A good book on your shelf is a friend that turns its back on you and remains a friend.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Luigi Pirandello
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Quỳnh Dung
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 18
Cập nhật: 2020-11-02 22:25:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12
ƠI THỔI
I
Đôi khi có những tin tức nào đó đến với chúng ta đột ngột đến nỗi chúng ta sửng sốt và chúng ta bất giác thốt ra một lời thô bỉ, hoặc một câu tục tĩu nhất. Chẳng hạn như khi anh chàng Canveti, thư ký của bạn tôi tên là Bécnađô, nói rằng ông cụ thân sinh ra cô Maxari, mới ngồi ăn lót dạ với tôi và Bécnađô, thế mà bỗng dưng chết đột ngột, thì tôi bất giác thốt lên: “Chà, cuộc đời mỏng manh thế đấy! Chỉ một hơi thổi nhẹ là tan biến ngay!”. Và tôi chụm ngón tay trỏ vào với ngón tay cái, như thể giữ một cái lông vũ nào đó rất mảnh, rồi thổi “phù” một cái vào đó.
Tôi vừa mới làm cái động tác ấy xong thì lập tức anh chàng Canveti mặt mũi tái nhợt đi, cúi gập người xuống tay ôm ngực, như bị một cơn đau nào đó từ bên trong. Tôi cũng chẳng quan tâm đến chuyện ấy lắm, bởi vì chẳng lẽ một câu thốt ra thô lỗ và một cử chỉ kèm theo để giải thích cái câu ấy mà lại có thể làm anh chàng kia đau đớn bộ phận nào đó trong ngực. Tôi chỉ cho rằng, anh ta làm sao đó trong tim, hoặc gan, hoặc thận và lát nữa thôi cơn đau sẽ hết và anh chàng sẽ lại bình thường. Ai ngờ ngay chiều hôm ấy, Bécnađô hoảng hốt chạy đến tìm tôi và báo tin:
- Này, thằng cha Canveti làm thư ký cho mình chết rồi!
- Chết bao giờ?
- Mới lúc nãy. Chết đột ngột.
- Sáng hôm nay cậu ta còn đến nhà mình kìa mà. Khoan đã, cậu ta đến lúc mấy giờ nhỉ? Hình như là ba giờ thì phải.
- Thì ba rưỡi cậu ta chết.
- Nghĩa là sau lúc gặp mình nửa giờ?
- Đúng thế.
Tôi bực tức nhìn anh bạn. Hai chữ “đúng thế” như thể khẳng định có một mối liên quan nào (mà liên quan nào được kia chứ?) giữa việc cậu chàng Canveti kia đến tôi và việc cậu ta chết đột ngột. Một bản năng nào đó cố gạt cái mối liên quan ấy ra khỏi óc tôi; dù chỉ là ngẫu nhiên, hay là… Tôi sợ phải áy náy lương tâm. Tôi muốn giải thích cái chết của Canveti bằng cách nào khác cũng được, miễn không liên quan gì đến việc cậu ta đến nhà tôi. Thế là tôi kể cho Bécnađô về chuyện Canveti đột ngột lên cơn đau lúc đang ngồi ở nhà tôi.
- À, ra thế? Cậu ta khó chịu lúc ấy à?
- Chà, cuộc đời mỏng manh thế đấy! Chỉ một hơi thổi nhẹ là tan biến ngay.
Và tôi bất giác lặp lại đúng cái động tác ấy, chụm hai ngón tay trỏ và cái lại với nhau, đưa lên miệng. Xin thề, tôi không hề có ý định thử lại cái cử chỉ ấy, mà chỉ đơn giản là tôi muốn tự nói đùa với mình. Tôi rất có thể làm động tác đó một mình, không để ai nhìn thấy bởi vì có phải tôi định pha trò với ai đâu. Và khi hai ngón tay chụm lại đưa đến sát môi, tôi thổi nhẹ một cái lên đó.
Mặt Bécnađô bỗng tái đi, tôi hiểu rằng anh ta rất thương tiếc cậu thư ký Canveti, bởi vì anh ta rất quý cậu ấy. Anh bạn tôi người to béo, da dẻ đỏ ong, cổ rụt. Và tôi đã nhiều lần nhận thấy, chỉ cần chạy một quãng ngắn, thậm chí rảo bước một chút, anh ta đã ôm lấy ngực để lấy lại bình tĩnh và thở hổn hển. Lúc này, khi anh ta làm cái động tác đưa tay lên ngực và bảo rằng anh ta khó thở, chóng mặt liệu tôi có thể nào nghĩ đến một điều gì nguy kịch, xin Chúa chứng giám?
Mặc dù đang bối rối chưa biết ra sao, tôi cũng vội chạy lại, dìu anh ta ngồi phịch xuống ghế bành, thở dồn dập. Nhưng anh giận dữ đẩy tôi ra. Tôi không hiểu thế nghĩa là sao. Tôi đứng ngây ra nhìn anh ta quằn quại trong chiếc ghế bọc da đỏ giống như thấm đầy máu. Anh quằn quại như một con thú bị thương, hơi thở mỗi lúc dồn đập hơn. Khuôn mặt đỏ ửng cứ xạm dần gần như đen. Một chân anh ta đạp xuống sàn, như thể cố đứng dậy, nhưng chỉ lát sau anh ta gần như kiệt sức. Y hệt như trong cơn ác mộng, tôi nhìn thấy chỗ thảm dưới chân anh ta bị đẩy ra và cuộn tròn lại. Chân kia anh vắt ngang qua tay ghế, làm ống quần vén lên, để lộ ra chiếc tất lục mầu xanh nhạt có sọc mầu hồng.
