"We humans have lost the wisdom of genuinely resting and relaxing. We worry too much. We don't allow our bodies to heal, and we don't allow our minds and hearts to heal.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1277 / 13
Cập nhật: 2017-09-18 10:27:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21
ó một quản giáo háo sắc để mắt tới một nữ tù, lúc trực gác ca đêm thường rủ cô này ra nói chuyện, tiến hành giáo dục tư tưởng, sau đó bắt đối phương matxa, muốn dấm dớ với cô nàng tí tẹo. Không ngờ trong lúc matxa, bị đối phương nghe lỏm điện thoại, phát giác ra một âm mưu. Vốn là có kẻ nhờ cậy quản giáo này nghĩ cách giảm hình phạt cho Què, tạo cơ hội cho Què lập công chuộc tội. Kế gã nghĩ ra rất hiểm: bảo Què xúi giục Cường đại ca vượt ngục, vờ cung cấp vài dụng cụ như giũa, dao, đợi khi hành sự sẽ kịp thời tố cáo, chặn đứng hành động vượt ngục. Như thế chẳng phải lập công hay sao?
Cô kia bèn rỉ tai với hai bạn tù, thế là một nữ tù khác bắn tin cho Cường đại ca. Khỏi phải nói, Cường căm giận cực độ, quyết ra tay trước, kết quả là có chuyện xảy ra sau đó.
Đây là một cách nói có thể chấp nhận được. Đương nhiên, liên quan tới cái chết của Què còn có các cách giải thích khác. Có người bảo Què bị anh em nhất loạt từ bỏ, vì bất ngờ đâm ra phẫn uất quá. Anh ta là người tài trí, bây giờ bằng chứng điều chế thuốc độc rành rành, trở thành thủ phạm chính tội lớn khó gỡ, vướng chung thân là nhẹ nhất. Nghe cán bộ kiểm sát và luật sư nói vậy, Què không muốn tàn đời ở trong ngục, quyết định tự kết liễu đời mình, chẳng can hệ gì tới những người khác.
Nói vậy xem ra có vẻ cũng hợp lý hợp tình. Bất luận thế nào, Què chết vẫn khiến tôi cảm thấy vô cùng đáng tiếc. Một người tốt nghiệp trung học cơ sở như anh ta, sáng tạo ra biết bao thứ ngang trình độ toán cao đẳng, lúc nào cũng khiến tôi kinh ngạc bởi biển học vô bờ. Cái lối nhìn đời của anh ta tuy chẳng phải lúc nào tôi cũng chấp nhận cả nhưng làm tôi rúng động và nhớ mãi. Một đêm khuya khoắt nọ, Què trằn trọc mãi không ngủ được, miệng cắn cọng cỏ khô, như nghiến chặt giữa hai hàm răng cái thế gian không còn thuốc chữa này: “... nghèo khổ và quyền lực đều là điều kiện để phạm tội, cậu chưa đụng vào mấy thứ này nên dễ làm người tốt.” Anh ta nhìn tôi cười nhạt, “người ta trên đời thực ra chỉ phân thành hai loại, một loại cậu gọi là người tốt, kỳ thực là bọn chưa gặp điều kiện để phạm tội. Một loại cậu gọi là người xấu, chẳng qua là bọn đã phạm tội không còn cơ hội hối cải, tỷ như không còn thời gian nữa, không thể bắt đầu lại từ đầu.” Tôi ấp úng: “Ý anh là người ta phần đông nếu không phải là những kẻ có tội tiềm năng thì cũng là kẻ có tội đang hối hận, đúng không?” Anh ta gật đầu: “Đúng, chúng ta đều là lũ cừu non lầm đường lạc lối, tội nặng lắm.”
Tôi không thể tranh luận với Què, không có nhiều học vấn như anh ta, cũng không giống anh ta động một cái là nhắc đến Kinh Thánh. Nhưng có cảm giác hơi hướng của cái chết đã lởn vởn trên khuôn mặt trắng xanh của Què - liệu đêm đó anh có dự cảm gì về tai họa đang đến gần không nhỉ?
