Đừng để tâm đến thất bại mà chỉ nên nhìn vào những sai sót của mình.

Ngạn ngữ châu Phi

 
 
 
 
 
Tác giả: Thảo Nhi
Thể loại: Ngôn Tình
Biên tập: Oanh2
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3032 / 8
Cập nhật: 2015-11-25 11:02:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
hảo Nguyên
Ban đầu, Vĩ Long định đưa Cát Phượng về nhà để dễ bề săn sóc cho nàng, nhưng tính lại chàng thấy bất tiện. Bởi Cát Phượng tuy có một phòng riêng lẻ trên lầu, nhưng trong nhà vẫn còn dì dượng nàng cùng mấy chị em họ, việc đi lại thăm nom nàng sẽ bất tiện cho Vĩ Long. Còn nếu về nhà chàng, tuy dì Tư thương hai người, nhưng giải thích làm sao với dì dượng nàng về sự vắng mặt của nàng lâu như vậy? Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Thảo Nguyên - Tên cô y tá - Vĩ Long quyết định để nàng nằm lại bệnh viện. Khi chàng đi học thì có Thảo Nguyên. Chàng tan học chỉ tạt về nhà tắm rửa qua loa, rồi sách cơm vào ăn với Cát Phượng do dì Tư đã nấu giùm ở nhà. Chỉ có điều khó giải quyết là sự vắng mặt của nàng phải giải thích sao đây?
Nhờ sự giúp đỡ của Thảo Nguyên, cô đến nhà giả làm bạn học của nàng, báo với gia đình là nàng đi tham quan một số trường ở miền Trung, khoảng một tuần mới về.
Việc xảy ra ngoài dự tính của hai người. Vì lần trước, Cát Phượng chỉ nằm lại mấy tiếng đồng hồ là có thể về nhà được. Còn lần này... hai người đâu ngờ sự việc lại kéo dài như thế Cát Phượng phải viết thư nhờ Thảo Nguyên đem lại nhà bảo rằng: nàng không có danh sách đi, nhưng giờ chót có một cô ngả bệnh đột xuất, nên nàng được chỉ định thay thế.
Suốt thời gian ấy Vĩ Long thỉnh thoảng ghé nhà làm bộ hỏi thăm Phượng về chưa. Về phía trường học thì Thảo Nguyên phải nhờ mẹ nàng đến trường kèm theo giấy bệnh do Thảo Nguyên cấp cho nên mọi việc đâu vào đó.
Suốt tuần nay Vĩ Long vất vả nhưng chàng vui vì mọi việc trôi chảy. Chỉ có điều hai người mang ơn Thảo Nguyên vô cùng. Gia đình Thảo Nguyên không giàu có lắm. Nàng sống với mẹ và đứa em trai hơn 10 tuổi. Cha nàng mất hồi chiến tranh. Mẹ nàng trước cũng là y tá,nay đã nghỉ hưu. Bà ở nhà chích thuốc theo toa bác sĩ và bán thêm mấy loại thuốc thông thường để kiếm thêm thu nhập. Gia đình nhỏ sống rất hạnh phúc, an phận. Tự biết khả năng của mình, nên Thảo Nguyên không bao giờ dám mơ ước cao. Chỉ một lần... đã để lại trong đời Thảo Nguyên một bài học cay đắng.
