People sacrifice the present for the future. But life is available only in the present. That is why we should walk in such a way that every step can bring us to the here and the now.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Khánh Liên
Thể loại: Tuổi Học Trò
Upload bìa: Trần Xuân Bách
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3557 / 38
Cập nhật: 2014-12-22 11:25:17 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1/13
á me lả tả rơi theo trận gió thu, rắc đầy con đường Hùng Vương đang ngập màu áo trắng.
Những tà áo lụa trắng thướt tha bay trong gió như đàn bướm dập dìu. Những chiếc áo sơ mi trắng tinh khôi, những đôi giày bata, những đôi đát. Những âm thanh huyên náo, tiếng cười đùa, chuyện trò tíu tít… tất cả đã làm nên cái không khí háo hức như mở hội của ngày khai trường.
Ngồi trên chiếc xe đạp nhỏ xinh xinh, Hoàng Hà đang sóng đôi cùng Trường Sơn hân hoan đến trường.
Chợt một cơn gió hất tung mái tóc mượt dài của Hoàng Hà. Con bé vội vã vén những mái tóc mai qua vành tai, không phiền hà, lại quay sang Trường Sơn cười thú vị.
- Ðúng là mùa thu, Sơn nhỉ?
Cậu con trai đang sức lớn, chân dài, gương mặt thông minh nhưng hiền hậu, ngước nhìn bầu trời đang ửng hồng với những đám mây bạc, ngớ ngẩn đáp lại:
- Sao Hà biết đó là gió mùa thu?
Hà dài môi, liếc Sơn:
- Vậy chứ mùa khai trường chẳng phải là mùa thu, có “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàn bạc” là gì?
Sơn chậc lưỡi, đưa một tay lên vỗ trán:
- Chà! Hà nhớ dai quá chứ! Có phải là một đoạn văn trong bài “Tôi đi học” của thi sĩ Thanh Tịnh không?
Hà gật gật, mỉm cười:
- Ðúng, đúng! Trí nhớ của Sơn có kém gì Hà đâu nè!
Sơn nhún vai:
- Sơn lại thấy bây giờ là mùa mưa thôi. Hà không thấy đêm hôm, mưa dữ dội đến long trời lỡ đất hay sao?
- Ai không biết! Nhưng ngày nhập học, Sơn chẳng có chút xíu cảm xúc nào sao?
Làm sao Sơn chẳng có cảm xúc kia chứ? Ngày đầu tiên đi học, nhất là trường trung học, đâu riêng Hà, chính Sơn cũng cảm thấy “nôn nao khó tả” như cậu bé trong bài tập đọc Hà vừa nhắc đến.
Cảnh vật cũ vẫn thế, nhưng cái nao nao khó tả trong người đ@£ làm Sơn có cảm giác như chưa từng đi qua con đường cậu đã mòn chân in dấu.
Dường như hôm nay màu xanh của những hàng me già vốn đã cằn cỗi đang bừng lên sức sống của tuổi thanh xuân hay sao ấy! Chúng chỉ đợi đến mua thu lại rút lá lên người những cô cậu học trò, vui mừng trong ngày hội ngộ sau ba tháng hè xa cách. Rồi những chùm hoàng điệp rực vàng, màu hồng thắm của trúc đào ven hai bên đường cũng đang chào đón… tất cả đã làm nên những gì rất khó tả, không chỉ ở Sơn mà cả ở Hà nữa.
Cô bé thích thú cười luôn miệng:
- Sơn trông kìa! Hôm nay cái gì của học trò tụi mình cũng mới. Các bạn diện quần áo, tóc tai, cặp vở … nhất nhất đều mới, đúng không?
- Và cảm giác đi học cũng mới nữa chứ! – Sơn thêm vào.
Hà che miệng cười:
- Chỉ có chiếc xe của Sơn là cũ xì thôi!
Trường Sơn nhìn xuống chiếc xe sườn ngang cà tàng của mình cười, nói:
- Chọc quê Sơn hoài.