Xin độc giả đừng kết án tôi khắc nghiệt quá: vì lúc ấy bao nhiêu nỗi lo ngại của tôi tan biến sạch. Tôi có thói quen gạt đi mọi nỗi lo lắng hay sợ hãi bằng cách ngước mắt nhìn lên những bức hoạ quỷ quái treo trên tường, hoặc tập trung trí óc nhìn chăm chú vào chiếc tất xanh nhạt sọc hồng kia. Nhưng đột nhiên tôi giật mình, hốt hoảng nhớ ra rằng, bạn đang đau đớn thế kia ai lại lảng đi như thế. Tôi bèn gọi người ở, ra lệnh anh ta đi tìm ngay xe ngựa, rồi cùng với tôi chở Bécnađô về nhà hoặc đến bệnh viện. Có lẽ về nhà anh ta thì hơn vì nhà anh ta rất gần đây. Bécnađô không sống một mình mà cùng với bà chị, không biết là goá chồng hay không có chồng, coi sóc nhà cửa cho ông em với một kiểu cách đến chịu. Người phụ nữ tội nghiệp ấy mặt không còn giọt máu, hai tay ôm lấy đầu: “Lạy Chúa, sao thế này? Có chuyện gì vậy?”. Và bà kề ngay dao vào cổ tôi bắt tôi phải kể xem đầu đuôi câu chuyện thế nào, tôi chứ không phải ai hết, và phải kể ngay lập tức, ngay bây giờ, trong lúc tôi thì rã rời sau khi vừa lùi vừa đỡ tấm thân đồ sộ nặng nề của anh bạn leo lên gác. “Đặt lên giường! Đặt lên giường!” Bà chị Bécnađô cuống lên, tìm mãi không thấy giường đâu. Trong lúc tôi đặt anh ta lên giường, anh ta vẫn thở hổn hển (và chính tôi cũng hổn hển nữa). Xong xuôi, người tôi rũ ra, tôi vội đứng tựa vào tường và tự nhiên hai chân khuỵu xuống. May người ta đỡ và dìu vào ghế bành chứ nếu không tôi đã nằm lăn quay dưới sàn rồi. Tuy rã rời, tôi vẫn cố gào lên với anh người ở: “Mời bác sĩ! Mời bác sĩ ngay!” Nói xong hai tay tôi buông thõng xuống nghĩ đến sắp tới tôi sẽ ngồi trong phòng này với người đàn bà kia và ba ta sẽ căn vặn tôi đủ điều. May thay, một sự im ắng tuyệt đối xuất hiện trong căn phòng. Tiếng thở hổn hển không còn nữa. Trong khoảng khắc tôi có cảm giác như tất cả mọi thứ trên thế gian này đã ngừng lại. Mà đúng là như thế đối với anh bạn Bécnađô tội nghiệp, đang nằm trên giường, không còn nghe thấy gì, không còn hay biết gì nữa. Liền sau đó là tiếng thét đau đớn của bà chị… Tôi hoảng hốt. Làm sao có thể tưởng tượng nổi? Và nhất là làm sao có thể tin rằng tại hoạ quái đản kia lại có thể xảy ra được? Trí óc tôi hoang mang đến cực độ. Thế nhưng mặc dù hết sức kinh ngạc, tôi vẫn thấy ngộ nghĩnh một cách bất giác, khi nghe thấy người phụ nữ tội nghiệp kia, xưa nay vẫn gọi em là Giuliô thì lúc này luôn miệng nhắc lại “Giuliettô! Giuliettô!”[17] cách gọi nựng ấy hoàn toàn không thích hợp với tấm thân phì nộn to béo, nặng nề và bất động của cậu em chút nào. Phút đồng hồ tiếp theo, tôi vùng đứng phắt dậy. Cái xác chết hình như bực tức với lối gọi “Giuliettô! Giuliettô!” đang phản ứng lại bằng những tiếng sôi réo trong bụng. Bây giờ thì đến lượt tôi phải đỡ lấy bà chị của anh ta, nếu không bà ấy ngã lăn xuống sàn mất. Tôi vừa đụng vào thì bà ta ngất xỉu luôn và tôi phải đỡ bà trên hai tay. Trong khi ấy Bécnađô đã chết vẫn nằm trên giường. Tôi không còn biết phải làm gì và nghĩ gì. Một cơn điên dại rung chuyển người tôi và tôi bèn lay một cách không nương nhẹ bà chị để bà tỉnh lại. Dù sao thì cơn ngất như thế cũng quá đáng. Khi tỉnh lại, bà nhất định không tin rằng em bà đã chết: “Cậu không nghe thấy à? Nó còn sống! Không thể có chuyện nó chết được!” Cuối cùng bác sĩ đến, xác nhận cái chết và chỉ bảo rằng tiếng sôi réo trong bụng chỉ là hiện tượng không quan trọng, hơi trong bụng người chết vẫn còn và người nào khi chết cũng thế. Nghe nói vậy, người phụ nữ tinh khiết và tự chủ kia rất ngượng. Bà lấy tay che mặt, như thể ông bác sĩ nói như trên có nghĩa sau này, khi bà chết, bụng bà cũng sôi réo như vậy.