Rất nhiều năm sau, tôi mới được ông Ngụy tiết lộ tung tích của Anni, tôi rất muốn tìm Anni, muốn biết cô ta liệu có phải là người nữ tù đã chuyển tin cho Cường đại ca, hoặc cô ta có biết người đó không - đó là điểm nghi ngờ liên quan đến Cường mãi mãi lưu lại trong tim tôi. Khi đó ông Ngụy đã rời cơ quan, công ty cũng đã phá sản, đồ cũ chất đầy đến nửa gian văn phòng, một cái máy fax hình như đã hỏng, tủ lạnh chỉ còn mấy quả cà chua và vài gói mì ăn liền, trên mặt bàn và sàn nhà phủ lớp bụi mỏng. Xem ra chỗ này không giống một nơi thư ký Anni chăm sóc tổng giám đốc, cũng không thể có bao nhiêu cuộc đàm phán và hội nghị. Nhưng điều đó không ngăn ông Ngụy mở túi hồ sơ, lấy ra hàng tập hàng tập tài liệu dự án, nhiệt tình miêu tả cho tôi nghe viễn cảnh tươi đẹp của công ty; cũng không ngăn ông ta với tình nghĩa bạn tù khảng khái thu nhận tôi làm trưởng phòng kinh doanh.
“Tiền hàng bên Nhật vẫn chưa vào tài khoản, nên tạm thời tôi chưa đưa lương cho cậu, nhưng cho cậu 10% cổ phần công ty, hay là 12%, cậu thấy thế nào?”
Tôi rất cảm động.
“Tôi là người luôn nhớ tình xưa nghĩa cũ. Đã một lần cùng cậu qua hoạn nạn, đủ làm bạn với nhau hả? Tuy rằng sau chuyện này không đưa được các anh em ra tù, nhưng nhìn những thay đổi triệt để trên diện mạo của trại, hiện tượng chà đạp nhân quyền về cơ bản chấm dứt, còn không phải là nhờ giám đốc Ngụy này ư? Hai nhà văn nổi tiếng tới khảo sát ấy đều là anh tôi. Họ ghi lại tình hình khảo sát, gửi kiến nghị lên Hội nghị Hiệp thương, Bộ Công an tất phải ngoan ngoãn chỉnh đốn. Tôi vốn còn muốn dẫn một đoàn nhà báo đến để phơi bày sự việc ra ánh sáng!”
Điều này hình như là sự thật.
Điện thoại di động kêu. Từ vẻ mặt thốt nhiên mềm nhũn như bùn của ông ta, từ cử chỉ ngoắc ngón tay đầy trẻ trung của ông ta, chắc chắn đầu dây bên kia phải có mùi hương đàn bà. Ông Ngụy cười ha ha nói không được không được, giờ đã muộn, ông vừa gặp một vị lãnh đạo trung ương, còn phải đợi hai cái fax từ Mỹ, thực tình không có thời gian. Ông ta lại kêu ối ối vài tiếng như bị muỗi đốt, nói được rồi được rồi, cưng ơi, để anh liên lạc với bên Mỹ một lúc đã nào.
Ông cúp máy, lúc lắc đầu bực tức, “Hừ, em út ở đại quan viên của tớ đấy, ghê gớm lắm. Bây giờ không còn mấy khách nữa, ngày nào cũng bỏ bom máy điện thoại của tớ.”
Ông đành dắt tôi đến một hộp đêm, mới đến cửa giáp mặt tay quản lý đã ông ổng: “Còn cô em nào chưa có khách, tới cả đây, tính hết vào anh!”
