngôi nhà mới của hai vợ chồng mình, và nhìn ngôi nhà Thảo Nguyên, thầm nghĩ: "Đúng là thiếu bàn tay chăm sóc của người đàn ông".
Vĩ Long còn đứng thẫn thờ trước cổng rào, thì Phúc - Em trai của Nguyên - Từ trong nhà bước ra. Nhìn thấy chàng, cậu ta la lên:
- A, anh Long! Sao lâu quá không thấy anh ghé chơi? Má và chị Hai nhắc anh luôn.
Vừa nói, cậu ta vừa mở cổng.
- Vào nhà đi anh. Chị hai em cũng sắp vẻ tới bây giờ.
- Em sửa soạn chuẩn bị đi đâu đây?
Vừa rót nước, Phúc vừa trả lời Long:
- Em đang đợi chị Hai về trông nhà, để em đi học chứ có đi đâu.
- Ủa! Còn bác đâu?
im lặng một lúc, giọng Phúc buồn bã:
- Má em bệnh, nằm bệnh viện hơn tuần lễ nay rồi.
- Thế bác bệnh gì vậy? Có nặng lắm không? - Vĩ Long có vẻ lo lắng.
Phúc trấn an Vĩ Long:
- Cũng không nặng lắm đâu anh. Má em bị tăng áp huyết, nên hay nhức đầu chóng mặt. Vả lại, còn thêm bệnh viêm khớp nữa.
Vĩ Long nghe nói có vẻ hối hận:
- Thế mà anh có hay biết gì đâu. Giờ bác nằm ở đâu vậy? - Long đứng dậy định đi vào thăm.
Phúc vội cản:
- Không, để hôm khác đi, chị Hai em sắp về rồi - Cậu xem đồng hồ - Sao hôm nay chị về trễ vậy kìa? Em sắp trễ giờ học rồi.
- Hay là cậu cứ đi, tôi ở nhà trông chừng cho. - Long đề nghị.
- Vậy thì tốt quá! Nhưng mà anh có bận gì không? Dù gì anh cũng đợi gặp chị Nguyên nhé. Chị ấy nhắc anh luôn đấy.
Phúc dẫn xe đạp ra khỏi cổng, vẫn còn căn dặn:
- Anh có bận gì cũng nhớ chờ chị Nguyên về rồi hẵng đi nhé. Chỉ trông anh dữ lắm đó.
Dứt lời, Phúc leo lên xe đạp đi một cách vội vàng. Vĩ Long còn lại một mình, anh bưng ly nước trà lên uống một hớp, nhìn quanh nhà, như nhớ những khung cảnh thân thương mà lâu lắm rồi chàng mới vừa gặp lại.
Vĩ Long cảm thấy lòng áy náy. một gia đình chẳng có dư dả gì, vậy mà tình thương người thì không thiếu.
Vĩ Long đang chăm chú nhìn xuống mặt bàn kiếng, nơi đó có nhiều bức ảnh của gia đình, có một người đàn ông có vẻ chững chạc - Long đoán chắc là ba của Thảo Nguyên. Mải mê nhìn mà Long không hay Nguyên đã về. Cô tắt máy xe từ ngoài cổng, cô vào nhà thấy Long ngồi quay ra cửa. một sự bất ngờ ngoài dự đoán làm Thảo Nguyên không kềm lòng được.
- Anh Long! Cuối cùng rồi anh cũng đến mà.
- Nguyên tha lỗi cho anh. Anh không hay bác đau...
Nhìn gương mặt Nguyên vẻ bơ phờ, hốc hác, mái tóc rối tung vì gió, Long thấy tội nghiệp cho cô gái tốt bụng này.
- Em đã gầy đi nhiều quá. Bác đã bớt chưa?
- Cám ơn anh. Đã bớt rồi anh à.
"Long thấy mình gầy đi nhiều, chứng tỏ anh có nhớ mình trước đây... Vậy là anh có quan tâm đến mình".
- Thằng Phúc đâu rồi anh?
- Cậu ấy đi học vì đã trễ giờ rồi.
- Em bận đi tìm mua mấy loại thuốc hiếm quá, nên phải để nó đợi ở nhà. Anh đến lâu chưa?
