There's nothing to match curling up with a good book when there's a repair job to be done around the house.

Joe Ryan

 
 
 
 
 
Tác giả: Rick Riordan
Thể loại: Phiêu Lưu
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 43
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4827 / 81
Cập nhật: 2019-12-06 08:57:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1 - Cái Chết Ở Cột Tháp
HÚNG TÔI CHỈ CÓ MỘT VÀI TIẾNG THÔI, vì thế hãy nghe cho kỹ nhé.
Nếu bạn đang nghe câu chuyện này, bạn đang gặp nguy hiểm. Sadie và tôi có thể là cơ hội duy nhất dành cho bạn.
Hãy đi đến trường. Tìm chiếc tủ có khóa. Tôi sẽ không nói cho bạn đó là ngôi trường nào và chiếc tủ nào, vì nếu bạn chính là người đó, bạn sẽ tìm thấy được. Dãy số dùng để mở ở khóa là 13/32/33. Vào thời điểm bạn nghe xong đoạn băng này, bạn sẽ biết những con số đó có nghĩa là gì. Nhưng hãy nhớ câu chuyện chúng tôi sắp kể cho bạn hoàn toàn chưa kết thúc. Nó kết thúc như thế nào phụ thuộc vào bạn.
Điều quan trọng nhất là: khi bạn mở gói hàng và tìm thấy thứ bên trong, đừng giữ nó lâu hơn một tuần. Đương nhiên, sẽ cám dỗ lắm đấy. Ý tôi là, nó sẽ mang đến cho bạn một sức mạnh gần như không giới hạn. Nhưng nếu bạn sở hữu nó quá lâu, nó sẽ phá hủy bạn. Hãy nhanh chóng khám phá các bí mật và gửi nó đi. Hãy giấu nó cho một người tiếp theo, cách mà Sadie và tôi đã làm cho bạn. Rồi hãy chuẩn bị cho việc cuộc đời bạn sẽ trở nên vô cùng thú vị.
Được rồi, Sadie đang bảo tôi ngừng vòng vo mà hãy bắt đầu câu chuyện. Tốt thôi. Tôi nghĩ câu chuyện bắt đầu xảy ra ở London, cái đêm mà cha tôi đã làm nổ tung Bảo tàng Anh.
Tôi là Carter Kane. Tôi 14 tuổi và nhà tôi là một cái vali.
Bạn nghĩ tôi đang nói đùa sao? Kể từ lúc tôi lên 8, cha tôi và tôi đã chu du khắp thế giới. Tôi sinh ra ở L.A (Los Angeles - người đánh máy) nhưng cha tôi là một nhà khảo cổ, vì vậy công việc đưa ông đi khắp nơi. Phần lớn chúng tôi đến Ai Cập, vì đó là chuyên ngành của ông. Hãy đi vào một nhà sách, tìm một cuốn sách viết về Ai Cập, khả năng khá cao là cuốn sách do Tiến sĩ Julius Kane viết. Bạn muốn biết cách những người Ai Cập lôi các bộ não ra khỏi xác ướp, hoặc xây kim tự tháp, hay ếm bùa lăng mộ của vua Tut ư? Dĩ nhiên, có nhiều nguyên nhân khác cho việc cha tôi phải di chuyển khắp nơi quá nhiều như thế, nhưng khi đấy thì tôi chẳng biết gì đến bí mật của ông cả.
Tôi không đi học. Cha tôi dạy cho tôi ở nhà, nếu bạn có thể gọi nó là việc tự học “tại nhà” khi bạn không có cái gọi là nhà ấy. Ông dạy cho tôi bất cứ những gì ông nghĩ là quan trọng, vì thế tôi đã học được rất nhiều về Ai Cập và các thống kê về bóng rổ cùng những nhạc sĩ yêu thích của cha. Tôi cũng đọc rất nhiều - hầu như là bất cứ cuốn sách nào mà tôi tìm được, từ sách lích sử của cha tôi cho đến tiểu thuyết kỳ ảo - vì tôi có rất nhiều thời gian ngồi thơ thẩn trong các khách sạn, sân bay và khu vực khai quật ở các nước khác nơi tôi chẳng biết một ai. Cha tôi luôn bảo tôi hãy đặt sách xuống và chơi bóng đi. Bạn đã bao giờ thử tham gia một trận bóng rổ đường phố ở Aswan, Ai Cập chưa? Không dễ đâu.
Dù sao, cha tôi sớm huấn luyện cho tôi cách cất tất cả vật dụng chỉ trong một chiếc vali duy nhất có thể nhét vừa khoang hành lý cá nhân. Cha tôi cũng đóng gói như thế, ngoại trừ ông được phép có thêm một chiếc túi đựng các thứ công cụ khảo cổ. Nguyên tắc thứ nhất: tôi không được phép ngó nghiêng vào chiếc túi đồ nghề đó. Đó là nguyên tắc tôi chưa bao giờ vi phạm cho đến ngày xảy ra vụ nổ.