Hà liếc nhìn Sơn hóm hỉnh:
- Tưởng đâu phần thưởng của ông thủ khoa ít ra cũng là một chiếc xe thật mới chứ!
Sơn cười tư lự:
- Ðáng lẽ thì như vậy, nhưng rủi ro cho Sơn, lúc này nhà Sơn… tài chính kẹt lắm.
Hà tròn đôi mắt nai:
- Sao vậy? Chỉ một đợt dừa thôi cũng đủ mua cho Sơn một chiếc xe tốt rồi mà!
Sơn gật đầu, có vẻ bối rối:
- Bình thường thì như vậy nhưng lúc này khác rồi Hà à!
Hà ngạc nhiên lắm:
- Khu vườn nhà Sơn vẫn mênh mông dừa là dừa. Có gì khác trước đâu?
Sơn thở ra, giọng nhỏ đi:
- Ba Sơn đã đốn trụi để trồng cam và nhãn rồi!
Hà suýt xoa:
- Uổng quá!
Hà nhíu mày vẻ suy tư, chợt con bé reo lên:
- Chắc ba Sơn đã tính kỹ rồi đấy chứ. Hôm trước Hà nghe nói nhà vườn ai cũng than dừa không có giá.
Sơn gật đầu:
- Ðúng rồi, hiệu quả kinh tế sẽ tăng nếu cam nhãn thay cho dừa.
Cậu có vẻ buồn:
- Phải chi ba Sơn đốn dừa phân nửa thôi … Ðằng này ông làm cái rụp. Ðã không thu được huê lợi từ dừa mà còn phải bỏ vốn đầu tư cho những cây mới trồng… Mẹ Sơn chới với chứ chẳng chơi!
Hà nhớ đến bác Lâm, ba Sơn, một người đàn ông quắc thước. Tính tình ngay thẳng, cương quyết mà Hà rất mến mộ, Hà bênh vực:
- Bác Lâm làm như vậy cũng có lý do chính đáng chứ hả Sơn?
- Ừ, ba nói, làm gấp để không kịp lo cho Sơn vào đại học.
Hà toét miệng ra cười, hở mười cái răng trắng đều tăm tắp:
- Bác Lâm lo xa ghê!
Cổng trường trung học Nguyễn Ðình Chiểu hiện ra sừng sững. Lá quốc kỳ phấp phới trong gió. Pho tượng cụ Ðồ Chiểu như đang mỉm cười, vẫy tay mời đàn cháu nhanh chân đến trường.
Sân trường rộng thên thang. Chính giữa là hội trường rộng lớn, bốn dãy lầu dùng làm phòng học bao bọc xung quanh. Cây cỏ và những tàn phượng xanh um đã tạo cho sân trường vẻ thoáng mát, tươi đẹp kỳ diệu.
Trường Sơn háo hức xuống xe, mắt dán vào ngôi trường cậu đã yêu ngay từ khi chưa vào học.
Trong lúc Hà còn đang lúng túng. Con bé từ tốn bước chân ra khỏi nhà xe và dắt nó một cách cẩn thận, không để cát đất từ bàn đạp dính vào đôi tà áo quá đổi trịnh trọng. Dáng đi của Hà, do vậy, bổng trở nên dịu dàng quá đỗi!
Sơn quay lại chờ đợi. Cậu không thể không bỡ ngỡ trước những điều quá ư kỳ diệu nơi nhỏ bạn vốn liếng thoắng, tinh nghịch và hay bắt nạt mình nữa!
Bỗng nhiên Sơn thấy Hà lớn quá! Thật khác với con bé tóc đuôi gà mấy tháng trước đây, lúc hai đứa còn tranh nhau ôn thi chuyển cấp.