Vĩ Long thấy như ở Thảo Nguyên hình ảnh một người đàn bà đảm đang, chịu đựng. Anh nghe lòng dâng lên một sự cảm thương. Thảo Nguyên nói tiếp:
- Anh ngồi chơi chút nhé.
Sau khi trở ra, thấy cô tươi tắn hơn. Bây giờ Long mới nhìn rõ đôi mắt hiền lành kia có vẻ mỏi mệt, như thiếu ngủ. Nguyên ngồi đối diện với Long.
- Lâu nay anh chị Ở đâu, cuộc sống vẫn bình thường chứ? Cát Phượng... cô ấy đã có mang chưa?
Nghe Thảo Nguyên hỏi, Vĩ Long nghĩ: "Nếu mình và Cát Phượng có con, có lẽ cô ta đỡ quạnh hiu hơn mỗi lúc phải chờ mình đi làm về". Vĩ Long trả lời:
- Ồ! Chưa đâu. Mới ổn định cuộc sống, chưa dám có con đâu.
- Nói vậy chứ theo Nguyên nghĩ, hạnh phúc trọn vẹn phải có tiếng cười của trẻ nhỏ.
- Cô nói vậy sao cô...
Không để Long kịp nói hết câu, Nguyên đã chặn ngang:
- Nguyên chưa có hạnh phúc. Nhưng mà nhiều lúc Nguyên nghĩ: Số em bạc phước. Hạnh phúc là thứ gì quá cao xa. Với Nguyên, chỉ cần có một đứa trẻ là đủ.
Vĩ Long bật cười vì câu nói ngộ nghĩnh của Thảo Nguyên.
- Vậy Nguyên lấy chồng đi.
- Đã bảo Nguyên không có được may mắn đó mà.
Sau câu nói, cô ta nhìn xuống đôi chân mình, có vẻ buồn. Vĩ Long cảm thấy con người nhân hậu này sao phải gánh chịu một số phận ác nghiệt thế? Cô ta nói với giọng đầy nước mắt:
- Phải chi ngày xưa ba mẹ em sinh em là trai, có lẽ việc ngày nay gia đình đỡ hơn.
Vĩ Long cảm nhận được tất cả sự cô đơn, tủi phận trong câu nói ấy. Long nhìn Nguyên đang ngồi đó, muốn nói một lời an ủi nàng. Anh đành đổi sang hướng khác.
- Thôi, Nguyên nghỉ đi. Anh thấy Nguyên có vẻ mệt mỏi lắm. Anh phải về. Tan sở, anh ghé lại để vào thăm bác.
Thảo Nguyên cũng không nói gì. Cô lẳng lặng chờ Long ra cổng rồi trở vào nhà, ngã lăn trên giường, nghe tay chân và thân xác rã rời. một giọt lệ vô danh lăn dài... rơi xuống gối.
Vĩ Long sắp xếp công việc rồi dặn lại mấ nhân viên chung phòng là anh có việc phải về sớm một chút. Trên đường đến nhà Thảo Nguyên, anh ghé chợ mua một ít trái cây. Khi đến nhà, Nguyên ngạc nhiên:
- Sao anh lại tan sở sớm thế?
- Anh gởi việc cho mấy người bạn, cũng không có gì quan trọng lắm.
- Em chuẩn bị chưa xong, anh ngồi chơi đợi em chút nhé.
Vĩ Long để túi trái cây trên bàn:
- Em làm gì cứ làm đi, anh ngồi chơi cũng được. A! Hay là có gì cần anh làm phụ không?
Thảo Nguyên tươi mát trong bộ đồ ở nhà.
- Chà! Làm được không mà đòi phụ đấy ông tướng?
- Bảo đảm. Không được chẳng nhận tiền công đâu.
Thảo Nguyên cười giòn giã:
- Có được cũng không có tiền đâu để trả công cho ông trưởng phòng.
- Đã bảo là không nhận thù lao mà.
- Vậy anh coi chừng giùm em nồi cơm, để em đi tắm. Xong, chúng ta đi vô má cho sớm.
- Sẵn sàng chấp nhận lệnh...
