Sometimes your joy is the source of your smile, but sometimes your smile can be the source of your joy.

Thich Nhat Hanh

 
 
 
 
 
Tác giả: Luigi Pirandello
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Quỳnh Dung
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 18
Cập nhật: 2020-11-02 22:25:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
HIẾC KHUY ÁO KHOÁC
Họ không la hét cũng không làm ầm ĩ. Họ chỉ đơn giản đứng nhìn thẳng vào mặt nhau chửi rất khẽ, gần như thì thầm.
- Đồ hớt lẻo!
- Đồ lưu manh!
Họ vươn dài cổ ra như hai con ngỗng sắp sửa mổ nhau, nói liên tiếp một tràng dài không nghỉ “đồ hớt lẻo”, “đồ lưu manh”, rồi không muốn im miệng, vẫn tiếp tục và bây giờ mỗi lúc một nhấn mạnh thêm chử “ẻ” trong từ hớt lẻo và người kia thì chữ “a” trong từ lưu manh.
Nhưng cây cối không cao lắm hai bên đường của cái phố hẹp lát đá dường như lấy làm thú vị được thưởng thức cảnh tượng này.
Chẳng là những cây ở bên phải đường mới rồi đã chứng kiến việc anh chàng Mêô Dépxa leo lên bờ tường, còn hàng cây bên trái phố thì biết rõ nơi ông già Phili- béctô Phiorinnanxi nấp.
Đám chim sẻ, chim liếu tiếu, chim sâu dường như đã nhận được tín hiệu của những thám tử đầy cảnh giác của chúng, tức là những cây hai bên đường, cũng đua nhau dùng các kiểu tiếng hót, tiếng kêu của chúng phụ họa thêm với những lời chửi nhau giữa hai đối thủ đang đứng chiếu tướng nhau và không ngớt ném vào nhau những lời lăng mạ.
Cả hai người đều không nâng cao giọng thêm mà chỉ kéo dài hơn cách phát âm để nhấn mạnh sự khinh bỉ lẫn nhau.
- Đồ hớ- ơt lẻ- ẻ- ẻ- o!
- Đồ lưu ma- a- anh!
- Đồ hớ- ơt lẻ- ẻ- ẻ- o!
- Đồ lưu ma- a- anh!
Đến khi cả hai bên đều khản đặc cổ lại và đều cần thấy phải in thật sâu vào bộ mặt đáng ghét của đối phương một vế nhơ không bao giờ nhòa (chẳng thế màhọ nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần hai từ “hớt lẻo” và “lưu manh”, Mêô Dépxa ngoắt đi về một phía, và Philibéctô Phiôrinnanxi ngoắt đi sang phía bên kia.
Nhưng đã rời xa nhau rồi, họ vẫn chưa nguôi cơn giận mắt họ vẫn ánh lên nỗi hằn học. Lại vươn cổ lên thót bụng vào, hai kẻ tử thù lặp lại, lúc này cổ họng họ đã khản đặc, và môi họ run run: “hớt lẻo, hớt lẻo, hớt lẻo” và “lưu manh, lưu manh, lưu manh”.
Đấy là ánh sáng bùng lên của một ngọn đèn sắp tắt. Thế như khi Philibéctô Phiorannanxi vừa bước vào đến nhà mình thì cơn uất giận lại bùng lên với một cường độ mới.
Ông mà là kẻ hớt lẻo ư?
Philibéctô Phiorinannxi cảm thấy cái từ hớt lẻo ấy làm bẩn phẩm giá của mình. Thở rất dài, ông cởi áo khoác ngoài ra.
Thế ra một người lương thiện vạch mặt một tên vô lại, đã bao nhiêu năm lừa dối, lừa bịp mọi người mà chưa hề bị trừng phạt, lại là kẻ hớt lẻo ư?
Ông chải chiếc áo khoác ngoài rồi treo nó vào trong tủ mà hai tay vẫn run bần bật.
Ông đã hớt lẻo thằng cha lưu manh chúa trùm kia bao giờ và với ai kia chứ? Ông không hề mở miệng nói một lời về hắn với ai! Chưa lần nào!
Có chăng là ông chỉ nhìn chăm chú vào thằng cha Mêô Dépxa, một cái nhìn tỏ thái độ. Đúng thế. Lúc thằng cha Mêô Dépxa bẩn thỉu kia nhăn nhở đến gần ông, nhe răng và nháy mắt một cách trơ trẽ, định vỗ vai ông bằng hai bàn tay lông lá múp míp của nó, ông chỉ nheo mắt nhìn nó tỏ thái độ! Philibéctô Phiorinnanxi nghiêm khắc và thẳng thắn xưa nay bao giờ cũng lảng xa hắn. Cặp mắt nghiêm nghị và lạnh lùng, tái đi vì giận dữ rõ ràng như muốn nói: “Tao đã thấy hết và biết hết!”.