Chuyện đó xảy ra vào đêm Giáng sinh. Chúng tôi ở London trong ngày đến thăm em gái tôi, Sadie.
Xem nào, Cha chỉ được phép đến thăm em ấy hai ngày trong một năm - một vào mùa đông, một vào mùa hè - vì ông bà ngoại tôi ghét ông. Sau khi mẹ tôi mất, cha mẹ của bà (ông bà ngoại của chúng tôi) đã có một cuộc đại chiến ở toàn án với Cha. Sau 6 luật sư, hai trận đánh đấm tay không, và cú tấn công bằng con dao suýt gây án mạng (đừng hỏi), họ đã dành được quyền giữ Sadie lại nước Anh với họ. Con bé lúc đó chỉ mới có 6 tuổi, nhỏ hơn tôi hai tuổi, và ông bà không thể giữ được cả hai chúng tôi - ít nhất đó là cái cớ mà ông bà viện đến cho việc đã không nhận tôi. Vì thế Sadie được nuôi dạy như một học sinh người Anh, còn tôi cùng cha đi khắp nơi. Chúng tôi chỉ gặp Sadie hai lần trong năm, như vậy với tôi mà nói cũng ổn cả thôi.
[Im miệng, Sadie. Đúng - anh đang bắt đầu nói đến phần đó.]
Mà thôi, cha tôi và tôi đã đến Heathrow sau một vài lần chuyến bay bị trì hoãn. Đó là một buổi chiều mưa lắc rắc, lạnh lẽo. Trong suốt quá trình đi taxi vào thành phố, cha tôi dường như khá bồn chồn.
Này, cha tôi là một người to lớn. Bạn nghĩ sẽ chẳng có thứ gì có thể làm cho ông bồn chồn cả đâu. Ông có nước da màu nâu sẫm màu như tôi, đôi mắt nâu sắc bén, đầu hói, chòm râu cằm nhọn hoắt, vì thế ông trông giống một nhà khoa học xấu xa vạm vỡ có làn da nâu. Chiều hôm đó ông mặc chiếc áo choàng bằng len cashmere và bộ vest màu nâu đẹp nhất, bộ vest mà ông thường sử dụng cho các buổi diễn thuyết. Thường thì ở ông tỏa ra sự tự tin cao độ đến nỗi ông chiếm lĩnh hết bất cứ căn phòng nào ông bước nào, nhưng đôi khi - giống như buổi chiều hôm đó - tôi nhìn thấy một mặt khác của ông mà tôi không thật sự hiểu. Ông lieent ục ngoái nhìn lại phía sau như thể chúng tôi đang bị săn đuổi vậy.
“Cha này?” tôi nói khi chúng tôi ra khỏi đường A-40. “Có chuyện gì vậy ạ?”
“Không có bất cứ dấu hiện nào của họ,” ông lầm bầm. Rồi hẳn chợt nhận ra mình đã nói lớn thành tiếng, vì ông nhìn tôi giống như là hoảng hốt. “Không có gì, Carter. Mọi thứ đều ổn.”
Mà thế lại khiến tôi lo lắng vì cha tôi là một người nói dối dở tệ. Tôi luôn biết khi nào ông đang giấu giếm điều gì đó, nhưng tôi cũng biết rằn có lằng nhằng hỏi cỡ nào cũng không thể moi được sự thật từ ông. Ông chắc chắn đang cố để bảo vệ tôi, mặc dầu bảo vệ khỏi chuyện gì thì tôi chẳng thể nào biết được. Đôi khi tôi tự hỏi liệu có phải ông đã có một vài bí mật đen tối nào đó trong quá khứ chăng, có lẽ là một vài kẻ thù cũ nào đó đang theo đuôi; nhưng ý nghĩ đó dường như nực cười quá. Cha tôi chỉ là một nhà khảo cổ thôi mà.
Thêm chuyện nữa khiến tôi không yên: cha đang giữ chặt chiếc túi đồ nghề của ông. Thường khi ông làm điều đó, có nghĩa là chúng tôi đang gặp nguy hiểm. Như cái lần mấy tên cướp có súng lao rầm rập vào khách sạn chúng tôi ở Cairo. Tôi nghe được những tiếng bắn nhau đến từ sảnh khách sạn nên chạy xuống cầu thang để tìm cha. Lúc xuống đến nơi, cha tôi đang bình tĩnh kéo khóa chiếc túi trong khi ba tên cướp đã bất tỉnh treo ngược lủng lảnh trên chiếc đèn chùm, áo choàng của chúng phủ xuống đầu nên bạn thậm chí có thể nhìn thấy những chiếc quần lót ống rộng của chúng. Cha đã khai rằng ông không chứng kiến bất kỳ điều gì, và cuối cùng cảnh sát dành đổ cho sự cố trục trặc kỹ thuật kỳ dị của những chiếc đèn chùm.