Bác sĩ là một chàng trai trẻ tuổi, và hói đầu. Anh ta thuộc loại người nhìn kẻ khác bằng con mắt khinh khỉnh, như thể kiêu hãnh về cái đầu hói quá sớm của mình. Đầu anh ta rất lạ, trên đỉnh nhẵn thín nhưng xung quanh tóc lại rậm rì và quăn tít. Cặp mắt cận thị của anh ta long lanh như men sứ đằng sau cặp kính rất dày. Anh ta cao lớn, khá mập mạp, nhưng rắn chắc. Dưới chiếc mũi ngắn mọc lên mấy túm ria được cắt xén tỷ mỷ. Cặp môi dày mầu đỏ tươi nổi bật lên như thể bôi son. Anh ta xử sự với người đàn bà tội nghiệp và dốt nát theo cách giễu cợt và khinh thường, nói về cái chết bằng giọng nhởn nhơ đến khó chịu, như thể do thường xuyên tiếp xúc với nó khiến anh ta chưa thấy có sự hoài nghi hoặc đáng phải xem xét lại bao giờ. Nghe anh ta nói, rốt cuộc tôi hắt ra một tiếng cười ngắn mỉa mai. Trong lúc anh chàng bác sĩ kia thao thao, tôi tình cờ nhìn vào tấm gương ở tủ áo, kinh ngạc thấy cặp mắt tôi sao độc ác và lạnh lùng đến thế, cặp mắt được phản chiếu trong gương đang nhìn lại tôi. Và hai ngón tay của tôi, ngón trỏ và ngón cái ấn chặt vào với nhau như bị một cơn co quắp nào. Khi nghe thấy tiếng tôi cười, anh chàng bác sĩ quay đầu lại. Tôi bàn tiến sát anh ta, nhếnh môi giễu cợt. Tôi cảm thấy da tôi tái đi, và tôi thì thầm.
- Ông nhìn đây này, - tôi đưa lên hai ngón tay, - thế đấy! Ông thông báo về cái sống và cái chết, vậy ông thử thổi nhẹ lên hai ngón tay này và sẽ thấy rằng ông có thể làm tôi chết ngay lập tức.
Anh chàng lùi lại, trợn mắt nhìn tôi, hình như anh ta cho là tôi đã mất trí. Nhưng tôi lại tiến thêm mấy bước, đến sát người anh ta:
- Chỉ cần thổi nhẹ một cái là đủ. Ông cứ thử mà xem! Chỉ thổi rất nhẹ!
Sau đấy tôi rời khỏi anh ta, bước đến bà chị của Bécnađô cầm lấy tay chị:
- Chị cũng thử làm xem! Làm như thế này này! - Tôi cầm tay bà đưa lên sát môi bà: - Chụm ngón trỏ với ngón cái lại rồi thổi nhẹ lên đó! - Người phụ nữ tội nghiệp hoảng sợ trợn to cặp mắt, người run lẩy bẩy. Còn anh chàng bác sĩ thì quên cả đang có người chết nằm cạnh, phá lên cười vui vẻ. - Tôi thì không thích làm như thế thêm nữa. Ngày hôm nay đối với tôi thế là đủ rồi. Tôi đã làm chết một người, cộng với cậu Canveti nữa là hai! Cho nên tôi phải chạy cho nhanh ra khỏi đây, chạy cho thật nhanh!
Thế là tôi chạy như bay khỏi căn phòng này, không khác gì thằng điên.