Ba năm trước, khi nàng vừa tốt nghiệp y tá v?? được đưa về phục vụ tại một bệnh viện tỉnh. Nơi đó nàng gặp bác sĩ Phùng - Một bác sĩ trung niên góa vợ, có một cô con gái nhỏ hơn nàng hai tuổi đang theo học ở thành phố. một cô gái mới bước vào đời, nhìn tất cả đều lạ lùng lo ngại. Nàng như con ốc thu mình trong lớp vỏ cứng, không dám giao thiệp với ai. Bác sĩ Phùng là một người trí thức từng trải, có kinh nghiệm cuộc sống. Sự gần gũi lâu này làm cho nàng bớt đề phòng, nghi ngờ. Sự dịu ngọt, đứng đắn của Phùng đã làm cho con ốc bò ra khỏi lớp vỏ của mình. Tình yêu đầu đời nàng dâng trọn cho ông. Được làm vợ một người đàn ông có địa vị xã hội, có kinh nghiệm cuộc sống, tuy có chênh lệch tuổi tác, nhưng điều đó không cần thiết. Chính nơi đó nàng sẽ có được một tình yêu thật sự và lâu dài. Không cần phải cân phân suy tính nhiều. Thảo Nguyên chấp nhận cuộc sống bình yên đó.
Thế rồi những ngày hạnh phúc ngắn ngủi của nàng qua nhanh. Khi con gái ông ta đi học ở Sài Gòn về thấy sự có mặt của nàng trong gia đình, lại thế vào chỗ của người mẹ yêu quý xấu số của cô ta. một cuộc tranh cãi và mạ lỵ xảy ra. Cô không thể nào chịu nổi sự miệt khinh của cô con chồng. Và đau đớn hơn là ông ta quá nhu nhược, có vẻ nhường nhịn theo ý của cô con gái. Thảo Nguyên đã lầm lẫn. Ở ông ta không có sự che chở nào. một người đàn ông bên ngoài có vẻ đạo mạo, nghiêm túc, nhưng thực chất ông ta chỉ là kẻ hèn yếu, không có lập trường. Và điều không thể chấp nhận được, là ông ta mang bộ mặt đạo đức giả nữa.
Sau lần lãnh một vết thương quá lớn đó, nàng không còn dám nhìn ai. Nàng xin đổi đi, và nhờ hoàn cảnh gia đình nàng, người ta bố trí cho nàng về làm việc gần gia đình. Sống khép kín bên mẹ và em, lần lần vết thương kia được thời gian làm cho phai nhạt.
Nàng tự nhủ với lòng sẽ sống với mẹ và em đến trọn đời. Nhưng cuộc đời là một chuỗi bất ngờ có ai lường trước được việc gì sẽ xảy ra?
- Bộ cô đói bụng hả?
Thảo Nguyên hỏi Cát Phượng khi thấy cô ta có vẻ sốt ruột đi ra đi vào.
- À! Không. Nhưng sao hôm nay anh ấy vào trễ thế không biết có chuyện gì không?
Thảo Nguyên đưa tay xem đồng hồ, thấy đã hơn sáu giờ tối mà chưa thấy Vĩ Long đem cơm vô. Thường giờ này là có mặt chàng rồi. Cái gì nó xảy ra đã thở thành thói quen dù nhỏ nhặt, bỗng dưng thiếu nó sẽ làm cho người ta cảm thấy khó chịu vì sự hụt hẫng đột ngột đó.
Cát Phượng nói với Thảo Nguyên:
- Tối rồi, hay là chị cứ về. Chắc hôm nay có chuyện gì đó nên anh ấy vào trễ chút thôi.
- Không hề gì đâu, còn sớm mà. Vả lại, về nhà sớm cũng chẳng có chuyện gì. Tôi ở lại chơi với cô cho có bạn.
Thảo Nguyên nói vậy, chứ thật ra cô đã hứa với Vĩ Long là không bao giờ cô bỏ Cát Phượng một mình, nếu như Vĩ Long chưa có mặt để "bàn giao". Thảo Nguyên cảm phục tình thương và sự lo lắng mà Vĩ Long dành cho Cát Phượng. Nàng thầm ao ước: "phải chi mình được một phần của tình thương yêu và sự lo lắng đó cũng đủ thấy cuộc sống hạnh phúc rồi". Mỗi người một số phận, Thảo Nguyên tự an ủi mình như thế, nên đôi khi nhìn hạnh phúc của người khác để làm niềm vui của mình.