Ðến gần, Hà cười với Sơn như để chia niềm hân hoan được đến ngôi trường chúng hằng mơ ước thì Sơn lại càng lạ lẫm hơn vì đôi môi Hà tươi màu sơri chín, đôi má căng tròn, ửng hồng… Trời ạ! Cả đôi mắt của Hà vốn đã tròn với hàng mi đen nhánh, nay lại có vẻ mơ màng huyền hoặc … tất cả như thôi miên, làm thằng bé đứng trơ như phổng.
Hà vô tình:
- Ði thôi, trễ rồi đó Sơn!
Sơn buột miệng:
- Tụi mình không còn học chung một lớp, buồn quá Hà nhỉ?
Hà nghênh mặt:
- Dữ nha! Bữa nay được học lớp chuyên rồi lại buồn vì không dở như Hà hả? Vừa thôi bạn ơi!
Sơn thản nhiên:
- Con gái mà học chuyên toán như Sơn thì khô khan lắm! Cứ học như vậy thì hay hơn Hà ạ!
Phải rồi. Bản tính mơ mộng như Hà làm sao học chung với Sơn được, Hà cũng buồn:
- Không học nhưng tụi mình vẫn đi chung một đường, cũng là an ủi rồi.
Giọng Sơn bỗng trở nên hào hứng:
- Thôi, đầu năm chúc Hà học giỏi … rồi tụi mình sẽ vào đại học một lượt!
Hà liếc Sơn e ngại:
- Hổng dám một lượt đâu, Sơn học giỏi thấy mồ.
Sơn nhẹ giọng:
- Thì Hà cố gắng lên đi. Hà chỉ Văn cho Sơn. Toán có gì không hiểu, Sơn sẽ giảng cho Hà … Lo gì tụi mình không vào được đại học?
Hà ậm ừ dắt xe, nhìn xe cộ hàng hàng lơp lớp chật ních nhà xe, ngán ngẩm. May thay Sơn đã đưa cặp của nó cho Hà rồi nhanh tay gửi cả hai chiếc vào đó một cách gọn gàng:
Hà nhăn mặt:
- Mới đến lớp ngày đầu mà Sơn chuẩn bị tập vở chi nhiều vậy?
Sơn nghiêm trang:
- Ở cấp ba, nhập học là vô chương trình liền. Sơn sợ về nhà bận bịu không chép bài lại được thôi.
- Tiết kiệm thời gian quá nhỉ. Hèn gì tụi nó đặt cho Sơn là Sơn “tiên sinh” là phải rồi!
Sơn cười xòa:
- Ừ, Sơn hà tiện lắm, không tiêu vặt, không lãng phí thời gian… như vậy có gì là xấu đâu Hà nhỉ?
Hà không kịp trả lời vì các bạn đã tề tựu dưới cờ cả rồi. Con bé cuống quít:
- Trễ rồi. Hà đi nhen!
Nó đi như nhón gót vì đôi giày đế cao. Ống quần vừa rộng vừa dài, bước đi của Hà tha thướt quá! Hèn gì đám con trai cứ ngoái cổ nhìn theo. Có đứa nào còn buông lời chọc ghẹo, nhưng Hà chẳng thèm nghe, cứ mải đi tìm chỗ sắp hàng của lớp mình.
Bỗng một cánh tay thò ra vẫy tíu tít:
- Lớp mình đây nè, Hoàng Hà!
Hà mừng rỡ:
- Ủa, Tú Anh! Tụi mình học chung một lớp hả?
Tú Anh kéo Hà vào hàng. Hai đứa nắm tay nhau thân thiết. Tú Anh thì thầm:
- Chỉ còn tao với mày thôi, không có ma nào của lớp mình cả!
Hà cởi mở:
- Vậy cũng được rồi, còn hơn bị bơ vơ giữa lớp mới.
Cả hai đứa bỗng cảm thấy thân thiết, mặc dù hồi còn học ở cấp hai, thỉnh thoảng giữa hai đứa mới có một câu chào!
Chẳng phải vì Hà không có tình đoàn kết mà là nhỏ Tú Anh thuộc gia đình giàu có, cậy thầy đến nhà kềm cặp, nó học khá giỏi và xem bọn Hà chẳng có ký lô nào cả.
