Letting go means to come to the realization that some people are a part of your history, but not a part of your destiny.

Steve Maraboli

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1149 / 26
Cập nhật: 2017-07-24 16:14:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
ả xóm trại bừng lên khi mùa xuân đến. Hoa tầm xuân dọc chân đê tỏa hương ngào ngạt. Những cây mâm xôi đâm mầm mập mạp. Cả những cây dứa dại lá cứng như thép và đầy gai cũng túa ra những chiếc lá non mỡ màng. Lũ trẻ xóm trại rong ruổi với mùa xuân. Chúng lấy những đọt lá dứa non và những ngọn tầm xuân mập mạp để ăn.
Mùa xuân năm nay chúng tôi rất ít khi thấy ông Bộc ra khỏi nhà. Ông suốt ngày ở trong bếp lửa, lụ khụ ho. Ngày nào chúng tôi cũng tạt qua nhà ông. Chúng tôi giúp ông quét dọn nhà cửa và chẻ củi. Đôi ba ngày mẹ tôi lại sang giúp ông giặt giũ. Những lúc này bọn “lính” cóc không giúp gì cho ông được.
Đã gần hết tháng hai. Trời ấm hẳn lên. Nhưng ông Bộc tối nào cũng không rời được bếp lửa. Nhiều đêm ông phải đốt lửa trong nhà. Gặp tôi lúc nào ông cũng nói:
- Mùa đông năm nay dài quá. Lúc nào ông cũng rét.
Rồi một ngày ông không bước khỏi giường được nữa. Buổi tối, bọn trẻ chúng tôi sang nhà ông. Chúng tôi hoảng sợ khi thấy ngôi nhà tối om. Chúng tôi gọi ông. Ông vừa ho vừa trả lời chúng tôi.
- Ông ơi, ông ốm hả ông?
Ông Bộc nói, giọng nặng nhọc. Xương cốt ông đau nhức, như có ai đào đục trong ấy.
Chúng tôi mò tìm diêm trong bóng tối đốt đèn. Chúng tôi lấy củi nhóm một đống lửa gần phản cho ông nằm. Chỉ một loáng, ngọn lửa đã bốc cao. Ông nằm hướng về phía đống lửa, mặt ông hốc hác, miệng luôn phải há ra để thở. Thấy ánh lửa, lũ cóc trong gầm phản nhảy ra. Chúng giương đôi mắt lờ đờ quan sát muỗi và bầy kiến bò trên nền nhà đất.
Chúng tôi quyết định nấu nồi cháo cho ông. Nhưng khi sờ đến hũ gạo của ông thì chỉ còn một dúm nhỏ. Chúng tôi kéo ra ngoài sân phân công nhau về nhà lấy gạo. Nghe vậy, thằng Mên nói:
- Để em về lấy gạo cho.
Nói xong, nó chạy biến ra ngõ, lẫn vào bóng tối.
Khi ông Bộc ăn xong bát cháo, chúng tôi bỏ thêm củi vào bếp cho ông. Trước khi chào ông ra về, thấy tôi có vẻ bần thần, ông bảo:
- Cháu cứ về đi. Ông khỏe lắm rồi.
Sáng sáng, trên đường đi học tôi ghé thăm ông, tranh thủ nhóm cho ông một đống lửa. Buổi chiều, nếu không có việc gì, anh em tôi lại luẩn quẩn bên ông. Trời đột ngột nắng mấy ngày. Ông Bộc thấy khỏe hẳn. Ông ra sân ngồi sưởi nắng và làm những việc nhẹ. Ông tự nấu ăn lấy. Còn gạo và rau thì ông nhờ mẹ tôi mua.
Sau mấy ngày nắng ấm lại có gió mùa đông bắc ngày gió lạnh và mưa phùn. Ông Bộc lại nằm bệt giường. Ông ốm nặng hơn, chẳng ăn uống gì ngoài mấy thìa cháo loãng.
Một chiều tôi sang thăm ông. Tôi thấy ông đang ngồi trên phản tựa vào tường.
- Ông đỡ rồi à? - Tôi hỏi.