Ra đến ngoài phố, cơn điên như được sổ lồng. Trời sắp tối. Đường phố đông đúc. Các toà nhà lần lượt hiện ra mỗi khi chủ nhà thắp đèn lên. Mọi người bên ngoài thì chạy vội vã như bị những ngọn đèn ấy, những tủ kính, những bảng quảng cáo lấp lánh xua đuổi. Họ chạy như để trốn khỏi những sự nghi ngờ của ai đó. Chưa phải chỉ có thế. Trước mặt tôi, nổi bật lên giữa đám đông một khuôn mặt phụ nữ rạng rỡ trong ánh phản chiếu của ngọn đèn đỏ hồng. Kia lại là một đứa nhỏ đang cười trên cánh tay của một ông già, trước tủ kính, mặt sau là gương, ở một cửa hiệu, phản chiếu những luồng ánh sáng xanh đỏ. Tôi rẽ đám đông, hai ngón tay vẫn chụm lại đặt trước môi, thổi vào tất cả những khuôn mặt đang lướt qua bên cạnh, để thử xem liệu họ có bị gì ở sau lưng tôi, giống như hai người trong ngày đã bị. Mà nếu chỉ vì hơi thổi của tôi mà họ bị thiệt mạng thì ai dám buộc tội tôi đã giết họ? Chẳng lẽ tôi không có quyền chụm hai ngón tay vào nhau rồi thổi nhẹ lên đó chỉ để tiêu khiển một cách lương thiện hay sao? Ai có thể tin rằng trong hai ngón tay chụm lại và hơi thổi nhẹ lên đó có chứa một sức mạnh khủng khiếp chưa từng thấy? Thật hài hước nếu ai tin được vào chuyện ấy, hoạ chăng chỉ có đứa trẻ đùa giỡn mà nói như vậy. Thì tôi cũng chỉ đùa giỡn. Lưỡi tôi đã tê cứng lại vì tôi thổi mạnh mẽ và quá nhiều. Lúc đi đến cuối phố thì hơi thổi của tôi đã rất yếu. Nếu như hai hiện tượng hôm nay mà có thật thì vừa rồi tôi đã giết chết ít ra cũng phải trên một ngàn người! Khiếp thật! Thật là quái quỷ biết bao, nếu như ngày hôm sau, mọi người được tin có nạn dịch. Cả thành phố sẽ phải kinh hoàng. Ấy thế mà chuyện ấy đã xảy ra thật. Mọi người đều biết. Tất cả các báo chí ra ngày hôm sau đều đăng tin và bình luận chật kín các cột. Dân trong thành phố buổi sáng thức dậy cảm thấy họ đang bị một cơn ác mộng khủng khiếp ám ảnh. Một bệnh dịch đang lan nhanh mà không có biện pháp nào ngăn chặn. Trong mỗi một đêm, chín trăm mười sáu người đã bị chết. Các nghĩa trang không còn chỗ để chôn. Các bác sĩ khám thấy trong tất cả các trường hợp những triệu chứng đều giống hệt nhau. Thoạt đầu là một cảm giác mệt nhọc, sau đó là ngạt thở. Mổ tử thi thì không phát hiện thêm được biểu hiện gì của căn bệnh gây nên tử vong đột ngột như vậy.
Đọc các báo, tôi có một cảm giác mê mẩn, giống như sau khi uống rất nhiều rượu: những hình ảnh không rõ ràng quyện với nhau như những đám mây đen cuốn tôi theo, vào một trận cuồng phong. Rồi một nỗi bồn chồn khó hiểu, giống như cơn sốt cao đang vật lộn trong đầu óc tôi cùng với một vật gì đen ngòm và bất động. Óc tôi lúc tỉnh lúc mê cố cưỡng lại. Nhưng bản thân tôi cũng không hiểu tôi định nói lên ý gì, trong khi miệng tôi cứ lắp bắp lặp đi lặp lại: “Đấy là mình tưởng tượng thôi! Tưởng tượng thôi!” Tôi chỉ biết một điều là những câu nói vô nghĩa ấy đã cứu thoát tôi đã như ánh chớp xuyên qua đám mây đen, khiến trong khoảnh khắc, tôi thấy trong người nhẹ nhõm và thoải mái. “Tất cả chỉ là mê sảng, - tôi nghĩ thầm. - Mình bị những thứ ấy ám ảnh chỉ do mình làm cái động tác ngu xuẩn ấy đúng vào lúc trước khi một nạn dịch bùng lên trong thành phố. Chính do những ngẫu nhiên trùng hợp như vậy mà sinh ra các trò mê tín xuẩn ngốc nhất, các thứ ý nghĩ ám ảnh dai dẳng nhất. Bây giờ muốn gạt đi những ý nghĩ ấy ra khỏi đầu óc, mình chỉ cần đợi vài hôm, và trong thời gian ấy thôi không làm cái động tác kia nữa. Nếu đây là nạn dịch thật, mà chắc chắn như thế, thì nạn dịch ấy sẽ tiếp diễn chứ không ngưng lại đột ngột như kiểu nó đã bùng lên vừa rồi”.
Thôi được. Tôi bèn đợi ba ngày, năm ngày, một tuần. Báo chí không đưa thêm một trường hợp mặc bệnh nữa. Nạn dịch đã đột nhiên dừng lại.
Ồ, không đâu! Tôi không mất trí, xin lỗi quý vị! Không thể tiếp tục sống kiểu này được: lúc nào cũng băn khoăn không biết mình mê hay tỉnh. Mà lại một kiểu mê tín không ai tin nổi! Không thể như thế được. Nỗi ám ảnh này phải gạt đi càng sớm càng tốt. Nhưng bằng cách nào? Thổi vào hai ngón tay ư? Nhưng đây là chuyện chết người kia mà. Tôi cần phải tin rằng, cái động tác của tôi hoàn toàn vô tội, chỉ là một trò đùa con trẻ. Nếu như người ta chết thì đấy không phải lỗi tại tôi. Tất nhiên tôi vẫn tin rằng, sau hai tuần gián đoạn, nạn dịch sẽ lại nổ ra tiếp, bởi vì nghĩ cho cùng thì không thể nào bảo người ta chết là do tôi. Nhưng trong lúc ấy, một sự cám dỗ ma quỷ xúi giục tôi cứ kiểm tra thêm một lần nữa. Sự cám dỗ này còn mạnh hơn nỗi sợ mất trí. Tôi thèm được biết, phải chăng tôi có một quyền phép kỳ lạ. Sự cám dỗ này tôi không thể gạt đi được.