Một lần khác, chúng tôi mắc kẹt trong một vụ bạo động ở Paris. Cha tôi đã tìm thấy một chiếc xe đỗ gần nhất, đẩy tôi vào bên trong ghế sau và bảo tôi nằm xuống. Tôi ép sát người xuống sàn xe ô-tô và nhắm chặt mắt lại. Tôi có thể nghe tiếng Cha ở ghế tài xế, lục lọi khắp chiếc túi, tự lầm bầm điều gì đó khi đám đông la hét và phá hủy mọi thứ bên ngoài. Một vài phút sau ông bảo tôi rằng mọi việc đã ổn và có thể ngồi dậy. Mọi chiếc xe khác trong khu phố đã bị lật ngược và đốt cháy. Chiếc xe của chúng tôi như vừa được rửa sạch và đánh bóng, và một mớ tờ 20 euro được nhét dưới hai cần gạt nước.
Dù sao thì, tôi trở nên tôn trọng chiếc túi đó. Nó là bùa may mắn của chúng tôi. Nhưng khi cha tôi giữ chặt lấy nó, thì có nghĩa chúng tôi sẽ cần một ít may mắn.
Chúng tôi xuyên qua trung tâm thành phố, đi thẳng về hướng đông đến căn hộ của ông bà ngoại. Chúng tôi đi ngang qua các cánh cổng bằng vàng của cung điện Buckingham, cột đá lớn ở Quảng trường Trafalgar. London là một nơi khá đẹp, nhưng sau khi bạn đã đi quá nhiều, tất cả các thành phố bắt đầu na ná nhau. Những đứa trẻ khác tôi đã gặp khi nói, “Chà, cậu thật may khi được đi nhiều như thế.” Nhưng có phải là cha con tôi dành thời gian đi ngắm cảnh hay có nhiều tiền để thực hiện các chuyến du lịch xa xỉ đâu. Chúng tôi phải ở trong những nơi khá tồi tàn, và hầu như chưa bao giờ ở lại bất cứ nơi nào quá vài ngày. Đa phần tôi cảm giác như cha con tôi là những kẻ trốn chạy chứ không phải khách du lịch.
Ý tôi là, bạn sẽ nghĩ công việc của cha tôi không nguy hiểm gì cả. Đúng là ông có diễn thuyết về các chủ đề như “Liệu Phép Thuật Của Người Ai Cập Thật Sự Giết Chết Bạn?” và “Những Hình Phạt Yêu Thích Dưới Địa Ngục Của Người Ai Cập’ và những vấn đề mà hầu hết mọi người không quan tâm. Nhưng như tôi đã nói, cha tôi còn có mặt khác nữa. Ông thường rất thận trọng, kiểm tra mọi phòng khách sạn trước khi để tôi bước vào. Ông sẽ lao nhanh vào một bảo tàng để nhìn một vài đồ tạo tác, ghi ghi chép chép, và lao vội ra ngoài như thể ông sợ bị các camera an ninh ghi lại vậy.
Một lần khi còn bé, chúng tôi phóng như băng qua sân bay Charles de Gaulle để bắt kịp chuyến bay quyết định vào phút chót, và chỉ đến khi máy bay cất cánh thì cha tôi mới thoải mái được, tôi đã hỏi thẳng ông rằng ông đang chạy trốn điều gì, thế là ông nhìn tôi như thể tôi vừa mới lôi chốt một trái lựu đạn vậy. Trong một giây tôi còn sợ rằng ông có thể nói cho tôi sự thật. Rồi ông nói, “Carter, chẳng có gì đâu.” Như thể “chẳng có gì đâu” là điều kinh khủng nhất trên thế giới.
Sau việc đó, tôi quyết định tốt hơn hết là không nên đưa ra bất cứ câu hỏi nào.
Ông bài ngoại tôi, gia đình Faust, sống trong một khu chung cư gần cầu tàu Canary, ngay bên cạnh bờ sông Thames. Taxi ngừng lại ở lề đường, và cha tôi yêu cầu tài xế chờ ông.
Chúng tôi đi được nửa đường thì Cha khựng người lại. Ông quay lại và nhìn về phía sau chúng tôi.
“Gì thế cha?” tôi hỏi.