- Thằng lưu manh...thằng lưu manh... - Ông vẫn còn lẩm bẩm nhắc đi nhắc lại lúc đã cởi bộ vét chỉ còn chiếc sơmi trên người đang đi đi lại lại trong phòng, hai bàn tay run run đụng hết vật này đến vật kia.
Cuối cùng mệt bã người ông Philibéctô ngồi ghé xuống mép giường. Mắt ông ngạc nhiên chăm chú nhìn ngọn nến, đang cháy êm ả trên chiếc bàn nhỏ kê ở đầu giường, như thể giục chủ đi nằm.
Ông không còn nhớ chính mình đã thắp ngọn nến ấy.
Rút cuộc ông cũng cởi quần áo, lên giường, nhưng đêm hôm đó ông không sao chợp mắt được.
Đã có thời ông Philibéctô lầm tưởng rằng có thể giải thích rõ ràng mọi hiện tượng. Tóm lại đã có thời ông tưởng hiểu thấu được cơ cấu của thế giới.
Thế rồi ông bước dần, bước dần vào con đường đời. Không thể nói rằng lúc nào ông cũng tự tin. Không. Trong lòng ông lúc nào cũng tồn tại một nỗi sợ bị đòn giáng nào đó đột ngột và tàn nhẫn phá trụi chỉ trong giây phút cái thế đứng yên ổn mà ông đã mất bao công lao để tạo dựng nên.
Đã lâu lắm rồi, cái thời ông thích sôi nổi tranh luận trong các câu lạc bộ và tiệm giải khát. Cũng như trong việc giải quyết những sự việc quan trọng hơn, ông bao giờ cũng tỏ ra một mẫu mực về điềm đạm và công bằng. Hai phẩm chất mẫu mực ấy thể hiện cả trong dáng đi và cách thức ăn mặc của ông. Họa may Trời biết được, ông đã phải chịu đựng như thế nào khi vào những ngày hè nóng nực vẫn cài khuya đến tận cổ chiếc áo khoác ngoài. Đành rằng chiếc áo khoác của ông không còn mới nữa, nhưng mặc áo khoác vẫn làm cho con người ta có một vẻ chững chạc và nghiêm túc biết bao! Và ông Philibéctô Phiorinnanxi phải chịu vất vả bao nhiêu cố giữ cái đầu to đứng thẳng và kiêu hãnh trên cái cổ dài khẳng khiu! Nhưng khốn nỗi ông không thể làm cái phải giữ cho được dáng vẻ trịnh trọng và sâu sắc.
Ông muốn làm sao trong cặp mắt của ông, vốn trong như gương, luôn có một thái độ nhắc nhở hoặc trách nhẹ người khác khiến người ta hiểu được ông đang khuyên nhủ hay đang khen ngợi họ. Thật ra, do sợ cuộc sống thường ngày bẩn thỉu làm vẩn đục mặt gương, và một cái hích thô bạo có thể quẳng ông ra ngoài rìa, khiến ông không còn giúp đỡ được người khác, ông Philibéctô luôn tránh né. Nhưng toàn bộ dáng vẻ của ông lại luôn luôn chứng tỏ rằng ông sắp sửa xông vào cuộc, và tùy theo hoàn cảnh, nếu không phải là dàn hòa hai kẻ đang thù ghét nhau thì cũng đỡ cho người khác một đòn đánh nào đó.
Mỗi khi nhìn thấy ai quên không cài khuy áo vét hoặc để cà vạt lệch lạc trên cổ áo, những ngón tay của ông lại bắt đầu ngứa ngáy. Ông Philibéctô chỉ muốn trích trong số lương hưu trí của mình một khoản để trả cho bác thợ sơn để bác sơn lại tấm gỗ dán ở vách của hiệu tạp hóa đối diện với tiệm giải khát. Họ không chịu thay tấm gỗ khác đã đành, nhưng sơn mà họ cũng không chịu sơn lại.
Tối tối ông Philibéctô Phiorinnanxi trở về nhà, sau cuộc dạo chơi theo con đường dẫn ra tận cuối xóm, trong lòng đầy bực bội và chán nản. Bởi vì đã bao nhiêu tháng nay rồi, tòa Thị chính vẫn cứ để miếng kính ở chiếc đèn đường cuối cùng vỡ mà không chịu thay. Và như thể số phận của toàn vũ trụ thuộc vào cái miếng kính bị vỡ ấy, ông Philibéctô không thể nào thản nhiên được.