II
Tôi thấy có bổn phận phải cho phép bản thân làm một cuộc thí nghiệm nữa, tuy làm một cách dè dặt, thận trọng. Một cuộc thí nghiệm “chính đáng” hơn, có lẽ thế. Cái chết có bao giờ là chính đáng. Nhưng thứ gì đã phụ thuộc vào tôi thì phải chính đáng (nếu như nó phụ thuộc vào tôi thật).
Tôi biết một cô gái, lúc nào cũng chơi búp bê. Cô hay mơ mộng. Những giấc mơ của cô liên tiếp và không giống nhau chút nào. Có giấc mơ đưa cô đến một bản làng miền núi, giấc mơ sau dẫn cô ra bãi biển. Giấc mơ tiếp theo đem cô đến một xứ sở xa lắc, nơi có những con người lạ lẫm và họ nói với nhau bằng thứ tiếng cô không hiểu. Rồi đến một hôm cô tỉnh hẳn, không mơ màng nữa. Tuy cô vẫn là cô bé, nhưng đã hai mươi tuổi. Bên cạnh cô là con người đã hiện lên trong giấc mơ cuối cùng của cô và khi cô tỉnh dậy thì anh ta biến thành một tên đàn ông thô bỉ, to lớn, cao hai mét đần độn, lười biếng và độc ác. Trên cánh tay cô, lúc này không phải con búp bê mà là một đứa trẻ thảm hại, tuy không phải quái thai mà khuôn mặt nó giống như của thiên thần vào những khoảnh khắc ít ỏi, khi những cơn co giật không hành hạ, không làm mặt mũi nó méo xệnh. “Bệnh ấy đấy”. Tôi không nhớ được cái tên ông bác sĩ người nước ngoài, đâu như người Ănglê hay Mĩ gì đó. Hình như bệnh Pôt, nếu như tôi viết đúng (thật khó khắn khi phải gọi đúng tên của thứ bệnh oái ăm đó). Bệnh Pôt có thể trầm trọng nhất và không thể chữa khỏi được. Đứa bé không đi được, không nói được, ngay đến hai bàn tay gầy guộc và co quắp cũng không thể sử dụng được. Nhưng nó có thể sống được nhiều năm nữa. Năm nay nó mới lên ba. Nó có thể sống được đến năm lên mười. Một điều khó ngờ được, là nếu như nó được nằm trong một cánh tay biết cách bế ẵm, thí dụ như của bố nó, con người cao hai mét kia, thì đứa bé tội nghiệp bỗng ngừng co giật và khuôn mặt nhỏ xíu nở một nụ cười rạng rỡ như thiên thần, khiến người xung quanh quên đi những cơn co giật hành hạ đứa bé, quên đi nỗi sợ hãi và mắt họ trở nên đẫm lệ. Điều nữa cũng lạ, là các bác sĩ không sao giải thích được nụ cười của nó hàm ý mong muốn gì. Hoặc giả họ hiểu được, bởi vì một người trong bọn họ có lần đã bảo rằng ông ta sẽ thực hiện ngay cái điều đứa trẻ mong muốn nếu như pháp luật cho phép và nếu cha mẹ nó bằng lòng. Luật pháp là luật pháp, có thể tàn nhẫn và thường là nhẫn tâm nhưng nó không thể thương hại. Luật pháp không có quyền thương hại cho nên nó mới là luật pháp.
Thế là tôi bèn tìm đến người mẹ trẻ ấy.
Căn phòng nơi cô gái tiếp tôi rất tối. Mãi cuối phòng, mới có ánh sáng lọt vào qua hai cửa sổ đã buông rèm kín. Người mẹ ngồi trong ghế bành bên cạnh giường nhỏ, tay bế đứa con đang trong cơn co giật. Tôi cúi xuống phía họ, không nói một lời, chụm hai ngón tay đưa lên môi. Người mẹ vốn đã quen lên gân tay để giữ đứa con co giật, nay bỗng cảm thấy thân thể nhỏ nhoi của đứa bé mềm nhũn và ngưng lại trong vòng tay cô. Cô ghìm một tiếng thét, ngẩng đầu lên, ngước nhìn tôi rồi nhìn đứa trẻ:
- Lạy Chúa, ông vừa làm gì vậy?
- Tôi làm gì đâu? Cô chẳng thấy là gì, tôi chỉ thổi nhẹ một cái.
- Nhưng đứa bé đã chết!
- Như thế lại tốt cho nó.
Tôi đỡ đứa bé trong tay cô rồi đặt tấm thân nhỏ bé, yên lặng xuống chiếc giường con. Trên môi nó vẫn còn in nụ cười thiên thần.