Vĩ Long nói đến đó chợt dừng lại. Vì ở nhà anh hay đùa với Cát Phượng là: "Bà xã, má nó", đôi khi ngọt ngào hơn anh gọi đùa "Hoàng hậu của lòng anh". Nhưng nó là trong khung cảnh chỉ có hai người, nên Vĩ Long không nói được trọn câu. Thảo Nguyên nhìn xoáy vào đôi mắt Vĩ Long như kiếm tìm điều gì đang ẩm giấu trong đôi mắt ấy. Nguyên cũng cảm thấy thẹn khi nói với Long, vì vô ý đã dùng tiếng "má" trống trơn. Cô bước đi để giấu sự bối rối đang làm cô mất tự nhiên.
Nhà nhỏ, nên căn bếp và nhà tắm không xa nhau lắm. Long có thể nghe rõ từng tiếng động vang lên sau cánh cửa đó. Long ngại, tìm cách đi lên nhà trên cho Nguyên tự nhiên. Bỗng chàng nghe tiếng Thảo Nguyên gọi từ trong nhà tắm:
- Anh ơi! Cơm khét... Anh ở đây vậy?
Vĩ Long ném tờ báo chạy xuống. Chàng vội tất lửa, nhưng mùi khét vẫn còn bốc lên. Long quýnh quáng.
- Anh tắt lửa chưa? - Nguyên hỏi vọng ra.
- Rồi. Tôi vô ý quá... Xin lỗi Nguyên nghe.
Vẫn từ trong nhà tắm:
- Anh đi đâu vậy?
- Tôi... tôi... đọc báo ở nhà trước.
Giọng nói pha một chút nũng nịu, giận hờn:
- Vậy mà bảo để "anh nấu cho". Hôm nay có ăn cơm khét, đừng có than nhé. Anh nhớ không? Có lần anh bảo mình là "Vua ăn cơm khét".
Vĩ Long nhớ lại câu nói đùa của mình hơn một năm qua, Thảo Nguyên vẫn còn nhớ.
Cái này đúng là "thần khẩu hại xác phàm" mà.
- Nguyên nhớ dai quá vậy?
Cô vừa trong nhà tắm bước ra, với gương mặt tươi tắn, nói:
- Chỉ có anh là quên thôi, còn Nguyên, Nguyên nhớ tất cả. - Thảo Nguyên nói tiếp - Để tranh thủ thời gian, anh dọn cơm đi, em dẹp đồ để chúng ta cùng ăn cơm rồi đi.
Vĩ Long bối rối muốn nói, nhưng anh không tìm ra lý do:
- Anh... anh...
- Cấm cãi! - Nguyên quay đầu lại nói với Long rồi đi.
Không hiểu sao Vĩ Long cảm thấy vui vui và làm theo lời cô ta một cách ngoan ngoãn. Long chưa bao giờ làm mấy việc này. Hôm nay "được làm", anh cảm thấy vui vui. Khi Thảo Nguyên trở ra nhìn bàn ăn, cô ta cười nắc nẻ. Long ngơ ngác.
- Anh cho em ăn "bốc" chắc?
- Xin lỗi. Anh cảm thấy còn thiếu cái gì đó, mà nhớ mãi không ra.
Long lấy hai đôi đũa đặt xuống, rồi làm bộ trịnh trọng:
- Xin mời... - Long bối rối không biết dùng từ gì. Nguyên đọc được điều ấy trong mắt anh ta. Long nói trớ - Người đẹp ăn cơm.
Nguyên nghiêm sắc mặt nói:
- Sao anh không nói điều mà anh đã nghĩ?
Vĩ Long che đậy:
- Không, anh có nghĩ gì đâu.
- Có. Câu nói ấy vừa lóe lên trong đầu anh. Anh đã không đủ can đảm nói ra, mà đổi bằng một câu vụng về khác.
- Nguyên nghĩ là có câu nói khác sao?
- Chắc chắn là có.
- Và Nguyên đã đọc được nó?
- Hình như vậy.
- Nếu thế thì cần gì Nguyên muốn tôi phải nói ra.
Bờ Thương Thác Nhớ Bờ Thương Thác Nhớ - Thảo Nhi Bờ Thương Thác Nhớ