Nhìn thấy người nào hờ hững và lười biếng ông cảm thấy mình bị xúc phạm! Và dần dần ông cảm thấy hết sức đau lòng. Tuy nhiên để giữ được bình tĩnh và thái độ vững chãi coi vũ trụ là một thể hợp lý, ông dần dần tìm ra những lý do hiểu được để lý giải cho thái độ hờ hững và thiếu trách nhiệm kia. Rốt cuộc rồi ông cũng tìm được, nhưng phải tốn vào đấy biết bao công sức. Sau tất cả những lý giải kiểu ấy, suy nghĩ của ông đâm không còn dứt khoát nữa. Ông Philibéctô đôi khi lại phải củng cố quan niệm, vũ trụ về bản chất là được cấu tạo hợp lý.
Lạy Chúa, bây giờ ông đi đến chỗ lý giải và bênh vực cả tội ăn cắp nữa! Đúng, đúng! Có thể ăn cắp cũng được, nhưng phải có trí tuệ. Phải ăn cắp sao cho những người lương thiện dần dần tôn trọng kẻ cắp và thậm chí cảm phục nữa. Cứ như thế dần dần mọi người sẽ quan niệm rằng, thực ra kẻ cắp không có lỗi bằng kẻ ngu xuẩn không biết giữ cua để cho bị mất cắp.
Thế nhưng riêng trường hợp thằng cha Mêô Dépxa là ngoại lệ. Trong một thời gian rất ngắn, thằng cha lưu manh kia lại đi đến chỗ đòi mọi người phải coi trọng hắn một cách hoàn toàn không xứng đáng với hắn. Thái độ táo tợn của hắn thật là quá quắt. Hắn có kiểu cư xử suồng sã với cả những người, về dòng dõi, tuổi tác, học vấn ăn cướp cao hơn hắn rất nhiều. Đã thế cái người bị thằng cha Mêô Dépxa ăn cướp trắng trợn lại hoàn toàn không phải loại ngu xuẩn. Trái lại ấy chứ. Ở đấy Phóocni ai cũng biết hầu tước Gióocgi Đêcoócpi quản lý rất giỏi những đồn điền bát ngát của Ngài. Thậm chí năm nào học sinh các trường thương mại cũng được thầy giáo dẫn đến đây nghiên cứu tại chỗ cách thức quản lý và khai thác ruộng đất của Hầu tước.
Khoảng ba chục năm về trước, cụ thân sinh của Hầu tước bây giờ đã dám bỏ toàn bộ vốn liếng ra để tiến hành cải tạo vùng đất lầy ở Iếcbi. Cụ mất trước khi được nhìn thấy kết quả công việc của cụ. Con trai cụ bây giờ sống ngoài thành phố nhưng thường xuyên nhận được những khoản thu rất lớn do việc cải tạo đất đai đem lại. Đồn điền của Hầu tước bây giờ đã dám bỏ toàn bộ vốn liếng ra để tiến hành cải tạo trở thành vùng to nhất và phì nhiêu nhất của miền Nam nước Italia.
Thật ra, Hầu tước chưa hế đến thăm ruộng đất của Ngài lần nào, nhưng công lao xây dựng một hệ thống quản lý và kinh doanh kiểu mẫu là thuộc về Ngài. Toàn bộ đồn điền được chia ra thành mười khu vực. Mỗi khu vực có một người quản lý đứng đầu và chia ra thành mười khoảnh. Mêô Dépxa làm một trong số mười viên quản lý khu vực ấy. Tại sao cách quản lý đã hoàn chỉnh đến như thế mà Hầu tước không hề nhận thấy thằng cha Mêô Dépxa khốn nạn kia thường xuyên ăn cắp của Ngài? Trong khi tất cả mọi người xung quanh đều thấy rõ thói gian xảo của nó. Ngay bản thân hắn, do sự ngu xuẩn của loài thú vật đần độn, cũng không giấu giếm gì nhiều lắm.
Sáng hôm sau, khi ông Philibéctô ngủ dậy, trong tai ông vẫn ù ù mấy tiếng nhục nhã “đồ hớt lẻo”. Cuối cùng, nghiến răng lại và nắm chặt hai bàn tay, ông quyết định một điều dứt khoát phải hành động! Chúa chứng giám, ông sẽ chấm dứt cái thái độ tồi tệ và hỗn hào quá đáng kia của thằng cha.