Chẳng dè qua mấy tháng hè, con bé đã thay đổi, tay bắt mặt mừng với Hà như vậy. Giữa chốn đông người lạ đất, âu cũng là quý hóa với Hà rồi.
- Thấy có tên mày trong danh sách 10C3, tao mừng dễ sợ!
Hà cười tươi tắn:
- Ðầu năm tụi mình đã có bạn, không sợ bị ăn hiếp Tú Anh hé?
Tiếng loa phóng thanh vang vọng, thầy hiệu trưởng đang đọc diễn văn khai trường. Tú Anh kiễng chân lên ngắm vị thầy già, vốn có tiếng là lắm tài, nhiều đức… Bỗng con nhỏ chạm phải ánh mắt có vẻ tìm kiếm của Sơn, nó liền quay phắt lại trêu Hà:
- Ấy, vừa nghe mày nói sợ bị ăn hiếp, có người đã lo tìm mày để “bảo vệ” kìa!
Hà ngây ngô:
- Lớp nào đứng yên chỗ nấy, ai tìm đâu?
Tú Anh cười rúch rích:
- Người ta tìm bằng mắt, nhỏ khờ ạ!
Nó kéo tay, đưa hà đến đối diện tầm nhìn của Sơn.
- Ðó, đó… thấy chưa?
Hà bẻn lẻn, quay ngang:
- Tưởng ai! Sơn với Hà là bạn bè thân thiết, tại Tú Anh không biết đấy thôi!
Tú Anh nháy đôi mắt một mí to đen, xinh như con gái Nhật Bản, gật gù:
- Rất thân thiết nữa à? Ðấy, rõ là mày không lẽ loi ở trường này rồi! Hì hì! Vậy mà cũng giả đò than thở. Tội ghê!
Tiếng chuông vào học đã cắt ngang câu chuyện còn chưa ngã ngũ của hai cô bé.
Tú Anh vui vẻ:
- Ê! Thầy hiệu trưởng biết điều quá hen! Nói vắn tắt như vậy tao chịu đó! Bài diễn văn mà dài chắc tụi mình phơi nắng đã luôn!
Hà dợm bước thì Tú Anh la ơi ới:
- Ðợi tao với!
Thì ra trong lúc kiễng chân quan sát “hiện trường”, chiếc giày bên phải của Tú Anh đã trật khỏi gót, lính quýnh thế nào mà nó gài mãi không vô.
Hà chắc lưỡi:
- Ðể Hà làm cho! Nhanh lên! Mình lại vào lớp trễ cho coi:
Tú Anh bướng bỉnh:
- Ðầu năm mày sợ gì!
Xui cho Hà, quai giày của Tú Anh đã yên thì tới phiên con nhỏ… nhón! Chả là vì Tú Anh hơi lùng nên nó mang đôi giày cao một tấc vào. Kết quả là khi bạn bè ai đã vào chỗ nấy thì hai đứa mới lùm đùm vào lớp.
Nóng ruột vì chờ đợi lời mở đầu của cô chủ nhiệm đã lâu. Một đứa mát mẻ, nói to:
- Xin hai công chúa nhanh chân dùm!
Hà xấu hổ đỏ mặt, nhanh chân ngồi vào chỗ trống ở bàn thứ ba. Còn lại Tú Anh cứ thong thả ngồi tận bàn cuối.
Cũng may thay, cô chủ nhiệm lớp Hà còn rất trẻ, có lẽ là mới ra trường.
Nếu không mặc áo dài màu và trang điểm chút phấn son thì tụi nó đã lẫn lộn với nữ sinh trong trường rồi.
Tuổi trẻ nên dễ cảm thông. Ðứng chờ hai “công chúa” sốt ruột vậy mà cô chỉ mỉm cười không nói. Rồi cô bắt đầu câu chuyện đầu năm với lớp, phân chia tổ, nhóm, bình bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng và các trưởng phó ban cán sự lớp, sau cái công việc đầu tiên rất khó nhọc là sắp đặt chỗ ngồi cho tụi nó.