Thảo Nguyên từ khi bị sự phủ phàng của người đàn ông đầu đời mà nàng đặt hết niềm tin, nàng đã không còn tin tưởng ở đàn ông nữa, nhất là những chàng trai trẻ tuổi và đẹp trai. Nàng coi đó là những biểu hiện cho sự lừa dối không chung thủy.
Nhưng từ khi tiếp xúc với đôi tình nhân trẻ tuổi dễ thương này, nàng thấy định kiến của mình có vẻ cực đoan. Kẻ tốt - Người xấu lĩnh vực nào cũng có, chứ đâu độc quyền cho giới nào. Ý nghĩ đó lần lần đánh tan định kiến đó của cô, nên cô cảm thấy yêu mến đôi tình nhân trẻ vì hoàn cảnh thiếu thuận lợi này.
Để cho Cát Phượng đỡ sốt ruột, Thảo Nguyên đến tìm cách gợi chuyện cho nàng quên đi thời gian chờ đợi.
- Phượng có anh em đông không vậy?
- Chỉ một đứa em trai kém tôi sáu tuổi.
Thảo Nguyên nói:
- Tôi cũng giống cô. Em trai tôi nay học lớp tám.
- Hai bác còn khỏe mạnh không chị?
- Tôi chỉ còn mẹ thôi, ba tôi mất lúc chiến tranh.
Cát Phượng nói như nhớ về gia đình:
- Ba mẹ tôi còn khỏe mạnh. Cả hai ông bà đều là nhà giáo, vì vậy mà ông bà muốn chúng tôi theo nghiệp nhà, nhưng thằng em trai tôi có vẻ không thích. Riêng tôi thì nghĩ: "đàn bà cũng không nên làm chuyện to tát, vì còn bổn phận với gia đình nữa", nên tôi chọn nghề ấy cho ông bà vui.
- Cô nghĩ vậy là đúng đó chứ. Ông bà ta đã nói: "Phụ nữ chúng ta không vượt khỏi cái nhà bếp" mà.
- Người ta nói thời đại này là thời đại của phụ nữ mà chị lại nói vậy, không khéo các cô bây giờ nghe được, họ phản đối đấy.
Thảo Nguyên cười vui, phân tích:
- Theo tôi thì ý nghĩ của ông bà ta ngày xưa cũng khắt khe quá, biến bọn mình thành một thứ đầy tớ không công. Trong gia đình không được có tiếng nói nào, mặc dù sự thịnh suy của một gia đình người đàn bà có một phần không nhỏ. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại. Cái gì cũng nên ở mức độ vừa phải thôi. Tôi thấy người đàn bà là yếu tố xây dựng và bảo vệ gia đình, chứ không phải tạo ra gia đình. Theo tôi tốt nhất là người đàn bà nên sống đúng với chức năng mà tạo hóa đã giao cho. Là làm vợ và làm mẹ.
Cát Phượng bỗng dưng hỏi Thảo Nguyên:
- Sao chị chưa chịu lập gia đình? Tôi thấy người đàn ông nào gặp được chị là tốt phước đấy.
Thảo Nguyên cười buồn che giấu tâm trạng mình, nói:
- Tôi còn phái lo cho mẹ và em tôi, còn thì giờ đâu mà nghĩ tới việc đó.
Cát Phượng quan sát cô ta. Khuôn mặt tuy không sắc sảo lắm, nhưng có vẻ hiền từ và phúc hậu, nước da trắng... Tuy không thuộc hàng đẹp, nhưng cũng không phải xấu. Nói chung dễ nhìn vì có nụ cười dễ gây cảm tình với người đối diện.
Cát Phượng nghĩ: "Loại phụ nữ này nếu lập gia đình với họ, dễ có hạnh phúc, vì họ có vẻ an phận và chịu đựng".