Rồi tôi nhìn thấy một người đàn ông trong chiếc áo khoác dài. Ông ta ở phía bên kia đường, tựa người vào một cái cây lớn đã chết. Ông ta to lớn, với làn da có màu cà phê rang. Chiếc áo khoác và bộ vest sọc đen trông mắc tiền. Ông ta có mái tóc dài được tết lại và đội một chiếc mũ phớt mềm đen được kéo xuống thấp ngay phía trên cặp kính tròn màu tối. Ông ta gợi cho tôi nhớ đến một nhạc sĩ jazz, kiểu mà cha tôi luôn kéo tôi đi xem trong buổi hòa nhạc. Mặc dầu tôi không thể nhìn thấy đôi mắt của ông ta, tôi có cảm giác ông ta đang quan sát chúng tôi. Đó có thể là một người bạn cũ hoặc đồng nghiệp của Cha. Dù chúng tôi có đi đến đâu, Cha tôi luôn gặp phải người nào đó ông biết. Nhưng có vẻ lạ là người đàn ông này lại đang đứng đợi tại đây, ngay phía bên ngoài nhà ông bà ngoại. Và ông ta trông không được vui.
“Carter,” cha nói. “đi tiếp đi.”
“Nhưng...”
“Đi đón em con. Cha sẽ gặp lại bọn con ở xe taxi.”
Ông đi băng qua đường, về phía người đàn ông mặc áo khoác dài, để lại tôi với hai lựa chọn: đi theo cha và biết được điều gì đang diễn ra, hoặc làm theo những gì tôi được bảo.
Tôi quyết định chọn lựa con đường ít nguy hiểm hơn. Tôi đi đón em gái tôi.
Trước khi tôi kịp gõ cửa, Sadie mở cửa ra.
“Muộn như mọi khi,” con bé nói.
Con bé đang ôm con mèo Muffin, món quà “ra đi” Cha đã tặng nó 6 năm về trước. Muffin dường như chưa bao giờ già đi hay béo lên. Nó có bộ lông vàng-đen xù bông như một con báo thu nhỏ, đôi mắt vàng lanh lợi và cặp tai nhọn quá dài so với cái đầu của nó. Một mặt dây chuyền Ai Cập bằng bạc treo lủng lẳng ở vòng cổ. Nó chẳng giống bánh muffin chút nào, nhưng Sadie còn nhỏ xíu khi con bé đặt tên cho nó, vì thế tôi nghĩ bạn phải bỏ quá cho con bé thôi.
Sadie cũng không thay đổi nhiều so với mùa hè năm ngoái.
[Khi tôi đang thu âm đoạn băng này, con bé đang đứng yên bên cạnh tôi, nhìn chằm chằm, vì thế tốt hơn tôi nên cẩn thận về cách tôi miêu tả nó.]
Bạn sẽ không bao giờ đoán được con bé là em gái tôi đâu. Thứ nhất, con bé sống ở Anh quá lâu, vì thế nó nói giọng Anh. Thứ 2, còn bé giống mẹ chúng tôi, mẹ lại trắng, vì thế da của Sadie trắng hơn nhiều so với tôi. Con bé có mái tóc thẳng màu nâu nhạt, không vàng mà cũng chẳng phải nâu, nó thường nhuộm thành các dải màu sáng hơn. Hôm đó là những dải tóc màu đỏ dài rủ xuống ở phía bên trái. Mắt con bé có màu xanh dương. Tôi nói nghiêm túc đấy. Đôi mắt màu xanh y như mắt mẹ chúng tôi. Nó chỉ mới 12 tuổi, nhưng đã cao bằng tôi, bực thật. Nó đang nhai kẹo cao sư như mọi khi, đã ăn mặc sẵn sàng cho ngày gặp Cha với quần jeans sờn, áo jacket da, và đôi giày ống quân đội, như thể nó chuẩn bị đi dự hòa nhạc và đang hy vọng giẫm lên chân người nào đó. Một cặp tai nghe treo lủng lẳng quanh cổ phòng trường hợp chúng tôi làm nó chán.
[Được rồi, nó đã không đánh tôi. Vì thế tôi đoán mình đã làm tốt nhiệm vụ giới thiệu.]
“Máy bay của bọn anh bị trễ,” tôi nói với nó.
Nó thổi một cái bong bóng, xoa đầu Muffin, và quẳng con mèo lại trong nhà. “Ngoại, con đi đây!”
Ở đâu đó trong nhà, bà ngoại Faust nói điều gì đó mà tôi không nghe ra, chắc là “Đừng để hai người đó vào nhà!”
Sadie đóng cửa và nhìn tôi chăm chú như thể tôi là một con chuột chết mà con mèo của nó vừa mới tha vào. “Vậy anh lại đến một lần nữa.”
“Ừm.”
“Thế thì đi thôi.” Con bé thở dài. “Cho xong cho rồi.”