Mặc cho cô tách rời. Tú Anh thấp bé ngồi bàn trên, Hà chân dài một chút phải ngồi bàn dưới, Tú Anh cứ một mực kêu nài cho được ngồi gần bên Hà mới thôi.
Không dè dãy bàn của đám con trai sau lưng Hà nhiều chuyện hết biết.
Hai đứa vừa ổn định chỗ ngồi bèn có tiếng xì xào:
- Hoàn Châu công chúa, Tử Vy công chúa ngự giá ở đây, tụi bây liệu hồn đừng có quậy nhe! Ðám con trai cười phụ họa.
- Vạn tuế nhị vị công chúa. Thiên, thiên tuế!
Tú Anh cũng chẳng vừa, trừng mắt nhìn cái tên phát biểu “linh tinh” vừa dài môi ra “xí” một tiếng dài thòng!
Lại có tiếng thì thầm:
- Nhờ vậy mới được tận mắt diện kiến dung nhan Hoàng Châu công chúa đấy chứ!
Tú Anh nổi cáu, nói to cốt để tụi con trai nghe rõ.
- Xêkô ở đâu cũng có, bực bội ghê!
Cái mỏ của thằng nọ kịp thời tốp lại. Không ngờ Hoàn Châu công chúa tung chiêu lợi hại, đánh trúng ngay cái mỏ nhọn Xêkô của nó. Lập tức có người ủng hộ ngay:
- Ê, stop cái mỏ Xêkô lại, cô đang dặn dò kìa!
Ðúng là cô chủ nhiệm đang nói những lời từ biệt để tụi nó bước sang tiết học khác.
Không ngờ thầy dạy hóa học làm việc rất quân sự. Cứ một hai là vô chương trình cái rụp. Chẳng đứa nào còn có cơ hội đôi chối nữa!
Ðầu năm đầu tháng, tinh thần học tập của tụi nó có thừa. Ðứa nào đứa nấy nghe thầy giảng không sót một câu! Bài chép trong vở còn nắn nót ghê lắm!
Tụi nó tràn ngập trong hạnh phúc của ngày đầu tiên đến trường, mở đầu thời kỳ đẹp nhất của đời học sinh trung học. Cái thời mà tụi nó bắt đầu lớn, bắt đầu mơ mộng ngoài cửa lớp.
Tan học rồi thấy Hà còn ngồi ghi ghi, chép chép, Tú Anh sốt ruột giục:
- Về thôi Hà ơi! Siêng dữ vậy?
Hà ngước khuôn mặt đỏ hồng vì nắng trưa lên, bảo Tú Anh:
- Tú Anh về trước đi, Hà không muốn mất thời giờ chép tới chép lui bài vở đâu!
Tú Anh tròn mắt:
- Sao vậy? Ở nhà mày bận lắm hả?
Hà lắc đầu, lại tiếp tục cắm cúi viết.
- Không! Thời gian ấy để học và làm bài hợp lý hơn.
- Ý kiến hay! Nhưng như vậy thì phi đi tuổi trẻ đấy!
Hình như Hà không nghe được lời nói sau cùng ấy, nó cứa thản nhiên gạch dưới những tiêu đè, viết bằng mực đỏ đàng hoàng.
Tú Anh tròn mắt:
- Sao vậy? Ở nhà mày bận lắm hả?
Hà lắc đầu, lại tiếp tục cắm cúi viết.
- Không! Thời gian ấy để học và làm bài hợp lý hơn.
- Ý kiến hay! Nhưng như vậy thì phi đi tuổi trẻ đấy!
Hình như Hà không nghe được lời nói sau cùng ấy, nó cứa thản nhiên gạch dưới những tiêu đè, viết bằng mực đỏ đàng hoàng.
Hà ơi! Về thôi!