Ông Bộc không trả lời tôi mà nói:
- Ông đang đợi cháu. Hôm nay ông thấy khỏe và muốn nói chuyện với cháu.
- Ông nói đi, cháu sẽ giúp ông.
- Cháu có nhớ chuyện con cá một mắt mà ông kể cho cháu nghe không?
- Có, có! - Tôi đáp vội - Ông muốn bắt nó.
- Đúng vậy. Ông đã tìm cách bắt con cá ấy hơn 50 năm rồi. Nhưng ông không bắt được. Ông không còn thời gian để bắt nó nữa. Ông không sống nổi hết mùa xuân này đâu.
Nói đến đó, ông Bộc phải ngừng lại vì ho.
- Hơn 50 năm nay, người ta nghĩ ông là người có tội. Nhưng ông không có tội. Con cá quả một mắt ở đầm Vực đang giữ trong bụng nó một vật có liên quan đến ông. Nếu bắt được con cá, ông sẽ lấy lại được vật đó và sẽ được minh oan. Con cá ấy sẽ minh oan cho ông.
- Vật ấy là cái gì hở ông?
- Ông sẽ kể cho cháu nghe. Chuyện dài
Hơn 50 năm về trước, ông Bộc là một chàng trai. Bố anh cả Bộc là một ông đồ nho. Ông đồ nho mất sớm, cả Bộc với mẹ. Hàng ngày cả Bộc đi làm thuê. Đêm lại ra đầm Vực hay sông Đáy kiếm cá.
Năm cả Bộc mười bảy tuổi thì lính Pháp về xây đồn ở làng Giang cách xóm trại một cánh đồng rộng. Hầu như đêm nào anh cả Bộc cũng nghe tiếng súng từ lô cốt làng Giang bắn ra. Rồi một đêm, khi đang đơm đó ở cánh đồng làng, cả Bộc nghe tiếng súng rộ lên liên hồi. Đạn bay đỏ lừ về phía cả Bộc. Cả Bộc nằm xuống bờ ruộng. Sau đó tiếng súng nổ lác đác và ngừng bặt. Cả Bộc lại tiếp tục đi cất đó. Bỗng cả Bộc nghe có tiếng người rên rỉ. Cả Bộc đứng lại, lắng nghe và thầm thì: “Có ma thật à?”. Hồi còn bé cả Bộc hay nghe người ta kể chuyện ma đầm Vực thường xuyên hiện lên trêu người. Người nào gặp ma mà yếu bóng vía thì ma dìm chết. Có người đi khuya gặp một cô gái ngồi khóc tỉ tê. Thấy lạ, người đó đến vỗ vào vai cô gái, và giật mình thấy người cô gái lạnh buốt. Cô gái biến ngay thành một con ma tóc rũ rượi, răng như quả chuối, ngửa mặt cười khanh khách. Lại có người đi câu đêm, thấy một con lợn sề trắng dẫn theo một đàn con cứ chạy theo kêu khóc đòi mạng.
“Có ma thật ư?” - Cả Bộc tự hỏi - “Thế thì đến để xem ma thế nào. Có khác người không?”. Nghĩ vậy cả Bộc đến gần nơi có tiếng người rên. Cả Bộc lên tiếng: “Ai kêu đấy?”. Tiếng rên ngừng, một giọng nói yếu ớt cất lên: “Tôi… tôi”.
Cả Bộc hỏi:
- Tôi là ai? Ma hay người?
Tiếng người thều thào:
- Tôi… là… người.
Nghe vậy cả Bộc bước lại gần người đang nằm, bật diêm soi. Trong ánh lửa yếu ớt, cả Bộc nhận ra một người đàn ông còn rất.
Cả Bộc hỏi:
- Anh làm sao thế?
Người đàn ông nói:
- Tôi đi buôn bị bắt ở bốt Giang. Tôi trốn và bị bắn.
Cả Bộc sờ người đàn ông thấy ướt đầm và tanh mùi máu. Cả Bộc kêu lên:
- Máu nhiều quá.
Nói xong, cả Bộc xốc người đàn ông lên lưng, đi như chạy về nhà. Suốt từ lúc đó cho đến gần sáng, hai mẹ con cả Bộc rửa và băng vết thương cho người đàn ông.