Con bé này là vậy đấy. Không “Chào, 6 tháng qua anh thế nào? Rất vui được gặp anh!” hay gì cả. Nhưng với tôi vậy cũng ok rồi. Khi bạn chỉ gặp nhau hai lần trong một năm, thì bạn giống như những người bà con họ hàng xa hơn là anh chị em ruột. Chúng tôi hoàn toàn chẳng có thứ gì chung ngoại trừ ba mẹ.
Chúng tôi lê bước xuống các bậc thang. Tôi đang nghĩ sao con bé lại có mùi trộn giữa nhà của những người già và kẹo cao su thì con bé đột ngột ngừng lại, tôi đâm mạnh vào người nó.
“Ai thế?” con bé hỏi.
Tôi gần như quên mất cái gã vận áo khoác dài. Ông ta và cha tôi đang đứng ở phía bên kia đường kế bên cái cây to, có vẻ như đang tranh cãi gay gắt. Lưng cha quay lại vì thế tôi không thể nhìn thấy mặt ông, nhưng ông đang khua chân múa tay như ông thường làm khi bị kích động. Người đàn ông kia thì cau có và lắc đầu.
“Chả biết,” tôi nói. “Ông ta đã ở đó khi bọn anh dừng xe lại.”
“Ông ta trông quen quen,” Sadie cau mày như thể đang cố nhớ lại. “Đi thôi.”
“Cha muốn chúng ta đợi trong xe,” tôi nói, mặc dầu tôi biết điều đó chẳng ích gì. Sadie đã bước về phía hai người đó.
Thay vì đi thẳng qua phía bên kia đường, con bé đi nép trên lề khoảng nửa khu nhà, thụp xuống nấp sau những chiếc xe, rồi băng qua phía bên kia đường, sau đó ngồi chồm hổm sau một bức tường đá thấp. Nó bắt đầu nhích về phía cha chúng tôi. Tôi không có lựa chọn nào khác nên đành phải làm theo, mặc dầu điều đó làm tôi cảm thấy khá là ngu ngốc.
“6 năm ở Anh,” tôi lầm bầm, “và nó nghĩ mình là James Bond cơ đấy.”
Sadie đập mạnh vào tôi mà chẳng cần quay người lại và tiếp tục rón rén đi về phía trước.
Thêm một vài bước nữa và chúng tôi đã ở ngay phía sau cái cây khô lớn. Tôi có thể nghe thấy tiếng cha tôi ở phía bên kia tường đang nói, “... phải làm thế thôi, Amos. Chú biết điều đó là đúng mà.”
“Không,” người kia nói, hẳn đấy là Amos. Giọng ông ta trầm đều - rất cứng rắn. Ông ta nói giọng Mỹ. “Nếu em không ngăn anh lại, Julius, họ sẽ làm. Per Ankh đang theo dõi anh.”
Sadie quay về phía tôi và tròn miệng hỏi “Per gì?”
Tôi lắc đầu, cũng mù mịt. “Ra khỏi đây thôi,” tôi thì thầm, vì đoán rằng chúng tôi sẽ bị phát hiện bất cứ khi nào và sẽ gặp phải rắc rối lớn. Sadie, dĩ nhiên, lờ tôi đi.
“Họ không biết kế hoạch của anh,” cha tôi đang nói. “Khi họ phát hiện ra nó...”
“Còn bọn trẻ?” Amos hỏi. Tóc ở phía sau gáy tôi dựng đứng cả lên. “Chúng thì sao?”
“Anh đã thu xếp xong việc bảo vệ chúng,” cha tôi nói. “Ngoài ra, nếu anh không làm điều này, tất cả chúng ta đều gặp nguy hiểm. Giờ thì, đi đi.”
“Em không thể, Julius.”
“Vậy chú muốn một cuộc quyết đấu sao?” Giọng cha tôi trở nên vô cùng nghiêm trọng. “Chú chưa bao giờ có thể đánh bại anh đấy nhé, Amos.”
Tôi đã không nhìn thấy cha tôi trở nên hung dữ kể từ sự kiện Con Dao Bay Lớn đó, và tôi không tha thiết muốn nhìn chuyện đó được lặp lại, nhưng hai người đàn ông dường như sắp sửa đánh nhau đến nơi.
Trước khi tôi có thể phản ứng, Sadie nhổm dậy và hét lên, “Cha!”
Ông trông ngạc nhiên khi con bé lao đến ôm chặt lấy ông, nhưng cũng không ngạc nhiên bằng người đàn ông còn lại, Amos. Ông ta lùi lại quá nhanh đến nỗi giẫm phải áo khoác của chính mình.
Ông ta lấy kính ra. Tôi không thể không nghĩ rằng Sadie đã nói đúng. Ông ta trông khá quen - như một ký ức từ rất lâu.