Hà xua tay:
- Về trước đi, một chút nữa Hà mới về!
- Ủa, Hà còn đợi ai nữa?
Hà ngước lên vì giọng nói thân quen ấy rồi toét miệng ra cười:
- Sơn mà Hà lại ngỡ là Tú Anh chứ!
Sơn ngồi xuống ghế đối diện với Hà và thản nhiên nói:
- Hà làm gì cứ làm đi, Sơn đợi.
Hà xếp tập cất vào cặp, vội đứng lên:
- Xong rồi, Sơn à!
Sơn sực nhớ việc phải làm, hối hả bảo Hà:
- Hà đưa thẻ để Sơn lấy xe cho! Tụi lớp chiều đã kéo đến rồi kìa.
Hà nhìn theo Sơn, nói với theo:
- Nhanh lên, Hà chờ đấy!
Nhờ Sơn gửi và lấy xe dùm, nên chiếc xe không làm bộ áo quần trắng của Hà lấm bụi chút nào. Chiếc nón mây điểm ít hoa vải xinh xinh càng làm cho Hà duyên dáng hơn. Hai chiếc xe song song bên nhau. Chợt Sơn thả lỏng bàn đạp để cho chiếc xe lùi sau Hà một chút rồi vọt lên trên, vui vẻ bảo Hà:
- Trông Hà giống “cô nữ sình bướng bỉnh” ghê!
Hà giận dỗi:
- Sơn làm như hà dữ dằn lắm vậy!
Sơn bật cười:
- Không phải. Sơn thấy Hà lớn phỗng, giống “cô” rồi đấy chứ!
Hà nghiêng mặt cười duyên với Sơn:
- Hà lớn rồi chứ bộ, để mình Sơn người lớn thôi sao?
Hai đứa lặng thinh, bâng quơ nhìn những chiếc lá khô bị gió đuổi trên đường.
Chợt Sơn quay sang Hà hớn hở:
- Suýt chút nữa thì quên! chiều nay Sơn đem ghe rước hà với Giang qua nhà Sơn chơi nhe!
- Hả? Chi vậy?
Sơn tươi cười:
- Ðám giỗ ông nội. Năm nay má Sơn làm đơn giản, chỉ dám mời hai chị em Hà sang ăn bữa cơm gia đình thôi.
Hà reo lên:
- Hay quá! Hà cũng đang muốn sang nhà Sơn xem vườn tược thay đổi ra sao.
Sơn dặn dò:
- Ðúng ba giờ chiều, Sơn đợi ở bến đò cũ, nhớ đừng quên áo mưa đấy.
Hà nguýt Sơn:
- Sơn lo xa quá, làm như Hà là em bé không bằng!
Sơn quẹo lên đường Trưng Trắc chạy thẳng. Hà đổ xuống Lý Thường Kiệt về nhà, bộ mặt tươi rói dắt xe vào cổng.
Thằng Giang vừa thấy mặt chị nhảy bổ ra khoe, giọng hí hửng:
- Chị Hai, xem nè!
Nó đưa lên cao, một người máy điện tử.
- Ở đâu Giang có, mẹ mua cho hả?
Giang hãnh diện:
- Bạn của ba tặng. Xem đây!
Nó đặt gã người máy xuống đất, tức thì nó chuyển động, khoa tay múa chân như sắp lâm trận.
Hà nhìn qua, hứ nhẹ:
- Món đồ chơi này bạo lực quá! Chỉ làm người ta thích đánh nhau thôi, chị không thích!
Giang ôm chú người máy vào lòng ra chiều yêu quý:
- Tại chị không có, lấy gì mà thích!
Hà làm mặt giận:
- Mày nói như vậy thì chiều nay đừng hòng đi theo tao sang bác Lâm ăn giỗ nữa!
Giang nghệch mặt ra, rồi xuống nước:
- Cho em đi với chị Hai! Rồi em sẽ cho chị chơi chung!