Ngược lại, đối với Cát Phượng, nàng quan niệm tình yêu có vẻ lý tưởng. Không đơn giản chỉ là việc "nối dòng nối dõi" như ông bà ta thường nghĩ. Đối với nàng, hôn nhân là phụ thuộc mà cái chính là tình yêu. Và khi đã gọi là yêu thì phải tuyệt đối cho nhau. Còn nếu hết yêu thì cắt đứt, đừng trói buộc nhau để cuộc sống biến thành địa ngục, hoặc sợ người bạn đời đau buồn mà lừa dối nhau... cái đó đáng sợ hơn.
Bản chất nàng có lẽ ảnh hưởng tình cảm nhẹ nhàng của cha mẹ mà nàng sống rất nội tâm và tình cảm dễ xúc động. Nhưng đặc biệt là nàng không nhẹ dạ, yếu mềm.
Hai người mãi nói chuyện mà quên đi thời gian. Lẽ ra giờ này Vĩ Long phải có mặt rồi, nếu không là nhất định có chuyện gì rồi. Cát Phượng nói:
- Anh ấy xưa nay rất đúng giờ, không bao giờ có việc trễ một giờ đồng hồ trong hoàn cảnh này được.
Thảo Nguyên muốn tìm lời trấn an cho Cát Phượng yên tâm, nhưng nàng cũng linh cảm là có việc gì đó không bình thường đã xảy ra. Bởi Thảo Nguyên nhận biết, Long rất yêu Cát Phượng và luôn chăm chút cho tình yêu chứ không hời hợt như những người khác. Thảo Nguyên còn đang bối rối chưa tìm ra cách nào để trấn an Cát Phượng, thì một cô y tá bước đến, nói:
- Thảo Nguyên! Có điện thoại gọi em kìa.
Thảo Nguyên xin phép Cát Phượng đi sang phòng trực. Thấy chiếc ống nghe còn nằm bên ngoài chờ đợi, cô vội cầm lấy:
- Alô. Tôi Thảo Nguyên đây. Xin lỗi, ai...
Đầu dây bên kia không để cho Nguyên nói hết, một giọng nói quen thuộc vang lên, vẻ nôn nóng:
- A lô. Thảo Nguyên! Tôi Vĩ Long đây. Cô vẫn còn ở chỗ Cát Phượng chứ? Cát Phượng có khỏe không cô? Chiều nay Phượng đã uống thuốc chưa? Phượng ăn cơm chưa?
Vĩ Long hỏi một hồi dài, chứng tỏ anh đã chờ đợi và đang lo lắng lắm. Nguyên không biết trả lời từ đâu, cô nói:
- Alô. Dĩ nhiên là tôi còn ở bên Phượng đây. Anh hiện ở đâu thế? Phượng và tôi nóng ruột đợi anh từ chiều giờ.
- Cô Thảo Nguyên này! Đêm nay cô có trực không?
- Không. Tôi mới trực đêm hôm qua, anh quên rồi à?
- À! Xin lỗi. Tôi... tôi muốn nhờ cô việc này, mong cô giúp giùm tôi. Tôi van cô... cô Thảo Nguyên à.
- Có việc gì vậy? Anh cứ bình tĩnh nói tôi nghe coi.
- Tôi... tôi.. muốn cô giúp tôi đêm nay hày ở lại với Phượng giùm tôi, vì... tôi...
- Tại sao anh không đến được? Tôi phải nói với Phượng sao đây?
- Cô đừng nói gì hết. Tôi xin cô. Cô Thảo Nguyên à! Cô hãy giúp giùm tôi. Ơn cô, tôi không bao giờ quên. một mình trong bệnh viện ban đêm, nàng rất sợ. Cô hãy hiểu với tôi nghe Thảo Nguyên?
- Được rồi, tôi sẽ giúp anh, với điều kiện là anh phải nói tại sao đêm nay anh không vào thăm Phượng được?
- Được, tôi sẽ nói với cô, nhưng cô đừng cho Phượng biết nhé. Cô hứa không?
Thảo Nguyên suy nghĩ. Thấy yên lặng, Vĩ Long vội nói:
- Thảo Nguyên! Cô còn đó không?