“Tôi... tôi phải đi,” ông ta nói. Ông ta chỉnh thẳng lại chiếc mũ phớt và lê bước về phía cuối con đường.
Cha chúng tôi nhìn ông ta đi. Ông quàng một cánh tay bảo vệ ở vai Sadie và tay còn lại cho vào bên trong chiếc túi đồ nghề được đeo trên vai. Cuối cùng khi Amos biến mất quanh khúc rẽ, cha thở dài nhẹ nhõm. Ông lấy tay ra khỏi túi và mỉm cười với Sadie. “Chào con yêu.”
Sadie đẩy người ra và khoanh tay lại. “Ồ, giờ lại là con yêu đấy nhỉ? Cha đến trẻ. Ngày Đến Thăm của cha gần kết thúc rồi! Và chuyện vừa rồi là sao ạ? Amos là ai, và Per Ahkh là gì?”
Cha cứng người lại. Ông liếc về phía tôi như thể đang tự hỏi chúng tôi đã nghe lỏm được nhiều như thế nào.
“Chẳng có gì,” ông nói, cố tỏ ra lạc quan. “Cha đã lên kế hoạch cho một buổi tối tuyệt vời. Ai muốn làm một chuyến viếng thăm cá nhân đến Bảo tàng Anh nào?”
Sadie thả người xuống ghế sau xe taxi giữa Cha và tôi.
“Không thể tin được”, con bé lầm bầm. “Một buổi tối cùng nhau, vậy mà cha lại muốn thực hiện việc nghiên cứu.”
Cha cố mỉm cười. “Con yêu, sẽ vui mà. Người phụ trách bộ sưu tập Ai Cập đã đích thân mời...”
“Phải rồi, ngạc nhiên ghê.” Sadie thổi bay một lọn tóc nhuộm đỏ ra khỏi mặt mình. “Đêm nay là đêm Giáng sinh, và chúng ta sẽ đi xem một vài di vật cũ kỹ mốc meo đến từ Ai Cập. Cha có bao giờ nghĩ đến bất cứ thứ gì khác không?”
Cha không nổi giận. Ông không bao giờ nổi giận với Sadie. Ông chỉ nhìn ra bầu trời đang tối dần và cơn mưa ở phía bên ngoài cửa xe.
“Có,” ông nhẹ nhàng nói. “Cha có nghĩ.”
Bất cứ khi nào Cha trở nên im lặng như thế và nhìn xa xăm vào nơi vô định, thì tôi biết ông đang nghĩ về mẹ chúng tôi. Mấy tháng vừa qua, việc này đã xảy ra khá nhiều. Tôi đi vào phòng khách sạn và nhìn thấy ông đang ngồi với chiếc điện thoại di động của mình trong tay, bức anh mẹ đang mỉm cười với ông xuất hiện trên màn hình - mái tóc bà nhét vào dưới chiếc khăn trùm đầu, đôi mắt màu xanh dương sáng lấp lánh trên nền sa mạc phía sau lưng.
Hoặc khi chúng tôi ở nơi khai quật. Tôi nhìn thấy Cha nhìn chăm chú vào đường chân trời, và tôi biết ông đang nhớ đến việc ông đã gặp bà như thế nào - hai nhà khoa học trẻ ở Thung Lũng Các Vị Vua, đang trên đường đến khai quật nhằm tìm kiếm một lăng mộ bị thất lạc. Cha là một nhà Ai Cập học. Mẹ là một nhà nhân học đang tìm kiếm ADN cổ xưa. Ông đã kể cho tôi câu chuyện ấy cả ngàn làn.
Xe taxi của chúng tôi đi ngoằn ngoèo dọc theo các bờ của con sông Thames. Ngay khi vừa mới đi quá cây cầu Waterloo, cha tôi trở nên căng thẳng. “Bác tài này,” ông nói, “Dừng lại đây một chút.”
Bác tài tấp xe vào bờ kè Victoria.
“Có chuyện gì sao, Cha?” tôi hỏi.
Cha đi ra khỏi xe như thể ông không nghe thấy tôi nói. Khi Sadie và tôi theo ông lên vỉa hè, ông đang ngước nhìn lên Cleopatra’s Needle.
Trong trường hợp bạn chưa bao giờ nhìn thất nó: Needle là một cột tháp, không phải là một cây kim, và chẳng hề có liên quan gì đến Cleopatra. Tôi đoán người Anh chắc đã nghĩ đến cái tên đó nghe thật bảnh khi họ mang nó đến London. Nó cao khoảng 21m, như thế ắn sẽ thật sự ấn tượng nếu nó ở thời Ai Cập cổ đại, nhưng ở bên bờ sông Thames, với bao tòa nhà cao tầng vây quanh, nó trông nhỏ bé và buồn tẻ. Bạn có thể lái xe ngang qua mà thậm chí chẳng nhận ra mình vừa mới đi qua một thứ còn lớn hơn thành phố London đến 1000 năm tuổi.