Hà dựng xe, hầm hứ:
- Xí! Bộ mày tưởng tao ham thứ đó lắm sao mà dụ!
Giang quay sang mẹ nó đang từ trong nhà đi ra, vòi vĩnh:
- Má! Chị Hai không cho con sang cồn thăm bác Lâm nè!
Bà Quân ngạc nhiên:
- Bác Lâm bệnh hay có chuyện gì mà sang ấy Hà?
- Bác Lâm rủ con sang đấy ăn đám giỗ má à!
- …
Bà dặn thêm:
- À, nhớ mang hộp bánh má để trên đầu tủ chén, mua thêm bó nhang sang cúng bàn thờ nhé!
Chị em Hà “dạ” rân. Mẹ Hà cởi mở:
- Ngày trước bác Lâm và ba con cùng đơn vị và thân nhau lắm. Chẳng hiểu sao hòa bình rồi bác lại về quê, không chuyển ngành làm việc nữa!
Thằng Giang hớt lẻo:
- Chắc tại bác ấy không muốn làm giám đốc như ba thôi, phải không chị Hai.
Hà trợn mắt ngó Giang:
- Ba làm giám đốc hồi nào đâu? Dóc không hà!
Thằng Giang không bỏ lỡ dịp khoe:
- Hỏi má xem! Sắp tới má còn mở tiệc mừng ngày ba lên chức nữa đấy!
Hà nhoẻn miệng cười thật tươi:
- Thật không má?
Bà Quân phấn chấn:
- Phải rồi! Ba con được đề bạt làm giám đốc một tuần rồi!
Hà cũng sung sướng không kém:
- Vậy mà má giấu con!
Bà Quân xởi lởi:
- Thì trước hay sau gì con cũng biết, vội vàng gì mà khoe.
Hèn gì trong nhà Hà gần đây sung túc hẳn lên. Bánh trái, đồ chơi người biếu liên tục. Chung quy cũng do ba làm giám đốc ngành giao thông vận tải tỉnh nhà …
Thằng Giang hứng chí:
- Ba làm giám đốc thật là oai! Ði đâu cũng có xe hơi đưa rước. Sướng thật má hả?
Mẹ Hà nghiêm giọng:
- Không phải như vậy đâu, mà là bận bịu lo toan. Con không thấy ba vắng nhà luôn đó sao? Má thì phải đi làm. Tụi con liệu mà lo học hành cho tử tế nhé!
Hà ngoan ngoãn:
- Dạ, tụi con hiểu rồi, má đừng lo.
Giang kéo tay chị, giọng náo nức:
- Ăn cơm đi chị Hai! Bữa nay má đãi mình thịt gà quay đó, đã không?
Hà khoái chí hít hà:
- Hèn gì! Thơm quá là thơm!
Quả là bữa ăn ngon hiếm hoi của gia đình Hà từ xưa đến nay. Lúc nào ba, má Hà cũng phải tiết kiệm mới có đủ tiền lo cho chị em Hà “ăn trắng mặc trơn”, học hành đến nơi đến chốn như vậy.
Hôm nay thì khác. Hà có cảm giác như một tương lai tươi sáng đang chào đón chị em cô, khi ba đã làm một giám đốc! Quả là một niềm vui to lớn đối với Hà, một hạnh phúc mà Hà chưa bao giờ dám mơ đến…
Hà vui lắm! Cô bé ăn một lúc ba chén cơm, bụng to kềnh lên, mắt híp lại.
Vừa ngả lưng lên giường, chợp mắt chưa được bao lâu thì thằng Giang đã réo bên tai Hà:
- Dậy, nhanh lên chị Hai. Ba giờ rồi!
Hà mắt nhắm mắt mở bật dậy. Nhớ lời hẹn với Sơn, con bé quýnh lên:
- Trời ơi! Vậy mà mày không kêu tao dậy sớm hơn một chút nữa.
Áo Trắng Mùa Thu Áo Trắng Mùa Thu - Khánh Liên Áo Trắng Mùa Thu