Trời vừa hửng sáng thì lính từ bốt Giang đã kéo đến một số làng gần đó. Bộc đi thu đó vội chạy về nói với người đàn ông:
- Bọn lính đang đi lùng người vượt ngục đêm qua đấy.
Người đàn ông nói:
- Chúng nó tìm tôi đấy. Để cho tôi đi.
Cả Bộc nói:
- Anh đi làm sao được, mà đi đâu bây giờ?
Người đàn
- Tôi sẽ vượt qua sông.
Cả Bộc kêu lên:
- Không được đâu, anh đang bị thương. Để tôi giấu anh.
Nói xong, cả Bộc dìu người đàn ông ra sau nhà, giấu người đàn ông vào trong cây rơm. Sau đó, cả Bộc vừa lên nhà thì lính dã kéo đến đầy trên mặt đê. Một tốp lính kéo xuống nhà cả Bộc. Chúng nhìn thấy những chiếc đó còn ướt để ở góc sân, hỏi:
- Mày có thấy thằng nào chạy qua đây không?.
Cả Bộc nói:
- Tôi chẳng thấy ai cả! Các ông tìm ai?
- Một thằng Việt Minh quan trọng. Nó bị thương, máu đầy ở cánh đồng.
Cả Bộc nói:
- Tôi không biết.
- Đừng nói láo. Đêm qua mày đi kiếm cá ngoài đồng.
- Đúng thế, cả xóm này, làng này, đêm nào mà chả đi thả đó. Tôi chẳng thấy ai cả.
Một thằng sĩ quan đeo súng ngắn nói:
- Lục so nhà nó. Tao mà tìm thấy thằng Việt Minh ấy, tao bắn vỡ sọ mày.
Bọn lính lục soát trong nhà, dưới bếp và xung quanh nhà nhưng không phát hiện ra chỗ cả Bộc giấu người đàn ông. Chúng trở lại sân, nói:
- Cứ bắn vỡ sọ thằng này đi.
Tên sĩ quan rút súng ra khỏi bao, chĩa về phía cả Bộc nói:
- Tao đếm đến ba, mày không khai thì mày phải thế mạng.
Cả Bộc cãi:
- Tôi không biết thì làm sao tôi khai được.
Tên sĩ quan gầm lên:
- Câm mồm. Tao bắt đầu đếm. Một. Khai không?
Cả Bộc vẫn đứng không nhúc nhích, mắt nhìn thẳng vào họng súng.
- Hai. Có khai không?
Cả Bộc nói to:
- Tôi không biết thì tôi khai cái gì?
Tên sĩ quan cười gằn:
- Đừng có lừa ta. Bây giờ ta đếm lần cuối. Khai không
Cả Bộc lắc đầu:
- Tôi không biết.
- Ba.
Cả Bộc nói:
- Tôi không biết.
- Đoàng!
Tên sĩ quan bóp cò, cả Bộc như quỳ xuống. Tên sĩ quan phá lên cười. Hắn đã hất mũi súng lên khi bóp cò, đạn bay qua đầu cả Bộc. Hắn bước lại trước cả Bộc:
- Khá lắm. Mày cũng ghê đấy. Nhớ là không được chứa chấp bọn Việt Minh.
Nói xong, tên sĩ quan ra lệnh cho bọn lính rút lên đê và kéo về làng.
Cả Bộc đứng lặng giữa sân rất lâu rồi đi ra cây rơm đưa người đàn ông vào nhà.
Người đàn ông nhìn Bộc:
- Em thật là một người dũng cảm. Em đã cứu anh khỏi chết. Em có biết anh là ai không?
Cả Bộc nói:
- Em không biết anh là ai, nhưng em tin anh là người t
Người đàn ông hỏi:
- Lúc đó em không sợ chúng bắn em thật à?
Cả Bộc cười:
- Có chứ, em cũng sợ. Nhưng em tin là chúng nó không dám bắn em.
Người đàn ông cười, ôm cả Bộc. Cả Bộc nhìn người đàn ông, hỏi:
- Anh không phải là người đi buôn. Anh là ai vậy?