“Chúa ơi!,” Sadie quành tới quành lui thành một vòng tròn tuyệt vọng. “Chúng ta phải ngừng lại ở một đài tưởng niệm sao?”
Cha tôi liếc nhìn về phía đỉnh ngọn tháp. “Cha phải nhìn thấy nó một lần nữa,” ông lẩm bẩm. “Nơi này đã xảy ra...”
Một cơn gió lạnh buốt từ ngoài sông thổi vào,. Tôi muốn quay trở lại xe taxi, nhưng cha tôi đang bắt đầu khiến tôi lo lắng. Tôi chưa bao giờ thấy ông quẫn trí như thế.
“Cha, có chuyện gì sao?”tôi hỏi. “Có chuyện gì xảy ra ở đây thế?”
“Nơi cuối cùng cha nhìn thấy cô ấy.”
Sadie ngừng đi tới đi lui. Con bé cau có, vẻ không hiểu nhìn tôi, sau đó nhìn Cha. “Khoan nào. Ý cha là Mẹ sao?”
Cha vén tóc Sadie ra phía sau tai, con bé ngạc nhiên đến nỗi thậm chí không đẩy tay ông ra.
Tôi cảm giác như cơn mưa làm tôi lạnh cóng người lại. Cái chết của mẹ đã luôn là một chủ đề bị cấm. Tôi biết bà chết trong một tai nạn ở London. Tôi biết ông bà ngoại đã đổ lỗi cho cha tôi. Nhưng chẳng có ai nói cho chúng tôi biết chi tiết. Tôi đã từ bỏ việc hỏi cha tôi, một phần vì điều đó làm cho ông buồn, một phần vì ông tuyệt đối từ chối nói cho tôi mọi chuyện. “Để đến khi con lớn hơn” luôn là những gì ông nói, cũng là câu trả lời bực mình nhất mà tôi có được.
“Cha đang nói với chúng con là mẹ đã chết ở đây,” tôi nói. “Ở Cleopatra’s Needle sao? Chuyện gì đã xảy ra vậy?”
Ông cúi thấp đầu.
“Cha!” Sadie kháng nghị. “Con đi ngang qua nơi này mỗi ngày, và ý cha muốn nói - trong suốt thời gian qua - và con thậm chí còn chẳng biết đến chuyện đó sao?”
“Con vẫn còn giữ con mèo của mình chứ?” cha hỏi nó, dường như đó là một câu hỏi thật sự ngớ ngẩn.
“Dĩ nhiên là con vẫn còn giữ con mèo!” con bé nói. “Điều đó thì có liên quan gì chứ?”
“Và bùa hộ mệnh của con?”
Tay Sadie đưa lên cổ. Khi chúng tôi còn nhỏ, ngay trước khi Sadie đến sống với ông bà ngoại, Cha đã đưa cho chúng tôi hai lá bùa Ai Cập. Của tôi là Con Mắt Horus, là một biểu tượng bảo vệ nổi tiếng ở Ai Cập
Thật ra cha tôi nói rằng biểu tượng của các nhà dược phẩm hiện đại, R, là kiểu lược giản của Con Mắt Horus, vì thuốc được cho là để bảo vệ bạn.
Dù sao thì, tôi luôn mang chiếc bùa đó bên dưới áo sơ mi, nhưng tôi đoán là Sadie chắc đã làm mất hoặc ném nó đi.
Tôi ngạc nhiên khi thấy con bé gật đầu. “Dĩ nhiên là con giữ nó, Cha à, nhưng đừng đổi đề tài. Bà ngoại luôn nói đi nói lại về việc cha đã gây cho Mẹ cái chết như thế nào. Điều đó không đúng, phải không?”
Chúng tôi chờ đợi. Chỉ lần này, Sadie và tôi cùng muốn chính xác một thứ - sự thật.
“Cái đêm mẹ con chết,” cha tôi bắt đầu kể, “ở đây tại Tháp...”
Một tia chớp đột ngột chiếu sáng cả bờ kè. Tôi quay lại, mắt nhắm mắt mở, và ngay tại giây phút đó tôi thoáng nhìn thấy hai bóng người: một người đàn ông xanh xao cao lớn với bộ râu chĩa, mặc một chiếc áo choàng kem; cùng một cô gái có làn da màu đồng vận một chiếc áo choàng màu xanh dương đậm và một chiếc khăn trùm đầu - kiểu áo quần mà tôi đã nhìn thấy hàng trăm lần ở Ai Cập. Họ chỉ đứng đó kề bên nhau, cách chúng tôi khoảng 6m, nhìn chằm chằm chúng tôi. Rồi ánh sáng dần tan đi. hai hình bóng đó tan biến dần thành dư ảnh nhạt nhòa. Khi đôi mắt tôi thích nghi với bóng đêm, họ đã biến mất.