- Chồng cô đâu? Trong kia à? Tôi sẽ giúp cô thoát khỏi cậu ta nữa. Không để hắn hành hạ cô thêm nữa. Và cô sẽ lại được tiếp tục mơ mộng, cô gái xinh xắn ạ. Bởi vì cô thấy rồi đấy, tỉnh lại khỏi những giấc mơ, cô đã phải chịu những gì rồi?
Tôi không mất công mấy để tìm được anh chồng. Anh ta đứng trên ngưỡng cửa, to lớn như pho tượng gỗ. Nhưng lúc này tôi đang kiêu hãnh, thấy được quyền lực ghê gớm của bản thân tôi nên tôi cảm thấy đứng trên cả anh ta.
- Cuộc đời có là thứ gì đâu? Chỉ một hơi thổi nhẹ cũng đủ tan biết rồi! - Tôi thổi vào mặt thằng cha rồi bước ra khỏi nhà, cảm thấy mình đã là một đấng khổng lồ.
Đấy là ta, đấy là ta! Thần Chết chính là ta. Ta nắm sự chết chóc tại đây, trong hai ngón tay chụm vào nhau này và trong hơi thổi. Bây giờ tôi có thể giết bất cứ ai. Phải chăng lúc này tôi cần phải giết tất cả mọi người để công bằng đối với những người đã chết vì tôi lúc trước? Tôi chẳng phải làm gì hết, chỉ cần sử dụng hơi thở là đủ. Tôi làm như thế không phải vì căm ghét. Bởi vì tôi có biết ai đâu? Cũng như cái chết đã quen biết ai. Thổi một cái thế là xong. Đã bao nhiêu kẻ bị hơi thổi của tôi đem đi. Họ đã sống trước những kẻ lúc này như những cái bóng đang lướt qua bên cạnh tôi? Nhưng liệu tôi có thể giết hết cả nhân loại được chăng? Để không còn ai trong mọi căn nhà, trên phố xá của mọi thành phố? Và ngoài các cánh đồng, trên các triền núi, ngoài các biển cả? Để trái đất không còn người nào ở nữa? Không! Làm như thế không thể được. Đã vậy thì nói chung đừng làm. Đừng đụng đến ai, đến bất cứ ai nữa. Hay ta đem chặt hai ngón tay đi? Những lỡ không phải do hai ngón mà chỉ do hơi thổi? Ta thử một cái chăng? Không, không! Thế là đủ rồi! Chỉ mới nghĩ đến chuyện ấy người tôi đã run lên vì khiếp sợ. Nếu như chỉ do hơi thổi? Làm cách nào mà ngăn được sự thở? Làm thế nào chặn được sự cám dỗ? Bịt miệng lại chăng? Nhưng lúc nào cũng ôm chặt lấy miệng sao?
Mải suy nghĩ điên cuồng như thế, tôi đứng trước cửa bệnh viện lúc nao không biết. Cánh cửa mở rộng. Những nhân viên y tế trực ở bộ phận “cấp cứu” đang tán chuyện ở giữa cửa với hai nhân viên cảnh sát và ông già gác cổng. Anh chàng bác sĩ trẻ tuổi tôi đã gặp hôm Bécnađô chết đứng giữa cổng, mặc áo choàng y tế, hai tay chống háng, nhìn ra ngoài phố. Lúc tôi đi ngang qua, anh ta nhận ra tôi, bèn toét miệng cười, chắc vì thấy tôi vung vẩy tay như thằng điên. Thái độ ấy làm tôi không chịu nổi. Tôi đứng lại, gọi hắn:
- Anh đừng chọc tức tôi bằng cái nụ cười ngu xuẩn ấy! Chính là tôi. Chính là tôi. Quyền lực đang nằm ở chỗ này này… - Tôi chụm hai ngón tay lại, cho hắn ta thấy. - Mà rất có thể chỉ cần một hơi thổi là đủ! Anh có muốn tôi thử không? Ngay trước mặt mấy vị kia?
Các nhân viên y tế, nhân viên cảnh sát và ông già gác cổng ngạc nhiên và tò mò tiến lại gần. Vẫn nụ cười toác ra trên cặp môi đỏ như bôi son, hai tay vẫn chống háng như cũ, thằng cha khốn kiếp không chỉ suy nghĩ mà táo tợn bảo tôi, vừa nhún vai vừa nói:
- Ông mất trí rồi!
- Mất rồi ư? - Tôi sấn lại gần hắn ta. - Bệnh dịch dừng lại cách đây đã hai tuần lễ. Anh có muốn tôi làm cho nó lại bùng lên và dữ dội hơn trước nữa không?
- Bằng cách thổi vào hai ngón tay ấy à?
Mọi người cười rộ lên khi nghe câu trả lời của thằng cha bác sĩ. Thế là tôi đâm lung lay. Lúc nãy tôi đã thề sẽ không bị động với sự giận dữ, không để ý đến những câu châm chọc người khác thốt ra khi nhìn thấy hai ngón tay chụm lại của tôi. Ngoài tôi ra không ai tin vào những hậu quả khủng khiếp của cái động tác ấy. Nhưng lúc này tôi quá giận, tưởng chừng tôi có một vết thương chưa kín miệng mà kẻ nào dám châm lửa đốt nó: tôi cảm thấy thần Chết chia sẻ quyền lực với tôi nhưng lại tạo cho tôi phải chịu đựng sự giễu cợt. Đã thế, thằng cha bác sĩ còn chọc thêm một câu:
- Căn cứ vào đâu mà ông dám bảo vụ dịch đã chấm dứt?