Người đàn ông nói:
- Với em thì anh không phải giấu gì nữa. Anh là cán bộ Việt Minh. Em có nghe nói về Việt Minh bao giờ chưa?.
Cả Bộc gật đầu. Người đàn ông lại hỏi:
- Em có muốn làm Việt Minh không?
Cả Bộc nói:
- Em làm Việt Minh thế nào được?
Người đàn ông nói:
- Những việc làm của em vừa rồi chứng tỏ em đủ phẩm chất để làm
Rồi từ ngày đó, gia đình Bộc trở thành cơ sở của Việt Minh. Và cả Bộc trở thành giao liên của Việt Minh huyện. Năm năm sau, cả Bộc trở thành một cán bộ Việt Minh chủ chốt của huyện. Cũng trong thời gian đó, giặc liên tiếp mở những chiến dịch càn quét, chúng tìm mọi cách phá vỡ các cơ sở cách mạng.
Một mùa hè, Bộc được cử về địa bàn quê hương mình xây dựng lại các cơ sở Việt Minh đã bị giặc đánh phá. Trong chuyến công tác vô cùng đặc biệt ấy, Bộc bị giặc phục kích trên chính cánh đồng quê hương mình. Anh thoát được ổ phục kích của địch, nhưng không thoát được vòng vây của chúng. Một cán bộ trong tổ chức của Bộc đã phản bội. Vì thế, bọn giặc biết vai trò quan trọng của Bộc, chúng cũng biết rằng Bộc mang theo người danh sách toàn bộ các cơ sở cách mạng của một địa bàn quan trọng nhất trong vùng. Bởi thế, trong đêm phục kích thất bại, bọn giặc đã triển khai bao vây cả cánh đồng để phục bắt cho bằng được Bộc. Ngày ấy cả cánh đồng liền với đồng chí rậm rạp như rừng. Suốt mấy ngày đêm liền, Bộc ém mình trong một cái hàm ếch lớn ở đầm Vực. Ban đêm, Bộc bò ra quan sát tình hình địch và bắt cua ăn sống để tìm cách vượt qua vòng vây. Anh phải vượt ra ngoài để liên lạc với huyện. Nếu không có tin tức của Bộc, huyện phải di chuyển cơ quan bí mật của Việt Minh và toàn bộ cơ sở Việt Minh trong vùng. Bộc là một cán bộ Việt Minh được hoàn toàn tin cậy và được thử thách. Nhưng hoạt động bí mật lúc đó có những nguyên tắc của nó. Mặc dù việc di chuyển lúc đó cũng là một việc nguy hiểm.
Và ở chính cái hàm ếch ven đầm ấy, Bộc bắt được con cá quả một mắt. Khi Bộc lạ lùng nhìn con cá quả một mắt thì Bộc nghĩ ra một mẹo để vượt qua sông, thoát khỏi vòng vây của giặc. Bộc tìm một sợi dây dại xâu con cá. Buổi chiều ấy, Bộc phát hiện ra cậu em họ đi câu cá quả ở đầm Vực. Bộc đã gặp người em họ và nói cho người em họ nghe tình thế của mình. Sau đó, Bộc đã lấy cái cầu câu cá quả của người em họ để đóng giả người đi câu vượt vòng vây.
Bọn giặc nhìn thấy Bộc liền giữ anh lại. Chúng biết ngay anh là người chúng đang bao vây. Vì ngón tay, ngón chân anh nhăn nheo, mặt nhợt nhạt và hốc hác, cùng với quần áo ướt đẫm dầm dề. Tất cả những cái đó chứng tỏ anh đã phải ngâm mình dưới nước một thời gian dài. Chúng liền lật quần áo anh để khám xét, rồi chúng chẻ cả những cần câu bằng ngọn tre của anh để tìm tài liệu. Nhưng chúng không thấy gì. Lúc đó, cái ống tre nhỏ đựng tài liệu được Bộc nhét vào bụng con cá quả một mắt. Bọn lính nhìn con cá quả to bằng bắp đùi và nói: “Mổ bụng con cá ra xem nó có giấu tài liệu trong đó không?”. Nghe vậy, Bộc giật thót mình. Bộc giữ con cá và kêu lớn: “Các ông mổ con cá thì tôi bán cho ai? Không bán được con cá thì lấy tiền đâu mua gạo”.