Hớt lẻo ư? Ừ, thì cứ cho là ông hớt lẻo. Ông chấp nhận sự khiêu chiến. Ông sẽ viết một lá đơn tố giác theo đúng thể thức, trong đó ông kê ra tất cả những vụ ăn cắp mà tên khốn kiếp kia tiến hành trong năm nay.
Ông Philibéctô thảo lá đơn suốt mười ngày trời. Thảo xong, ông cài khuy chiếc áo khoác ngoài thật cẩn thận, kín lên đến tận cổ, cắp chiếc cặp vào nách, ngồi lên xe ngựa và hướng về phía nhà ga xe lửa. Đến đấy ông lên tàu ra thành phố.
Từ ga ông đến thẳng văn phòng của ngài Hầu tước Gióocgi Đêcácpi.
Bước vào bên trong tòa nhà ông cảm thấy một nỗi sảng khoái đến mức khi nghe nhân viên văn phòng cho biết gặp được Hầu tước rất kó, ông cũng không hề bực dọc, mà trái lại, ông còn tán thưởng những nguyên tắc ngặt nghèo, miệng luôn luôn mỉm cười, đầu liên tiếp gật, vui vẻ tuân thủ những nguyên tắc ấy.
Đây đúng là nơi ngự trị của trật tự. Văn phòng làm việc với sự chính xác đến từng giây, y hệt một bộ máy đồng hồ. Nhìn vào đâu cũng thấy ngăn nắp, mọi thứ đều bóng lộn. Nhưng người chạy giấy đếu mặc đồng phục, các cầu thang đều lát đá hoa cương. Đèn điện chiếu sáng mọi chỗ. Sàn nhà lát gỗ bóng đến mức có thể soi gương được. Những tấm thảm quý giá. Lò sưởi dùng hơi nóng. Và chỗ nào cũng treo biển: “Ban I”, “Ban II”, và cửa nào cũng đề ngoài là bộ phận gì làm việc bên trong.
Ngài Hầu tước chỉ tiếp khách vào những ngày và những giờ quy định, thứ tư và thứ bảy, từ mười đến mười một giờ. Muốn được yết kiến Ngài, phải đăng ký trước hai ngày tại văn phòng bằng đơn viết tay, khai vào bản khai đã in sẵn để tại chiếc bàn ngoài cũng tại phòng thứ hai trong văn phòng riêng của Ngài Hầu tước; tầng hai, ban I, hành lang thứ hai bên tay phải. Ai có việc cần gấp không thể đợi đến ngày quy định thì phải có đơn đến bộ phận “đặc biệt gấp” cũng trên tầng ba, cũng ban ấy nhưng vào cửa thứ ba trên hành lang đầu tiên về phía tay trái.
- Ồ, không, không cần...- Ông Philibéctô lắp bắp.
Những điều ông cần báo cho Ngài Hầu tước không đến nỗi gấp gáp, quan trọng gì lắm. Và ông muốn được trao văn kiện tận tay ngài.
- Ông từ Phóocni đến đây chỉ có một việc này phải không ạ? - người đứng đầu bộ phận chạy giấy hỏi.
- Thưa ông, vâng. Tôi từ Phóocni, và chỉ có mỗi việc này.
- Nhưng hôm nay mới là thứ năm.
- Không sao! Ngài Hầu tước đã có quy tắc như vậy tôi xin chờ cho đến thứ bảy.
Thế là người phụ trách bộ phận chạy giấy bảo một cậu bé đưa thư, cũng mặc đồng phục kiểu gia nhân các nhà quan lại.
- Chú chạy lên gác đem bản mẫu in sẵn xuống đây.
Nhưng ông Philibéctô Phiorinnanxi nhất định không chịu:
- Ồ không, xin lỗi, nhưng không cần phải làm thế? Để tôi tự lên lấy cũng được.
Thế là ông leo lên tầng ba, ngồi xuống điền chữ vào mẫu bản in sẵn đặt trên chiếc bàn ngoài cùng ở phòng thứ hai của văn phòng riêng Ngài Hầu tước, ban I, hành lang thứ hai bên tay phải.
Hai ngày ấy, ông Philibéctô Phiorinnaxi khai thác đến cùng mọi trình độ, năng lực của mình để chuẩn bị cho cuộc tiếp kiến Ngài Hầu tước mà ông coi là một thử thách lớn lao. Thoạt tiên nói lời mào đầu, tất nhiên phải thật ngắn gọn bở vì Ngài Hầu tước đâu có thời giờ nghe những suy luận trừu tượng. Nhưng Philibéctô lại phải giải thích cho rành mạch nguyên nhân và những động cơ thúc đẩy ông viết bản tốc giác này. Sau đấy ông sẽ trình bày từng điểm một, từng sự việc một. Ông Philibéctô Phiorinnanxi rất sung sướng được truyền đạt một cách vô tư tất cả những tin tức mà ông thu lượm được về thằng cha vô lại kia. Hắn dám cứng đầu cứng cổ bất chấp hệ thống pháp luật hiện hành, hệ thống được quy định một cách tuyệt vời.