Tôi tái người đi:
- Chứ còn gì nữa? - Tôi cảm thấy hai má tôi nóng bừng lên vì xấu hổ. - Báo chí không hề đưa ra thêm một vụ nào nữa.
Thằng cha phản đối:
- Báo chí chứ không phải chúng tôi, các bệnh viện.
- Thế gần đây vẫn có người nhiễm bệnh ấy à?
- Mỗi ngày chừng ba bốn trường hợp được đem đến.
- Tất nhiên là đúng như thế, thưa ông. Chúng tôi sắp tìm ra nguyên nhân rồi. Cho nên xin ông đừng tốn hơi thở vô ích.
Những người đứng đó lại phá lên cười.
- Thôi được, - tôi nói. - Nếu vậy thì đúng là tôi đã mất trí, và ông sẵn sàng cho tôi thử lại cái thí nghiệm kia? Vậy ông hãy chịu trách nhiệm hộ cho năm vị này.
Thấy tôi có vẻ quả quyết, thằng cha bác sĩ đã ngây người ra, thoáng có chút bối rối, nhưng rồi hắn lại cười vang và quay sang năm người kia:
- Các ông hiểu chứ? Ông này cho rằng chỉ cần ông thổi nhẹ vào mấy ngón tay là chúng ta sẽ chết! Tất cả số người đứng ở đây. Vậy các ông có tán thành để ông ấy thử không? Riêng tôi thì đồng ý.
Cả năm người kia đều vừa cười vừa đồng thanh trả lời tôi:
- Tất nhiên rồi. Mời ông cứ thổi. Chúng tôi tán thành. Chúng tôi đang đứng trước mặt ông đây! - Nói xong, họ đứng dàn hàng ngang nhìn thẳng vào mắt tôi.
Cảnh tượng giống như trong một vở kịch, ngay tại đây, giữa cổng bệnh viện, bên dưới ngọn đèn đỏ “Cấp cứu”. Họ tin chắc chắn rằng tôi là kẻ mất trí. Tôi không thể lùi được nữa.
- Nghĩa là nếu bây giờ nạn dịch tiếp tục thì tôi cũng không có lỗi gì nữa? - Và lấy dáng trịnh trọng, tôi chụm hai ngón tay lại, đưa lên môi!
Tôi vừa thổi xong thì cả sáu người đều biến đổi diện mạo. Họ lần lượt gập người xuống, tay ôm ngực, nhìn nhau bằng cặp mắt lờ đờ. Rồi một trong hai nhân viên cảnh sát lao tới định túm lấy tay tôi. Nhưng hắn ta đã tắc thở, hai chân loạng choạng, ngã lăn quay ra mặt đất. Số còn lại, người thì lẩm bẩm câu gì đó kiểu như mê sảng, người thì chới với hai tay, người thì đứng lặng đi như tượng, mồm há hốc. Như do bản năng, tôi chìa tay ra định đỡ người bác sĩ trẻ tuổi, nhưng giống như Bécnađô hôm trước, anh ta đẩy mạnh tôi ra rồi loạng choạng ngã xuống đất. Giữa lúc đó, dân chúng kéo đến trước cổng bệnh viện. Họ hỏi tôi, vì họ tin rằng tôi biết đầu đuôi, chẳng thế mặt tôi lại vẫn thản nhiên, không hề biểu lộ nỗi lo lắng hay sợ hãi gì hết. Tôi không biết lúc ấy trông hình dạng tôi ra sao. Tôi cảm thấy mình như một kẻ du đãng bị đàn chó chồm tới. Tôi không còn cách nào khác ngoài cái động tác rất trẻ con mà tôi đã quen thuộc. Chắc là lúc ấy mặt tôi lộ vẻ hoảng sợ và thương hại với những kẻ đã ngã xuống cũng như tất cả những người đứng quanh đấy. Cũng có thể tôi còn mỉm cười nói với từng người để họ tránh ra cho tôi đi.
- Chỉ cần thổi một cái như thế này… như thế này…
Người bác sĩ trẻ tuổi, cố cưỡng lại, tuy nằm dưới đất rồi và chân tay co quắp, vẫn gào lên:
- Dịch! Dịch!