- Được. Tôi hứa với anh. Nhưng tôi không nói dối, nếu Phượng hỏi, tôi phải trả lời sao đây?
- Thì bây giờ cô tập nói dối đi, nói dối với mục đích tốt là vô hại. Thảo Nguyên à. Coi như vì tôi mà cô nói dối đi. Sau này tôi sẽ đền ơn cho cô.
Vĩ Long nói những lời này mục đích là cố thuyết phục cho Thảo Nguyên bằng lòng giúp chàng và đừng cho Phượng biết. Anh sợ sức khỏe của nàng chưa bình phục, nàng lo nghĩ e sẽ nguy hiểm, chứ thật ra chàng nào có nghĩ hậu quả của nó về sau.
- Nói dối với mục đích nào thì cũng không tốt hết, anh Long à. Nhưng thôi, anh nói đi, hiện giờ anh đang ở đâu vậy?
- Đồn công an.
Thảo Nguyên giật mình ngỡ mình nghe lầm, hay ít ra là Vĩ Long muốn đùa với cô. Cô vội hỏi:
- Alô. Anh nói lại cho tôi nghe. Anh ở đâu vậy?
Thảo Nguyên không nghe Vĩ Long trả lời mà nàng nghe đầu dây bên kia lào xào vì tiếng nói của nhiều người. Thảo Nguyên cố gọi:
- Alô. Anh còn đấy không anh Vĩ Long?
im lặng một lúc.
- Alô. Thảo Nguyên à! Anh bị kẹt ở đồn công an nên đêm nay anh không vào bệnh viện được. Anh nhờ điện thoại ở dây, nhưng không giải thích cho em được. Chuyện dài dòng lắm. Anh phải trả máy cho các anh ấy làm việc thôi. Ngờ giúp anh, Nguyên nhé!
- Alô. Anh ở đồn công an nào vậy?
- Anh ở Đội Xử lý tai nạn giao thông, số... đường... Nhớ đừng nói gì với Phượng nhé. Thôi tạm biệt. À, Nguyên ơi! Nhắc Phượng uống thuốc giùm anh. Tối nay chúc hai người ngủ ngon nhé!
Thảo Nguyên nghe tiếng cúp máy bên kia đầu dây.
"Anh này đi đứng thế nào để ra nông nỗi ấy? Không biết anh ấy có sao không nữa". Thật tội nghiệp! Chuyện mình không nghe nói gì, chỉ mãi lo cho người yêu còn nhắc nàng uống thuốc nữa. Cuối cùng, anh chúc hai người ngủ ngon là ngụ ý nhắc mình nhớ vào ngủ với cô ấy. Lo lắng như vậy là cùng. Thật là diễm phúc! Có lẽ cô ấy sinh ra nhằm ngày tốt. - Nguyên nghĩ vậy.
o O o
Thảo Nguyên hỏi thăm người công an trực cổng. Anh ta bảo cô vào hỏi trong phòng trực.
- Cô muốn hỏi gì? - Anh công an trực hỏi Nguyên.
- Dạ, tôi muốn hỏi thăm anh Lê Vĩ Long.
- Cô là gì của anh ấy?
- Dạ, tôi là người nhà của anh ấy.
Anh công an ngẩng đầu vẻ khó chịu. Thay vì anh bực dọc, nhưng có lẽ nhìn thấy Thảo Nguyên, nên anh đổi thái độ:
- Không lẽ là người dưng, "hưởn" quá đến đây hỏi thăm anh ta.
Ngẫm ra, anh công an nói vậy mà có lý.
- Người nhà có nhiều người. Tôi hỏi có liên quan với anh ta ra sao? Vợ, mẹ, chị hay em, chứ ai không biết cô là người nhà.
Anh công an tuy nói dài dòng nhưng với vẻ vui tính chứ không hằn học, cộc cằn. Anh nhìn ngắm hơi kỹ sau câu nói của mình làm Thảo Nguyên trêu lại anh ta cho bõ tức:
- Dạ thưa, tôi là... vợ của anh ấy.