“Ừm...” Sadie bồn chồn nói. “Hai người có nhìn thấy không?”
“Vào xe đi,” cha tôi nói, đẩy chúng tôi về phía lề đường. “Chúng ta đã hết thời gian rồi.”
Từ thời điểm đó, Cha ngồi im thin thít.
“Đây không phải là nơi để nói chuyện,” ông nói., liếc ra sau nhìn chúng tôi. Ông đã hứa cho người lái xe thêm 10 bảng nếu ông ta đưa chúng tôi đến viện bảo tàng dưới 5’, và người lái xe đang cố hết sức mình.
“Cha,” tôi ướm lời, “những người ở bờ sông đó...”
“Và cái người kia nữa, Amos ấy,” Sadie nói. “Họ có phải là cảnh sát Ai Cập hay gì gì đó không?”
“Nghe này, cả hai đứa,” Cha nói, “Cha sẽ cần đến sự giúp đỡ của cả hai đứa tối này. Cha biết việc đó khó khăn, nhưng hai con phải kiên nhẫn. Cha sẽ giải thích mọi thứ, cha hứa, sau khi chúng ta đến bảo tàn. Cha sẽ làm cho mọi thứ lại trở nên đúng đắn.”
“Ý cha là gì?” Sadie khăng khăng hỏi. “Làm cái gì đúng?”
Nét mặt Cha còn hơn cả buồn bã. Trông gần như là mặc cảm tội lỗi. Với cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng, tôi nghĩ về những gì Sadie đã nói: việc ông bà đổ lỗi cho ông về cái chết của Mẹ. Đó không thể là điều mà ông đang nói đến, đúng không nhỉ?”
Xe taxi quẹo vào đường Great Russell và bánh xe kêu rít lên khi ngừng lại phía trước cổng chính của bảo tàng.
“Cứ làm theo chỉ dẫn của cha,” Cha bảo chúng tôi. “Khi chúng ta gặp người phụ trách bảo tàng, hãy cư xử bình thường nhé.”
tôi đang nghĩ Sadie chẳng bao giờ cư xử bình thường cả, nhưng tôi quyết định không nói gì.
Chúng tôi ra khỏi xe. Tôi lấy hành lý trong khi Cha trả cho người lái xe một nắm tiền lớn. Rồi ông đã làm một việc kỳ lạ. Ông ném một nắm các vật nhỏ vào phía ghế sau - chúng trông giống những viên đá, nhưng trời quá tôi nên tôi không thể chắc được. “Hãy tiếp tục lại đi,” ông nói với người lái xe. “Đưa chúng tôi đến Chelsea.”
Điều đó thật phi lý vì chúng tôi đã ra khỏi xe, nhưng người lái xe lại phóng đi tiếp. Tôi liếc nhìn Cha, rồi nhìn chiếc taxi, và trước khi nó quẹo qua góc và biến mất trong bóng tối, tôi nhìn thấy hình ảnh lờ mờ kỳ lạ về 3 hành khách ngồi ở ghế sau: một người đàn ông và hai đứa trẻ.
Tôi chớp chớp mắt. Lái xe chẳng thể nào đón các vị khách khác một cách nhanh chóng đến như thế. “Cha...”
“Xe taxi ở London không để không quá lâu,” ông thản nhiên nói. “Đi thôi, hai nhóc.”
Ông dỏng bước qua các cánh cổng sắt được chế tác. Trong một giây, Sadie và tôi do dự chần chừ.
“Carter, chuyện gì đang xảy ra thế?”
Tôi lắc đầu. “Anh không chắc là anh muốn biết đâu.”
“Tốt thôi, ở lại ngoài này trong cái lạnh nếu anh muốn, nhưng em không dời đi mà không có câu giải thích.” Con bé quay người và theo sau cha chúng tôi.
Ngẫm lại những chuyện đã xảy ra, lẽ ra tôi đã nên bỏ chạy. Lẽ ra tôi nên lôi Sadie ra khỏi đó và lẩn càng xa càng tốt. Thay vào đó tôi đã đi theo con bé vào trong các cánh cổng.
Biên Niên Sử Nhà Kane 1 - Kim Tự Tháp Đỏ Biên Niên Sử Nhà Kane 1 - Kim Tự Tháp Đỏ - Rick Riordan Biên Niên Sử Nhà Kane 1 - Kim Tự Tháp Đỏ