Sáng thứ bảy, trước giờ quy định mười phút, ông Philibéctô đã ngồi trong phòng đợi. Tên ông đứng đầu danh sách và đồng hồ gõ chưa xong mười tiếng, ông đã được mời vào gặp Ngài Hầu tước.
Hầu tước Gióocgi Đêcácpi bé nhỏ, còm rom đến thảm hại. Bộ complê sang trọng trên người càng làm bộ mặt Ngài lộ vẻ cằn cội, thô thiển y như bộ mặt một bác nông dân cục mịch. Ngài ngồi trong chiếc ghế bành cổ kính đằng sau bàn giấy. Lưng chiếc ghế nhô lên khỏi đầu Ngài cả một khoảng rộng. Khách cúi rạp đầu chào, nhưng chủ chỉ khẽ gật đầu đáp lại, đồng thời giơ tay mời khách ngồi. Sau đó Ngài chống khuỷu tay vào tay vịn, bàn tay đỡ trán.
- Ông ạ, những thứ này tại sao lại bắt ta phải quan tâm kia chứ? - Ngài thở dài.
Con mắt bằng thủy tinh bất động và mang vẻ đe dọa đằng sau mắt kính một với chiếc gọng bằng xương không hề liên quan gì đến cái thở dài mệt mỏi kia.
- Những chuyện như thế này, - Ngài nói tiếp,- vượt ra ngoài thẩm quyền của ta!
- Vượt ra ngoài ạ?
- Chứ còn gì nữa? Ta cần theo dõi những hành vi của Dépxa với tư cách là người quản lý một khu vực. Vệ mặt ấy anh ta làm tròn bổn phận một cách xuất sắc. Còn đạo đức anh ta ra sao thì ta không cần quan tâm. Thậm chí ta còn có thể nói rằng, chính việc Dépxa tư cách bẩn thỉu, tham tiền lại có lợi cho ta nữa. Ông hãy nghe ta giải thích. Những người quản lý các khu vực khác thường chỉ bằng lòng với lương lậu của họ, không hề tính đến chuyện khai thác thêm ở đất đai để kiếm chác. Kết quả là không người quản lý khu vực nào nộp cho ta nhiều lợi tức như Mêô Dépxa.
- Nhưng nếu vậy thì... - Ông Philibéctô lúng búng hỏi lại.
- Thì sao chứ gì? - Ngài Hầu tước bắt lời, đứng dậy ý muốn bảo khách rằng cuộc tiếp kiến đã kết thúc- Ta cám ơn ông đã quan tâm đến quyền lợi của ta. Nhưng dù sao... ôi... lạy Chúa...lẽ ra ông phải đoán ra được rằng, với cách khai thác như của ta, ta thừa sức biết được tất cả những chuyện ấy. Thậm chí ta còn biết nhiều chuyện hơn ông, ông đã thấy rồi đấy thôi. Nhưng tuy thế ta vẫn cảm ơn ông. Xin chào ông.
Ông Philibéctô ra khỏi phòng tiếp của Ngài Hầu tước mà trong lòng vẫn bàng hoàng. Tâm trạng ông rối tung nếu không nói là ông đã phát điên.
- Nhưng nếu vậy thì....
Cái kết quả cụ thể của cuộc yết kiến, chiếc khuy áo khoác ngoài, ông vẫn còn cầm trong tay. Trong khi nghe ở miệng ngài Hầu tước những điều khó hiểu đến như thế, tay ông xoay mãi chiếc khuy ấy, khiến cuối cùng nó dứt ra và nằm gọn trong bàn tay ông.
Nhưng bây giờ thì cần gì đến cái khuy này nữa?
Từ nay ông hoàn toàn có thể đi ngoài phố vẫn mặc chiếc áo khoác không cài khuy, thậm chí mặc lộn trái và đội chiếc mũ xoay ngược đằng sau ra đằng trước.
Toàn thế giới đột nhiên lộn ngược trong quan niệm của ông Philibéctô Phiorinnanxi và mãi mãi nó vẫn giữ cái thế đảo ngược ấy.
Anh Chồng Của Vợ Tôi Anh Chồng Của Vợ Tôi - Luigi Pirandello Anh Chồng Của Vợ Tôi