- Vậy mà tôi cứ ngỡ là em gái chứ.
- Do đâu anh nghĩ vậy? - Thảo Nguyên hỏi lại anh ta.
- Thì tại cô bảo người nhà, nên tôi tưởng vậy.
Anh công an hỏi tiếp:
- Bây giờ "bà" muốn hỏi gì? - Anh ta muốn nhấn mạnh tiếng "bà" để xem thái độ Thảo Nguyên.
- Tôi muốn hỏi thăm anh ấy có bị... giam ở đây không?
Anh công an cười sau câu nói của Thảo Nguyên làm cô khó chịu:
- Ở đây là đội xử lý tai nạn giao thông chứ đâu phải trại giam mà bà hỏi có giam chồng bà không chứ.
Thảo Nguyên bị anh công an "sửa lưng" nên mặt cô trơ ra trông thảm hại. Thấy vậy anh ta có vẻ tội nghiệp, nên nói tiếp:
- Chồng bà chạy xe đuổi theo cô nào mà vô ý đâm nhầm một người phụ nữ đi xe đạp. Xe hư, bà ta không bị sây sát gì, nhưng lại bất tỉnh, nên phải đưa bà ta đi cấp cứu, chờ xem bác sĩ xác định thương tích của bà ta. Do đó mà chúng tôi tạm "mời" chồng bà xa bà một đêm, để hôm nay xử lý vậy thôi.
Thảo Nguyên khi nghe anh công an nói, cô lộ vẻ sợ hãi, nhưng đến câu nói đùa của anh ta thì Thảo Nguyên thẹn đỏ cả mặt. Anh ta có liên hệ gì đâu mà xa mình một hay hai đêm. Cô nghĩ cũng vui vui, khi anh ta bị cô cho hố một vố quá mạng.
Thấy Thảo Nguyên mãi theo đuổi những suy nghĩ của mình, anh công an tưởng cô lo sợ quá nên "tắt đài" luôn. Anh trấn an cô vì thấy tội nghiệp:
- "Bà" yên tâm đi! Chúng tôi nhận được tin là bà ta tỉnh lại lúc 10 giờ đêm. Bà ta yêu cầu bác sĩ cho về vì nhà bà còn con nhỏ, chồng bận đi công tác xa. Mấy cô y tá không dám cho bà ấy về, bảo sáng chờ lệnh của bác sĩ. Nhưng lúc bốn giờ sáng, bà ta đã bỏ trốn về nhà mất rồi.
Thảo Nguyên nghe xong, chợt buột miệng:
- Thật tội nghiệp! Vậy các anh có biết địa chỉ bà ta không?
- Bà ta còn để lại đây toàn bộ giấy tờ và chiếc xe hư. Tôi nghĩ sớm muộn gì bà ta cũng trở lại đây thôi.
- Chúng tôi sẽ sửa chửa lại xe cho bà ấy.
- Điều ấy là đương nhiên rồi. Nhưng bà phải về dạy lại "ông chồng" của bà, lần sau nên cẩn thận với các bà lớn tuổi đi xe đạp. Các bà có tật hay yếu tim, rủi như bà "tắt máy" luôn là lãnh đủ.
Thảo Nguyên thấy vui vui, và an tâm khi nghe anh công an vui tính này nói chuyện. Cô bỗng mừng rỡ khi thấy Vĩ Long mặt mày vẻ bơ phờ - Có lẽ đêm rồi anh không ngủ - Đi với mấy người công an từ ngoài vào. Vĩ Long thấy cô thì mừng rỡ:
- Kìa, Thảo Nguyên! Cô đến bao giờ vậy? Cát Phượng có khỏe không?
- Khỏe. Anh đi đâu về thế?
- Tôi đi với mấy công an tới chỗ xảy ra tai nạn hôm qua, luôn tiện ghé lại bệnh viện, nhưng bà ta về rồi.