Bảy tám cô mặt hoa da phấn ào tới, vừa ríu rít như chim lại vừa giống hổ đói tranh mồi, tóm chặt chúng tôi ấn vào một phòng karaoke. Trong số đó có một cô còn ngồi lên đùi ông Ngụy, quàng tay bá vai, suýt nữa thành ra cưỡi đầu cưỡi cổ ông ta. Chỉ có điều, hôm nay bọn họ vui mừng hơi sớm. Đúng là hôm nay ông Ngụy đến với họ, nhưng tiền hàng bên Nhật chưa vào tài khoản, hôm nay không thể đưa tiền mặt, chỉ có thể viết chi phiếu thôi.
Lũ bướm kia đời nào chịu như vậy, cả bọn xếch ngược lông mày, trở mặt nói những câu thô tục như hàng tôm hàng cá, tay chân vây chặt lấy ông Ngụy. Không những lấy chi phiếu và vài đồng lẻ trên người ông ta, còn vặt luôn cả điện thoại. Cặp kính râm đặt trên tràng kỷ cũng bị cướp, nhưng chắc là đồ rẻ tiền nên một cô gái xem qua lại quẳng trả ông ta. Chiếc đồng hồ chưa bị tháo khỏi tay đã rơi vào vòng tranh cướp của ba mụ đàn bà.
“Các cô thích tranh cướp hả?” Ông Ngụy một chân đạp đổ bàn, thế mới khiến cả đám đột ngột tản ra. “Các cô không xem bộ dạng chính mình đi, mắt tô như mắt mèo, quần áo mặc như mớ giẻ, vừa nhìn đã ra một mụ bán mía dạo, không có tí tư cách nào, cũng đòi ở đây kiếm tiền?”
Trông bọn họ cụp mắt cúi đầu, bĩu môi làu bàu, không còn hùng hổ nữa, ông Ngụy vuốt lại mái tóc rối, dịu bớt giọng: “Đã ăn mày còn đòi xôi gấc! Muốn tiền mặt. Lấy đâu ra lắm tiền mặt thế? Bây giờ là xã hội văn minh, Trung Quốc muốn gia nhập WTO, mọi ngành mọi nghề đều phải giữ đạo đức, muốn xây dựng cơ chế doanh nghiệp hiện đại, trước tiên các cô phải có thái độ phục vụ nghiêm túc, đúng không? Không nên chỉ vội nhắm vào cái lợi trước mắt, đúng không? Không được đội đồng tiền lên trên tất cả. Tiền tiền tiền, thô bỉ! Đừng nói các cô một đám dưa khú cà thâm, dù là quốc sắc thiên hương tới đây cũng không thể mở mồm là nhắc tiền! Cô...” Ông ta chỉ vào một cô gái, “bảo cô đi chỉnh lại răng, sao không đi? Một hàm chín sáu ba không, lại chẳng đuổi khách chạy xa một vạn tám nghìn dặm?” Ông ta làm đối phương nghe tức đến nỗi khóc òa một tiếng bỏ đi, lại chỉ một cô khác, “Còn cô nữa! Cô nói năng là thô lỗ nhất, không có tí văn hóa nào! Chỉ hát nổi mấy bài nhạc Hồng Kông, Đài Loan, ngay cả nước Anh ở đâu cũng không biết, nước Mỹ ở đâu cũng không hay. Trình độ như thế thì làm gì được? Các cô ban ngày có bao nhiêu thời gian, tại sao không đọc sách? Như Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc, đều phải biết một chút chứ? Như luật pháp và chính sách cơ bản của nhà nước, những việc lớn của quốc gia mới xảy ra, đều phải biết một chút chứ...”
Bài giảng giáo dục chính trị và đạo đức của ông ta xem ra chẳng bao giờ dứt, tôi lấy một cuốn tên bài hát giở xem mấy lượt, cuối cùng giả vờ đi toa lét, thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt của căn phòng, ra ngoài đường lớn.
Báo Cáo Chính Phủ Báo Cáo Chính Phủ - Hàn Thiếu Công Báo Cáo Chính Phủ