Thế là tất cả mọi người co cẳng chạy. Trong một khoảng thời gian sau đấy, tôi vẫn còn thấy tôi đang đi, chân bước chầm chậm, lẩm bẩm một mình như kẻ say rượu. Rồi không hiểu sao tôi đứng trước tấm gương soi ở một cửa hiệu, hai ngón tay vẫn chụm lại đặt trước môi và miệng tôi vẫn đang thổi vào chúng: “Như thế này… như thế này…” Có thể tôi làm động tác ấy để chứng minh rằng nó là vô tội, bằng cách hướng vào ngay chính bản thân tôi. Trong khoảnh khắc tôi còn nhìn thấy bóng tôi trong gương, mặc dù tôi vẫn không hiểu, tại sao mắt tôi lại nhìn thấy được như thế, bởi vì bóng tôi trong gương tái dần đi, hai mắt trũng xuống. Rồi không hiểu do chóng mặt hay thế nào mà sau đấy tôi không nhìn thấy bóng mình trong gương nữa. Tôi sờ vào người mình, nắn đầu, nắn vai. Thân thể tôi vẫn nguyên vẹn, nhưng hình phản chiếu của tôi trong gương không còn nữa. Mà tôi có bị mù đâu? Tôi vẫn nhìn thấy mọi vật xung quanh: đường phố, người đi lại, nhà cửa, tấm gương soi. Tôi bèn bước đến sát tấm gương, ép cả người vào. Vẫn không thấy bóng của tôi trong đó mặc dù những ngón tay của tôi sờ thấy mặt gương lành lạnh. Tôi bỗng thèm lao chạy đi tìm cái bóng của tôi đã bị tiêu huỷ do hơi thổi của chính tôi. Tôi cứ đứng như thế, áp người vào tấm gương cho đến khi một người từ trong cửa hiệu đi ra đụng vào người tôi và hoảng hốt nhảy ra, miệng há hốc kiểu như muốn kêu mà không ra tiếng. Vậy là ông ta đã va phải một người nào đó. Nghĩa là đã có người nào đứng ở chỗ ấy, nhưng không thấy ai. Lúc đó tôi rất muốn bảo ông ta rằng, chính tôi đang đứng ở đây. Như thể không khí nói với ông ta bằng cái giọng của tôi. Tôi thổi vào mặt ông ta: “Dịch!” rồi đẩy mạnh một cái khiến ông ta ngã lăn ra đất. Xung quanh náo động. Người kéo đến chật cả đường phố. Những người lúc nãy bỏ chạy vì sợ hãi bây giờ quay trở lại, mặt mũi trợn trừng, vây lấy tôi. Người tiếp tục kéo đến, từ đâu ra mà lắm thế. Đường phố dày đặc và mầu sắc loang lổ như khói đặc, phả vào người tôi làm tôi ngột ngạt, rồi bay lượn xung quanh tôi như trong một cơn ác mộng. Nhưng đám người đông đến mấy, ép vào tôi đến mấy tôi vẫn lách để đi ra được, miệng vẫn tiếp tục thổi vào hai ngón tay tưởng tượng. “Dịch! Dịch!” Không còn tôi nữa. Bây giờ rốt cuộc tôi mới hiểu được ra: chính tôi là bệnh dịch và những sinh mạng chỉ là những hình bóng bị hơi thổi của tôi cuốn đi. Cơn ác mộng này kéo dài trong bao lâu? Suốt đêm hôm đó và buổi sáng hôm sau tôi vật lộn với đám đông, cố thoát ra ngoài. Cuối cùng tôi lọt ra được, thoát ra khỏi những phố xá chật chội của cái thành phố khủng khiếp kia, và cảm thấy tôi chính là không khí bên trong làn không khí ngoài đồng rộng. Mọi vật đều vàng rực dưới tia nắng mặt trời. Tôi không còn thân thể, không còn hình bóng. Cây cối xanh mơn mởn, tưởng như chúng do lòng khao khát sự mới mẻ của tôi tạo ra. Và tôi hoà vào với chúng đến mức tôi cảm thấy rõ cả sự run rẩy của một nhánh cỏ trĩu xuống dưới sức nặng của con cánh cam. Tôi muốn rời khỏi mặt đất, thế là tôi bay lên cao, dưới dáng hình của một mảnh giấy, bắt chước điệu bay ân ái của đôi bướm trắng. Bây giờ thì tôi đùa thật. Chỉ một hơi thổi và chúng không còn nữa. Và kia, những cánh bướm đã tan tác bay lượn giữa không trung rồi rơi xuống thành những mẩu giấy vụn. Xa xa, trên chiếc ghế dài dưới gốc cây trúc đào một cô gái trẻ mặc tấm áo mỏng mầu xanh dao trời và đội mũ rơm rộng vành cài hoa tầm xuân đang ngồi. Hàng mi của cô run rầy. Cô đang mơ mộng và mỉm một nụ cười. Nụ cười xa lạ đối với tôi vô cùng, xa lạ như bóng hình tuổi trai trẻ của tôi ngày xưa. Mà biết đâu cô chính là hình bóng của tất cả những gì đã tồn tại nơi đây ngày trước, và bây giờ cô còn lại trên trái đất chỉ mỗi một mình, đơn độc. Nhưng chỉ cần thổi một cái là cô sẽ biến mất! Còn tôi, xúc động mạnh mẽ trước vẻ thuỳ mị bất tận của nàng, tôi đứng xa nhìn cô, vẫn vô hình như trước, cô tự ghìm mình lại, nén thở. Luồng mắt của tôi chính là làn không khí đang vuốt ve nàng, nhưng nàng không hề cảm thấy sự đụng chạm ấy.
* * *
HẾT
Anh Chồng Của Vợ Tôi Anh Chồng Của Vợ Tôi - Luigi Pirandello Anh Chồng Của Vợ Tôi