Thảo Nguyên nhìn vẻ bơ phờ mệt mỏi của Vĩ Long, tự dưng cô thấy một chút tội nghiệp pha lẫn một chút thương thương. Cô tự nhiên nắm tay anh kéo ngồi xuống chiếc băng dài, vẻ lo lắng:
- Bộ đêm qua anh không ngủ sao?
- Tôi lo cho Cát Phượng và... lo cho cô quá.
Vĩ Long định chỉ nói là "lo cho Phượng", nhưng nhìn thấy người ân của mình trước mặt, và trong ánh mắt ánh lên sự trìu mến thân thương, nên anh ta nói luôn "và... lo cho cô". một chút ấm áp len nhẹ trong lòng mặc dù Thảo Nguyên biết rằng Vĩ Long nói không thật!
- Lo cho Cát Phượng thôi, chứ tôi có gì phải lo - Nguyên cố giấu nỗi buồn.
- Tôi lo cho cô, vì sợ cô...
- Không giữ lời hứa với anh chứ gì?
- Không phải vậy. Tôi chỉ sợ cô bận việc gì đó thôi.
Nãy giờ, anh công an đã nghe xưng hô qua cuộc nói chuyện của hai người. Anh biết hai người không phải là vợ chồng rồi, nhưng anh làm bộ như không hay gì:
- Hai vợ chồng để dành về nhà tâm sự. Còn bây giờ, mời ông đến ký nhận lại giấy tờ tùy thân và biên bản tai nạn.
Anh ta nói với vẻ đùa, nhưng cũng để trả đũa Thảo Nguyên. Còn Vĩ Long thì ngạc nhiên khi nghe anh ta gọi như vậy, nhưng anh thấy cũng không cần đính chính làm gì. Thảo Nguyên đang ngượng cứng người, cô ước gì đất dưới chân nứt ra để cô chun vào đấy. Vĩ Long nhận lại giấy tờ, bắt tay cám ơn và từ giã. Khi chào kiến người tiếp chuyện với Thảo Nguyên, anh ta thấy cô ta làm bộ quay chỗ khác. Anh ta trả lại một vố:
- Sao, nhớ lời tôi, về dạy lại ông xã nhé... bà.
Vĩ Long vui vẻ nói:
- Xin giới thiệu với anh, em gái tôi đó.
Anh công an nhìn Thảo Nguyên bằng ánh mắt chiến thắng:
- Thưa anh Hai, tôi đã biết từ nãy rồi.
- Anh nói với anh vậy?
- "Bà" Lê Vĩ Long đấy... thưa ông.
-...
Vĩ Long chở Thảo Nguyên, chàng nôn nóng về để gặp Cát Phượng. Còn Thảo Nguyên ngồi phía sau ngượng ngập. Không phải vì cô đi chung xe với người lạ, mà nàng hồi hộp chờ Vĩ Long hỏi lý do tại sao lúc nãy nàng lại khai rằng mình là vợ anh ấy. Nàng không rõ vì sao Vĩ Long không đá động gì về chuyện đó. Thảo Nguyên nhớ lại lúc nãy, bây giờ nàng còn ngượng.
Thảo Nguyên đang suy nghĩ, bỗng xe thắng gấp. Thảo Nguyên theo phản ứng đưa hai tay ôm cứng vào người Vĩ Long. Vĩ Long nói bâng quơ:
- Xin lỗi, có lẽ vì vội quá. Nguyên có sao không?
- Không sao anh à.