Bọn lính không nói gì, xông vào cướp con cá của Bộc. Bộc giả vờ ngã và hất con cá xuống đầm Vực. Con cá vừa chạm nước đã đập đuôi lặn mất hút. Bọn lính tức tối lôi Bộc về đồn.
Suốt ba ngày bị giam trong đồn, bị khảo tra dã man nhưng Bộc không hề hé răng. Tên đồn trưởng người Pháp quyết định thả Bộc. Trong lúc đó, có một hai cơ sở Việt Minh bị tên phản bội khai báo, bọn giặc đã vây bắt được một số cán bộ Việt Minh đưa về đồn. Cùng lúc đó Bộc được thả ra. Việc này đã gây nên nỗi nghi ngờ trong tổ chức Việt Minh huyện. Hầu hết mọi người đều cho rằng Bộc đã phản bội.
Bộc tìm lại tổ chức. Tổ chức hỏi tài liệu Bộc mang theo người đâu. Bộc kể lại việc con cá quả một mắt nhưng không có ai tin. Điều đó chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ của mọi người đối với Bộc mà thôi. Bộc đã bị khai trừ ra khỏi tổ chức. Bộc đau khổ bỏ quê hương đi làm thuê ở Bắc Cạn. Sau ngày tổng khởi nghĩa Bộc trở về quê hương. Tổ chức Đảng và chính quyền ở địa phương Bộc đã từ chối việc xin tham gia đội du kích xã của Bộc. Tin Bộc là kẻ phản bội đã lan đi khắp xã. Mọi người nhìn thấy Bộc đều nhổ nước bọt và lánh mặt anh. Trẻ con trong làng hễ thấy Bộc là réo to lên bài vè:
“Bộc gì mà Bộc
Phản bội nhân dân
Lấy oán báo ân
Với giặc thì thân
Với ta thì giết
Cá ơi có biết
Bộc muốn hại mày
Gắp lửa bỏ tay
Bộc gì mà Bộc”.
Bộc đau khổ, nhục nhã, cúi mặt bước đi. Bộc tìm đến nhà người yêu để tìm sự an ủi, động viên. Nhưng cô gái ấy đã xua đuổi và nguyền rủa Bộc. Rồi một đêm mưa gió, Bộc đã lễ sống mẹ và bỏ làng ra đi. Khi lên đến mặt đê, Bộc quỳ xuống nhìn đầm nước mà than: “Cá ơi, mày hãy trả lại cho tao sự trong sạch!”. Nhưng con cá một mắt kia nào có nghe được lời than của Bộc.
Đến ngày hòa bình, Bộc đột nhiên trở về làng. Mẹ Bộc khóc con đã lòa đôi mắt. Người yêu Bộc đã đi lấy chồng. Bộc nói với mẹ rằng Bộc sẽ tát cạn đầm Vực, bắt con cá một mắt kia để minh oan cho mình. Nghe Bộc nói vậy, bà mẹ khóc. Bà biết rằng Bộc không bao giờ có thể tát cạn được đầm Vực. Đầm Vực có một lối thông ra sông Đáy. Sông Đáy có một lối thông ra biển. Bộc làm sao tát cạn biển.
Biết không tát cạn được đầm Vực, Bộc liền sắm một bộ cần câu cá quả. Chiều chiều Bộc đứng trên bờ đầm Vực lặng lẽ vứt câu. Cứ thế, ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, cho đến bây giờ, ông Bộc đã câu được hàng nghìn con cá quả đầm Vực. Nhưng chưa bao giờ ông câu được con cá một mắt. Cho đến bây giờ, không ai còn nhớ chuyện anh cả Bộc xưa kia nữa, và trẻ con làng này cũng không biết từng có một bài vè “Bộc gì mà Bộc” nữa. Nhưng ông Bộc vẫn không khi nào nguôi ngoai nỗi buồn đau ấy.
Bí Mật Hồ Cá Thần Bí Mật Hồ Cá Thần - Nguyễn Quang Thiều Bí Mật Hồ Cá Thần