Thảo Nguyên trả lời "khô.g sao". Khi sực nhớ mình còn ôm người ta cứng ngắt, nàng vội buông ra. Cũng may là Vĩ Long ngồi trước nên không thấy vẻ thẹn thùng trên mặt nàng. Bỗng dưng, Thảo Nguyên ước sao cho con đường dài vô tận, để nàng tận hưởng được chút hạnh phúc nhỏ nhoi này. Nhưng niềm hạnh phúc đó chấm dứt khi xe Vĩ Long vào đến cổng bệnh viện. Nhìn dáng điệu hối hả của Vĩ Long, Thảo Nguyên trong lòng nổi lên một chút ganh tỵ. Hành động đầu tiên của Long là chàng chạy đến chỗ Cát Phượng trước mặt mọi người và dĩ nhiên trước đôi mắt ao ước của Thảo Nguyên.
Họ rối rít với nhau như đôi chim, quên hẳn sự có mặt của Thảo Nguyên. Mãi đến khi Cát Phượng nói:
- Thảo Nguyên có gặp anh ở chỗ công an không?
Nghe hỏi Vĩ Long mới chợt nhớ đến Thảo Nguyên và nhớ cả sự mạo nhận của cô ta, nhưng Long chỉ nói:
- Chúng ta mang ơn Thảo Nguyên thật nhiều.
Cát Phượng nói:
- Em ái ngại vì sự chăm sóc của chị ấy.
- Em yên tâm. Có ngày mình sẽ đền ơn cô ấy.
Thảo Nguyên xen vào câu chuyện:
- Sao, hai người định đền ơn tôi cách gì đây?
-...
Câu nói đùa của Thảo Nguyên làm hai người thẹn thùng, im lặng. Cuối cùng, Vĩ Long nói đại cho qua:
- Tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà cô yêu cầu.
- Nói thì nhớ đấy nhé.
Vĩ Long cương quyết:
- Chắc chắn là nhớ rồi. Muốn làm người không thể thọ ân người khác mà không trả.
- Nói đùa vậy thôi, chứ nhìn thấy hai người vui là tôi hạnh phúc rồi. Tôi hành động theo tình cảm chứ không tính toán đâu, mặc dù rất nghèo.
Vĩ Long thấy không khí vui vẻ, anh nói đùa:
- Cùng lắm là bọn mình tìm cho cô ấy một tấm chồng, cho cô ấy "nâng khăn sửa túi" là cô ấy sẽ nhớ mình suốt đời thôi.
Thảo Nguyên rút vai lắc đầu, nói:
- Thôi, cho xin đi! Tôi thấy hai người hạnh phúc cũng... thèm. Nhưng chỉ đứng xa nhìn, chứ không dám nhảy vô đâu.
Vĩ Long hỏi:
- Sao vậy? Sợ à? Người ta nói "Muốn thành công phải qua thất bại". Nguyên chưa thất bại mà lại sợ sao?
Cát Phượng đã biết chuyện lỡ làng của Thảo Nguyên khi hai người tâm sự với nhau, nàng tôn trọng không muốn cho người khác biết, nên chỉ bấm vào tay Long, nói đỡ:
- Chính vì chưa thất bại nên sợ. Chứ đã thất bại rồi đã lỳ, còn sợ gì nữa.
Thảo Nguyên thấy nên rút lui để hai người tự do:
- Thôi, sợ hay không rồi cái gì nó đến cũng sẽ đến. Lúc đó có muốn trốn cũng không được đâu. Có điều giờ thì Nguyên đi lo phận sự của mình, kẻo người ta lại nói là mình phá đám, là kỳ đà, là...
Cát Phượng đã chận không cho Thảo Nguyên nói tiếp:
- Không được nghĩ xấu cho người khác nhé. Phượng được giờ phút này là công lao của ai, Phượng không hồ đồ như vậy đâu.
Thảo Nguyên nheo mắt với Cát Phượng rồi khuất sau cánh cửa. Vĩ Long nhìn theo, nói:
- Cô ta dễ thương như vậy, sao chẳng có anh chàng nào "rinh" cho rồi?
Cát Phượng đùa:
- Hay là anh "rinh" cho xong vậy.
Bờ Thương Thác Nhớ Bờ Thương Thác Nhớ - Thảo Nhi Bờ Thương Thác Nhớ